12
Tôi ngủ dậy muộn, chỗ nằm bên cạnh trống trơn, chị Quyên đã đi học. Tôi gặp bác Phán gái dưới chân cầu thang :
- Thưa bác, chị Trinh cháu đã về chưa ạ ?
Đôi mắt bác Phán gái thâm quầng qua một đêm không ngủ, bác mệt mỏi đáp :
- Nó về tới nhà hồi 12 giờ, bây giờ đã vào lại bệnh viện rồi.
Bác có nghe chị ấy nói chi không ạ ?
Bác Phán gái nghẹn ngào :
- Thấy con nó khóc, bác chả dám hỏi câu nào sợ động mối thương tâm, nhưng theo lời chú Lễ nói, chắc cậu Chuyên rồi đây cũng tai qua nạn khỏi.
- Không biết anh Chuyên nằm phòng số mấy, chiều ni rảnh hai giờ đầu, cháu sẽ vào thăm ảnh.
- Cháu hỏi chú Lễ xem.
- Ấy quên, để cháu lên lầu xem bệnh tình của bác trai ra răng.
Bác Phán gái buồn bã :
- Không hiểu ông đau bệnh gì mà nằm vùi từ chiều hôm qua đến giờ không chịu ăn uống gì hết.
Tôi đặt giả thiết :
- Thưa bác, hay là... bác trai giận chị Trinh bác không muốn cho chị Trinh vào bệnh viện với anh Chuyên.
Bác Phán gái lắc đầu :
- Cũng có thể, nhưng sao thái độ của ông kỳ lạ quá, mọi lần ông muốn cấm điều gì là ông nói thẳng ra ngay, chớ đâu có âm thầm giận dỗi vậy.
Tôi đến bên cầu thang :
- Để cháu lên thăm bác trai.
- Ông đang ngủ đấy, đừng làm rộn nhé cháu.
Tôi rón rén mở cửa phòng, bác Phán trai nằm trên giường trải drap trắng, chiếc chăn đắp ngang mình cũng màu trắng làm tôi liên tưởng đến một xác người vừa nằm xuống. Tôi rùng mình, nhưng tôi vẫn lại gần, đôi mắt bác Phán trai nhắm nghiền, cánh mũi phập phồng, miệng há to buông từng hơi thở mệt nhọc, bác đang ngủ giấc say sưa hay đang cơn mê thiếp ? Tôi tần ngần đứng bên giường một hồi lâu rồi quay gót trở ra, bác Phán gái bưng tô cháo trắng bước vào hỏi :
- Sao cháu ?
- Dạ bác trai đang ngủ.
Tôi chạy nhanh xuống lầu, sửa soạn sách vở để đến trường cho kịp hai giờ sau, sáng nay ngủ dậy trễ, tôi lại cúp cua hai giờ đầu. Buổi trưa chị Trinh không về và chiều hôm đó tôi vào thăm anh Chuyên. Anh đã tỉnh, lớp băng quấn quanh đầu khiến tôi thấy anh là lạ, anh mỉm cười khi tôi hỏi thăm sức khỏe :
- Cám ơn cô Ngọc, tôi đỡ nhiều rồi.
Chị Trinh ghé ngồi ở mép giường, nhường chiếc ghế nhỏ cạnh đấy cho tôi.
- Ngọc ngồi đây chơi em.
Chị Trinh lột múi cam đưa lên môi anh Chuyên :
- Anh nhấp chút nước cho khỏe.
Anh Chuyên nhìn chị Trinh, chị Trinh nhìn anh Chuyên, biết bao trìu mến, biết bao êm đềm hai người tất cả cho nhau. Tôi đọc được trong ánh mắt đó những hẹn hò trao gửi, những ước nguyện đời đời sống mãi bên nhau. Tình yêu là thế, là lòng hy sinh, nỗi chịu đựng nhục nhằn, là giòng nước mắt thương yêu lăn dài trên đôi má trắng hồng của chị Trinh, chị đã đau cái đau của anh Chuyên, chị đã khổ cái khổ của anh Chuyên, tai nạn của anh Chuyên, là bất hạnh cho đời chị, chị đã quên tất cả, quên những lời la mắng của hai bác tôi, sự ngăn trở mãnh liệt của anh Trứ cùng những giờ thực tập ở trường cho kỳ thi cuối năm, trước mắt chị bây giờ là vòm trời tình yêu lồng lộng mở, đã đến lúc chị phải quên mình để săn sóc lo lắng cho người yêu trong cơn đau đớn này. Tôi đứng dậy đến bên cửa sổ, vén bức rèm xanh nhìn ra ngoài, nắng chiều nhạt dần trên những mái ngói dẫy nhà thấp phía dưới lầu. Tâm hồn tôi chợt bình thản lạ lùng, hình như tôi đã hiểu, tình yêu không phải là những mộng mơ lãng mạn, những ước vọng cao vời, những bức tranh được vẽ ra với ngàn cánh bướm muôn màu tha thướt trong vườn hoa tình ái. Tôi đã từng mơ, từng ước được cùng Hữu từng chiều sánh bước suốt con đường Trần Quý Cáp xanh rờn hai hàng me cành lá giao nhau với tia nắng ấm soi bóng hai người lung linh trên mặt đường bước chân luân vũ… Tôi đã từng viết nhật ký hằng đêm trút nỗi tuyệt tình chán nản của mình trên trang giấy bằng những câu văn bóng bẩy, bằng những câu thơ đau khổ chết người. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ngày nào đó, Hữu sẽ bị nạn, và tôi sẽ bỏ ăn bỏ ngủ để túc trực bên giường săn sóc cho anh, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng nếu tình yêu giữa tôi và Hữu bị gia đình ngăn cản, tôi sẽ tranh đấu quyết liệt như chị Trinh để được sống bên anh, hay là rồi đây tôi cũng sẽ như chị Quyên, vâng lời ba me thật dễ dàng không cưỡng lại. Trước mối tình đầy thử thách mà chị Trinh đang cố vượt qua, tôi cảm thấy mình tầm thường, tôi vẫn chưa tìm thấy tình yêu thực sự vì niềm đam mê của tôi đối với Hữu đã chìm lắng như ngọn hỏa sơn vừa trải qua thời kỳ hoạt động, sự ngơi nghỉ có thể là vĩnh viễn vì Hữu sắp chính thức là chồng của chị Quyên. Tôi không còn khổ sở như trước nữa, dù có những giây phút thoáng buồn, dù có những lúc chợt thấy mình bơ vơ đơn lẻ, nhưng đó chỉ là tâm trạng của một cô gái vừa đến tuổi biết yêu, tôi hy vọng, rồi tất cả sẽ qua đi.
Chị Trinh gọi tôi :
- Ngọc đang nhìn gì ngoài đó vậy ?
Tôi khép bức màn lại, trở vào :
- Em nhìn nắng tắt bên kia đường.
Chị Trinh cười :
- Ngọc mơ mộng quá há. À nè em, từ sáng đến giờ, bác trai có xuống nhà không ?
- Dạ không, bác đau bác nằm hoài trên lầu, em có lên thăm, gặp lúc bác ngủ.
Chị Trinh chép miệng :
- Thiệt chị lo quá.
Tôi hỏi :
- Chị lo chi.
- Thiệt chị có lỗi với ba me chị không biết bao nhiêu mà kể, đáng lẽ vào đây chị phải xin phép ba chị.
Tôi an ủi :
- Có bác gái xin dùm chị rồi mà.
Chị Trinh cúi đầu :
- Đáng lẽ sáng nay chị phải chờ ba chị dậy để xin, nhưng ba chị ngủ say quá.
Nhìn đôi mắt chị rưng rung, tôi mủi lòng khóc theo. Chị Trinh nhìn tôi :
- Ô hay, tại sao Ngọc khóc ?
- Em thương chị, em thương anh Chuyên, em thấy bác trai...
- Ba của chị khó lắm, chị cũng đau khổ nát lòng.
Tôi chợt có một ý định :
- Chị Trinh, em sẽ giúp chị với tất cả khả năng của em.
- Bằng cách nào hả Ngọc ?
- Em năn nỉ bác trai dùm chị nghe.
- Chắc không xong đâu.
- Em sẽ cố gắng.
- Chị cám ơn Ngọc, nhưng chị cũng không hy vọng gì.
Tôi bảo chị :
- Theo em nghĩ, có thể vì tai nạn này, bác trai sẽ nghĩ lại mà thương anh Chuyên, như bác gái a tề, bác gái chừ có vẻ dễ dãi với chị rồi đó.
- Nhưng ba chị là đàn ông, lòng dạ khó lay chuyển lắm.
Cánh cửa phòng bỗng bật mở, anh Hữu nắm tay chị Quyên bước vào :
- Rồi, ông bà đây rồi, vậy mà làm hai đứa này đi tìm phòng trối chết.
Rồi nhìn qua tôi, anh Hữu cười :
- Ủa, Ngọc "cò hương" cũng có mặt ở đây sao ?
Lần đầu tiên, tôi không cảm thấy buồn vì lời trêu cợt của Hữu nữa.
- Thưa bác, chị Trinh cháu đã về chưa ạ ?
Đôi mắt bác Phán gái thâm quầng qua một đêm không ngủ, bác mệt mỏi đáp :
- Nó về tới nhà hồi 12 giờ, bây giờ đã vào lại bệnh viện rồi.
Bác có nghe chị ấy nói chi không ạ ?
Bác Phán gái nghẹn ngào :
- Thấy con nó khóc, bác chả dám hỏi câu nào sợ động mối thương tâm, nhưng theo lời chú Lễ nói, chắc cậu Chuyên rồi đây cũng tai qua nạn khỏi.
- Không biết anh Chuyên nằm phòng số mấy, chiều ni rảnh hai giờ đầu, cháu sẽ vào thăm ảnh.
- Cháu hỏi chú Lễ xem.
- Ấy quên, để cháu lên lầu xem bệnh tình của bác trai ra răng.
Bác Phán gái buồn bã :
- Không hiểu ông đau bệnh gì mà nằm vùi từ chiều hôm qua đến giờ không chịu ăn uống gì hết.
Tôi đặt giả thiết :
- Thưa bác, hay là... bác trai giận chị Trinh bác không muốn cho chị Trinh vào bệnh viện với anh Chuyên.
Bác Phán gái lắc đầu :
- Cũng có thể, nhưng sao thái độ của ông kỳ lạ quá, mọi lần ông muốn cấm điều gì là ông nói thẳng ra ngay, chớ đâu có âm thầm giận dỗi vậy.
Tôi đến bên cầu thang :
- Để cháu lên thăm bác trai.
- Ông đang ngủ đấy, đừng làm rộn nhé cháu.
Tôi rón rén mở cửa phòng, bác Phán trai nằm trên giường trải drap trắng, chiếc chăn đắp ngang mình cũng màu trắng làm tôi liên tưởng đến một xác người vừa nằm xuống. Tôi rùng mình, nhưng tôi vẫn lại gần, đôi mắt bác Phán trai nhắm nghiền, cánh mũi phập phồng, miệng há to buông từng hơi thở mệt nhọc, bác đang ngủ giấc say sưa hay đang cơn mê thiếp ? Tôi tần ngần đứng bên giường một hồi lâu rồi quay gót trở ra, bác Phán gái bưng tô cháo trắng bước vào hỏi :
- Sao cháu ?
- Dạ bác trai đang ngủ.
Tôi chạy nhanh xuống lầu, sửa soạn sách vở để đến trường cho kịp hai giờ sau, sáng nay ngủ dậy trễ, tôi lại cúp cua hai giờ đầu. Buổi trưa chị Trinh không về và chiều hôm đó tôi vào thăm anh Chuyên. Anh đã tỉnh, lớp băng quấn quanh đầu khiến tôi thấy anh là lạ, anh mỉm cười khi tôi hỏi thăm sức khỏe :
- Cám ơn cô Ngọc, tôi đỡ nhiều rồi.
Chị Trinh ghé ngồi ở mép giường, nhường chiếc ghế nhỏ cạnh đấy cho tôi.
- Ngọc ngồi đây chơi em.
Chị Trinh lột múi cam đưa lên môi anh Chuyên :
- Anh nhấp chút nước cho khỏe.
Anh Chuyên nhìn chị Trinh, chị Trinh nhìn anh Chuyên, biết bao trìu mến, biết bao êm đềm hai người tất cả cho nhau. Tôi đọc được trong ánh mắt đó những hẹn hò trao gửi, những ước nguyện đời đời sống mãi bên nhau. Tình yêu là thế, là lòng hy sinh, nỗi chịu đựng nhục nhằn, là giòng nước mắt thương yêu lăn dài trên đôi má trắng hồng của chị Trinh, chị đã đau cái đau của anh Chuyên, chị đã khổ cái khổ của anh Chuyên, tai nạn của anh Chuyên, là bất hạnh cho đời chị, chị đã quên tất cả, quên những lời la mắng của hai bác tôi, sự ngăn trở mãnh liệt của anh Trứ cùng những giờ thực tập ở trường cho kỳ thi cuối năm, trước mắt chị bây giờ là vòm trời tình yêu lồng lộng mở, đã đến lúc chị phải quên mình để săn sóc lo lắng cho người yêu trong cơn đau đớn này. Tôi đứng dậy đến bên cửa sổ, vén bức rèm xanh nhìn ra ngoài, nắng chiều nhạt dần trên những mái ngói dẫy nhà thấp phía dưới lầu. Tâm hồn tôi chợt bình thản lạ lùng, hình như tôi đã hiểu, tình yêu không phải là những mộng mơ lãng mạn, những ước vọng cao vời, những bức tranh được vẽ ra với ngàn cánh bướm muôn màu tha thướt trong vườn hoa tình ái. Tôi đã từng mơ, từng ước được cùng Hữu từng chiều sánh bước suốt con đường Trần Quý Cáp xanh rờn hai hàng me cành lá giao nhau với tia nắng ấm soi bóng hai người lung linh trên mặt đường bước chân luân vũ… Tôi đã từng viết nhật ký hằng đêm trút nỗi tuyệt tình chán nản của mình trên trang giấy bằng những câu văn bóng bẩy, bằng những câu thơ đau khổ chết người. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ngày nào đó, Hữu sẽ bị nạn, và tôi sẽ bỏ ăn bỏ ngủ để túc trực bên giường săn sóc cho anh, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng nếu tình yêu giữa tôi và Hữu bị gia đình ngăn cản, tôi sẽ tranh đấu quyết liệt như chị Trinh để được sống bên anh, hay là rồi đây tôi cũng sẽ như chị Quyên, vâng lời ba me thật dễ dàng không cưỡng lại. Trước mối tình đầy thử thách mà chị Trinh đang cố vượt qua, tôi cảm thấy mình tầm thường, tôi vẫn chưa tìm thấy tình yêu thực sự vì niềm đam mê của tôi đối với Hữu đã chìm lắng như ngọn hỏa sơn vừa trải qua thời kỳ hoạt động, sự ngơi nghỉ có thể là vĩnh viễn vì Hữu sắp chính thức là chồng của chị Quyên. Tôi không còn khổ sở như trước nữa, dù có những giây phút thoáng buồn, dù có những lúc chợt thấy mình bơ vơ đơn lẻ, nhưng đó chỉ là tâm trạng của một cô gái vừa đến tuổi biết yêu, tôi hy vọng, rồi tất cả sẽ qua đi.
Chị Trinh gọi tôi :
- Ngọc đang nhìn gì ngoài đó vậy ?
Tôi khép bức màn lại, trở vào :
- Em nhìn nắng tắt bên kia đường.
Chị Trinh cười :
- Ngọc mơ mộng quá há. À nè em, từ sáng đến giờ, bác trai có xuống nhà không ?
- Dạ không, bác đau bác nằm hoài trên lầu, em có lên thăm, gặp lúc bác ngủ.
Chị Trinh chép miệng :
- Thiệt chị lo quá.
Tôi hỏi :
- Chị lo chi.
- Thiệt chị có lỗi với ba me chị không biết bao nhiêu mà kể, đáng lẽ vào đây chị phải xin phép ba chị.
Tôi an ủi :
- Có bác gái xin dùm chị rồi mà.
Chị Trinh cúi đầu :
- Đáng lẽ sáng nay chị phải chờ ba chị dậy để xin, nhưng ba chị ngủ say quá.
Nhìn đôi mắt chị rưng rung, tôi mủi lòng khóc theo. Chị Trinh nhìn tôi :
- Ô hay, tại sao Ngọc khóc ?
- Em thương chị, em thương anh Chuyên, em thấy bác trai...
- Ba của chị khó lắm, chị cũng đau khổ nát lòng.
Tôi chợt có một ý định :
- Chị Trinh, em sẽ giúp chị với tất cả khả năng của em.
- Bằng cách nào hả Ngọc ?
- Em năn nỉ bác trai dùm chị nghe.
- Chắc không xong đâu.
- Em sẽ cố gắng.
- Chị cám ơn Ngọc, nhưng chị cũng không hy vọng gì.
Tôi bảo chị :
- Theo em nghĩ, có thể vì tai nạn này, bác trai sẽ nghĩ lại mà thương anh Chuyên, như bác gái a tề, bác gái chừ có vẻ dễ dãi với chị rồi đó.
- Nhưng ba chị là đàn ông, lòng dạ khó lay chuyển lắm.
Cánh cửa phòng bỗng bật mở, anh Hữu nắm tay chị Quyên bước vào :
- Rồi, ông bà đây rồi, vậy mà làm hai đứa này đi tìm phòng trối chết.
Rồi nhìn qua tôi, anh Hữu cười :
- Ủa, Ngọc "cò hương" cũng có mặt ở đây sao ?
Lần đầu tiên, tôi không cảm thấy buồn vì lời trêu cợt của Hữu nữa.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 13