Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Chuyện về... tai



Đọc xong lá thư của chị Cúc, mẹ tôi tươi cười, báo tin:

- Cho tụi con hay : Cúc nó sắp vô đó!

Hai đứa nhỏ vỗ tay reo:

- Ha, ha! Chị Cúc vô, chị Cúc vô! Sướng quá!

Tụi em tôi thì hễ có khách là chúng vui, bất cứ là ai. Mẹ tôi thì… tôi biết lắm, bà thương chị Cúc như tụi tôi vậy. Chị ở trong nhà nhiều năm nên mẹ đã tỏ ra lầm lẫn chị Cúc với tụi tôi. Hai người hợp nhau nhiều cái lắm.

Chẳng hạn mẹ tôi ưa cuốn sách nào thì chị Cúc cũng ưa cuốn đó, mẹ ghét một cử chỉ nào thì thấy chị ấy cũng giống mẹ tôi. Mẹ thích ăn ngọt và chị ấy thì ôi thôi, luôn luôn tỏ ra ưa ăn ngọt! Hồi chị còn ở trong nhà, luôn luôn mẹ tôi và chị trao đổi những câu tương tự như thế này đây:

- Sao mà thím thương nhân vật chính trong cuốn X. quá, can đảm và tốt bụng ghê…

- Con cũng vậy đó, thím ơi!

Hay:

- Thím ơi! Cuốn phim đó tuyệt quá hả? Con ưa loại phim như vậy…

- Ờ! Sao thím cũng giống Cúc quá, thím ưa…

Có khi hai người đưa cho nhau xem một đoạn gì đó trong một cuốn gì đó và bình phẩm rất… ý hợp tâm đầu. Mẹ tôi thường nói:

- Tụi bay coi con Cúc đó, dễ thương ghê không? Nó đàng hoàng, nó giống mẹ, tụi bay không giống mẹ gì hết…

- Phải! Chị ấy già rồi thì không giống thím sao được? Tụi con còn “giơn” quá mà, giống thím sao nổi?

Anh Hùng, em ruột chị Cúc lên tiếng bênh vực chúng tôi. Rõ ràng là anh ấy đứng về phía chúng tôi, giới trẻ, không có lơ tơ mơ chi hết.

Thế rồi sau khi ra trường, cô dược sĩ Thu Cúc, người cháu giống thím đó đành đoạn rứt bỏ thím mà về cố quận tại Nha Trang. Hồi đầu, mẹ tôi buồn dữ lắm. Bà cứ tha thẩn đi ra, đi vào trong phòng, chỗ bàn học của chị Cúc, đứng thở dài một cái rồi quay ra, lặng lẽ, âm thầm… trông thật… thương. Có khi tôi thấy mẹ khóc – cũng lặng lẽ – nước mắt chảy dài xuống má và động chúng tôi bắt gặp, mẹ ngượng nghịu quay đi. Bà tránh mặt chúng tôi, lên lầu, viết thư cho chị Cúc, hàng mấy trang dài ngoẵng, chả biết kể lể những gì. Rồi khi được thư, lần nào mẹ cũng mừng lắm, vui vui được mấy ngày.

Lâu lâu, cô tân dược sĩ vô Sàigòn, hai bên lại gặp nhau, lén tụi tôi đi chơi, đi ciné – mẹ bảo là tụi tôi còn nhỏ, chưa đến tuổi thưởng thức phim ảnh hay là vì tụi tôi không đồng quan điểm với bà nên bà bỏ rơi chúng tôi? Có trời mà biết. Hai người chở nhau đi – nói cho rõ ra thì chị Cúc chở mẹ đi – suốt buổi, khi trở về thì đã đến giờ ăn trưa. Tụi tôi trêu hai người:

- Chà, thím cháu đi ngọt dữ à!

- Lâu lâu mới đi một lần, chớ đi mỗi ngày sao? Tụi bay mà dám phê bình mẹ hả?

- Đâu có, mà tụi con biết mẹ với chị Cúc đi đâu rồi.

- Đi đâu? Tụi bay chỉ có tài đoán mò là giỏi…

Dĩ nhiên, không bao giờ mẹ nhận ngay là hai người đi ciné, nhưng chỉ 15 phút sau là sự thực phơi bày ra ánh sáng liền.

Hồi có chị Cúc, mẹ siêng cho ăn ngọt lắm. Từ khi chị ấy rời nhà này của ngọt bị cắt xén dần đi, mẹ viện cớ là đường đắt lắm, mỗi khi tụi tôi kêu ca.

Lần này, đôi bên hẹn hò sao đó, nên khi được thư chắc chắn chị ấy vô ngày thứ bảy thì thứ sáu, mẹ ra lệnh cho tụi tôi đãi đậu, nấu chè “đặng cho tụi con ăn… nữa” mẹ thêm vô sau đuôi câu ra lệnh mấy tiếng đó, kẻo chúng tôi cho là mẹ thiên vị người ở xa. Tụi tôi vừa đãi đậu vừa trêu mẹ:

- Chà, chuyến này mặc sức mẹ với bạn tri kỷ của mẹ đi chơi há? Vui há?

Khác với mọi bận chị Cúc sắp vô, lần này mẹ nghiêm giọng:

- Vui gì? Đi chơi gì? Tụi bay thì cứ tưởng nghĩ chuyện đi chơi thôi.

- Ủa, vậy chớ không phải chị Cúc nhớ mẹ, vô thăm mẹ, đi chơi với mẹ sao?

- Nhớ gì? Đi chơi gì! Nó vô kỳ này là để mổ, biết không?

Ý chà! Mổ? Nghe ghê quá. Hai ba cái miệng đồng thanh kêu lên:

- Mổ gì hả mẹ? Thật không mẹ?

- Ai thèm giỡn với tụi bay? Nghe đây : nó vô mổ lỗ tai, biết chưa!

Anh Hùng chõ vô:

- Mấy người này không biết gì hết. Chị Cúc ở trong nhà bao nhiêu năm mà không để ý thấy là chỉ…

Anh quỉ này ngừng ngang đó, bưng miệng cười rúc rich một hồi. Anh biết nếu anh nói ra tiếng điếc thế nào mẹ cũng trừng mắt liền, nên ảnh ngừng ngang đó để tụi tôi hiểu ngầm. Khinh nhau quá! Làm gì tụi tôi không biết là chị Cúc… kém lỗ tai, biết thừa đi chứ! Nhưng mình lịch sự mà, phải làm ra vẻ không biết đó thôi. Hồi năm ngoái, tụi này thấy chị ấy đi đo tai và tậu về một cái máy nghe nhỏ xíu rất là mỹ thuật. Khốn nỗi, con người tri kỷ của mẹ tôi lại không cho là nó mỹ thuật, nên rất ít khi chị mang nó vào tai.

Và, sau hai năm theo dõi sự tiến triển của thính giác, chị cảm thấy mỗi ngày nó mỗi phản lại ý muốn chị  và giờ đây chị quyết định làm một cuộc giải phẫu, dĩ nhiên với sự đồng ý của ông bác sĩ chuyên môn.

Vậy thì ra chuyến đi này không phải vì muốn thăm người thím thân yêu, người bạn tri kỷ, hay nói văn vẻ hơn, người bạn vong niên của chị!

Tuy nhiên, mẹ tôi vẫn vui vì gặp chị. Chè cháo xong xuôi trưa thứ bảy, hôm sau nhằm ngày chúa nhật, anh Hùng chở chị trực chỉ vô Y viện. Theo lời chị thì họ sẽ mổ cho chị vào lúc 8 giờ sang. Mẹ tôi tuyên bố:

- Trưa thím sẽ vô thăm Cúc!

Nhưng trưa chúa nhật, anh Hùng từ y viện trở về cho hay là chưa mổ, hai giờ chiều mới mổ. Tụi tôi nhao nhao hỏi thăm sức khỏe chị Cúc:

- Vậy, họ bắt chị nhịn đói hả?

- Chớ sao!

- Tôi thì thà chịu điếc chớ mổ tôi ngán lắm – Chị Thu rùn vai, rụt cổ nói.

- Chị thì nhát như thỏ đế! Thà chịu đau một lần…

- Thôi, Hùng chở thím vô thăm Cúc đi!

- Chưa mổ mà thăm gì?

Có tiếng can của một đứa trong tụi tôi. Anh Hùng lườm người nói:

- Mấy người không biết gì hết, chưa mổ mới cần thăm, chớ còn mổ rồi thì mê man, biết gì mà thăm?

- Phải đó, thăm bây giờ để người ta lên tinh thần chớ!

Tụi tôi cũng cử một đại diện cùng đi. Theo lời anh Vũ, đại diện của tụi tôi thì khi vô, chị Cúc đang ngồi cười trên giường, coi bộ tươi tắn lắm, không có vẻ sợ hãi chi hết. Chì quá xá há? Tôi khen thầm chị Cúc. Cũng theo lời anh Vũ thì chị Cúc có dặn anh Hùng tối vô ở lại với chị trong y viện, nhưng anh Hùng nói là vô chi chỗ đàn bà con gái? Và mẹ tôi bảo để bà vô ở lại cho.

- Mẹ không sợ sao?

- Sợ gì? Phải có người ở lại với nó chớ.

Chiều đó, mẹ lo chạy đi mua gạo và đi chợ. Mẹ bảo anh Hùng coi vô với chị Cúc trong lúc chị mổ, tối mẹ sẽ vô thay. Song anh Hùng bảo là “ăn nhằm gì” nên đi chơi một mách rồi năm giờ về ngồi giặt quần áo với anh Vũ tỉnh bơ, vui vẻ.

Mẹ tôi cũng vừa đi mua gạo về. Bỗng có tiếng chuông cửa rồi một người lạ thò đầu vô la to. Mẹ tôi vội vàng chạy ra. 10 phút sau mẹ vô, cho biết là ông bác sĩ la lối om sòm, rằng sao không ai vô canh chừng người mổ – và người đến báo tin đó là người đến canh người phòng bên, thấy vậy đến cho hay giùm.

Mẹ la lên:

- Trời ơi! Hùng ơi! Thôi, con coi vô với nó đi, rồi lát nữa thím vô cho mà về. Tụi bay cứ coi thường. May có chuyện gì thì sao?

Anh Hùng sửa lại cái kính cận thị ngay ngắn trên sóng mũi, rửa tay, đứng dậy từ từ, cười:

- Con đâu có biết, tưởng không ăn nhằm gì…

Tối lại, y hẹn, mẹ tôi vô y viện ngủ lại với chị Cúc. Sáng sớm, anh Hùng lại vô thay cho mẹ về. Đêm qua lúc ra đi thì hăng hái, tươi tỉnh là thế mà sáng nay trở về nom mẹ như một cành hoa héo trong lọ đã ba ngày không được bàn tay chăm sóc, thay nước vậy đó, bạn ơi!

Vốn ưa những chuyện mới mẻ, hay ho, thằng Minh ra đón mẹ, gặng hỏi:

- Mẹ ơi! Sao mẹ có vẻ buồn rầu vậy, chị Cúc ra sao? Chắc là…

- Không có gì đáng lo đâu, mà tại mẹ không ngủ được…

- Đó, con biết mà – thằng em tôi làm mặt lạnh, phàn nàn – con biết mà : mẹ đã mệt mà còn vô trong đó, chắc cả đêm mẹ phải thức săn sóc chị Cúc, không ngủ được chớ gì… Để coi, để rồi mẹ bịnh cho coi. Rồi con phải xức dầu cho mẹ, cạo gió cho mẹ chớ ai. Mẹ không chịu ở nhà…

Chị Thu nối lời Minh:

- Để con vô ngủ với chị Cúc cũng được, cái gì mẹ cũng…

- Thôi, tụi bay đừng ra vẻ lo lắng cho mẹ. Mẹ đâu có mất ngủ vì thức canh chừng Cúc?

- Ủa, chớ không phải chị ấy bị thuốc mê hành, nôn ọe lung tung phải canh chừng lau miệng như hồi dì L. bị mổ vì gãy tay sao mẹ?

Anh Vũ chen vô, vẻ tò mò, háo hức. Mẹ làm cho cả bọn tiu nghỉu:

- Không, tụi con đừng tưởng tượng cho nhiều, vô ích. Không có gì ghê gớm đâu. Cúc nó chỉ mê cho đến 11 giờ thì tỉnh dần. Một giờ sáng là ngồi lên được…

- Ủa, sao mẹ nói mẹ mất ngủ?

- Ờ, thì mất ngủ, mà không phải tại Cúc, tại mẹ thức đọc sách.

- Phải tụi con vậy là mẹ la rồi đó, nào những là không giữ gìn sức khỏe, nào thức khuya quá, hại mắt này kia.

Tôi có dịp phê bình mẹ cho hả. Mẹ cười khì khì:

- Mẹ biết giữ sức khỏe chớ, mẹ đâu ham đọc sách, mà tại vì mẹ không ngủ được, nên mới đọc sách, biết không?

- Tại sao mẹ không ngủ được? Hả mẹ?

Hỏi nhưng không đợi mẹ trả lời, Minh tiếp luôn:

- Con biết rồi : mẹ sợ ma, phải không? Đúng rồi, mẹ sợ ma! Ha ha!

- Sai, sai hết!

Mẹ cải chính. Bé chen vô:

- Con biết, mẹ không ngủ được là tại không có con nằm bên mẹ. Đúng không?

- Sai luôn! Nghe đây : tại cái máy điều hòa không khí nó kêu to quá, phần thì lạnh quá, mẹ không quen…

- Tội mẹ chưa! Vậy tối nay mẹ tính sao? Mẹ vô nữa hay thôi?

- Thôi sao được? Vô chớ, mà tụi bay nhớ nhắc mẹ đem thêm cái mền len, đôi tất…

- Và viên thuốc ngủ nhẹ nữa, mẹ há?

- Không. Cần gì thứ đó? Mẹ có bị mất ngủ đâu…

Thế rồi, tám giờ tối đó mẹ ra lệnh cho tài xế hai bánh nổ xe, đoạn thót lên yên sau một cách rất là oai dũng, nhưng nom hình dáng mẹ, tôi không khỏi buồn cười, vì bà trang bị kỹ không thua chi sắp thám hiểm Bắc cực hay lên thăm chị Hằng vậy, bạn ơi! Mẹ mặc cái quần tây màu mỡ gà, ống chật cứng, đâu cỡ 15 phân chứ không hơn, hai chân bó trong đôi tất của ba – màu xám xịt – thân trên một cái áo len cao cổ màu rêu, lại còn cẩn thận khoác ngoài một cái bờ lu dông dầy cộm của ba… Chưa hết, vì trời có mưa bụi cho nên mẹ còn mặc thêm cái áo mưa hai da thành ra nom mẹ to kềnh, chỉ kem kém ông kẹ trong tuồng Chú bé Tí hon chiếu vào dịp tết Giáp Dần này!

Song thấy chúng tôi cười, mẹ liền trừng mắt:

- Cười cái gì? Tụi bay chỉ được cái vô duyên, bộ mẹ bay xấu xí lắm sao?

- Mẹ đâu có xấu xí? Mẹ đẹp chớ, nhưng… mấy thứ mẹ trang bị trên người thì… không đẹp.

- Đời thuở nhà ai cuối năm 1973 mà mẹ còn mặc quần tây chật 15 phân, coi quê quá đi!

Chúng tôi thay nhau phê bình trong lúc mẹ phát vào vai tài xế, nghiêm giọng:

- Thôi, đi! Đừng có nghe lời tụi nó làm chi, bỏ con Cúc trong đó không ai hết…

Chúng tôi náo nức trông cho chị Cúc vđặng coi thử kết quả cuộc mổ xẻ ra sao, nhưng ngày giđi chậm ơi là chậm. Trong khi chđợi, anh Hùng tỏ ra hiểu biết ngọn ngành bằng những lộng ng tày trời. Dĩ nhiên, chúng tôi đâu dễ bị lừa? Nhưng em tôi thì khờ quá, chúng há hốc miệng ra mà nghe anh ấy tán hươu, tán vượn về chị Cúc như sau:

- Chính mắt anh thấy này, ghê lắm này...

- Ghê làm sao, anh Hùng kể cho em nghe đi!

Bé ngồi xích lại gần anh ấy hơn, giọng nài nỉ. Anh Hùng dặng hắng một cái, giọng quan trọng:

- Không thể kể bây giđược, anh đang làm việc, vừa làm việc vừa nói chuyện, ba la giờ...

- Ba chưa về mà, anh kđi, anh Hùng!

- Đưa anh miếng xà phòng đã, Bé! Rồi anh kể cho nghe!

Bé "dạ" to một tiếng, chạy bay đi lấy xà phòng cho anh Hùng. Có xà phòng rồi, anh vẫn khủng khỉnh, chưa thèm nhập đề cho, lại sai Minh:

- Minh đưa anh cái xô coi! Lẹ lên! Lẹ rồi anh kể cho nghe, ghê lắm!

Minh lanh lẹ làm theo lời anh, không giống như mọi bận, rất ít sốt sắng như khi anh Hùng nhờ nó việc gì.

Rồi hai đứa tụm lại sát bên anh, tựa như anh là thỏi nam châm và tụi nó là hai thanh sắt. Anh Hùng lại dặng hắng:

- Minh, Bé biết không : hồi trưa anh vô anh thấy... ghê lắm... ghê lắm, hay lắm... mà thôi, kể ra anh sợ mẹ la...

- Mẹ không la đâu mà hai đứa nài n – anh biểu tụi em lấy xà phòng, lấy xô rồi anh kể, sao giờ anh tính nuốt lời? Anh Hùng xấu...

Làm vẻ như cực lòng phải tiết lộ sự thật, anh thở dài một cái, ngó trước, ngó sau rồi mới nhẩn nha bắt đầu:


- Bữa chị Cúc mổ, anh vô phòng mổ…

- Ủa, họ cho mình vô sao anh?

- Sao không cho, anh là thân nhân mà! Đâu phải người lạ?

- Ờ há!

Hai đứa nhỏ đồng thanh. Anh Hùng làm mặt giận:

- Để yên anh kể, cứ ngắt lời anh, anh xùng anh không kể à, nghe!

Hai đứa lại phải năn nỉ hồi lâu, anh mới chịu lên tiếng với giọng bí mật:

- Anh vô trong đó, anh thấy họ đặt chị Cúc nằm trên cái bàn sáng loáng, bóng như gương vậy đó nghe. Gần chỗ giường chị Cúc… Ý, chà, có cái máy to thiệt là to, to hơn cái máy của mấy ông nha sĩ, có gắn đồng hồ nữa này… Hai đứa phải biết, mỗ lỗ tai khó lắm, lạ lắm đó nghe… Anh còn thấy một cái tủ lạnh thiệt to chỗ góc phòng nữa, cái rồi… cái rồi ông bác sĩ thì mặc bờ lu dông trắng, mấy cô y tá cũng vậy. Thình lình, một cô ý tá chạy lại mờ cái tủ lạnh ra, anh tò mò nhìn vô, ôi thôi, anh gần xỉu…

- Anh thấy cái gì trong đó? – Hai đứa cùng hỏi một lượt.

Anh Hùng mở to mắt, biểu lộ hết cả ghê sợ:

- Cái gì hả? Nghe đây này: một tủ đầy nhóc toàn lỗ tai là lỗ tai, màu vàng của người mình này, màu trắng của dân da trắng này, màu đen của dân da đen này…

- Trời ơi! Ghê quá há, anh Hùng? – Hai đứa bất giác cùng sờ vành tai, kêu lên. Hùng đắc chí, gật gù:

- Ghê lắm chớ sao? Hai đứa biết tại sao không? Người ta phải cắt lỗ tai cất vô tủ lạnh trước khi mổ bên trong…

- Chớ để vậy không mổ được, hả anh Hùng?

Vẻ người sành sỏi, hiểu biết, anh Hùng trả lời:

- Sao không được, mà vướng, cắt đi tiện hơn.

Hai em tôi lại “à” to một tiếng, tỏ ý khâm phục anh Hùng. Được trớn, anh giải thích thêm:

- Vậy đó, cắt rời ra, cất vô tủ lạnh, rồi mổ xong xuôi, ráp lại mấy hồi, dễ ợt…

Hết sức thán phục, hai đứa em tôi thở phào nhẹ nhõm:

- Hay thiệt há, anh Hùng? Dễ thiệt há, anh Hùng!

Nhưng anh Hùng, người ưa gây ra những chuyện kinh thiên động địa đâu dễ để cho hai đứa được yên tâm ngay? Anh lấy tay sửa lại cái kính cận thị cho ngay ngắn trên sống mũi, rồi thấp giọng để tăng phần quan trọng:

- Dễ ợt thiệt đó, mà điều, cũng có chút đỉnh rắc rối…

- Rắc rối gì nữa anh?

Mấy cái lỗ tai! Rắc rối ở đó, biết không?

- Rắc rối ở mấy cái lỗ tai? Là sao, tụi em không hiểu gì hết…

- Tụi mày tối dạ quá đí – anh Hùng phàn nàn – Nghe đây này : sau khi mổ rồi thì phải lo ráp tai lại, mà lúc đem cất thì cất chung, lộn xộn, lung tung hết trơn, biết tai nào của ai (lại dặng hắng một cái) để rồi coi anh không nói dóc đâu, dám ông bác sĩ ráp một cái tai đàn ông cho chị Cúc lắm à, nghe!

Hai đứa em tôi kêu lên, giọng đầy bất bình, khổ sở. Mà ông anh tai ác vẫn chưa tha cho:

- Đừng có lo, dầu lộn như vậy cũng không sao, chị Cúc sẽ lấy tóc che lấp lại – đàn bà con gái có cái lợi đó, thấy không? Anh chỉ lo nếu mà ông bác sĩ sẽ vô ý lắp một cái tai khác mầu da cho chỉ thì cái mới là nguy to, chẳng hạn như… ờ, chẳng hạn như… một cái lỗ tai da đen thì lúa cuộc đời chị Cúc luôn.

- Tại anh Hùng hết!

- Gì? – Hùng sừng sộ giả tạo – cái gì tại anh? Nói coi!

- Thì tại anh chớ gì nữa? Anh không đứng đó coi chừng, hễ thấy họ ráp tai người khác thì la lên…

- Dễ nghe không? Họ chỉ cho anh vô lúc sắp sửa mổ thôi, chớ còn khi mổ thì họ đuổi ra hết, kể cả thân nhân… Thôi, đưa anh cái giỏ coi… à, à, được rồi, đưa giùm anh…

Tôi đã lẳng lặng từ đầu câu chuyện, nhưng đến lúc đó thì không chịu nổi nữa, tôi ngứa mắt mà ngứa cả miệng lẫn tai – lại tai! – Tôi xông vào phá đám:

- Tụi bây ngu lắm, để cho anh Hùng lừa mà không biết…

Hai đứa em tôi quay lại, nhao nhao hỏi tôi cho biết chúng bị lừa về cái gì, ra sao. Và tôi hết lời giải thích chúng vẫn không tin, vì anh Hùng quả quyết rằng cứ đợi chị Cúc về, giở tóc chị ra coi, lúc đó sẽ xác quyết anh nói sai hay đúng. Tôi nóng mắt lên, bẻ sang chuyện khác:

- Tụi bay tin anh Hùng, hở? Nghe tao nói đây này : nguyên có cách dùng chữ mà anh ấy cũng dùng sai…

- Sai gì đâu? Nói đi coi! – Anh Hùng giọng thách thức.

Tôi cười:

- Chớ gì nữa mà không sai? Hà hỏi anh đây : nãy giờ anh cứ nói lỗ tai, lỗ tai trong khi đáng ra, anh phải nói cái tai mới đúng.

- Hừ… – Anh Hùng đỏ mặt ấp úng có mỗi tiếng “hừ” rồi im luôn.

Lại đến lượt tôi có trớn:

- Thì rõ ràng anh nói : “một tủ lạnh đầy nhóc toàn lỗ tailỗ tai chớ gì nữa? Đúng không?

Chị Thu và anh Vũ cũng đồng ý với tôi rằng anh Hùng dùng chữ sai, nhưng hai đứa nhỏ thì cho là nói lỗ tai hay cái tai đều không có gì đáng quan tâm, có quan tâm là quan tâm chuyện ráp tai cho chị Cúc kia. Ờ, nếu rủi mà ông bác sĩ ráp lộn tai cho chị ấy thì… tội lắm. Cho nên trong lúc chúng tôi, tụi lơn lớn, mong chị Cúc trờ về nhà để biết kết quả về thính giác thì tụi nó chỉ ngong ngóng để được nhìn thấy cái tai chị mà thôi.

Rồi thì, chị Cúc về. Vừa ở trên xe bước xuống là chị Cúc được cả bọn ùa ra đón tiếp trọng thể – và cũng rất tò mò – Trong lúc chị Cúc cười bẽn lẽn và cảm động thì Minh nóng nảy không dằn nổi, tiến sát lại bên chị, thò tay vén tóc chị lên, quan sát. Khi thấy không có gì khác lạ, tai bên mổ và bên không mổ vẫn giống như nhau, Minh yên lòng quay lại tìm anh Hùng để phê bình xây dựng thì chả thấy anh đâu hết. Tôi cười, bảo nó:

- Mày thấy tao nói đúng không?

Và tôi toan kể lại đầu đuôi cho chị Cúc nghe song mẹ tôi đã ngăn lại:

- Hãy khoan, đợi cho vết mổ ở lỗ tai nó lành đã, tụi bay làm cho nó cười rách tai ra đó, nghe!

- Mẹ cũng nói lỗ tai thấy chưa?

MINH QUÂN      


(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 122, 123 ra ngày 1-3 và 1-4-1974)

oncopy="return false" onpaste="return false" oncut="return false"> /body>