3
Dũng quay về cửa nhà Bưu điện thì cô bán vé số đã có mặt ở chỗ thường
lệ. Thật khó phân biệt được cô bé rách rưới nghèo nàn sáng nay ở vùng
ngoại ô Khánh Hội, với cô bé đỏm đáng lúc này đang ngồi bán vé số ở cửa
Bưu điện.
Thấy Dũng đến, cô bé vẫn làm lơ, nhưng thỉnh thoảng đưa mắt cho Dũng như cầu khẩn : "Đừng đến gần nói gì với tôi cả. Hãy gắng chờ ".
Dũng hiểu ý, đứng nguyên chỗ. Xế chiều đang lúc đông khách anh chợt để ý đến một gã đàn ông, áo sơ mi bỏ ra ngoài quần, mẩu thuốc lá ngậm lệch trên môi, bỗng nhiên xuất hiện. Hắn tới chỗ cô bé, nói gì với cô ta rồi lẩn mất. Chừng một giờ sau hắn tới nữa, dặn dò thêm điều gì rồi đi luôn.
Hành vi đó làm Dũng chú ý, nhất là sau khi gã đàn ông đi rồi, cô bé nhìn Dũng với cặp mắt còn hoảng hốt hơn nữa.
Dũng đâm ra hồi hộp. Chờ mãi cô bé mới sửa soạn ra về, và sau khi đã trông trước ngó sau, cô kín đáo ra hiệu cho Dũng theo mình. Dũng liền cất xe, lững thững theo sau, vừa đi vừa làm ra vẻ thản nhiên huýt sáo.
Cô bé bước nhanh qua nửa đường phố, rồi cẩn thận dè chừng, rẽ vào một đường hẻm giữa hai vách tường cao. Đường hẻm đi vào một cái sân hoang cỏ mọc lấn giữa những hàng gạch xô lệch.
Cô bé lo lắng hỏi Dũng :
- Không ai thấy anh vào đây chứ ?
- Không.
Cô bé thở dài :
- Sáng nay anh sang Khánh Hội làm gì ? Tại sao anh cứ theo tôi hoài vậy ?
Dũng đáp :
- Tôi không có ý gì cả. Ở cửa nhà Bưu điện chúng ta đều là bạn với nhau... Tôi nhận thấy hình như cô có điều gì lo buồn, và sợ hãi muốn giấu nên hôm qua cô đã nói dối tôi...
- Anh có giận không ?
- Ồ, giận gì... Vì chính tôi cũng đã nói dối mà.
Cô bé ngẩn người nhìn Dũng. Anh tiếp :
- Lúc ẩn mưa tôi nói là ba má tôi ở nhà quê. Nhưng thực ra thì tôi chỉ còn có má. Vì thế tôi phải đi bán báo để kiếm thêm tiền ăn học.
Ngưng một lát, anh hỏi :
-Tên cô là gì?
- Nga.
- Gì Nga ?
- Không biết, chỉ thấy gọi là Nga thôi.
- Ai gọi ? Ba má cô à ?
- Không !
Một bóng dơi ẩn trong kẽ vách vỗ cánh bay ra. Cô bé hoảng hốt toan vùng chạy.
- Tại sao lúc nào Nga cũng có vẻ hoảng sợ thế ?
Nga lặng im, ngồi xuống một bực thềm. Ánh điện của dãy nhà trước mặt bật sáng chiếu hắt vào mảnh sân hoang. Dũng nhìn Nga nói :
- Nếu Nga coi tôi là bạn... hay hơn nữa như một người anh, Nga có thể cho tôi biết rõ xem tôi có thể giúp Nga được gì không ?
- Anh có lòng tốt đối với tôi, tôi rất cảm ơn. Nhưng mà...
Dũng yên lặng, chờ đợi...
Cô bé bỗng ôm mặt nghẹn ngào :
- Tôi khổ lắm anh ạ... Nhưng anh phải hứa là những điều tôi nói ra anh phải giữ kín không được nói hở với ai, kẻo mang họa cho cả hai đấy.
- Nga cứ tin tôi đi.
Cô bé thở dài, kể :
- Tôi nói với anh nhà tôi ở đường Tự Do và làm ra vẻ con nhà khá giả là nói láo đấy. Sự thật tôi không có gia đình.
Bên Khánh Hội, khu tôi ở, ai cũng tưởng tôi là con gái Sáu Lung, người mà hồi chiều anh thấy lảng vảng quanh tôi đó. Nhưng không phải. Tôi có cha mẹ của tôi và tôi biết cha mẹ tôi thương yêu tôi lắm. Không hiểu sao, cha mẹ tôi lạc mất tôi lúc tôi mới lên bốn hay năm tuổi. Tôi chỉ nhớ mang máng được nét mặt dịu hiền của mẹ tôi và tên tôi là Nga. Tôi không nhớ tôi họ gì, vì lúc ấy tôi còn nhỏ quá. Sau này lớn lên, tôi có hỏi Sáu Lung về tông tích của tôi thì hắn giận dữ đánh mắng làm tôi sợ luôn không dám đá động đến nữa. Hắn cho tôi bán vé số và bắt làm nhiều việc khác cho hắn có tiền xài. Hồi xưa hắn cũng sống bám vào vợ. Nhưng vợ hắn chán cảnh bỏ đi rồi. Bây giờ hắn lại sống nhờ vào tôi mà hắn nói với mọi người là con gái của hắn.
Nga nói những điều ấy luôn một mạch như sợ có ai nghe thấy. Rồi bỗng nắm lấy tay Dũng, cô năn nỉ :
- Anh Dũng, anh nhớ đừng nói với ai về điều tôi vừa cho anh biết nghe. Anh chưa biết Sáu Lung đâu. Hắn dữ lắm, dám đánh chết tôi luôn. Hắn cấm tôi không được trò chuyện với ai, phải ngồi một chỗ ở cửa Bưu điện và khi đi cũng như khi về phải theo một đường nhất định. Thỉnh thoảng hắn lại lảng vảng canh chừng tôi...
Nga toan đứng lên, Dũng ngăn lại.
- Khoan đã. Tại sao Nga không tìm cách trốn khỏi nanh vuốt của Sáu Lung, và đi tìm cha mẹ thật của Nga, nếu Nga biết chắc là cha mẹ hãy còn ?
Câu hỏi của Dũng hầu như càng làm cho Nga khiếp đảm.
- Chết... không được ! Nga chẳng bao giờ dám nghĩ đến điều ấy.
- Hắn không phải là cha đẻ của Nga, hơn nữa ở với hắn Nga có được sung sướng đâu...
- Đành thế, nhưng mà Nga sợ lắm !
Chuông đồng hồ ở tháp nhà thờ Đức Bà thong thả điểm tám tiếng. Nga giật mình đứng lên.
- Thôi trễ rồi, tôi phải về đây. Chắc Sáu Lung thế nào cũng đi tìm. Từ ngày mai, gặp Nga ở cửa Bưu điện, anh phải làm như không quen đấy nhé. Có việc gì nhờ anh giúp, Nga sẽ hẹn sau.
Cô bé mỉm cười dịu dàng :
- Nga rất bằng lòng được coi anh như anh trai của Nga.
Rồi xách vội chiếc lẵng đựng vé số, Nga lanh lẹ bỏ đi. Còn lại một mình, Dũng ngồi xuống chỗ Nga vừa ngồi, nghĩ đến số phận của Nga mà ái ngại. Cô bé ấy không ngờ lại lâm vào hoàn cảnh đáng thương đến thế.
Thấy Dũng đến, cô bé vẫn làm lơ, nhưng thỉnh thoảng đưa mắt cho Dũng như cầu khẩn : "Đừng đến gần nói gì với tôi cả. Hãy gắng chờ ".
Dũng hiểu ý, đứng nguyên chỗ. Xế chiều đang lúc đông khách anh chợt để ý đến một gã đàn ông, áo sơ mi bỏ ra ngoài quần, mẩu thuốc lá ngậm lệch trên môi, bỗng nhiên xuất hiện. Hắn tới chỗ cô bé, nói gì với cô ta rồi lẩn mất. Chừng một giờ sau hắn tới nữa, dặn dò thêm điều gì rồi đi luôn.
Hành vi đó làm Dũng chú ý, nhất là sau khi gã đàn ông đi rồi, cô bé nhìn Dũng với cặp mắt còn hoảng hốt hơn nữa.
Dũng đâm ra hồi hộp. Chờ mãi cô bé mới sửa soạn ra về, và sau khi đã trông trước ngó sau, cô kín đáo ra hiệu cho Dũng theo mình. Dũng liền cất xe, lững thững theo sau, vừa đi vừa làm ra vẻ thản nhiên huýt sáo.
Cô bé bước nhanh qua nửa đường phố, rồi cẩn thận dè chừng, rẽ vào một đường hẻm giữa hai vách tường cao. Đường hẻm đi vào một cái sân hoang cỏ mọc lấn giữa những hàng gạch xô lệch.
Cô bé lo lắng hỏi Dũng :
- Không ai thấy anh vào đây chứ ?
- Không.
Cô bé thở dài :
- Sáng nay anh sang Khánh Hội làm gì ? Tại sao anh cứ theo tôi hoài vậy ?
Dũng đáp :
- Tôi không có ý gì cả. Ở cửa nhà Bưu điện chúng ta đều là bạn với nhau... Tôi nhận thấy hình như cô có điều gì lo buồn, và sợ hãi muốn giấu nên hôm qua cô đã nói dối tôi...
- Anh có giận không ?
- Ồ, giận gì... Vì chính tôi cũng đã nói dối mà.
Cô bé ngẩn người nhìn Dũng. Anh tiếp :
- Lúc ẩn mưa tôi nói là ba má tôi ở nhà quê. Nhưng thực ra thì tôi chỉ còn có má. Vì thế tôi phải đi bán báo để kiếm thêm tiền ăn học.
Ngưng một lát, anh hỏi :
-Tên cô là gì?
- Nga.
- Gì Nga ?
- Không biết, chỉ thấy gọi là Nga thôi.
- Ai gọi ? Ba má cô à ?
- Không !
Một bóng dơi ẩn trong kẽ vách vỗ cánh bay ra. Cô bé hoảng hốt toan vùng chạy.
- Tại sao lúc nào Nga cũng có vẻ hoảng sợ thế ?
Nga lặng im, ngồi xuống một bực thềm. Ánh điện của dãy nhà trước mặt bật sáng chiếu hắt vào mảnh sân hoang. Dũng nhìn Nga nói :
- Nếu Nga coi tôi là bạn... hay hơn nữa như một người anh, Nga có thể cho tôi biết rõ xem tôi có thể giúp Nga được gì không ?
- Anh có lòng tốt đối với tôi, tôi rất cảm ơn. Nhưng mà...
Dũng yên lặng, chờ đợi...
Cô bé bỗng ôm mặt nghẹn ngào :
- Tôi khổ lắm anh ạ... Nhưng anh phải hứa là những điều tôi nói ra anh phải giữ kín không được nói hở với ai, kẻo mang họa cho cả hai đấy.
- Nga cứ tin tôi đi.
Cô bé thở dài, kể :
- Tôi nói với anh nhà tôi ở đường Tự Do và làm ra vẻ con nhà khá giả là nói láo đấy. Sự thật tôi không có gia đình.
Bên Khánh Hội, khu tôi ở, ai cũng tưởng tôi là con gái Sáu Lung, người mà hồi chiều anh thấy lảng vảng quanh tôi đó. Nhưng không phải. Tôi có cha mẹ của tôi và tôi biết cha mẹ tôi thương yêu tôi lắm. Không hiểu sao, cha mẹ tôi lạc mất tôi lúc tôi mới lên bốn hay năm tuổi. Tôi chỉ nhớ mang máng được nét mặt dịu hiền của mẹ tôi và tên tôi là Nga. Tôi không nhớ tôi họ gì, vì lúc ấy tôi còn nhỏ quá. Sau này lớn lên, tôi có hỏi Sáu Lung về tông tích của tôi thì hắn giận dữ đánh mắng làm tôi sợ luôn không dám đá động đến nữa. Hắn cho tôi bán vé số và bắt làm nhiều việc khác cho hắn có tiền xài. Hồi xưa hắn cũng sống bám vào vợ. Nhưng vợ hắn chán cảnh bỏ đi rồi. Bây giờ hắn lại sống nhờ vào tôi mà hắn nói với mọi người là con gái của hắn.
Nga nói những điều ấy luôn một mạch như sợ có ai nghe thấy. Rồi bỗng nắm lấy tay Dũng, cô năn nỉ :
- Anh Dũng, anh nhớ đừng nói với ai về điều tôi vừa cho anh biết nghe. Anh chưa biết Sáu Lung đâu. Hắn dữ lắm, dám đánh chết tôi luôn. Hắn cấm tôi không được trò chuyện với ai, phải ngồi một chỗ ở cửa Bưu điện và khi đi cũng như khi về phải theo một đường nhất định. Thỉnh thoảng hắn lại lảng vảng canh chừng tôi...
Nga toan đứng lên, Dũng ngăn lại.
- Khoan đã. Tại sao Nga không tìm cách trốn khỏi nanh vuốt của Sáu Lung, và đi tìm cha mẹ thật của Nga, nếu Nga biết chắc là cha mẹ hãy còn ?
Câu hỏi của Dũng hầu như càng làm cho Nga khiếp đảm.
- Chết... không được ! Nga chẳng bao giờ dám nghĩ đến điều ấy.
- Hắn không phải là cha đẻ của Nga, hơn nữa ở với hắn Nga có được sung sướng đâu...
- Đành thế, nhưng mà Nga sợ lắm !
Chuông đồng hồ ở tháp nhà thờ Đức Bà thong thả điểm tám tiếng. Nga giật mình đứng lên.
- Thôi trễ rồi, tôi phải về đây. Chắc Sáu Lung thế nào cũng đi tìm. Từ ngày mai, gặp Nga ở cửa Bưu điện, anh phải làm như không quen đấy nhé. Có việc gì nhờ anh giúp, Nga sẽ hẹn sau.
Cô bé mỉm cười dịu dàng :
- Nga rất bằng lòng được coi anh như anh trai của Nga.
Rồi xách vội chiếc lẵng đựng vé số, Nga lanh lẹ bỏ đi. Còn lại một mình, Dũng ngồi xuống chỗ Nga vừa ngồi, nghĩ đến số phận của Nga mà ái ngại. Cô bé ấy không ngờ lại lâm vào hoàn cảnh đáng thương đến thế.
4
Luôn mấy ngày liên tiếp Dũng không có dịp gặp Nga, tuy hàng ngày cả hai
vẫn có mặt tại cửa nhà Bưu điện. Mỗi lần định tới gần chỗ Nga ngồi, Dũng
lại nhận được những dấu hiệu ngầm của Nga bảo đừng đến. Hình như Sáu
Lung đã bắt đầu nghi ngờ điều gì.
Có lẽ tại chiều hôm nọ, mải nói chuyện với Dũng nên Nga về hơi trễ. Hoặc hắn đã bắt gặp những dấu hiệu thân thiết trao đổi giữa hai người mà mấy hôm nay Dũng thấy Sáu Lung lảng vảng ở cửa Bưu điện luôn. Có lần hắn còn đến bên Dũng, hỏi mua tờ báo rồi làm bộ thản nhiên bảo :
- Này, sao cậu không đem báo đi nơi khác mà bán, có phải đắt khách hơn đứng mãi ở đây không?
Lời khuyên của Sáu Lung phải chăng là một lời dọa nạt ? Nhưng Dũng không mấy quan tâm. Anh chỉ buồn không được gần Nga để bàn tính nốt câu chuyện. Mấy chiều nay trước khi thu xếp ra về, Nga đều kín đáo ra dấu cho Dũng đừng đi theo. Dũng đành ấm ức quay ngả khác.
Lúc Dũng về đến nhà, ông Hai Hòa nhìn điệu bộ và nét mặt của Dũng cũng biết ngay tâm trạng của anh.
- Chắc hôm nay lại không gặp con nhỏ bán vé số rồi !
Ông Hai đoán thế vì Dũng không giấu ông điều gì. Hôm Dũng nói với ông về Nga, thoạt tiên ông chỉ mỉm cười, cho rằng tuổi trẻ thường hay có nhiều ý tưởng bông lông. Có thể là Nga đã nói dối với Dũng. Cô bé lúc đầu chả đã khoe nhà mình ở đường Tự Do. Tới khi bị Dũng bắt gặp tại một xóm nghèo bên Khánh Hội thì lại bịa luôn ra chuyện thất lạc cha mẹ, khiến Dũng vốn sẵn có thiện cảm nên vội tin ngay. Nhưng một buổi đi qua nhà Bưu điện thấy vẻ mặt và dáng dấp thanh tú của Nga, ông lẩn thẩn nghĩ : "Nom con nhỏ không phải con nhà hèn hạ. Biết đâu nó chẳng là con nhà tử tế và bị thất lạc gia đình thật" ? Từ đó ông liên kết với niềm hy vọng của hai đứa trẻ.
Ông bảo Dũng :
- Phải làm sao biết rõ được hơn nữa kia, chứ nguyên một cái tên Nga không thôi chưa đủ để khám phá ra tông tích của nó.
Dũng gật đầu đồng ý :
- Vâng, để lần sau gặp Nga, cháu hỏi lại nó xem.
Nhưng đã mấy hôm liền, Dũng đều ấm ức về không. Mãi đến bữa nay khi vừa mang báo đến cửa nhà Bưu điện, Dũng mới thấy Nga chạy đến khẽ nói.
- Chiều nay Nga về sớm hơn mọi khi. Hẹn gặp ở chỗ hôm nọ.
Quả nhiên, chuông đồng hồ trên tháp nhà Thờ Đức Bà vừa gõ bảy tiếng và mặc dù người qua lại còn đông, Nga đã thu xếp dọn hàng. Dũng cũng vội khóa xe cất giấu một chỗ, vội vã đi theo.
Vào đến khoảng sân gạch hôm trước, Nga nói :
- Sáu Lung vừa bị té sái chân, phải nằm ở nhà, nên hôm nay chúng mình có thể gặp nhau nói chuyện được.
Nga ngồi xuống thềm gạch xích một khoảng rộng cho Dũng ngồi bên. Sau mấy ngày chờ đợi mới được dịp gần nhau, cả hai đều mừng rỡ chưa biết nói gì. Im lặng một lát, Dũng nói :
- Dũng mong gặp Nga quá. Những điều Nga kể cho Dũng nghe hôm trước làm Dũng thắc mắc hoài, và nóng lòng muốn giúp Nga...
Nga vội cướp lời :
- Đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, anh Dũng ạ. Anh thừa biết là Nga không thể làm gì được.
- Nhưng Dũng tin chắc gia đình của Nga không bỏ Nga đâu. Nga không tin là có ngày sẽ gặp lại cha mẹ à ?
Nga lắc đầu thở dài.
Dũng tiếp :
- Nga đừng vội nản chí. Tôi sẽ giúp Nga, và cả ông Hai Hòa nữa.
- Chết ! Anh nói cả với ông Hai à ? Nga đã dặn anh không được nói hở ra với bất cứ ai cơ mà !
- Nga đừng lo, ông Hai Hòa tốt lắm. Hôm nghe Dũng thuật lại ông ái ngại cho hoàn cảnh của Nga và hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
Nga vẫn buồn bã lắc đầu.
Dũng nói :
- Nga không tin sao ?
- Xin lỗi anh, Nga tin ở lòng tốt của anh và của ông Hai lắm, nhưng Nga vẫn không chắc có làm gì được.
- Nga cũng không tin rằng Nga còn cha mẹ hay sao ?
- Có… Nhưng còn Sáu Lung ?
- Nga đừng sợ. Thế nào Dũng cũng tìm thấy cha mẹ của Nga, Dũng nhất định thế.
Lời nói quả quyết của Dũng lay động Nga. Cô bé ngập ngừng nói :
- Anh làm Nga sợ quá.
Dũng tiếp :
- Nga thử cố ôn lại những kỷ niệm cũ xem có nhớ thêm được điều gì không ?
- Nga đã nói với anh hết rồi.
- Thì cứ thử nữa coi.
- Đã bảo là Nga chỉ nhớ được có thế. Nga không nhớ tên họ của Nga. Hình ảnh của cha mẹ Nga bây giờ cũng lu mờ rồi, Nga không thể nhớ rõ được nữa.
- Còn ngôi nhà của gia đình Nga ?
- Hình như có những cây dừa mọc ở ngoài vườn. Nhưng ở miền Nam này chỗ nào chả có dừa.
- Nhà Nga có vườn à ?
- Có.
Suy nghĩ giây lát Dũng nói tiếp :
- Chắc Sáu Lung phải biết rõ lý lịch của Nga chứ nhỉ ?
- Nga không biết.
- Hắn luôn luôn canh chừng Nga, ngăn cấm Nga không được trò chuyện với người khác, tất hẳn phải đề phòng điều gì chứ ?
- Chắc vậy... nhưng Nga đã nói với anh là hắn làm biếng lắm, hắn chỉ sợ Nga không mang đủ tiền về cho hắn thôi.
- Có bao giờ Nga bắt gặp hắn nói chuyện với ai về Nga không ?
- Không.
- Thế Nga cũng không rõ tại sao lại bị thất lạc với cha mẹ à ?
- Nga chỉ nhớ là ngày xưa Nga được má cưng chiều lắm, thế thôi.
Im lặng một lát, Dũng lại hỏi :
- Trong cuộc sống hằng ngày của Sáu Lung, Nga có nhận thấy điều gì khác lạ không ?
- Hắn chỉ suốt ngày ngoài quán rượu... và lảng vảng canh chừng Nga thôi.
- Có khi nào hắn rời Sàigòn đi đâu xa không ?
- Thỉnh thoảng, một năm độ vài lần, hắn vắng nhà chừng vài ngày.
- Hắn đi đâu ?
- Không biết.
Dũng trầm ngâm :
- Khi hắn trở về, Nga có thấy gì thay đổi không ?
- Không, hình như hắn rủng rỉnh có tiền và uống rượu nhiều hơn. Nhưng hỏi làm gì những điều ấy cho Nga thêm buồn !
Dũng ngồi im. Cả hai yên lặng nghe thời gian êm đềm trôi, và thầm tiếc giây phút hội ngộ qua đi mau chóng. Tiếng chuông nhà thờ chậm rãi ngân lên tám tiếng.
Dũng thở dài :
- Nhanh quá. Đã tám giờ rồi.
Nga đứng lên :
- Nga phải về thôi !
- Hôm nay Sáu Lung phải nằm nhà. Nga để Dũng đưa về nhé !
Nga phản đối. Nhưng rồi nể lời Dũng, cô bé giao hẹn :
- Anh chỉ được đưa Nga về lần này thôi, và chỉ tới cầu thôi nhé.
Đi bên cạnh Nga, Dũng có cảm tưởng như đang được cùng cô em gái đi dạo. Đường phố Sàigòn thật đẹp và hầu như thâu ngắn lại. Chẳng mấy chốc đôi trẻ đã lên tới cầu Quay. Ánh trăng giãi lên trên mặt nước chảy dưới chân cầu lăn tăn những gợn bạc lóng lánh.
Dũng chỉ xuống mặt sông, bảo :
- Nga coi, đẹp quá nhỉ !
Nhưng khi quay lại anh bỡ ngỡ thấy Nga đang đăm chiêu nhìn xuống giòng sông.
- Nga nghĩ gì thế ?
- Nga sợ.
- Sợ gì ?
- Đêm rồi Nga nằm mê, thấy gặp toàn những chuyện kinh khủng. Nga sợ sẽ có sự không may xảy đến...
Dũng tìm lời an ủi và để Nga khuây lãng, anh chỉ sang hai bên bờ sông tràn ngập ánh trăng :
- Nga coi kìa, những ngôi nhà bên bờ sông rung rinh dưới nước, đẹp ghê…
Nga nhìn theo. Đột nhiên cô bé nắm chặt lấy tay Dũng nói như trong cơn mê sảng :
- Ồ, những ngôi nhà... những ngôi nhà trắng. Anh Dũng à, ngày xưa Nga cũng ở một thành phố có những ngôi nhà như thế ven bờ biển.
- Thành phố ấy tên là gì ?
- Nga không nhớ, nhưng Nga tin rằng Nga sẽ nhận ra được nếu có kịp trở lại thành phố ấy. Nga chắc một ngày kia Nga sẽ tìm được ngôi nhà đã sống thời nhỏ và gặp lại cha mẹ.
Nhớ lại kỷ niệm sung sướng thời thơ ấu, Nga ứa nước mắt mếu máo :
- Má !... má ơi... con khổ quá ! Biết ba má ở đâu bây giờ ?
Dũng cắn môi đứng lặng nhìn Nga. Có tiếng chân khua rộn lên cầu, Nga giật mình, và như chợt tỉnh, cô bé hoảng hốt bỏ Dũng chạy vội về bên Khánh Hội.
Có lẽ tại chiều hôm nọ, mải nói chuyện với Dũng nên Nga về hơi trễ. Hoặc hắn đã bắt gặp những dấu hiệu thân thiết trao đổi giữa hai người mà mấy hôm nay Dũng thấy Sáu Lung lảng vảng ở cửa Bưu điện luôn. Có lần hắn còn đến bên Dũng, hỏi mua tờ báo rồi làm bộ thản nhiên bảo :
- Này, sao cậu không đem báo đi nơi khác mà bán, có phải đắt khách hơn đứng mãi ở đây không?
Lời khuyên của Sáu Lung phải chăng là một lời dọa nạt ? Nhưng Dũng không mấy quan tâm. Anh chỉ buồn không được gần Nga để bàn tính nốt câu chuyện. Mấy chiều nay trước khi thu xếp ra về, Nga đều kín đáo ra dấu cho Dũng đừng đi theo. Dũng đành ấm ức quay ngả khác.
Lúc Dũng về đến nhà, ông Hai Hòa nhìn điệu bộ và nét mặt của Dũng cũng biết ngay tâm trạng của anh.
- Chắc hôm nay lại không gặp con nhỏ bán vé số rồi !
Ông Hai đoán thế vì Dũng không giấu ông điều gì. Hôm Dũng nói với ông về Nga, thoạt tiên ông chỉ mỉm cười, cho rằng tuổi trẻ thường hay có nhiều ý tưởng bông lông. Có thể là Nga đã nói dối với Dũng. Cô bé lúc đầu chả đã khoe nhà mình ở đường Tự Do. Tới khi bị Dũng bắt gặp tại một xóm nghèo bên Khánh Hội thì lại bịa luôn ra chuyện thất lạc cha mẹ, khiến Dũng vốn sẵn có thiện cảm nên vội tin ngay. Nhưng một buổi đi qua nhà Bưu điện thấy vẻ mặt và dáng dấp thanh tú của Nga, ông lẩn thẩn nghĩ : "Nom con nhỏ không phải con nhà hèn hạ. Biết đâu nó chẳng là con nhà tử tế và bị thất lạc gia đình thật" ? Từ đó ông liên kết với niềm hy vọng của hai đứa trẻ.
Ông bảo Dũng :
- Phải làm sao biết rõ được hơn nữa kia, chứ nguyên một cái tên Nga không thôi chưa đủ để khám phá ra tông tích của nó.
Dũng gật đầu đồng ý :
- Vâng, để lần sau gặp Nga, cháu hỏi lại nó xem.
Nhưng đã mấy hôm liền, Dũng đều ấm ức về không. Mãi đến bữa nay khi vừa mang báo đến cửa nhà Bưu điện, Dũng mới thấy Nga chạy đến khẽ nói.
- Chiều nay Nga về sớm hơn mọi khi. Hẹn gặp ở chỗ hôm nọ.
Quả nhiên, chuông đồng hồ trên tháp nhà Thờ Đức Bà vừa gõ bảy tiếng và mặc dù người qua lại còn đông, Nga đã thu xếp dọn hàng. Dũng cũng vội khóa xe cất giấu một chỗ, vội vã đi theo.
Vào đến khoảng sân gạch hôm trước, Nga nói :
- Sáu Lung vừa bị té sái chân, phải nằm ở nhà, nên hôm nay chúng mình có thể gặp nhau nói chuyện được.
Nga ngồi xuống thềm gạch xích một khoảng rộng cho Dũng ngồi bên. Sau mấy ngày chờ đợi mới được dịp gần nhau, cả hai đều mừng rỡ chưa biết nói gì. Im lặng một lát, Dũng nói :
- Dũng mong gặp Nga quá. Những điều Nga kể cho Dũng nghe hôm trước làm Dũng thắc mắc hoài, và nóng lòng muốn giúp Nga...
Nga vội cướp lời :
- Đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, anh Dũng ạ. Anh thừa biết là Nga không thể làm gì được.
- Nhưng Dũng tin chắc gia đình của Nga không bỏ Nga đâu. Nga không tin là có ngày sẽ gặp lại cha mẹ à ?
Nga lắc đầu thở dài.
Dũng tiếp :
- Nga đừng vội nản chí. Tôi sẽ giúp Nga, và cả ông Hai Hòa nữa.
- Chết ! Anh nói cả với ông Hai à ? Nga đã dặn anh không được nói hở ra với bất cứ ai cơ mà !
- Nga đừng lo, ông Hai Hòa tốt lắm. Hôm nghe Dũng thuật lại ông ái ngại cho hoàn cảnh của Nga và hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
Nga vẫn buồn bã lắc đầu.
Dũng nói :
- Nga không tin sao ?
- Xin lỗi anh, Nga tin ở lòng tốt của anh và của ông Hai lắm, nhưng Nga vẫn không chắc có làm gì được.
- Nga cũng không tin rằng Nga còn cha mẹ hay sao ?
- Có… Nhưng còn Sáu Lung ?
- Nga đừng sợ. Thế nào Dũng cũng tìm thấy cha mẹ của Nga, Dũng nhất định thế.
Lời nói quả quyết của Dũng lay động Nga. Cô bé ngập ngừng nói :
- Anh làm Nga sợ quá.
Dũng tiếp :
- Nga thử cố ôn lại những kỷ niệm cũ xem có nhớ thêm được điều gì không ?
- Nga đã nói với anh hết rồi.
- Thì cứ thử nữa coi.
- Đã bảo là Nga chỉ nhớ được có thế. Nga không nhớ tên họ của Nga. Hình ảnh của cha mẹ Nga bây giờ cũng lu mờ rồi, Nga không thể nhớ rõ được nữa.
- Còn ngôi nhà của gia đình Nga ?
- Hình như có những cây dừa mọc ở ngoài vườn. Nhưng ở miền Nam này chỗ nào chả có dừa.
- Nhà Nga có vườn à ?
- Có.
Suy nghĩ giây lát Dũng nói tiếp :
- Chắc Sáu Lung phải biết rõ lý lịch của Nga chứ nhỉ ?
- Nga không biết.
- Hắn luôn luôn canh chừng Nga, ngăn cấm Nga không được trò chuyện với người khác, tất hẳn phải đề phòng điều gì chứ ?
- Chắc vậy... nhưng Nga đã nói với anh là hắn làm biếng lắm, hắn chỉ sợ Nga không mang đủ tiền về cho hắn thôi.
- Có bao giờ Nga bắt gặp hắn nói chuyện với ai về Nga không ?
- Không.
- Thế Nga cũng không rõ tại sao lại bị thất lạc với cha mẹ à ?
- Nga chỉ nhớ là ngày xưa Nga được má cưng chiều lắm, thế thôi.
Im lặng một lát, Dũng lại hỏi :
- Trong cuộc sống hằng ngày của Sáu Lung, Nga có nhận thấy điều gì khác lạ không ?
- Hắn chỉ suốt ngày ngoài quán rượu... và lảng vảng canh chừng Nga thôi.
- Có khi nào hắn rời Sàigòn đi đâu xa không ?
- Thỉnh thoảng, một năm độ vài lần, hắn vắng nhà chừng vài ngày.
- Hắn đi đâu ?
- Không biết.
Dũng trầm ngâm :
- Khi hắn trở về, Nga có thấy gì thay đổi không ?
- Không, hình như hắn rủng rỉnh có tiền và uống rượu nhiều hơn. Nhưng hỏi làm gì những điều ấy cho Nga thêm buồn !
Dũng ngồi im. Cả hai yên lặng nghe thời gian êm đềm trôi, và thầm tiếc giây phút hội ngộ qua đi mau chóng. Tiếng chuông nhà thờ chậm rãi ngân lên tám tiếng.
Dũng thở dài :
- Nhanh quá. Đã tám giờ rồi.
Nga đứng lên :
- Nga phải về thôi !
- Hôm nay Sáu Lung phải nằm nhà. Nga để Dũng đưa về nhé !
Nga phản đối. Nhưng rồi nể lời Dũng, cô bé giao hẹn :
- Anh chỉ được đưa Nga về lần này thôi, và chỉ tới cầu thôi nhé.
Đi bên cạnh Nga, Dũng có cảm tưởng như đang được cùng cô em gái đi dạo. Đường phố Sàigòn thật đẹp và hầu như thâu ngắn lại. Chẳng mấy chốc đôi trẻ đã lên tới cầu Quay. Ánh trăng giãi lên trên mặt nước chảy dưới chân cầu lăn tăn những gợn bạc lóng lánh.
Dũng chỉ xuống mặt sông, bảo :
- Nga coi, đẹp quá nhỉ !
Nhưng khi quay lại anh bỡ ngỡ thấy Nga đang đăm chiêu nhìn xuống giòng sông.
- Nga nghĩ gì thế ?
- Nga sợ.
- Sợ gì ?
- Đêm rồi Nga nằm mê, thấy gặp toàn những chuyện kinh khủng. Nga sợ sẽ có sự không may xảy đến...
Dũng tìm lời an ủi và để Nga khuây lãng, anh chỉ sang hai bên bờ sông tràn ngập ánh trăng :
- Nga coi kìa, những ngôi nhà bên bờ sông rung rinh dưới nước, đẹp ghê…
Nga nhìn theo. Đột nhiên cô bé nắm chặt lấy tay Dũng nói như trong cơn mê sảng :
- Ồ, những ngôi nhà... những ngôi nhà trắng. Anh Dũng à, ngày xưa Nga cũng ở một thành phố có những ngôi nhà như thế ven bờ biển.
- Thành phố ấy tên là gì ?
- Nga không nhớ, nhưng Nga tin rằng Nga sẽ nhận ra được nếu có kịp trở lại thành phố ấy. Nga chắc một ngày kia Nga sẽ tìm được ngôi nhà đã sống thời nhỏ và gặp lại cha mẹ.
Nhớ lại kỷ niệm sung sướng thời thơ ấu, Nga ứa nước mắt mếu máo :
- Má !... má ơi... con khổ quá ! Biết ba má ở đâu bây giờ ?
Dũng cắn môi đứng lặng nhìn Nga. Có tiếng chân khua rộn lên cầu, Nga giật mình, và như chợt tỉnh, cô bé hoảng hốt bỏ Dũng chạy vội về bên Khánh Hội.
_____________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 5, 6