Từ
khi bắt đầu làm quen với thế giới học trò cũng là lúc tôi mất đi một
tình yêu đằm thắm nhất, một hơi thở ấm cúng của người cha. Không phải
cha tôi chán cảnh trần gian mà về bên kia thế giới, thật ra tôi vẫn còn
đầy đủ cả cha lẫn mẹ nhưng tôi đã mất đi bóng râm che chở của cây thương
yêu, mất đi một cái gì thật bao la huyền diệu khó tả vô cùng.
Những lúc bị bạn bè bắt nạt, tôi thường hỏi mẹ như muốn nhờ mẹ tìm hộ cho tôi bóng cây thương yêu của người cha khả kính :
- Sao ba đi đâu lâu rồi mà không thấy về hả mẹ ?
Mẹ đưa mắt dõi theo phương trời xa xăm, buồn buồn đáp lời đứa con thơ :
- Ba con bận đi Sài Gòn buôn bán con ạ.
- Chừng nào ba mới về.
- Vài năm nữa ba về.
- Sao ba thằng Tuấn cũng đi Sài Gòn buôn bán, mà đi có vài ngày rồi về hả mẹ ?
- Ba thằng Tuấn buôn bán thứ khác... Còn ba con buôn bán thứ khác mà. Chừng nào có nhiều tiền ba mới về dẫn mẹ con mình vô.
- Con không muốn vô trong ấy đâu. Con muốn ở ngoài này đi học với thằng Tuấn, con Nhung cơ.
Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu ba tôi làm gì mà lâu thế. Tôi không tin lời mẹ là ba tôi bận buôn bán nên không về. Ít nhất, Tết đến, ba cũng phải về thăm nội với mẹ con tôi chứ. Đằng này, Tết đến ba cũng chẳng hề về thăm. Ba không gởi cho tôi một lá thư nào cả. Dẫu sao tôi cũng biết đọc biết viết từ mấy tháng nay rồi. Vì những lời đàm tiếu của hàng xóm láng giềng, tôi đã nghĩ rằng có lẽ ba tôi đã bỏ rơi mẹ con tôi và say mê một người đàn bà nào khác chăng. Tôi đem ý nghĩ ấy nói với mẹ. Những tưởng mẹ sẽ thù ghét người chồng bạc bẽo ấy, nhưng không ngờ mẹ lại mắng tôi :
- Con đừng nghĩ bậy. Ba biết được ba sẽ buồn ghê lắm.
Tôi vờ giận dỗi :
- Con không yêu ba nữa đâu.
- Sao vậy ?
- Ai bảo ba không về với con. Chắc ba không yêu mẹ con mình nữa hả mẹ ?
Mẹ tôi bào chữa :
- Ba yêu mẹ con mình lắm chứ. Nhưng ba bận buôn bán làm sao về với các con được.
Rồi mẹ tìm cách vỗ về âu yếm tôi. Mẹ không muốn đầu óc thơ ngây bé bỏng của tôi chứa toàn những ý nghĩ đen tối về một người cha bất hạnh. Mẹ muốn tâm hồn tôi là một khu vườn trồng những đóa hoa thương yêu, là một mẩu đất mầu mỡ vun xới tình yêu đó. Ánh mắt của tôi phóng ra những tia nhìn trong suốt, nguyên trinh. Vành môi của tôi phải kết những trái cây ngọt dịu, chứ không phải là những lời hằn học cay đắng. Vì thế, mẹ thường kể cho tôi nghe những kỷ niệm của ba và mẹ. Tôi thích được cùng mẹ trở về vùng quá khứ xa xăm. Những ngày tháng trôi nhanh trên bãi biển Sông Cầu, gần nhà nội tôi khi cha mẹ tôi còn trẻ đã gây cho tôi một nỗi luyến tiếc nhớ thương. Những năm buôn bán lỗ lã ở Bồng Sơn của cha mẹ tôi, mang đến cho tôi một nỗi buồn rười rượi. Tôi tưởng tượng một cách mơ hồ về Nha Trang, Đà Lạt, nơi mà ba mẹ tôi đã dừng lại để đánh rơi một vài kỷ niệm. Những ngày tháng ấy, tôi chưa mở mắt chào đời hoặc nếu có thì cũng còn bé lắm, chưa thể ý niệm về những điều gì rõ ràng chắc chắn.
Còn Sông Cầu, nơi quê hương ba tôi, làm sao tôi quên được. Tết nào mẹ cũng dẫn chị em tôi về thăm nội. Có lẽ những lần về quê như thế, mẹ đã cố vun xới trong khối óc thơ ngây của tôi những ý nghĩ tốt đẹp về quê hương của mình. Hồi ấy, tôi chưa biết yêu thương đất nước thật sự nhưng có lẽ lòng tôi đã nhú lên những mầm non của cây thương yêu. Tôi thấy thích thú lạ lùng khi thả ánh mắt chạy dài theo bãi cát trắng nhấp nháy tia sáng buổi chiều mùa xuân trong suốt tựa pha lê. Phía xa kia, trên làn nước xanh thẳm nổi bật lên một "hòn núi con" trông thật ngoạn mục. Cạnh đấy là một dấu vết do chiến tranh để lại trong trận đệ nhị thế chiến : chiếc tàu cháy. Theo lời nội tôi kể lại, hình như đó là chiếc tàu của thực dân Pháp, bị Nhật đánh chìm gần hết chỉ còn một phần rất nhỏ với chiếc ống khói đứng bơ vơ buồn bã như nuối tiếc một khoảng đời oanh liệt lẫy lừng trong cái quá khứ ngắn ngủi nhỏ bé.
Trí nhớ của tôi quá nghèo nàn, khó mà nhốt hết được tất cả khung cảnh, sắc thái quê hương.
Vả lại, mỗi năm mẹ con chúng tôi chỉ về thăm nội nhiều nhất là hai lần nên những khúc phim quá khứ thường dễ phai nhòa, lệch lạc. Xong những ngày thú vị ấy, chúng tôi nhốt cuộc đời của mình vào miền tỉnh lỵ Tuy Hòa, nơi có dòng sông Đà chảy quanh triền núi Nhạn. Phía bên kia sông là Ngọc Lãng.
Hằng ngày mẹ tôi phải qua dòng sông ấy, mua rau cải về bán ở chợ Tuy Hòa để nuôi anh em chúng tôi (tôi và bé Phượng) ăn học. Còn chị tôi, năm nay tóc chị hãy còn xanh, môi chị hãy còn hồng, chưa học hết bậc tiểu học đã phải cắt ngang việc bút nghiên thay thế mẹ tôi lo việc "tề gia nội trợ".
Tôi và bé Phượng ôm mớ tuổi thơ ngây, rụt rè bước dần vào thế giới học đường. Khi ba tôi còn ở nhà, chúng tôi học trường tư nhưng không phải đóng một đồng xu cắc bạc nào, vì thầy Trí dạy chúng tôi là một người bạn rất thân của ba tôi.
Nói là cái trường thì không đúng hẳn.
Thật vậy, đó chỉ là một căn nhà được đặt vào hai dãy bàn ghế thô sơ với một tấm bảng đen, nó đương nhiên trở thành một nơi dạy học cũng như hầu hết các trường tiểu học tư trên đất nước Việt Nam nghèo khổ này.
Mẹ tôi ngoài việc bán rau cải ở chợ, bà còn làm thêm một nghề phụ nữa vào mùa mưa : nghề đan. Lúc nhỏ bà rất có khiếu về môn thủ công. Vì thế, những chiếc áo len do mẹ tôi đan, ai cũng thích. Họ đặt rất nhiều, mẹ tôi làm không xuể, sau dành dụm được một số tiền kha khá, mẹ mua một chiếc máy đan Nhật Bản. Đan máy nét thanh và đều đặn hơn nhưng không thể "trổ hoa lá" vào được. Vì thế, khi cần mẹ phải sử dụng đến hai bàn tay thon nhỏ và đẹp như búp măng của mẹ.
Từ khi có máy, chúng tôi cũng bắt đầu tập đan. Trong việc này, tôi vụng về hơn chị tôi và bé Phượng. Đó là lẽ dĩ nhiên vì con trai bao giờ cũng vụng về hơn con gái trong những công việc tế nhị như thế. Và cũng vì "nhược điểm" ấy mà tôi đâm ra lười biếng. Tôi không bao giờ dám đan quá mười hàng len. Trái lại chị tôi và em gái tôi có thể đan được cả một cái thân áo. Việc "gầy chân" hay "mổ cổ" thì mẹ tôi phải lo.
Vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, người ta đặt hàng khá nhiều, mẹ cũng không còn nghĩ đến việc buôn bán rau cải nữa. Mẹ ngồi đan từ sáng sớm cho đến nửa đêm một cách say sưa và chỉ nghỉ tay vào các bữa ăn mà thôi. Việc bếp núc thì đã có chị tôi lo toan. Chị tôi mới có mười hai tuổi mà đã tỏ ra một người con gái đảm đang.
Những lúc bị bạn bè bắt nạt, tôi thường hỏi mẹ như muốn nhờ mẹ tìm hộ cho tôi bóng cây thương yêu của người cha khả kính :
- Sao ba đi đâu lâu rồi mà không thấy về hả mẹ ?
Mẹ đưa mắt dõi theo phương trời xa xăm, buồn buồn đáp lời đứa con thơ :
- Ba con bận đi Sài Gòn buôn bán con ạ.
- Chừng nào ba mới về.
- Vài năm nữa ba về.
- Sao ba thằng Tuấn cũng đi Sài Gòn buôn bán, mà đi có vài ngày rồi về hả mẹ ?
- Ba thằng Tuấn buôn bán thứ khác... Còn ba con buôn bán thứ khác mà. Chừng nào có nhiều tiền ba mới về dẫn mẹ con mình vô.
- Con không muốn vô trong ấy đâu. Con muốn ở ngoài này đi học với thằng Tuấn, con Nhung cơ.
Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu ba tôi làm gì mà lâu thế. Tôi không tin lời mẹ là ba tôi bận buôn bán nên không về. Ít nhất, Tết đến, ba cũng phải về thăm nội với mẹ con tôi chứ. Đằng này, Tết đến ba cũng chẳng hề về thăm. Ba không gởi cho tôi một lá thư nào cả. Dẫu sao tôi cũng biết đọc biết viết từ mấy tháng nay rồi. Vì những lời đàm tiếu của hàng xóm láng giềng, tôi đã nghĩ rằng có lẽ ba tôi đã bỏ rơi mẹ con tôi và say mê một người đàn bà nào khác chăng. Tôi đem ý nghĩ ấy nói với mẹ. Những tưởng mẹ sẽ thù ghét người chồng bạc bẽo ấy, nhưng không ngờ mẹ lại mắng tôi :
- Con đừng nghĩ bậy. Ba biết được ba sẽ buồn ghê lắm.
Tôi vờ giận dỗi :
- Con không yêu ba nữa đâu.
- Sao vậy ?
- Ai bảo ba không về với con. Chắc ba không yêu mẹ con mình nữa hả mẹ ?
Mẹ tôi bào chữa :
- Ba yêu mẹ con mình lắm chứ. Nhưng ba bận buôn bán làm sao về với các con được.
Rồi mẹ tìm cách vỗ về âu yếm tôi. Mẹ không muốn đầu óc thơ ngây bé bỏng của tôi chứa toàn những ý nghĩ đen tối về một người cha bất hạnh. Mẹ muốn tâm hồn tôi là một khu vườn trồng những đóa hoa thương yêu, là một mẩu đất mầu mỡ vun xới tình yêu đó. Ánh mắt của tôi phóng ra những tia nhìn trong suốt, nguyên trinh. Vành môi của tôi phải kết những trái cây ngọt dịu, chứ không phải là những lời hằn học cay đắng. Vì thế, mẹ thường kể cho tôi nghe những kỷ niệm của ba và mẹ. Tôi thích được cùng mẹ trở về vùng quá khứ xa xăm. Những ngày tháng trôi nhanh trên bãi biển Sông Cầu, gần nhà nội tôi khi cha mẹ tôi còn trẻ đã gây cho tôi một nỗi luyến tiếc nhớ thương. Những năm buôn bán lỗ lã ở Bồng Sơn của cha mẹ tôi, mang đến cho tôi một nỗi buồn rười rượi. Tôi tưởng tượng một cách mơ hồ về Nha Trang, Đà Lạt, nơi mà ba mẹ tôi đã dừng lại để đánh rơi một vài kỷ niệm. Những ngày tháng ấy, tôi chưa mở mắt chào đời hoặc nếu có thì cũng còn bé lắm, chưa thể ý niệm về những điều gì rõ ràng chắc chắn.
Còn Sông Cầu, nơi quê hương ba tôi, làm sao tôi quên được. Tết nào mẹ cũng dẫn chị em tôi về thăm nội. Có lẽ những lần về quê như thế, mẹ đã cố vun xới trong khối óc thơ ngây của tôi những ý nghĩ tốt đẹp về quê hương của mình. Hồi ấy, tôi chưa biết yêu thương đất nước thật sự nhưng có lẽ lòng tôi đã nhú lên những mầm non của cây thương yêu. Tôi thấy thích thú lạ lùng khi thả ánh mắt chạy dài theo bãi cát trắng nhấp nháy tia sáng buổi chiều mùa xuân trong suốt tựa pha lê. Phía xa kia, trên làn nước xanh thẳm nổi bật lên một "hòn núi con" trông thật ngoạn mục. Cạnh đấy là một dấu vết do chiến tranh để lại trong trận đệ nhị thế chiến : chiếc tàu cháy. Theo lời nội tôi kể lại, hình như đó là chiếc tàu của thực dân Pháp, bị Nhật đánh chìm gần hết chỉ còn một phần rất nhỏ với chiếc ống khói đứng bơ vơ buồn bã như nuối tiếc một khoảng đời oanh liệt lẫy lừng trong cái quá khứ ngắn ngủi nhỏ bé.
Trí nhớ của tôi quá nghèo nàn, khó mà nhốt hết được tất cả khung cảnh, sắc thái quê hương.
Vả lại, mỗi năm mẹ con chúng tôi chỉ về thăm nội nhiều nhất là hai lần nên những khúc phim quá khứ thường dễ phai nhòa, lệch lạc. Xong những ngày thú vị ấy, chúng tôi nhốt cuộc đời của mình vào miền tỉnh lỵ Tuy Hòa, nơi có dòng sông Đà chảy quanh triền núi Nhạn. Phía bên kia sông là Ngọc Lãng.
Hằng ngày mẹ tôi phải qua dòng sông ấy, mua rau cải về bán ở chợ Tuy Hòa để nuôi anh em chúng tôi (tôi và bé Phượng) ăn học. Còn chị tôi, năm nay tóc chị hãy còn xanh, môi chị hãy còn hồng, chưa học hết bậc tiểu học đã phải cắt ngang việc bút nghiên thay thế mẹ tôi lo việc "tề gia nội trợ".
Tôi và bé Phượng ôm mớ tuổi thơ ngây, rụt rè bước dần vào thế giới học đường. Khi ba tôi còn ở nhà, chúng tôi học trường tư nhưng không phải đóng một đồng xu cắc bạc nào, vì thầy Trí dạy chúng tôi là một người bạn rất thân của ba tôi.
Nói là cái trường thì không đúng hẳn.
Thật vậy, đó chỉ là một căn nhà được đặt vào hai dãy bàn ghế thô sơ với một tấm bảng đen, nó đương nhiên trở thành một nơi dạy học cũng như hầu hết các trường tiểu học tư trên đất nước Việt Nam nghèo khổ này.
Mẹ tôi ngoài việc bán rau cải ở chợ, bà còn làm thêm một nghề phụ nữa vào mùa mưa : nghề đan. Lúc nhỏ bà rất có khiếu về môn thủ công. Vì thế, những chiếc áo len do mẹ tôi đan, ai cũng thích. Họ đặt rất nhiều, mẹ tôi làm không xuể, sau dành dụm được một số tiền kha khá, mẹ mua một chiếc máy đan Nhật Bản. Đan máy nét thanh và đều đặn hơn nhưng không thể "trổ hoa lá" vào được. Vì thế, khi cần mẹ phải sử dụng đến hai bàn tay thon nhỏ và đẹp như búp măng của mẹ.
Từ khi có máy, chúng tôi cũng bắt đầu tập đan. Trong việc này, tôi vụng về hơn chị tôi và bé Phượng. Đó là lẽ dĩ nhiên vì con trai bao giờ cũng vụng về hơn con gái trong những công việc tế nhị như thế. Và cũng vì "nhược điểm" ấy mà tôi đâm ra lười biếng. Tôi không bao giờ dám đan quá mười hàng len. Trái lại chị tôi và em gái tôi có thể đan được cả một cái thân áo. Việc "gầy chân" hay "mổ cổ" thì mẹ tôi phải lo.
Vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, người ta đặt hàng khá nhiều, mẹ cũng không còn nghĩ đến việc buôn bán rau cải nữa. Mẹ ngồi đan từ sáng sớm cho đến nửa đêm một cách say sưa và chỉ nghỉ tay vào các bữa ăn mà thôi. Việc bếp núc thì đã có chị tôi lo toan. Chị tôi mới có mười hai tuổi mà đã tỏ ra một người con gái đảm đang.
*
Những ngày tháng cứ thế bình thản trôi qua, cho đến một hôm. Mẹ tôi
nhận được điện tín do cậu Sáu tôi từ La Hai đánh vô, báo tin ngoại tôi
đã qua đời. Thế là, mẹ bỏ chúng tôi ở lại hối hả về làng. Sau khi chôn
cất ngoại xong, mẹ tôi trở vô, với một quyết định làm chúng tôi sửng sốt
: Mẹ sẽ về ngoài ấy sống với cậu Sáu.
Mẹ bán mái lá của chúng tôi với một giá rẻ mạt tám trăm đồng (không kể tiền đất vì là đất mướn của người khác) rồi lặng lẽ ra đi vào một buổi sáng mùa đông, mang theo đàn con thơ về nơi quê ngoại.
Buổi ra đi thật là buồn. Lũ bạn chúng tôi, đứa nào cũng tỏ vẻ luyến tiếc nhớ nhung.
- Mày dọn nhà đi hả Linh ?
- Sao mày không ở đây hả Phượng ?
- Chị Hồng mày cũng đi à ?
Chúng tôi im lặng nhìn nhau, không biết trả lời sao cả. Nét mặt đứa nào cũng nhuốm một vẻ buồn rười rượi.
Mẹ tôi và chị Hồng khiêng những rương, những thùng ra ga xe lửa. Còn tôi và bé Phượng xách những chiếc xách tay hay ôm đồ đạc lặt vặt. Lũ nhỏ trong xóm thấy vậy cũng phụ giúp. Con bé Nhung hỏi mẹ tôi :
- Chừng nào bác trở lại hả bác Ba ?
- Bác đi luôn cháu ạ. Cháu ở lại mạnh giỏi nhé !
- Cháu nhớ con bé Phượng quá hà. Nó đi rồi, không ai chơi buôn bán với cháu. Con Khánh với con Nga "làm dóc" lắm, cháu không thèm chơi với chúng nó đâu.
Mẹ tôi buồn bã đáp :
- Con Phượng nó cũng nhớ cháu lắm, nhưng biết làm sao bây giờ, hả cháu ?
- Chừng nào trở lại, bác dẫn Phượng đến thăm cháu nha !
Mẹ tôi khe khẽ gật đầu.
Con tàu từ xa tiến lại, hét lên một tiếng thật to như muốn xé tan màn sương buổi sớm. Nhưng màn sương mỏng manh ấy chắc chắn vô cùng. Con tàu bực tức bỏ đi, vừa đi vừa gầm nghiến như thốt ra những lời nhiếc mắng. Nó mang chúng tôi qua những cánh đồng lúa xanh bát ngát, nặng trĩu hạt vàng. Tôi và bé Phượng say sưa ngắm nhìn mà quên hết những nỗi buồn chia ly. Gió buổi sáng mùa đông lành lạnh, làm tung mái tóc "bom bê" của con bé phủ lên gương mặt ngây thơ măng sữa.
Khi qua khỏi ga Chí Thạnh, con tàu bắt đầu chui vô hầm, nó hét lên một tiếng thật to. Bé Phượng giật mình, ôm chầm lấy mẹ. Một màu đen bao phủ chúng tôi. Khói tàu xông lên nồng nực, khó chịu. Lần đầu tiên đi tàu, anh em tôi được chứng kiến những cảnh thật lạ mắt. Thích thú cũng có mà bực tức cũng có. Nhưng tất cả đều làm cho chúng tôi ngạc nhiên không ít.
Chả mấy chốc con tàu đã đến ga La Hai. Nắng bắt đầu rực rỡ, đốt tan dải lụa trắng xóa mùa đông. Mẹ tôi tìm nhà một người bà con gần ga xe lửa để gởi hành lý. Rồi bốn mẹ con phải cuốc bộ thêm vài cây số nữa, men theo bờ ruộng, mới về đến nhà ngoại tôi. Vừa trông thấy bóng chúng tôi cậu Sáu mừng rỡ :
- Cha ! Con bé Phượng, con Hồng với thằng Linh bây giờ lớn quá, cậu nhìn không ra.
Mẹ tôi bảo :
- Lại thưa cậu đi con.
Chúng tôi lí nhí trong miệng sau khi đã vòng tay tử tế :
- Thưa cậu, cháu mới về.
- Ừ ! Thôi thay quần áo ra cho mát đi các cháu. Rồi sửa soạn ăn cơm, trời cũng đã khá trưa rồi.
Cậu xoay qua hỏi mẹ tôi :
- Hành lý chị để ở đâu ?
- Chị gởi ở nhà anh Mỹ, chút nữa sai thằng Lợi nó xuống gánh giùm chị.
- Được rồi, chị để đó em.
Bây giờ chúng tôi bắt đầu nhốt cuộc đời tuổi thơ vào khung cảnh mới : đồng ruộng.
Gia đình ngoại tôi thuộc vào hạng khá trong làng. Nhưng mẹ tôi là con gái nên phần gia tài tương đối ít hơn các cậu tôi. Vả lại ngoại tôi rất đông con. Dì Hai tôi cũng vừa qua đời trước bà ngoại tôi vài năm. Phần của còn lại, dượng tôi hưởng. Cậu Ba tôi là trưởng nam rất đông con, vào khoảng một chục cả đầu lẫn đuôi, sống cạnh ngoại tôi. Cậu Tư là một kẻ thích "phiêu lưu", ông sống giang hồ khắp nơi từ Bến Hải đến Cà Mau, bỏ mợ tôi ở nhà với đàn con bốn đứa. Mẹ tôi thứ năm, và cậu Sáu tôi là con út, hãy còn độc thân. Khi ngoại tôi còn sống, cậu Sáu sống với ngoại. Nhưng ngoại vừa mất, vì lòng thương em, mẹ tôi phải về sống với cậu để "lo miếng ăn miếng uống" cho cậu. Trong các người con của ngoại, có lẽ mẹ tôi và cậu Sáu thương yêu nhau nhất. Mẹ thương cậu Sáu đến nỗi nhiều khi tôi có cảm tưởng rằng mẹ đã bỏ rơi bọn chúng tôi. Bây giờ mẹ phải lo việc trông nom thức ăn cho cậu Sáu, mặc dù trong nhà có đến hai người giúp việc. Mẹ thường dặn tôi và bé Phượng :
- Các con ăn từ từ thôi nhé ? Đừng có gắp thức ăn nhiều.
- Món thịt kho này để cho cậu Sáu ăn nghe !
- Thịt gà có ít đấy, liệu mà gắp.
- Ăn thì phải chỉnh tề nghe không ?
Đại khái, mẹ thường dặn bọn tôi như thế. Cứ mỗi lần mẹ dặn, tôi lại thấy tủi thân. Chả biết tôi chịu ảnh hưởng huyết thống của mẹ hay của ba mà dễ xúc cảm đến thế. Có lần, tôi trốn vào kẹt cửa đứng khóc một mình. Cả nhà đổ xô đi kiếm và mặc sức kêu gọi, tôi vẫn làm thinh. Bé Phượng tìm thấy, gọi ra, tôi dọa đánh con bé. Đến khi mẹ đích thân lên bảo, tôi mới ra. Thường thì mẹ đánh, nhưng cũng có khi dỗ ngọt.
Cậu Sáu lại không muốn mẹ quá lo lắng, săn sóc cậu như thế. Cậu muốn chúng tôi "bình đẳng" trong việc ăn uống. Trái lại, việc học hành cậu kiểm soát rất gắt gao. Nhiều khi khiến tôi "nổi quạu". Những lúc ấy cậu có toàn quyền sử dụng đến roi – nhưng ít khi – Nhờ thế, những năm đầu tôi học có vẻ bê bối nhưng đến năm lớp ba thì đã kha khá rồi. Qua năm lớp nhì và lớp nhất, tôi trở nên một học sinh xuất sắc. Tôi khá về toán và luận. Chính tả hơi kém, học bài thì lười biếng. Nhưng bị cậu tôi kiểm soát quá chặt chẽ, nên khó lòng mà lơ là được.
Mẹ bán mái lá của chúng tôi với một giá rẻ mạt tám trăm đồng (không kể tiền đất vì là đất mướn của người khác) rồi lặng lẽ ra đi vào một buổi sáng mùa đông, mang theo đàn con thơ về nơi quê ngoại.
Buổi ra đi thật là buồn. Lũ bạn chúng tôi, đứa nào cũng tỏ vẻ luyến tiếc nhớ nhung.
- Mày dọn nhà đi hả Linh ?
- Sao mày không ở đây hả Phượng ?
- Chị Hồng mày cũng đi à ?
Chúng tôi im lặng nhìn nhau, không biết trả lời sao cả. Nét mặt đứa nào cũng nhuốm một vẻ buồn rười rượi.
Mẹ tôi và chị Hồng khiêng những rương, những thùng ra ga xe lửa. Còn tôi và bé Phượng xách những chiếc xách tay hay ôm đồ đạc lặt vặt. Lũ nhỏ trong xóm thấy vậy cũng phụ giúp. Con bé Nhung hỏi mẹ tôi :
- Chừng nào bác trở lại hả bác Ba ?
- Bác đi luôn cháu ạ. Cháu ở lại mạnh giỏi nhé !
- Cháu nhớ con bé Phượng quá hà. Nó đi rồi, không ai chơi buôn bán với cháu. Con Khánh với con Nga "làm dóc" lắm, cháu không thèm chơi với chúng nó đâu.
Mẹ tôi buồn bã đáp :
- Con Phượng nó cũng nhớ cháu lắm, nhưng biết làm sao bây giờ, hả cháu ?
- Chừng nào trở lại, bác dẫn Phượng đến thăm cháu nha !
Mẹ tôi khe khẽ gật đầu.
Con tàu từ xa tiến lại, hét lên một tiếng thật to như muốn xé tan màn sương buổi sớm. Nhưng màn sương mỏng manh ấy chắc chắn vô cùng. Con tàu bực tức bỏ đi, vừa đi vừa gầm nghiến như thốt ra những lời nhiếc mắng. Nó mang chúng tôi qua những cánh đồng lúa xanh bát ngát, nặng trĩu hạt vàng. Tôi và bé Phượng say sưa ngắm nhìn mà quên hết những nỗi buồn chia ly. Gió buổi sáng mùa đông lành lạnh, làm tung mái tóc "bom bê" của con bé phủ lên gương mặt ngây thơ măng sữa.
Khi qua khỏi ga Chí Thạnh, con tàu bắt đầu chui vô hầm, nó hét lên một tiếng thật to. Bé Phượng giật mình, ôm chầm lấy mẹ. Một màu đen bao phủ chúng tôi. Khói tàu xông lên nồng nực, khó chịu. Lần đầu tiên đi tàu, anh em tôi được chứng kiến những cảnh thật lạ mắt. Thích thú cũng có mà bực tức cũng có. Nhưng tất cả đều làm cho chúng tôi ngạc nhiên không ít.
Chả mấy chốc con tàu đã đến ga La Hai. Nắng bắt đầu rực rỡ, đốt tan dải lụa trắng xóa mùa đông. Mẹ tôi tìm nhà một người bà con gần ga xe lửa để gởi hành lý. Rồi bốn mẹ con phải cuốc bộ thêm vài cây số nữa, men theo bờ ruộng, mới về đến nhà ngoại tôi. Vừa trông thấy bóng chúng tôi cậu Sáu mừng rỡ :
- Cha ! Con bé Phượng, con Hồng với thằng Linh bây giờ lớn quá, cậu nhìn không ra.
Mẹ tôi bảo :
- Lại thưa cậu đi con.
Chúng tôi lí nhí trong miệng sau khi đã vòng tay tử tế :
- Thưa cậu, cháu mới về.
- Ừ ! Thôi thay quần áo ra cho mát đi các cháu. Rồi sửa soạn ăn cơm, trời cũng đã khá trưa rồi.
Cậu xoay qua hỏi mẹ tôi :
- Hành lý chị để ở đâu ?
- Chị gởi ở nhà anh Mỹ, chút nữa sai thằng Lợi nó xuống gánh giùm chị.
- Được rồi, chị để đó em.
Bây giờ chúng tôi bắt đầu nhốt cuộc đời tuổi thơ vào khung cảnh mới : đồng ruộng.
Gia đình ngoại tôi thuộc vào hạng khá trong làng. Nhưng mẹ tôi là con gái nên phần gia tài tương đối ít hơn các cậu tôi. Vả lại ngoại tôi rất đông con. Dì Hai tôi cũng vừa qua đời trước bà ngoại tôi vài năm. Phần của còn lại, dượng tôi hưởng. Cậu Ba tôi là trưởng nam rất đông con, vào khoảng một chục cả đầu lẫn đuôi, sống cạnh ngoại tôi. Cậu Tư là một kẻ thích "phiêu lưu", ông sống giang hồ khắp nơi từ Bến Hải đến Cà Mau, bỏ mợ tôi ở nhà với đàn con bốn đứa. Mẹ tôi thứ năm, và cậu Sáu tôi là con út, hãy còn độc thân. Khi ngoại tôi còn sống, cậu Sáu sống với ngoại. Nhưng ngoại vừa mất, vì lòng thương em, mẹ tôi phải về sống với cậu để "lo miếng ăn miếng uống" cho cậu. Trong các người con của ngoại, có lẽ mẹ tôi và cậu Sáu thương yêu nhau nhất. Mẹ thương cậu Sáu đến nỗi nhiều khi tôi có cảm tưởng rằng mẹ đã bỏ rơi bọn chúng tôi. Bây giờ mẹ phải lo việc trông nom thức ăn cho cậu Sáu, mặc dù trong nhà có đến hai người giúp việc. Mẹ thường dặn tôi và bé Phượng :
- Các con ăn từ từ thôi nhé ? Đừng có gắp thức ăn nhiều.
- Món thịt kho này để cho cậu Sáu ăn nghe !
- Thịt gà có ít đấy, liệu mà gắp.
- Ăn thì phải chỉnh tề nghe không ?
Đại khái, mẹ thường dặn bọn tôi như thế. Cứ mỗi lần mẹ dặn, tôi lại thấy tủi thân. Chả biết tôi chịu ảnh hưởng huyết thống của mẹ hay của ba mà dễ xúc cảm đến thế. Có lần, tôi trốn vào kẹt cửa đứng khóc một mình. Cả nhà đổ xô đi kiếm và mặc sức kêu gọi, tôi vẫn làm thinh. Bé Phượng tìm thấy, gọi ra, tôi dọa đánh con bé. Đến khi mẹ đích thân lên bảo, tôi mới ra. Thường thì mẹ đánh, nhưng cũng có khi dỗ ngọt.
Cậu Sáu lại không muốn mẹ quá lo lắng, săn sóc cậu như thế. Cậu muốn chúng tôi "bình đẳng" trong việc ăn uống. Trái lại, việc học hành cậu kiểm soát rất gắt gao. Nhiều khi khiến tôi "nổi quạu". Những lúc ấy cậu có toàn quyền sử dụng đến roi – nhưng ít khi – Nhờ thế, những năm đầu tôi học có vẻ bê bối nhưng đến năm lớp ba thì đã kha khá rồi. Qua năm lớp nhì và lớp nhất, tôi trở nên một học sinh xuất sắc. Tôi khá về toán và luận. Chính tả hơi kém, học bài thì lười biếng. Nhưng bị cậu tôi kiểm soát quá chặt chẽ, nên khó lòng mà lơ là được.
*
Mùa thu năm ấy cũng trên chiếc xe lửa, tôi trở lại Tuy Hòa, tiếp tục leo lên bậc thang Trung học.
Bây giờ tôi sống hoàn toàn tự do, thoát khỏi sự kiểm soát của cậu Sáu. Nhưng cũng mất đi một sự che chở : lòng mẹ. Tôi bắt đầu nhớ nhung luyến tiếc những chuỗi ngày ở quê ngoại. Tôi thấy thèm khát những cảnh núi non, những đồng ruộng bao la bát ngát. Tôi thèm uống dòng nước sông Cái trong xanh ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Tôi nhớ đến những quả dưa đo đỏ, giòn giòn, thơm thơm. Tôi nhớ đến những hàng dừa, đến lũy tre. Và những con suối như những mạch máu lớn lên nuôi dòng sữa mẹ. Tôi nhớ đến những giờ tan học lang thang cùng bạn bè, vào đám bắp cậu Sáu tôi, hái bắp nướng ăn ngon lành biết chừng nào ! Bây giờ xa rồi tất cả. Trong làng tôi, và cùng một lớp với tôi, chỉ có thằng Giáo với tôi bước lên bậc Trung học mà thôi. Còn tất cả đều phải xếp bút nghiên để cầm roi đánh bò, lo việc nhà nông. Trên tôi một hai lớp thì có anh Hiện và chị Thủy, con cậu Ba tôi cũng vào học ở Tuy Hòa. Bốn chúng tôi cùng ở trọ nhà chú Bảy. Nhưng ít hợp tính với nhau, những sự xích mích nho nhỏ thường xảy ra luôn.
Những lúc ấy tôi thường nằm ôm gối khóc một mình. Tôi không dám viết thư về "tả oán" với mẹ tôi, vì sợ mẹ buồn.
Tôi như con chim non vừa tập chuyền và mất đi sự ấp ủ, che chở của chim mẹ. Một đứa bé nhút nhát như tôi, vừa mười hai tuổi đầu, phải xa gia đình và bị nhiều người "bắt nạt" khiến tôi mang nhiều mặc cảm. Tôi thường nghĩ mình là một đứa trẻ bất hạnh. Rồi sự trách móc oán hờn ba tôi được vun xới mỗi ngày một cao hơn. Tôi ghét ba, tôi thù ba. Chắc là ba tôi đã lập gia đình khác rồi. Ba không còn nghĩ đến mẹ con tôi nữa. Tôi nghĩ đến cảnh âu yếm của ba tôi với một người đàn bà khác mà đem lòng ghen tức. Có lẽ ba tôi đã có những đứa con riêng với người đàn bà ấy. Tôi thấy lòng sôi lên những oán hờn cao ngất.
Bây giờ tôi sống hoàn toàn tự do, thoát khỏi sự kiểm soát của cậu Sáu. Nhưng cũng mất đi một sự che chở : lòng mẹ. Tôi bắt đầu nhớ nhung luyến tiếc những chuỗi ngày ở quê ngoại. Tôi thấy thèm khát những cảnh núi non, những đồng ruộng bao la bát ngát. Tôi thèm uống dòng nước sông Cái trong xanh ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Tôi nhớ đến những quả dưa đo đỏ, giòn giòn, thơm thơm. Tôi nhớ đến những hàng dừa, đến lũy tre. Và những con suối như những mạch máu lớn lên nuôi dòng sữa mẹ. Tôi nhớ đến những giờ tan học lang thang cùng bạn bè, vào đám bắp cậu Sáu tôi, hái bắp nướng ăn ngon lành biết chừng nào ! Bây giờ xa rồi tất cả. Trong làng tôi, và cùng một lớp với tôi, chỉ có thằng Giáo với tôi bước lên bậc Trung học mà thôi. Còn tất cả đều phải xếp bút nghiên để cầm roi đánh bò, lo việc nhà nông. Trên tôi một hai lớp thì có anh Hiện và chị Thủy, con cậu Ba tôi cũng vào học ở Tuy Hòa. Bốn chúng tôi cùng ở trọ nhà chú Bảy. Nhưng ít hợp tính với nhau, những sự xích mích nho nhỏ thường xảy ra luôn.
Những lúc ấy tôi thường nằm ôm gối khóc một mình. Tôi không dám viết thư về "tả oán" với mẹ tôi, vì sợ mẹ buồn.
Tôi như con chim non vừa tập chuyền và mất đi sự ấp ủ, che chở của chim mẹ. Một đứa bé nhút nhát như tôi, vừa mười hai tuổi đầu, phải xa gia đình và bị nhiều người "bắt nạt" khiến tôi mang nhiều mặc cảm. Tôi thường nghĩ mình là một đứa trẻ bất hạnh. Rồi sự trách móc oán hờn ba tôi được vun xới mỗi ngày một cao hơn. Tôi ghét ba, tôi thù ba. Chắc là ba tôi đã lập gia đình khác rồi. Ba không còn nghĩ đến mẹ con tôi nữa. Tôi nghĩ đến cảnh âu yếm của ba tôi với một người đàn bà khác mà đem lòng ghen tức. Có lẽ ba tôi đã có những đứa con riêng với người đàn bà ấy. Tôi thấy lòng sôi lên những oán hờn cao ngất.
*
Chiều hôm ấy, vừa ra khỏi cổng trường, tôi gặp chị Trâm, con dì Hai tôi, chị ấy reo lên :
- Linh ơi ! Lại chị cho cái này đây.
Tôi ngạc nhiên vô cùng, chả biết có chuyện gì mà chị ấy tìm mình nhỉ ! Tuy là chị em bạn dì nhưng tôi ít đến thăm chị vì tôi mang nhiều mặc cảm. Ba chị – dượng hai tôi – làm ở Ty Bưu Điện, giàu có, còn tôi thì nghèo hèn. Vì thế mà tôi ít đến thăm chị, tuy chị rất thương tôi. Mỗi lần gặp tôi chị vồn vã hỏi thăm, khiến tôi trả lời không kịp. Tính chị vui vẻ. Nhưng hôm nay sự vui vẻ ấy lại gia tăng gấp bội, tôi cảm thấy như thế. Và trông chị đẹp hơn lên.
Gió buổi chiều thổi nhè nhẹ, làm chiếc áo dài trắng tung bay, trông chị như một nàng tiên giáng thế. Đưa tay hất mái tóc thề – mái tóc của những cô gái miền Trung duyên dáng – chị mỉm cười khi tôi đến gần.
- Chị tìm em chi vậy ?
- Đố Linh đoán được thì ... giỏi đấy.
- Em chịu thôi.
- Đoán thử xem, chưa chi mà đã đầu hàng. Con trai gì mà chả "tháo vát" tí nào !
Tôi hơi tự ái, nhưng cố mỉm cười :
- Chắc mẹ gởi kẹo đậu phọng hay bánh ít lá gai vô cho em chứ gì.
- Dở thế ! Có thì chị đã đem lại cho em rồi. Em không thấy chị chỉ cầm một cái ví tay thôi à ?
- Vậy thì…
- Thì cái gì mới được chứ.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi đáp :
- Em đoán ra rồi.
- Cái chi ?
- Thư của mẹ em phải không ?
- Đúng rồi !... Nhưng mới đúng có một nửa.
- Thư của cậu Sáu ?
- Sai xa lắm.
- Thư của bé Phượng ?
- Gần đúng.
- Thư của chị Hồng em ?
- Đúng... hơi hơi.
- Em chịu thôi.
- Dở quá ! Đây này.
Nói xong chị lấy trong ví ra một lá thư có đề tên tôi và người gởi là ba tôi. Tôi hét lên :
- Trời ơi ! Thư ba em, vậy mà nãy giờ không biết. Ngu quá.
- Thôi, chị về nghe Linh !
Tôi không để ý đến lời nói của chị Trâm nữa. Và chị về lúc nào tôi cũng không hay. Trong sân trường chỉ còn có một vài người. Tôi bóc thư ra đọc với sự mừng rỡ vô biên.
Sài Gòn ngày 1-8...
Linh yêu dấu của Ba
Ba vừa nhận được thư mẹ con hôm qua, do bác Tuân đưa lại. Đáng lẽ ba phải viết trả lời cho mẹ con, nhưng vì một lý do đặc biệt nên ba phải viết cho con trước. Ba đã nghe mẹ con nói : độ rày con học chăm lắm. Được thế, ba rất mừng. Nhưng mẹ con cũng có nói thêm là con thường có những ý nghĩ không tốt về ba. Con cho rằng ba đã lập gia đình khác, nên mới không về với mẹ con. Ba không trách con tại sao có những ý nghĩ như thế. Ba chỉ hơi buồn mà thôi. Thật ra không phải như thế đâu con ạ. Vì quá thương con, mà ba không cho các con biết, cũng như ba đã dặn mẹ con phải giấu các con. Nhưng hôm nay ba phải nói thật với con. Vì ngày đoàn tụ của gia đình cũng sắp đến rồi.
Cách đây sáu năm, nghĩa là khi mẹ con còn ở Tuy Hòa ba đã bàn định với mẹ con vào Sài Gòn hùn vốn với bạn bè làm ăn buôn bán. Mẹ con đã bằng lòng để ba đi trước. Vào đến nơi ba mở một cửa hàng nho nhỏ. Lúc đầu bán cũng kha khá, nhưng vì không có người trông coi, nên bị lỗ lã luôn. Không còn vốn để trả nợ bạn bè – vì ba vay của họ chứ mình đâu có tiền – ba bèn đánh liều vì quá thương các con, bằng cách là ba đi bán đồ quốc cấm. Kết quả là ba bị bắt và đưa ra Tòa với cái án sáu năm tù ở, tất cả "hàng hóa" bị tịch thu. Ba có viết thư về cho mẹ con biết tự sự nhưng dặn mẹ con không được nói với các con, để các con yên ổn lo việc học hành. Ba cũng bảo mẹ đừng vào thăm ba làm gì cho tốn tiền. Ba vẫn thường viết thư cho mẹ luôn nhưng không cho các con đọc, vì khi đọc giấy dành riêng cho nhà tù các con sẽ biết...
Đó, con đã rõ rồi, đừng có những ý nghĩ sai lầm về ba nữa Linh nhé !
Bây giờ thì ba báo cho con một tin vui, ngày 22 tháng 12 tới đây, ba sẽ được trả tự do. Ba sẽ viết thư cho mẹ con bảo mẹ đem các con vào đây sinh sống. Ba sẽ không đi buôn bán gì nữa cả vì nghề ấy không hợp với ba. Ba sẽ sống theo lý tưởng của ba dù nghèo đói cách mấy cũng không làm ba thay đổi nữa, đó là việc mở một phòng vẽ và điêu khắc như những ngày ở Nha Trang. Bác Tuân là một người bạn thân của ba, thường đến thăm ba luôn và hứa giúp ba việc ấy.
Thôi ! Ba dừng bút con nhé !
Mong được gặp mẹ con và các con ghê lắm. Hôn con thật nhiều.
Đọc xong thư ba, hai hàng lệ chảy ra từ lúc nào tôi chẳng hay. Thật tôi là đứa con bất hiếu chả xứng đáng làm người. Một người cha bất hạnh, suốt đời hy sinh cho tôi thế mà tôi đã vun xới trong trí óc của mình những ý nghĩ không mấy tốt đẹp về ba. Tôi phải trừng phạt tôi bằng cách nào cho xứng đáng đây ?
Mãi bị những suy tư dằn vặt, tôi quên mất là chiều đang xuống dần. Một buổi chiều êm ả vàng tươi, hay một buổi chiều u ám mây đen, tôi không còn tâm trí để phán đoán nữa. Tôi chỉ thấy lương tâm đang lên án tôi mà thôi.
Bóng mát của cây bàng trước sân trường ngã dài lên mình tôi, tôi ngỡ là những cánh tay che chở của một người cha. Tình yêu lớn dần, lớn dần như bóng cây mỗi lúc một dài thêm cho đến khi mặt trời trốn mất bên kia thành phố, tình yêu ấy bao la hơn, huyền dịu hơn, phủ kín hồn tôi. Lòng cha mênh mông quá, tôi không thể nào đo lường được.
- Linh ơi ! Lại chị cho cái này đây.
Tôi ngạc nhiên vô cùng, chả biết có chuyện gì mà chị ấy tìm mình nhỉ ! Tuy là chị em bạn dì nhưng tôi ít đến thăm chị vì tôi mang nhiều mặc cảm. Ba chị – dượng hai tôi – làm ở Ty Bưu Điện, giàu có, còn tôi thì nghèo hèn. Vì thế mà tôi ít đến thăm chị, tuy chị rất thương tôi. Mỗi lần gặp tôi chị vồn vã hỏi thăm, khiến tôi trả lời không kịp. Tính chị vui vẻ. Nhưng hôm nay sự vui vẻ ấy lại gia tăng gấp bội, tôi cảm thấy như thế. Và trông chị đẹp hơn lên.
Gió buổi chiều thổi nhè nhẹ, làm chiếc áo dài trắng tung bay, trông chị như một nàng tiên giáng thế. Đưa tay hất mái tóc thề – mái tóc của những cô gái miền Trung duyên dáng – chị mỉm cười khi tôi đến gần.
- Chị tìm em chi vậy ?
- Đố Linh đoán được thì ... giỏi đấy.
- Em chịu thôi.
- Đoán thử xem, chưa chi mà đã đầu hàng. Con trai gì mà chả "tháo vát" tí nào !
Tôi hơi tự ái, nhưng cố mỉm cười :
- Chắc mẹ gởi kẹo đậu phọng hay bánh ít lá gai vô cho em chứ gì.
- Dở thế ! Có thì chị đã đem lại cho em rồi. Em không thấy chị chỉ cầm một cái ví tay thôi à ?
- Vậy thì…
- Thì cái gì mới được chứ.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi đáp :
- Em đoán ra rồi.
- Cái chi ?
- Thư của mẹ em phải không ?
- Đúng rồi !... Nhưng mới đúng có một nửa.
- Thư của cậu Sáu ?
- Sai xa lắm.
- Thư của bé Phượng ?
- Gần đúng.
- Thư của chị Hồng em ?
- Đúng... hơi hơi.
- Em chịu thôi.
- Dở quá ! Đây này.
Nói xong chị lấy trong ví ra một lá thư có đề tên tôi và người gởi là ba tôi. Tôi hét lên :
- Trời ơi ! Thư ba em, vậy mà nãy giờ không biết. Ngu quá.
- Thôi, chị về nghe Linh !
Tôi không để ý đến lời nói của chị Trâm nữa. Và chị về lúc nào tôi cũng không hay. Trong sân trường chỉ còn có một vài người. Tôi bóc thư ra đọc với sự mừng rỡ vô biên.
Sài Gòn ngày 1-8...
Linh yêu dấu của Ba
Ba vừa nhận được thư mẹ con hôm qua, do bác Tuân đưa lại. Đáng lẽ ba phải viết trả lời cho mẹ con, nhưng vì một lý do đặc biệt nên ba phải viết cho con trước. Ba đã nghe mẹ con nói : độ rày con học chăm lắm. Được thế, ba rất mừng. Nhưng mẹ con cũng có nói thêm là con thường có những ý nghĩ không tốt về ba. Con cho rằng ba đã lập gia đình khác, nên mới không về với mẹ con. Ba không trách con tại sao có những ý nghĩ như thế. Ba chỉ hơi buồn mà thôi. Thật ra không phải như thế đâu con ạ. Vì quá thương con, mà ba không cho các con biết, cũng như ba đã dặn mẹ con phải giấu các con. Nhưng hôm nay ba phải nói thật với con. Vì ngày đoàn tụ của gia đình cũng sắp đến rồi.
Cách đây sáu năm, nghĩa là khi mẹ con còn ở Tuy Hòa ba đã bàn định với mẹ con vào Sài Gòn hùn vốn với bạn bè làm ăn buôn bán. Mẹ con đã bằng lòng để ba đi trước. Vào đến nơi ba mở một cửa hàng nho nhỏ. Lúc đầu bán cũng kha khá, nhưng vì không có người trông coi, nên bị lỗ lã luôn. Không còn vốn để trả nợ bạn bè – vì ba vay của họ chứ mình đâu có tiền – ba bèn đánh liều vì quá thương các con, bằng cách là ba đi bán đồ quốc cấm. Kết quả là ba bị bắt và đưa ra Tòa với cái án sáu năm tù ở, tất cả "hàng hóa" bị tịch thu. Ba có viết thư về cho mẹ con biết tự sự nhưng dặn mẹ con không được nói với các con, để các con yên ổn lo việc học hành. Ba cũng bảo mẹ đừng vào thăm ba làm gì cho tốn tiền. Ba vẫn thường viết thư cho mẹ luôn nhưng không cho các con đọc, vì khi đọc giấy dành riêng cho nhà tù các con sẽ biết...
Đó, con đã rõ rồi, đừng có những ý nghĩ sai lầm về ba nữa Linh nhé !
Bây giờ thì ba báo cho con một tin vui, ngày 22 tháng 12 tới đây, ba sẽ được trả tự do. Ba sẽ viết thư cho mẹ con bảo mẹ đem các con vào đây sinh sống. Ba sẽ không đi buôn bán gì nữa cả vì nghề ấy không hợp với ba. Ba sẽ sống theo lý tưởng của ba dù nghèo đói cách mấy cũng không làm ba thay đổi nữa, đó là việc mở một phòng vẽ và điêu khắc như những ngày ở Nha Trang. Bác Tuân là một người bạn thân của ba, thường đến thăm ba luôn và hứa giúp ba việc ấy.
Thôi ! Ba dừng bút con nhé !
Mong được gặp mẹ con và các con ghê lắm. Hôn con thật nhiều.
Ba của con
NGUYỄN HỮU N.
Đọc xong thư ba, hai hàng lệ chảy ra từ lúc nào tôi chẳng hay. Thật tôi là đứa con bất hiếu chả xứng đáng làm người. Một người cha bất hạnh, suốt đời hy sinh cho tôi thế mà tôi đã vun xới trong trí óc của mình những ý nghĩ không mấy tốt đẹp về ba. Tôi phải trừng phạt tôi bằng cách nào cho xứng đáng đây ?
Mãi bị những suy tư dằn vặt, tôi quên mất là chiều đang xuống dần. Một buổi chiều êm ả vàng tươi, hay một buổi chiều u ám mây đen, tôi không còn tâm trí để phán đoán nữa. Tôi chỉ thấy lương tâm đang lên án tôi mà thôi.
Bóng mát của cây bàng trước sân trường ngã dài lên mình tôi, tôi ngỡ là những cánh tay che chở của một người cha. Tình yêu lớn dần, lớn dần như bóng cây mỗi lúc một dài thêm cho đến khi mặt trời trốn mất bên kia thành phố, tình yêu ấy bao la hơn, huyền dịu hơn, phủ kín hồn tôi. Lòng cha mênh mông quá, tôi không thể nào đo lường được.
TRINH CHÍ