1
Ở cửa nhà báo ra, Dũng ngồi xuống vỉa hè sắp gọn những tờ báo vừa mới
lãnh còn ướt màu mực in, kẹp vào một tấm bìa cứng rồi ôm ra xe đạp. Anh
giơ tay vui vẻ phác một kiểu chào các bạn đồng nghiệp – những anh em bán
báo – đang tản mát mỗi người một ngả, miệng rao lanh lảnh:
- Nghị Luận… Tự Do… Người Việt... đây !
Dũng đạp xe đi. Anh không bán báo như các bạn. Anh có chỗ bỏ mối báo tháng, hàng ngày cứ việc đưa đến tận nhà, rồi cuối tháng đến thu tiền. Mỗi trưa Dũng tới chực ở cửa báo quán, lãnh một số báo rồi phóng xe đi giao cho các nhà. Còn dư một ít Dũng đem về trước cửa Bưu điện, bày trên hè bán cho các người qua lại.
Như các bạn đều biết, Dũng là một thiếu niên trong bọn Khôi, Việt, Bạch Liên (Xem truyện Bóng Người Dưới Trăng, cùng một tác giả).
Nhưng Dũng không may bằng các bạn. Dũng sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở miền quê thuộc quận Nhà Bè. Cha Dũng lại mất sớm nên mẹ Dũng đưa con về quê ngoại sống trong cảnh thanh bạch, nhờ vào những hoa lợi của thửa vườn hương hỏa. Đời sống của hai mẹ con Dũng tuy không đến nỗi chật vật lắm nhưng cũng khá tẻ nhạt. Dũng học qua trường làng, lên trường quận. Hết lớp ở trường quận mẹ Dũng lo đến tương lai của con, khuyên Dũng lên tỉnh tiếp tục việc học hành. Các bạn của Dũng đều khuyến khích, và Dũng cũng mong ước như vậy vì anh hiểu rằng học vấn là điều tối hệ đối với một chàng trai cũng như hơi thở với sự sống.
Dũng lên Sàigòn trọ học. Các bạn của Dũng biết Dũng nghèo, sẵn sàng xin cha mẹ chu cấp cho Dũng. Nhưng Dũng đều thoái thác. Dũng có tự ái, và vì anh sớm mồ côi cha nên đã giúp đỡ được mẹ, và lo cho chính thân mình, thì bây giờ, trên đường cầu tiến, Dũng cũng không muốn nhờ vả ai. Bởi vậy, Dũng lên Sàigòn đến ở trọ nhà một người bà con nghèo, sáng đi học, chiều đi bán báo kiếm tiền ăn học. Bọn Khôi, Việt cũng là những thiếu niên biết tự trọng, cảm thông với Dũng và tìm cách giúp đỡ bạn cách gián tiếp. Họ hùn nhau lại mua tặng Dũng một chiếc xe đạp cũ. Rồi họ chia nhau đến các nhà quen giới thiệu cho Dũng đến bỏ báo hàng ngày. Nhờ đó Dũng không đến nỗi thiếu thốn, tuy phải cố gắng rất nhiều.
Từ ngày lên Sàigòn, Dũng đen sạm hẳn đi, nhưng con người cũng nhanh nhẹn tháo vát hơn trước, đôi mắt trong sáng của cậu học sinh miền quê thêm vẻ tinh anh, cương nghị...
Cũng như mọi ngày, hôm nay trong khi đạp một vòng qua các phố bỏ báo cho các nhà quen xong, Dũng quẹo xe về đường Duy Tân tới trước nhà Bưu điện bán nốt số báo còn lại. Lúc ấy đã vào khoảng bốn giờ chiều, người ra vào nhà Bưu điện giờ này không tấp nập lắm. Nhưng lát nữa, vào giờ các công sở tan ra thì chồng báo của Dũng sẽ hết nhẵn.
Dũng dựa xe vào sau một quán cóc quen rồi khóa xe lại cẩn thận, ôm xấp báo đứng vẩn vơ trên thềm Bưu điện. Anh đưa mắt nhìn về phía quán bánh Hương Lan, mỉm cười khi thấy cô bán vé số có mặt gần đó.
Dũng tìm ra được địa điểm đứng bán báo này cũng là vì cô bé đó. Một buổi đạp xe qua đây, Dũng chợt thấy cô bé đó ngồi sau chiếc giá xếp trên có bày những tập vé số Kiến Thiết. Cô bé trạc độ mười ba mười bốn tuổi, thân hình mảnh dẻ, nét mặt khả ái, dễ mến, luôn luôn niềm nở chào mời những người qua lại mua vé khiến Dũng bỗng nảy ra ý kiến chọn cửa nhà Bưu điện đứng bán báo. Và ngày hôm sau rồi tiếp liền cho tới bây giờ, chiều nào Dũng cũng tới. Sự có mặt của cô bé bán vé số làm Dũng thấy vui vui. Ồ, thực tình thì đối với cô bé đó Dũng cũng không hiểu tại sao mới thoạt nhìn anh đã lưu ý đến cô ta. Hình như có một giao cảm mơ hồ, ràng buộc, lôi kéo Dũng đến gần. Mỗi buổi chiều tới đây, thấy mặt cô bé, lòng Dũng lại êm dịu như được gần một cô em gái.
Cô bé lúc này cũng vắng khách, ngồi buồn nhìn những xe cộ qua lại trên đường. Ánh nắng chiều làm ngả bóng tượng Nữ Vương Hoà Bình đứng giữa công trường trước Vương Cung Thánh Ðường và chiếu xiên qua phía Bưu điện. Không khí nóng bức làm Dũng thấy khát. Anh đưa mắt nhìn cô bán vé số, đôi gò má ửng đỏ dưới ánh nắng xiên khoai, ngồi tựa lưng vào thân cây với dáng điệu mệt mỏi.
Dũng thầm nghĩ : "Chắc cô bé cũng khát lắm. Lúc này có một ly nước mía uống thì khỏe quá !"
Ở đầu đường có xe bán nước mía. Dũng muốn chia sẻ ly nước mía thơm mát với cô bé, nên qua chỗ cô ngồi, anh ngập ngừng đứng lại. Từ hồi đến đây bán báo, Dũng chưa có dịp nào làm quen với cô ta cả. Anh nhận thấy, vào những lúc vắng khách, cô bé thường ngồi rầu rỉ một mình và hình như muốn tránh trò chuyện với mọi người chung quanh. Ở đây, chỗ cửa nhà Bưu điện này, Dũng quen hầu hết, từ mấy bà chủ quán cóc đến các anh bán bì thơ và chị giữ xe. Nhưng còn cô bé bán vé số này anh vẫn muốn làm quen mà còn ngại.
Dũng nói bâng quơ :
- Trời nóng quá nhỉ.
Cô bé nhận ra Dũng nhưng làm bộ thản nhiên như không nghe. Dũng tiếp :
- Có khát không ?
Lần này cô bé nhìn Dũng, nhưng ấp úng không đáp...
Dũng bỏ đi. Anh hơi bất mãn về thái độ ít thiện cảm của cô ta, thầm nghĩ : "con nhỏ hình như sợ hãi điều gì". Ở đây, mọi người bạn nghèo như Dũng đều tỏ tình thân thiện, tương trợ lẫn nhau. Họ cho nhau mượn tiền để thối lại khách hàng, hoặc chia xẻ với nhau một ly nước giải khát hoặc một que kem là thường. Tại sao phải dè dặt khi cùng một hoàn cảnh như nhau ? Hay cô bé muốn làm cao, tỏ ra mình thuộc thành phần khác không phải giới sinh sống trên cái vỉa hè nhà Bưu điện này !
Dũng mua một ly nước mía. Chất nước mát, ngọt lịm làm anh khoan khoái. Ánh nắng chiều nhạt dần, nhưng nền trời vần vũ mây đen, càng đè nặng cơn oi bức. Nhìn về phía cô bé, Dũng thấy cô ta vẫn ngồi buồn bên gốc cây. Anh chép miệng :
- Tội nghiệp, chắc con nhỏ khát lắm, mà không dám rời chỗ để đi uống nước. Hay để mình mua cho nó một ly...
Nghĩ thế, Dũng mua thêm một ly nữa đem lại :
- Này, uống đi. Nước mía đấy, mát lắm !
Cô bé không thấy Dũng đến, nghe nói giật mình ngơ ngác. Rồi nét mặt cô đanh lại, lắc đầu từ chối...
Dũng ấp úng :
- Tôi... tôi đãi mà. Uống đi cho... khỏi khát...
Cô bé gắt :
- Tôi không khát. Với lại, nếu có khát cũng không bao giờ tôi uống nước mía !
Cầm ly nước trên tay, Dũng không biết nói thế nào. Anh đâu ngờ cô bé có khuôn mặt dễ mến này lại kiêu kỳ đến thế ! Dũng bỗng cảm thấy mình kỳ cục. Anh lặng lẽ hắt ly nước đi rồi trở về với xấp báo của mình, tự trách : "khi không tốn thêm một đồng bỏ đi vô ích". Dũng ngao ngán thấy lòng tốt của mình đối với một bạn nhỏ mà anh muốn được coi như người em gái, bị khước từ một cách lãnh đạm. Ờ, con nhỏ này muốn làm cao thật. Nó có chiếc áo mới, cắt theo lối tân thời, cổ bẻ, tay ngắn bằng vải màu hường. Nó lại bán vé số nên chắc có nhiều tiền. Nếu nó khinh người thì thôi, thây kệ nó.
Để cắt dứt những ý nghĩ không hay về cô bé bán vé số, Dũng cất tiếng rao :
- Nhật báo… Nghị Luận… Tự Do… Dân Chủ… đây.
Lúc ấy các công sở cũng vừa tan, mọi người mua vội tờ báo rồi rảo bước sợ trời đổ mưa. Xấp báo của Dũng còn lại chừng mươi tờ thì đèn thành phố bật sáng. Những giọt mưa bắt đầu lác đác rơi trên hè phố. Dũng gấp vội cặp báo lại, sửa soạn lấy xe về, trong khi cô bán vé số cũng hấp tấp thu dọn những tập vé cho vào chiếc lẵng mây.
Cả hai chưa kịp rời chỗ thì cơn mưa ập xuống. Mưa như trút nước xuống thành phố, và gió lộng nổi lên ào ào nghiêng ngả các ngọn cây. Dũng che cặp báo lên đầu toan phóng xe đi tìm một chỗ ẩn mưa thì chợt nghe có tiếng động phía sau lưng. Anh quay lại. Cô bé bán vé số vừa lập cập đánh rơi chiếc lẵng xuống vệ đường. Mấy tập vé tung ra, trôi theo rãnh nước.
Dũng quẳng xe nhảy vội xuống, giúp cô bé nhặt chiếc lẵng lên. Mưa càng lúc càng lớn. Không cần đắn đo. Dũng móc chiếc lẵng vào "ghi đông" đẩy vội đi, bảo :
- Theo tôi nhanh lên. Phải trú mưa đã, không có ướt hết.
Cô bé lưỡng lự, rồi đành đi theo. Dũng đẩy xe vào hiên nhà Bưu điện. Cả hai đều bị ướt. Cô bé rũ những giọt mưa còn bám trên áo lẩm bẩm :
- Hư mất cái áo rồi.
Đoạn cô đổi giọng :
- Cũng chả sao, tôi còn nhiều cái áo khác.
Câu nói đó khiến Dũng nhớ lại thái độ kiêu kỳ của cô bé hồi nãy. Anh đứng yên và cả hai đều im lặng nhìn ra ngoài trời mưa gió.
Chợt cô bé ngập ngừng lên tiếng :
- Tại sao hồi nãy anh mua nước mía cho tôi ?
Dũng ngạc nhiên về câu hỏi lạ lùng đó. Anh nhìn cô bé đáp :
- À… tôi tưởng cô khát... nên nhân tiện đãi cô một ly...
Cô bé thở dài, như trút được điều gì áy náy, hỏi tiếp :
- Anh kiếm được nhiều tiền lắm sao ?
Dũng mỉm cười lắc đầu.
- Không nhiều. Đủ ăn thôi.
Ngẫm nghĩ một lát, cô bé lại hỏi :
- Thế sao hồi nãy anh còn bỏ thêm tiền mua nước cho tôi uống ?
Dũng hơi bối rối :
- Thì... tại trời nóng... mà cô không muốn uống thì thôi !
Ngoài trời mưa vẫn tầm tã. Những giòng nước trên mái hiên chảy xuống bắn ướt cả mấy bậc thềm.
- Tên anh là gì ?
- Dũng.
- Sao buổi sáng tôi không thấy anh đến đây. Anh chỉ bán có buổi chiều thôi à ?
- Buổi sáng tôi còn mắc đi học.
Cô bé nhìn Dũng :
- Anh còn đi học à ? Thế sao lại phải đi bán báo ?
Dũng thấy khó trả lời, nên ngồi đần mặt. Giọng cô bé trở nên dịu dàng :
- Trông anh có vẻ buồn. Anh còn ba má không ?
Dũng thẳng người đáp :
- Ồ, buồn gì đâu ! Ba má tôi ở dưới quê. Tôi lên đây học, và vì muốn tự lập nên tôi đi bán báo...
Dũng không muốn tiếp thêm, vì thấy cô bé bỗng nhiên để ý đến việc riêng của mình nhiều quá. Có lẽ cô ta thấy lòng tốt của Dũng, khi anh quăng xe nhặt hộ những tập vé bị rơi xuống nước và tỏ ý hối hận đã khước từ ly nước của Dũng. Nhưng Dũng, theo tự ái của một cậu con trai, không muốn nói rõ với ai về hoàn cảnh của mình. Để cắt ngang những câu hỏi của cô bé. Dũng hỏi lại :
- Tên cô là gì ?
Nét mặt cô bé bỗng trở nên đăm chiêu, im lặng không đáp.
Dũng gợi thêm :
- Bán vé số chắc được nhiều tiền lắm nhỉ ?
Cô bé nhún vai :
- Tôi đâu có cần lời nhiều hay ít. Tôi bán cho đỡ buồn vậy thôi.
- Nhà cô giàu lắm à ?
- Nhà tôi ở đường Tự Do.
Dũng không lạ gì đường Tự Do, một phố lớn và sang trọng nhất Đô thành với những ngôi nhà lầu đồ sộ, những cửa hàng lộng lẫy, đầy khách ngoại quốc ra vào.
Dũng thốt kêu : Ồ ! Và anh đứng né ra xa, như ngại sự nghèo khó của mình không xứng hợp với người mình đối thoại. Tuy nhiên anh vẫn thắc mắc tự hỏi :
"Nếu là con nhà giàu, ở đường Tự Do, sao còn đi bán vé số, dù chỉ cho đó là một trò chơi ?" Dũng chưa kịp hỏi lại điều thắc mắc ấy thì cô bé chợt nói :
- Mưa tạnh rồi !
Cơn mưa đột nhiên tạnh hẳn cũng như đã đột ngột xối xả trút nước xuống thành phố. Cô bé xách chiếc lẵng, bước xuống thềm. Dũng nói :
- Trời tối và vắng quá. Để tôi đưa cô tới đầu phố nhé ?
- Khỏi cần, tôi không sợ đâu.
Mặc dầu vậy, Dũng cũng dắt xe theo sau. Cô bé phản đối :
- Đã bảo khỏi cần mà. Tôi không muốn anh đi theo tôi. Anh về đi.
Và giận dữ, cô bé dậm mạnh chân xuống đường, rồi vùng bỏ chạy. Dũng đứng sững người nhìn theo. Tới đầu phố bóng dáng mảnh dẻ của cô bé chạy ngoặt qua bên trái chứ không thẳng đường lên phố Tự Do. Đứng tựa bên xe đạp, Dũng phân vân không hiểu ra sao nữa. Anh thầm hỏi : Tại sao gia đình cô bé, nếu quả là giàu sang lại có thể để cô ta mang vé số đi bán một mình ? Và tại sao cô ta lại nghẹo sang phố khác không về nhà ở đường Tự Do ?
Dũng nhảy lên xe đạp theo lên đầu phố có ý ngóng xem cô bé đi đâu. Nhưng không thấy bóng cô ta, anh đành quay xe trở về nhà trọ.
- Nghị Luận… Tự Do… Người Việt... đây !
Dũng đạp xe đi. Anh không bán báo như các bạn. Anh có chỗ bỏ mối báo tháng, hàng ngày cứ việc đưa đến tận nhà, rồi cuối tháng đến thu tiền. Mỗi trưa Dũng tới chực ở cửa báo quán, lãnh một số báo rồi phóng xe đi giao cho các nhà. Còn dư một ít Dũng đem về trước cửa Bưu điện, bày trên hè bán cho các người qua lại.
Như các bạn đều biết, Dũng là một thiếu niên trong bọn Khôi, Việt, Bạch Liên (Xem truyện Bóng Người Dưới Trăng, cùng một tác giả).
Nhưng Dũng không may bằng các bạn. Dũng sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở miền quê thuộc quận Nhà Bè. Cha Dũng lại mất sớm nên mẹ Dũng đưa con về quê ngoại sống trong cảnh thanh bạch, nhờ vào những hoa lợi của thửa vườn hương hỏa. Đời sống của hai mẹ con Dũng tuy không đến nỗi chật vật lắm nhưng cũng khá tẻ nhạt. Dũng học qua trường làng, lên trường quận. Hết lớp ở trường quận mẹ Dũng lo đến tương lai của con, khuyên Dũng lên tỉnh tiếp tục việc học hành. Các bạn của Dũng đều khuyến khích, và Dũng cũng mong ước như vậy vì anh hiểu rằng học vấn là điều tối hệ đối với một chàng trai cũng như hơi thở với sự sống.
Dũng lên Sàigòn trọ học. Các bạn của Dũng biết Dũng nghèo, sẵn sàng xin cha mẹ chu cấp cho Dũng. Nhưng Dũng đều thoái thác. Dũng có tự ái, và vì anh sớm mồ côi cha nên đã giúp đỡ được mẹ, và lo cho chính thân mình, thì bây giờ, trên đường cầu tiến, Dũng cũng không muốn nhờ vả ai. Bởi vậy, Dũng lên Sàigòn đến ở trọ nhà một người bà con nghèo, sáng đi học, chiều đi bán báo kiếm tiền ăn học. Bọn Khôi, Việt cũng là những thiếu niên biết tự trọng, cảm thông với Dũng và tìm cách giúp đỡ bạn cách gián tiếp. Họ hùn nhau lại mua tặng Dũng một chiếc xe đạp cũ. Rồi họ chia nhau đến các nhà quen giới thiệu cho Dũng đến bỏ báo hàng ngày. Nhờ đó Dũng không đến nỗi thiếu thốn, tuy phải cố gắng rất nhiều.
Từ ngày lên Sàigòn, Dũng đen sạm hẳn đi, nhưng con người cũng nhanh nhẹn tháo vát hơn trước, đôi mắt trong sáng của cậu học sinh miền quê thêm vẻ tinh anh, cương nghị...
Cũng như mọi ngày, hôm nay trong khi đạp một vòng qua các phố bỏ báo cho các nhà quen xong, Dũng quẹo xe về đường Duy Tân tới trước nhà Bưu điện bán nốt số báo còn lại. Lúc ấy đã vào khoảng bốn giờ chiều, người ra vào nhà Bưu điện giờ này không tấp nập lắm. Nhưng lát nữa, vào giờ các công sở tan ra thì chồng báo của Dũng sẽ hết nhẵn.
Dũng dựa xe vào sau một quán cóc quen rồi khóa xe lại cẩn thận, ôm xấp báo đứng vẩn vơ trên thềm Bưu điện. Anh đưa mắt nhìn về phía quán bánh Hương Lan, mỉm cười khi thấy cô bán vé số có mặt gần đó.
Dũng tìm ra được địa điểm đứng bán báo này cũng là vì cô bé đó. Một buổi đạp xe qua đây, Dũng chợt thấy cô bé đó ngồi sau chiếc giá xếp trên có bày những tập vé số Kiến Thiết. Cô bé trạc độ mười ba mười bốn tuổi, thân hình mảnh dẻ, nét mặt khả ái, dễ mến, luôn luôn niềm nở chào mời những người qua lại mua vé khiến Dũng bỗng nảy ra ý kiến chọn cửa nhà Bưu điện đứng bán báo. Và ngày hôm sau rồi tiếp liền cho tới bây giờ, chiều nào Dũng cũng tới. Sự có mặt của cô bé bán vé số làm Dũng thấy vui vui. Ồ, thực tình thì đối với cô bé đó Dũng cũng không hiểu tại sao mới thoạt nhìn anh đã lưu ý đến cô ta. Hình như có một giao cảm mơ hồ, ràng buộc, lôi kéo Dũng đến gần. Mỗi buổi chiều tới đây, thấy mặt cô bé, lòng Dũng lại êm dịu như được gần một cô em gái.
Cô bé lúc này cũng vắng khách, ngồi buồn nhìn những xe cộ qua lại trên đường. Ánh nắng chiều làm ngả bóng tượng Nữ Vương Hoà Bình đứng giữa công trường trước Vương Cung Thánh Ðường và chiếu xiên qua phía Bưu điện. Không khí nóng bức làm Dũng thấy khát. Anh đưa mắt nhìn cô bán vé số, đôi gò má ửng đỏ dưới ánh nắng xiên khoai, ngồi tựa lưng vào thân cây với dáng điệu mệt mỏi.
Dũng thầm nghĩ : "Chắc cô bé cũng khát lắm. Lúc này có một ly nước mía uống thì khỏe quá !"
Ở đầu đường có xe bán nước mía. Dũng muốn chia sẻ ly nước mía thơm mát với cô bé, nên qua chỗ cô ngồi, anh ngập ngừng đứng lại. Từ hồi đến đây bán báo, Dũng chưa có dịp nào làm quen với cô ta cả. Anh nhận thấy, vào những lúc vắng khách, cô bé thường ngồi rầu rỉ một mình và hình như muốn tránh trò chuyện với mọi người chung quanh. Ở đây, chỗ cửa nhà Bưu điện này, Dũng quen hầu hết, từ mấy bà chủ quán cóc đến các anh bán bì thơ và chị giữ xe. Nhưng còn cô bé bán vé số này anh vẫn muốn làm quen mà còn ngại.
Dũng nói bâng quơ :
- Trời nóng quá nhỉ.
Cô bé nhận ra Dũng nhưng làm bộ thản nhiên như không nghe. Dũng tiếp :
- Có khát không ?
Lần này cô bé nhìn Dũng, nhưng ấp úng không đáp...
Dũng bỏ đi. Anh hơi bất mãn về thái độ ít thiện cảm của cô ta, thầm nghĩ : "con nhỏ hình như sợ hãi điều gì". Ở đây, mọi người bạn nghèo như Dũng đều tỏ tình thân thiện, tương trợ lẫn nhau. Họ cho nhau mượn tiền để thối lại khách hàng, hoặc chia xẻ với nhau một ly nước giải khát hoặc một que kem là thường. Tại sao phải dè dặt khi cùng một hoàn cảnh như nhau ? Hay cô bé muốn làm cao, tỏ ra mình thuộc thành phần khác không phải giới sinh sống trên cái vỉa hè nhà Bưu điện này !
Dũng mua một ly nước mía. Chất nước mát, ngọt lịm làm anh khoan khoái. Ánh nắng chiều nhạt dần, nhưng nền trời vần vũ mây đen, càng đè nặng cơn oi bức. Nhìn về phía cô bé, Dũng thấy cô ta vẫn ngồi buồn bên gốc cây. Anh chép miệng :
- Tội nghiệp, chắc con nhỏ khát lắm, mà không dám rời chỗ để đi uống nước. Hay để mình mua cho nó một ly...
Nghĩ thế, Dũng mua thêm một ly nữa đem lại :
- Này, uống đi. Nước mía đấy, mát lắm !
Cô bé không thấy Dũng đến, nghe nói giật mình ngơ ngác. Rồi nét mặt cô đanh lại, lắc đầu từ chối...
Dũng ấp úng :
- Tôi... tôi đãi mà. Uống đi cho... khỏi khát...
Cô bé gắt :
- Tôi không khát. Với lại, nếu có khát cũng không bao giờ tôi uống nước mía !
Cầm ly nước trên tay, Dũng không biết nói thế nào. Anh đâu ngờ cô bé có khuôn mặt dễ mến này lại kiêu kỳ đến thế ! Dũng bỗng cảm thấy mình kỳ cục. Anh lặng lẽ hắt ly nước đi rồi trở về với xấp báo của mình, tự trách : "khi không tốn thêm một đồng bỏ đi vô ích". Dũng ngao ngán thấy lòng tốt của mình đối với một bạn nhỏ mà anh muốn được coi như người em gái, bị khước từ một cách lãnh đạm. Ờ, con nhỏ này muốn làm cao thật. Nó có chiếc áo mới, cắt theo lối tân thời, cổ bẻ, tay ngắn bằng vải màu hường. Nó lại bán vé số nên chắc có nhiều tiền. Nếu nó khinh người thì thôi, thây kệ nó.
Để cắt dứt những ý nghĩ không hay về cô bé bán vé số, Dũng cất tiếng rao :
- Nhật báo… Nghị Luận… Tự Do… Dân Chủ… đây.
Lúc ấy các công sở cũng vừa tan, mọi người mua vội tờ báo rồi rảo bước sợ trời đổ mưa. Xấp báo của Dũng còn lại chừng mươi tờ thì đèn thành phố bật sáng. Những giọt mưa bắt đầu lác đác rơi trên hè phố. Dũng gấp vội cặp báo lại, sửa soạn lấy xe về, trong khi cô bán vé số cũng hấp tấp thu dọn những tập vé cho vào chiếc lẵng mây.
Cả hai chưa kịp rời chỗ thì cơn mưa ập xuống. Mưa như trút nước xuống thành phố, và gió lộng nổi lên ào ào nghiêng ngả các ngọn cây. Dũng che cặp báo lên đầu toan phóng xe đi tìm một chỗ ẩn mưa thì chợt nghe có tiếng động phía sau lưng. Anh quay lại. Cô bé bán vé số vừa lập cập đánh rơi chiếc lẵng xuống vệ đường. Mấy tập vé tung ra, trôi theo rãnh nước.
Dũng quẳng xe nhảy vội xuống, giúp cô bé nhặt chiếc lẵng lên. Mưa càng lúc càng lớn. Không cần đắn đo. Dũng móc chiếc lẵng vào "ghi đông" đẩy vội đi, bảo :
- Theo tôi nhanh lên. Phải trú mưa đã, không có ướt hết.
Cô bé lưỡng lự, rồi đành đi theo. Dũng đẩy xe vào hiên nhà Bưu điện. Cả hai đều bị ướt. Cô bé rũ những giọt mưa còn bám trên áo lẩm bẩm :
- Hư mất cái áo rồi.
Đoạn cô đổi giọng :
- Cũng chả sao, tôi còn nhiều cái áo khác.
Câu nói đó khiến Dũng nhớ lại thái độ kiêu kỳ của cô bé hồi nãy. Anh đứng yên và cả hai đều im lặng nhìn ra ngoài trời mưa gió.
Chợt cô bé ngập ngừng lên tiếng :
- Tại sao hồi nãy anh mua nước mía cho tôi ?
Dũng ngạc nhiên về câu hỏi lạ lùng đó. Anh nhìn cô bé đáp :
- À… tôi tưởng cô khát... nên nhân tiện đãi cô một ly...
Cô bé thở dài, như trút được điều gì áy náy, hỏi tiếp :
- Anh kiếm được nhiều tiền lắm sao ?
Dũng mỉm cười lắc đầu.
- Không nhiều. Đủ ăn thôi.
Ngẫm nghĩ một lát, cô bé lại hỏi :
- Thế sao hồi nãy anh còn bỏ thêm tiền mua nước cho tôi uống ?
Dũng hơi bối rối :
- Thì... tại trời nóng... mà cô không muốn uống thì thôi !
Ngoài trời mưa vẫn tầm tã. Những giòng nước trên mái hiên chảy xuống bắn ướt cả mấy bậc thềm.
- Tên anh là gì ?
- Dũng.
- Sao buổi sáng tôi không thấy anh đến đây. Anh chỉ bán có buổi chiều thôi à ?
- Buổi sáng tôi còn mắc đi học.
Cô bé nhìn Dũng :
- Anh còn đi học à ? Thế sao lại phải đi bán báo ?
Dũng thấy khó trả lời, nên ngồi đần mặt. Giọng cô bé trở nên dịu dàng :
- Trông anh có vẻ buồn. Anh còn ba má không ?
Dũng thẳng người đáp :
- Ồ, buồn gì đâu ! Ba má tôi ở dưới quê. Tôi lên đây học, và vì muốn tự lập nên tôi đi bán báo...
Dũng không muốn tiếp thêm, vì thấy cô bé bỗng nhiên để ý đến việc riêng của mình nhiều quá. Có lẽ cô ta thấy lòng tốt của Dũng, khi anh quăng xe nhặt hộ những tập vé bị rơi xuống nước và tỏ ý hối hận đã khước từ ly nước của Dũng. Nhưng Dũng, theo tự ái của một cậu con trai, không muốn nói rõ với ai về hoàn cảnh của mình. Để cắt ngang những câu hỏi của cô bé. Dũng hỏi lại :
- Tên cô là gì ?
Nét mặt cô bé bỗng trở nên đăm chiêu, im lặng không đáp.
Dũng gợi thêm :
- Bán vé số chắc được nhiều tiền lắm nhỉ ?
Cô bé nhún vai :
- Tôi đâu có cần lời nhiều hay ít. Tôi bán cho đỡ buồn vậy thôi.
- Nhà cô giàu lắm à ?
- Nhà tôi ở đường Tự Do.
Dũng không lạ gì đường Tự Do, một phố lớn và sang trọng nhất Đô thành với những ngôi nhà lầu đồ sộ, những cửa hàng lộng lẫy, đầy khách ngoại quốc ra vào.
Dũng thốt kêu : Ồ ! Và anh đứng né ra xa, như ngại sự nghèo khó của mình không xứng hợp với người mình đối thoại. Tuy nhiên anh vẫn thắc mắc tự hỏi :
"Nếu là con nhà giàu, ở đường Tự Do, sao còn đi bán vé số, dù chỉ cho đó là một trò chơi ?" Dũng chưa kịp hỏi lại điều thắc mắc ấy thì cô bé chợt nói :
- Mưa tạnh rồi !
Cơn mưa đột nhiên tạnh hẳn cũng như đã đột ngột xối xả trút nước xuống thành phố. Cô bé xách chiếc lẵng, bước xuống thềm. Dũng nói :
- Trời tối và vắng quá. Để tôi đưa cô tới đầu phố nhé ?
- Khỏi cần, tôi không sợ đâu.
Mặc dầu vậy, Dũng cũng dắt xe theo sau. Cô bé phản đối :
- Đã bảo khỏi cần mà. Tôi không muốn anh đi theo tôi. Anh về đi.
Và giận dữ, cô bé dậm mạnh chân xuống đường, rồi vùng bỏ chạy. Dũng đứng sững người nhìn theo. Tới đầu phố bóng dáng mảnh dẻ của cô bé chạy ngoặt qua bên trái chứ không thẳng đường lên phố Tự Do. Đứng tựa bên xe đạp, Dũng phân vân không hiểu ra sao nữa. Anh thầm hỏi : Tại sao gia đình cô bé, nếu quả là giàu sang lại có thể để cô ta mang vé số đi bán một mình ? Và tại sao cô ta lại nghẹo sang phố khác không về nhà ở đường Tự Do ?
Dũng nhảy lên xe đạp theo lên đầu phố có ý ngóng xem cô bé đi đâu. Nhưng không thấy bóng cô ta, anh đành quay xe trở về nhà trọ.
2
Dũng trọ ở nhà một người bà con xa của mẹ : Ông Hai Hòa. Ông đã già,
sống cô độc có một mình, vì vợ con đã chết cả. Ông Hai sinh sống bằng
nhiều nghề lẩm cẩm, nhưng cũng rất là nghệ sĩ. Hồi xưa hình như ông là
nhạc sĩ, chơi đàn cho nhiều ban hát cải lương. Và cái tài đặc biệt của
ông là thổi ống tiêu. Bây giờ già rồi, ngắn hơi ông không thổi tiêu nữa,
nhưng ông làm những ống tiêu đủ cỡ, to nhỏ dài ngắn, đeo lủng lẳng một
chùm đem đi bán. Khi có người mua ông dạo thử cho họ nghe. Tiếng tiêu
của ông nghe vẫn còn "mùi" như thường.
Ngoài nghề ấy, ông còn một nghề nữa : Nghề cắt hình truyền thần. Với một mảnh dao cạo thật bén, ông nhìn mặt người ta theo bề nghiêng rồi trổ hình lên một tờ giấy màu đen ghim trên tấm ván mỏng. Các bạn của Dũng đều rất mến ông Hai, và được ông cắt cho mỗi người một tấm hình làm kỷ niệm. Bạch Liên với mớ tóc buộc "đuôi ngựa" đằng sau gáy ; Việt với lượt tóc húi ngắn trên vừng trán cao ; Khôi với cái cằm đưa ra bướng bỉnh ; và Tuấn với chiếc mũi dọc dừa bạch diện thư sinh...
Ông Hai dùng cả hai nghề này để sinh sống. Mỗi sáng, hễ Dũng cắp sách tới trường thì ông Hai cũng xách đồ nghề ra đi, một tay đeo lủng lẳng chùm ống tiêu, một tay mang chiếc giá vẽ bằng gỗ nhẹ lên đường Lê Lợi. Ông đặt đồ nghề trên một góc hè, ghim tấm hình cắt của Dũng lên giá để quảng cáo, rồi đứng tựa lưng vào tường, đưa ống tiêu lên miệng thổi dạo vài điệu. Khách nhàn du dừng lại, kẻ chọn mua một ống tiêu, người đứng cho ông cắt hình. Nhất là những du khách ngoại quốc, họ lấy làm thích thú và hoan nghênh cái trò của ông Hai nhiều lắm.
Cũng như Dũng, ông Hai chỉ trở về nhà vào hai buổi trưa và tối. Sáng nay khi Dũng trở dậy thì ông Hai đã đi rồi. Ông biết Dũng đang nghỉ hè nên cứ để mặc cho anh ngủ muộn, thầm bảo :
- Thằng nhỏ đêm qua cựa quậy hoài. Chắc lại nhớ mẹ nên không ngủ được !
Đêm qua Dũng trằn trọc không ngủ được thật. Anh nghĩ đến cô bán vé số. Anh mơ thấy cô ta đi lạc đường không tìm thấy nhà. Đêm tối bao trùm trên thành phố vắng lặng. Cô bé vừa chạy vừa khóc làm rơi vãi những tờ vé số xuống đường. Dũng chạy theo cô nhặt hộ mà không sao nhặt được. Giấc mộng đó ám ảnh Dũng đến nỗi khi tỉnh dậy, anh đã băn khoăn tự hỏi : Không biết tối qua cô bé có tìm thấy nhà hay đi lạc suốt đêm ? Dũng thấy lo cho cô bé thật tình, có cảm tưởng như một người anh trai để lạc mất cô em gái khiến cho cô em đó bị bơ vơ lạc lõng.
Dũng vùng đứng lên, đi rửa mặt, mặc quần áo, ăn vội phần điểm tâm ông Hai để dành cho ở trên bàn, rồi đóng cửa ra đi. Ðáng lý trong kỳ hè, giờ này Dũng ở nhà học ôn lại bài, nhưng anh không thấy an tâm ngồi học. Dũng muốn lên đường Tự Do, tìm xem có phải cô bé ở đó hay không.
Mọi khi gặp trường hợp áy náy như thế này, Dũng đã lại bàn với các bạn. Nhưng kỳ này họ đi vắng cả. Khôi, Việt đi cắm trại ở sát đường biên giới Việt, Miên. Còn Bạch Liên, Tuấn, theo vợ chồng Lê Vinh ra miền Trung thăm di tích của dân Chàm. Đơn độc ở Sài gòn, vắng các bạn Dũng cảm thấy thiếu sót nhiều.
Đường Tự Do vào buổi sáng không tấp nập lắm. Người ít, nhưng xe hơi đậu đầy hai bên lề đường. Nhiều cánh cửa sổ trên các tầng lầu hãy còn đóng kín. Mấy hàng ăn, thực khách ngồi nhàn rỗi ăn điểm tâm.
Dũng lượn đi lượn lại mấy lần suốt đường phố, để ý từng nhà và ngước nhìn lên các cửa sổ. Ở một gốc cây có hai chú đánh giày ngồi trên hộp đồ nghề mải mê chơi cờ ô. Dũng tiến lại gần. Hai chú nhỏ rủ Dũng cùng chơi. Dũng nhận lời ngồi xuống, vui mừng vì có cớ để ở lại.
Thấy Dũng thỉnh thoảng lại nhớn nhác nhìn, một chú đánh giày tinh quái cười.
- Đằng ý tìm ai thế. Bộ có người quen ở cái khu vực sang trọng này hả ?
Dũng mỉm cười không đáp, lặng lẽ đi một nước cờ. Rồi làm bộ thản nhiên anh hỏi dò hai anh đánh giày có thấy một cô bán vé số nào ở đây không.
Hai chú nhỏ cười hinh hích :
- Ở đây, các cô con gái mặc đồ đầm, diện "tu bin" đi học, làm gì có cô nào đi bán vé số ! Thôi bồ ơi, có chơi thì mau lên, đến lượt bồ rồi đấy.
Dũng nán lại chơi thêm vài ván nữa. Anh về đến nhà vừa lúc ông Hai cũng mới trở về, đang sửa soạn bữa cơm trưa cho hai người.
Ông bảo Dũng :
- Bữa nay cháu làm sao thế Dũng ? Có vẻ như cháu đứng ngồi không yên !
Dũng làm thinh, vì cũng không biết trả lời thế nào. Cơm xong, để ông Hai nghỉ trưa, anh lấy xe phóng lên nhà báo, chờ lãnh phần mình rồi đi giao cho các nhà. Xong anh hấp tấp tới Bưu điện. Cô bán vé số đã có mặt tại gốc cây cạnh quán Hương Lan. Dũng nhận thấy cô ta vẫn mặc chiếc áo ngắn màu hường hôm trước.
Thấy Dũng, cô bé quay mặt đi, xoay hẳn lưng về phía Dũng đứng. Mới chiều qua, trong lúc trú mưa, cô bé đã trò chuyện với Dũng, thế mà bây giờ lại như muốn tránh, khiến Dũng phải lờ đi. Chiều ấy, Dũng thấy thời gian đi thật chậm. Mặt trời như không chịu ngủ. Sau cùng, không dằn được Dũng rời chỗ đứng của mình chạy lại hỏi thăm cô bé xem tối qua, cô bé về tới nhà có bị ướt không.
Cô bé hoảng hốt, khó chịu bảo Dũng :
- Không, tôi bị ướt nhưng chẳng sao cả.
Và rất nhanh cô tiếp :
- Kệ tôi, anh trở về chỗ anh đi.
Giọng nói cương quyết của cô bé khiến Dũng quay đi ngay, tuy trong lòng hậm hực không hiểu ra sao nữa.
Thành phố lên đèn. Cửa nhà Bưu điện hết người qua lại. Cô bé sửa soạn ra về. Dũng giả bộ như không để ý đến nữa, nhưng định tâm sẽ theo dõi cô ta xem có điều gì bí ẩn. Anh lẩm bẩm :
- Ít ra, mình sẽ biết có thật nó ở đường Tự Do hay không ?
Chờ cô bé đi khỏi, Dũng khóa xe giấu vào một chỗ rồi lén theo sau. Cô bé đi thật nhanh, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại như sợ có người theo sau. Tới đầu đường Tự Do, cô quẹo sang tay trái, rồi cứ lầm lũi quanh hết phố này qua phố khác, lên cầu Quay, sang bên Khánh Hội. Dũng thầm hỏi : Không biết cô bé sang khu đó làm gì ? Anh phải dừng lại vì trên cầu không có chỗ nấp. Đợi cô bé sang hẳn bên kia anh mới rượt theo. Nửa đường Trịnh Minh Thế, cô bé mất hút vào một ngõ hẻm, Dũng lưỡng lự không dám theo nữa, vì ngõ hẻm chen chúc những căn nhà và chi chít những lối đi gồ ghề đan nhau như bàn cờ. Anh đứng chờ một lúc lâu ngoài đầu ngõ, nghĩ rằng có lẽ cô bé vào đó gặp ai rồi sẽ trở ra.
Nhưng chờ hoài uổng công. Dũng đành quay lên xe phóng về nhà.
Đêm ấy Dũng trằn trọc khá lâu mới ngủ được. Anh muốn đánh thức ông Hai Hòa dậy. Nhưng ông Hai ngủ say quá. Vả lại anh biết nói gì với ông ? Chắc ông sẽ cười và chế diễu sự lẩn thẩn của Dũng. Tuy nhiên anh vẫn hoang mang với những câu hỏi : Cô bé bán vé số này là ai ? Tại sao cô ta luôn luôn hoảng hốt ? Và tại sao cô ta lại nói dối, vì chắc chắn nhà cô ta không phải ở đường Tự Do ?
Sau một giấc ngủ ngắn, sáng hôm sau Dũng cũng vẫn trở dậy cùng một lượt với ông Hai Hòa. Chờ ông Hai đi rồi Dũng thả bộ sang Khánh Hội, tiến vào ngõ hẻm tối hôm qua. Ngõ hẻm đông đúc, đường lối gập ghềnh và nhiều lạch nước. Ban ngày dưới ánh mặt trời, những căn nhà lụp xụp chen chúc nhau trong cái xóm nghèo nàn trông càng xấu xí tồi tàn hơn nữa. Mùi sình lầy lẫn với mùi rác rưởi xông lên nồng nặc. Vài đứa nhỏ, nhảy tòm tõm xuống lạch nước, bơi như ếch và vốc bùn ném nhau. Đứng nhìn mấy đứa trẻ nô đùa dưới nước. Dũng chợt để ý có nhiều người qua lại một con đường ngang gần đấy.
Tim Dũng nhảy mạnh khi thấy bóng một cô bé mặc bộ quần áo cũ rách, vá nhiều chỗ, đi chân đất, tay cắp chiếc rổ theo sau mấy bà nội trợ. Lúc cô bé quay lại mắng mấy đứa trẻ tinh nghịch hắt nước lên người cô, Dũng nhận được ngay cô ta là ai. Anh sững người mất một lát, rồi đuổi theo vào chợ.
Chợ khá đông người, họp lộ thiên trên một mảnh đất trống, ồn ào và sặc sụa đủ mùi thực phẩm.
Cô bé bán vé số đang len vào chỗ hàng bán cá. Dũng đứng phân vân, rồi tiến lại gần. Cô bé giật mình khi thấy Dũng, tái mặt khẽ nói :
- Anh đi ngay đi, đừng đứng ở đây mà nguy cho cả hai đứa... Chiều nay, tôi sẽ gặp anh và nói rõ cho anh biết.
Nói đoạn cô bé lấm lét lẩn vào đám đông đi mất.
Dũng không theo nữa. Anh đã đọc được sự hoảng sợ trên nét mặt của cô và đem lòng thương hại. Chắc cô ta đang có điều gì bí ẩn muốn giấu.
Điều bí ẩn ấy, chiều nay, Dũng sẽ biết rõ, vì cô bé đã hứa với anh rồi.
Ngoài nghề ấy, ông còn một nghề nữa : Nghề cắt hình truyền thần. Với một mảnh dao cạo thật bén, ông nhìn mặt người ta theo bề nghiêng rồi trổ hình lên một tờ giấy màu đen ghim trên tấm ván mỏng. Các bạn của Dũng đều rất mến ông Hai, và được ông cắt cho mỗi người một tấm hình làm kỷ niệm. Bạch Liên với mớ tóc buộc "đuôi ngựa" đằng sau gáy ; Việt với lượt tóc húi ngắn trên vừng trán cao ; Khôi với cái cằm đưa ra bướng bỉnh ; và Tuấn với chiếc mũi dọc dừa bạch diện thư sinh...
Ông Hai dùng cả hai nghề này để sinh sống. Mỗi sáng, hễ Dũng cắp sách tới trường thì ông Hai cũng xách đồ nghề ra đi, một tay đeo lủng lẳng chùm ống tiêu, một tay mang chiếc giá vẽ bằng gỗ nhẹ lên đường Lê Lợi. Ông đặt đồ nghề trên một góc hè, ghim tấm hình cắt của Dũng lên giá để quảng cáo, rồi đứng tựa lưng vào tường, đưa ống tiêu lên miệng thổi dạo vài điệu. Khách nhàn du dừng lại, kẻ chọn mua một ống tiêu, người đứng cho ông cắt hình. Nhất là những du khách ngoại quốc, họ lấy làm thích thú và hoan nghênh cái trò của ông Hai nhiều lắm.
Cũng như Dũng, ông Hai chỉ trở về nhà vào hai buổi trưa và tối. Sáng nay khi Dũng trở dậy thì ông Hai đã đi rồi. Ông biết Dũng đang nghỉ hè nên cứ để mặc cho anh ngủ muộn, thầm bảo :
- Thằng nhỏ đêm qua cựa quậy hoài. Chắc lại nhớ mẹ nên không ngủ được !
Đêm qua Dũng trằn trọc không ngủ được thật. Anh nghĩ đến cô bán vé số. Anh mơ thấy cô ta đi lạc đường không tìm thấy nhà. Đêm tối bao trùm trên thành phố vắng lặng. Cô bé vừa chạy vừa khóc làm rơi vãi những tờ vé số xuống đường. Dũng chạy theo cô nhặt hộ mà không sao nhặt được. Giấc mộng đó ám ảnh Dũng đến nỗi khi tỉnh dậy, anh đã băn khoăn tự hỏi : Không biết tối qua cô bé có tìm thấy nhà hay đi lạc suốt đêm ? Dũng thấy lo cho cô bé thật tình, có cảm tưởng như một người anh trai để lạc mất cô em gái khiến cho cô em đó bị bơ vơ lạc lõng.
Dũng vùng đứng lên, đi rửa mặt, mặc quần áo, ăn vội phần điểm tâm ông Hai để dành cho ở trên bàn, rồi đóng cửa ra đi. Ðáng lý trong kỳ hè, giờ này Dũng ở nhà học ôn lại bài, nhưng anh không thấy an tâm ngồi học. Dũng muốn lên đường Tự Do, tìm xem có phải cô bé ở đó hay không.
Mọi khi gặp trường hợp áy náy như thế này, Dũng đã lại bàn với các bạn. Nhưng kỳ này họ đi vắng cả. Khôi, Việt đi cắm trại ở sát đường biên giới Việt, Miên. Còn Bạch Liên, Tuấn, theo vợ chồng Lê Vinh ra miền Trung thăm di tích của dân Chàm. Đơn độc ở Sài gòn, vắng các bạn Dũng cảm thấy thiếu sót nhiều.
Đường Tự Do vào buổi sáng không tấp nập lắm. Người ít, nhưng xe hơi đậu đầy hai bên lề đường. Nhiều cánh cửa sổ trên các tầng lầu hãy còn đóng kín. Mấy hàng ăn, thực khách ngồi nhàn rỗi ăn điểm tâm.
Dũng lượn đi lượn lại mấy lần suốt đường phố, để ý từng nhà và ngước nhìn lên các cửa sổ. Ở một gốc cây có hai chú đánh giày ngồi trên hộp đồ nghề mải mê chơi cờ ô. Dũng tiến lại gần. Hai chú nhỏ rủ Dũng cùng chơi. Dũng nhận lời ngồi xuống, vui mừng vì có cớ để ở lại.
Thấy Dũng thỉnh thoảng lại nhớn nhác nhìn, một chú đánh giày tinh quái cười.
- Đằng ý tìm ai thế. Bộ có người quen ở cái khu vực sang trọng này hả ?
Dũng mỉm cười không đáp, lặng lẽ đi một nước cờ. Rồi làm bộ thản nhiên anh hỏi dò hai anh đánh giày có thấy một cô bán vé số nào ở đây không.
Hai chú nhỏ cười hinh hích :
- Ở đây, các cô con gái mặc đồ đầm, diện "tu bin" đi học, làm gì có cô nào đi bán vé số ! Thôi bồ ơi, có chơi thì mau lên, đến lượt bồ rồi đấy.
Dũng nán lại chơi thêm vài ván nữa. Anh về đến nhà vừa lúc ông Hai cũng mới trở về, đang sửa soạn bữa cơm trưa cho hai người.
Ông bảo Dũng :
- Bữa nay cháu làm sao thế Dũng ? Có vẻ như cháu đứng ngồi không yên !
Dũng làm thinh, vì cũng không biết trả lời thế nào. Cơm xong, để ông Hai nghỉ trưa, anh lấy xe phóng lên nhà báo, chờ lãnh phần mình rồi đi giao cho các nhà. Xong anh hấp tấp tới Bưu điện. Cô bán vé số đã có mặt tại gốc cây cạnh quán Hương Lan. Dũng nhận thấy cô ta vẫn mặc chiếc áo ngắn màu hường hôm trước.
Thấy Dũng, cô bé quay mặt đi, xoay hẳn lưng về phía Dũng đứng. Mới chiều qua, trong lúc trú mưa, cô bé đã trò chuyện với Dũng, thế mà bây giờ lại như muốn tránh, khiến Dũng phải lờ đi. Chiều ấy, Dũng thấy thời gian đi thật chậm. Mặt trời như không chịu ngủ. Sau cùng, không dằn được Dũng rời chỗ đứng của mình chạy lại hỏi thăm cô bé xem tối qua, cô bé về tới nhà có bị ướt không.
Cô bé hoảng hốt, khó chịu bảo Dũng :
- Không, tôi bị ướt nhưng chẳng sao cả.
Và rất nhanh cô tiếp :
- Kệ tôi, anh trở về chỗ anh đi.
Giọng nói cương quyết của cô bé khiến Dũng quay đi ngay, tuy trong lòng hậm hực không hiểu ra sao nữa.
Thành phố lên đèn. Cửa nhà Bưu điện hết người qua lại. Cô bé sửa soạn ra về. Dũng giả bộ như không để ý đến nữa, nhưng định tâm sẽ theo dõi cô ta xem có điều gì bí ẩn. Anh lẩm bẩm :
- Ít ra, mình sẽ biết có thật nó ở đường Tự Do hay không ?
Chờ cô bé đi khỏi, Dũng khóa xe giấu vào một chỗ rồi lén theo sau. Cô bé đi thật nhanh, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại như sợ có người theo sau. Tới đầu đường Tự Do, cô quẹo sang tay trái, rồi cứ lầm lũi quanh hết phố này qua phố khác, lên cầu Quay, sang bên Khánh Hội. Dũng thầm hỏi : Không biết cô bé sang khu đó làm gì ? Anh phải dừng lại vì trên cầu không có chỗ nấp. Đợi cô bé sang hẳn bên kia anh mới rượt theo. Nửa đường Trịnh Minh Thế, cô bé mất hút vào một ngõ hẻm, Dũng lưỡng lự không dám theo nữa, vì ngõ hẻm chen chúc những căn nhà và chi chít những lối đi gồ ghề đan nhau như bàn cờ. Anh đứng chờ một lúc lâu ngoài đầu ngõ, nghĩ rằng có lẽ cô bé vào đó gặp ai rồi sẽ trở ra.
Nhưng chờ hoài uổng công. Dũng đành quay lên xe phóng về nhà.
Đêm ấy Dũng trằn trọc khá lâu mới ngủ được. Anh muốn đánh thức ông Hai Hòa dậy. Nhưng ông Hai ngủ say quá. Vả lại anh biết nói gì với ông ? Chắc ông sẽ cười và chế diễu sự lẩn thẩn của Dũng. Tuy nhiên anh vẫn hoang mang với những câu hỏi : Cô bé bán vé số này là ai ? Tại sao cô ta luôn luôn hoảng hốt ? Và tại sao cô ta lại nói dối, vì chắc chắn nhà cô ta không phải ở đường Tự Do ?
Sau một giấc ngủ ngắn, sáng hôm sau Dũng cũng vẫn trở dậy cùng một lượt với ông Hai Hòa. Chờ ông Hai đi rồi Dũng thả bộ sang Khánh Hội, tiến vào ngõ hẻm tối hôm qua. Ngõ hẻm đông đúc, đường lối gập ghềnh và nhiều lạch nước. Ban ngày dưới ánh mặt trời, những căn nhà lụp xụp chen chúc nhau trong cái xóm nghèo nàn trông càng xấu xí tồi tàn hơn nữa. Mùi sình lầy lẫn với mùi rác rưởi xông lên nồng nặc. Vài đứa nhỏ, nhảy tòm tõm xuống lạch nước, bơi như ếch và vốc bùn ném nhau. Đứng nhìn mấy đứa trẻ nô đùa dưới nước. Dũng chợt để ý có nhiều người qua lại một con đường ngang gần đấy.
Tim Dũng nhảy mạnh khi thấy bóng một cô bé mặc bộ quần áo cũ rách, vá nhiều chỗ, đi chân đất, tay cắp chiếc rổ theo sau mấy bà nội trợ. Lúc cô bé quay lại mắng mấy đứa trẻ tinh nghịch hắt nước lên người cô, Dũng nhận được ngay cô ta là ai. Anh sững người mất một lát, rồi đuổi theo vào chợ.
Chợ khá đông người, họp lộ thiên trên một mảnh đất trống, ồn ào và sặc sụa đủ mùi thực phẩm.
Cô bé bán vé số đang len vào chỗ hàng bán cá. Dũng đứng phân vân, rồi tiến lại gần. Cô bé giật mình khi thấy Dũng, tái mặt khẽ nói :
- Anh đi ngay đi, đừng đứng ở đây mà nguy cho cả hai đứa... Chiều nay, tôi sẽ gặp anh và nói rõ cho anh biết.
Nói đoạn cô bé lấm lét lẩn vào đám đông đi mất.
Dũng không theo nữa. Anh đã đọc được sự hoảng sợ trên nét mặt của cô và đem lòng thương hại. Chắc cô ta đang có điều gì bí ẩn muốn giấu.
Điều bí ẩn ấy, chiều nay, Dũng sẽ biết rõ, vì cô bé đã hứa với anh rồi.
_________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 3, 4