1
Thằng Xù ngồi giữ nồi cơm đến khi gần cạn, nó lấy cái mo
cau gói cơm thường ngày đem rửa rồi lau khô. Nó ra hè kiếm lá chuối khô
gói muối sống mang theo ăn với cơm. Xong đâu đấy, nó mang mo cơm, lấy
nón và xách rồi ra tháo cổng chuồng bò. Dưới vòm trời còn đầy sao, bầy
bò và nó lủi thủi, lặng lẽ trên đường mòn tiến về mé rừng. Khi nó và bầy
bò đến nơi thì thằng Tý và thằng Xuân cũng vừa lùa bò đến. Chúng hợp
nhau đánh bò vào rừng, treo những mo cơm lên cây rồi đi kiếm củi về thổi
lửa. Trời còn lạnh nhiều. Ba đứa nhúm bếp củi khô, lửa ngọn rồi than
hồng. Chúng nằm gác lên nhau đánh một giấc tới khi mặt trời mọc cả sào
mới thức dậy. Trong khi Xuân và Tý còn ngái ngủ thì thằng Xù đã nhanh
chân chạy biến vào rừng. Một lát nó mang về một ôm củi thật lớn. Sở dĩ
thằng Xù phải đi nhặt củi một mình, là vì ngoài số củi nó phải mang về, nó
còn nhặt dùm cho thằng Xuân vì bạn nó hôm nay bệnh, và một phần để đổi
mắm với thằng Tý. Xù trở lại thấy chỉ còn có thằng Xuân nằm bên đống than
sắp tàn. Nó vứt bó củi chạy đến quỳ bên cạnh bạn, đặt tay lên trán, trán
thằng Xuân nóng ran. Nó lay hỏi:
- Thằng Tý đâu mà một mình mày nằm đây hả? Khát nước không tao lại suối múc cho?
Thằng Xuân lắc đầu mệt nhọc:
- Tao không khát nước. Thằng Tý nó chạy lại khe mít coi sao mà bò rống dữ quá.
- Mày đói chưa? Để tao lấy cơm cho ăn nghe!
- Miệng đắng lắm, tao không muốn ăn gì hết.
- Hay để tao đi hái mít rừng về luộc chấm muối cho mày ăn, khỏi lạt miệng?
- Mày nhớ kiếm vài trái ớt giã muối đi Xù.
- Ừ, mày chờ tao tí nghe.
Xù chạy lại gốc cây xách ống nước lại để bên Xuân, nói:
- Có khát với tay lấy uống, thôi tao đi.
Xù lủi thẳng một mạch đến rẫy sắn, mấy cây mít rừng nặng trĩu trái. Nó ngắm nghía một chập rồi bỏ đi, vừa lẩm bẩm:
- Mít rừng mà ở trong rẫy của người ta mình cũng không nên ăn trộm.
Nó đi quanh, tìm một lát cũng chả thấy mít rừng nào nữa, nó nghĩ bụng:
- Hay là mình xuống suối bắt ốc rồi đi hái lá giang về nấu canh chua cho thằng Xuân nó ăn.
Nghĩ thế, nó vừa rảo bước về hướng bờ suối vừa gục gặc đầu. Nó vừa lom khom lượm từng con ốc vừa nhoẻn cười nói một mình:
- Chà, cái món canh ốc nấu chua này chưa nấu mà mình đã thấy thèm rỏ dãi.
Nói chưa dứt câu nó đã nuốt nước bọt. Bắt được vài nắm ốc, nó lật đật quay về. Nó lấy ống tre bỏ ốc vào luộc chín, bỏ ra đập đít rồi lấy gai lể ra khỏi vỏ cứng. Xong nó ngắt lá giang bỏ với ốc trong ống tre rồi bắc lên lửa. Chờ nước sôi nó bốc muối bỏ vào ống. Canh chín nó đổ ra gáo dừa đem lại cho bạn ăn. Nhưng mặc nó lay gọi khan cổ, thằng Xuân vẫn nằm im lìm. Ánh nắng của mặt trời chiếu vào mặt thằng Xuân, nó lật đật đi bẻ lá lót dưới bóng mát gốc cây rồi đỡ bạn lại đó nằm. Thằng Xuân cứ rên rỉ, và mửa tràn ra quần áo. Xù năn nỉ:
- Xuân ơi, ráng nuốt miếng cơm đi mày.
Thằng Xuân vẫn chẳng nói chẳng rằng, cứ nằm nhắm mắt. Thằng Xù bắt đầu lo sợ. Nó nhìn quanh chỉ có mấy con bò với những hàng cây. Thằng Tý chưa thấy trở lại. Phần bò không ai chăn, phần thằng Xuân đau nặng. Xù nghĩ bụng:
- Nói dại, nếu thằng Xuân có bề gì mình biết làm sao đây?
Nó định chạy đi tìm thằng Tý, nhưng nhìn lại thằng Xuân đang rên rỉ lại không dám đi. Nó bước lại bên thằng Xuân, nhìn bạn mà lòng se lại. Từ sáng đến giờ chưa có hột cơm vào bụng, Xù vẫn không thấy đói. Đến khi mặt trời cách núi chừng một sào, thằng Tý mới lần về. Xù ra dấu bảo Tý đi nhè nhẹ để cho Xuân nằm. Thằng Tý không hiểu định lên tiếng hỏi thì thằng Xù đã vội chạy đến bịt miệng Tý lại, nói nhỏ vào tai bạn:
- Để yên cho nó nằm, nó đau nặng lắm. Nghỉ một lát may ra nó khỏe chứ nếu nó về không nổi thì tụi mình cũng chả biết làm sao!
Sẵn không ưa Xuân, Tý bĩu môi:
- Nó ở lại thì mặc nó, mắc gì mày phải lo?
- Bộ mày định bỏ nó lại một mình à? – Xù gay gắt hỏi.
- Thì mình lùa bò về rồi báo cho chủ nó biết để "ổng" lo cho nó là được chứ gì.
Xù lắc đầu:
- Không được, tao thấy làm vậy tội chết. Tụi mình đi hết rồi lỡ ra nó có chuyện gì thì sao?
Tý hất hàm:
- Mày thương nó thì ở lại với nó, tao về. Tao ngán cái roi mây của lão chủ tao quá rồi.
Nghe nhắc đến cái roi mây, Xù bỗng nổi gai ốc. Nó thấy lạnh một đường trong xương sống. Nó nghe như tiếng roi vụt đen đét bên tai. Nó nhắm mắt lại, hình dung chiếc roi mây to bằng ngón tay cái của bà Hương Thêm – Nó nhớ lại…
Ngày dì Bảy đem nó đến ở với bà Hương Thêm, nó bị trả một giá rẻ mạt, dì nó nhùng nhằng không chịu. Nhưng nghĩ đến mẹ nó cần thuốc chạy chữa, nó cắn răng nhận lấy một ngàn đồng bạc cho một năm ở đợ, chăn bò. Thật ra nó tên Tâm, nhưng vì tên nó trùng với một đứa cháu nội của bà Hương nên bà sửa tên nó là Xù. Từ đó, người ta như quên hẳn cái tên thật xưa kia của nó, ngay chính nó cũng vậy. Nó nhớ cái tên cũ như một quá vãng xa xôi.
Có lần, mấy đứa cháu của bà Hương Thêm ở Sàigòn về nghỉ hè. Nó không dám quen với đứa nào hết vì bà Hương có dặn cháu là “đừng đến gần thằng Xù, nó chăn bò dơ lắm, rồi sanh ghẻ thì khổ”. Nó tủi thân, nhưng nghĩ phận mình nên thôi. Thằng Sơn, đứa cháu bà Hương trạc tuổi nó, một hôm lân la lại gần chỗ nó nghỉ, làm quen rồi hỏi nó:
- Ba mày là ai mà mày phải đi ở đợ vậy hả? Sao mày không đi học như tao, rồi mai kia mày làm gì?
Câu hỏi có vẻ phũ phàng, thằng Xù vẫn đáp ngay thật:
- Tui không có cha – nó bỏ chữ “tao” quen thuộc thường dùng với bè bạn – Mẹ tui nghèo nên phải đi làm lấy tiền cho "bả" uống thuốc. Lớn thì tui cũng đi chăn bò như giờ.
Đứa trẻ con nhà giàu cười rộ, đi kêu các anh nó, mách vang lên:
- Mấy anh coi thằng nhỏ này ngộ ghê, nó nói lớn nó cũng chăn bò như giờ chớ không thèm đi học
Các anh thằng Sơn cười rộ. Bà Hương nghe được câu nói của cháu, xen vào:
- Chứ mấy cháu bảo nó làm gì hơn là đi chăn bò bây giờ. Ngữ đó, làm được chăn bò là may rồi. “Con vua thì lại làm vua, con thầy chùa thì quét lá đa” chớ sao.
Thằng Xù cảm thấy chua xót. Thằng Sơn như chưa vừa ý, nói thêm:
- Mày không có cha thành ra mày không được đi học. Thế mày cũng không biết tên cha mày hồi đó nữa sao?
Thằng Xù lắc đầu. Sơn được dịp khoe thêm:
- Tao có cha, cha tao tên Nguyễn Nhiều. Cha tao là bình luận gia đài phát thanh nè. Chức lớn lắm mày biết không.
Thằng Xù không trả lời. Nó không muốn thằng Sơn nói tiếp để phải nghe thêm nhiều chua xót. Những đêm nằm trên ổ rơm, cơm chiều chưa đủ no, vừa lạnh, nó thường ray rứt nhớ đến những ngày ấu thơ đầy sung sướng sống bên mẹ. Mẹ nó không giàu, nhưng lam lũ cũng đủ nuôi nó bữa canh bữa cá. Nó vô tư trong vòng tay mẹ hiền mà không cần tìm biết cha nó là ai. Mẹ nó dạy nó biết nhịn nhục, vâng lời và nhất là giữ kinh hôm kinh mai. Đã nhiều lần nó bị đòn oan chỉ vì dậy sớm, lo đọc kinh mà không kịp trả lời câu hỏi nào đó của bà Hương Thêm. Nó nhớ hoài sự tích chuyện hai thằng bé đầy tớ lành dữ mà mẹ nó đã kể. Chuyện thuật rằng: có một ông vua nọ tánh rất dữ dằn và tuyệt đối không tin Chúa, trong khi hoàng hậu vợ ông ta lại hiền lành và siêng đọc kinh, xem lễ. Vua và hoàng hậu có nuôi hai người hầu. Tên hầu vua cũng ngang ngược vô thần, còn thằng nhỏ hầu hoàng hậu rất ngoan đạo. Một hôm, tên hầu vua ton hót với người rằng tên đầy tớ của hoàng hậu ưa phách lối, khinh thường nhà vua. Vua giận lắm nên mật sai người đến một lò làm gạch vôi ngoài thành dặn rằng: “Sáng mai, hễ người đầy tớ nào đến lò thì ông cứ bắt nó bỏ vào lò vôi”. Sáng hôm sau, vua tìm cớ mượn tên hầu của hoàng hậu sai đi ra ngoài thành, đến lò vôi, cốt ý để nó bị giết. Thằng bé ra đi, vô tư sau khi đọc kinh sáng. Nhưng giữa đường nó gặp một ngôi nhà thờ đang dâng lễ, thế là lòng đạo đức khiến nó vào dự, hai lễ liên tiếp và quên hết việc Đức vua căn dặn. Ở hoàng cung, nhà vua thấy tên hầu của hoàng hậu lâu về, nên sai tên hầu của mình đến lò vôi để hỏi tự sự. Nhưng tên này vừa đến thì chủ lò vôi liền bắt luôn hắn bỏ vào lò, vì hắn là người đến trước.
Khi dâng lễ xong, tên hầu của hoàng hậu đến và hỏi chủ lò “Việc vua dặn đã làm chưa” thì người này thưa: “Mọi việc đã xong rồi”. Tên đầy tớ lành trở về, nhà vua nhìn thấy nó, ngạc nhiên hỏi, và chú ta cứ sự thật thưa lại, nhà vua mới nghiệm ra là người nào tin Chúa sẽ được che chở, và từ đó ngài cũng xin rửa tội để được làm con Chúa.
Câu chuyện trên ăn sâu vào đầu óc non nớt của thằng Xù, và nó ước ao cũng sẽ gặp những thử thách như thế xem mình có vượt qua được không.
Những ý nghĩ đưa thằng Xù đi thật xa hiện tại. Khi nó chợt giật mình thì nghe tiếng động bên cạnh: thằng Xuân đang lồm cồm bò dậy. Nó hỏi bạn:
- Mày về được không? Tao đi với mày, thằng Tý về trước rồi.
Thằng Xuân lê những bước nặng nề đến bên bạn, giọng nó uể oải:
- Tao biết mày thương tao, mày tốt lắm, nhưng mày cho bò về đi, tao đi một mình được rồi. Không có về mày bị đòn à.
Thằng Xù nghe bạn nói có lý, nhưng nó vẫn ái ngại dùm Xuân. Sau cùng Xuân năn nỉ mãi, nó mới chịu lùa bò về hướng nhà chủ.
- Thằng Tý đâu mà một mình mày nằm đây hả? Khát nước không tao lại suối múc cho?
Thằng Xuân lắc đầu mệt nhọc:
- Tao không khát nước. Thằng Tý nó chạy lại khe mít coi sao mà bò rống dữ quá.
- Mày đói chưa? Để tao lấy cơm cho ăn nghe!
- Miệng đắng lắm, tao không muốn ăn gì hết.
- Hay để tao đi hái mít rừng về luộc chấm muối cho mày ăn, khỏi lạt miệng?
- Mày nhớ kiếm vài trái ớt giã muối đi Xù.
- Ừ, mày chờ tao tí nghe.
Xù chạy lại gốc cây xách ống nước lại để bên Xuân, nói:
- Có khát với tay lấy uống, thôi tao đi.
Xù lủi thẳng một mạch đến rẫy sắn, mấy cây mít rừng nặng trĩu trái. Nó ngắm nghía một chập rồi bỏ đi, vừa lẩm bẩm:
- Mít rừng mà ở trong rẫy của người ta mình cũng không nên ăn trộm.
Nó đi quanh, tìm một lát cũng chả thấy mít rừng nào nữa, nó nghĩ bụng:
- Hay là mình xuống suối bắt ốc rồi đi hái lá giang về nấu canh chua cho thằng Xuân nó ăn.
Nghĩ thế, nó vừa rảo bước về hướng bờ suối vừa gục gặc đầu. Nó vừa lom khom lượm từng con ốc vừa nhoẻn cười nói một mình:
- Chà, cái món canh ốc nấu chua này chưa nấu mà mình đã thấy thèm rỏ dãi.
Nói chưa dứt câu nó đã nuốt nước bọt. Bắt được vài nắm ốc, nó lật đật quay về. Nó lấy ống tre bỏ ốc vào luộc chín, bỏ ra đập đít rồi lấy gai lể ra khỏi vỏ cứng. Xong nó ngắt lá giang bỏ với ốc trong ống tre rồi bắc lên lửa. Chờ nước sôi nó bốc muối bỏ vào ống. Canh chín nó đổ ra gáo dừa đem lại cho bạn ăn. Nhưng mặc nó lay gọi khan cổ, thằng Xuân vẫn nằm im lìm. Ánh nắng của mặt trời chiếu vào mặt thằng Xuân, nó lật đật đi bẻ lá lót dưới bóng mát gốc cây rồi đỡ bạn lại đó nằm. Thằng Xuân cứ rên rỉ, và mửa tràn ra quần áo. Xù năn nỉ:
- Xuân ơi, ráng nuốt miếng cơm đi mày.
Thằng Xuân vẫn chẳng nói chẳng rằng, cứ nằm nhắm mắt. Thằng Xù bắt đầu lo sợ. Nó nhìn quanh chỉ có mấy con bò với những hàng cây. Thằng Tý chưa thấy trở lại. Phần bò không ai chăn, phần thằng Xuân đau nặng. Xù nghĩ bụng:
- Nói dại, nếu thằng Xuân có bề gì mình biết làm sao đây?
Nó định chạy đi tìm thằng Tý, nhưng nhìn lại thằng Xuân đang rên rỉ lại không dám đi. Nó bước lại bên thằng Xuân, nhìn bạn mà lòng se lại. Từ sáng đến giờ chưa có hột cơm vào bụng, Xù vẫn không thấy đói. Đến khi mặt trời cách núi chừng một sào, thằng Tý mới lần về. Xù ra dấu bảo Tý đi nhè nhẹ để cho Xuân nằm. Thằng Tý không hiểu định lên tiếng hỏi thì thằng Xù đã vội chạy đến bịt miệng Tý lại, nói nhỏ vào tai bạn:
- Để yên cho nó nằm, nó đau nặng lắm. Nghỉ một lát may ra nó khỏe chứ nếu nó về không nổi thì tụi mình cũng chả biết làm sao!
Sẵn không ưa Xuân, Tý bĩu môi:
- Nó ở lại thì mặc nó, mắc gì mày phải lo?
- Bộ mày định bỏ nó lại một mình à? – Xù gay gắt hỏi.
- Thì mình lùa bò về rồi báo cho chủ nó biết để "ổng" lo cho nó là được chứ gì.
Xù lắc đầu:
- Không được, tao thấy làm vậy tội chết. Tụi mình đi hết rồi lỡ ra nó có chuyện gì thì sao?
Tý hất hàm:
- Mày thương nó thì ở lại với nó, tao về. Tao ngán cái roi mây của lão chủ tao quá rồi.
Nghe nhắc đến cái roi mây, Xù bỗng nổi gai ốc. Nó thấy lạnh một đường trong xương sống. Nó nghe như tiếng roi vụt đen đét bên tai. Nó nhắm mắt lại, hình dung chiếc roi mây to bằng ngón tay cái của bà Hương Thêm – Nó nhớ lại…
Ngày dì Bảy đem nó đến ở với bà Hương Thêm, nó bị trả một giá rẻ mạt, dì nó nhùng nhằng không chịu. Nhưng nghĩ đến mẹ nó cần thuốc chạy chữa, nó cắn răng nhận lấy một ngàn đồng bạc cho một năm ở đợ, chăn bò. Thật ra nó tên Tâm, nhưng vì tên nó trùng với một đứa cháu nội của bà Hương nên bà sửa tên nó là Xù. Từ đó, người ta như quên hẳn cái tên thật xưa kia của nó, ngay chính nó cũng vậy. Nó nhớ cái tên cũ như một quá vãng xa xôi.
Có lần, mấy đứa cháu của bà Hương Thêm ở Sàigòn về nghỉ hè. Nó không dám quen với đứa nào hết vì bà Hương có dặn cháu là “đừng đến gần thằng Xù, nó chăn bò dơ lắm, rồi sanh ghẻ thì khổ”. Nó tủi thân, nhưng nghĩ phận mình nên thôi. Thằng Sơn, đứa cháu bà Hương trạc tuổi nó, một hôm lân la lại gần chỗ nó nghỉ, làm quen rồi hỏi nó:
- Ba mày là ai mà mày phải đi ở đợ vậy hả? Sao mày không đi học như tao, rồi mai kia mày làm gì?
Câu hỏi có vẻ phũ phàng, thằng Xù vẫn đáp ngay thật:
- Tui không có cha – nó bỏ chữ “tao” quen thuộc thường dùng với bè bạn – Mẹ tui nghèo nên phải đi làm lấy tiền cho "bả" uống thuốc. Lớn thì tui cũng đi chăn bò như giờ.
Đứa trẻ con nhà giàu cười rộ, đi kêu các anh nó, mách vang lên:
- Mấy anh coi thằng nhỏ này ngộ ghê, nó nói lớn nó cũng chăn bò như giờ chớ không thèm đi học
Các anh thằng Sơn cười rộ. Bà Hương nghe được câu nói của cháu, xen vào:
- Chứ mấy cháu bảo nó làm gì hơn là đi chăn bò bây giờ. Ngữ đó, làm được chăn bò là may rồi. “Con vua thì lại làm vua, con thầy chùa thì quét lá đa” chớ sao.
Thằng Xù cảm thấy chua xót. Thằng Sơn như chưa vừa ý, nói thêm:
- Mày không có cha thành ra mày không được đi học. Thế mày cũng không biết tên cha mày hồi đó nữa sao?
Thằng Xù lắc đầu. Sơn được dịp khoe thêm:
- Tao có cha, cha tao tên Nguyễn Nhiều. Cha tao là bình luận gia đài phát thanh nè. Chức lớn lắm mày biết không.
Thằng Xù không trả lời. Nó không muốn thằng Sơn nói tiếp để phải nghe thêm nhiều chua xót. Những đêm nằm trên ổ rơm, cơm chiều chưa đủ no, vừa lạnh, nó thường ray rứt nhớ đến những ngày ấu thơ đầy sung sướng sống bên mẹ. Mẹ nó không giàu, nhưng lam lũ cũng đủ nuôi nó bữa canh bữa cá. Nó vô tư trong vòng tay mẹ hiền mà không cần tìm biết cha nó là ai. Mẹ nó dạy nó biết nhịn nhục, vâng lời và nhất là giữ kinh hôm kinh mai. Đã nhiều lần nó bị đòn oan chỉ vì dậy sớm, lo đọc kinh mà không kịp trả lời câu hỏi nào đó của bà Hương Thêm. Nó nhớ hoài sự tích chuyện hai thằng bé đầy tớ lành dữ mà mẹ nó đã kể. Chuyện thuật rằng: có một ông vua nọ tánh rất dữ dằn và tuyệt đối không tin Chúa, trong khi hoàng hậu vợ ông ta lại hiền lành và siêng đọc kinh, xem lễ. Vua và hoàng hậu có nuôi hai người hầu. Tên hầu vua cũng ngang ngược vô thần, còn thằng nhỏ hầu hoàng hậu rất ngoan đạo. Một hôm, tên hầu vua ton hót với người rằng tên đầy tớ của hoàng hậu ưa phách lối, khinh thường nhà vua. Vua giận lắm nên mật sai người đến một lò làm gạch vôi ngoài thành dặn rằng: “Sáng mai, hễ người đầy tớ nào đến lò thì ông cứ bắt nó bỏ vào lò vôi”. Sáng hôm sau, vua tìm cớ mượn tên hầu của hoàng hậu sai đi ra ngoài thành, đến lò vôi, cốt ý để nó bị giết. Thằng bé ra đi, vô tư sau khi đọc kinh sáng. Nhưng giữa đường nó gặp một ngôi nhà thờ đang dâng lễ, thế là lòng đạo đức khiến nó vào dự, hai lễ liên tiếp và quên hết việc Đức vua căn dặn. Ở hoàng cung, nhà vua thấy tên hầu của hoàng hậu lâu về, nên sai tên hầu của mình đến lò vôi để hỏi tự sự. Nhưng tên này vừa đến thì chủ lò vôi liền bắt luôn hắn bỏ vào lò, vì hắn là người đến trước.
Khi dâng lễ xong, tên hầu của hoàng hậu đến và hỏi chủ lò “Việc vua dặn đã làm chưa” thì người này thưa: “Mọi việc đã xong rồi”. Tên đầy tớ lành trở về, nhà vua nhìn thấy nó, ngạc nhiên hỏi, và chú ta cứ sự thật thưa lại, nhà vua mới nghiệm ra là người nào tin Chúa sẽ được che chở, và từ đó ngài cũng xin rửa tội để được làm con Chúa.
Câu chuyện trên ăn sâu vào đầu óc non nớt của thằng Xù, và nó ước ao cũng sẽ gặp những thử thách như thế xem mình có vượt qua được không.
Những ý nghĩ đưa thằng Xù đi thật xa hiện tại. Khi nó chợt giật mình thì nghe tiếng động bên cạnh: thằng Xuân đang lồm cồm bò dậy. Nó hỏi bạn:
- Mày về được không? Tao đi với mày, thằng Tý về trước rồi.
Thằng Xuân lê những bước nặng nề đến bên bạn, giọng nó uể oải:
- Tao biết mày thương tao, mày tốt lắm, nhưng mày cho bò về đi, tao đi một mình được rồi. Không có về mày bị đòn à.
Thằng Xù nghe bạn nói có lý, nhưng nó vẫn ái ngại dùm Xuân. Sau cùng Xuân năn nỉ mãi, nó mới chịu lùa bò về hướng nhà chủ.
*
Bà Hương Thêm đang đợi thằng Xù với cây roi trên tay.
Bà đứng ngay cửa chuồng bò với vẻ hung hăng làm đứa trẻ chùn bước. Nó
lùa bò vô chuồng rồi len lén nhìn bà. Bà nghiến răng hỏi:
- Thằng kia, đi đâu giờ này mới về?
- Dạ…
Thằng Xù tính nói chuyện bạn nó bị bịnh nhưng chưa kịp thì cây roi trên tay bà Hương Thêm đã quật tới tấp vào người nó. Nó vừa né vừa quỳ xuống đất van lạy:
- Xin bà tha cho con, tha cho con…
Nhưng cây roi vẫn như cái máy nhịp trên khắp người thằng bé khốn khổ. Đến khi chừng như đã mỏi tay bà Hương mới thôi. Bà nhìn nó bằng tia mắt đổ lửa, vừa quát:
- Cút đi đồ ăn hại. Chưa chết là phúc cho mày đó.
Và bà bỏ vô nhà, mặc thằng Xù quằn quại trên đống rơm khô với những lằn roi làm rướm máu từng khoảng trên người.
Thằng Xù nằm trên ổ rơm, vừa lấy tay vốc muối xoa lên chỗ bầm, rát đến khóc lên được, nhưng nó cố bậm môi chịu đựng cho tan những cục máu đông. Nó biết nó chỉ cần rên lên một tiếng là bà chủ sẽ xuất hiện, và chén thuốc muối của nó sẽ bị đá đổ ngay.
Đứa bé lăn lộn, ứa nước mắt trong sự nhức nhối của thân thể. Nó ôm lấy hai bên vai; những lằn roi hằn lên như cái mương ngoài ruộng. Nó cảm thấy chua xót. Và, từ trong cổ họng đứa bé bỗng thốt lên hai tiếng “Mẹ ơi” đầy nghẹn ngào.
- Thằng kia, đi đâu giờ này mới về?
- Dạ…
Thằng Xù tính nói chuyện bạn nó bị bịnh nhưng chưa kịp thì cây roi trên tay bà Hương Thêm đã quật tới tấp vào người nó. Nó vừa né vừa quỳ xuống đất van lạy:
- Xin bà tha cho con, tha cho con…
Nhưng cây roi vẫn như cái máy nhịp trên khắp người thằng bé khốn khổ. Đến khi chừng như đã mỏi tay bà Hương mới thôi. Bà nhìn nó bằng tia mắt đổ lửa, vừa quát:
- Cút đi đồ ăn hại. Chưa chết là phúc cho mày đó.
Và bà bỏ vô nhà, mặc thằng Xù quằn quại trên đống rơm khô với những lằn roi làm rướm máu từng khoảng trên người.
Thằng Xù nằm trên ổ rơm, vừa lấy tay vốc muối xoa lên chỗ bầm, rát đến khóc lên được, nhưng nó cố bậm môi chịu đựng cho tan những cục máu đông. Nó biết nó chỉ cần rên lên một tiếng là bà chủ sẽ xuất hiện, và chén thuốc muối của nó sẽ bị đá đổ ngay.
Đứa bé lăn lộn, ứa nước mắt trong sự nhức nhối của thân thể. Nó ôm lấy hai bên vai; những lằn roi hằn lên như cái mương ngoài ruộng. Nó cảm thấy chua xót. Và, từ trong cổ họng đứa bé bỗng thốt lên hai tiếng “Mẹ ơi” đầy nghẹn ngào.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 2