7
Tôi sốt liên miên suốt một tuần lễ và không đi dự được buổi khai mạc Đại
hội thể thao liên viện như lời đã hứa với Châu Hà. Nhưng rồi tôi cũng
khỏi và ôm sách vở trở lại trường, gặp Châu Hà trước cửa văn phòng.
- Ngọc, sao, mạnh hẳn chưa ?
- Dĩ nhiên là lành rồi tao mới tới trường chứ, à mi thi thể thao về hạng mấy ?
Châu Hà bĩu môi :
- Xui quá xui, hôm đó tao bị trặc chân nên về tư. Tuy nhiên, Sàigòn mình vẫn chiếm huy chương vàng, phần thưởng về tay chị Hằng bên Khoa học.
Như chợt nhớ ra điều gì, Châu Hà reo lên :
- Chút xíu nữa quên, nè Ngọc, hai giờ sau nghỉ, tụi mình sang trường Khoa học coi bóng rổ nghe.
Tôi bảo :
- Coi bóng rổ có chi hấp dẫn mô mà mi ham rứa ?
Châu Hà xịu mặt :
- Mày chìu tao một chút xíu đi Ngọc, suốt tuần này, tao đi coi thể thao có một mình, buồn kinh khủng đó.
Đã đến giờ vào học, tôi kéo tay Châu Hà :
- Ừ đi thì đi, chưa chi cái mặt đã xìu xuống giống cái lốp xe đạp rứa, dị chưa.
Châu Hà véo nhẹ vào vai tôi, hai đứa cùng im lặng. Giờ Công Pháp kéo dài buồn thiu, nhưng rồi cũng qua đi. Châu Hà dắt chiếc Yamaha ra cổng :
- Nhanh lên mày, Ngọc, mười giờ người ta bắt đầu đó.
Thật tình cờ tôi gặp Hoàng trong đội bóng rổ thuộc viện Đại Học Huế. Tôi kêu :
- Kìa anh Hoàng.
- Ngọc.
Đôi mắt Hoàng bối rối, cánh môi Hoàng run run :
- Ngọc...
Tôi trách :
- Răng anh vô Sàigòn mà không ghé Ngọc ?
Hoàng cúi đầu :
- Tại Ngọc chứ.
- Ơ…
- Tại vì Ngọc không trả lời thư của tôi.
Tôi cố bào chữa :
- Tại… Ngọc chưa kịp trả lời chứ không phải là Ngọc không trả lời.
Hoàng cười buồn :
- Tôi chờ thư Ngọc dễ sợ. Cả tháng hơn chứ ít mô.
- Ngọc xin lỗi anh, Ngọc... tại Ngọc bận quá.
Hoàng hỏi tôi :
- Ngọc vẫn ở chỗ cũ chứ?
- Dạ, khi mô rảnh Ngọc mời anh qua chơi, nhà Ngọc xa lắm, tận bên cầu chữ Y lận.
Hoàng âu yếm nhìn tòi :
- Dù xa cách mấy tôi cũng phải tìm đến chứ.
Tôi nghe lòng vui vui :
- Ủa răng anh không vào cuộc ? Trận đấu đã bắt đầu rồi mà.
Hoàng lắc đầu :
- Có người bạn vừa mới thế tôi. Ngọc có thích xem bóng rổ không ?
Tôi cười :
- Tại con bạn nó rủ, chứ thật ra Ngọc không ưa lắm.
- Mình ra quán uống nước nghe Ngọc.
Tôi nhìn quanh, Châu Hà thấy tôi đứng nói chuyện với Hoàng nên bỏ đi đâu mất. Hoàng hỏi :
- Ngọc kiếm ai rứa ?
- Con bạn của Ngọc, nó vừa mới đây chừ mô rồi !
- Cô áo xanh hồi nãy cùng đi với Ngọc phải không ?
- Dạ.
Hoàng chỉ tay ra xa, tôi nhìn theo, gương mặt Châu Hà sáng ngời dưới ánh nắng ban mai chan hòa cây lá khuôn viên, cô nàng đang vỗ tay cổ võ cho đội bóng rổ nhà, đôi môi hồng cười rạng rỡ phô hai hàm răng trắng trong, tôi thầm nghĩ vô tư như Châu Hà vậy mà khỏe, đa sầu đa cảm như mình chỉ chuốc khổ vào thân mà thôi.
- Ngọc đang suy nghĩ chi rứa ?
Tôi giật mình :
- À… không anh. Ngọc có nghĩ chi mô.
Hoàng lại nhắc :
- Mình vào quán gần đây uống nước nghe Ngọc.
Tôi bước theo Hoàng, những hạt cát hai bên đường như reo vui, cỏ xanh mơn mởn và cây hoa sứ trước cổng trường chập chùng muôn nụ trắng tươi, lá me bay chơi vơi trên đường Cộng Hoà, hàng cây nghiêng và chỉ có một phía nên tôi không mấy xúc động khi có những ngọn me nhỏ chao vào vạt áo, vương lên gót chân. Tôi và Hoàng đi đến một quán café đầu đường, Hoàng kéo ghế cho tôi :
- Ngọc uống chi ?
- Cho Ngọc café phin.
Hoàng ngạc nhiên :
- Ngọc... hình như lúc trước Ngọc ghét café lắm mà.
Tôi nhìn xuống bàn :
- Mỗi thời mỗi khác chứ anh. Hiện chừ, Ngọc yêu thích men đắng thấm thía của café.
Hoàng nhíu mày :
- Ngọc, xin lỗi Ngọc, tôi hơi tò mò một tí, hình như... Ngọc đang có chuyện buồn phải không ?
Người hầu bàn đã mang café lên. Tôi nhìn những giọt đen rơi đều đặn giữa lòng chiếc cốc thủy tinh, cười nhẹ :
- Anh đoán hơi đúng đó, nhưng nếu anh còn hỏi nữa, Ngọc sẽ không biết đường trả lời mô. Vì nỗi buồn của Ngọc là nỗi buồn không tên mà.
- Nỗi buồn nào mà chẳng có nguyên nhân.
Tôi chống chế :
- Trường hợp của Ngọc khác mà.
Bầu không khí chùng xuống, Hoàng cố gắng pha trò :
- Vậy nỗi buồn không tên của Ngọc số mấy ?
Tôi cười khẽ :
- Nỗi buồn không tên số zéro.
Hoàng im lặng. Anh cúi đầu xoay xoay ly nước ngọt trong tay :
- Ngọc giấu tôi ?
- Không, nhưng Ngọc không có chuyện chi buồn hết, làm thân con gái mà hay buồn vô duyên lắm anh.
Hoàng nói sang chuyện khác :
- Dạo ni bài vở bên luật đã nhiều chưa Ngọc ?
Tôi bảo anh :
- Cũng chưa có chi nhiều lắm mô anh. Nhưng đi ghi cours cực kinh khủng.
- Răng lại cực ?
- Sinh viên đông quá anh, giảng đường không có chỗ chứa, phải đứng lan ra ngoài. Có nhiều khi đi học về, Ngọc muốn gẫy xương sống luôn.
Hoàng nâng ly lên môi :
- Phiền quá hỉ. Hay là Ngọc chịu khó đi sớm một chút để giành chỗ.
Tôi nhìn Hoàng :
- Trời ơi, tụi nó còn đi sớm hơn mình nữa. Đôi khi Ngọc có cảm tưởng tụi nó ngủ ngay trong giảng đường để sáng hôm sau lại tiếp tục học nữa đó.
Hoàng nhắc :
- Café của Ngọc được rồi đấy.
Tôi múc một muỗng đường bỏ vào cốc quậy đều.
- Ngọc uống ít đường rứa ?
- Ngọc thích uống đắng.
- Coi chừng ngủ không được đó.
Tôi xót xa :
- Có đêm nào Ngọc ngủ được mô.
Tôi ngưng bặt, tôi sợ Hoàng thắc mắc, tôi sợ Hoàng thăm hỏi lại chuyện cũ, nên tôi nói lảng :
- Anh Hoàng nì, chị Quyên nhắc anh luôn đó. Bữa trước nhận được thư anh, chị ấy cứ hỏi thăm anh hoài.
Hoàng vui vẻ :
- Chị Quyên vẫn mạnh chứ ? Ni tôi nghe Tuyết nói chuyện, chị Quyên sắp có tin mừng phải không ?
Tin mừng của chị Quyên là tin buồn của tôi. Hỷ tín đưa chị Quyên lên xe hoa về nhà chồng là cáo phó đem xe tang đến chở linh hồn tôi về cõi hư vô.
Tôi muốn quên mà, tôi không muốn nhớ nữa mà, sao Hoàng nhắc lại làm gì, Hoàng ác lắm đó nghe.
- Ngọc, có phải rứa không ?
Tôi ngẩn ngơ :
- Chi anh ? À, chuyện chị Quyên hả ? Răng con Tuyết biết được rứa ?
- Hôm Noel Tuyết có đến nhà Ngọc, nghe hai bác bên nhà nói lại, chị Quyên đã gặp được ý trung nhân tại Sàigòn, hình như anh ấy là kỹ sư điện ?
Tôi gượng vui :
- Thiệt chuyện trong nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã nghe rồi.
- Chị Quyên có định tiếp tục học nữa không Ngọc ?
- Ngọc cũng không biết nữa, nhưng chắc còn lâu, cũng phải chờ đến hè cho chị Quyên thi xong đã.
Tôi chán nản. Câu chuyện vẫn xoay quanh trục "chị Quyên và anh Hữu". Tôi đang trốn chạy mà sao câu chuyện đó cứ dai dẳng theo đuổi tôi mãi thế.
Buổi trưa hôm đó Hoàng đưa tôi về. Châu Hà còn mải mê theo dõi trận đấu, nó bảo tôi :
- Mày về trước đừng giận tao nghe.
Rồi nó nói nhỏ vào tai tôi :
- Mùi vậy mày. Thế mà dấu người ta héng.
Tôi cười xuề xòa. Không chấp nhận mà cũng không phản đối, cứ cho nó tưởng như thật đi. Có một người yêu như Hoàng có gì là đáng xấu hổ đâu.
Chị Quyên gặp Hoàng reo lên mừng rỡ :
- Kìa Hoàng.
- Thưa chị.
- Vô khi mô rứa Hoàng ?
- Dạ em vào với phái đoàn thể thao, hơn một tuần ni rồi.
- Rứa mà Hoàng tệ, rứa mà Hoàng không ghé đây chơi.
Hoàng ngồi xuống ghế :
- Dạ bữa ni em ghé đây bắt chị khao rứa.
Chị Quyên ngạc nhiên :
- Khao chi ?
Hoàng cười :
- Chị giả đò chưa, cho em biết mặt anh ấy với nờ.
Chị Quyên nhìn tôi rồi quay sang Hoàng :
- Con Ngọc nói phải không ?
Tôi la lên :
- Chị đừng nghi bậy nghe, em không có mô đó.
Hoàng đỡ lời :
- Không phải Ngọc mô chị Quyên. Hoàng Tuyết nói đó.
- Răng con Tuyết lại biết chuyện ni tài rứa ?
- Tuyết nó bảo hai bác bên nhà cho nó hay.
Chị Quyên hơi đỏ mặt :
- Ba me chi lạ ghê, chưa chi hết mà.
Tôi nói không suy nghĩ :
- Chuyện chắc rứa thì ba me phải tuyên bố cho thiên hạ cùng mừng chứ, có chi đáng giấu mô.
Tôi muốn nói : "Có chi đáng giấu như chuyện của chị với thầy Thông mô ?". Nhưng tôi không đủ can đảm, tội nghiệp chị Quyên. Tôi chợt khinh tôi, hình như tôi đang ghen với hạnh phúc của chị.
Chị Quyên mời Hoàng ở lại ăn cơm nhưng Hoàng từ chối :
- Chị để em khi khác. Vì bữa ni em đi mà không dặn, sợ mấy đứa bạn chờ.
Tôi đưa Hoàng ra cổng, chị Quyên nhắn theo :
- Mai mốt lại chơi nghe Hoàng, lại ăn cơm món người Nam cho lạ miệng, chị Bếp ở đây nấu canh chua cá lóc ngon lắm.
Hoàng nói với tôi trước khi chia tay :
- Ngọc, ngày mai chủ nhật, tôi có thể mời Ngọc đi chơi được không ?
- Đi mô anh ?
Tôi hỏi xong mới thấy mình vô duyên, tôi đưa tay bịt mồm lại, rồi nói :
- Ngọc... Ngọc muốn hỏi anh là anh định rủ Ngọc đi chơi ở mô ?
- Bất cứ ở nơi nào mà Ngọc muốn, vì có Ngọc bên cạnh, chỗ nào tôi cũng thấy vui cả.
Tâm hồn tôi xao động nhẹ, tôi im lặng không tìm được câu trả lời. Hoàng nhìn tôi bằng đôi mắt trìu mến :
- Ngọc, Ngọc không từ chối chứ ?
Tôi đáp như cái máy :
- Dạ.
Hoàng vui ra mặt :
- Sáng mai 9 giờ tôi đến đón Ngọc nghe.
- Dạ.
Hoàng đi rồi tôi vẫn đứng thừ người dưới hàng hiên hoa giấy, mầu đỏ thắm như máu con tim tôi đang hòa lệ buồn từng đêm ướt lòng gối trắng. Tôi cố gợi lại trong tư tưởng, những hình ảnh, những kỷ niệm ngày tôi và Hoàng mới quen nhau, tôi cố mường tượng lại dáng dấp Hoàng với đôi mắt sáng, chiếc mũi thẳng, gương mặt cương nghị để xót xa quên đi dáng dấp của một hình bóng khác mà tôi không có quyền giữ lấy trong tim.
Nhưng làm sao em quên được anh đây Hữu, khi mà anh vẫn đến nhà hoài, vẫn cười đùa với em bằng những lời nói vô tình cay đắng, vẫn nhìn chị Quyên bằng đôi mắt trìu mến say mê. Anh như cơn lốc xoáy mà thân phận em chỉ là chiếc lá lạc loài, em bị cuốn xoay vào sầu não, em bị xô dần vào vực buồn suốt kiếp, em bị dầy xéo bởi bàn chân vô tình dẫm lên thân mong manh, Hữu, anh là kẻ bộ hành duy nhất gieo cho em niềm sầu khổ đó. Thôi anh, em xin anh, đừng cho em thấy mặt nữa, anh đi đi, anh đi đi, anh đi đi. Em là ngọn lá me nhỏ mà con đường Trần Quý Cáp thì thênh thang quá, em rơi khỏi tầm mắt anh như một kiếp dã tràng bất hạnh, xe cát hoài mà nào có thấy được ước mơ đâu ?
Tôi nhắm nghiền đôi mắt, hạnh phúc chỉ là một cái bóng, với tôi và cả Hoàng nữa, hai đứa tôi đang đuổi bắt hạnh phúc, tôi là hạnh phúc của Hoàng nhưng chính Hữu mới là nguồn hạnh phúc mà tôi hằng ao ước. Muộn mất rồi, hạnh phúc tôi đã tan như bọt sóng chảy trên mười đầu ngón tay. Hạnh phúc tôi đã như con gió thoảng qua đời người một lần để rồi không bao giờ còn trở lại tìm nhau nữa. Tôi chơi vơi trong bóng đêm đen, tôi lạc loài giữa vùng suy tư mịt mù. Nắng trưa đổ xuống hàng hiên, soi lên đỉnh đầu, chiếu chiếc bóng tôi thành một vòng tròn chung quanh chân. Chị Trinh đi học về trên xe nhà do bác Lễ lái, ngày hôm nay hai bác tôi bắt đầu nghỉ ở nhà vài bữa vì công việc đấu thầu trên Đàlạt đã tạm yên xong. Tôi vẫn đứng yên nhìn chị Trinh đóng cửa xe, thoăn thoắt bước lên bậc thềm.
- Kìa Ngọc, đi vào kẻo nắng.
Chị Quyên từ trong nhà chạy ra :
- Đố chị Trinh, con Ngọc nó đang nhìn mặt trời mà nghĩ đến cái chi ?
Tôi ngạc nhiên nhìn chị Quyên trong khi chị Trinh lắc đầu cười :
- Xin chịu, xin chịu.
Chị Quyên cười khúc khích :
- Nó nhìn mặt trời mà ngỡ là bóng trăng đó.
Rồi chị hát :
"Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có Hoàng lại nhà, cho Ngọc ngẩn ngơ".
Chị Trinh tròn mắt :
- Hoàng nào vậy, nhân vật mới hả ?
Chị Quyên giải thích :
- Nhân vật cũ ở Huế nhưng mới ở Sàigòn. Chị Trinh biết không ? Anh chàng Hoàng thường gửi thư cho Ngọc đó, vừa ở đây về xong.
Chị Trinh vỗ vai tôi, đùa :
- Ngọc xấu héng, sao không giữ anh Hoàng lại cho chị chiêm ngưỡng dung nhan mùa hạ với.
Tôi đi theo hai chị vào nhà không nói một câu. Có bào chữa, có giải thích cũng vô ích thôi, chị Quyên đã có "thành kiến" Hoàng là bồ của tôi rồi mà, bây giờ tôi có phủ nhận, thì chị Trinh vẫn tin chị Quyên hơn tôi. Tôi mở cửa bước vào phòng, tai vẫn nghe tiếng xì xầm của chị Quyên và chị Trinh đang chụm đầu vào nhau, chắc chẳng có chuyện gì ngoài chuyện của tôi và Hoàng đâu.
Buổi trưa tôi trằn trọc mãi, chị Quyên ngủ say bên tôi. Vẳng tiếng chuông đồng hồ phòng bên cạnh gõ hai tiếng, tôi khép đôi mắt mỏi mệt, miệng nhẩm đếm từ 1 đến 100 cố dỗ giấc ngủ, chợt tôi nghe tiếng nói thầm thì vẳng lên từ cửa sổ. Nền nhà của bác tôi rất cao, tầm cửa sổ của phòng tôi so với mặt đất ngoài sân có đến gần hai thước, nên tôi không thể thấy được người bên ngoài nếu người đó đứng sát cửa sổ. Tôi không dám ngẩng đầu lên nhìn ra xem thử ai đang đứng nói chuyện bên dưới, nhưng tôi cố vận dụng thính giác mình lắng nghe câu chuyện, tôi nhận ra tiếng chị Trinh :
- Không được, anh Chuyên, ba má em chiều nay ở nhà, em không đi được đâu.
- Có gì đâu mà Trinh phải sợ, anh vào xin phép ông bà cho Trinh đi nhé.
Tội nghiệp cho anh Chuyên nếu anh biết rằng hai bác tôi sẽ phản đối quyết liệt khi thấy chị Trinh đi chơi với anh, chị Trinh phải lấy chồng sang giàu như quan niệm của hai bác tôi, chị Trinh ơi, liệu chị có đủ can đảm vượt qua mọi thử thách cam go đang dẫy đầy trước mắt để được chung sống với người mình yêu không ?
- Trinh, em nghĩ sao, đi Lái Thiêu với anh nhé ?
Giọng chị Trinh nhỏ hẳn lại :
- Em sợ anh Trứ, em sợ ba má...
- Thì em nói dối là chiều nay có giờ học.
- Không được đâu anh, anh Trứ ảnh biết mà.
- Thì em bảo học thêm giờ cho kịp chương trình chẳng hạn, thiếu gì cách. Trinh, bộ em không yêu anh sao ?
Lời chị Trinh rưng rưng :
- Đừng nghi ngờ em, anh Chuyên, em yêu anh còn hơn em yêu em nữa. Thôi được, em sẽ đi Lái Thiêu với anh.
Tiếng giầy chị Trinh lướt lên bậc thềm tiến vào phòng tôi. Chị gõ cửa nhẹ :
- Quyên ơi.
Tôi trả lời :
- Chị Quyên ngủ rồi chị Trinh ơi, có em đây.
Tôi bước ra mở cửa, chị Trinh thò đầu vào :
- Ngọc, chị dặn em cái này.
Tôi đoán biết được những điều chị sắp nói nhưng tôi vẫn vờ hỏi :
- Chi rứa chị ?
Chị Trinh thì thầm vào tai tôi :
- Chiều nay... chiều nay chị đi chơi với anh Chuyên, hai bác hoặc anh Trứ có hỏi, em bảo chị sang nhà chị Huệ tập làm bánh nhé. Gắng giúp chị nghe Ngọc.
Tôi gật đầu mạnh dạn :
- Chị yên chí đi. Em mà nói dối thì khỏi chê. Chúc chị đi vui vẻ nghe. À, mà chị nhớ mua trái cây cho em với đó.
- Ồ đâu có được.
- Răng rứa ?
- Mua ít trái cây về cho Ngọc chả khác chi lạy ông tôi ở bụi này, chị đi lén mà.
Tôi vịn vai chị Trinh :
- Chết, răng em ngu rứa không biết. Thôi chúc chị đi vui vẻ nghe.
Tôi trở lại giường nằm, chị Quyên nói lớ mớ trong giấc mơ. Vẫn không ngủ được, tôi nhổm người dậy nhìn ra khỏi cửa sổ, thoáng chiếc xe Jeep trắng của anh Chuyên vừa khuất sau khúc quanh cuối đường. Tôi bước xuống giường, đi ra nhà sau rửa mặt, bác Phán trai từ trên cầu thang bước xuống gọi :
- Trinh ơi, Trinh ơi.
Bác ra tới phòng khách :
- Con Trinh đâu rồi ? Con Trinh đâu rồi ?
Bác Phán gái đang sửa mấy cánh hoa glaieul trên bàn :
- Có chuyện gì vậy ông ?
- Tôi kiếm con Trinh. Nó đâu rồi ?
- Nó dậy trước tôi mà, chắc nó ra sau vườn.
Anh Trứ từ phòng tắm bước ra, tay cầm chiếc khăn lông lau đầu tóc ướt nhẹp :
- Ba kiếm nó mất công, nó đi vắng rồi.
Tôi giật thót mình, tôi sợ anh Trứ chế thêm dầu vào lửa.
- Nó đi đâu ?
Trong thoáng suy nghĩ tíc tắc, tôi chạy vào phòng khách :
- Dạ thưa hai bác, chị Trinh vừa mới sang nhà chị Huệ tập làm bánh.
Bác Phán trai nhìn tôi, bác Phán gái nhìn tôi, anh Trứ cũng nhìn tôi. Tôi bối rối quá, tay chân tôi không biết để đâu, tôi có cảm tưởng như mọi người đang đọc thấy sự dối gian trong mắt tôi.
Bác trai hỏi :
- Con Trinh nó bảo với cháu như vậy à ?
- Dạ.
Anh Trứ lại gạn :
- Ngọc có thấy Trinh đi với ai không ?
Tôi đáp tỉnh bơ :
- Dạ không, em đang ngủ trưa, chị Trinh vào thức, chị nhắn em thưa lại với hai bác như rứa đó.
Anh Trứ gật gù, anh bảo tôi :
- Thôi Ngọc về phòng đi, anh có chuyện riêng muốn nói với hai bác.
Tôi lo âu có chuyện bất thường xảy ra, nhưng không làm sao cãi được, tôi đành riu ríu đi vào phòng. Chị Quyên vừa thức dậy, đưa mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi thầm thì :
- Bể dĩa rồi.
Bản tính tò mò của chị Quyên bùng dậy :
- Chi rứa Ngọc ? Ai bể dĩa rứa ?
Tôi rỉ tai chị :
- Chiều ni chị Trinh đi Lái Thiêu với anh Chuyên, bể dĩa rồi.
- Bộ hai bác biết hả ?
- Chưa, nhưng anh Trứ sắp nói cho hai bác biết, anh Trứ vô hậu ghê, người chi mà đoản rứa không biết.
- Bộ anh Trứ rõ chuyện rồi hả ?
- Anh ấy mới nghi thôi, nhưng chắc anh không tin chị Trinh qua nhà chị Huệ mô .
- Thiệt anh Trứ dễ sợ quá Ngọc hí.
Giọng anh Trứ oang oang trong phòng khách :
- Con dám chắc với ba má rằng, chiều nay con Trinh đi chơi với thằng Chuyên một trăm phần trăm đó.
Bác Phán gái có vẻ lo âu :
- Nguy quá rồi, ai ngờ cơ sự lại xảy ra như thế. Kìa ông, sao ông ngồi lặng yên thế?
Bác Phán trai :
- Tôi vừa ra nhà chú Lễ, thằng Chuyên đi vắng rồi. Lập luận của thằng Trứ thế mà đúng.
Anh Trứ :
- Chắc chắn mà ba, ba má tin con đi, rồi con sẽ giúp ba má chặn đứng cuộc tình duyên đầy lợi dụng này.
- Mình đi tìm chúng nó đi.
Lời anh Trứ pha chút mỉa mai :
- Chiều thứ bảy mà ba má tìm chúng nó nào khác gì mò kim đáy biển.
Tôi chợt thấy ghét cay ghét đắng anh Trứ, tôi bảo chị Quyên :
- Con trai như anh Trứ thiệt vô duyên. Cái miệng tóe loe kinh khủng.
Chị Quyên giấu miệng trong bàn tay :
- Anh ấy sợ anh Chuyên xen vô gia đình này để lấy hết gia tài của anh đó.
Tôi bĩu môi :
- Xí ai mà thèm, anh Trứ coi đồng tiền bằng cái nón rồi cứ tưởng ai cũng như mình hết.
- Suy bụng ta ra bụng người mà.
- Em ghét anh Trứ.
- Chị cũng rứa.
- Em thương anh Chuyên.
Chị Quyên cú vào đầu tôi :
- Lớn đầu rồi mà ăn nói vô duyên chưa ?
Tôi sực nhớ ra, lè lưỡi rùn vai :
- Chết cha, em nói ẩu quá trời. Nhưng mà... em nói với ý khác, chị hay suy diễn tầm bậy ghê đó.
- Thôi để chị đi rửa mặt học bài cho rồi.
Chúng tôi len lén đi ngang qua phòng khách để ra sau vườn, không dám gây tiếng động mạnh. Bác Phán trai đang ngồi ôm đầu trên ghế, vầng trán nhíu lại như đang suy nghĩ một chuyện gì ghê gớm lắm.
Tối hôm đó chị Trinh đi chơi về không bị la, đó là một điều lạ làm tôi và chị Quyên thắc mắc hoài trong suốt bữa cơm. Anh Trứ giả vờ hỏi thăm chị sang nhà chị Huệ có gì vui không, làm bánh có khéo không hay là vẫn bị hư như lần trước. Gương mặt chị Trinh rạng ngời như sao băng, chị vừa líu lo nói chuyện vừa nhìn tôi bằng đôi mắt biết ơn, nhưng tôi không dám ngó chị, tôi thẹn thùng với chính tôi, chị Trinh ơi, chị ngây thơ quá, chị vô tình quá, em bị bể dĩa rồi, chị cũng bị bể dĩa rồi mà chị nào có hay biết đâu ? Sao chị không chịu suy nghĩ sâu thêm một chút, có bao giờ sau buổi chị đi chơi về mà anh Trứ lại vui vẻ như vậy đâu. Tôi đưa bàn tay lên ngực lo sợ vu vơ. Mà quả thật vậy, chị Trinh tìm đến phòng chúng tôi vào lúc nửa đêm, đôi mắt đỏ mọng :
- Mình khổ quá hai bồ ơi.
Chị Quyên kéo tay tôi, hai đứa cùng tung drap ngồi dậy.
- Chi rứa chị Trinh ?
Chị Trinh ngồi xuống giường :
- Chuyện mình và Chuyên ba má mình biết rồi.
Chị Quyên hỏi :
- Rứa hai bác có nói chi không ?
- Ba mình và anh Trứ thì phản đối quyết liệt lắm, còn má mình thì chỉ khóc thôi, nhưng chính những giọt nước mắt đó đã làm mình khổ đứt ruột đó.
Tôi không biết khuyên gì hơn nên đành ngồi lặng thinh. Chị Quyên nắm tay chị Trinh :
- Chị đã có ý định chi chưa ?
Chị Trinh lắc đầu :
- Không cho mình gặp Chuyên chắc mình chết mất.
Tôi góp ý :
- Chị đừng nghĩ quẩn như rứa, hai bác thương chị, hai bác không nỡ làm chị khổ mô.
Chị Trinh chán nản :
- Tất cả mọi người trong nhà đều sống bằng lý trí, không ai thông cảm được chị hết.
Chị Trinh đứng dậy :
- Thôi mình về phòng cho hai bồ ngủ.
Tôi rủ :
- Hay là chị ngủ luôn đây với tụi này.
- Thôi.
Chị Trinh đi ra cửa buồn thiu, tôi nói với chị Quyên :
- Có tiền có bạc chưa hẳn là hạnh phúc.
Chị Quyên đưa tay che miệng ngáp :
- Ngọc bữa ni triết lý ghê ta.
- Ngọc, sao, mạnh hẳn chưa ?
- Dĩ nhiên là lành rồi tao mới tới trường chứ, à mi thi thể thao về hạng mấy ?
Châu Hà bĩu môi :
- Xui quá xui, hôm đó tao bị trặc chân nên về tư. Tuy nhiên, Sàigòn mình vẫn chiếm huy chương vàng, phần thưởng về tay chị Hằng bên Khoa học.
Như chợt nhớ ra điều gì, Châu Hà reo lên :
- Chút xíu nữa quên, nè Ngọc, hai giờ sau nghỉ, tụi mình sang trường Khoa học coi bóng rổ nghe.
Tôi bảo :
- Coi bóng rổ có chi hấp dẫn mô mà mi ham rứa ?
Châu Hà xịu mặt :
- Mày chìu tao một chút xíu đi Ngọc, suốt tuần này, tao đi coi thể thao có một mình, buồn kinh khủng đó.
Đã đến giờ vào học, tôi kéo tay Châu Hà :
- Ừ đi thì đi, chưa chi cái mặt đã xìu xuống giống cái lốp xe đạp rứa, dị chưa.
Châu Hà véo nhẹ vào vai tôi, hai đứa cùng im lặng. Giờ Công Pháp kéo dài buồn thiu, nhưng rồi cũng qua đi. Châu Hà dắt chiếc Yamaha ra cổng :
- Nhanh lên mày, Ngọc, mười giờ người ta bắt đầu đó.
Thật tình cờ tôi gặp Hoàng trong đội bóng rổ thuộc viện Đại Học Huế. Tôi kêu :
- Kìa anh Hoàng.
- Ngọc.
Đôi mắt Hoàng bối rối, cánh môi Hoàng run run :
- Ngọc...
Tôi trách :
- Răng anh vô Sàigòn mà không ghé Ngọc ?
Hoàng cúi đầu :
- Tại Ngọc chứ.
- Ơ…
- Tại vì Ngọc không trả lời thư của tôi.
Tôi cố bào chữa :
- Tại… Ngọc chưa kịp trả lời chứ không phải là Ngọc không trả lời.
Hoàng cười buồn :
- Tôi chờ thư Ngọc dễ sợ. Cả tháng hơn chứ ít mô.
- Ngọc xin lỗi anh, Ngọc... tại Ngọc bận quá.
Hoàng hỏi tôi :
- Ngọc vẫn ở chỗ cũ chứ?
- Dạ, khi mô rảnh Ngọc mời anh qua chơi, nhà Ngọc xa lắm, tận bên cầu chữ Y lận.
Hoàng âu yếm nhìn tòi :
- Dù xa cách mấy tôi cũng phải tìm đến chứ.
Tôi nghe lòng vui vui :
- Ủa răng anh không vào cuộc ? Trận đấu đã bắt đầu rồi mà.
Hoàng lắc đầu :
- Có người bạn vừa mới thế tôi. Ngọc có thích xem bóng rổ không ?
Tôi cười :
- Tại con bạn nó rủ, chứ thật ra Ngọc không ưa lắm.
- Mình ra quán uống nước nghe Ngọc.
Tôi nhìn quanh, Châu Hà thấy tôi đứng nói chuyện với Hoàng nên bỏ đi đâu mất. Hoàng hỏi :
- Ngọc kiếm ai rứa ?
- Con bạn của Ngọc, nó vừa mới đây chừ mô rồi !
- Cô áo xanh hồi nãy cùng đi với Ngọc phải không ?
- Dạ.
Hoàng chỉ tay ra xa, tôi nhìn theo, gương mặt Châu Hà sáng ngời dưới ánh nắng ban mai chan hòa cây lá khuôn viên, cô nàng đang vỗ tay cổ võ cho đội bóng rổ nhà, đôi môi hồng cười rạng rỡ phô hai hàm răng trắng trong, tôi thầm nghĩ vô tư như Châu Hà vậy mà khỏe, đa sầu đa cảm như mình chỉ chuốc khổ vào thân mà thôi.
- Ngọc đang suy nghĩ chi rứa ?
Tôi giật mình :
- À… không anh. Ngọc có nghĩ chi mô.
Hoàng lại nhắc :
- Mình vào quán gần đây uống nước nghe Ngọc.
Tôi bước theo Hoàng, những hạt cát hai bên đường như reo vui, cỏ xanh mơn mởn và cây hoa sứ trước cổng trường chập chùng muôn nụ trắng tươi, lá me bay chơi vơi trên đường Cộng Hoà, hàng cây nghiêng và chỉ có một phía nên tôi không mấy xúc động khi có những ngọn me nhỏ chao vào vạt áo, vương lên gót chân. Tôi và Hoàng đi đến một quán café đầu đường, Hoàng kéo ghế cho tôi :
- Ngọc uống chi ?
- Cho Ngọc café phin.
Hoàng ngạc nhiên :
- Ngọc... hình như lúc trước Ngọc ghét café lắm mà.
Tôi nhìn xuống bàn :
- Mỗi thời mỗi khác chứ anh. Hiện chừ, Ngọc yêu thích men đắng thấm thía của café.
Hoàng nhíu mày :
- Ngọc, xin lỗi Ngọc, tôi hơi tò mò một tí, hình như... Ngọc đang có chuyện buồn phải không ?
Người hầu bàn đã mang café lên. Tôi nhìn những giọt đen rơi đều đặn giữa lòng chiếc cốc thủy tinh, cười nhẹ :
- Anh đoán hơi đúng đó, nhưng nếu anh còn hỏi nữa, Ngọc sẽ không biết đường trả lời mô. Vì nỗi buồn của Ngọc là nỗi buồn không tên mà.
- Nỗi buồn nào mà chẳng có nguyên nhân.
Tôi chống chế :
- Trường hợp của Ngọc khác mà.
Bầu không khí chùng xuống, Hoàng cố gắng pha trò :
- Vậy nỗi buồn không tên của Ngọc số mấy ?
Tôi cười khẽ :
- Nỗi buồn không tên số zéro.
Hoàng im lặng. Anh cúi đầu xoay xoay ly nước ngọt trong tay :
- Ngọc giấu tôi ?
- Không, nhưng Ngọc không có chuyện chi buồn hết, làm thân con gái mà hay buồn vô duyên lắm anh.
Hoàng nói sang chuyện khác :
- Dạo ni bài vở bên luật đã nhiều chưa Ngọc ?
Tôi bảo anh :
- Cũng chưa có chi nhiều lắm mô anh. Nhưng đi ghi cours cực kinh khủng.
- Răng lại cực ?
- Sinh viên đông quá anh, giảng đường không có chỗ chứa, phải đứng lan ra ngoài. Có nhiều khi đi học về, Ngọc muốn gẫy xương sống luôn.
Hoàng nâng ly lên môi :
- Phiền quá hỉ. Hay là Ngọc chịu khó đi sớm một chút để giành chỗ.
Tôi nhìn Hoàng :
- Trời ơi, tụi nó còn đi sớm hơn mình nữa. Đôi khi Ngọc có cảm tưởng tụi nó ngủ ngay trong giảng đường để sáng hôm sau lại tiếp tục học nữa đó.
Hoàng nhắc :
- Café của Ngọc được rồi đấy.
Tôi múc một muỗng đường bỏ vào cốc quậy đều.
- Ngọc uống ít đường rứa ?
- Ngọc thích uống đắng.
- Coi chừng ngủ không được đó.
Tôi xót xa :
- Có đêm nào Ngọc ngủ được mô.
Tôi ngưng bặt, tôi sợ Hoàng thắc mắc, tôi sợ Hoàng thăm hỏi lại chuyện cũ, nên tôi nói lảng :
- Anh Hoàng nì, chị Quyên nhắc anh luôn đó. Bữa trước nhận được thư anh, chị ấy cứ hỏi thăm anh hoài.
Hoàng vui vẻ :
- Chị Quyên vẫn mạnh chứ ? Ni tôi nghe Tuyết nói chuyện, chị Quyên sắp có tin mừng phải không ?
Tin mừng của chị Quyên là tin buồn của tôi. Hỷ tín đưa chị Quyên lên xe hoa về nhà chồng là cáo phó đem xe tang đến chở linh hồn tôi về cõi hư vô.
Tôi muốn quên mà, tôi không muốn nhớ nữa mà, sao Hoàng nhắc lại làm gì, Hoàng ác lắm đó nghe.
- Ngọc, có phải rứa không ?
Tôi ngẩn ngơ :
- Chi anh ? À, chuyện chị Quyên hả ? Răng con Tuyết biết được rứa ?
- Hôm Noel Tuyết có đến nhà Ngọc, nghe hai bác bên nhà nói lại, chị Quyên đã gặp được ý trung nhân tại Sàigòn, hình như anh ấy là kỹ sư điện ?
Tôi gượng vui :
- Thiệt chuyện trong nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã nghe rồi.
- Chị Quyên có định tiếp tục học nữa không Ngọc ?
- Ngọc cũng không biết nữa, nhưng chắc còn lâu, cũng phải chờ đến hè cho chị Quyên thi xong đã.
Tôi chán nản. Câu chuyện vẫn xoay quanh trục "chị Quyên và anh Hữu". Tôi đang trốn chạy mà sao câu chuyện đó cứ dai dẳng theo đuổi tôi mãi thế.
Buổi trưa hôm đó Hoàng đưa tôi về. Châu Hà còn mải mê theo dõi trận đấu, nó bảo tôi :
- Mày về trước đừng giận tao nghe.
Rồi nó nói nhỏ vào tai tôi :
- Mùi vậy mày. Thế mà dấu người ta héng.
Tôi cười xuề xòa. Không chấp nhận mà cũng không phản đối, cứ cho nó tưởng như thật đi. Có một người yêu như Hoàng có gì là đáng xấu hổ đâu.
Chị Quyên gặp Hoàng reo lên mừng rỡ :
- Kìa Hoàng.
- Thưa chị.
- Vô khi mô rứa Hoàng ?
- Dạ em vào với phái đoàn thể thao, hơn một tuần ni rồi.
- Rứa mà Hoàng tệ, rứa mà Hoàng không ghé đây chơi.
Hoàng ngồi xuống ghế :
- Dạ bữa ni em ghé đây bắt chị khao rứa.
Chị Quyên ngạc nhiên :
- Khao chi ?
Hoàng cười :
- Chị giả đò chưa, cho em biết mặt anh ấy với nờ.
Chị Quyên nhìn tôi rồi quay sang Hoàng :
- Con Ngọc nói phải không ?
Tôi la lên :
- Chị đừng nghi bậy nghe, em không có mô đó.
Hoàng đỡ lời :
- Không phải Ngọc mô chị Quyên. Hoàng Tuyết nói đó.
- Răng con Tuyết lại biết chuyện ni tài rứa ?
- Tuyết nó bảo hai bác bên nhà cho nó hay.
Chị Quyên hơi đỏ mặt :
- Ba me chi lạ ghê, chưa chi hết mà.
Tôi nói không suy nghĩ :
- Chuyện chắc rứa thì ba me phải tuyên bố cho thiên hạ cùng mừng chứ, có chi đáng giấu mô.
Tôi muốn nói : "Có chi đáng giấu như chuyện của chị với thầy Thông mô ?". Nhưng tôi không đủ can đảm, tội nghiệp chị Quyên. Tôi chợt khinh tôi, hình như tôi đang ghen với hạnh phúc của chị.
Chị Quyên mời Hoàng ở lại ăn cơm nhưng Hoàng từ chối :
- Chị để em khi khác. Vì bữa ni em đi mà không dặn, sợ mấy đứa bạn chờ.
Tôi đưa Hoàng ra cổng, chị Quyên nhắn theo :
- Mai mốt lại chơi nghe Hoàng, lại ăn cơm món người Nam cho lạ miệng, chị Bếp ở đây nấu canh chua cá lóc ngon lắm.
Hoàng nói với tôi trước khi chia tay :
- Ngọc, ngày mai chủ nhật, tôi có thể mời Ngọc đi chơi được không ?
- Đi mô anh ?
Tôi hỏi xong mới thấy mình vô duyên, tôi đưa tay bịt mồm lại, rồi nói :
- Ngọc... Ngọc muốn hỏi anh là anh định rủ Ngọc đi chơi ở mô ?
- Bất cứ ở nơi nào mà Ngọc muốn, vì có Ngọc bên cạnh, chỗ nào tôi cũng thấy vui cả.
Tâm hồn tôi xao động nhẹ, tôi im lặng không tìm được câu trả lời. Hoàng nhìn tôi bằng đôi mắt trìu mến :
- Ngọc, Ngọc không từ chối chứ ?
Tôi đáp như cái máy :
- Dạ.
Hoàng vui ra mặt :
- Sáng mai 9 giờ tôi đến đón Ngọc nghe.
- Dạ.
Hoàng đi rồi tôi vẫn đứng thừ người dưới hàng hiên hoa giấy, mầu đỏ thắm như máu con tim tôi đang hòa lệ buồn từng đêm ướt lòng gối trắng. Tôi cố gợi lại trong tư tưởng, những hình ảnh, những kỷ niệm ngày tôi và Hoàng mới quen nhau, tôi cố mường tượng lại dáng dấp Hoàng với đôi mắt sáng, chiếc mũi thẳng, gương mặt cương nghị để xót xa quên đi dáng dấp của một hình bóng khác mà tôi không có quyền giữ lấy trong tim.
Nhưng làm sao em quên được anh đây Hữu, khi mà anh vẫn đến nhà hoài, vẫn cười đùa với em bằng những lời nói vô tình cay đắng, vẫn nhìn chị Quyên bằng đôi mắt trìu mến say mê. Anh như cơn lốc xoáy mà thân phận em chỉ là chiếc lá lạc loài, em bị cuốn xoay vào sầu não, em bị xô dần vào vực buồn suốt kiếp, em bị dầy xéo bởi bàn chân vô tình dẫm lên thân mong manh, Hữu, anh là kẻ bộ hành duy nhất gieo cho em niềm sầu khổ đó. Thôi anh, em xin anh, đừng cho em thấy mặt nữa, anh đi đi, anh đi đi, anh đi đi. Em là ngọn lá me nhỏ mà con đường Trần Quý Cáp thì thênh thang quá, em rơi khỏi tầm mắt anh như một kiếp dã tràng bất hạnh, xe cát hoài mà nào có thấy được ước mơ đâu ?
Tôi nhắm nghiền đôi mắt, hạnh phúc chỉ là một cái bóng, với tôi và cả Hoàng nữa, hai đứa tôi đang đuổi bắt hạnh phúc, tôi là hạnh phúc của Hoàng nhưng chính Hữu mới là nguồn hạnh phúc mà tôi hằng ao ước. Muộn mất rồi, hạnh phúc tôi đã tan như bọt sóng chảy trên mười đầu ngón tay. Hạnh phúc tôi đã như con gió thoảng qua đời người một lần để rồi không bao giờ còn trở lại tìm nhau nữa. Tôi chơi vơi trong bóng đêm đen, tôi lạc loài giữa vùng suy tư mịt mù. Nắng trưa đổ xuống hàng hiên, soi lên đỉnh đầu, chiếu chiếc bóng tôi thành một vòng tròn chung quanh chân. Chị Trinh đi học về trên xe nhà do bác Lễ lái, ngày hôm nay hai bác tôi bắt đầu nghỉ ở nhà vài bữa vì công việc đấu thầu trên Đàlạt đã tạm yên xong. Tôi vẫn đứng yên nhìn chị Trinh đóng cửa xe, thoăn thoắt bước lên bậc thềm.
- Kìa Ngọc, đi vào kẻo nắng.
Chị Quyên từ trong nhà chạy ra :
- Đố chị Trinh, con Ngọc nó đang nhìn mặt trời mà nghĩ đến cái chi ?
Tôi ngạc nhiên nhìn chị Quyên trong khi chị Trinh lắc đầu cười :
- Xin chịu, xin chịu.
Chị Quyên cười khúc khích :
- Nó nhìn mặt trời mà ngỡ là bóng trăng đó.
Rồi chị hát :
"Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có Hoàng lại nhà, cho Ngọc ngẩn ngơ".
Chị Trinh tròn mắt :
- Hoàng nào vậy, nhân vật mới hả ?
Chị Quyên giải thích :
- Nhân vật cũ ở Huế nhưng mới ở Sàigòn. Chị Trinh biết không ? Anh chàng Hoàng thường gửi thư cho Ngọc đó, vừa ở đây về xong.
Chị Trinh vỗ vai tôi, đùa :
- Ngọc xấu héng, sao không giữ anh Hoàng lại cho chị chiêm ngưỡng dung nhan mùa hạ với.
Tôi đi theo hai chị vào nhà không nói một câu. Có bào chữa, có giải thích cũng vô ích thôi, chị Quyên đã có "thành kiến" Hoàng là bồ của tôi rồi mà, bây giờ tôi có phủ nhận, thì chị Trinh vẫn tin chị Quyên hơn tôi. Tôi mở cửa bước vào phòng, tai vẫn nghe tiếng xì xầm của chị Quyên và chị Trinh đang chụm đầu vào nhau, chắc chẳng có chuyện gì ngoài chuyện của tôi và Hoàng đâu.
Buổi trưa tôi trằn trọc mãi, chị Quyên ngủ say bên tôi. Vẳng tiếng chuông đồng hồ phòng bên cạnh gõ hai tiếng, tôi khép đôi mắt mỏi mệt, miệng nhẩm đếm từ 1 đến 100 cố dỗ giấc ngủ, chợt tôi nghe tiếng nói thầm thì vẳng lên từ cửa sổ. Nền nhà của bác tôi rất cao, tầm cửa sổ của phòng tôi so với mặt đất ngoài sân có đến gần hai thước, nên tôi không thể thấy được người bên ngoài nếu người đó đứng sát cửa sổ. Tôi không dám ngẩng đầu lên nhìn ra xem thử ai đang đứng nói chuyện bên dưới, nhưng tôi cố vận dụng thính giác mình lắng nghe câu chuyện, tôi nhận ra tiếng chị Trinh :
- Không được, anh Chuyên, ba má em chiều nay ở nhà, em không đi được đâu.
- Có gì đâu mà Trinh phải sợ, anh vào xin phép ông bà cho Trinh đi nhé.
Tội nghiệp cho anh Chuyên nếu anh biết rằng hai bác tôi sẽ phản đối quyết liệt khi thấy chị Trinh đi chơi với anh, chị Trinh phải lấy chồng sang giàu như quan niệm của hai bác tôi, chị Trinh ơi, liệu chị có đủ can đảm vượt qua mọi thử thách cam go đang dẫy đầy trước mắt để được chung sống với người mình yêu không ?
- Trinh, em nghĩ sao, đi Lái Thiêu với anh nhé ?
Giọng chị Trinh nhỏ hẳn lại :
- Em sợ anh Trứ, em sợ ba má...
- Thì em nói dối là chiều nay có giờ học.
- Không được đâu anh, anh Trứ ảnh biết mà.
- Thì em bảo học thêm giờ cho kịp chương trình chẳng hạn, thiếu gì cách. Trinh, bộ em không yêu anh sao ?
Lời chị Trinh rưng rưng :
- Đừng nghi ngờ em, anh Chuyên, em yêu anh còn hơn em yêu em nữa. Thôi được, em sẽ đi Lái Thiêu với anh.
Tiếng giầy chị Trinh lướt lên bậc thềm tiến vào phòng tôi. Chị gõ cửa nhẹ :
- Quyên ơi.
Tôi trả lời :
- Chị Quyên ngủ rồi chị Trinh ơi, có em đây.
Tôi bước ra mở cửa, chị Trinh thò đầu vào :
- Ngọc, chị dặn em cái này.
Tôi đoán biết được những điều chị sắp nói nhưng tôi vẫn vờ hỏi :
- Chi rứa chị ?
Chị Trinh thì thầm vào tai tôi :
- Chiều nay... chiều nay chị đi chơi với anh Chuyên, hai bác hoặc anh Trứ có hỏi, em bảo chị sang nhà chị Huệ tập làm bánh nhé. Gắng giúp chị nghe Ngọc.
Tôi gật đầu mạnh dạn :
- Chị yên chí đi. Em mà nói dối thì khỏi chê. Chúc chị đi vui vẻ nghe. À, mà chị nhớ mua trái cây cho em với đó.
- Ồ đâu có được.
- Răng rứa ?
- Mua ít trái cây về cho Ngọc chả khác chi lạy ông tôi ở bụi này, chị đi lén mà.
Tôi vịn vai chị Trinh :
- Chết, răng em ngu rứa không biết. Thôi chúc chị đi vui vẻ nghe.
Tôi trở lại giường nằm, chị Quyên nói lớ mớ trong giấc mơ. Vẫn không ngủ được, tôi nhổm người dậy nhìn ra khỏi cửa sổ, thoáng chiếc xe Jeep trắng của anh Chuyên vừa khuất sau khúc quanh cuối đường. Tôi bước xuống giường, đi ra nhà sau rửa mặt, bác Phán trai từ trên cầu thang bước xuống gọi :
- Trinh ơi, Trinh ơi.
Bác ra tới phòng khách :
- Con Trinh đâu rồi ? Con Trinh đâu rồi ?
Bác Phán gái đang sửa mấy cánh hoa glaieul trên bàn :
- Có chuyện gì vậy ông ?
- Tôi kiếm con Trinh. Nó đâu rồi ?
- Nó dậy trước tôi mà, chắc nó ra sau vườn.
Anh Trứ từ phòng tắm bước ra, tay cầm chiếc khăn lông lau đầu tóc ướt nhẹp :
- Ba kiếm nó mất công, nó đi vắng rồi.
Tôi giật thót mình, tôi sợ anh Trứ chế thêm dầu vào lửa.
- Nó đi đâu ?
Trong thoáng suy nghĩ tíc tắc, tôi chạy vào phòng khách :
- Dạ thưa hai bác, chị Trinh vừa mới sang nhà chị Huệ tập làm bánh.
Bác Phán trai nhìn tôi, bác Phán gái nhìn tôi, anh Trứ cũng nhìn tôi. Tôi bối rối quá, tay chân tôi không biết để đâu, tôi có cảm tưởng như mọi người đang đọc thấy sự dối gian trong mắt tôi.
Bác trai hỏi :
- Con Trinh nó bảo với cháu như vậy à ?
- Dạ.
Anh Trứ lại gạn :
- Ngọc có thấy Trinh đi với ai không ?
Tôi đáp tỉnh bơ :
- Dạ không, em đang ngủ trưa, chị Trinh vào thức, chị nhắn em thưa lại với hai bác như rứa đó.
Anh Trứ gật gù, anh bảo tôi :
- Thôi Ngọc về phòng đi, anh có chuyện riêng muốn nói với hai bác.
Tôi lo âu có chuyện bất thường xảy ra, nhưng không làm sao cãi được, tôi đành riu ríu đi vào phòng. Chị Quyên vừa thức dậy, đưa mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi thầm thì :
- Bể dĩa rồi.
Bản tính tò mò của chị Quyên bùng dậy :
- Chi rứa Ngọc ? Ai bể dĩa rứa ?
Tôi rỉ tai chị :
- Chiều ni chị Trinh đi Lái Thiêu với anh Chuyên, bể dĩa rồi.
- Bộ hai bác biết hả ?
- Chưa, nhưng anh Trứ sắp nói cho hai bác biết, anh Trứ vô hậu ghê, người chi mà đoản rứa không biết.
- Bộ anh Trứ rõ chuyện rồi hả ?
- Anh ấy mới nghi thôi, nhưng chắc anh không tin chị Trinh qua nhà chị Huệ mô .
- Thiệt anh Trứ dễ sợ quá Ngọc hí.
Giọng anh Trứ oang oang trong phòng khách :
- Con dám chắc với ba má rằng, chiều nay con Trinh đi chơi với thằng Chuyên một trăm phần trăm đó.
Bác Phán gái có vẻ lo âu :
- Nguy quá rồi, ai ngờ cơ sự lại xảy ra như thế. Kìa ông, sao ông ngồi lặng yên thế?
Bác Phán trai :
- Tôi vừa ra nhà chú Lễ, thằng Chuyên đi vắng rồi. Lập luận của thằng Trứ thế mà đúng.
Anh Trứ :
- Chắc chắn mà ba, ba má tin con đi, rồi con sẽ giúp ba má chặn đứng cuộc tình duyên đầy lợi dụng này.
- Mình đi tìm chúng nó đi.
Lời anh Trứ pha chút mỉa mai :
- Chiều thứ bảy mà ba má tìm chúng nó nào khác gì mò kim đáy biển.
Tôi chợt thấy ghét cay ghét đắng anh Trứ, tôi bảo chị Quyên :
- Con trai như anh Trứ thiệt vô duyên. Cái miệng tóe loe kinh khủng.
Chị Quyên giấu miệng trong bàn tay :
- Anh ấy sợ anh Chuyên xen vô gia đình này để lấy hết gia tài của anh đó.
Tôi bĩu môi :
- Xí ai mà thèm, anh Trứ coi đồng tiền bằng cái nón rồi cứ tưởng ai cũng như mình hết.
- Suy bụng ta ra bụng người mà.
- Em ghét anh Trứ.
- Chị cũng rứa.
- Em thương anh Chuyên.
Chị Quyên cú vào đầu tôi :
- Lớn đầu rồi mà ăn nói vô duyên chưa ?
Tôi sực nhớ ra, lè lưỡi rùn vai :
- Chết cha, em nói ẩu quá trời. Nhưng mà... em nói với ý khác, chị hay suy diễn tầm bậy ghê đó.
- Thôi để chị đi rửa mặt học bài cho rồi.
Chúng tôi len lén đi ngang qua phòng khách để ra sau vườn, không dám gây tiếng động mạnh. Bác Phán trai đang ngồi ôm đầu trên ghế, vầng trán nhíu lại như đang suy nghĩ một chuyện gì ghê gớm lắm.
Tối hôm đó chị Trinh đi chơi về không bị la, đó là một điều lạ làm tôi và chị Quyên thắc mắc hoài trong suốt bữa cơm. Anh Trứ giả vờ hỏi thăm chị sang nhà chị Huệ có gì vui không, làm bánh có khéo không hay là vẫn bị hư như lần trước. Gương mặt chị Trinh rạng ngời như sao băng, chị vừa líu lo nói chuyện vừa nhìn tôi bằng đôi mắt biết ơn, nhưng tôi không dám ngó chị, tôi thẹn thùng với chính tôi, chị Trinh ơi, chị ngây thơ quá, chị vô tình quá, em bị bể dĩa rồi, chị cũng bị bể dĩa rồi mà chị nào có hay biết đâu ? Sao chị không chịu suy nghĩ sâu thêm một chút, có bao giờ sau buổi chị đi chơi về mà anh Trứ lại vui vẻ như vậy đâu. Tôi đưa bàn tay lên ngực lo sợ vu vơ. Mà quả thật vậy, chị Trinh tìm đến phòng chúng tôi vào lúc nửa đêm, đôi mắt đỏ mọng :
- Mình khổ quá hai bồ ơi.
Chị Quyên kéo tay tôi, hai đứa cùng tung drap ngồi dậy.
- Chi rứa chị Trinh ?
Chị Trinh ngồi xuống giường :
- Chuyện mình và Chuyên ba má mình biết rồi.
Chị Quyên hỏi :
- Rứa hai bác có nói chi không ?
- Ba mình và anh Trứ thì phản đối quyết liệt lắm, còn má mình thì chỉ khóc thôi, nhưng chính những giọt nước mắt đó đã làm mình khổ đứt ruột đó.
Tôi không biết khuyên gì hơn nên đành ngồi lặng thinh. Chị Quyên nắm tay chị Trinh :
- Chị đã có ý định chi chưa ?
Chị Trinh lắc đầu :
- Không cho mình gặp Chuyên chắc mình chết mất.
Tôi góp ý :
- Chị đừng nghĩ quẩn như rứa, hai bác thương chị, hai bác không nỡ làm chị khổ mô.
Chị Trinh chán nản :
- Tất cả mọi người trong nhà đều sống bằng lý trí, không ai thông cảm được chị hết.
Chị Trinh đứng dậy :
- Thôi mình về phòng cho hai bồ ngủ.
Tôi rủ :
- Hay là chị ngủ luôn đây với tụi này.
- Thôi.
Chị Trinh đi ra cửa buồn thiu, tôi nói với chị Quyên :
- Có tiền có bạc chưa hẳn là hạnh phúc.
Chị Quyên đưa tay che miệng ngáp :
- Ngọc bữa ni triết lý ghê ta.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 8