CHƯƠNG IV
Mai cắm cúi đọc nốt đoạn sau cùng của bài lý hóa. Tối hôm qua thức khuya
nên sáng nay cô có vẻ mệt nhọc. Thấy bạn bơ phờ, Liên hỏi :
- Hôm nay Mai làm sao vậy ?
- Mai có sao đâu.
- Có mà, Liên thấy Mai mệt ghê.
Mai cười cho bạn yên tâm :
- Chắc là hôm qua thức khuya nên Liên thấy Mai hơi mệt đó.
Thấy bạn có ý không muốn nói nhiều, Liên lấy cuốn tập ra dò lại mấy công thức lý hóa. Quả thật mấy hôm nay, mỗi khi vào lớp Liên thấy bạn có dáng bơ phờ. Nhiều lúc Liên hỏi một đàng, Mai lại trả lời một nẻo. Mai không chú ý gì. Liên đã tưởng bạn gặp chuyện gì buồn. Mai cũng hiểu là bạn lo lắng cho mình. Từ hôm nhận làm sổ sách thay cho ba – Ông Tình mắc đi công tác mấy hôm – Mai thấy trong người mình mệt nhọc một cách bất ngờ. Con người Mai đã yếu đuối sẵn, bây giờ mỗi đêm phải thức thêm hai, ba tiếng đồng hồ bảo sao không mệt cho được. Nhưng ở nhà thì Mai vẫn cố gắng giấu mẹ. Mai sợ mẹ mình biết được thì sẽ không cho làm nữa, sổ sách sẽ dở dang. Ba về người ta sẽ không bằng lòng cho ba tiếp tục nhận về nữa thì làm sao ? Bao nhiêu mệt nhọc bị dồn nén, chỉ có vào lớp là Mai được tự do cho cái nét khổ sở ấy nó thể hiện lên mặt. Có hôm làm việc xong, Mai cảm thấy chân tay rời rã. Nhưng cô vẫn làm vẻ tự nhiên đi dọn chỗ ngủ, vì Mai biết là trong mùng, mẹ mình vẫn đang theo dõi từng cử chỉ của mình. Mai biết là Liên đã nhận thấy nét phờ phạc của mình, nhưng Mai lại không muốn cho Liên biết. Nhìn sang Liên có vẻ buồn, Mai ngại mình vừa làm gì phật lòng bạn. Mai hỏi :
- Liên giận Mai hả ?
Liên ngạc nhiên nhìn Mai :
- Đâu có. Sao Mai hỏi kỳ vậy ?
- Tại Mai tưởng hồi nãy Liên hỏi mà Mai trả lời nhát gừng nên Liên giận Mai. Hôm nay Mai hơi mệt.
Liên cười với bạn :
- Liên chả bao giờ giận Mai đâu. Sở dĩ hồi nãy Liên không nói gì thêm là vì Liên thấy Mai mệt nên để Mai yên.
Mai nhìn bạn biết ơn. Liên thật là tốt, lúc nào Liên cũng hiểu Mai. Mai thương Liên thật nhiều vì Liên nhà giàu mà không kiêu ngạo như mấy cô con gái con nhà giàu khác. Mai quý Liên ở chỗ đó. Đến nhà Mai chơi, Liên bế các em Mai một cách tự nhiên và thưa chuyện với mẹ Mai một cách lễ phép. Còn Mai, từ lúc đến nhà Liên trả sách đến nay, Mai không còn dám đến nữa. Mai không hiểu sao đặt chân vào căn nhà Liên tuy đồ sộ nguy nga thật nhưng nó có một vẻ lạnh lẽo thế nào ấy, Mai không thích. Hơn nữa, từ nhỏ quen sống trong khung cảnh đơn sơ và bình dân, Mai thấy quá ngỡ ngàng khi bước chân vào một căn nhà máy lạnh, phòng khách sang trọng như nhà Liên. Chính Liên cũng đã nhiều lần tâm sự với Mai. Liên nói ở nhà Liên tuy được ba mẹ và các anh cưng chìu, nhưng Liên buồn lắm. Nhà Liên lúc nào cũng vắng vẻ. Ba Liên thì đi hoài, vì nghề nghiệp bắt buộc ông phải thường xuyên xuất ngoại, có những chuyến ông đi hàng một, hai tháng. Mấy anh thì có ông ở ngoại quốc, hai ông ở Việt Nam thì tối ngày vắng mặt. Chỉ còn mẹ Liên, nhưng Liên không cảm thấy gần gũi mẹ tí nào. Mẹ Liên cũng tìm cách đến gần con, Nhưng Liên thì càng ngày càng cảm thấy xa mẹ. Mẹ Liên lại cũng thường phải vắng nhà. Địa vị của chồng bắt buộc mẹ Liên phải có mặt trong những buổi tiệc lớn, những khi không có ba Liên. Mẹ Liên cũng thường muốn đưa con theo, nhưng Liên hay vịn vào cớ này cớ nọ để từ chối. Liên không muốn đến những nơi đó. Khi từ chối mẹ, vào phòng một mình, Liên nằm yên lặng chờ nghe tiếng xe nổ êm ả, cánh cổng sắt mở cót két – Liên biết mẹ sắp ra. Cô chạy đến bên cửa sổ, nhìn theo chiếc xe khuất ở lối quẹo cuối con đường vắng tênh. Liên nghe lòng mình dậy lên một cảm giác buồn nôn nao. Lúc ấy Liên không hiểu mình muốn gì, đi đâu, nhưng sao Liên nghe lạc lõng. Căn nhà rộng thênh thang, đèn sáng choang, càng tăng thêm vẻ lạnh lẽo. Người làm thì ở hết dưới nhà, khi nào bấm chuông họ mới chạy lên. Những lúc đó, Liên thường xuống phòng khách nằm ở canapé đọc sách và có khi cô ngủ thiếp đi cho đến lúc mẹ đánh thức dậy về phòng. Tất cả những việc ấy, Liên đều kể cho Mai nghe. Mai thường an ủi bạn rằng ba mẹ mình phải lo nhiều việc, không có nhiều thời giờ. Huống hồ gì Liên lại ở vào một cảnh giàu sang như thế. Khi nào nghe bạn nói vậy Liên cũng cúi đầu buồn bã. Cô nhớ gia đình Mai, nghèo thật nhưng lúc nào cũng ấm cúng. Và mẹ của Mai, tuy không đẹp, không sang trọng như mẹ Liên, nhưng nơi bà có một vẻ gì cho Liên cảm thấy như tình mẫu tử trong bà rất mạnh. Mặc dù Liên không hỏi và Mai chưa bao giờ nói ra nhưng Liên cũng hiểu là có lẽ chẳng bao giờ Mai thấy xa cách với mẹ như mình vẫn thấy.
Tan giờ học, hai cô bé sóng bước với nhau. Thường thì đến cổng trường, Mai đi bộ ra đón xe lam, còn Liên thì đứng chờ xe nhà. Liên đã nhiều lần nói Mai đi xe mình về, nhưng Mai nhất định không chịu. Mai nói đi bộ một khoảng có là bao nhiêu, Mai quen rồi với lại Mai ít đi xe nhà nên không dám đi, sợ chóng mặt. Liên nói hoài bạn không nhận lời nên mỗi trưa đứng dưới gốc cây lớn chờ tài xế đến đón, Liên thẫn thờ nhìn dáng bạn nhỏ nhắn lẫn trong những màu áo trắng tan trường. Thường thường Mai đứng lại nói chuyện với bạn năm ba phút, nhưng khi thấy chiếc xe của Liên từ xa là Mai đã cáo từ bạn. Hôm nay vừa đi hai cô vừa nói chuyện về bài lý hóa lúc nãy thầy mới trả. Mai và Liên tuy ngồi cạnh nhau, nhưng lúc làm bài không bao giờ hai cô nhìn bài nhau. Thế mà lần nào cả hai cũng xuýt xoát điểm và cũng đứng đầu lớp. Đến gần gốc cây thường chờ xe cả hai cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc xe trắng đã đậu đó từ bao giờ. Một người thanh niên trạc 25, 26 đứng tỳ tay lên thành xe. Thấy người thanh niên, Liên mừng rỡ chạy đến.
- A, anh Thành. Hôm nay sao anh Thành đón em ?
Thanh niên đó chính là Thành, anh ruột của Liên. Thành âu yếm nhìn em nhảy nhót như con bướm và mỉm cười giải thích :
- Hôm nay anh hỏng xe, mượn xe của me đi. Sợ về trễ giờ ở nhà bác tài không đón em kịp, nên anh ghé luôn đây.
Liên tíu tít :
- Anh chờ lâu chưa ?
- Cũng mới đây.
Liên chợt nhớ đến Mai, cô ngoảnh lại thì Mai đã đi đến một khoảng xa. Có lẽ Mai thấy anh Liên đi đón Liên nên tránh mặt cho hai anh em nói chuyện. Mải hỏi anh mà Liên quên cả bạn. Cô hốt hoảng trao chiếc cặp cho anh.
- Anh cầm hộ Liên tý.
Thành ngạc nhiên :
- Chi vậy ?
Liên vừa chạy theo bạn vừa đáp to :
- Dạ có việc.
Đến bên Mai, Liên dừng lại thở. Mai trố mắt nhìn Liên :
- Ô kìa, Liên chạy đâu mà mệt thế ? Chưa về sao ?
Liên đáp :
- Chưa.
- Sao vậy ? Mai tưởng Liên về với anh đó rồi chứ. Ai vậy Liên ?
Liên sực nhớ là Mai chưa biết mặt anh mình. Cô trêu :
- Đố Mai biết ai ?
- Anh Liên chớ ai.
- Sao tài vậy ?
- Thì tại đi chiếc xe của nhà Liên đó.
Liên gật gù :
- Ừ nhỉ.
Mai hỏi lại :
- Thế sao Liên chưa về ?
Liên lắc đầu :
- Liên chưa về. Tại lúc nãy Liên bận nói chuyện với anh Thành, quên cả Mai đi cạnh. Đến lúc Liên ngửng lên thì thấy Mai đã đi xa.
Mai trách bạn :
- Liên làm như vậy anh Thành sẽ la là cái chắc.
Rồi thấy đã lâu, Mai giục :
- Thôi Liên về xe kẻo anh Thành trông.
Liên nắm tay bạn :
- Mai đi với Liên.
- Thôi, Mai phải về kẻo nãy giờ đứng đã lâu, quá giờ khó đón xe.
Liên làm già :
- Ừ nhé, Mai nhớ là nãy giờ đứng đã lâu, ra đầu đường còn lâu Mai mới đón được xe lam. Về nhà trễ thế nào cũng bị la.
Mai hốt hoảng :
- Ừ nhỉ, thôi Mai đi.
Cô giựt tay bạn ra nhưng Liên vẫn nắm cứng. Liên nói :
- Thôi lỡ trễ rồi, Mai đi chung với Liên một hôm.
Liên cố tình làm trễ giờ của bạn, để ép bạn về xe với mình. Thừa lúc Mai sơ ý, Liên giựt phắt chiếc cặp của Mai và giấu sau lưng. Mai vùng vằng :
- Liên kỳ quá, đưa cho Mai về.
- Không đưa, về với Liên mới được !
Vừa nói, Liên vừa chạy lại phía xe. Bất đắc dĩ Mai phải theo. Cô cảm thấy giận bạn rất nhiều. Liên vừa đến đã vội đưa chiếc cặp cho anh. Mai thất thế đành vào xe. Liên cười hớn hở :
- Anh Thành biết không ? Mai nó không thèm đi xe mình bao giờ. Hôm nay em phải lập kế mới bắt nó đi được đó.
Mai nhéo bạn. Thành vừa lái xe, vừa liếc nhìn cô bé ngồi cạnh em. Thành thấy cô bé thật dễ thương. Mái tóc thật đẹp, dài và thẳng, ôm khuôn mặt trái soan hơi xanh. Đôi mắt to tròn như mắt nai. Tự nhiên Thành cảm thấy thương mến cô bé như em mình. Anh nói :
- Mai về cùng một khoảng đường, tại sao không đi xe chung với Liên cho vui ?
Mai cúi mặt ấp úng :
- Dạ thưa… Mai không muốn làm phiền Liên.
Thành ngắt lời :
- Có gì đâu mà phiền, Mai không muốn đi về cho đến nhà thì đi đến đầu Trương Minh Giảng cũng được.
Rồi Thành quay sang Liên :
- Sao Mai ít đến nhà chơi vậy Liên ?
- Dạ em mời hoài mà Mai không đến đó anh Thành.
- Sao vậy Mai ?
- Dạ… tại xa… với lại Mai sợ chó dữ.
Ba anh em cười xòa. Xe đến đầu Trương Minh Giảng, Mai hấp tấp nói :
- Anh cho Mai xuống, Mai đón xe lam được rồi.
Thành có ý muốn đưa cô bạn của em mình đến nhà luôn, nhưng thấy Mai nóng lòng muốn xuống, anh cho xe sát vào lề. Thành vói tay mở cửa xe. Liên dặn :
- Mai ơi ! Nhớ đi học sớm nghe.
Mai cười với bạn, cúi đầu chào Thành rồi ôm cặp đi đến đầu đường. Còn lại hai anh em, Thành đóng cửa xe, vọt thẳng. Liên hỏi anh :
- Mai nó dễ thương ghê anh hả ?
- Ừ.
- Anh thấy tóc nó đẹp không ?
- Đẹp.
Liên đấm vào lưng anh :
- Em hỏi thật cơ mà ?
- Thì anh trả lời thật.
Liên nũng nịu :
- Thật gì mà kỳ. Em hỏi anh cứ "ừ".
Thành bật cười :
- Thế em hỏi, anh đồng ý thì anh ừ chứ sao ? Chẳng lẽ anh bảo "dạ thưa cô đúng ạ" ?
Liên cũng cười theo anh. Cô bé tâm sự :
- Em thì thích để tóc dài như Mai cơ. Me không bằng lòng anh ạ. Me bảo khuôn mặt em để tóc dài không hợp. Anh thấy me nói thế đúng không anh ?
Thành liếc nhìn em :
- Me nói thế ! Anh thấy Liên để tóc dài có lẽ cũng xinh lắm.
Liên thấy anh tán đồng với mình, vui vẻ nói tiếp :
- Em chỉ mong để được mái tóc đẹp như Mai thôi. Em thấy mặc áo dài mà tóc ngắn xấu lắm.
Thành nói theo em :
- Phải rồi. Con gái lớn thì có mái tóc dài trông xinh hơn.
Liên đưa tay vuốt mái tóc mình. Hôm nay tự nhiên Liên thấy anh dễ thương lạ. Thường ở nhà, anh em ít có dịp trò chuyện – Anh Thành bận suốt ngày ở bệnh viện, lại còn phải lo cái phòng mạch nữa nên anh vắng nhà luôn. Liên rất được anh cưng chìu, cô muốn gì là anh cô sẵn sàng cho thứ đó. Nhưng hôm nay Liên mới được anh tán đồng ý kiến mình, mới thấy mình đã là người lớn, ý kiến mình đưa ra có giá trị. Từ đó Liên cứ tíu tít kể chuyện cho anh nghe. Cô kể chuyện học đường, chuyện Mai và cô thân nhau, chuyện mình đến nhà Mai chơi. Liên kể huyên thuyên cho đến lúc chiếc xe vào đến cổng nhà.
Liên ôm cặp nhảy chân sáo vào nhà. Bà Phát đang sửa lại mấy nhánh hoa trên chiếc bình đặt trên tủ con, quay lại :
- Liên đấy à, con về bằng gì ?
- Thưa me, anh Thành đưa về.
- Thế à. Vậy anh con đâu rồi ?
- Thưa me, anh Thành đang cất xe. Me cho con đi thay áo.
Bà Phát xoay hẳn người lại, đến ngồi trên sa lông.
- Ừ, con vào thay đồ. Xong ra me bảo.
Liên dạ rồi ôm cặp chạy vào. Liên tìm bộ đồ lụa màu hồng, mặc trông Liên rất dễ thương. Vừa chải lại đầu, Liên vừa tự hỏi không biết mẹ bảo mình chuyện gì. Thường thường có chuyện gì đi nữa, thì mẹ Liên cũng chờ đến bữa cơm. Liên đi ra phòng khách. Cô đến ngồi chiếc ghế cạnh mẹ. Bà Phát mở đầu :
- Sáng nay me nhận được thư anh Tấn con.
Tấn là anh ruột Liên, em của Thành và Quý. Tấn hiện đang du học ở Pháp. Hồi còn ở Việt Nam , Tấn thương Liên nhất. Có lẽ Tấn người chưa lớn lắm nên hai anh em dễ gần gũi nhau. Liên thích và thường nói chuyện với Tấn hơn tất cả. Tấn đi đã một năm và thường kể chuyện Paris cho em nghe qua thư từ. Bởi vậy hôm nào đi học về mà nghe mẹ nói có thư anh là Liên rất mừng. Cô reo lên :
- A, thư anh Tấn hở me ? Thư của con hở me ?
Bà Phát đứng lên đến bên chiếc dương cầm. Một lá thư đã để trên đó. Bà cầm lá thư, vừa nói :
- Không. Của ba me.
Liên buồn bã :
- Thế anh Tấn không gởi cho con sao me ?
Bà Phát ngồi xuống cạnh con :
- Nhưng anh con nói đến con rất nhiều. Anh con xin ba me cho con sang Pháp học cùng với anh con cho vui.
Bà Phát đăm đăm nhìn con dò phản ứng. Thấy con im lặng bà hỏi :
- Con nghĩ thế nào ?
Liên ngớ ngẩn :
- Thưa me nghĩ gì ạ ?
Bà Phát hơi nhăn mặt vì sự lơ đễnh của con.
- Thì việc anh con nói.
Liên cúi đầu.
- Thưa me con chưa biết nghĩ sao. Me cho con suy nghĩ.
Bà Phát đứng lên :
- Con hãy nghĩ kỹ – Chứ ý của ba me thì đã quyết. Ba con mấy hôm chưa đi Nhật cũng đã nhiều lần bàn với me là cho con đi du học. Me đồng ý lắm. Hơn nữa ba con cũng sắp về, me vừa được tin. Vậy con cứ nghĩ theo ý con. Ba me sẽ tùy theo mà quyết định lại.
Bà đi vào phòng. Còn lại một mình với lá thư, đầu óc Liên hoang mang. Quả thật là quá bất ngờ đối với cô. Và Liên hẳn sẽ phải suy nghĩ trước khi trả lời ba mẹ một việc hệ trọng như thế.
Buổi tối dùng cơm xong, Liên xin phép mẹ về phòng sớm. Bà Phát cũng biết con đang cần suy nghĩ nên không hỏi gì thêm. Liên hôn mẹ rồi đứng lên đi về phòng. Đóng chặt cửa lại, Liên đến bên khung cửa sổ. Cô đưa tay đẩy mạnh hai cánh cửa, kéo dạt tấm màn về một bên. Buổi tối dịu dàng bên ngoài khung cửa. Liên ngước nhìn lên trời. Bầu trời xanh xám và đen. Ở những đám cỏ trong vườn hoa, ánh trăng chiếu lấp lánh trông đẹp mắt. Liên tưởng tượng đến một cảnh đồng quê, có trăng thanh gió mát, có đồng lúa chín vàng. Liên sẽ đi giữa mùi thơm của lúa. Quê hương mình thật đẹp, Liên nghĩ thầm. Cô nhớ thuở nhỏ mỗi lần hè đến, Liên thường được ba me cho về quê nội. Ở đó Liên tung tăng chạy nhảy hái hoa bắt bướm. Liên cũng có những người bạn nhỏ cùng nhau vui đùa. Những người bạn đơn sơ thuần hậu của đồng quê. Những người bạn chỉ biết mặc một chiếc quần cụt mà sẵn sàng leo lên cây cao bắt cho Liên một tổ chim non, hoặc leo rào ăn cắp cho Liên mấy cành hoa dại. Liên không quên được những buổi chiều đi ra bờ ruộng câu cá hay hóng gió. Liên như một cô công chúa, các bạn nhỏ của Liên tôn sùng cô gái nhà giàu học giỏi. Liên nhớ căn nhà của bà nội, một gian nhà ngói rất lớn nằm giữa một vườn hoa. Ở trước lối đi nội trồng hai hàng vạn thọ tươi tốt. Mấy chậu kiểng được nội săn sóc cẩn thận. Nội Liên cũng tỏ ra rất thích cây bông sứ trồng ở góc vườn, vì cả làng chỉ có nhà nội là có cây bông sứ mà thôi. Một hôm Liên nhờ một người bạn nhỏ leo lên hái cho mình một rổ bông sứ. Nội Liên bắt gặp, la Liên một trận tơi bời. Liên nhớ hôm đó mình đã dỗi không ăn cơm chiều làm nội dỗ gần một tiếng đồng hồ. Kỷ niệm thơ ấu đẹp quá, bây giờ Liên không bao giờ được trở lại đó nữa. Nội đã mất, làng xưa thành một vùng mất an ninh. Mấy người bạn bé tí của Liên ngày xưa giờ chắc đã lớn hết và lưu lạc khắp nơi rồi.
Mải nghĩ đến dĩ vãng mà Liên quên là mình đang đứng trước một vấn đề tối ư quan trọng. Liên không hiểu mình có thích đi hay không nữa. Nhưng điều chắc chắn là nếu đi, Liên sẽ nhớ ba me, nhớ các anh, nhớ Saigon và nhất là nhớ trường học và nhớ Mai vô cùng. Liên không hiểu mình có chịu đựng được những nỗi nhớ đó không. Dù sao Liên cũng còn bồng bột, viễn ảnh một cuộc đời mới đầy xa lạ nhưng cũng đầy lôi cuốn khiến cho Liên cảm thấy thích thú. Những lá thư gởi về anh Tấn luôn ca tụng cuộc sống của những người du học. Anh thường nói nếu ở nước mình có những niềm vui thì qua bên ấy, tuy nhớ nhà thật nhưng có nhiều cái khiến mình quên được. Hơn nữa, ba me Liên lại có ý muốn cho Liên đi, như vậy nếu Liên bằng lòng tức là Liên đã kín đáo chìu theo ý ba me rồi. Con gì sung sướng hơn khi me sẽ ôm Liên trong tay và bảo với Liên những lời âu yếm ca ngợi sự biết nghe lời của Liên. Liên nghĩ ngợi lan man cho đến lúc thấy lạnh buốt da thịt, cô đóng cửa sổ và quay lại bàn học.
- Hôm nay Mai làm sao vậy ?
- Mai có sao đâu.
- Có mà, Liên thấy Mai mệt ghê.
Mai cười cho bạn yên tâm :
- Chắc là hôm qua thức khuya nên Liên thấy Mai hơi mệt đó.
Thấy bạn có ý không muốn nói nhiều, Liên lấy cuốn tập ra dò lại mấy công thức lý hóa. Quả thật mấy hôm nay, mỗi khi vào lớp Liên thấy bạn có dáng bơ phờ. Nhiều lúc Liên hỏi một đàng, Mai lại trả lời một nẻo. Mai không chú ý gì. Liên đã tưởng bạn gặp chuyện gì buồn. Mai cũng hiểu là bạn lo lắng cho mình. Từ hôm nhận làm sổ sách thay cho ba – Ông Tình mắc đi công tác mấy hôm – Mai thấy trong người mình mệt nhọc một cách bất ngờ. Con người Mai đã yếu đuối sẵn, bây giờ mỗi đêm phải thức thêm hai, ba tiếng đồng hồ bảo sao không mệt cho được. Nhưng ở nhà thì Mai vẫn cố gắng giấu mẹ. Mai sợ mẹ mình biết được thì sẽ không cho làm nữa, sổ sách sẽ dở dang. Ba về người ta sẽ không bằng lòng cho ba tiếp tục nhận về nữa thì làm sao ? Bao nhiêu mệt nhọc bị dồn nén, chỉ có vào lớp là Mai được tự do cho cái nét khổ sở ấy nó thể hiện lên mặt. Có hôm làm việc xong, Mai cảm thấy chân tay rời rã. Nhưng cô vẫn làm vẻ tự nhiên đi dọn chỗ ngủ, vì Mai biết là trong mùng, mẹ mình vẫn đang theo dõi từng cử chỉ của mình. Mai biết là Liên đã nhận thấy nét phờ phạc của mình, nhưng Mai lại không muốn cho Liên biết. Nhìn sang Liên có vẻ buồn, Mai ngại mình vừa làm gì phật lòng bạn. Mai hỏi :
- Liên giận Mai hả ?
Liên ngạc nhiên nhìn Mai :
- Đâu có. Sao Mai hỏi kỳ vậy ?
- Tại Mai tưởng hồi nãy Liên hỏi mà Mai trả lời nhát gừng nên Liên giận Mai. Hôm nay Mai hơi mệt.
Liên cười với bạn :
- Liên chả bao giờ giận Mai đâu. Sở dĩ hồi nãy Liên không nói gì thêm là vì Liên thấy Mai mệt nên để Mai yên.
Mai nhìn bạn biết ơn. Liên thật là tốt, lúc nào Liên cũng hiểu Mai. Mai thương Liên thật nhiều vì Liên nhà giàu mà không kiêu ngạo như mấy cô con gái con nhà giàu khác. Mai quý Liên ở chỗ đó. Đến nhà Mai chơi, Liên bế các em Mai một cách tự nhiên và thưa chuyện với mẹ Mai một cách lễ phép. Còn Mai, từ lúc đến nhà Liên trả sách đến nay, Mai không còn dám đến nữa. Mai không hiểu sao đặt chân vào căn nhà Liên tuy đồ sộ nguy nga thật nhưng nó có một vẻ lạnh lẽo thế nào ấy, Mai không thích. Hơn nữa, từ nhỏ quen sống trong khung cảnh đơn sơ và bình dân, Mai thấy quá ngỡ ngàng khi bước chân vào một căn nhà máy lạnh, phòng khách sang trọng như nhà Liên. Chính Liên cũng đã nhiều lần tâm sự với Mai. Liên nói ở nhà Liên tuy được ba mẹ và các anh cưng chìu, nhưng Liên buồn lắm. Nhà Liên lúc nào cũng vắng vẻ. Ba Liên thì đi hoài, vì nghề nghiệp bắt buộc ông phải thường xuyên xuất ngoại, có những chuyến ông đi hàng một, hai tháng. Mấy anh thì có ông ở ngoại quốc, hai ông ở Việt Nam thì tối ngày vắng mặt. Chỉ còn mẹ Liên, nhưng Liên không cảm thấy gần gũi mẹ tí nào. Mẹ Liên cũng tìm cách đến gần con, Nhưng Liên thì càng ngày càng cảm thấy xa mẹ. Mẹ Liên lại cũng thường phải vắng nhà. Địa vị của chồng bắt buộc mẹ Liên phải có mặt trong những buổi tiệc lớn, những khi không có ba Liên. Mẹ Liên cũng thường muốn đưa con theo, nhưng Liên hay vịn vào cớ này cớ nọ để từ chối. Liên không muốn đến những nơi đó. Khi từ chối mẹ, vào phòng một mình, Liên nằm yên lặng chờ nghe tiếng xe nổ êm ả, cánh cổng sắt mở cót két – Liên biết mẹ sắp ra. Cô chạy đến bên cửa sổ, nhìn theo chiếc xe khuất ở lối quẹo cuối con đường vắng tênh. Liên nghe lòng mình dậy lên một cảm giác buồn nôn nao. Lúc ấy Liên không hiểu mình muốn gì, đi đâu, nhưng sao Liên nghe lạc lõng. Căn nhà rộng thênh thang, đèn sáng choang, càng tăng thêm vẻ lạnh lẽo. Người làm thì ở hết dưới nhà, khi nào bấm chuông họ mới chạy lên. Những lúc đó, Liên thường xuống phòng khách nằm ở canapé đọc sách và có khi cô ngủ thiếp đi cho đến lúc mẹ đánh thức dậy về phòng. Tất cả những việc ấy, Liên đều kể cho Mai nghe. Mai thường an ủi bạn rằng ba mẹ mình phải lo nhiều việc, không có nhiều thời giờ. Huống hồ gì Liên lại ở vào một cảnh giàu sang như thế. Khi nào nghe bạn nói vậy Liên cũng cúi đầu buồn bã. Cô nhớ gia đình Mai, nghèo thật nhưng lúc nào cũng ấm cúng. Và mẹ của Mai, tuy không đẹp, không sang trọng như mẹ Liên, nhưng nơi bà có một vẻ gì cho Liên cảm thấy như tình mẫu tử trong bà rất mạnh. Mặc dù Liên không hỏi và Mai chưa bao giờ nói ra nhưng Liên cũng hiểu là có lẽ chẳng bao giờ Mai thấy xa cách với mẹ như mình vẫn thấy.
Tan giờ học, hai cô bé sóng bước với nhau. Thường thì đến cổng trường, Mai đi bộ ra đón xe lam, còn Liên thì đứng chờ xe nhà. Liên đã nhiều lần nói Mai đi xe mình về, nhưng Mai nhất định không chịu. Mai nói đi bộ một khoảng có là bao nhiêu, Mai quen rồi với lại Mai ít đi xe nhà nên không dám đi, sợ chóng mặt. Liên nói hoài bạn không nhận lời nên mỗi trưa đứng dưới gốc cây lớn chờ tài xế đến đón, Liên thẫn thờ nhìn dáng bạn nhỏ nhắn lẫn trong những màu áo trắng tan trường. Thường thường Mai đứng lại nói chuyện với bạn năm ba phút, nhưng khi thấy chiếc xe của Liên từ xa là Mai đã cáo từ bạn. Hôm nay vừa đi hai cô vừa nói chuyện về bài lý hóa lúc nãy thầy mới trả. Mai và Liên tuy ngồi cạnh nhau, nhưng lúc làm bài không bao giờ hai cô nhìn bài nhau. Thế mà lần nào cả hai cũng xuýt xoát điểm và cũng đứng đầu lớp. Đến gần gốc cây thường chờ xe cả hai cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc xe trắng đã đậu đó từ bao giờ. Một người thanh niên trạc 25, 26 đứng tỳ tay lên thành xe. Thấy người thanh niên, Liên mừng rỡ chạy đến.
- A, anh Thành. Hôm nay sao anh Thành đón em ?
Thanh niên đó chính là Thành, anh ruột của Liên. Thành âu yếm nhìn em nhảy nhót như con bướm và mỉm cười giải thích :
- Hôm nay anh hỏng xe, mượn xe của me đi. Sợ về trễ giờ ở nhà bác tài không đón em kịp, nên anh ghé luôn đây.
Liên tíu tít :
- Anh chờ lâu chưa ?
- Cũng mới đây.
Liên chợt nhớ đến Mai, cô ngoảnh lại thì Mai đã đi đến một khoảng xa. Có lẽ Mai thấy anh Liên đi đón Liên nên tránh mặt cho hai anh em nói chuyện. Mải hỏi anh mà Liên quên cả bạn. Cô hốt hoảng trao chiếc cặp cho anh.
- Anh cầm hộ Liên tý.
Thành ngạc nhiên :
- Chi vậy ?
Liên vừa chạy theo bạn vừa đáp to :
- Dạ có việc.
Đến bên Mai, Liên dừng lại thở. Mai trố mắt nhìn Liên :
- Ô kìa, Liên chạy đâu mà mệt thế ? Chưa về sao ?
Liên đáp :
- Chưa.
- Sao vậy ? Mai tưởng Liên về với anh đó rồi chứ. Ai vậy Liên ?
Liên sực nhớ là Mai chưa biết mặt anh mình. Cô trêu :
- Đố Mai biết ai ?
- Anh Liên chớ ai.
- Sao tài vậy ?
- Thì tại đi chiếc xe của nhà Liên đó.
Liên gật gù :
- Ừ nhỉ.
Mai hỏi lại :
- Thế sao Liên chưa về ?
Liên lắc đầu :
- Liên chưa về. Tại lúc nãy Liên bận nói chuyện với anh Thành, quên cả Mai đi cạnh. Đến lúc Liên ngửng lên thì thấy Mai đã đi xa.
Mai trách bạn :
- Liên làm như vậy anh Thành sẽ la là cái chắc.
Rồi thấy đã lâu, Mai giục :
- Thôi Liên về xe kẻo anh Thành trông.
Liên nắm tay bạn :
- Mai đi với Liên.
- Thôi, Mai phải về kẻo nãy giờ đứng đã lâu, quá giờ khó đón xe.
Liên làm già :
- Ừ nhé, Mai nhớ là nãy giờ đứng đã lâu, ra đầu đường còn lâu Mai mới đón được xe lam. Về nhà trễ thế nào cũng bị la.
Mai hốt hoảng :
- Ừ nhỉ, thôi Mai đi.
Cô giựt tay bạn ra nhưng Liên vẫn nắm cứng. Liên nói :
- Thôi lỡ trễ rồi, Mai đi chung với Liên một hôm.
Liên cố tình làm trễ giờ của bạn, để ép bạn về xe với mình. Thừa lúc Mai sơ ý, Liên giựt phắt chiếc cặp của Mai và giấu sau lưng. Mai vùng vằng :
- Liên kỳ quá, đưa cho Mai về.
- Không đưa, về với Liên mới được !
Vừa nói, Liên vừa chạy lại phía xe. Bất đắc dĩ Mai phải theo. Cô cảm thấy giận bạn rất nhiều. Liên vừa đến đã vội đưa chiếc cặp cho anh. Mai thất thế đành vào xe. Liên cười hớn hở :
- Anh Thành biết không ? Mai nó không thèm đi xe mình bao giờ. Hôm nay em phải lập kế mới bắt nó đi được đó.
Mai nhéo bạn. Thành vừa lái xe, vừa liếc nhìn cô bé ngồi cạnh em. Thành thấy cô bé thật dễ thương. Mái tóc thật đẹp, dài và thẳng, ôm khuôn mặt trái soan hơi xanh. Đôi mắt to tròn như mắt nai. Tự nhiên Thành cảm thấy thương mến cô bé như em mình. Anh nói :
- Mai về cùng một khoảng đường, tại sao không đi xe chung với Liên cho vui ?
Mai cúi mặt ấp úng :
- Dạ thưa… Mai không muốn làm phiền Liên.
Thành ngắt lời :
- Có gì đâu mà phiền, Mai không muốn đi về cho đến nhà thì đi đến đầu Trương Minh Giảng cũng được.
Rồi Thành quay sang Liên :
- Sao Mai ít đến nhà chơi vậy Liên ?
- Dạ em mời hoài mà Mai không đến đó anh Thành.
- Sao vậy Mai ?
- Dạ… tại xa… với lại Mai sợ chó dữ.
Ba anh em cười xòa. Xe đến đầu Trương Minh Giảng, Mai hấp tấp nói :
- Anh cho Mai xuống, Mai đón xe lam được rồi.
Thành có ý muốn đưa cô bạn của em mình đến nhà luôn, nhưng thấy Mai nóng lòng muốn xuống, anh cho xe sát vào lề. Thành vói tay mở cửa xe. Liên dặn :
- Mai ơi ! Nhớ đi học sớm nghe.
Mai cười với bạn, cúi đầu chào Thành rồi ôm cặp đi đến đầu đường. Còn lại hai anh em, Thành đóng cửa xe, vọt thẳng. Liên hỏi anh :
- Mai nó dễ thương ghê anh hả ?
- Ừ.
- Anh thấy tóc nó đẹp không ?
- Đẹp.
Liên đấm vào lưng anh :
- Em hỏi thật cơ mà ?
- Thì anh trả lời thật.
Liên nũng nịu :
- Thật gì mà kỳ. Em hỏi anh cứ "ừ".
Thành bật cười :
- Thế em hỏi, anh đồng ý thì anh ừ chứ sao ? Chẳng lẽ anh bảo "dạ thưa cô đúng ạ" ?
Liên cũng cười theo anh. Cô bé tâm sự :
- Em thì thích để tóc dài như Mai cơ. Me không bằng lòng anh ạ. Me bảo khuôn mặt em để tóc dài không hợp. Anh thấy me nói thế đúng không anh ?
Thành liếc nhìn em :
- Me nói thế ! Anh thấy Liên để tóc dài có lẽ cũng xinh lắm.
Liên thấy anh tán đồng với mình, vui vẻ nói tiếp :
- Em chỉ mong để được mái tóc đẹp như Mai thôi. Em thấy mặc áo dài mà tóc ngắn xấu lắm.
Thành nói theo em :
- Phải rồi. Con gái lớn thì có mái tóc dài trông xinh hơn.
Liên đưa tay vuốt mái tóc mình. Hôm nay tự nhiên Liên thấy anh dễ thương lạ. Thường ở nhà, anh em ít có dịp trò chuyện – Anh Thành bận suốt ngày ở bệnh viện, lại còn phải lo cái phòng mạch nữa nên anh vắng nhà luôn. Liên rất được anh cưng chìu, cô muốn gì là anh cô sẵn sàng cho thứ đó. Nhưng hôm nay Liên mới được anh tán đồng ý kiến mình, mới thấy mình đã là người lớn, ý kiến mình đưa ra có giá trị. Từ đó Liên cứ tíu tít kể chuyện cho anh nghe. Cô kể chuyện học đường, chuyện Mai và cô thân nhau, chuyện mình đến nhà Mai chơi. Liên kể huyên thuyên cho đến lúc chiếc xe vào đến cổng nhà.
Liên ôm cặp nhảy chân sáo vào nhà. Bà Phát đang sửa lại mấy nhánh hoa trên chiếc bình đặt trên tủ con, quay lại :
- Liên đấy à, con về bằng gì ?
- Thưa me, anh Thành đưa về.
- Thế à. Vậy anh con đâu rồi ?
- Thưa me, anh Thành đang cất xe. Me cho con đi thay áo.
Bà Phát xoay hẳn người lại, đến ngồi trên sa lông.
- Ừ, con vào thay đồ. Xong ra me bảo.
Liên dạ rồi ôm cặp chạy vào. Liên tìm bộ đồ lụa màu hồng, mặc trông Liên rất dễ thương. Vừa chải lại đầu, Liên vừa tự hỏi không biết mẹ bảo mình chuyện gì. Thường thường có chuyện gì đi nữa, thì mẹ Liên cũng chờ đến bữa cơm. Liên đi ra phòng khách. Cô đến ngồi chiếc ghế cạnh mẹ. Bà Phát mở đầu :
- Sáng nay me nhận được thư anh Tấn con.
Tấn là anh ruột Liên, em của Thành và Quý. Tấn hiện đang du học ở Pháp. Hồi còn ở Việt Nam , Tấn thương Liên nhất. Có lẽ Tấn người chưa lớn lắm nên hai anh em dễ gần gũi nhau. Liên thích và thường nói chuyện với Tấn hơn tất cả. Tấn đi đã một năm và thường kể chuyện Paris cho em nghe qua thư từ. Bởi vậy hôm nào đi học về mà nghe mẹ nói có thư anh là Liên rất mừng. Cô reo lên :
- A, thư anh Tấn hở me ? Thư của con hở me ?
Bà Phát đứng lên đến bên chiếc dương cầm. Một lá thư đã để trên đó. Bà cầm lá thư, vừa nói :
- Không. Của ba me.
Liên buồn bã :
- Thế anh Tấn không gởi cho con sao me ?
Bà Phát ngồi xuống cạnh con :
- Nhưng anh con nói đến con rất nhiều. Anh con xin ba me cho con sang Pháp học cùng với anh con cho vui.
Bà Phát đăm đăm nhìn con dò phản ứng. Thấy con im lặng bà hỏi :
- Con nghĩ thế nào ?
Liên ngớ ngẩn :
- Thưa me nghĩ gì ạ ?
Bà Phát hơi nhăn mặt vì sự lơ đễnh của con.
- Thì việc anh con nói.
Liên cúi đầu.
- Thưa me con chưa biết nghĩ sao. Me cho con suy nghĩ.
Bà Phát đứng lên :
- Con hãy nghĩ kỹ – Chứ ý của ba me thì đã quyết. Ba con mấy hôm chưa đi Nhật cũng đã nhiều lần bàn với me là cho con đi du học. Me đồng ý lắm. Hơn nữa ba con cũng sắp về, me vừa được tin. Vậy con cứ nghĩ theo ý con. Ba me sẽ tùy theo mà quyết định lại.
Bà đi vào phòng. Còn lại một mình với lá thư, đầu óc Liên hoang mang. Quả thật là quá bất ngờ đối với cô. Và Liên hẳn sẽ phải suy nghĩ trước khi trả lời ba mẹ một việc hệ trọng như thế.
Buổi tối dùng cơm xong, Liên xin phép mẹ về phòng sớm. Bà Phát cũng biết con đang cần suy nghĩ nên không hỏi gì thêm. Liên hôn mẹ rồi đứng lên đi về phòng. Đóng chặt cửa lại, Liên đến bên khung cửa sổ. Cô đưa tay đẩy mạnh hai cánh cửa, kéo dạt tấm màn về một bên. Buổi tối dịu dàng bên ngoài khung cửa. Liên ngước nhìn lên trời. Bầu trời xanh xám và đen. Ở những đám cỏ trong vườn hoa, ánh trăng chiếu lấp lánh trông đẹp mắt. Liên tưởng tượng đến một cảnh đồng quê, có trăng thanh gió mát, có đồng lúa chín vàng. Liên sẽ đi giữa mùi thơm của lúa. Quê hương mình thật đẹp, Liên nghĩ thầm. Cô nhớ thuở nhỏ mỗi lần hè đến, Liên thường được ba me cho về quê nội. Ở đó Liên tung tăng chạy nhảy hái hoa bắt bướm. Liên cũng có những người bạn nhỏ cùng nhau vui đùa. Những người bạn đơn sơ thuần hậu của đồng quê. Những người bạn chỉ biết mặc một chiếc quần cụt mà sẵn sàng leo lên cây cao bắt cho Liên một tổ chim non, hoặc leo rào ăn cắp cho Liên mấy cành hoa dại. Liên không quên được những buổi chiều đi ra bờ ruộng câu cá hay hóng gió. Liên như một cô công chúa, các bạn nhỏ của Liên tôn sùng cô gái nhà giàu học giỏi. Liên nhớ căn nhà của bà nội, một gian nhà ngói rất lớn nằm giữa một vườn hoa. Ở trước lối đi nội trồng hai hàng vạn thọ tươi tốt. Mấy chậu kiểng được nội săn sóc cẩn thận. Nội Liên cũng tỏ ra rất thích cây bông sứ trồng ở góc vườn, vì cả làng chỉ có nhà nội là có cây bông sứ mà thôi. Một hôm Liên nhờ một người bạn nhỏ leo lên hái cho mình một rổ bông sứ. Nội Liên bắt gặp, la Liên một trận tơi bời. Liên nhớ hôm đó mình đã dỗi không ăn cơm chiều làm nội dỗ gần một tiếng đồng hồ. Kỷ niệm thơ ấu đẹp quá, bây giờ Liên không bao giờ được trở lại đó nữa. Nội đã mất, làng xưa thành một vùng mất an ninh. Mấy người bạn bé tí của Liên ngày xưa giờ chắc đã lớn hết và lưu lạc khắp nơi rồi.
Mải nghĩ đến dĩ vãng mà Liên quên là mình đang đứng trước một vấn đề tối ư quan trọng. Liên không hiểu mình có thích đi hay không nữa. Nhưng điều chắc chắn là nếu đi, Liên sẽ nhớ ba me, nhớ các anh, nhớ Saigon và nhất là nhớ trường học và nhớ Mai vô cùng. Liên không hiểu mình có chịu đựng được những nỗi nhớ đó không. Dù sao Liên cũng còn bồng bột, viễn ảnh một cuộc đời mới đầy xa lạ nhưng cũng đầy lôi cuốn khiến cho Liên cảm thấy thích thú. Những lá thư gởi về anh Tấn luôn ca tụng cuộc sống của những người du học. Anh thường nói nếu ở nước mình có những niềm vui thì qua bên ấy, tuy nhớ nhà thật nhưng có nhiều cái khiến mình quên được. Hơn nữa, ba me Liên lại có ý muốn cho Liên đi, như vậy nếu Liên bằng lòng tức là Liên đã kín đáo chìu theo ý ba me rồi. Con gì sung sướng hơn khi me sẽ ôm Liên trong tay và bảo với Liên những lời âu yếm ca ngợi sự biết nghe lời của Liên. Liên nghĩ ngợi lan man cho đến lúc thấy lạnh buốt da thịt, cô đóng cửa sổ và quay lại bàn học.
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V