CHƯƠNG IX
Vy về lại căn nhà cũ ở Giồng Ông Tố, với mẹ. Đời sống tiếp tục như dòng
nước. Không có gì bắt đầu. Không có gì kết thúc. Buổi sáng nhìn mặt trời
lên, lấp lánh trên ngọn cây xoài, cây vú sữa. Buổi tối nhìn đêm trải
dài khắp cả khu vườn. Đi học qua phà Thủ Thiêm, vào thành phố, rồi trở
về nhà sau buổi học. Không cần sắp xếp lại gì nữa. Đời sống đã gọn gàng
như thế. Một đứa con gái – một đứa bé chưa dứt ly sữa – đã cảm thấy
không cần gì hơn thế.
Nhưng trưa nay, sau bữa cơm, vú Sáu lén đưa cho Vy một bức thư, nói rằng của chị bếp đem đến lúc sáng. Bảo là một bức thư thì không đúng – một mảnh giấy thì đúng hơn. Một mảnh giấy lịch gấp làm tư, bên trong có nét chữ của Thoại. Chỉ vỏn vẹn có mấy câu: “Chúng anh đã đến nơi. Nhớ Vy. Thương Vy. Sẽ không còn thấy lại”. Ai đã mang đến nhà anh Vĩnh mảnh giấy này? Vân Cơ? Hay một người bạn nào của Thoại? Sẽ không còn thấy lại… Đúng rồi! Chúng ta đã không thấy lại nhau từ ngày hôm đó, sau hai tiếng “vĩnh biệt” của Thoại, sau ánh mắt huyền hoặc vô vàn đó, hay sau lúc Thoại quay lưng đi vội vã khỏi cổng nhà? Vĩnh biệt! Sẽ không còn thấy lại! Vy nghe lòng mình chùng xuống. Vy cảm thấy thương mình hơn bao giờ.
Vú Sáu già nua, đợi Vy đọc xong tờ giấy, run run hỏi:
- Cô Vy! Giấy nói gì vậy?
Vy nhìn lại, ngơ ngác. Vú Sáu hỏi giống như chị bếp đã hỏi Vy mỗi lần chị muốn biết chuyện riêng của Vy. Nhưng Vy bật cười, tự nghĩ vú Sáu đã quá già, gần đất xa trời, chứ đâu còn phải là một cô gái quá tuổi mộng mơ như chị bếp. Nên Vy kéo vú Sáu ngồi xuống bên mình, trên thềm nhà, nói đùa:
- Giấy gửi cho vú Sáu.
Rồi Vy cười ngặt nghẽo. Vy muốn cười cho quên Thoại, cho quên những lời trong thư… Sẽ không còn thấy lại… Nhớ Vy… Thương Vy…
Nhưng vú Sáu đang hấp háy đôi mắt đã sắp lòa, giọng như thật:
- Thế à? Nói gì? Nói gì? Cô đọc cho vú nghe đi!
Vy mở mảnh giấy ra, đọc:
- Vú nghe nhé! Anh vẫn bình yên. Nhớ mình. Thương mình.
Rồi Vy cười muốn chảy nước mắt. Vú Sáu bỗng dưng nắm chặt cánh tay Vy, hỏi dồn:
- Vy! Vy! Cô không giỡn chứ? Cô không gạt vú chứ?
Vy ngơ ngẩn:
- Vú nói gì vậy? Thư của con, mà vú cũng tin là của vú? Vú già rồi, ai mà gửi cho vú?
Vú Sáu buông tay Vy ra, thẫn thờ. Đôi mắt già chớp nhanh, hai màng trắng mịt mờ như muốn kéo phủ đôi tròng. Vú Sáu lắc đầu:
- Vú lẩm cẩm rồi, cô Vy. Vú hay “nói liệu” nữa, đừng có nói đùa với vú. Tại sao cô Vy đùa những lời thư… giống như thật vậy, vú cứ tưởng là…
- Tưởng là lá thư ngày xưa “ai đó” đã gửi cho vú phải không?
- Tầm bậy nào! Vú có chồng con gì đâu mà thư với từ. Thư bảo gửi cho vú, là bởi mẹ cô đi làm cả ngày, chứ viết là viết cho mẹ cô và các anh chị cô đó chứ.
- Vú nói gì?
Vú Sáu hấp háy đôi mắt, run run đôi môi khô héo. Vy tưởng con người kiệt quệ này chỉ sống để chờ ngày xuống mộ, không ngờ rằng hôm nay đang gom góp ký ức để kể lại bằng giọng bồi hồi:
- Mỗi lần ba cô viết thư về, phải dặn là đưa cho vú Sáu, tại vì mẹ cô gánh hàng đi cả ngày. Vú nhớ… vú không biết chữ, nên chờ mẹ cô về, bà đọc cho cả nhà nghe. Lời lẽ cũng giống như lời cô nói đùa với vú ban nãy. Tội nghiệp! Ông ấy lúc nào cũng bảo: “Anh vẫn bình yên, nhớ mình, thương mình. Ráng nuôi con.”
Vú Sáu cúi xuống vén tay áo lau giọt lệ khô khan nhỏ trên má hóp. Vy ngơ ngác:
- Con chẳng hiểu gì cả, vú Sáu ơi!
- Cô Vy mà hiểu gì, vì cái ngày mà bà báo tin cho vú: “vú Sáu ơi, tôi đã có mang rồi” là ngày ông bị đày ra đảo. Còn cái ngày mà bà sanh cô ra thì…
- Thì sao hả vú?
- Thì người ta báo tin là ông đã mắc bệnh thương hàn mà chết ngoài đảo rồi.
Vú Sáu nức lên khóc. Giọng người già khóc nghe lạnh lẽo như tiếng than vọng lên từ một vực thẳm, hay giống như tiếng gió loạn đập vào vách núi, âm vang rền rỉ. Vy lạnh hết cả mình, giương đôi mắt cứng như đá nhìn vú Sáu, lạ lùng.
Vú Sáu khóc chán, tỉ tê:
- Bà không bao giờ kể cho cô nghe là phải. Vì mỗi lần nhắc lại, bà với vú ôm nhau mà khóc, tưởng có thể chết được theo ông.
Vy ôm lấy bàn tay của vú Sáu, ấp lên mặt mình năm ngón tay xương xẩu đã quen thuộc từng cái son, từng cái bát, từng cọng chiếu, từng xác lá của nhà mình suốt cả đời. Vy nói như nói với mẹ:
- Con hiểu rồi!
- Có gì đâu mà không hiểu, phải không cô Vy? Lạy Trời! Chuyện mười mấy năm qua rồi mà vú cứ tưởng như còn trước mắt. Cô được bao nhiêu tuổi là ngày giỗ ông được bao nhiêu lần. Cái căn nhà này, cũng như vú, từng chứng kiến trăm chuyện đau buồn. Bà cực khổ từ ngày ông bị bắt, buôn bán tảo tần, làm thuê làm mướn, thế mà cũng nuôi được các cô các cậu thành ông này bà nọ. Bây giờ thấy hơi thư thả rồi, thì phải chịu một đại nạn. Trời ơi! Già đến bấy nhiêu tuổi… mà cay nghiệt … vẫn… không tha…
Vy nhắm nghiền mắt lại. Giọng vú Sáu kể lể nghe như mưa đổ. Mưa đã đổ xuống đời người. Cay nghiệt vẫn không tha. Vy mở mắt. Mưa vẫn sụt sùi bên tai. Nhưng dưới bóng cây trong vườn, nắng nhảy nhót xung quanh. Vy thở dài, nói với vú Sáu:
- Thôi, vú Sáu vào nghỉ đi. Trưa hanh nắng, vú ngồi đây đau đầu lắm.
Vú Sáu lau nước mắt, lần mò đi vào trong.
Vy đứng dậy, bước xuống thềm nhà. Trong vườn, bỗng nghe có tiếng chim. Lời chim hót như mừng có người trở lại. Ta đã có lúc muốn rời xa nơi này. Buổi chiều, gió mát, dòng sông, tiếng võng đưa… những thứ đó có làm ta ủy mị? Không biết! Đầu óc ta khô cạn ý nghĩ. Ta phải mắc võng lên, giữa hai thân cây xoài và vú sữa này, nằm lên đó, họa may mới nhận ra rằng ta đã khác ta chưa.
Vy giăng võng giữa hai thân cây to lớn, toan nằm lên, chợt nhìn thấy trong góc vườn, trên đống vật dụng phế thải, một vật gì là lạ. Hôm đưa mẹ về lại căn nhà đầy kỷ niệm mà mẹ quyết không rời, anh Vĩnh, anh Đặng và chị Loan đã dọn dẹp căn nhà, sửa soạn lại tất cả cho mẹ, và những vật dụng cũ được dồn đống ra đây. Vy bước tới, cầm vật lạ lên tay. Không còn là vật lạ nữa, mà là một dấu tích quen thuộc của mẹ, của Vy, của anh Vĩnh, anh Đặng, anh Thiều, của chị Hà, chị Loan: “cái lung tung”! Giống như một cái trống nhỏ, bằng cái bát, hai mặt trống làm bằng da, có tay cầm bằng gỗ, bên hông buộc một sợi dây – đầu dây gắn một cục chì. Những người thợ nhuộm thường mang theo để lắc thay cho tiếng rao của mình – “lung tung… lung tung… lung tung”…
Kỷ niệm vùn vụt trở về, ngùn ngụt cháy như lửa đỏ, rào rạt như nước lũ, đau đớn như vết dao cắt. “Cái lung tung”, vết tích của một quá khứ bi hài của mẹ, của anh em Vy đây mà! Vy phủi những tơ nhện bụi bặm chung quanh, nhìn thật kỹ vào đó. Nước mắt chỉ đợi bây giờ rơi xuống mặt da, nghe như trống đánh bãi bàng – Lung tung… lung tung… lung tung…. Đời mẹ bi hài đến thế! Oan nghiệt đến già vẫn không tha. Hãy để cho mẹ sống với anh em ta vài năm nữa. Bằng không, mẹ sẽ chết mất. Thế mà, có một điều bi hài hơn nữa, khủng khiếp hơn cả sự cắt bỏ cánh tay ung thối của mẹ nữa. Đó là việc một đứa con gái – một đứa bé chưa dứt ly sữa – muốn bỏ mẹ mà đi! Đúng như lời của Thiều, ngay sáng hôm đó bước chân ra khỏi thềm bệnh viện, Thiều nói với em nhưng như nói với chính mình: “Cái cánh tay ung thối của mẹ, cắt bỏ đi là hết. Nhưng cái ung nhọt trong mỗi anh em mình, trong mỗi đứa con của mẹ, biết bao giờ mới hết?”
Anh Thiều ơi! Em đã thấy rồi! Em đã hiểu anh rồi! Càng hiểu, càng thương anh hơn nữa. Đứa con nào, dù nên dù hư, dù đói khổ hay sung sướng, cũng có một góc trong tâm hồn dành để yêu thương cha mẹ của nó. Xa Thoại, Vy tưởng Vy sẽ chết. Nhưng không. Chỉ có sự mất mát cánh tay của mẹ, chỉ có sự ung thối trong tâm hồn mới làm cho Vy đau nhức suốt cả đời. Đây này, “cái lung tung”! Nó làm cho Vy thấm thía lời nói của Thiều trước khi ra lại vùng hành quân: “Vy hãy nhớ nhé, ngày xưa ba làm cách mạng, ba đã đánh đổi một đời, đánh đổi lấy tự do, dân chủ cho dân tộc. Còn một đứa bé con như Vy, theo thiên hạ làm chính trị, chỉ để lót đường”.
Hai mắt Vy đã khô lệ. Vy nằm lên chiếc võng. Nghe thương tiếng võng đưa kẽo kẹt như thương ba, thương mẹ, thương anh chị mình, như thương chính những ngày thơ ấu của mình. Vy nhắm mắt lại. Kẽo kẹt… Kẽo kẹt…
Buổi chiều, gió mát, dòng sông, tiếng võng đưa! Nó làm nước mắt ta muốn rơi, làm nỗi sầu ta muốn rụng. Ta đã về nằm dưới cây xoài, dưới cây vú sữa, trong khu vườn đầy tiếng chim kêu, đầy những kỷ niệm.
Nắng đổ xung quanh. Có lúc ta đi tìm hạnh phúc, tưởng ở trên ngọn lá, giờ mới biết ở ngay dưới tàn cây.
Chừng mở mắt ra, Vy đã thấy mẹ đứng ở đầu võng, đưa nhè nhẹ.
Nhưng trưa nay, sau bữa cơm, vú Sáu lén đưa cho Vy một bức thư, nói rằng của chị bếp đem đến lúc sáng. Bảo là một bức thư thì không đúng – một mảnh giấy thì đúng hơn. Một mảnh giấy lịch gấp làm tư, bên trong có nét chữ của Thoại. Chỉ vỏn vẹn có mấy câu: “Chúng anh đã đến nơi. Nhớ Vy. Thương Vy. Sẽ không còn thấy lại”. Ai đã mang đến nhà anh Vĩnh mảnh giấy này? Vân Cơ? Hay một người bạn nào của Thoại? Sẽ không còn thấy lại… Đúng rồi! Chúng ta đã không thấy lại nhau từ ngày hôm đó, sau hai tiếng “vĩnh biệt” của Thoại, sau ánh mắt huyền hoặc vô vàn đó, hay sau lúc Thoại quay lưng đi vội vã khỏi cổng nhà? Vĩnh biệt! Sẽ không còn thấy lại! Vy nghe lòng mình chùng xuống. Vy cảm thấy thương mình hơn bao giờ.
Vú Sáu già nua, đợi Vy đọc xong tờ giấy, run run hỏi:
- Cô Vy! Giấy nói gì vậy?
Vy nhìn lại, ngơ ngác. Vú Sáu hỏi giống như chị bếp đã hỏi Vy mỗi lần chị muốn biết chuyện riêng của Vy. Nhưng Vy bật cười, tự nghĩ vú Sáu đã quá già, gần đất xa trời, chứ đâu còn phải là một cô gái quá tuổi mộng mơ như chị bếp. Nên Vy kéo vú Sáu ngồi xuống bên mình, trên thềm nhà, nói đùa:
- Giấy gửi cho vú Sáu.
Rồi Vy cười ngặt nghẽo. Vy muốn cười cho quên Thoại, cho quên những lời trong thư… Sẽ không còn thấy lại… Nhớ Vy… Thương Vy…
Nhưng vú Sáu đang hấp háy đôi mắt đã sắp lòa, giọng như thật:
- Thế à? Nói gì? Nói gì? Cô đọc cho vú nghe đi!
Vy mở mảnh giấy ra, đọc:
- Vú nghe nhé! Anh vẫn bình yên. Nhớ mình. Thương mình.
Rồi Vy cười muốn chảy nước mắt. Vú Sáu bỗng dưng nắm chặt cánh tay Vy, hỏi dồn:
- Vy! Vy! Cô không giỡn chứ? Cô không gạt vú chứ?
Vy ngơ ngẩn:
- Vú nói gì vậy? Thư của con, mà vú cũng tin là của vú? Vú già rồi, ai mà gửi cho vú?
Vú Sáu buông tay Vy ra, thẫn thờ. Đôi mắt già chớp nhanh, hai màng trắng mịt mờ như muốn kéo phủ đôi tròng. Vú Sáu lắc đầu:
- Vú lẩm cẩm rồi, cô Vy. Vú hay “nói liệu” nữa, đừng có nói đùa với vú. Tại sao cô Vy đùa những lời thư… giống như thật vậy, vú cứ tưởng là…
- Tưởng là lá thư ngày xưa “ai đó” đã gửi cho vú phải không?
- Tầm bậy nào! Vú có chồng con gì đâu mà thư với từ. Thư bảo gửi cho vú, là bởi mẹ cô đi làm cả ngày, chứ viết là viết cho mẹ cô và các anh chị cô đó chứ.
- Vú nói gì?
Vú Sáu hấp háy đôi mắt, run run đôi môi khô héo. Vy tưởng con người kiệt quệ này chỉ sống để chờ ngày xuống mộ, không ngờ rằng hôm nay đang gom góp ký ức để kể lại bằng giọng bồi hồi:
- Mỗi lần ba cô viết thư về, phải dặn là đưa cho vú Sáu, tại vì mẹ cô gánh hàng đi cả ngày. Vú nhớ… vú không biết chữ, nên chờ mẹ cô về, bà đọc cho cả nhà nghe. Lời lẽ cũng giống như lời cô nói đùa với vú ban nãy. Tội nghiệp! Ông ấy lúc nào cũng bảo: “Anh vẫn bình yên, nhớ mình, thương mình. Ráng nuôi con.”
Vú Sáu cúi xuống vén tay áo lau giọt lệ khô khan nhỏ trên má hóp. Vy ngơ ngác:
- Con chẳng hiểu gì cả, vú Sáu ơi!
- Cô Vy mà hiểu gì, vì cái ngày mà bà báo tin cho vú: “vú Sáu ơi, tôi đã có mang rồi” là ngày ông bị đày ra đảo. Còn cái ngày mà bà sanh cô ra thì…
- Thì sao hả vú?
- Thì người ta báo tin là ông đã mắc bệnh thương hàn mà chết ngoài đảo rồi.
Vú Sáu nức lên khóc. Giọng người già khóc nghe lạnh lẽo như tiếng than vọng lên từ một vực thẳm, hay giống như tiếng gió loạn đập vào vách núi, âm vang rền rỉ. Vy lạnh hết cả mình, giương đôi mắt cứng như đá nhìn vú Sáu, lạ lùng.
Vú Sáu khóc chán, tỉ tê:
- Bà không bao giờ kể cho cô nghe là phải. Vì mỗi lần nhắc lại, bà với vú ôm nhau mà khóc, tưởng có thể chết được theo ông.
Vy ôm lấy bàn tay của vú Sáu, ấp lên mặt mình năm ngón tay xương xẩu đã quen thuộc từng cái son, từng cái bát, từng cọng chiếu, từng xác lá của nhà mình suốt cả đời. Vy nói như nói với mẹ:
- Con hiểu rồi!
- Có gì đâu mà không hiểu, phải không cô Vy? Lạy Trời! Chuyện mười mấy năm qua rồi mà vú cứ tưởng như còn trước mắt. Cô được bao nhiêu tuổi là ngày giỗ ông được bao nhiêu lần. Cái căn nhà này, cũng như vú, từng chứng kiến trăm chuyện đau buồn. Bà cực khổ từ ngày ông bị bắt, buôn bán tảo tần, làm thuê làm mướn, thế mà cũng nuôi được các cô các cậu thành ông này bà nọ. Bây giờ thấy hơi thư thả rồi, thì phải chịu một đại nạn. Trời ơi! Già đến bấy nhiêu tuổi… mà cay nghiệt … vẫn… không tha…
Vy nhắm nghiền mắt lại. Giọng vú Sáu kể lể nghe như mưa đổ. Mưa đã đổ xuống đời người. Cay nghiệt vẫn không tha. Vy mở mắt. Mưa vẫn sụt sùi bên tai. Nhưng dưới bóng cây trong vườn, nắng nhảy nhót xung quanh. Vy thở dài, nói với vú Sáu:
- Thôi, vú Sáu vào nghỉ đi. Trưa hanh nắng, vú ngồi đây đau đầu lắm.
Vú Sáu lau nước mắt, lần mò đi vào trong.
Vy đứng dậy, bước xuống thềm nhà. Trong vườn, bỗng nghe có tiếng chim. Lời chim hót như mừng có người trở lại. Ta đã có lúc muốn rời xa nơi này. Buổi chiều, gió mát, dòng sông, tiếng võng đưa… những thứ đó có làm ta ủy mị? Không biết! Đầu óc ta khô cạn ý nghĩ. Ta phải mắc võng lên, giữa hai thân cây xoài và vú sữa này, nằm lên đó, họa may mới nhận ra rằng ta đã khác ta chưa.
Vy giăng võng giữa hai thân cây to lớn, toan nằm lên, chợt nhìn thấy trong góc vườn, trên đống vật dụng phế thải, một vật gì là lạ. Hôm đưa mẹ về lại căn nhà đầy kỷ niệm mà mẹ quyết không rời, anh Vĩnh, anh Đặng và chị Loan đã dọn dẹp căn nhà, sửa soạn lại tất cả cho mẹ, và những vật dụng cũ được dồn đống ra đây. Vy bước tới, cầm vật lạ lên tay. Không còn là vật lạ nữa, mà là một dấu tích quen thuộc của mẹ, của Vy, của anh Vĩnh, anh Đặng, anh Thiều, của chị Hà, chị Loan: “cái lung tung”! Giống như một cái trống nhỏ, bằng cái bát, hai mặt trống làm bằng da, có tay cầm bằng gỗ, bên hông buộc một sợi dây – đầu dây gắn một cục chì. Những người thợ nhuộm thường mang theo để lắc thay cho tiếng rao của mình – “lung tung… lung tung… lung tung”…
Kỷ niệm vùn vụt trở về, ngùn ngụt cháy như lửa đỏ, rào rạt như nước lũ, đau đớn như vết dao cắt. “Cái lung tung”, vết tích của một quá khứ bi hài của mẹ, của anh em Vy đây mà! Vy phủi những tơ nhện bụi bặm chung quanh, nhìn thật kỹ vào đó. Nước mắt chỉ đợi bây giờ rơi xuống mặt da, nghe như trống đánh bãi bàng – Lung tung… lung tung… lung tung…. Đời mẹ bi hài đến thế! Oan nghiệt đến già vẫn không tha. Hãy để cho mẹ sống với anh em ta vài năm nữa. Bằng không, mẹ sẽ chết mất. Thế mà, có một điều bi hài hơn nữa, khủng khiếp hơn cả sự cắt bỏ cánh tay ung thối của mẹ nữa. Đó là việc một đứa con gái – một đứa bé chưa dứt ly sữa – muốn bỏ mẹ mà đi! Đúng như lời của Thiều, ngay sáng hôm đó bước chân ra khỏi thềm bệnh viện, Thiều nói với em nhưng như nói với chính mình: “Cái cánh tay ung thối của mẹ, cắt bỏ đi là hết. Nhưng cái ung nhọt trong mỗi anh em mình, trong mỗi đứa con của mẹ, biết bao giờ mới hết?”
Anh Thiều ơi! Em đã thấy rồi! Em đã hiểu anh rồi! Càng hiểu, càng thương anh hơn nữa. Đứa con nào, dù nên dù hư, dù đói khổ hay sung sướng, cũng có một góc trong tâm hồn dành để yêu thương cha mẹ của nó. Xa Thoại, Vy tưởng Vy sẽ chết. Nhưng không. Chỉ có sự mất mát cánh tay của mẹ, chỉ có sự ung thối trong tâm hồn mới làm cho Vy đau nhức suốt cả đời. Đây này, “cái lung tung”! Nó làm cho Vy thấm thía lời nói của Thiều trước khi ra lại vùng hành quân: “Vy hãy nhớ nhé, ngày xưa ba làm cách mạng, ba đã đánh đổi một đời, đánh đổi lấy tự do, dân chủ cho dân tộc. Còn một đứa bé con như Vy, theo thiên hạ làm chính trị, chỉ để lót đường”.
Hai mắt Vy đã khô lệ. Vy nằm lên chiếc võng. Nghe thương tiếng võng đưa kẽo kẹt như thương ba, thương mẹ, thương anh chị mình, như thương chính những ngày thơ ấu của mình. Vy nhắm mắt lại. Kẽo kẹt… Kẽo kẹt…
Buổi chiều, gió mát, dòng sông, tiếng võng đưa! Nó làm nước mắt ta muốn rơi, làm nỗi sầu ta muốn rụng. Ta đã về nằm dưới cây xoài, dưới cây vú sữa, trong khu vườn đầy tiếng chim kêu, đầy những kỷ niệm.
Nắng đổ xung quanh. Có lúc ta đi tìm hạnh phúc, tưởng ở trên ngọn lá, giờ mới biết ở ngay dưới tàn cây.
Chừng mở mắt ra, Vy đã thấy mẹ đứng ở đầu võng, đưa nhè nhẹ.
Mùa Vu Lan 1974
Tân Định, Sài Gòn
CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH
Tân Định, Sài Gòn
CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH