Bốn
Bảo Anh ngừng xe trước căn biệt thự song lập. Cô bé
bấm chuông. Một đàn chó Nhật ào ra sủa vang sân, chồm cả lên cánh cửa
sắt vồ khách. Từ trong cửa chính, một cô gái bằng trạc Bảo Anh, mái tóc
cắt ngắn làm tăng vẻ con trai của vóc dáng cao và mảnh. Cô bé kêu lên:
- Ủa, Bảo Anh. Tao ngỡ là ai ?
Bảo Anh mỉm cười:
- Tưởng là "người ta" của mày phải không ?
Thúy Diệu vừa lui cui mở cổng, lắc đầu:
- Còn khuya ạ. Tao làm gì có "người ta". Dắt xe vào đi mày.
Đôi bạn sánh vai nhau vào nhà. Thúy Diệu liếc nhìn bạn rồi nheo mắt:
- Chẳng hay hôm nay người đẹp quá bước đến tệ xá có điều chi dạy bảo ?
Bảo Anh đấm mạnh vào vai bạn:
- Khỉ vừa thôi mày ạ. Tao đến mày chơi không được à ?
Thúy Diệu trề môi:
- Mốc xì! Mày đến tao chơi...
- Chứ sao, tao nhớ mày mờ.
Thúy Diệu phá lên cười:
- Ôi giời, nghe cô công chúa mắt nâu của tui nè! Mày mới gặp tao hồi sáng trong lớp mà bây giờ đã nhớ với thương rồi cơ à! Gớm sao mà yêu tao thế. Chứ không phải mày đến thăm tao là vì... hừm... vì hồi sáng tao bảo có thư của mày mà tao bỏ quên ở nhà à ?
Bảo Anh đỏ mặt im lặng. Thúy Diệu tấn công:
- Nhưng khổ quá Bảo Anh ạ! Tao làm mất rồi! Thế mới mệt! Chà, lá thư lại dày cộm, chắc là viết nhiều điều ở trong lắm.
Bảo Anh nhìn bạn ngờ vực:
- Mày bảo thật à ? Tại sao lại mất được chứ ?
Thúy Diệu phân trần:
- Chẳng là tao để ở trên bàn học, chị người làm vô tình lại lượm cho ngay vào sọt rác.
Đôi mắt Bảo Anh mở lớn, đôi mắt không đen tuyền mà pha màu nâu nhàn nhạt làm khuôn mặt thiếu nữ có một vẻ trẻ thơ thật đáng yêu. Thấy bạn rưng rưng như muốn khóc, Thúy Diệu hoảng hốt:
- Ấy chết, thôi tao nói đùa đấy mày! Lên phòng ta lấy thư...
Bảo Anh tươi ngay nét mặt:
- Vậy chứ! Tao biết mày đùa.
Thúy Diệu trề môi:
- Còn khuya! Chưa chi mà đã rưng rưng rồi.
Đôi bạn vừa lên phòng Thúy Diệu vừa trò chuyện. Thúy Diệu hỏi bạn:
- Bảo Anh này, tao hỏi thiệt mày nhé! Theo sự nhận xét của tao, tao thấy mày "cảm" anh chàng viết thư này rồi, phải không ?
Bảo Anh tránh tia nhìn của bạn:
- Không!
- Có mà, mày giấu tao! Tao thấy mỗi khi có thư của anh chàng là mày mừng ra mặt.
Bảo Anh chống chế:
- Ừ, thì... có thư đọc cho vui ai lại chả thích.
Thúy Diệu bỗng im lặng, nghiêm giọng:
- Mày đừng giấu tao Bảo Anh ạ! Tao hiểu mày chứ đâu phải không. Thí dụ như mày có cảm tình với một người nào đó mà mày quen thì đâu phải là chuyện xấu. Vả lại, tao là bạn thân của mày, chả lẽ tao lại không hiểu mày sao ?
Bảo Anh im lặng. Đã từ lâu, Bảo Anh quen một người con trai qua thư từ. Bảo Anh nhờ địa chỉ của Thúy Diệu và lấy tên là Điềm Chi. Chàng là Hiệp, một kỹ sư canh nông tương lai. Thoạt đầu Bảo Anh chỉ nghĩ là quen chơi cho vui nhưng càng ngày, qua lời thư của Hiệp, Bảo Anh càng thấy mến người con trai đó. Hiệp ghét hạng con gái nhà giàu mà kiêu căng. Biết thế, Bảo Anh không bao giờ để lộ trong thư một chút gì về cá tính mình. Bảo Anh ngoài đời và Điềm Chi trong thư là hai con người hoàn toàn khác biệt nhau. Càng ngày Bảo Anh càng thấy sợ. Bảo Anh sợ một ngày nào đó, nếu do một sự vô tình Hiệp biết được con người thật của mình! Không có gì bí mật dưới ánh nắng mặt trời! Chỉ nghĩ tới câu đó Bảo Anh cũng đủ thấy lo âu. Hiệp rất đứng đắn nhưng ở lời thư chàng có một cái gì trìu mến làm Bảo Anh nghĩ đến không nguôi. Bảo Anh biết Hiệp nghèo, Hiệp phải sinh mưu bằng chính sức lực của mình để tạo cho mình một tương lai. Có những lá thư Hiệp viết làm Bảo Anh rưng rưng. Hiệp viết về đời sống của một sinh viên vừa lo học thi vừa lo chạy gạo. Đôi lúc đọc thư Hiệp xong, nhìn lại nếp sống của gia đình mình Bảo Anh hơi thẹn. Cô bé cũng không hiểu tại sao lại như vậy! Nhưng cứ hơi lâu mà không nhận được thư Hiệp là Bảo Anh không thiết gì. Cô bé thấy buồn vời vợi và mọi việc bỗng trở nên vô nghĩa.
Thấy bạn thừ người, Thúy Diệu vỗ vai:
- Thôi, gì mà ngẩn ra vậy. Thư đây.
Bảo Anh cầm lá thư với nét chữ rắn rỏi, đột nhiên cô bé thấy xúc động lạ. Thúy Diệu hiểu ý bạn, nói với Bảo Anh:
- Mày ngồi đây đọc thư nhé. Tao xuống nhà có tí việc.
Bảo Anh nhìn bạn biết ơn. Chờ bạn đi khuất, Bảo Anh xé lá thư. Những giòng chữ thân yêu, chạy dài trên từng hàng ô kẻ của trang giấy trắng. Một đoạn, Hiệp viết "Anh biết rất rõ loại hoa mà Chi hỏi. Không phải chỉ vì anh là dân canh nông không đâu, mà còn vì một lý do khác mà anh chưa muốn nói với Chi. Con đường Bà Huyện Thanh Quan anh thấy cũng có nhiều hoa đó lắm. Dạo trước, anh có thằng bạn si một cô bé học Régina Pacis. Thằng bạn anh ưa rủ anh đến đứng chờ mỗi cuối tuần. Anh phải đi bộ lang thang một mình trên đường để chờ "anh chị" tâm sự với nhau. Những lúc đó anh thích vô cùng dẫm lên những cánh hoa vàng nho nhỏ, trông chúng nó tội nghiệp đến dễ thương phải không Chi. Anh không hiểu sao một cây hoa trông "đồ sộ" như vậy mà lại có thể có những cánh hoa mỏng manh đáng yêu như vậy.
Điềm Chi hỏi anh, hoa đó là hoa gì phải không ? Danh từ canh nông gọi nó là "hoa Cườm Thảo Vàng" Chi ạ. Có lẽ rất ít người biết đến tên cây hoa này vì tên nó có vẻ chuyên khoa quá Chi nhỉ. Có lần anh đã muốn tìm cách đặt riêng cho nó một cái tên mà chỉ anh biết thôi, nhưng anh tìm hoài, kiếm một danh từ đẹp cho thích hợp với loại hoa, mà anh tìm không ra. Anh chỉ trả lời Chi theo khả năng chuyên môn của anh thôi, còn nếu Chi thích một cái tên nào, Chi hãy dùng để gọi nó. Một khi mình thích gọi, thì cái tên đó trở thành vĩnh cửu trong ý nghĩ mình rồi đó Chi. Có nhiều loại hoa rất đẹp mà lại mang những cái tên nghe... không êm tai tí nào. Thí dụ như, Chi có biết một loại hoa mà nghệ thuật người ta gọi là "Lan hoàng hậu" lá nó chẽ ở trên, tròn thuẫn, hoa nó từng chùm tím tím. Nghe người chơi hoa gọi thì hay lắm nhé: Lan hoàng hậu. Thế mà nếu Chi hỏi ngay anh, anh sẽ bảo đó là cây "móng bò". Chi biết tại sao không ? Tại cái lá của nó có hình móng bò. Giản dị quá hở Chi. Cái tên chả là gì cả, không đủ để người ta nghĩ về một điều gì nữa kìa..."
Thư Hiệp viết thật dài. Đây là một trong những lá thư dài nhất của Hiệp. Bảo Anh đọc đi đọc lại lá thư mãi cho đến lúc Thúy Diệu ló đầu vào:
- Xong chưa người đẹp ?
Bảo Anh cười gượng gạo:
- Ờ... ờ... xong rồi.
Thúy Diệu nheo mắt:
- Khiếp, đọc thơ rồi lại nhớ người hay sao mà mặt mũi trông thờ thẫn thế kia. Xuống nhà ăn bánh flan với tao.
Bảo Anh hỏi:
- Ai làm ? Mày à ?
- Ừ.
- Vậy tao ăn chắc câm luôn.
Thúy Diệu rùn vai, nắm tay bạn lôi đi. Hai cô bé mở frigidaire lấy mỗi cô một phần bánh rồi ra ngồi trước hiên nhà. Bảo Anh nhâm nhi chất hột gà và mật ngọt cho tan dần trên đầu lưỡi. Bảo Anh khen:
- Mày làm khá lắm.
Thúy Diệu làm mặt giận:
- Dạ phải. Hồi nãy có một người chê tui, nói là ăn bánh của tui xong, chắc là câm luôn.
Bảo Anh cười cầu hòa:
- Thôi mà, cho tao vuốt giận.
- Ủa, tao tưởng mày câm thật rồi chứ.
Tiếng cười của đôi bạn vang như thủy tinh. Tiếng cười của những tuổi trẻ không ưu tư vì miếng cơm manh áo. Chợt mắt Bảo Anh dừng lại trên cây hoa tím được trồng trong một bồn sỏi xây khéo.
Bảo Anh níu tay Thúy Diệu:
- Ờ, Diệu nè, mày nhìn thấy cây hoa này có gì là lạ không ?
Thúy Diệu nhìn theo mắt bạn:
- Có gì đâu ?
- Mày biết nó gọi là hoa gì không ?
Thúy Diệu nhăn mũi. Sao con bé này hôm nay lại lắm điều thế.
Thúy Diệu gật đầu:
- Nó là Lan hoàng hậu đấy mà .
Bảo Anh chúm chím. Cô bé bắt đầu khoe cái "vốn liếng canh nông" của mình.
- Ừ, tao cũng biết nó là Lan hoàng hậu. Nhưng nó còn một cái tên nữa cơ. Đố mày đ .
Thúy Diệu lắc đầu:
- Tao chịu thôi. Tao tưởng nó chỉ một tên chứ.
Bảo Anh nghiêm mặt:
- Không, trong sách vở người ta gọi nó là cây móng bò mày ạ.
Thúy Diệu trố mắt:
- Cái gì ? Mày nói lại coi ?
- Cây móng bò.
Thúy Diệu kêu lên:
- Tên gì mà kỳ cục vậy ?
Bảo Anh ra vẻ hiểu biết. Cô bé dắt tay bạn đến cạnh cây hoa, cầm lấy nhánh lá giải thích:
- Đây nè, mày phải để ý mới được. Sở dĩ người ta gọi nó bằng một cái tên kém thơ mộng như vậy là vì hình dáng lá của nó giống cái móng bò.
Thúy Diệu ngẫm nghĩ:
- Mày nói nghe cũng có lý, nhưng tao hỏi mày, mày đã thấy cái móng con bò lần nào chưa ?
Câu hỏi của bạn làm Bảo Anh ngẩn người.
- Chưa!
- Vậy sao mày biết giống ?
Bảo Anh lúng túng:
- Ừ...
- Vậy là có thể mày nói sai.
Bảo Anh cương quyết:
- Tao nói đúng mà. Không tin mày kiếm người nào học canh nông mày hỏi coi.
Thúy Diệu phì cười:
- Đấy nhé, cho mày hết chối. Vậy là người hùng của mày giải thích cho mày nghe đó phải không?
Bảo Anh đỏ mặt gật đầu:
- Ừ, anh Hiệp nói với tao đó. À, mày nhớ cây hoa vàng trước nhà tao không ? Cây hoa mà hôm nọ tao với mày cãi nhau là cây điệp tây điệp ta đó mà.
Thúy Diệu gật đầu:
- Nhớ, sao ?
- Tên nó là hoa cườm thảo vàng mày ạ.
- Sao lại Cườm Thảo Vàng ?
- Chắc... chắc tại nó màu vàng.
- Lại anh Hiệp nói.
Đôi bạn nhìn nhau cùng cười. Bảo Anh bỗng thấy mình hãnh diện về Hiệp. Cô bé bỗng mơ ước một ngày nào đó Hiệp sẽ tìm đến gặp mình. Có lẽ... có lẽ ngày nào đó sẽ là một ngày vui cho Bảo Anh. Đã có nhiều buổi tối Bảo Anh trăn trở không ngủ được, trở dậy lấy giấy bút viết thư cho Hiệp. Những lúc đó Bảo Anh đã kể lể thật sự nỗi vui buồn của mình cho một người mà mình chưa hề biết mặt nghe! Một người rất xa xôi mà đôi lúc Bảo Anh đã thấy gần gũi như chiếc bóng. Bảo Anh cũng không hiểu sao mình lại có nhiều cảm tình với Hiệp đến như vậy. Hay tại vì cái vẻ bất cần nơi Hiệp đã lôi cuốn một thiếu nữ sinh ra và trưởng thành trong nhung lụa và được nuông chìu như Bảo Anh ?
- Ủa, Bảo Anh. Tao ngỡ là ai ?
Bảo Anh mỉm cười:
- Tưởng là "người ta" của mày phải không ?
Thúy Diệu vừa lui cui mở cổng, lắc đầu:
- Còn khuya ạ. Tao làm gì có "người ta". Dắt xe vào đi mày.
Đôi bạn sánh vai nhau vào nhà. Thúy Diệu liếc nhìn bạn rồi nheo mắt:
- Chẳng hay hôm nay người đẹp quá bước đến tệ xá có điều chi dạy bảo ?
Bảo Anh đấm mạnh vào vai bạn:
- Khỉ vừa thôi mày ạ. Tao đến mày chơi không được à ?
Thúy Diệu trề môi:
- Mốc xì! Mày đến tao chơi...
- Chứ sao, tao nhớ mày mờ.
Thúy Diệu phá lên cười:
- Ôi giời, nghe cô công chúa mắt nâu của tui nè! Mày mới gặp tao hồi sáng trong lớp mà bây giờ đã nhớ với thương rồi cơ à! Gớm sao mà yêu tao thế. Chứ không phải mày đến thăm tao là vì... hừm... vì hồi sáng tao bảo có thư của mày mà tao bỏ quên ở nhà à ?
Bảo Anh đỏ mặt im lặng. Thúy Diệu tấn công:
- Nhưng khổ quá Bảo Anh ạ! Tao làm mất rồi! Thế mới mệt! Chà, lá thư lại dày cộm, chắc là viết nhiều điều ở trong lắm.
Bảo Anh nhìn bạn ngờ vực:
- Mày bảo thật à ? Tại sao lại mất được chứ ?
Thúy Diệu phân trần:
- Chẳng là tao để ở trên bàn học, chị người làm vô tình lại lượm cho ngay vào sọt rác.
Đôi mắt Bảo Anh mở lớn, đôi mắt không đen tuyền mà pha màu nâu nhàn nhạt làm khuôn mặt thiếu nữ có một vẻ trẻ thơ thật đáng yêu. Thấy bạn rưng rưng như muốn khóc, Thúy Diệu hoảng hốt:
- Ấy chết, thôi tao nói đùa đấy mày! Lên phòng ta lấy thư...
Bảo Anh tươi ngay nét mặt:
- Vậy chứ! Tao biết mày đùa.
Thúy Diệu trề môi:
- Còn khuya! Chưa chi mà đã rưng rưng rồi.
Đôi bạn vừa lên phòng Thúy Diệu vừa trò chuyện. Thúy Diệu hỏi bạn:
- Bảo Anh này, tao hỏi thiệt mày nhé! Theo sự nhận xét của tao, tao thấy mày "cảm" anh chàng viết thư này rồi, phải không ?
Bảo Anh tránh tia nhìn của bạn:
- Không!
- Có mà, mày giấu tao! Tao thấy mỗi khi có thư của anh chàng là mày mừng ra mặt.
Bảo Anh chống chế:
- Ừ, thì... có thư đọc cho vui ai lại chả thích.
Thúy Diệu bỗng im lặng, nghiêm giọng:
- Mày đừng giấu tao Bảo Anh ạ! Tao hiểu mày chứ đâu phải không. Thí dụ như mày có cảm tình với một người nào đó mà mày quen thì đâu phải là chuyện xấu. Vả lại, tao là bạn thân của mày, chả lẽ tao lại không hiểu mày sao ?
Bảo Anh im lặng. Đã từ lâu, Bảo Anh quen một người con trai qua thư từ. Bảo Anh nhờ địa chỉ của Thúy Diệu và lấy tên là Điềm Chi. Chàng là Hiệp, một kỹ sư canh nông tương lai. Thoạt đầu Bảo Anh chỉ nghĩ là quen chơi cho vui nhưng càng ngày, qua lời thư của Hiệp, Bảo Anh càng thấy mến người con trai đó. Hiệp ghét hạng con gái nhà giàu mà kiêu căng. Biết thế, Bảo Anh không bao giờ để lộ trong thư một chút gì về cá tính mình. Bảo Anh ngoài đời và Điềm Chi trong thư là hai con người hoàn toàn khác biệt nhau. Càng ngày Bảo Anh càng thấy sợ. Bảo Anh sợ một ngày nào đó, nếu do một sự vô tình Hiệp biết được con người thật của mình! Không có gì bí mật dưới ánh nắng mặt trời! Chỉ nghĩ tới câu đó Bảo Anh cũng đủ thấy lo âu. Hiệp rất đứng đắn nhưng ở lời thư chàng có một cái gì trìu mến làm Bảo Anh nghĩ đến không nguôi. Bảo Anh biết Hiệp nghèo, Hiệp phải sinh mưu bằng chính sức lực của mình để tạo cho mình một tương lai. Có những lá thư Hiệp viết làm Bảo Anh rưng rưng. Hiệp viết về đời sống của một sinh viên vừa lo học thi vừa lo chạy gạo. Đôi lúc đọc thư Hiệp xong, nhìn lại nếp sống của gia đình mình Bảo Anh hơi thẹn. Cô bé cũng không hiểu tại sao lại như vậy! Nhưng cứ hơi lâu mà không nhận được thư Hiệp là Bảo Anh không thiết gì. Cô bé thấy buồn vời vợi và mọi việc bỗng trở nên vô nghĩa.
Thấy bạn thừ người, Thúy Diệu vỗ vai:
- Thôi, gì mà ngẩn ra vậy. Thư đây.
Bảo Anh cầm lá thư với nét chữ rắn rỏi, đột nhiên cô bé thấy xúc động lạ. Thúy Diệu hiểu ý bạn, nói với Bảo Anh:
- Mày ngồi đây đọc thư nhé. Tao xuống nhà có tí việc.
Bảo Anh nhìn bạn biết ơn. Chờ bạn đi khuất, Bảo Anh xé lá thư. Những giòng chữ thân yêu, chạy dài trên từng hàng ô kẻ của trang giấy trắng. Một đoạn, Hiệp viết "Anh biết rất rõ loại hoa mà Chi hỏi. Không phải chỉ vì anh là dân canh nông không đâu, mà còn vì một lý do khác mà anh chưa muốn nói với Chi. Con đường Bà Huyện Thanh Quan anh thấy cũng có nhiều hoa đó lắm. Dạo trước, anh có thằng bạn si một cô bé học Régina Pacis. Thằng bạn anh ưa rủ anh đến đứng chờ mỗi cuối tuần. Anh phải đi bộ lang thang một mình trên đường để chờ "anh chị" tâm sự với nhau. Những lúc đó anh thích vô cùng dẫm lên những cánh hoa vàng nho nhỏ, trông chúng nó tội nghiệp đến dễ thương phải không Chi. Anh không hiểu sao một cây hoa trông "đồ sộ" như vậy mà lại có thể có những cánh hoa mỏng manh đáng yêu như vậy.
Điềm Chi hỏi anh, hoa đó là hoa gì phải không ? Danh từ canh nông gọi nó là "hoa Cườm Thảo Vàng" Chi ạ. Có lẽ rất ít người biết đến tên cây hoa này vì tên nó có vẻ chuyên khoa quá Chi nhỉ. Có lần anh đã muốn tìm cách đặt riêng cho nó một cái tên mà chỉ anh biết thôi, nhưng anh tìm hoài, kiếm một danh từ đẹp cho thích hợp với loại hoa, mà anh tìm không ra. Anh chỉ trả lời Chi theo khả năng chuyên môn của anh thôi, còn nếu Chi thích một cái tên nào, Chi hãy dùng để gọi nó. Một khi mình thích gọi, thì cái tên đó trở thành vĩnh cửu trong ý nghĩ mình rồi đó Chi. Có nhiều loại hoa rất đẹp mà lại mang những cái tên nghe... không êm tai tí nào. Thí dụ như, Chi có biết một loại hoa mà nghệ thuật người ta gọi là "Lan hoàng hậu" lá nó chẽ ở trên, tròn thuẫn, hoa nó từng chùm tím tím. Nghe người chơi hoa gọi thì hay lắm nhé: Lan hoàng hậu. Thế mà nếu Chi hỏi ngay anh, anh sẽ bảo đó là cây "móng bò". Chi biết tại sao không ? Tại cái lá của nó có hình móng bò. Giản dị quá hở Chi. Cái tên chả là gì cả, không đủ để người ta nghĩ về một điều gì nữa kìa..."
Thư Hiệp viết thật dài. Đây là một trong những lá thư dài nhất của Hiệp. Bảo Anh đọc đi đọc lại lá thư mãi cho đến lúc Thúy Diệu ló đầu vào:
- Xong chưa người đẹp ?
Bảo Anh cười gượng gạo:
- Ờ... ờ... xong rồi.
Thúy Diệu nheo mắt:
- Khiếp, đọc thơ rồi lại nhớ người hay sao mà mặt mũi trông thờ thẫn thế kia. Xuống nhà ăn bánh flan với tao.
Bảo Anh hỏi:
- Ai làm ? Mày à ?
- Ừ.
- Vậy tao ăn chắc câm luôn.
Thúy Diệu rùn vai, nắm tay bạn lôi đi. Hai cô bé mở frigidaire lấy mỗi cô một phần bánh rồi ra ngồi trước hiên nhà. Bảo Anh nhâm nhi chất hột gà và mật ngọt cho tan dần trên đầu lưỡi. Bảo Anh khen:
- Mày làm khá lắm.
Thúy Diệu làm mặt giận:
- Dạ phải. Hồi nãy có một người chê tui, nói là ăn bánh của tui xong, chắc là câm luôn.
Bảo Anh cười cầu hòa:
- Thôi mà, cho tao vuốt giận.
- Ủa, tao tưởng mày câm thật rồi chứ.
Tiếng cười của đôi bạn vang như thủy tinh. Tiếng cười của những tuổi trẻ không ưu tư vì miếng cơm manh áo. Chợt mắt Bảo Anh dừng lại trên cây hoa tím được trồng trong một bồn sỏi xây khéo.
Bảo Anh níu tay Thúy Diệu:
- Ờ, Diệu nè, mày nhìn thấy cây hoa này có gì là lạ không ?
Thúy Diệu nhìn theo mắt bạn:
- Có gì đâu ?
- Mày biết nó gọi là hoa gì không ?
Thúy Diệu nhăn mũi. Sao con bé này hôm nay lại lắm điều thế.
Thúy Diệu gật đầu:
- Nó là Lan hoàng hậu đấy mà .
Bảo Anh chúm chím. Cô bé bắt đầu khoe cái "vốn liếng canh nông" của mình.
- Ừ, tao cũng biết nó là Lan hoàng hậu. Nhưng nó còn một cái tên nữa cơ. Đố mày đ .
Thúy Diệu lắc đầu:
- Tao chịu thôi. Tao tưởng nó chỉ một tên chứ.
Bảo Anh nghiêm mặt:
- Không, trong sách vở người ta gọi nó là cây móng bò mày ạ.
Thúy Diệu trố mắt:
- Cái gì ? Mày nói lại coi ?
- Cây móng bò.
Thúy Diệu kêu lên:
- Tên gì mà kỳ cục vậy ?
Bảo Anh ra vẻ hiểu biết. Cô bé dắt tay bạn đến cạnh cây hoa, cầm lấy nhánh lá giải thích:
- Đây nè, mày phải để ý mới được. Sở dĩ người ta gọi nó bằng một cái tên kém thơ mộng như vậy là vì hình dáng lá của nó giống cái móng bò.
Thúy Diệu ngẫm nghĩ:
- Mày nói nghe cũng có lý, nhưng tao hỏi mày, mày đã thấy cái móng con bò lần nào chưa ?
Câu hỏi của bạn làm Bảo Anh ngẩn người.
- Chưa!
- Vậy sao mày biết giống ?
Bảo Anh lúng túng:
- Ừ...
- Vậy là có thể mày nói sai.
Bảo Anh cương quyết:
- Tao nói đúng mà. Không tin mày kiếm người nào học canh nông mày hỏi coi.
Thúy Diệu phì cười:
- Đấy nhé, cho mày hết chối. Vậy là người hùng của mày giải thích cho mày nghe đó phải không?
Bảo Anh đỏ mặt gật đầu:
- Ừ, anh Hiệp nói với tao đó. À, mày nhớ cây hoa vàng trước nhà tao không ? Cây hoa mà hôm nọ tao với mày cãi nhau là cây điệp tây điệp ta đó mà.
Thúy Diệu gật đầu:
- Nhớ, sao ?
- Tên nó là hoa cườm thảo vàng mày ạ.
- Sao lại Cườm Thảo Vàng ?
- Chắc... chắc tại nó màu vàng.
- Lại anh Hiệp nói.
Đôi bạn nhìn nhau cùng cười. Bảo Anh bỗng thấy mình hãnh diện về Hiệp. Cô bé bỗng mơ ước một ngày nào đó Hiệp sẽ tìm đến gặp mình. Có lẽ... có lẽ ngày nào đó sẽ là một ngày vui cho Bảo Anh. Đã có nhiều buổi tối Bảo Anh trăn trở không ngủ được, trở dậy lấy giấy bút viết thư cho Hiệp. Những lúc đó Bảo Anh đã kể lể thật sự nỗi vui buồn của mình cho một người mà mình chưa hề biết mặt nghe! Một người rất xa xôi mà đôi lúc Bảo Anh đã thấy gần gũi như chiếc bóng. Bảo Anh cũng không hiểu sao mình lại có nhiều cảm tình với Hiệp đến như vậy. Hay tại vì cái vẻ bất cần nơi Hiệp đã lôi cuốn một thiếu nữ sinh ra và trưởng thành trong nhung lụa và được nuông chìu như Bảo Anh ?
*
Bảo Anh cắn bút ngồi thừ bên trang giấy. Ánh mắt cô
bé chợt đậu lại trên cây hoa vàng. Bảo Anh nhớ Hiệp. Trang thư trả
lời cho Hiệp đang viết dở dang.
Có tiếng xe gắn máy. Bảo Anh nhìn xuống... tên gác cửa đang dắt xe đi vào. Có lẽ hắn vừa tắt máy xe... Khách quan mà nói, Bảo Anh cũng không ghét gì tên này, nhưng cái vẻ "gì gì" của hắn làm Bảo Anh bực mình. Hắn coi cũng có vẻ có học, biết đâu chừng là một sinh viên nghèo. Biết đâu hắn cũng lao đao kiếm sống như Hiệp? Thế nhưng Bảo Anh nghĩ là mình phải giữ kẻ chủ nhà, vả lại Bảo Anh đã từng phá hắn bắt hắn lau xe cho mình nên bây giờ đâu thể làm lành. Bảo Anh định kể cho Hiệp nghe chuyện anh chàng gác cửa này nhưng cô bé lại thôi ngay. Bảo Anh không quên Hiệp rất ghét loại con gái phách lối, ỷ nhà giàu hạch xách người khác. Bảo Anh đã giấu con người mình quá kỹ nên càng ngày cô bé càng thấy mình phải thật thận trọng không thể để Hiệp nghi ngờ về chính con người mình. Bảo Anh đã tự dối mình và dối Hiệp. Thật tình mà nói, nhiều lúc Bảo Anh cũng muốn sửa đổi con người mình nhưng trong môi trường sống của Bảo Anh, Bảo Anh không có ý chí để làm. Từ ngày quen Hiệp, đã nhiều lần Bảo Anh muốn sống như cô bé Điềm Chi trong thư, sống ngoan hiền, sống thuần hậu. Chính bà Phát, mẹ Bảo Anh là một người đàn bà hiền lành và dễ dãi nhất. Bà đã nhiều lần khuyên con nên tập tành lại tánh nết, ngay cả việc sai bảo người làm trong nhà cũng phải cho dịu dàng tử tế. Bà Phát dạy con, người ta nghèo, người ta phải đi làm cho mình để kiếm tiền. Như vậy là nghèo đồng tiền chứ tư cách người ta đâu có nghèo! Đôi lúc mình phải tỏ ra tôn trọng họ hơn những kẻ giàu nữa kìa, vì họ sẽ tự ái hơn. Những lời của mẹ chỉ thoáng qua và Bảo Anh cho đi khuất. Bây giờ nghĩ lại những lời thơ Hiệp viết về cái giàu và nghèo, Bảo Anh đâm chột dạ. Bảo Anh cũng tự hiểu nếu mình không sửa đổi, sớm muộn gì khi Hiệp biết rõ mình, chàng sẽ không bao giờ viết cho Bảo Anh những lời lẽ như chàng đã viết cho cô bé Điềm Chi.
Có tiếng chuông điện thoại reo. Chờ một lúc không thấy ai dưới nhà nhấc máy, Bảo Anh chạy xuống.
- Alô?
Giọng của Thúy Diệu vang lên ở đầu dây:
- Bảo Anh phải không? Tao đây.
Bảo Anh gật đầu như chính bạn đang đứng trước mình.
- Biết rồi! Có chuyện gì hả?
- Ừ, bọn tao định lại rủ mày đi hội chợ nội hóa chơi đây. Rảnh không?
Bảo Anh nghĩ đến lá thư đang viết dở dang cho Hiệp, cô bé định từ chối nhưng nghĩ sao lại thôi.
- Cũng rảnh.
Tiếng Thúy Diệu:
- Sao lại "cũng rảnh"? Chắc lại hơi bận phải không? Nếu bận thì thôi.
- Không. Bọn mày cứ đến tao đi. À, mày với ai đấy?
- Tao với con Mỹ Nga.
Bảo Anh cau mặt:
- Con nhỏ đó nữa à? Nó lại rủ mày hay sao?
- Nó đang ngồi salon chờ tao phôn cho mày đấy. Bọn tao đến mày ngay hả?
- Ừ.
Bảo Anh cúp máy. Đứng trước tủ áo, Bảo Anh lựa cho mình một bộ pant hơp thời. Mặc vừa xong đồ thì đã nghe tiếng chuông cổng réo vang. Bảo Anh nghiêng người nhìn, cô bé thấy tên gác cửa đang lủi thủi đi từ nhà kho ra mở cổng. Một thoáng thương hại dấy lên trong đầu óc Bảo Anh. Cô bé nghĩ đến cái nhìn giễu cợt của Mỹ Nga sẽ hướng về phía hắn...
Khi ba cô gái gởi xe chen được vào hội chợ, những gian hàng đông nghẹt người. Cả ba nắm tay nhau. Thúy Diệu lên tiếng:
- Mỗi đứa tụi mình phải đeo trước ngực một tấm bảng đề số nhà mới được.
Mỹ Nga thắc mắc:
- Chi vậy mày?
Thúy Diệu chúm chím:
- Thì... để lỡ đi lạc người ta dẫn về.
Mỹ Nga trêu:
- Ai chứ nhỏ Bảo Anh mà đi lạc là có lắm người muốn dắt về nhà lắm nhé, nhưng mà là về nhà của người ta cơ.
Bảo Anh nhéo bạn:
- Khỉ vừa thôi mày.
Cả bọn kéo nhau vào những gian hàng chính. Đây là gian hàng vải nội hóa. Kia là gian hàng thủy tinh, hàng máy... thôi thì đủ thứ... Bỗng Thúy Diệu chỉ lại phía một gian hàng nằm hơi khuất phía sau:
- Kìa, gian hàng canh nông kìa. Bảo Anh đến đi.
Mỹ Nga lôi tay bạn:
- Nhanh lên. Chắc là toàn meo nấm rơm với lại phân bón.
Bảo Anh cau mặt:
- Sao tụi bây hạ dân canh nông quá vậy! Vừa thôi.
Thúy Diệu gật gù:
- Đấy nhé! Nàng bênh vực người hùng hết mình! Mỹ Nga làm chứng cho tao nghe.
- Ừ!
- Từ nay nó hết chối là cảm người hùng rồi nhe.
- Ừ!
Bảo Anh xoay mặt đi. Cô bé bổng thấy có chút gì thích thú len vào tâm não khi nghe hai bạn chế giễu mình và Hiệp...
Có tiếng xe gắn máy. Bảo Anh nhìn xuống... tên gác cửa đang dắt xe đi vào. Có lẽ hắn vừa tắt máy xe... Khách quan mà nói, Bảo Anh cũng không ghét gì tên này, nhưng cái vẻ "gì gì" của hắn làm Bảo Anh bực mình. Hắn coi cũng có vẻ có học, biết đâu chừng là một sinh viên nghèo. Biết đâu hắn cũng lao đao kiếm sống như Hiệp? Thế nhưng Bảo Anh nghĩ là mình phải giữ kẻ chủ nhà, vả lại Bảo Anh đã từng phá hắn bắt hắn lau xe cho mình nên bây giờ đâu thể làm lành. Bảo Anh định kể cho Hiệp nghe chuyện anh chàng gác cửa này nhưng cô bé lại thôi ngay. Bảo Anh không quên Hiệp rất ghét loại con gái phách lối, ỷ nhà giàu hạch xách người khác. Bảo Anh đã giấu con người mình quá kỹ nên càng ngày cô bé càng thấy mình phải thật thận trọng không thể để Hiệp nghi ngờ về chính con người mình. Bảo Anh đã tự dối mình và dối Hiệp. Thật tình mà nói, nhiều lúc Bảo Anh cũng muốn sửa đổi con người mình nhưng trong môi trường sống của Bảo Anh, Bảo Anh không có ý chí để làm. Từ ngày quen Hiệp, đã nhiều lần Bảo Anh muốn sống như cô bé Điềm Chi trong thư, sống ngoan hiền, sống thuần hậu. Chính bà Phát, mẹ Bảo Anh là một người đàn bà hiền lành và dễ dãi nhất. Bà đã nhiều lần khuyên con nên tập tành lại tánh nết, ngay cả việc sai bảo người làm trong nhà cũng phải cho dịu dàng tử tế. Bà Phát dạy con, người ta nghèo, người ta phải đi làm cho mình để kiếm tiền. Như vậy là nghèo đồng tiền chứ tư cách người ta đâu có nghèo! Đôi lúc mình phải tỏ ra tôn trọng họ hơn những kẻ giàu nữa kìa, vì họ sẽ tự ái hơn. Những lời của mẹ chỉ thoáng qua và Bảo Anh cho đi khuất. Bây giờ nghĩ lại những lời thơ Hiệp viết về cái giàu và nghèo, Bảo Anh đâm chột dạ. Bảo Anh cũng tự hiểu nếu mình không sửa đổi, sớm muộn gì khi Hiệp biết rõ mình, chàng sẽ không bao giờ viết cho Bảo Anh những lời lẽ như chàng đã viết cho cô bé Điềm Chi.
Có tiếng chuông điện thoại reo. Chờ một lúc không thấy ai dưới nhà nhấc máy, Bảo Anh chạy xuống.
- Alô?
Giọng của Thúy Diệu vang lên ở đầu dây:
- Bảo Anh phải không? Tao đây.
Bảo Anh gật đầu như chính bạn đang đứng trước mình.
- Biết rồi! Có chuyện gì hả?
- Ừ, bọn tao định lại rủ mày đi hội chợ nội hóa chơi đây. Rảnh không?
Bảo Anh nghĩ đến lá thư đang viết dở dang cho Hiệp, cô bé định từ chối nhưng nghĩ sao lại thôi.
- Cũng rảnh.
Tiếng Thúy Diệu:
- Sao lại "cũng rảnh"? Chắc lại hơi bận phải không? Nếu bận thì thôi.
- Không. Bọn mày cứ đến tao đi. À, mày với ai đấy?
- Tao với con Mỹ Nga.
Bảo Anh cau mặt:
- Con nhỏ đó nữa à? Nó lại rủ mày hay sao?
- Nó đang ngồi salon chờ tao phôn cho mày đấy. Bọn tao đến mày ngay hả?
- Ừ.
Bảo Anh cúp máy. Đứng trước tủ áo, Bảo Anh lựa cho mình một bộ pant hơp thời. Mặc vừa xong đồ thì đã nghe tiếng chuông cổng réo vang. Bảo Anh nghiêng người nhìn, cô bé thấy tên gác cửa đang lủi thủi đi từ nhà kho ra mở cổng. Một thoáng thương hại dấy lên trong đầu óc Bảo Anh. Cô bé nghĩ đến cái nhìn giễu cợt của Mỹ Nga sẽ hướng về phía hắn...
Khi ba cô gái gởi xe chen được vào hội chợ, những gian hàng đông nghẹt người. Cả ba nắm tay nhau. Thúy Diệu lên tiếng:
- Mỗi đứa tụi mình phải đeo trước ngực một tấm bảng đề số nhà mới được.
Mỹ Nga thắc mắc:
- Chi vậy mày?
Thúy Diệu chúm chím:
- Thì... để lỡ đi lạc người ta dẫn về.
Mỹ Nga trêu:
- Ai chứ nhỏ Bảo Anh mà đi lạc là có lắm người muốn dắt về nhà lắm nhé, nhưng mà là về nhà của người ta cơ.
Bảo Anh nhéo bạn:
- Khỉ vừa thôi mày.
Cả bọn kéo nhau vào những gian hàng chính. Đây là gian hàng vải nội hóa. Kia là gian hàng thủy tinh, hàng máy... thôi thì đủ thứ... Bỗng Thúy Diệu chỉ lại phía một gian hàng nằm hơi khuất phía sau:
- Kìa, gian hàng canh nông kìa. Bảo Anh đến đi.
Mỹ Nga lôi tay bạn:
- Nhanh lên. Chắc là toàn meo nấm rơm với lại phân bón.
Bảo Anh cau mặt:
- Sao tụi bây hạ dân canh nông quá vậy! Vừa thôi.
Thúy Diệu gật gù:
- Đấy nhé! Nàng bênh vực người hùng hết mình! Mỹ Nga làm chứng cho tao nghe.
- Ừ!
- Từ nay nó hết chối là cảm người hùng rồi nhe.
- Ừ!
Bảo Anh xoay mặt đi. Cô bé bổng thấy có chút gì thích thú len vào tâm não khi nghe hai bạn chế giễu mình và Hiệp...
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG NĂM