CHƯƠNG I
Hoàng Oanh chở Honda đưa em về tận cổng:
- Chia tay hí. Mai nhớ đi học sớm nghe Mai Liên, tao cho mi coi cái ni hay lắm.
Em lườm bạn:
- Mi thì khi mô cũng có nhiều cái mới lạ, làm hơn quảng cáo thuốc cao đơn hoàn tán.
Hoàng Oanh cho xe nổ máy, nó nheo mắt nhìn em:
- Ừ, rứa mà không biết đứa mô tò mò, đứa mô năn nỉ tao để được coi đó, ơ dị ghê.
Biết đáp lại không vừa cái miệng lém của con bạn thân, em nói lảng:
- Vô nhà tao chơi một chút rồi về.
- Thôi, cho tao dông, tao còn nhiều việc lắm.
Em đi vào nhà lúc chị Mỹ Liên mở cửa bước ra.
Hôm nay chị chưng diện đẹp lạ, chiếc áo dài hoa đỏ mới may ôm vừa vặn dáng người thon gầy làm nổi bật làn da hồng mịn, tóc chị bới cao và cài một cành hoa tỉ muội bằng ngà, em suýt soa:
- Chị đi mô mà đẹp rùng rợn rứa, chị Mỹ?
Chị Mỹ Liên cười tươi như hoa sớm mai.
- Chị đi lễ, Mai Liên có đi không? Đi với chị luôn!
- Em đi rồi, em đi lễ với Hoàng Oanh từ sớm lận.
- Rứa à, răng không đánh thức chị dậy cùng đi cho vui.
- Hồi hôm, chị đi dự sinh nhật chị Hoài Thanh về khuya quá, nên em để chị ngủ.
Chị Mỹ Liên nhích qua một bên nhường lối cho em vào:
- Thôi chị đi hí, Mai chịu khó ở nhà trông nhà, ba mẹ cũng vừa mới đi xong, chị Sáu đi chợ rồi.
- Dạ để em, chị đi đi.
Em đứng tần ngần bên ngưỡng cửa, nhìn theo dáng chị Mỹ Liên thấp thoáng dưới hai hàng hạnh đào trồng dọc theo lối ra cổng, mầu hoa đỏ rực rỡ trên áo chị đã làm lu mờ những quả hạnh đào mọng chín trĩu nặng ngã nghiêng trước làn gió thoảng lao xao. Em nói nhỏ một mình:
- Chị Mỹ đẹp quí phái ghê.
Em nhớ đến lời Hoàng Oanh:
- Chị Mỹ Liên của mi sắc sảo dễ sợ, mấy anh chàng nhìn thấy là tim rớt lộp độp, cúi xuống lượm hết nổi.
Em cười, đấm vào lưng nó:
- Mi là chuyên viên phóng dại đó, làm chi mà dữ rứa nờ.
Hoàng Oanh tròn mắt.
- Mi không tin hỏi mấy người học Luật coi. Tao nghe anh Thái kể, mỗi lần chị Mỹ Liên bước vô giảng đường là mọi tiếng ồn đều im bặt, mọi đôi mắt đổ dồn về gương mặt rạng rỡ của chị, dáng dấp quí phái của chị, con gái thì ganh tị, con trai thì chiêm ngưỡng.
Em gật gù:
- Kể ra được trời cho đẹp cũng thú vị mi hí, đi bên chị Mỹ Liên, tao trở thành Chung Vô Diệm.
Hoàng Oanh nhìn em đăm đăm:
- Mi nói quá đáng, mi cũng đẹp chớ bộ, nói rứa chớ tao thích vẻ đẹp dịu dàng của mi hơn, anh Bằng của tao nói, mi và chị Mỹ Liên là Thúy Vân, Thúy Kiều.
- Mấy ông anh của mi nhiều chuyện ghê.
- Đàn ông con trai ai mà chằng rứa, mi không nghe người ta nói à: "làm hoa để người ta hái, làm gái để cho người ta… phê bình", chính mi mới nhiều chuyện.
Em lại thua cái miệng lém của Hoàng Oanh, em đành cười hòa.
Em vào phòng thay bộ đồ mát. Nhà rộng vắng người nên càng thấy thênh thang. Gia đình em ít con, me sinh năm lần nhưng chỉ nuôi dược ba người: Anh Lâm bạn học của anh Bằng, đã ra bác sĩ được hai năm hiện làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hai người tiếp theo một trai một gái bị bệnh, mất hồi còn bé, kế đến là chị Mỹ Liên, năm thứ hai Luật, em là con út được ba me cưng nhất, hiện học lớp 12 A trường Đồng Khánh.
Ba em là thương gia, có cửa hàng bán phụ tùng xe hơi, xe gắn máy ở phố Trần Hưng Đạo. Ba bận rộn suốt ngày, tối đến mới về tới nhà, có nhiều khi ba đi Saigon mua hàng cả tuần lễ, me phải lên hàng thay thế ba điều khiển công việc. Nhiệm vụ của me chỉ có thế cho nên me thường rảnh lắm, me ở nhà làm mứt bánh, chỉ vẽ cho hai cô con gái, nhưng thú thật mà nói, em và chị Mỹ Liên đành chào thua trước cái khéo tay của me. Gia đình em vỏn vẹn có năm người, nhưng mỗi người mỗi tính: ba em thích đọc sách, anh Lâm chuộng thể thao, chị Mỹ Liên ưa chưng diện, còn... say mê âm nhạc là phần của em. Ngoài giờ học ở trường, em còn là học viên dương cầm của Trường Quốc Gia Âm Nhạc, ba thường mắng yêu em:
- Con ni nhỏ nhất nhà mà khôn ác, ưa đàn chi không ưa lại đi mê dương cầm, mua đàn cho mi lủng cả gia tài tao.
Nói vậy chứ ba cũng cố sắm cho em một chiếc dương cầm để em luyện thêm ở nhà, ba thường nói với me:
- Nhờ trời mình có tiền thì cũng không nên tiếc với con làm chi, chiều nó được chừng mô hay chừng nấy, mai mốt nó đi lấy chồng biết vui buồn sướng khổ ra răng, tội nghiệp!
Chị Sáu đi chợ về léo nhéo sau bếp:
- Cô Mai ơi cô Mai.
Em chạy xuống.
- Kêu chi mà ỏm rứa?
- Cô ăn sáng chưa?
- Chưa, định đợi chị về nhờ chị đi mua đây.
Chị Sáu cười toe toét.
- Khỏi, tui có mua cái ni cho cô, chắc chắn là cô ưa lắm.
Em nghe bụng đói cồn cào:
- Chi rứa? Chị mua cái chi cho tôi rứa?
Chị Sáu lui cui lục giỏ thức ăn, lôi ra một túi nylon:
- Giấm nuốt chả mực, nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn.
Em phì cười:
- Chị ni làm còn hơn hề nữa. Ai thuê chị quảng cáo đó.
Chị Sáu cười bẽn lẽn:
- Dạ mô có, tui thấy ngon thì tui nói rứa, chớ quảng cáo chi. Cô ăn thử cho mà coi. Để tôi đi lấy tô trút ra cho cô.
-Thôi được, để đó cho tui, chị lo làm thức ăn đi, trưa rồi đó. À, chị mua hết mấy rứa?
-Dạ bảy chục giấm nuốt, ba chục chả, vị chi là một trăm.
- Được, tí nữa tui sẽ hoàn tiền lại cho chị.
Chủ nhật ở nhà chằng biết làm gì, em đi vào phòng tìm một cuốn sách để xem, đọc được vài trang, em lại chán, xếp sách lại, thơ thẩn ra phòng khách. Em mở tung hết cửa lớn cửa sổ, gió từ vườn thổi vào mát rượi vẳng theo tiếng hót líu lo của bầy chim nhỏ làm tổ trên mấy tàng nhãn sau vườn.
Mới hôm qua đây, anh Lâm bảo em:
- Có tổ chim chào mào mới nở trên cây nhãn a, Mai thích không, anh leo lên lấy xuống cho.
Em đã từ chối:
- Thôi anh, để chúng sống gần với mẹ nó, với thiên nhiên. Bắt chúng nhốt vào lồng, mình vui trong chốc lát mà chúng phải khổ trọn đời, tội lắm.
Chị Mỹ Liên đã cười, chị bảo em là đạo đức giả, lý luận như bà cụ non. Nghe vậy em lại lo, em sợ chị Mỹ xúi anh Lâm lấy tổ chim đó cho chị, nên em cứ theo dặn anh Lâm hoài, làm anh cười em:
- Mai khỏi lo, Mỹ Liên nó đâu có thèm chơi ba cái thứ trẻ con đó, nó lớn rồi chớ bộ.
Em phụng phịu:
- Em cũng lớn nì.
Anh Lâm xoa đầu em:
- Chà, Mai Liên của anh lớn ghê a, bằng con mèo con luôn.
Anh Lâm hay trêu mình ghê, em vửa nghĩ tới anh Lâm vừa nhìn lên cây trứng gà vươn cao bên cửa sổ. Dạo này anh Lâm cứ trực ở bệnh viện mãi, ít về nhà làm em nhớ anh ghê, trứng gà mùa này trái thật to, em sẽ hái vài quả lớn nhất dú trong khạp gạo dành cho anh Lâm kẻo để chị Mỹ Liên kéo bạn bè về hái trái hết, vì em biết, chị Mỹ và anh Lâm đều khoái ăn món này.
Chị Sáu chạy lên:
- Cô Mai ơi! Cô ngó dùm nhà chút hí.
- Chị đi mô?
- Tui chạy lên chợ mua cần tây, hồi sáng bà dặn mà tôi quên mất.
- Đi mau mà về nghe, trưa rồi đó…
- Dạ.
Ba me và chị Mỹ đi đâu mà lâu ghê, em buồn thấm thía, em đến bên chiếc dương cầm, kéo ghế ngồi xuống, lướt nhẹ đôi tay lên phím ngà. Tiếng nhạc thánh thót ngân vang trong phòng vắng, vương vương không gian ru em vào mơ mộng, em thấy trước mặt mình, tấm thảm cỏ xanh rờn trải rộng bao la, có tiếng suối reo róc rách, tiếng chim ca lảnh lót trên cành, cùng đàn bướm muôn màu bay lượn bên những khóm hồng tươi rực rỡ… và em cất cao lời hát: "... nhớ hôm nào mùa xuân mới sang, muôn bầy chim ca hót vang, tung cánh nhẹ bay la đà, bướm khoe mình trên muôn cành hoa… Tiếng dương cầm còn vang thiết tha, riêng mình ta đây với ta, chìm đắm trong một giấc mơ" (1)... Đôi tay em vẫn say sưa dạo lên phím đàn, em thả hồn theo ngàn cung bậc chơi vơi, cho đến khi em cảm thấy hình như có ai đang đứng sau lưng em, đang ngắm mình từ hồi nãy đến giờ, Em ngưng đàn, có tiếng thở nhẹ từ phía cửa lớn làm em giật mình quay lại:
- Ơ…
Người con trai mặc quân phục đứng ở cửa nghiêng đầu chào em. Em đứng dậy:
- Ông… ông hỏi ai rứa?
Người ấy giở chiếc mũ lưỡi trai xuống:
- Xin lỗi cô, đây có phải nhà cô Mỹ Liên?
Em gật đầu:
- Dạ… phải rồi, mời ông ngồi chơi..
Người con trai để chiếc mũ lên bàn Salon và ngồi xuống ghế tự nhiên:
- Cô Mỹ Liên có ở nhà không hở cô?
- Dạ, chị Mỹ Liên đi lễ chưa về.
Người con trai nhìn em.
- Vậy ra cô là em của Mỹ Liên?
Em gật.
- Tôi là Hoàng Minh, bạn của Mỹ Liên, còn cô…?
- Dạ... Mai Liên...
- Hồi hôm, tôi không thấy cô trong buổi lễ sinh nhật của Hoài Thanh.
Em ngồi xuống chiếc ghế đàn:
- Dạ, chị Hoài Thanh là bạn của chị Mỹ Liên chớ đâu phải là bạn của Mai mà mời Mai.
Hoàng Minh nhìn hàng phím ngà trên đàn rồi nhìn em:
- Cô Mai Liên học đàn từ bao giờ?
Em cúi đầu bẽn lẽn:
- Dạ cũng bốn năm năm ni, tại vì bận học quá, Mai chẳng tập tành chi nhiều, nên tiến không nổi.
Minh đứng dậy, bước tới cạnh em.
- Theo thiển ý của tôi, thì cô Mai Liên đàn khá lắm.
Minh đưa tay dạo nhẹ lên phím ngà đoạn đầu bản đàn quen thuộc. Em nhích sang một bên, tò mò nhìn Minh.
- Anh cũng chơi dương cầm?
Minh lắc đầu:
- Sơ sơ thôi, hiện giờ tôi đang chơi Vĩ cầm.
Em bạo dạn hơn:
- Chắc là anh đàn hay lắm?
Minh cười:
- Cô Mai Liên đang làm thầy bói đó à!
Em đỏ mặt:
- Mai đoán mà, tại anh nói anh không chơi dương cầm mà anh đàn còn được, huống hồ vĩ cầm là sở trường của anh.
Minh trở lại ghế ngồi:
- Tôi cũng chơi tài tử thôi cô Mai Liên. Nếu cô cho phép thỉnh thoảng tôi đem đàn lại đây hòa dương cầm với cô, được không cô Mai Liên?
Em ấp úng:
- Cái đó... còn tùy ba me Mai... để Mai xin phép đã.
Minh lại hỏi:
- Mỹ Liên cùng học dương cầm với Mai Liên chứ?
Em lắc đầu:
- Dạ không, chị ấy không ưa âm nhạc…
Em nhìn mông ra cửa:
- Chị Mỹ Liên đi mô mà lâu về ghê.
Minh cầm mũ đứng lên:
- Tôi xin phép kiếu từ cô Mai Liên.
Em quay lại:
- Anh không chờ chị Mỹ của Mai về à?
- Thôi để khi khác, tôi sẽ đến thăm Mỹ và Mai Liên.
Em tiễn Minh ra cửa:
- Anh có chi cần nhắn với chị Mỹ không, để Mai nói lại.
- Cảm ơn Mai Liên, cũng chẳng có chi, nhờ Mai Liên nói lại với Mỹ Liên là có Hoàng Minh tới thăm mà không gặp.
- Dạ, để Mai nói lại.
- Cảm ơn Mai nhiều, thôi tôi về.
Em nhìn theo Minh khuất sau hàng rào tigôn, lòng phân vân lạ thường, chả biết Minh quen với chị Mỹ Liên từ lúc nào mà mặt mày trông lạ hoắc, hình như hôm nay em mới gặp anh chàng lần đầu, còn từ trước tới giờ thì em chả hề nghe chị Mỹ nhắc đến một người bạn trai nào tên Minh cả.
Em trở vào phòng khách, gieo người xuống chiếc ghế Minh vừa ngồi, suy nghĩ vẩn vơ. Chị Mỹ đào hoa ghê. Các bạn trai quen chị người nào cũng đàng hoàng trí thức, cũng cao ráo, đẹp đẽ… như Hoàng Minh vừa rồi đó, anh chàng có đôi mắt thật sáng và nụ cười tươi chi lạ. Em chợt mắc cỡ một mình, em úp tay vào đôi má nóng bừng bừng như vừa được hơ từ trong bếp lửa, em đang nghĩ đến Minh nhiều quá, anh chàng có cái gì đặc biệt đâu mà em lưu ý đến vậy, hơn nữa Minh là bạn của chị Mỹ cơ mà.
Có tiếng xích lô thắng trước cổng, Chị Mỹ Liên hấp tấp bước vào:
- Ba me về chưa Mai?
- Chưa.
- Hú hồn.
- Chị đi đâu mà lâu rứa? Có chi mô mà hú hồn hú vía nờ.
Chị Mỹ ngồi xuống ghế tháo giầy quăng ra sàn:
- Tao đi lễ ra một lần với ba me. Ba bận ra hàng, còn me qua dì Ấn khui hụi, me dặn tao về gấp trông nhà.
- Răng chị không nói là có em ở nhà rồi.
- Tao có nói nhưng me bảo mi còn nhỏ, nhà lại rộng, bữa ni ăn cướp nhiều lắm, mi không biết à.
- Rứa răng chị không về sớm với em?
- Rứa tao mới hú hồn, sợ me biết me la ghê. Tại tao vừa mới ra khỏi nhà thờ thì gặp Mộng Thảo rủ tao đi ciné, nó bao mà dại chi không đi, phim hay kinh khủng mi ơi.
- Thú chưa, để người ta ở nhà chèo queo rầu rĩ râu ria ra rậm rạp!
Chị Mỹ đứng lên:
- Thôi tao đi thay áo quần đã, me có hỏi nói là tao về lâu rồi nghe. Me cứ sợ mi ở nhà một mình ăn cướp đến bắt cóc cục cưng của me đi.
- Bày đặt, làm chi có nờ.
Chị Mỹ đã thay xong bộ pyjama màu lòng trứng, bước ra:
- Thiệt mà, để tao kể mi nghe hí, mới hôm tê đây nì, bà bác sĩ Giàu mi biết không? Ngay giữa thanh thiên bạch nhựt mà ăn cướp dám vô nhà bả lột cái nhẫn hột xoàn…
- Mấy nhà nớ thì có hột xoàn để lấy chứ ăn cướp mà vô nhà mình thêm mất công, có mấy cây trứng gà là có giá mà thôi.
Chị Mỹ nói như reo:
- A mi nhắc tao mới nhớ, trứng gà nhà mình chín đẹp quá để tao đi khèo vài trái ăn chơi.
Em nhắc:
- Hái vừa vừa a, để dành cho anh Lâm với đó.
Chị Mỹ nguýt em:
- Mi làm như tao là hạm không bằng.
- Em sợ chị hái hết đem lên trường phát chẩn.
- Mi làm như tao ngu lắm a.
Em nói mát:
- Chị đâu có ngu, chị chỉ hào hoa thôi, nên bao nhiêu cây trái trong vườn chị đem đi tặng hết.
- Mi đúng là mọi giữ của.
- Giữ chi mà giữ, em giữ cho ba me, cho anh Lâm, cho chị và cho em chứ đâu phải riêng mình em.
- Thôi không nói chuyện với mi nữa. Dai lắm.
Chị Mỹ ngoe ngẩy đi ra vườn, sực nhớ đến Hoàng Minh, em gọi giật:
- Chị Mỹ, chị Mỹ.
Chị Mỹ dừng bước, quay lại cau mày:
- Chi nữa đó bà cụ non?
- Hồi nãy chị đi vắng, có người lại thăm.
Chị Mỹ đi trở vào, ngồi đối diện em:
- Dữ chưa? Răng không để mai mốt rồi nói luôn.
Em vờ giận:
- Chị ni làm đày gớm, không nói nữa.
Chị Mỹ cười hoà, nựng cằm em:
- Thôi mà, nói cho chị nghe đi nờ.
- Chị làm tàng quá sức, mai chừ cứ ăn hiếp người ta.
- Thôi mà, tao xin lỗi rồi mà, làm bộ rứa.
Em làm vẻ mặt nghiêm một chút rồi bật cười:
- Chị đóng kịch còn hay hơn Kim Cương nữa, làm tàng đó rồi đấu dịu đó.
- Nói cho tao biết đi Mai, ai tới thăm tao khi hồi rứa?
- Một nhân vật mới mà em chưa hề biết mặt, chưa hề nghe chị nhắc đến.
- Ai mà bí mật ác rứa mi, làm tao nhớ đến cuốn phim vừa xem.
- Phim chi rứa?
- Le passager de la pluie.
- Anh chàng ni có tên tuổi hẳn hòi mà, Hoàng minh, mặc đồ kaki, đại úy, hình như có dấu quân y nơi tay áo.
Chị Mỹ cười cười nhìn em:
- Chà, quan sát kỹ dữ. – Rồi chị nhíu mày – Hoàng Minh… Hoàng Minh mô hè.
Em ngạc nhiên:
-Ủa, bộ chi không quen à?
Chị Mỹ ngả người tựa vào lưng ghế:
- Quả tình... tao không nhớ...
Rồi chị nhỏm dậy nhìn vào mặt em, giọng ngờ vực:
- Hay là... anh chàng muốn làm quen với mi... nên chờ tao đi vắng rồi làm bộ bước vào hỏi tao nhân thể nói chuyện với mi luôn.
Em lắc đầu nguầy nguậy.
- Không có mô… Hoàng Minh có vẻ thành thật lắm mà.
- Thì tao đâu có nói là anh chàng xảo trá đâu mà mi bênh dữ rứa nờ. Nhưng tao chắc là giả thuyết của tao đúng, thời chừ con trai có cả trăm phương nghìn kế để làm quen với con gái, mi ngây thơ lắm Mai nờ.
Chợt nhớ ra, em nhắc:
- À, em nhớ rồi, hình như hồi hôm anh chàng Minh cũng có dự tiệc sinh nhựt của chị Hoài Thanh nữa đó.
Chị Mỹ bóp tay lên trán:
- À, tao nhớ rồi, anh chàng Minh hồi hôm mặc Civil, nghe mi nói mặc đồ nhà binh nên tao đoán không ra. Đúng rồi, tao nhớ rồi, anh chàng có nói tên Minh và xin tao địa chỉ, không ngờ anh chàng lại tìm thăm mau vậy…
Em cười:
- Ai thấy mặt chị là tim rụng xuống cầu mà, con Hoàng Oanh nó nói rứa đó.
- Ôi, hơi mô mà mi đi nghe cái miệng con lém đó. À nì Mai, Hoàng Minh tới đây đợi tao có lâu không?
- Lâu, chị đi được một chút thì ảnh tới, ảnh vừa kiếu từ vài phút thì chị về.
Chị Mỹ cười khúc khích:
- Ủa, răng mà như đèn kéo quân rứa hè, kẻ trước người sau biết khi mô mới gặp nhau đây.
- Anh chàng hẹn sẽ đến nữa mà
- Chắc là anh ta cảm mi rồi.
- Nói bậy đi, ảnh ngồi nói với em mà cứ lóng ngóng chờ chị mãi.
- Nì Mai.
- Chi rứa chị?
- Hoàng Minh… ngó bô trai ghê hí.
Em bối rối.
- Em… em không có ý kiến.
- Anh chàng có đôi mắt thật thông minh.
- Dạ… hình như rứa.
- Hình như chi nữa, mi mười bảy tuổi rồi chớ nhỏ nhít chi nữa, tập quan sát con trai cho quen, sau chọn bạn mà giao thiệp kẻo rồi gặp tụi lưu manh lợi dụng.
Em cười chun mũi:
- Em không biết, em không thèm chơi với con trai.
Chị Mỹ lườm em một cái rõ dài, chị định nói với em một câu gì nhưng me đã bước vào sân.
- Chị Sáu ơi, chị Sáu.
Em chạy ra:
- Chi rứa me?
- Kêu chị Sáu dùm me, phụ anh xích lô bưng bao gạo vào.
- Ủa, me mua gạo chi mà mua hoài rứa, mới tuần trước đây me có mua một bao mà.
- Dì Ấn để lại đó, thấy rẻ thì tao mua thêm cất đó, mất mát chi mô mà sợ.
Me bước vào nhà, đi thẳng ra sau bếp:
- Dọn cơm lên mà ăn bây, tao đói bụng quá.
................
(1) Bản "Tiếng Dương cầm" của Văn Phụng.
- Chia tay hí. Mai nhớ đi học sớm nghe Mai Liên, tao cho mi coi cái ni hay lắm.
Em lườm bạn:
- Mi thì khi mô cũng có nhiều cái mới lạ, làm hơn quảng cáo thuốc cao đơn hoàn tán.
Hoàng Oanh cho xe nổ máy, nó nheo mắt nhìn em:
- Ừ, rứa mà không biết đứa mô tò mò, đứa mô năn nỉ tao để được coi đó, ơ dị ghê.
Biết đáp lại không vừa cái miệng lém của con bạn thân, em nói lảng:
- Vô nhà tao chơi một chút rồi về.
- Thôi, cho tao dông, tao còn nhiều việc lắm.
Em đi vào nhà lúc chị Mỹ Liên mở cửa bước ra.
Hôm nay chị chưng diện đẹp lạ, chiếc áo dài hoa đỏ mới may ôm vừa vặn dáng người thon gầy làm nổi bật làn da hồng mịn, tóc chị bới cao và cài một cành hoa tỉ muội bằng ngà, em suýt soa:
- Chị đi mô mà đẹp rùng rợn rứa, chị Mỹ?
Chị Mỹ Liên cười tươi như hoa sớm mai.
- Chị đi lễ, Mai Liên có đi không? Đi với chị luôn!
- Em đi rồi, em đi lễ với Hoàng Oanh từ sớm lận.
- Rứa à, răng không đánh thức chị dậy cùng đi cho vui.
- Hồi hôm, chị đi dự sinh nhật chị Hoài Thanh về khuya quá, nên em để chị ngủ.
Chị Mỹ Liên nhích qua một bên nhường lối cho em vào:
- Thôi chị đi hí, Mai chịu khó ở nhà trông nhà, ba mẹ cũng vừa mới đi xong, chị Sáu đi chợ rồi.
- Dạ để em, chị đi đi.
Em đứng tần ngần bên ngưỡng cửa, nhìn theo dáng chị Mỹ Liên thấp thoáng dưới hai hàng hạnh đào trồng dọc theo lối ra cổng, mầu hoa đỏ rực rỡ trên áo chị đã làm lu mờ những quả hạnh đào mọng chín trĩu nặng ngã nghiêng trước làn gió thoảng lao xao. Em nói nhỏ một mình:
- Chị Mỹ đẹp quí phái ghê.
Em nhớ đến lời Hoàng Oanh:
- Chị Mỹ Liên của mi sắc sảo dễ sợ, mấy anh chàng nhìn thấy là tim rớt lộp độp, cúi xuống lượm hết nổi.
Em cười, đấm vào lưng nó:
- Mi là chuyên viên phóng dại đó, làm chi mà dữ rứa nờ.
Hoàng Oanh tròn mắt.
- Mi không tin hỏi mấy người học Luật coi. Tao nghe anh Thái kể, mỗi lần chị Mỹ Liên bước vô giảng đường là mọi tiếng ồn đều im bặt, mọi đôi mắt đổ dồn về gương mặt rạng rỡ của chị, dáng dấp quí phái của chị, con gái thì ganh tị, con trai thì chiêm ngưỡng.
Em gật gù:
- Kể ra được trời cho đẹp cũng thú vị mi hí, đi bên chị Mỹ Liên, tao trở thành Chung Vô Diệm.
Hoàng Oanh nhìn em đăm đăm:
- Mi nói quá đáng, mi cũng đẹp chớ bộ, nói rứa chớ tao thích vẻ đẹp dịu dàng của mi hơn, anh Bằng của tao nói, mi và chị Mỹ Liên là Thúy Vân, Thúy Kiều.
- Mấy ông anh của mi nhiều chuyện ghê.
- Đàn ông con trai ai mà chằng rứa, mi không nghe người ta nói à: "làm hoa để người ta hái, làm gái để cho người ta… phê bình", chính mi mới nhiều chuyện.
Em lại thua cái miệng lém của Hoàng Oanh, em đành cười hòa.
Em vào phòng thay bộ đồ mát. Nhà rộng vắng người nên càng thấy thênh thang. Gia đình em ít con, me sinh năm lần nhưng chỉ nuôi dược ba người: Anh Lâm bạn học của anh Bằng, đã ra bác sĩ được hai năm hiện làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hai người tiếp theo một trai một gái bị bệnh, mất hồi còn bé, kế đến là chị Mỹ Liên, năm thứ hai Luật, em là con út được ba me cưng nhất, hiện học lớp 12 A trường Đồng Khánh.
Ba em là thương gia, có cửa hàng bán phụ tùng xe hơi, xe gắn máy ở phố Trần Hưng Đạo. Ba bận rộn suốt ngày, tối đến mới về tới nhà, có nhiều khi ba đi Saigon mua hàng cả tuần lễ, me phải lên hàng thay thế ba điều khiển công việc. Nhiệm vụ của me chỉ có thế cho nên me thường rảnh lắm, me ở nhà làm mứt bánh, chỉ vẽ cho hai cô con gái, nhưng thú thật mà nói, em và chị Mỹ Liên đành chào thua trước cái khéo tay của me. Gia đình em vỏn vẹn có năm người, nhưng mỗi người mỗi tính: ba em thích đọc sách, anh Lâm chuộng thể thao, chị Mỹ Liên ưa chưng diện, còn... say mê âm nhạc là phần của em. Ngoài giờ học ở trường, em còn là học viên dương cầm của Trường Quốc Gia Âm Nhạc, ba thường mắng yêu em:
- Con ni nhỏ nhất nhà mà khôn ác, ưa đàn chi không ưa lại đi mê dương cầm, mua đàn cho mi lủng cả gia tài tao.
Nói vậy chứ ba cũng cố sắm cho em một chiếc dương cầm để em luyện thêm ở nhà, ba thường nói với me:
- Nhờ trời mình có tiền thì cũng không nên tiếc với con làm chi, chiều nó được chừng mô hay chừng nấy, mai mốt nó đi lấy chồng biết vui buồn sướng khổ ra răng, tội nghiệp!
Chị Sáu đi chợ về léo nhéo sau bếp:
- Cô Mai ơi cô Mai.
Em chạy xuống.
- Kêu chi mà ỏm rứa?
- Cô ăn sáng chưa?
- Chưa, định đợi chị về nhờ chị đi mua đây.
Chị Sáu cười toe toét.
- Khỏi, tui có mua cái ni cho cô, chắc chắn là cô ưa lắm.
Em nghe bụng đói cồn cào:
- Chi rứa? Chị mua cái chi cho tôi rứa?
Chị Sáu lui cui lục giỏ thức ăn, lôi ra một túi nylon:
- Giấm nuốt chả mực, nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn.
Em phì cười:
- Chị ni làm còn hơn hề nữa. Ai thuê chị quảng cáo đó.
Chị Sáu cười bẽn lẽn:
- Dạ mô có, tui thấy ngon thì tui nói rứa, chớ quảng cáo chi. Cô ăn thử cho mà coi. Để tôi đi lấy tô trút ra cho cô.
-Thôi được, để đó cho tui, chị lo làm thức ăn đi, trưa rồi đó. À, chị mua hết mấy rứa?
-Dạ bảy chục giấm nuốt, ba chục chả, vị chi là một trăm.
- Được, tí nữa tui sẽ hoàn tiền lại cho chị.
Chủ nhật ở nhà chằng biết làm gì, em đi vào phòng tìm một cuốn sách để xem, đọc được vài trang, em lại chán, xếp sách lại, thơ thẩn ra phòng khách. Em mở tung hết cửa lớn cửa sổ, gió từ vườn thổi vào mát rượi vẳng theo tiếng hót líu lo của bầy chim nhỏ làm tổ trên mấy tàng nhãn sau vườn.
Mới hôm qua đây, anh Lâm bảo em:
- Có tổ chim chào mào mới nở trên cây nhãn a, Mai thích không, anh leo lên lấy xuống cho.
Em đã từ chối:
- Thôi anh, để chúng sống gần với mẹ nó, với thiên nhiên. Bắt chúng nhốt vào lồng, mình vui trong chốc lát mà chúng phải khổ trọn đời, tội lắm.
Chị Mỹ Liên đã cười, chị bảo em là đạo đức giả, lý luận như bà cụ non. Nghe vậy em lại lo, em sợ chị Mỹ xúi anh Lâm lấy tổ chim đó cho chị, nên em cứ theo dặn anh Lâm hoài, làm anh cười em:
- Mai khỏi lo, Mỹ Liên nó đâu có thèm chơi ba cái thứ trẻ con đó, nó lớn rồi chớ bộ.
Em phụng phịu:
- Em cũng lớn nì.
Anh Lâm xoa đầu em:
- Chà, Mai Liên của anh lớn ghê a, bằng con mèo con luôn.
Anh Lâm hay trêu mình ghê, em vửa nghĩ tới anh Lâm vừa nhìn lên cây trứng gà vươn cao bên cửa sổ. Dạo này anh Lâm cứ trực ở bệnh viện mãi, ít về nhà làm em nhớ anh ghê, trứng gà mùa này trái thật to, em sẽ hái vài quả lớn nhất dú trong khạp gạo dành cho anh Lâm kẻo để chị Mỹ Liên kéo bạn bè về hái trái hết, vì em biết, chị Mỹ và anh Lâm đều khoái ăn món này.
Chị Sáu chạy lên:
- Cô Mai ơi! Cô ngó dùm nhà chút hí.
- Chị đi mô?
- Tui chạy lên chợ mua cần tây, hồi sáng bà dặn mà tôi quên mất.
- Đi mau mà về nghe, trưa rồi đó…
- Dạ.
Ba me và chị Mỹ đi đâu mà lâu ghê, em buồn thấm thía, em đến bên chiếc dương cầm, kéo ghế ngồi xuống, lướt nhẹ đôi tay lên phím ngà. Tiếng nhạc thánh thót ngân vang trong phòng vắng, vương vương không gian ru em vào mơ mộng, em thấy trước mặt mình, tấm thảm cỏ xanh rờn trải rộng bao la, có tiếng suối reo róc rách, tiếng chim ca lảnh lót trên cành, cùng đàn bướm muôn màu bay lượn bên những khóm hồng tươi rực rỡ… và em cất cao lời hát: "... nhớ hôm nào mùa xuân mới sang, muôn bầy chim ca hót vang, tung cánh nhẹ bay la đà, bướm khoe mình trên muôn cành hoa… Tiếng dương cầm còn vang thiết tha, riêng mình ta đây với ta, chìm đắm trong một giấc mơ" (1)... Đôi tay em vẫn say sưa dạo lên phím đàn, em thả hồn theo ngàn cung bậc chơi vơi, cho đến khi em cảm thấy hình như có ai đang đứng sau lưng em, đang ngắm mình từ hồi nãy đến giờ, Em ngưng đàn, có tiếng thở nhẹ từ phía cửa lớn làm em giật mình quay lại:
- Ơ…
Người con trai mặc quân phục đứng ở cửa nghiêng đầu chào em. Em đứng dậy:
- Ông… ông hỏi ai rứa?
Người ấy giở chiếc mũ lưỡi trai xuống:
- Xin lỗi cô, đây có phải nhà cô Mỹ Liên?
Em gật đầu:
- Dạ… phải rồi, mời ông ngồi chơi..
Người con trai để chiếc mũ lên bàn Salon và ngồi xuống ghế tự nhiên:
- Cô Mỹ Liên có ở nhà không hở cô?
- Dạ, chị Mỹ Liên đi lễ chưa về.
Người con trai nhìn em.
- Vậy ra cô là em của Mỹ Liên?
Em gật.
- Tôi là Hoàng Minh, bạn của Mỹ Liên, còn cô…?
- Dạ... Mai Liên...
- Hồi hôm, tôi không thấy cô trong buổi lễ sinh nhật của Hoài Thanh.
Em ngồi xuống chiếc ghế đàn:
- Dạ, chị Hoài Thanh là bạn của chị Mỹ Liên chớ đâu phải là bạn của Mai mà mời Mai.
Hoàng Minh nhìn hàng phím ngà trên đàn rồi nhìn em:
- Cô Mai Liên học đàn từ bao giờ?
Em cúi đầu bẽn lẽn:
- Dạ cũng bốn năm năm ni, tại vì bận học quá, Mai chẳng tập tành chi nhiều, nên tiến không nổi.
Minh đứng dậy, bước tới cạnh em.
- Theo thiển ý của tôi, thì cô Mai Liên đàn khá lắm.
Minh đưa tay dạo nhẹ lên phím ngà đoạn đầu bản đàn quen thuộc. Em nhích sang một bên, tò mò nhìn Minh.
- Anh cũng chơi dương cầm?
Minh lắc đầu:
- Sơ sơ thôi, hiện giờ tôi đang chơi Vĩ cầm.
Em bạo dạn hơn:
- Chắc là anh đàn hay lắm?
Minh cười:
- Cô Mai Liên đang làm thầy bói đó à!
Em đỏ mặt:
- Mai đoán mà, tại anh nói anh không chơi dương cầm mà anh đàn còn được, huống hồ vĩ cầm là sở trường của anh.
Minh trở lại ghế ngồi:
- Tôi cũng chơi tài tử thôi cô Mai Liên. Nếu cô cho phép thỉnh thoảng tôi đem đàn lại đây hòa dương cầm với cô, được không cô Mai Liên?
Em ấp úng:
- Cái đó... còn tùy ba me Mai... để Mai xin phép đã.
Minh lại hỏi:
- Mỹ Liên cùng học dương cầm với Mai Liên chứ?
Em lắc đầu:
- Dạ không, chị ấy không ưa âm nhạc…
Em nhìn mông ra cửa:
- Chị Mỹ Liên đi mô mà lâu về ghê.
Minh cầm mũ đứng lên:
- Tôi xin phép kiếu từ cô Mai Liên.
Em quay lại:
- Anh không chờ chị Mỹ của Mai về à?
- Thôi để khi khác, tôi sẽ đến thăm Mỹ và Mai Liên.
Em tiễn Minh ra cửa:
- Anh có chi cần nhắn với chị Mỹ không, để Mai nói lại.
- Cảm ơn Mai Liên, cũng chẳng có chi, nhờ Mai Liên nói lại với Mỹ Liên là có Hoàng Minh tới thăm mà không gặp.
- Dạ, để Mai nói lại.
- Cảm ơn Mai nhiều, thôi tôi về.
Em nhìn theo Minh khuất sau hàng rào tigôn, lòng phân vân lạ thường, chả biết Minh quen với chị Mỹ Liên từ lúc nào mà mặt mày trông lạ hoắc, hình như hôm nay em mới gặp anh chàng lần đầu, còn từ trước tới giờ thì em chả hề nghe chị Mỹ nhắc đến một người bạn trai nào tên Minh cả.
Em trở vào phòng khách, gieo người xuống chiếc ghế Minh vừa ngồi, suy nghĩ vẩn vơ. Chị Mỹ đào hoa ghê. Các bạn trai quen chị người nào cũng đàng hoàng trí thức, cũng cao ráo, đẹp đẽ… như Hoàng Minh vừa rồi đó, anh chàng có đôi mắt thật sáng và nụ cười tươi chi lạ. Em chợt mắc cỡ một mình, em úp tay vào đôi má nóng bừng bừng như vừa được hơ từ trong bếp lửa, em đang nghĩ đến Minh nhiều quá, anh chàng có cái gì đặc biệt đâu mà em lưu ý đến vậy, hơn nữa Minh là bạn của chị Mỹ cơ mà.
Có tiếng xích lô thắng trước cổng, Chị Mỹ Liên hấp tấp bước vào:
- Ba me về chưa Mai?
- Chưa.
- Hú hồn.
- Chị đi đâu mà lâu rứa? Có chi mô mà hú hồn hú vía nờ.
Chị Mỹ ngồi xuống ghế tháo giầy quăng ra sàn:
- Tao đi lễ ra một lần với ba me. Ba bận ra hàng, còn me qua dì Ấn khui hụi, me dặn tao về gấp trông nhà.
- Răng chị không nói là có em ở nhà rồi.
- Tao có nói nhưng me bảo mi còn nhỏ, nhà lại rộng, bữa ni ăn cướp nhiều lắm, mi không biết à.
- Rứa răng chị không về sớm với em?
- Rứa tao mới hú hồn, sợ me biết me la ghê. Tại tao vừa mới ra khỏi nhà thờ thì gặp Mộng Thảo rủ tao đi ciné, nó bao mà dại chi không đi, phim hay kinh khủng mi ơi.
- Thú chưa, để người ta ở nhà chèo queo rầu rĩ râu ria ra rậm rạp!
Chị Mỹ đứng lên:
- Thôi tao đi thay áo quần đã, me có hỏi nói là tao về lâu rồi nghe. Me cứ sợ mi ở nhà một mình ăn cướp đến bắt cóc cục cưng của me đi.
- Bày đặt, làm chi có nờ.
Chị Mỹ đã thay xong bộ pyjama màu lòng trứng, bước ra:
- Thiệt mà, để tao kể mi nghe hí, mới hôm tê đây nì, bà bác sĩ Giàu mi biết không? Ngay giữa thanh thiên bạch nhựt mà ăn cướp dám vô nhà bả lột cái nhẫn hột xoàn…
- Mấy nhà nớ thì có hột xoàn để lấy chứ ăn cướp mà vô nhà mình thêm mất công, có mấy cây trứng gà là có giá mà thôi.
Chị Mỹ nói như reo:
- A mi nhắc tao mới nhớ, trứng gà nhà mình chín đẹp quá để tao đi khèo vài trái ăn chơi.
Em nhắc:
- Hái vừa vừa a, để dành cho anh Lâm với đó.
Chị Mỹ nguýt em:
- Mi làm như tao là hạm không bằng.
- Em sợ chị hái hết đem lên trường phát chẩn.
- Mi làm như tao ngu lắm a.
Em nói mát:
- Chị đâu có ngu, chị chỉ hào hoa thôi, nên bao nhiêu cây trái trong vườn chị đem đi tặng hết.
- Mi đúng là mọi giữ của.
- Giữ chi mà giữ, em giữ cho ba me, cho anh Lâm, cho chị và cho em chứ đâu phải riêng mình em.
- Thôi không nói chuyện với mi nữa. Dai lắm.
Chị Mỹ ngoe ngẩy đi ra vườn, sực nhớ đến Hoàng Minh, em gọi giật:
- Chị Mỹ, chị Mỹ.
Chị Mỹ dừng bước, quay lại cau mày:
- Chi nữa đó bà cụ non?
- Hồi nãy chị đi vắng, có người lại thăm.
Chị Mỹ đi trở vào, ngồi đối diện em:
- Dữ chưa? Răng không để mai mốt rồi nói luôn.
Em vờ giận:
- Chị ni làm đày gớm, không nói nữa.
Chị Mỹ cười hoà, nựng cằm em:
- Thôi mà, nói cho chị nghe đi nờ.
- Chị làm tàng quá sức, mai chừ cứ ăn hiếp người ta.
- Thôi mà, tao xin lỗi rồi mà, làm bộ rứa.
Em làm vẻ mặt nghiêm một chút rồi bật cười:
- Chị đóng kịch còn hay hơn Kim Cương nữa, làm tàng đó rồi đấu dịu đó.
- Nói cho tao biết đi Mai, ai tới thăm tao khi hồi rứa?
- Một nhân vật mới mà em chưa hề biết mặt, chưa hề nghe chị nhắc đến.
- Ai mà bí mật ác rứa mi, làm tao nhớ đến cuốn phim vừa xem.
- Phim chi rứa?
- Le passager de la pluie.
- Anh chàng ni có tên tuổi hẳn hòi mà, Hoàng minh, mặc đồ kaki, đại úy, hình như có dấu quân y nơi tay áo.
Chị Mỹ cười cười nhìn em:
- Chà, quan sát kỹ dữ. – Rồi chị nhíu mày – Hoàng Minh… Hoàng Minh mô hè.
Em ngạc nhiên:
-Ủa, bộ chi không quen à?
Chị Mỹ ngả người tựa vào lưng ghế:
- Quả tình... tao không nhớ...
Rồi chị nhỏm dậy nhìn vào mặt em, giọng ngờ vực:
- Hay là... anh chàng muốn làm quen với mi... nên chờ tao đi vắng rồi làm bộ bước vào hỏi tao nhân thể nói chuyện với mi luôn.
Em lắc đầu nguầy nguậy.
- Không có mô… Hoàng Minh có vẻ thành thật lắm mà.
- Thì tao đâu có nói là anh chàng xảo trá đâu mà mi bênh dữ rứa nờ. Nhưng tao chắc là giả thuyết của tao đúng, thời chừ con trai có cả trăm phương nghìn kế để làm quen với con gái, mi ngây thơ lắm Mai nờ.
Chợt nhớ ra, em nhắc:
- À, em nhớ rồi, hình như hồi hôm anh chàng Minh cũng có dự tiệc sinh nhựt của chị Hoài Thanh nữa đó.
Chị Mỹ bóp tay lên trán:
- À, tao nhớ rồi, anh chàng Minh hồi hôm mặc Civil, nghe mi nói mặc đồ nhà binh nên tao đoán không ra. Đúng rồi, tao nhớ rồi, anh chàng có nói tên Minh và xin tao địa chỉ, không ngờ anh chàng lại tìm thăm mau vậy…
Em cười:
- Ai thấy mặt chị là tim rụng xuống cầu mà, con Hoàng Oanh nó nói rứa đó.
- Ôi, hơi mô mà mi đi nghe cái miệng con lém đó. À nì Mai, Hoàng Minh tới đây đợi tao có lâu không?
- Lâu, chị đi được một chút thì ảnh tới, ảnh vừa kiếu từ vài phút thì chị về.
Chị Mỹ cười khúc khích:
- Ủa, răng mà như đèn kéo quân rứa hè, kẻ trước người sau biết khi mô mới gặp nhau đây.
- Anh chàng hẹn sẽ đến nữa mà
- Chắc là anh ta cảm mi rồi.
- Nói bậy đi, ảnh ngồi nói với em mà cứ lóng ngóng chờ chị mãi.
- Nì Mai.
- Chi rứa chị?
- Hoàng Minh… ngó bô trai ghê hí.
Em bối rối.
- Em… em không có ý kiến.
- Anh chàng có đôi mắt thật thông minh.
- Dạ… hình như rứa.
- Hình như chi nữa, mi mười bảy tuổi rồi chớ nhỏ nhít chi nữa, tập quan sát con trai cho quen, sau chọn bạn mà giao thiệp kẻo rồi gặp tụi lưu manh lợi dụng.
Em cười chun mũi:
- Em không biết, em không thèm chơi với con trai.
Chị Mỹ lườm em một cái rõ dài, chị định nói với em một câu gì nhưng me đã bước vào sân.
- Chị Sáu ơi, chị Sáu.
Em chạy ra:
- Chi rứa me?
- Kêu chị Sáu dùm me, phụ anh xích lô bưng bao gạo vào.
- Ủa, me mua gạo chi mà mua hoài rứa, mới tuần trước đây me có mua một bao mà.
- Dì Ấn để lại đó, thấy rẻ thì tao mua thêm cất đó, mất mát chi mô mà sợ.
Me bước vào nhà, đi thẳng ra sau bếp:
- Dọn cơm lên mà ăn bây, tao đói bụng quá.
................
(1) Bản "Tiếng Dương cầm" của Văn Phụng.
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II