Hai
Bảo Anh chăm chú nhìn người thanh niên đang cặm cụi
lau chiếc Cady của mình. Thoáng đầu óc cô gái một điều gì nhưng Bảo Anh
cố gắng gạt đi, thật ra cô bé cũng không muốn làm tình làm tội anh
chàng làm gì. Ngay cả những lần đi về trễ, Bảo Anh cáu kỉnh gọi anh
chàng mở cửa, cô bé cũng chẳng chú ý gì. Bảo Anh không để ý đến Hoạt
nhưng chiều hôm qua, Mỹ Nga, một cô bạn gái của Anh đến chơi. Thấy Hoạt
từ trong nhà đi ra, Mỹ Nga hỏi:
- Ê, ai vậy mày ?
Bảo Anh liếc mắt theo tay chỉ của bạn:
- À, tên gác dan nhà tao đó .
Mỹ Nga nheo mắt:
- Cha! Gác dan mà trông bô quá há! Bộ hết người sao ông già bà già mày mướn dân choai choai vậy ?
Bảo Anh cải chính:
- Đâu có choai choai mày. Anh chàng cũng hai mươi mấy rồi đó, cháu của dì Hai nấu cơm.
Mỹ Nga tò mò:
- Coi mặt cũng sáng sủa dữ. Có học hành gì không ?
Bảo Anh thành thật đáp:
- Tao không biết. Tao đâu có giao du với anh ta.
Mỹ Nga nhìn bạn:
- Mày ngu lắm. Tao thấy mặt thằng cha này kênh kênh. Tao mà là mày, tao hành nó cho bõ ghét.
Bảo Anh im lặng không đáp. Cô bé biết tánh bạn. Mỹ Nga cũng là con nhà giàu nhưng nổi tiếng đanh đá, chua ngoa nhất lớp. Bảo Anh không chơi thân với Mỹ Nga, nhưng mẹ Mỹ Nga lại thân với bà bô của Bảo Anh.
Thấy bạn im lặng, Mỹ Nga thêm:
- Mày nhát. Hay là mày cảm nó ?
Bảo Anh dẫy nẩy:
- Ê! Bậy mày! Tao mà cảm kiết gì.
- Vậy sao mày không phá nó chơi ?
Bảo Anh lắc đầu:
- Chịu thôi! Phá làm sao ?
Mỹ Nga sành sỏi:
- Thì sai bảo cho nhiều vào, bắt rửa xe cho mày.
Bảo Anh không đáp lời bạn nhưng hôm nay cô bé lại "ra tay" với Hoạt. Chính Bảo Anh cũng không hiểu sao mình lại làm như vậy! Vì lời nói khích của cô bạn hay vì cái vẻ bất cần của Hoạt làm Bảo Anh khó chịu ? Bảo Anh thua Cô bé không phân tích được cho mình nhưng vẫn thấy có chút gì ấm ức với Hoạt. Bảo Anh đẹp, và biết là mình đẹp. Bao nhiêu người đã phải xoay lại nhiều khi đi ngang qua, thế mà anh chàng cù lần này, mặt mũi cứ gọi là lầm lầm lì lì, lúc nào cũng ra vẻ không thèm chú ý đến ai. Chính cái vẻ của Hoạt làm cho Bảo Anh tự ái lên và đâm ra kênh kiệu với anh chàng "cho bõ ghét". Bảo Anh nhủ thầm như vậy mỗi khi quát nạt Hoạt được một điều gì.
- Thưa cô xong rồi.
Tiếng người con trai làm Bảo Anh giật mình. Hắn ta thu dọn mấy miếng khăn lau cho vào xô nước và bỏ đi không quay lại. Đột nhiên Bảo Anh tức dễ sợ. Lời Mỹ Nga như vang vang đâu đây "mày nhát ..." Bảo Anh bỗng bực mình. Cô bé gọi giật:
- Này, anh kia.
Hoạt nghe tiếng nhưng chàng bỏ đi luôn. Hoạt không muốn nhìn cái vẻ mặt Bảo Anh lúc đó.
- Ê, ai vậy mày ?
Bảo Anh liếc mắt theo tay chỉ của bạn:
- À, tên gác dan nhà tao đó .
Mỹ Nga nheo mắt:
- Cha! Gác dan mà trông bô quá há! Bộ hết người sao ông già bà già mày mướn dân choai choai vậy ?
Bảo Anh cải chính:
- Đâu có choai choai mày. Anh chàng cũng hai mươi mấy rồi đó, cháu của dì Hai nấu cơm.
Mỹ Nga tò mò:
- Coi mặt cũng sáng sủa dữ. Có học hành gì không ?
Bảo Anh thành thật đáp:
- Tao không biết. Tao đâu có giao du với anh ta.
Mỹ Nga nhìn bạn:
- Mày ngu lắm. Tao thấy mặt thằng cha này kênh kênh. Tao mà là mày, tao hành nó cho bõ ghét.
Bảo Anh im lặng không đáp. Cô bé biết tánh bạn. Mỹ Nga cũng là con nhà giàu nhưng nổi tiếng đanh đá, chua ngoa nhất lớp. Bảo Anh không chơi thân với Mỹ Nga, nhưng mẹ Mỹ Nga lại thân với bà bô của Bảo Anh.
Thấy bạn im lặng, Mỹ Nga thêm:
- Mày nhát. Hay là mày cảm nó ?
Bảo Anh dẫy nẩy:
- Ê! Bậy mày! Tao mà cảm kiết gì.
- Vậy sao mày không phá nó chơi ?
Bảo Anh lắc đầu:
- Chịu thôi! Phá làm sao ?
Mỹ Nga sành sỏi:
- Thì sai bảo cho nhiều vào, bắt rửa xe cho mày.
Bảo Anh không đáp lời bạn nhưng hôm nay cô bé lại "ra tay" với Hoạt. Chính Bảo Anh cũng không hiểu sao mình lại làm như vậy! Vì lời nói khích của cô bạn hay vì cái vẻ bất cần của Hoạt làm Bảo Anh khó chịu ? Bảo Anh thua Cô bé không phân tích được cho mình nhưng vẫn thấy có chút gì ấm ức với Hoạt. Bảo Anh đẹp, và biết là mình đẹp. Bao nhiêu người đã phải xoay lại nhiều khi đi ngang qua, thế mà anh chàng cù lần này, mặt mũi cứ gọi là lầm lầm lì lì, lúc nào cũng ra vẻ không thèm chú ý đến ai. Chính cái vẻ của Hoạt làm cho Bảo Anh tự ái lên và đâm ra kênh kiệu với anh chàng "cho bõ ghét". Bảo Anh nhủ thầm như vậy mỗi khi quát nạt Hoạt được một điều gì.
- Thưa cô xong rồi.
Tiếng người con trai làm Bảo Anh giật mình. Hắn ta thu dọn mấy miếng khăn lau cho vào xô nước và bỏ đi không quay lại. Đột nhiên Bảo Anh tức dễ sợ. Lời Mỹ Nga như vang vang đâu đây "mày nhát ..." Bảo Anh bỗng bực mình. Cô bé gọi giật:
- Này, anh kia.
Hoạt nghe tiếng nhưng chàng bỏ đi luôn. Hoạt không muốn nhìn cái vẻ mặt Bảo Anh lúc đó.
*
Bảo Anh cựa mình tỉnh giấc. Trời đã về khuya. Không
gian chìm trong tĩnh mịch. Bảo Anh muốn ngồi dậy nhưng cô bé cảm thấy
đầu nặng như búa bổ. Bảo Anh chợt nhớ mình đang đau, sốt li bì từ chiều
hôm qua. Trong nhà lại chẳng có ai, ba của Bảo Anh đi công tác xa ...
chỉ còn bà Phát, mẹ Bảo Anh ở nhà.
Bảo Anh mở mắt nhìn mẹ. Người đàn bà đang ngồi tựa người trên chiếc phô tơi trông chừng giấc ngủ của con và chính bà vì mệt mỏi nên cũng thiu thiu ngủ. Nghe tiếng cựa mình, bà Phát nhỏm dậy.
- Kìa, con dậy rồi à ?
Bảo Anh nhìn mẹ gật đầu.
- Dạ. Má cho con miếng nước.
Bà Phát bước lại tủ lạnh lấy ly cam vắt đổ từng muỗng cho con. Bảo Anh nghe cơ thể rã rời và bừng bừng nóng. Cơn đau xâm chiếm bất ngờ làm cơ thể thiếu nữ như rũ liệt ra. Bà Phát lo ngại nhìn Bảo Anh.
- Hay mẹ đưa con đến bác sĩ ?
Bảo Anh lắc đầu:
- Con không đi. Mẹ điện thoại gọi bác sĩ đi.
Bà Phát như chợt nhớ ra. Bà mỉm cười:
- Ừ, mẹ quên. Để mẹ gọi thử bác sĩ Thanh xem. Không biết giờ này ông ấy đã ngủ chưa...
Bảo Anh lim dim mắt nằm chờ mẹ. Cô bé ghét nhất là phải đi bác sĩ. Thế mà hôm nay lại đau... Nghỉ học đã hai hôm...
Bà Phát trở vào:
- Mẹ gọi rồi! Nhưng xe ông ấy hỏng, bây giờ khuya quá khó đón xe, mẹ có nói sẽ cho xe đến đón ông ta.
Bảo Anh kêu lên:
- Ai đi đón hả mẹ ? Bác tài theo ba đi rồi.
Bà Phát cau mày:
- Ừ nhỉ ? Chà... không biết thằng cháu của bà bếp có biết lái xe không, mẹ nhờ nó đỡ...
Khuôn mặt dễ ghét của người thanh niên hiện ra trong đầu óc Bảo Anh. Cô bé lắc đầu:
- Thôi mẹ, đừng thèm nhờ thằng cha đó.
Bà mẹ ngạc nhiên:
- Sao vậy con ? Chứ bây giờ mẹ đâu có đi được.
Bảo Anh nhăn mặt:
- Chắc gì hắn ta biết lái.
- Thì mình cứ nhờ cầu may.
Không để ý đến vẻ bất bình của con gái, bà Phát nhấn chuông gọi người làm.
Chị Tư bồi phòng chạy lên.
- Chị gọi chị Hai hộ tôi.
Đêm khuya bà chủ kêu, dì Hai cũng không hiểu chuyện gì. Dì hớt hải chạy lên lầu. Bà Phát nhỏ giọng:
- À, dì Hai. Cậu gì cháu của dì đó, có biết lái xe không ?
Dì Hai gật nhanh:
- Dạ thưa bà chủ, cháu nó biết lái nhưng phiền là nó chưa có bẹc-mi.
Bà Phát khoát tay:
- Không sao. Chỉ lái đến đón bác sĩ Thanh ngay gần đây ấy mà. Dì gọi cậu ấy lên đây cho tôi chỉ đường nhé.
Bảo Anh mở mắt nhìn mẹ. Người đàn bà đang ngồi tựa người trên chiếc phô tơi trông chừng giấc ngủ của con và chính bà vì mệt mỏi nên cũng thiu thiu ngủ. Nghe tiếng cựa mình, bà Phát nhỏm dậy.
- Kìa, con dậy rồi à ?
Bảo Anh nhìn mẹ gật đầu.
- Dạ. Má cho con miếng nước.
Bà Phát bước lại tủ lạnh lấy ly cam vắt đổ từng muỗng cho con. Bảo Anh nghe cơ thể rã rời và bừng bừng nóng. Cơn đau xâm chiếm bất ngờ làm cơ thể thiếu nữ như rũ liệt ra. Bà Phát lo ngại nhìn Bảo Anh.
- Hay mẹ đưa con đến bác sĩ ?
Bảo Anh lắc đầu:
- Con không đi. Mẹ điện thoại gọi bác sĩ đi.
Bà Phát như chợt nhớ ra. Bà mỉm cười:
- Ừ, mẹ quên. Để mẹ gọi thử bác sĩ Thanh xem. Không biết giờ này ông ấy đã ngủ chưa...
Bảo Anh lim dim mắt nằm chờ mẹ. Cô bé ghét nhất là phải đi bác sĩ. Thế mà hôm nay lại đau... Nghỉ học đã hai hôm...
Bà Phát trở vào:
- Mẹ gọi rồi! Nhưng xe ông ấy hỏng, bây giờ khuya quá khó đón xe, mẹ có nói sẽ cho xe đến đón ông ta.
Bảo Anh kêu lên:
- Ai đi đón hả mẹ ? Bác tài theo ba đi rồi.
Bà Phát cau mày:
- Ừ nhỉ ? Chà... không biết thằng cháu của bà bếp có biết lái xe không, mẹ nhờ nó đỡ...
Khuôn mặt dễ ghét của người thanh niên hiện ra trong đầu óc Bảo Anh. Cô bé lắc đầu:
- Thôi mẹ, đừng thèm nhờ thằng cha đó.
Bà mẹ ngạc nhiên:
- Sao vậy con ? Chứ bây giờ mẹ đâu có đi được.
Bảo Anh nhăn mặt:
- Chắc gì hắn ta biết lái.
- Thì mình cứ nhờ cầu may.
Không để ý đến vẻ bất bình của con gái, bà Phát nhấn chuông gọi người làm.
Chị Tư bồi phòng chạy lên.
- Chị gọi chị Hai hộ tôi.
Đêm khuya bà chủ kêu, dì Hai cũng không hiểu chuyện gì. Dì hớt hải chạy lên lầu. Bà Phát nhỏ giọng:
- À, dì Hai. Cậu gì cháu của dì đó, có biết lái xe không ?
Dì Hai gật nhanh:
- Dạ thưa bà chủ, cháu nó biết lái nhưng phiền là nó chưa có bẹc-mi.
Bà Phát khoát tay:
- Không sao. Chỉ lái đến đón bác sĩ Thanh ngay gần đây ấy mà. Dì gọi cậu ấy lên đây cho tôi chỉ đường nhé.
*
Hoạt ngập ngừng bước vào căn phòng sang trọng theo
chân dì Hai. Đây là phòng của Bảo Anh, cũng là lần đầu tiên Hoạt đặt
chân lên nhà trên này. Từ trước đến nay, chàng chỉ luẩn quẩn ở nhà bếp
và căn nhà kho.
Bảo Anh nằm thiêm thiếp dưới lớp drap dầy phủ thân hình mảnh dẻ. Khuôn mặt thường ngày hồng hào bây giờ xanh lướt. Đột nhiên Hoạt muốn quay mình chạy trốn khỏi cái không khí phong lưu trưởng giả. Căn phòng này, tiền trang trí đủ cho gia đình nghèo sống một đời! Tất cả cái bề ngoài phô trương ở đây làm Hoạt cảm thấy mình xa lạ và lạc lõng. Dì Hai lên tiếng:
- Thưa bà, cháu nó đây.
Bà Phát lịch sự:
- Mời cậu ngồi.
Hoạt nói cám ơn nhưng chàng vẫn đứng.
Bà Phát dịu dàng:
- Tôi định nhờ cậu đánh xe lại đằng bác sĩ Thanh ở Hồng thập Tự gần đây chở ông ta đến xem bệnh cho cháu Anh. Cậu biết lái xe vững chứ ?
Hoạt không nhìn thẳng người đàn bà nhưng cái dịu dàng thuần hậu trong câu nói của bà làm chàng dễ chịu. Hoạt thầm nghĩ tại sao Bảo Anh có một người mẹ như thế mà cô ta không biết noi theo ? Hoạt muốn từ chối, chàng không cảm tình với thiếu nữ nằm kia, mặc kệ nàng ta. Hoạt chỉ cần nói chàng có biết lái nhưng chỉ tập sơ sơ chứ không vững là bà Phát sẽ không dám nhờ chàng. Nhưng có một cái gì trong Hoạt đánh tan cái hèn hạ của ý nghĩ vừa thoáng qua. Hoạt đáp:
- Thưa, bà chỉ đường. Tôi có thể lái được.
Bà Phát nói địa chỉ và Hoạt nhận xâu chìa khóa từ tay bà rồi hấp tấp xuống lầu.
Đường khuya loang ánh đèn. Những thân cây đổ bóng buồn hiu trên mặt nhựa. Hoạt bỗng cảm thấy mình cô đơn, một nỗi cô đơn triền miên. Chút tủi hờn len vào cân não người con trai. Hoạt nghĩ đến cái nghèo. Cái nghèo không phải là một tội nhưng sao mọi người lại kết án nó ? Mình nghèo, Hoạt nhủ thầm một mình. Hình ảnh người thiếu nữ kênh kiệu đang nằm trên giường bệnh, hình ảnh người đàn bà thuần hậu rồi hình ảnh mơ hồ về một nhân dáng chưa lần nhận diện chập chờn trong trí Hoạt. Đột nhiên, chàng gọi khẽ: Điềm Chi!
Bảo Anh nằm thiêm thiếp dưới lớp drap dầy phủ thân hình mảnh dẻ. Khuôn mặt thường ngày hồng hào bây giờ xanh lướt. Đột nhiên Hoạt muốn quay mình chạy trốn khỏi cái không khí phong lưu trưởng giả. Căn phòng này, tiền trang trí đủ cho gia đình nghèo sống một đời! Tất cả cái bề ngoài phô trương ở đây làm Hoạt cảm thấy mình xa lạ và lạc lõng. Dì Hai lên tiếng:
- Thưa bà, cháu nó đây.
Bà Phát lịch sự:
- Mời cậu ngồi.
Hoạt nói cám ơn nhưng chàng vẫn đứng.
Bà Phát dịu dàng:
- Tôi định nhờ cậu đánh xe lại đằng bác sĩ Thanh ở Hồng thập Tự gần đây chở ông ta đến xem bệnh cho cháu Anh. Cậu biết lái xe vững chứ ?
Hoạt không nhìn thẳng người đàn bà nhưng cái dịu dàng thuần hậu trong câu nói của bà làm chàng dễ chịu. Hoạt thầm nghĩ tại sao Bảo Anh có một người mẹ như thế mà cô ta không biết noi theo ? Hoạt muốn từ chối, chàng không cảm tình với thiếu nữ nằm kia, mặc kệ nàng ta. Hoạt chỉ cần nói chàng có biết lái nhưng chỉ tập sơ sơ chứ không vững là bà Phát sẽ không dám nhờ chàng. Nhưng có một cái gì trong Hoạt đánh tan cái hèn hạ của ý nghĩ vừa thoáng qua. Hoạt đáp:
- Thưa, bà chỉ đường. Tôi có thể lái được.
Bà Phát nói địa chỉ và Hoạt nhận xâu chìa khóa từ tay bà rồi hấp tấp xuống lầu.
Đường khuya loang ánh đèn. Những thân cây đổ bóng buồn hiu trên mặt nhựa. Hoạt bỗng cảm thấy mình cô đơn, một nỗi cô đơn triền miên. Chút tủi hờn len vào cân não người con trai. Hoạt nghĩ đến cái nghèo. Cái nghèo không phải là một tội nhưng sao mọi người lại kết án nó ? Mình nghèo, Hoạt nhủ thầm một mình. Hình ảnh người thiếu nữ kênh kiệu đang nằm trên giường bệnh, hình ảnh người đàn bà thuần hậu rồi hình ảnh mơ hồ về một nhân dáng chưa lần nhận diện chập chờn trong trí Hoạt. Đột nhiên, chàng gọi khẽ: Điềm Chi!
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG BA