CÓ CHÍ THÌ NÊN
Bách Thanh và cô nàng của nó thật là hạnh phúc, chúng tha hồ bay lượn
tới lui khắp các cánh rừng quanh đó. Nơi đây các loài muông thú được tự
do tung bay, chạy nhảy, mà không sợ bị thợ săn bắn lén, hay săn đuổi và
cuối cùng hạ sát bằng những ngọn giáo dài. Nhà vua đã ra lệnh cấm săn
bắn tại các khu rừng bao quanh kinh đô trong phạm vi mười dặm.
Nhưng trong vườn Ngự Uyển, chỉ có đôi chim uyên ương, lúc nào cũng cặp kè bơi lội giữa những cụm Bạch liên, Hồng liên và Lưu ly thảo, là có thể so sánh được với đôi họa mi này mà thôi. Bách Thanh, mỗi ngày lại khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Những loài thảo mộc, những giống hoa, những loại côn trùng, chim chóc và dã thú giữa chốn thiên nhiên kỳ diệu ấy, mỗi mỗi là một khám phá mới đầy ngạc nhiên thích thú đối với Bách Thanh. Con chim mái vốn là con cái của rừng xanh giới thiệu với nó mọi thứ, mọi vật chúng nó bắt gặp trong những lần du ngoạn. Nhờ vậy mà Bách Thanh ngày nào chỉ là một con chim máy vô hồn, nay đã biết phân biệt con nào là con chim cu xanh, con nào là con chim cu cườm. Nó cũng biết con gà lôi khác gà rừng ở những điểm nào tuy đều được con người gọi là gà. Nó cũng biết con chim ưng khi săn mồi nó thả mình rơi vụt từ trên cao như một hòn đá, trong khi con heo rừng thích giầm mình trong sình…
- Bạn ơi, đây là cây thông đó.
- Cây thông à ? Cây thông, cây thông…
- Kia là cây phong.
- Cây phong tớ biết rồi.
- Thế, đố bạn con vật bé nhỏ ngồi trên cành cây khô kia kìa, nó đang nghiến răng ken két, và che mặt sau cái đuôi xòe như bông lau là con gì nào ?
- Tớ chịu thôi, tớ đã gặp nó bao giờ mà biết.
- Đó là con sóc, chuyên ăn trái cây rừng, dễ thương lắm. Con sóc, nhớ chưa ?
- Ừa, con sóc, con sóc.
Con chim mái thường rủ Bách Thanh đến đậu trên một cành cây nằm ngang lối đi của thú rừng khi chúng xuống hồ hay khe suối để uống nước. Nhờ vậy mà Bách Thanh biết những loài thú nào hiền hòa vô hại, như bầy hươu, bầy nai, có đực có cái, và lũ hươu nai con lẩn quẩn trong chân mẹ. Những giống nào hung dữ và gây hại cho các sinh vật khác: nhỏ thì có các loài chồn, cáo, mèo rừng, lớn thì có beo, có cọp. Nó đã được thấy ông chúa sơn lâm nầy với bộ mặt và cái áo ngoài lông lá vằn vện rất dễ sợ. Ông đi đến đâu là muông thú khẽ bảo nhau chạy trốn trối chết. Nó và bạn nó đậu trên cành cao, vậy mà thấy ông xuất hiện chúng cũng thấy nổi gai cùng mình và lính quýnh, muốn bay mà không bay được. Ông có biệt tài đi những bước dài, rất uyển chuyển và lặng lẽ, chính vì vậy mà ông càng thêm nguy hiểm vì trời sinh ra ông mạnh khỏe và lanh lẹ phi thường…
Đôi họa mi sống trong hạnh phúc, nhưng không quên nói đến con “ Tu hú ” cũng là bạn tù trước kia của Bách Thanh. Anh ta cũng may mắn chẳng kém hắn bao nhiêu; chỉ một thời gian ngắn anh ta đã cặp bồ được với một chị chim mái. Hai anh chị lập căn cứ trong một vòm cây không xa chốn ở của đôi họa mi cho lắm. Vì vậy sáng sáng, vợ chồng Bách Thanh vẫn được nghe “ hồi kèn báo thức ” của anh ta rõ mồn một.
Ngày tháng trôi qua, đời sống giữa thiên nhiên thật là tuyệt diệu.
Nhưng ở đời, có sướng thì có khổ. Thu tàn đông tới, cảnh vật và cỏ cây
đều bao phủ một màu tang trắng xóa. Gió lạnh buốt tận xương, tuyết rơi
lả tả, thức ăn ngày càng khan hiếm. Tuy vậy, đang còn là vợ chồng son,
nên đôi họa mi kiếm sống không đến nỗi chật vật lắm. Có qua những ngày
tháng gian nan ấy, mới có được cái vui chung với vạn vật để mừng đón
chúa Xuân. Khi băng giá bắt đầu tan, khí trời bớt phần lạnh lẽo, cây cối
khởi đầu đâm chồi nẩy lộc, chim muông đã tụm năm, tụm ba ríu rít chuyện
trò, ca hát…
Một hôm, sau khi đấu hót khá lâu với gia đình nhà sáo, xế chiều trở về tổ ấm, Bách Thanh ta cằn nhằn cô vợ trẻ:
- Này mình, tại sao không nói gì với tôi về cuộc Đại Hội mừng Xuân của toàn thể loài chim chúng ta ?
- Ừ nhỉ… Hội, ngày hội ấy không xa lắm đâu.
Chim mái khẽ cúi đầu, tránh cái nhìn soi mói của Bách Thanh, lững lờ trả lời rất miễn cưỡng.
- Vợ chồng nhà sáo nói rằng ngày hội ấy vui vẻ huy hoàng lắm. Có nhảy múa, bay lượn trên không và nhất là ca hát; có những cuộc thi hát… đúng vậy chăng ?
- Ừa… họ nói đúng.
- Ai có giọng hót hay nhất được tôn làm chúa của “ bộ lạc ” ! Chúa bọn Mai hoa điểu, chúa bọn vành khuyên, chúa họa mi…
Nói tới đây, Bách Thanh đứng rướn cao lên trên đôi chân hồng hồng, nghểnh cổ, phồng má, hót luôn một hơi dài.
“ O O O kekyô ! Kekyô ! ”
“ Bà con sẽ được nghe tôi hát trong ngày hội ấy. Tôi sẽ thắng các địch thủ của tôi. Tôi sẽ là vua họa mi ! ”.
Bách Thanh cao hứng phát ngôn đầy tự phụ với cô nàng chim mái. Nó có biết đâu, dù bộ máy phát âm của ông thợ già Hà Võ Xuất Vân đặt trong họng nó, dù tinh xảo đến mấy cũng chỉ là một bộ máy. Tiếng nó phát ra vẫn phảng phất có âm hưởng của đồ thiết khí, không thể nào trong trẻo và êm dịu như chim trời được. Nó không biết rằng bất cứ trong công việc gì phải học hỏi thật nhiều rồi mới thành công được. Nó cũng không dè tiếng hót du dương hơn hết trong các cánh rừng quanh đây lại là tiếng hót của cô bạn bé bỏng của nó. Nhưng cô ta tính vốn dịu hiền, khiêm tốn và bây giờ đang thương yêu hắn tha thiết, nên không muốn làm điều gì xúc phạm đến thần tượng của mình. Cô nhất quyết quên mình, hy sinh tất cả cho tình yêu, nhưng đã tìm đủ mọi cách để Bách Thanh tự luyện cho mình một giọng hót ngày một hoàn mỹ hơn bằng cách nghe các bản nhạc của thiên nhiên. Cô đã khéo léo lưu ý đến tiếng gió nhẹ nhàng luồn trong kẽ lá để hắn bắt chước tiếng rung nhẹ của lá cành. Cô đưa hắn đi tắm trong hốc đá, kế bên một thác nước nhỏ để hắn nghe tiếng nước suối reo khi từ cao rơi xuống tan vỡ ra thành muôn vàn giọt lăn tăn, tung cao thành mù. Một hôm hắn được đưa đến bìa rừng để nghe tiếng tiêu, tiếng địch véo von của lũ mục đồng ngồi trên lưng trâu gặm cỏ ngoài đồng. Hắn nghe những tiếng rất lạ, rất thanh tao và âm vang dài rộng vô cùng.
Mỗi lần được nghe những âm thanh hay nhạc điệu lạ tai, cô nàng lại vờ bắt chước và cố gắng phát âm cho giống hệt những tiếng ấy. Anh chàng thấy hay hay cũng làm theo. Nhiều buổi trưa bay nhảy mỏi cánh, mỏi chân rồi, hai cô cậu ghé nghỉ cánh ở cành nào đó, cô nàng lại bày trò hợp tấu. Thế là Bách Thanh bị lôi cuốn vào cuộc luyện giọng thật khó khăn nhưng thích thú mà chẳng hay. Cậu ta mải mê gân cổ lên để phát ra những âm điệu khi nhặt, khi khoan, đôi khi dồn dập líu lo khôn tả.
Cô nàng còn nhớ có những âm thanh hết sức truyền cảm tỏa ra từ cái lầu cao ở phía Tây hậu cung. Nếu bắt chước được thì chắc chắn không ai tranh nổi chức vị “ chúa tể họa mi ” của chàng. Những tiếng ấy, không phải lúc nào cũng có. Nhiều lần cặp họa mi bay vòng vòng các cung điện mà chẳng thấy gì. Muốn cho Bách Thanh khỏi chán nản, cô nàng nói là đi tìm thăm cậu hoàng con, đại ân nhân của hai vợ chồng. Một chiều kia, đôi bạn này được nghe những tiếng tơ đồng dìu dặt ấy ở một ngôi lầu không xa phòng riêng của hoàng tử là bao. Chúng lại gần, thấy một bà đứng tuổi, rất đẹp nhưng đượm buồn đang ngồi gẩy một cây đàn có nhiều dây và hoàng tử ngồi nghe chăm chú. Tiếng đàn này khác hẳn các thứ tiếng chúng từng nghe, nó thanh thoát u buồn, não nuột, nhưng âm nào ra âm nấy, không lẫn lộn và trong trẻo lạ thường. Chúng ở ngoài, nghe thật kỹ, tập phát âm một lúc cho nhuần giọng rồi mới bay vào đậu trên vai cậu hoàng.
Cậu hơi giật mình, vì suốt mùa đông chúng không ghé thăm, tưởng chúng kéo nhau xuống phương Nam xa xăm tìm nắng ấm. Nhận ra đôi bạn tí teo, mắt cậu sáng lên, nhoẻn miệng cười, khiến hoàng hậu ngồi đối diện cũng vui lây. Cậu hân hoan giới thiệu với mẹ đôi chim có nghĩa ấy, rồi vuốt ve cả đôi, cậu dịu dàng bảo chúng nó: “ Cám ơn các bé cưng đã đến thăm ta. Từ nay thỉnh thoảng ghé vào chơi với ta chốc lát nhé. Các bé cưng đã đem đến cho ta một tia nắng sưởi ấm cõi lòng bệnh hoạn của ta ”.
Từ hôm ấy, hàng ngày đôi họa mi đua nhau tập dượt khiến muôn thú
quanh vùng được thưởng thức nhiều nhạc điệu rất mê ly. Riêng con chim
mái thì vui sướng vô ngần. Bách Thanh đã luyện được giọng chuông vàng,
nhất định không con nào thắng nổi.
Nhưng trong vườn Ngự Uyển, chỉ có đôi chim uyên ương, lúc nào cũng cặp kè bơi lội giữa những cụm Bạch liên, Hồng liên và Lưu ly thảo, là có thể so sánh được với đôi họa mi này mà thôi. Bách Thanh, mỗi ngày lại khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Những loài thảo mộc, những giống hoa, những loại côn trùng, chim chóc và dã thú giữa chốn thiên nhiên kỳ diệu ấy, mỗi mỗi là một khám phá mới đầy ngạc nhiên thích thú đối với Bách Thanh. Con chim mái vốn là con cái của rừng xanh giới thiệu với nó mọi thứ, mọi vật chúng nó bắt gặp trong những lần du ngoạn. Nhờ vậy mà Bách Thanh ngày nào chỉ là một con chim máy vô hồn, nay đã biết phân biệt con nào là con chim cu xanh, con nào là con chim cu cườm. Nó cũng biết con gà lôi khác gà rừng ở những điểm nào tuy đều được con người gọi là gà. Nó cũng biết con chim ưng khi săn mồi nó thả mình rơi vụt từ trên cao như một hòn đá, trong khi con heo rừng thích giầm mình trong sình…
- Bạn ơi, đây là cây thông đó.
- Cây thông à ? Cây thông, cây thông…
- Kia là cây phong.
- Cây phong tớ biết rồi.
- Thế, đố bạn con vật bé nhỏ ngồi trên cành cây khô kia kìa, nó đang nghiến răng ken két, và che mặt sau cái đuôi xòe như bông lau là con gì nào ?
- Tớ chịu thôi, tớ đã gặp nó bao giờ mà biết.
- Đó là con sóc, chuyên ăn trái cây rừng, dễ thương lắm. Con sóc, nhớ chưa ?
- Ừa, con sóc, con sóc.
Con chim mái thường rủ Bách Thanh đến đậu trên một cành cây nằm ngang lối đi của thú rừng khi chúng xuống hồ hay khe suối để uống nước. Nhờ vậy mà Bách Thanh biết những loài thú nào hiền hòa vô hại, như bầy hươu, bầy nai, có đực có cái, và lũ hươu nai con lẩn quẩn trong chân mẹ. Những giống nào hung dữ và gây hại cho các sinh vật khác: nhỏ thì có các loài chồn, cáo, mèo rừng, lớn thì có beo, có cọp. Nó đã được thấy ông chúa sơn lâm nầy với bộ mặt và cái áo ngoài lông lá vằn vện rất dễ sợ. Ông đi đến đâu là muông thú khẽ bảo nhau chạy trốn trối chết. Nó và bạn nó đậu trên cành cao, vậy mà thấy ông xuất hiện chúng cũng thấy nổi gai cùng mình và lính quýnh, muốn bay mà không bay được. Ông có biệt tài đi những bước dài, rất uyển chuyển và lặng lẽ, chính vì vậy mà ông càng thêm nguy hiểm vì trời sinh ra ông mạnh khỏe và lanh lẹ phi thường…
Đôi họa mi sống trong hạnh phúc, nhưng không quên nói đến con “ Tu hú ” cũng là bạn tù trước kia của Bách Thanh. Anh ta cũng may mắn chẳng kém hắn bao nhiêu; chỉ một thời gian ngắn anh ta đã cặp bồ được với một chị chim mái. Hai anh chị lập căn cứ trong một vòm cây không xa chốn ở của đôi họa mi cho lắm. Vì vậy sáng sáng, vợ chồng Bách Thanh vẫn được nghe “ hồi kèn báo thức ” của anh ta rõ mồn một.
*
Một hôm, sau khi đấu hót khá lâu với gia đình nhà sáo, xế chiều trở về tổ ấm, Bách Thanh ta cằn nhằn cô vợ trẻ:
- Này mình, tại sao không nói gì với tôi về cuộc Đại Hội mừng Xuân của toàn thể loài chim chúng ta ?
- Ừ nhỉ… Hội, ngày hội ấy không xa lắm đâu.
Chim mái khẽ cúi đầu, tránh cái nhìn soi mói của Bách Thanh, lững lờ trả lời rất miễn cưỡng.
- Vợ chồng nhà sáo nói rằng ngày hội ấy vui vẻ huy hoàng lắm. Có nhảy múa, bay lượn trên không và nhất là ca hát; có những cuộc thi hát… đúng vậy chăng ?
- Ừa… họ nói đúng.
- Ai có giọng hót hay nhất được tôn làm chúa của “ bộ lạc ” ! Chúa bọn Mai hoa điểu, chúa bọn vành khuyên, chúa họa mi…
Nói tới đây, Bách Thanh đứng rướn cao lên trên đôi chân hồng hồng, nghểnh cổ, phồng má, hót luôn một hơi dài.
“ O O O kekyô ! Kekyô ! ”
“ Bà con sẽ được nghe tôi hát trong ngày hội ấy. Tôi sẽ thắng các địch thủ của tôi. Tôi sẽ là vua họa mi ! ”.
Bách Thanh cao hứng phát ngôn đầy tự phụ với cô nàng chim mái. Nó có biết đâu, dù bộ máy phát âm của ông thợ già Hà Võ Xuất Vân đặt trong họng nó, dù tinh xảo đến mấy cũng chỉ là một bộ máy. Tiếng nó phát ra vẫn phảng phất có âm hưởng của đồ thiết khí, không thể nào trong trẻo và êm dịu như chim trời được. Nó không biết rằng bất cứ trong công việc gì phải học hỏi thật nhiều rồi mới thành công được. Nó cũng không dè tiếng hót du dương hơn hết trong các cánh rừng quanh đây lại là tiếng hót của cô bạn bé bỏng của nó. Nhưng cô ta tính vốn dịu hiền, khiêm tốn và bây giờ đang thương yêu hắn tha thiết, nên không muốn làm điều gì xúc phạm đến thần tượng của mình. Cô nhất quyết quên mình, hy sinh tất cả cho tình yêu, nhưng đã tìm đủ mọi cách để Bách Thanh tự luyện cho mình một giọng hót ngày một hoàn mỹ hơn bằng cách nghe các bản nhạc của thiên nhiên. Cô đã khéo léo lưu ý đến tiếng gió nhẹ nhàng luồn trong kẽ lá để hắn bắt chước tiếng rung nhẹ của lá cành. Cô đưa hắn đi tắm trong hốc đá, kế bên một thác nước nhỏ để hắn nghe tiếng nước suối reo khi từ cao rơi xuống tan vỡ ra thành muôn vàn giọt lăn tăn, tung cao thành mù. Một hôm hắn được đưa đến bìa rừng để nghe tiếng tiêu, tiếng địch véo von của lũ mục đồng ngồi trên lưng trâu gặm cỏ ngoài đồng. Hắn nghe những tiếng rất lạ, rất thanh tao và âm vang dài rộng vô cùng.
Mỗi lần được nghe những âm thanh hay nhạc điệu lạ tai, cô nàng lại vờ bắt chước và cố gắng phát âm cho giống hệt những tiếng ấy. Anh chàng thấy hay hay cũng làm theo. Nhiều buổi trưa bay nhảy mỏi cánh, mỏi chân rồi, hai cô cậu ghé nghỉ cánh ở cành nào đó, cô nàng lại bày trò hợp tấu. Thế là Bách Thanh bị lôi cuốn vào cuộc luyện giọng thật khó khăn nhưng thích thú mà chẳng hay. Cậu ta mải mê gân cổ lên để phát ra những âm điệu khi nhặt, khi khoan, đôi khi dồn dập líu lo khôn tả.
Cô nàng còn nhớ có những âm thanh hết sức truyền cảm tỏa ra từ cái lầu cao ở phía Tây hậu cung. Nếu bắt chước được thì chắc chắn không ai tranh nổi chức vị “ chúa tể họa mi ” của chàng. Những tiếng ấy, không phải lúc nào cũng có. Nhiều lần cặp họa mi bay vòng vòng các cung điện mà chẳng thấy gì. Muốn cho Bách Thanh khỏi chán nản, cô nàng nói là đi tìm thăm cậu hoàng con, đại ân nhân của hai vợ chồng. Một chiều kia, đôi bạn này được nghe những tiếng tơ đồng dìu dặt ấy ở một ngôi lầu không xa phòng riêng của hoàng tử là bao. Chúng lại gần, thấy một bà đứng tuổi, rất đẹp nhưng đượm buồn đang ngồi gẩy một cây đàn có nhiều dây và hoàng tử ngồi nghe chăm chú. Tiếng đàn này khác hẳn các thứ tiếng chúng từng nghe, nó thanh thoát u buồn, não nuột, nhưng âm nào ra âm nấy, không lẫn lộn và trong trẻo lạ thường. Chúng ở ngoài, nghe thật kỹ, tập phát âm một lúc cho nhuần giọng rồi mới bay vào đậu trên vai cậu hoàng.
Cậu hơi giật mình, vì suốt mùa đông chúng không ghé thăm, tưởng chúng kéo nhau xuống phương Nam xa xăm tìm nắng ấm. Nhận ra đôi bạn tí teo, mắt cậu sáng lên, nhoẻn miệng cười, khiến hoàng hậu ngồi đối diện cũng vui lây. Cậu hân hoan giới thiệu với mẹ đôi chim có nghĩa ấy, rồi vuốt ve cả đôi, cậu dịu dàng bảo chúng nó: “ Cám ơn các bé cưng đã đến thăm ta. Từ nay thỉnh thoảng ghé vào chơi với ta chốc lát nhé. Các bé cưng đã đem đến cho ta một tia nắng sưởi ấm cõi lòng bệnh hoạn của ta ”.
*
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V