13
Đã bao lần, tôi muốn đem chuyện của chị Trinh ra năn
nỉ lòng thương hại của bác Phán trai nhưng tôi không dám. Hai tuần nay,
gương mặt bác lầm lầm lì lì thật đáng sợ, bác không nói chuyện với ai cả
và cứ ở mãi trên lầu. Tối nào tôi cũng giữ nhiệm vụ bưng cháo lên phòng
với ý định trên, nhưng muôn lần như một, bác tôi chỉ ra dấu để tô cháo
lên chiếc bàn ngủ đầu giường rồi khoát tay xua tôi ra ngoài, không cho
tôi nói lời nào cả. Chị Trinh vẫn ngày hai buổi lên bệnh viện, chị có
vào xin phép bác Phán trai, bác chỉ gật đầu rồi ra dấu đi đi, tội nghiệp
chị Trinh, mỗi lần vậy, chị mừng rỡ ôm lấy tôi :
- Ba chị cho phép, ba chị cho phép rồi Ngọc ơi!
Vết thương trên đầu anh Chuyên đang đi đến chỗ bình phục, từ bữa đó đến nay, tôi bận rộn ở trường nên không có thì giờ vào thăm anh, nhưng nhìn gương mặt tươi như hoa của chị Trinh mỗi khi từ bệnh viện trở về là tôi đoán biết tất cả. Cách đây hai hôm, chị gọi tôi ra vườn nói nhỏ :
- Ngọc nè, anh Chuyên sắp về nhà được rồi đó.
Tôi reo lên :
- Rứa hả chị, thiệt cám ơn Trời Phật, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.
- Ngọc nói ai ở ác ?
Tôi buột miệng :
- Anh Trứ đó, mấy bữa ni chị không để ý à, anh ấy bị mọc cái mụn nơi lỗ mũi ngó xấu trai can không nổi.
Chị Trinh đánh vào vai tôi :
- Thôi đừng giỡn nữa Ngọc, chị hỏi cái này nè.
Tôi nghiêng tai :
- Chi rứa chị ?
- Em đã giúp chị chuyện ấy được chưa ?
Tôi ấp úng :
- Em... đang cố gắng.
Chị Trinh vuốt má tôi :
- Gắng năn nỉ giúp chị nghe cưng, anh Chuyên sắp về nhà rồi và chị cũng đã hết lý do để gần anh ấy.
Tôi hứa đại :
- Chị yên tâm đi, em sẽ giúp chị.
Suốt hai đêm suy nghĩ nát óc, tôi đi đến một quyết định khá táo bạo. Tôi sẽ nói tất cả sự thật về tội ác của anh Trứ cho bác Phán trai tôi biết và trong khi bác tôi đang bàng hoàng vì câu chuyện ngoài sức tưởng tượng đó, tôi đánh đòn tâm lý, tôi sẽ năn nỉ và nếu cần tôi sẽ khóc lóc, tôi van xin bác trai hãy nghĩ đến mối tình nồng thắm giữa anh Chuyên và chị Trinh mà bằng lòng tác hợp cho hai người hầu chuộc bớt phần nào lỗi lầm do anh Trứ gây ra.
Tối hôm đó, tôi bưng tô cháo lên phòng bác Phán trai như thường lệ. Thật may cho tôi, bác trai không nằm im thin thít trên giường như mọi khi nữa, bác đang dựa lưng vào tường xem cuốn Selection. Tôi rón rén đặt tô cháo nghi ngút khói lên bàn, nghe tiếng động, bác ngẩng lên :
- Ngọc đó à ?
Lời bác dịu dàng làm tôi yên tâm :
- Dạ, cháu đem cháo lên bác xơi.
- Để đó đi cháu.
- Dạ.
Tôi đứng tần ngần, bác Phán trai chỉ chiếc ghế cạnh đó :
- Ngồi xuống đi cháu, hình như cháu đang muốn nói với bác một điều gì.
Tôi mừng thầm, bác Phán trai đã giúp tôi mở đầu câu chuyện :
- Dạ, thưa bác đúng, cháu có một chuyện muốn thưa lại với bác, hay nói đúng hơn là cháu muốn kể cho bác nghe.
- Cháu cứ kể.
Tôi tằng hắng giọng :
- Thưa bác, chắc bác đã rõ vụ anh Chuyên con bác Lễ sau nhà bị tai nạn xe lật gần Biên Hòa ?
- Bác biết.
- Anh Chuyên bị thương ở đầu nằm nhà thương đã hai tuần lễ ni.
- Bác biết.
Tôi hơi rụt rè :
- Thưa bác, bác có tin là tai nạn đó xảy ra do sự bất cẩn của anh Chuyện không ?
Bác Phán trai hơi cau mày :
- Tại sao cháu lại hỏi bác điều đó ?
Tôi lấy lại được bình tĩnh :
- Thưa bác, câu chuyện cháu muốn thưa với bác bắt đầu ở đây, cháu biết... có người... đã âm mưu gây nên tai nạn này.
Bác Phán trai hơi giật mình :
- Ai ? Cháu định ám chỉ ai ?
Tôi thu hết can đảm :
- Thưa bác, anh Trứ...
Bác Phán trai đưa tay ra dấu bảo ngưng, nhưng rồi bác lại khoát tay :
- Thôi cháu cứ nói nốt đi.
- Thưa bác, anh Trứ thù ghét anh Chuyên đã lâu rồi. Có lần ảnh nói với cháu là có ngày ảnh sẽ giết anh Chuyên, ảnh có mài sẵn một con dao thật nhọn và ảnh đã dùng con dao đó để tạo nên tai nạn vừa qua.
Bác Phán trai ngả người phía sau :
- Bằng cách nào ?
- Dạ... bằng cách cắt đứt thắng xe để gây tai nạn, vì cháu biết, cái thắng xe của anh Chuyên vừa mới sửa cách đó một ngày, tốt lắm, không thể tự nhiên mà đứt ngang rứa được.
Bác Phán trai lại hỏi :
- Cháu thấy tận mắt thằng Trứ cắt đứt thắng xe thằng Chuyên à ?
Tôi thoáng chút bối rối :
- Dạ... cháu đoán vậy... vì chỉ có mình anh Trứ là biết được sáng hôm đó anh Chuyên lái xe lên Đàlạt mà thôi, cháu còn nghe chính miệng anh Trứ rủa anh Chuyên lật xe nữa.
Bác phán trai trầm ngâm :
- Cháu nói cho bác biết chuyện đó với mục đích gì ?
Tôi hồi hộp :
- Cháu thấy tội nghiệp chị Trinh, ... cháu thấy tội nghiệp anh Chuyên, may mà anh ấy tai qua nạn khỏi, không thì chị Trinh cũng khổ suốt một đời... cháu van bác...
Bác Phán trai ngắt lời tôi :
- Bác hiểu cháu muốn nói gì rồi. À mà này, thằng Chuyên hoàn toàn bình phục rồi hả cháu ?
Tôi mừng rỡ :
- Dạ, anh ấy sắp được xuất viện. Thưa bác, chắc bác đã...
Không để ý đến lời tôi, bác Phán trai chắp hai tay lên ngực thì thầm :
- Cám ơn Trời Phật đã giúp con thoát khỏi niềm ân hận dày vò.
Rồi bác nhìn tôi :
- Ngọc à, bác sẽ chấp nhận lời cháu, bác sẽ cho Trinh về làm dâu nhà bác Lễ.
Tôi reo lên :
- Trời ơi, cháu mừng quá.
Bác Phán trai xua tay :
- Nhưng cháu đã lầm rồi Ngọc ạ.
Tôi ngơ ngác :
- Lầm... mà lầm chi vậy bác ?
Bác tôi chậm rãi :
- Cháu đã nghi lầm thằng Trứ. Thằng đó phổi bò mà, nó nói thì dữ dằn lắm, nhưng nào có dám làm nên cái gì đâu. Phải, thằng Chuyên gặp tai nạn không phải vì bất cẩn, cũng không phải vì chiếc xe tự động đứt thắng, mà có một bàn tay đã phá hoại chiếc thắng đó, bàn tay đó của...
Tôi nghe lạnh xương sống :
- Của... của ai bác ?
Bác Phán trai thở mạnh :
- Của... của bác đó Ngọc ạ.
- Trời ơi !
- Cháu kêu trời cũng phải. Nhưng sự thật là vậy. Trong một giây phút nông nổi, bác đã hành động như một kẻ sát nhân. Không còn cách nào khác hơn để ngăn cản mối tình giữa con Trinh và thằng Chuyên.
Nước mắt tôi ứa ra :
- Bác ghét anh Chuyên đến rứa răng bác ?
Bác Phán trai lắc đầu :
- Bác không ghét nó, nhưng bác thương con bác, bác muốn con Trinh phải lấy chồng giầu sang, địa vị, xứng đáng với chức phận của bác bây giờ.
Tôi cười nhẹ :
- Tiền bạc địa vị không đem lại hạnh phúc cho con người bằng tình cảm chân thành đâu bác.
Bác Phán trai vẫn say sưa nói :
- Bác hiểu ra điều đó thì sự việc đã muộn màng. Tai nạn xảy ra và phản ứng của con Trinh đã làm bác bàng hoàng xúc động, nỗi hối hận dày vò tâm trí bác khiến đôi lúc bác cảm thấy mình sắp điên lên.
Tôi thấy cần nói một lời an ủi bác :
- Anh Chuyên sắp bình phục rồi bác.
Bác tôi gật gù :
- Tâm trí bác bắt đầu thảnh thơi rồi khi nghe tin đó. Ngọc à, bác cám ơn cháu đã biết thương Trinh, thương bác. Từ đây bác sẽ để ý săn sóc đến Trinh nhiều hơn, tội nghiệp con nhỏ, công việc làm ăn bề bộn quá, bác quên hẳn con Trinh đang sống thiếu tình thương.
Tôi nghe lòng mình rộn rã như hạnh phúc đang đến với chính tôi. Tôi đứng dậy :
- Thưa bác cháu xin phép ra ngoài.
- Ừ.
Tôi khép nhẹ cửa phòng, có tiếng chân chạy lên bậc thang, anh Trứ tiến đến với gói kẹo cầm trên tay :
- Ngọc ở đây mà nãy giờ anh đi tìm. Cho Ngọc đây nè.
Tôi đón lấy gói kẹo, hỏi anh :
- Mô mà anh có nhiều ri ?
- Mua chớ đâu. Bữa nay anh trúng áp phe.
Nghĩ đến sự nghi ngờ của mình hai tuần nay, tôi ân hận, lần đầu tiên sau bữa cơm nghe anh Trứ mạt sát anh Chuyên, tôi lại cảm thấy thương thương anh Trứ.
Bây giờ thì mọi việc đã êm đẹp. Hai bác tôi không còn cấm cản tình yêu giữa anh Chuyên và chị Trinh nữa, nhưng nghe nói, phải đợi chị Trinh ra trường, anh Chuyên mới được phép mang trầu cau qua dạm hỏi. Nhìn chị Trinh vui tươi rạng rỡ như đóa hoa hồng Đàlạt, tôi cảm thấy vui lây. Chị thường bảo tôi :
- Đám cưới chị thế nào chị cũng dành cho Ngọc cái đầu heo.
Tôi vui vẻ :
- Thật đó nghe, hay là khi đó lại quên em đi.
Chị Trinh trợn mắt :
- Quên sao được, Ngọc là sứ giả tinh yêu của chị mà.
Chị Quyên vẫn hỏi thăm tôi về ý định trở ra Huế hoài, chị cứ bảo :
- Ra làm chi không biết, lỡ dở học hành hết, Ngọc suy nghĩ lại đi.
Mỗi lần chị nhắc đến tôi chỉ cười không nói để trêu chị chơi chứ thật ra tôi bỏ ý định trở về Huế ngay khi hai bác tôi vui lòng tán thành cuộc hôn nhân của chị Trinh. Sàigòn đối với tôi bây giờ thật dễ thương và bầu không khí đậm đà ưu ái đã trọn vẹn bao phủ mái gia đình này. Hai bác tôi đã bỏ những cuộc đấu thầu xa xôi để có thì giờ săn sóc cho chị Trinh. Chị Trinh dạo này được cưng đáo để và anh Trứ cũng không còn lý do gì gây sự với anh Chuyên nữa vì anh đã bị "lép vế" rồi. Anh Hữu vẫn đến nhà hàng ngày thăm viếng hai bác tôi cùng chị Quyên, bây giờ thì tôi coi anh như anh Trứ vậy, không một ý tưởng vẩn đục nào thoáng qua nữa.
Chiều nay khi đi học về, thả bộ cùng Châu Hà qua con đường Trần Quý Cáp, hàng lá me xanh ngời xao động lung linh, Châu Hà chỉ tay lên cành chót vót :
- Tao khoái nhất là mấy trái me đó, ăn bùi không chỗ chê.
Tôi thầm nhủ, vô tư như con bé vậy mà hay, hai hàng me thơ mộng như thế mà chỉ đủ sức gợi cho nó một món ăn thích khẩu thôi. Làm sao tôi níu lại được thuở hồn nhiên như Châu Hà, bởi tuổi thơ ngây đã sớm rời bỏ tôi để suốt đời không trở lại. Tôi bùi ngùi nhớ đến những ngày còn bé, tôi thường cùng chị Quyên hái me về tước lá nhỏ đựng vào hộp làm thuốc lá Cẩm Lệ mang ra đường rao bán inh ỏi, chóng thật, mới đó mà đã hơn mười năm qua.
- Mày đang nghĩ gì vậy Ngọc ?
- Nghĩ chi mô ?
- Tao thấy mày có vẻ tư lự.
Tôi hỏi Châu Hà :
- Mi thấy con đường này đẹp chứ ?
Châu Hà ngẫm nghĩ vài giây :
- Ờ, con đường này đi bộ thích ghê. Mát ơi là mát.
Tôi thầm thì :
- Tao yêu nó, tao muốn đi mãi trên con đường này.
Châu Hà kêu lên :
- Mày là chúa mơ mộng.
Tôi nhìn lên cao, nắng chiều đã nhạt soi tia sáng yếu ớt xuyên qua đám mây ửng hồng, nói nhỏ :
- Ừ, đời người phải có những phút giây mơ mộng thì cuộc sống mới thi vị chứ. Nhưng... đừng nên lãng mạn quá Châu Hà nờ.
Trước mặt tôi, hai hàng me vẫn chạy dài hun hút, những cành lá xanh vẫn quyến luyến kề nhau mơ màng trong không gian yên tĩnh của một buổi chiều vàng sắp hết. Trên con đường Trần Quý Cáp êm đềm, hoàng hôn dần buông xuống cho bình minh trong hồn tôi dào dạt vươn lên.
- Ba chị cho phép, ba chị cho phép rồi Ngọc ơi!
Vết thương trên đầu anh Chuyên đang đi đến chỗ bình phục, từ bữa đó đến nay, tôi bận rộn ở trường nên không có thì giờ vào thăm anh, nhưng nhìn gương mặt tươi như hoa của chị Trinh mỗi khi từ bệnh viện trở về là tôi đoán biết tất cả. Cách đây hai hôm, chị gọi tôi ra vườn nói nhỏ :
- Ngọc nè, anh Chuyên sắp về nhà được rồi đó.
Tôi reo lên :
- Rứa hả chị, thiệt cám ơn Trời Phật, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.
- Ngọc nói ai ở ác ?
Tôi buột miệng :
- Anh Trứ đó, mấy bữa ni chị không để ý à, anh ấy bị mọc cái mụn nơi lỗ mũi ngó xấu trai can không nổi.
Chị Trinh đánh vào vai tôi :
- Thôi đừng giỡn nữa Ngọc, chị hỏi cái này nè.
Tôi nghiêng tai :
- Chi rứa chị ?
- Em đã giúp chị chuyện ấy được chưa ?
Tôi ấp úng :
- Em... đang cố gắng.
Chị Trinh vuốt má tôi :
- Gắng năn nỉ giúp chị nghe cưng, anh Chuyên sắp về nhà rồi và chị cũng đã hết lý do để gần anh ấy.
Tôi hứa đại :
- Chị yên tâm đi, em sẽ giúp chị.
Suốt hai đêm suy nghĩ nát óc, tôi đi đến một quyết định khá táo bạo. Tôi sẽ nói tất cả sự thật về tội ác của anh Trứ cho bác Phán trai tôi biết và trong khi bác tôi đang bàng hoàng vì câu chuyện ngoài sức tưởng tượng đó, tôi đánh đòn tâm lý, tôi sẽ năn nỉ và nếu cần tôi sẽ khóc lóc, tôi van xin bác trai hãy nghĩ đến mối tình nồng thắm giữa anh Chuyên và chị Trinh mà bằng lòng tác hợp cho hai người hầu chuộc bớt phần nào lỗi lầm do anh Trứ gây ra.
Tối hôm đó, tôi bưng tô cháo lên phòng bác Phán trai như thường lệ. Thật may cho tôi, bác trai không nằm im thin thít trên giường như mọi khi nữa, bác đang dựa lưng vào tường xem cuốn Selection. Tôi rón rén đặt tô cháo nghi ngút khói lên bàn, nghe tiếng động, bác ngẩng lên :
- Ngọc đó à ?
Lời bác dịu dàng làm tôi yên tâm :
- Dạ, cháu đem cháo lên bác xơi.
- Để đó đi cháu.
- Dạ.
Tôi đứng tần ngần, bác Phán trai chỉ chiếc ghế cạnh đó :
- Ngồi xuống đi cháu, hình như cháu đang muốn nói với bác một điều gì.
Tôi mừng thầm, bác Phán trai đã giúp tôi mở đầu câu chuyện :
- Dạ, thưa bác đúng, cháu có một chuyện muốn thưa lại với bác, hay nói đúng hơn là cháu muốn kể cho bác nghe.
- Cháu cứ kể.
Tôi tằng hắng giọng :
- Thưa bác, chắc bác đã rõ vụ anh Chuyên con bác Lễ sau nhà bị tai nạn xe lật gần Biên Hòa ?
- Bác biết.
- Anh Chuyên bị thương ở đầu nằm nhà thương đã hai tuần lễ ni.
- Bác biết.
Tôi hơi rụt rè :
- Thưa bác, bác có tin là tai nạn đó xảy ra do sự bất cẩn của anh Chuyện không ?
Bác Phán trai hơi cau mày :
- Tại sao cháu lại hỏi bác điều đó ?
Tôi lấy lại được bình tĩnh :
- Thưa bác, câu chuyện cháu muốn thưa với bác bắt đầu ở đây, cháu biết... có người... đã âm mưu gây nên tai nạn này.
Bác Phán trai hơi giật mình :
- Ai ? Cháu định ám chỉ ai ?
Tôi thu hết can đảm :
- Thưa bác, anh Trứ...
Bác Phán trai đưa tay ra dấu bảo ngưng, nhưng rồi bác lại khoát tay :
- Thôi cháu cứ nói nốt đi.
- Thưa bác, anh Trứ thù ghét anh Chuyên đã lâu rồi. Có lần ảnh nói với cháu là có ngày ảnh sẽ giết anh Chuyên, ảnh có mài sẵn một con dao thật nhọn và ảnh đã dùng con dao đó để tạo nên tai nạn vừa qua.
Bác Phán trai ngả người phía sau :
- Bằng cách nào ?
- Dạ... bằng cách cắt đứt thắng xe để gây tai nạn, vì cháu biết, cái thắng xe của anh Chuyên vừa mới sửa cách đó một ngày, tốt lắm, không thể tự nhiên mà đứt ngang rứa được.
Bác Phán trai lại hỏi :
- Cháu thấy tận mắt thằng Trứ cắt đứt thắng xe thằng Chuyên à ?
Tôi thoáng chút bối rối :
- Dạ... cháu đoán vậy... vì chỉ có mình anh Trứ là biết được sáng hôm đó anh Chuyên lái xe lên Đàlạt mà thôi, cháu còn nghe chính miệng anh Trứ rủa anh Chuyên lật xe nữa.
Bác phán trai trầm ngâm :
- Cháu nói cho bác biết chuyện đó với mục đích gì ?
Tôi hồi hộp :
- Cháu thấy tội nghiệp chị Trinh, ... cháu thấy tội nghiệp anh Chuyên, may mà anh ấy tai qua nạn khỏi, không thì chị Trinh cũng khổ suốt một đời... cháu van bác...
Bác Phán trai ngắt lời tôi :
- Bác hiểu cháu muốn nói gì rồi. À mà này, thằng Chuyên hoàn toàn bình phục rồi hả cháu ?
Tôi mừng rỡ :
- Dạ, anh ấy sắp được xuất viện. Thưa bác, chắc bác đã...
Không để ý đến lời tôi, bác Phán trai chắp hai tay lên ngực thì thầm :
- Cám ơn Trời Phật đã giúp con thoát khỏi niềm ân hận dày vò.
Rồi bác nhìn tôi :
- Ngọc à, bác sẽ chấp nhận lời cháu, bác sẽ cho Trinh về làm dâu nhà bác Lễ.
Tôi reo lên :
- Trời ơi, cháu mừng quá.
Bác Phán trai xua tay :
- Nhưng cháu đã lầm rồi Ngọc ạ.
Tôi ngơ ngác :
- Lầm... mà lầm chi vậy bác ?
Bác tôi chậm rãi :
- Cháu đã nghi lầm thằng Trứ. Thằng đó phổi bò mà, nó nói thì dữ dằn lắm, nhưng nào có dám làm nên cái gì đâu. Phải, thằng Chuyên gặp tai nạn không phải vì bất cẩn, cũng không phải vì chiếc xe tự động đứt thắng, mà có một bàn tay đã phá hoại chiếc thắng đó, bàn tay đó của...
Tôi nghe lạnh xương sống :
- Của... của ai bác ?
Bác Phán trai thở mạnh :
- Của... của bác đó Ngọc ạ.
- Trời ơi !
- Cháu kêu trời cũng phải. Nhưng sự thật là vậy. Trong một giây phút nông nổi, bác đã hành động như một kẻ sát nhân. Không còn cách nào khác hơn để ngăn cản mối tình giữa con Trinh và thằng Chuyên.
Nước mắt tôi ứa ra :
- Bác ghét anh Chuyên đến rứa răng bác ?
Bác Phán trai lắc đầu :
- Bác không ghét nó, nhưng bác thương con bác, bác muốn con Trinh phải lấy chồng giầu sang, địa vị, xứng đáng với chức phận của bác bây giờ.
Tôi cười nhẹ :
- Tiền bạc địa vị không đem lại hạnh phúc cho con người bằng tình cảm chân thành đâu bác.
Bác Phán trai vẫn say sưa nói :
- Bác hiểu ra điều đó thì sự việc đã muộn màng. Tai nạn xảy ra và phản ứng của con Trinh đã làm bác bàng hoàng xúc động, nỗi hối hận dày vò tâm trí bác khiến đôi lúc bác cảm thấy mình sắp điên lên.
Tôi thấy cần nói một lời an ủi bác :
- Anh Chuyên sắp bình phục rồi bác.
Bác tôi gật gù :
- Tâm trí bác bắt đầu thảnh thơi rồi khi nghe tin đó. Ngọc à, bác cám ơn cháu đã biết thương Trinh, thương bác. Từ đây bác sẽ để ý săn sóc đến Trinh nhiều hơn, tội nghiệp con nhỏ, công việc làm ăn bề bộn quá, bác quên hẳn con Trinh đang sống thiếu tình thương.
Tôi nghe lòng mình rộn rã như hạnh phúc đang đến với chính tôi. Tôi đứng dậy :
- Thưa bác cháu xin phép ra ngoài.
- Ừ.
Tôi khép nhẹ cửa phòng, có tiếng chân chạy lên bậc thang, anh Trứ tiến đến với gói kẹo cầm trên tay :
- Ngọc ở đây mà nãy giờ anh đi tìm. Cho Ngọc đây nè.
Tôi đón lấy gói kẹo, hỏi anh :
- Mô mà anh có nhiều ri ?
- Mua chớ đâu. Bữa nay anh trúng áp phe.
Nghĩ đến sự nghi ngờ của mình hai tuần nay, tôi ân hận, lần đầu tiên sau bữa cơm nghe anh Trứ mạt sát anh Chuyên, tôi lại cảm thấy thương thương anh Trứ.
Bây giờ thì mọi việc đã êm đẹp. Hai bác tôi không còn cấm cản tình yêu giữa anh Chuyên và chị Trinh nữa, nhưng nghe nói, phải đợi chị Trinh ra trường, anh Chuyên mới được phép mang trầu cau qua dạm hỏi. Nhìn chị Trinh vui tươi rạng rỡ như đóa hoa hồng Đàlạt, tôi cảm thấy vui lây. Chị thường bảo tôi :
- Đám cưới chị thế nào chị cũng dành cho Ngọc cái đầu heo.
Tôi vui vẻ :
- Thật đó nghe, hay là khi đó lại quên em đi.
Chị Trinh trợn mắt :
- Quên sao được, Ngọc là sứ giả tinh yêu của chị mà.
Chị Quyên vẫn hỏi thăm tôi về ý định trở ra Huế hoài, chị cứ bảo :
- Ra làm chi không biết, lỡ dở học hành hết, Ngọc suy nghĩ lại đi.
Mỗi lần chị nhắc đến tôi chỉ cười không nói để trêu chị chơi chứ thật ra tôi bỏ ý định trở về Huế ngay khi hai bác tôi vui lòng tán thành cuộc hôn nhân của chị Trinh. Sàigòn đối với tôi bây giờ thật dễ thương và bầu không khí đậm đà ưu ái đã trọn vẹn bao phủ mái gia đình này. Hai bác tôi đã bỏ những cuộc đấu thầu xa xôi để có thì giờ săn sóc cho chị Trinh. Chị Trinh dạo này được cưng đáo để và anh Trứ cũng không còn lý do gì gây sự với anh Chuyên nữa vì anh đã bị "lép vế" rồi. Anh Hữu vẫn đến nhà hàng ngày thăm viếng hai bác tôi cùng chị Quyên, bây giờ thì tôi coi anh như anh Trứ vậy, không một ý tưởng vẩn đục nào thoáng qua nữa.
Chiều nay khi đi học về, thả bộ cùng Châu Hà qua con đường Trần Quý Cáp, hàng lá me xanh ngời xao động lung linh, Châu Hà chỉ tay lên cành chót vót :
- Tao khoái nhất là mấy trái me đó, ăn bùi không chỗ chê.
Tôi thầm nhủ, vô tư như con bé vậy mà hay, hai hàng me thơ mộng như thế mà chỉ đủ sức gợi cho nó một món ăn thích khẩu thôi. Làm sao tôi níu lại được thuở hồn nhiên như Châu Hà, bởi tuổi thơ ngây đã sớm rời bỏ tôi để suốt đời không trở lại. Tôi bùi ngùi nhớ đến những ngày còn bé, tôi thường cùng chị Quyên hái me về tước lá nhỏ đựng vào hộp làm thuốc lá Cẩm Lệ mang ra đường rao bán inh ỏi, chóng thật, mới đó mà đã hơn mười năm qua.
- Mày đang nghĩ gì vậy Ngọc ?
- Nghĩ chi mô ?
- Tao thấy mày có vẻ tư lự.
Tôi hỏi Châu Hà :
- Mi thấy con đường này đẹp chứ ?
Châu Hà ngẫm nghĩ vài giây :
- Ờ, con đường này đi bộ thích ghê. Mát ơi là mát.
Tôi thầm thì :
- Tao yêu nó, tao muốn đi mãi trên con đường này.
Châu Hà kêu lên :
- Mày là chúa mơ mộng.
Tôi nhìn lên cao, nắng chiều đã nhạt soi tia sáng yếu ớt xuyên qua đám mây ửng hồng, nói nhỏ :
- Ừ, đời người phải có những phút giây mơ mộng thì cuộc sống mới thi vị chứ. Nhưng... đừng nên lãng mạn quá Châu Hà nờ.
Trước mặt tôi, hai hàng me vẫn chạy dài hun hút, những cành lá xanh vẫn quyến luyến kề nhau mơ màng trong không gian yên tĩnh của một buổi chiều vàng sắp hết. Trên con đường Trần Quý Cáp êm đềm, hoàng hôn dần buông xuống cho bình minh trong hồn tôi dào dạt vươn lên.
THÙY AN
Nguồn : http://tuoihoa.hatnang.com