2
Anh Trứ đón chị em tôi ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất. Người bạn đi
cạnh anh, nhìn chúng tôi cười, hàm răng trắng đều và con mắt có đuôi.
Anh Trứ giới thiệu :
- Anh xin giới thiệu, đây là anh Hữu, bạn đồng nghiệp và cũng là bạn thân nhất của anh, còn đây là Quyên và Ngọc, hai cô em họ, vào Saigon để tiếp tục dồi mài kinh sử đấy Hữu.
Hữu gật đầu chào chị Quyên rồi quay sang tôi :
- Hân hạnh được biết hai cô.
Tim tôi đập rộn ràng, đôi mắt Hữu êm đềm như vỗ về ru ngủ, chiếc xách trên tay tôi lơi đi và nghiêng xuống đất. Chị Quyên đỡ lấy :
- Ngọc, khéo đổ, làm chi mà thẫn thờ rứa?
Giọng Huế đặc sệt của chị Quyên làm Hữu mỉm cười, chị Quyên hơi đỏ mặt, anh Trứ xen vào :
- Con gái Huế có khác, hơi một tí là đỏ mặt. Hữu, mày cười cái gì đó, coi chừng nhé, tao cũng là gốc Huế đấy.
Hữu xua tay :
- Thằng này nhiều chuyện, mày phải biết phân biệt những nụ cười chứ. Có những nụ cười thán phục và có những nụ cười chế nhạo. Tao đang ở vào trường hợp thứ nhất. Cô Quyên nói giọng Huế thật hay, như tiếng chim hót ấy.
Đôi má chị Quyên càng ửng hồng, tôi nghe lòng buồn buồn, hình như Hữu không để ý gì đến tôi cả. Anh Trứ dục :
- Thôi tất cả ra xe tôi đưa về.
Tôi hỏi anh :
- Xe nhà vào được phi trường hả anh ?
- Phải có giấy Ngọc à, tụi anh phải để căn cước ngoài trạm kiểm soát đấy.
- Phiền ghê anh hí.
Anh Trứ không đáp, đôi mắt anh nhìn đăm đăm con đường trước mặt. Trời Saigon oi bức thật khó chịu. Hãy còn mùa mưa, mây đen giăng nghịt một góc trời, hơi nhựa trên mặt đường bốc lên nhức cả đầu. Hữu ngồi cạnh anh Trứ quay lại nói với chị Quyên :
- Cô Quyên vào Saigon lần nào chưa ?
Chị Quyên đáp lí nhí :
- Dạ chưa, lần ni là lần đầu tiên đó.
Tôi thấy bàn tay chị Quyên mất tự nhiên, lúng túng vò nát vạt áo dài. Hữu lại hỏi :
- Cô Quyên định theo phân khoa nào đó ?
- Dạ, năm ni Quyên lên năm thứ 3 Văn khoa.
- À, vậy là cô Quyên đã xong hai năm ở Huế, sao cô Quyên không học luôn ở đấy có tiện hơn không ?
Tên này lắm chuyện, tôi thầm nghĩ hỏi gì mà hỏi dữ vậy, tò mò không. Tôi định lắng nghe chị Quyên trả lời ra sao thì chiếc xe bỗng thắng gấp làm tôi bật về phía trước, trán va vào chỗ tựa ghế trước, chị Quyên cũng mất thăng bằng nhưng chị gượng lại được. Giọng Hữu lo lắng :
- Cô Quyên, cô Ngọc có sao không ? Cái gì vậy Trứ ?
Anh Trứ càu nhàu :
- Khỉ thật, đứa nhỏ bất thần băng qua lộ, may mà tao thắng kịp.
Tôi sờ lên trán, chị Quyên cầm lấy tay tôi :
- Đưa chị coi nờ, hơi đỏ một chút, không can chi mô, để chị xức dầu khuynh diệp nghe em.
Saigon náo nhiệt, Saigon tưng bừng, Saigon mang một sắc thái nhộn nhịp khác hẳn vẻ nhu mì trầm lặng của thành phố cổ kính mà tôi và chị Quyên vừa mới chia xa. Xe chạy vòng theo những khu phố đông người, tôi không thể phân biệt nổi sự khác nhau của mỗi con đường, nơi đâu cũng đầy nhóc người qua lại, nhà cửa san sát nhau, những buiding chọc trời, những vila sang trọng cùng những con hẻm nhỏ. Tôi tò mò nhìn vào, nhà cửa ở đây thật dơ dáy tội nghiệp, xiêu vẹo khép nép như cô gái quê mùa vô tình bị đặt đứng cạnh nàng công chúa kiêu sa. Xe ngừng qua một ngã tư gặp đèn đỏ, anh Hữu quay lại :
- Cô Ngọc mơ mộng gì đó ?
Tôi nhìn anh :
- Em đang tìm một bóng cây, nhưng không có.
Tiếng anh Trứ trong veo :
- Thảo nào thím ngoài nhà hôm gặp anh cứ bảo là Ngọc hay mơ mộng lắm. Nhưng Ngọc yên chí đi, Saigon vẫn có những con đường nên thơ của riêng thành phố này chứ.
- Mô anh ? Cho em đi coi đi.
Chị Quyên đập vào vai tôi :
- Khoan đã nờ, về thăm hai bác đã, con ni nhiều chuyện ghê.
Anh Trứ bảo chị Quyên :
- Cứ để cho Ngọc nó mơ mộng đi Quyên. Còn sớm mà, để chiều ý cô em nhỏ của anh một chút.
Tôi sung sướng :
- Nhất anh Trứ đó.
Tim tôi lâng lâng theo nhịp xe lăn, con đường trước mặt trải dài với hai hàng me thẳng tắp, cành lá xanh non lao xao trong cơn gió chiều nhẹ thoảng, màu xanh ngọc vương vương trên hàng lá của mỗi đôi cây đối diện làm mát rượi cả vùng trời, tôi quên đi thật nhanh sự oi ả của bầu không khí sắp chuyển mưa vừa ngột ngạt vừa khó thở khi tôi cùng chị Quyên mới bước chân xuống phi trường. Hữu hỏi tôi :
- Đẹp không cô Ngọc ?
- Tuyệt quá !
- Cô Ngọc có cảm tưởng gì không ?
Tôi ngập ngừng :
- Tự nhiên… Tự nhiên… Ngọc thấy Sàigòn không còn đáng ghét nữa.
Hữu ngạc nhiên :
- Cô Ngọc ghét Sàigòn ?
- Dạ, cho đến khi gặp con đường này.
Hữu gật gù, đôi mắt tinh nghịch :
- À, thì ra cô Ngọc ghét Sàigòn từ lâu lắm rồi, nghĩa là từ dạo còn ở Huế kia.
Tôi không chối :
- Dạ, hình như Sàigòn không hạp với Ngọc.
Anh Trứ buột miệng :
- Thế tại sao Ngọc lại vào Sàigòn học ? Ngoài Huế cũng có phân khoa luật kia mà.
Tôi ấp úng, chị Quyên bấm vào tay tôi. Tôi cố tìm câu trả lời thật thích đáng :
- Em… em theo chị Quyên, chị Quyên thích vào Sàigòn học đó anh. Hơn nữa, em nghe nói, học luật ở đây thích hơn Huế nhiều.
Anh Trứ không hỏi nữa, tôi thở phào nhẹ nhõm. Chị Quyên nói nhỏ vào tai tôi :
- Liệu chừng cái miệng nghe Ngọc. Tính mi bép xép tao sợ lộ chuyện quá.
Tôi trợn tròn mắt nhìn chị :
- Bộ chị tưởng tui con nít lắm hả, bép xép theo chuyện chớ. Chuyện bí mật có cậy răng tui cũng câm miệng hến như thường.
Chị Quyên véo nhẹ vào đùi tôi :
- Nói nhỏ nhỏ a.
Đoạn cầu ngắn xe vừa chạy qua tẽ làm đôi, tôi hỏi anh Trứ :
- À, cầu chữ Y đây phải không anh ?
- Ừ.
- Cầu chi mà xấu xí rứa chẳng nên thơ chút mô hết.
Chị Quyên trách :
- Con ni ăn với nói, chi cũng có cái màn thơ với thẩn của mi kéo lên mi mới chịu.
Hữu góp chuyện :
- Nhìn cầu Trường Tiền rồi tội nghiệp cho chiếc cầu này quá cô Ngọc nhỉ ?
Tôi không dám chê nữa, sợ chị Quyên la, tính chị Quyên thường đằm thắm trong khi tôi nhiều lúc ngổ ngáo như con trai. Tôi cười với Hữu :
- Dạ mỗi cầu có một vẻ, cầu này có cái đặc biệt là mang hình dáng chữ i dài trong khi hầu hết các cầu khác đều là chữ i ngắn mà thôi.
Anh Trứ quẹo xe về phía trái, gật gù :
- Ba bốn năm không gặp lại Ngọc, bây giờ anh thấy Ngọc lanh hơn hồi xưa lắm đó nghe.
Tôi nheo mắt :
- Anh phải cho em tiến bộ chứ. Hồi anh ra Huế chơi, em còn nhỏ quá mà.
Xe chầm chậm đi vào con đường trải sỏi trắng, nhà bác Phán với những cửa sổ sơn xanh và màn treo màu hồ thủy làm êm ái mắt nhìn. Bác Phán gái đón chúng tôi trên thềm nhà, từng bậc thang dẫn lên thoai thoải :
- Ồ, hai cháu của tôi. Bác mong hai cháu vào từ ngày nhận được thư chú ngoài nhà.
Bác Phán gái người bắc, giọng Hà Nội dịu dàng và quí phái.
Tôi và chị Quyên gật đầu chào bác :
- Thưa bác ạ.
Bác Phán gái tươi cười quay vào nhà trong :
- Chú Lễ đâu, xách dùm hai chiếc va li lên lầu dùm tôi nhé.
Có tiếng dạ, người đàn ông trạc ngũ tuần trông hãy còn lực lưỡng từ trong chạy ra nhìn chúng tôi :
- Hai cô mới vào ạ. Ông bà đây cứ nhắc mãi đến hai cô.
Anh Trứ giới thiệu :
- Quyên và Ngọc con chú Đại tôi đó, còn đây là bác Lễ, tài xế của nhà này đó hai em.
Chị Quyên và tôi cùng nói :
- Dạ chào bác.
Gương mặt bác Lễ thật hiền lành :
- Nghe nói hai cô vào đây học phải không ? Vậy thì mai mốt tôi lại đánh xe đưa hai cô đi học cùng với cô Trinh rồi đó nhé.
Nghe nhắc đến chị Trinh tôi mới nhớ, tôi hỏi bác Phán gái :
- Dạ thưa bác, chị Trinh đi mô rồi ạ ?
Bác Phán gái kéo tay chúng tôi vào nhà :
- Hai cháu vào nhà đã, con Trinh đi với bác Phán trai lên Sàigòn có chút chuyện.
Phòng khách thật khang trang, bộ sa lon lót nệm đỏ sang trọng nổi bật giữa tấm thảm lớn màu rêu trải rộng giữa phòng. Trên tường, tấm hình hai bác tôi lồng khung lớn treo đối diện cửa ra vào, bên cạnh, là hai hình nhỏ hơn, anh Trứ và chị Trinh. Gia đình bác tôi vỏn vẹn có 4 người, thật ra thì 5, nhưng người con đầu của bác tôi, anh Triết, làm đến Thiếu tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã anh dũng đền nợ nước ở chiến trường Pleime cách đây gần bốn năm. Hai bác tôi buồn khổ một thời gian nhưng niềm buồn nào rồi cũng có lúc nguôi ngoai, hơn nữa, công việc đấu thầu hàng ngày quá bận rộn đã chiếm hết của hai bác tôi thì giờ thương nhớ anh Triết. Chỉ còn chị Trinh, người con gái út của bác tôi, bằng tuổi chị Quyên và hiện đang học dược, thỉnh thoảng, viết thư ra thăm ba me tôi và trong mỗi lá thư, chị đều nhắc đến anh Triết với nỗi thương tiếc tưởng chừng không bao giờ nguôi được. Con Trinh đa sầu đa cảm lắm, con gái mà như vậy thường gặp không may trong vấn đề tình duyên, me tôi thường nói như vậy trước khi mắng khéo tôi :
- Còn con Ngọc nữa, mơ với mộng, thơ với thẩn cả ngày không lo học hành chi hết.
Tiếng bác Phán gái kéo tôi về thực tế :
- Hai cháu vào đây, vào đây. Phòng riêng của hai cháu bác đã dọn sẵn từ chiều hôm kia. Hai cháu cứ tự nhiên và xem như ở nhà mình nhé.
Chị Quyên đang chăm chú ngắm bức tranh lập thể treo cạnh cửa ra vào, quay lại :
- Dạ, bác để hai cháu.
Bác Phán gái chỉ phòng cho chúng tôi xong, bác bảo trước khi trở về phòng riêng :
- Thôi hai cháu nằm nghỉ mệt nhé, lát nữa bác trai và chị Trinh về tới đó.
Chị Quyên để xắc tay lên bàn viết kê sát cửa :
- Căn phòng ni thật lý tưởng, Ngọc hí. Bác Phán thương tụi mình ghê.
Tôi lơ đãng nhìn những nhánh hoa leo buông rũ trước cửa sổ như bức mành thiên nhiên, những chiếc lá tròn bằng nửa bàn tay loang loáng nắng chiều, vài nụ hoa chưa nở màu tím nhạt đong đưa trước làn gió nhẹ. Hình như có một cung đàn nào đó vừa ngân nhẹ trong tim tôi, cung bậc êm ái thiết tha như một lời ân cần dịu ngọt len lén đi vào hồn tôi thật tình cờ. Hình bóng Hữu và cuộc gặp gỡ vừa qua đã làm tâm hồn tôi xao động, tôi cố xua đuổi những ý nghĩ lãng mạn đang lẩn quẩn trong đầu óc, mình còn biết bao nhiêu chuyện phải làm, tôi thầm nhủ, nào lo chuẩn bị một nếp sống thích hợp với hoàn cảnh mới nè, nào đi ghi danh cho kịp thời hạn nè, nên quên Hữu đi, nên quên Hữu đi.
- Em suy nghĩ chi rứa Ngọc ?
Tôi rời cửa sổ, đến ngồi cạnh chị Quyên trên chiếc giường trải drap xanh :
- Tự nhiên, em thấy mình xa lạ giữa thành phố này, chị Quyên.
Chị Quyên không giấu được giòng nước mắt đang ứa ra khóe mi :
- Chị cũng thấy rứa, mặc dù hai bác rất tốt.
Nhìn gương mặt buồn thiu của chị Quyên, tôi vuốt nhẹ cánh tay chị :
- Rồi cũng sẽ quen đi, chị Quyên, chị mà cứ buồn hoài rứa, em khóc theo chị cho coi.
Cửa phòng bật mở, chị Trinh xuất hiện lộng lẫy như một nàng công chúa, chiếc quần đen ống rộng hợp thời trang, đôi giầy bóng loáng và chiếc áo dài hoa hippi màu đỏ cắt khéo ôm sát lấy thân hình dầy dặn của chị, khiến tôi phải kêu lên :
- Chị Trinh, chị đẹp quá.
Chị Trinh hơi bẽn lẽn :
- Thôi đi đừng có nịnh. Hai bồ đến đây lúc mấy giờ?
Tôi ngạc nhiên khi nghe chị Trinh gọi chúng tôi bằng "bồ", chị lạ ghê, tôi nhíu mày, hình như chị Quyên cũng nghĩ như tôi, chị nhìn tôi như ngấm ngầm thông cảm rồi cười với chị Trinh :
- "Bồ" à ? Chi lạ, răng chị lại gọi tụi em bằng "bồ" ?
Chị Trinh cười tươi tắn :
- Chứ không lẽ mình gọi Ngọc và Quyên bằng hai em. Mình đâu có lớn. Hai "bồ" ngạc nhiên lắm hả, ở đây bạn bè người ta gọi nhau bằng "bồ" đó.
Tôi nhăn mũi :
- Chi lạ, ngoài Huế tụi em, danh từ "bồ" có nghĩa khác.
Chị Trinh vén những sợi tóc lòa xòa trước trán :
- Ừ, thì đây cũng vậy, chữ bồ còn dùng để gọi bạn nữa. Thôi, thông cảm hết rồi há, bây giờ mình gọi Quyên và Ngọc bằng bồ, đừng ngạc nhiên nữa nghe.
Chị Quyên hỏi :
- Chắc chị chưa đi học lại ?
Chị Trinh dựa lưng vào tường:
- Hè mà, mình đậu kỳ nhất nên rỗi lắm. Nhưng cũng sắp tựu trường rồi, khoá hai vừa mới thi xong.
Tôi xen vào :
- Em định ghi danh Luật, còn chị Quyên vào Văn khoa, mai mốt rảnh chị đưa tụi em đi cho quen đường nghe.
- Cái đó thì hẳn. Có bác Lễ lái xe đưa tụi mình đi mà, lo gì. Thôi hai bồ nghỉ cho khỏe nghe, mình đi thay áo đã.
- Bác trai mô rồi chị ?
- À, bác đưa mình về trước, bác bận lên Thủ Đức có việc chắc đến tối mới về.
Chị Quyên nhìn theo dáng dấp thanh thoát của chị Trinh khuất sau cánh cửa, quay sang tôi :
- Chị Trinh ngó "văn miêng" ghê Ngọc hí.
Tôi gật đầu không nói. "Văn miêng" là tiếng đọc trại ra của chữ "văn minh" mà chúng tôi thường nói với nhau mỗi khi có ý đùa cợt. Tôi ngã người xuống ghế sau khi thay chiếc áo ngắn, thẫn thờ nhìn lên đỉnh màn. Muôn ngàn ý tưởng xoay xoay trong đầu. Nếu không có vụ chị Quyên xảy ra, có phải bây giờ tôi đang cùng Tuyết vui đùa với sóng nước Thuận An trước khi bắt đầu một niên học mới không. Tôi vừa thương vừa tức tức chị Quyên thế nào ấy. Tôi lại nghĩ đến Hoàng nói với tôi hôm chia tay :
- Ngọc đi thật bất ngờ. Tôi không biết nói gì hơn là chúc Ngọc đi gặp nhiều may mắn, và – anh ngập ngừng một giây – và… Ngọc nhớ viết thư về thăm tôi với nghe.
Tôi nói không suy nghĩ :
- Dạ anh khỏi lo điều đó, Ngọc sẽ viết thư thăm anh đều.
Khi Hoàng ra về rồi, Tuyết nói nhỏ vào tai tôi :
- Tội nghiệp, tao biết anh chàng Hoàng yêu mi.
Tôi đập vào lưng Tuyết :
- Nói bậy mi, dị rứa.
Tôi nghe lòng rộn rã, niềm hãnh diện của người con gái được yêu ửng hồng đôi má khiến Tuyết cười rúc rích :
- Đó, mặt mi đỏ tức là sao hồng loan vừa chiếu vào mi.
Tôi ngẩn ngơ :
- Sao hồng loan là chi mi ?
Tuyết vênh mặt tỏ vẻ hiểu biết :
- Sao hồng loan là sao tình duyên đó. Rứa là điềm mi sắp… lên "xe heo".
Tôi mắc cỡ véo vào vai Tuyết một cái rõ đau làm con bé hét to :
- Con ni ác ôn, con ni độc địa quá ta.
Tôi chợt nhớ Tuyết nôn nao. Cô bạn gái với suối tóc dài đặc biệt đã khiến các bạn cùng lớp và kể cả một số học sinh bên Quốc học nữa, gán cho nó một mỹ danh thật nên thơ : "Nàng tóc thề". Mà quả vậy, mái tóc của Tuyết thật đẹp, dày và đen nhánh như mun, mỗi lần cô nàng chải tóc là tôi nhìn hoài không biết chán, giòng tóc xòa nhẹ xuống bờ vai thăm thẳm như con suối đêm.
Tôi và Tuyết là cặp bài trùng của lớp 12 A năm qua, vậy mà bây giờ đã mỗi đứa một phương xa cả ngàn cây số, không còn gì buồn hơn.
Chị Quyên vừa tắm xong, đi vào nằm xuống cạnh tôi :
- Răng đó ? Nhớ… Hoàng hả ?
Tôi thú nhận :
- Không, chị ni nói dị, em đang nhớ con Tuyết mà, chắc giờ ni hắn cũng đang nhớ em.
Chị Quyên cười có vẻ không tin làm tôi nhăn mặt :
- Mắc mớ chi mà đi nhớ Hoàng, chị thì giờ mô cũng chọc người ta hết.
- Rứa… Hoàng là chi của cô ?
- Người xa lạ.
Tôi nói xong xoay mặt vào tường, tôi không muốn nói chuyện với chị Quyên nữa, tôi đang… bận nghĩ tới một người, tôi có lãng mạn như lời me tôi nói không ? Đôi mắt tôi bỗng nặng, cơn buồn ngủ chợt đến không ngờ, tôi thiếp dần trong giấc mơ kỳ thú, tôi thấy tôi và Hữu đang dạo chơi trên con đường với hai hàng lá me giao nhau.
- Anh xin giới thiệu, đây là anh Hữu, bạn đồng nghiệp và cũng là bạn thân nhất của anh, còn đây là Quyên và Ngọc, hai cô em họ, vào Saigon để tiếp tục dồi mài kinh sử đấy Hữu.
Hữu gật đầu chào chị Quyên rồi quay sang tôi :
- Hân hạnh được biết hai cô.
Tim tôi đập rộn ràng, đôi mắt Hữu êm đềm như vỗ về ru ngủ, chiếc xách trên tay tôi lơi đi và nghiêng xuống đất. Chị Quyên đỡ lấy :
- Ngọc, khéo đổ, làm chi mà thẫn thờ rứa?
Giọng Huế đặc sệt của chị Quyên làm Hữu mỉm cười, chị Quyên hơi đỏ mặt, anh Trứ xen vào :
- Con gái Huế có khác, hơi một tí là đỏ mặt. Hữu, mày cười cái gì đó, coi chừng nhé, tao cũng là gốc Huế đấy.
Hữu xua tay :
- Thằng này nhiều chuyện, mày phải biết phân biệt những nụ cười chứ. Có những nụ cười thán phục và có những nụ cười chế nhạo. Tao đang ở vào trường hợp thứ nhất. Cô Quyên nói giọng Huế thật hay, như tiếng chim hót ấy.
Đôi má chị Quyên càng ửng hồng, tôi nghe lòng buồn buồn, hình như Hữu không để ý gì đến tôi cả. Anh Trứ dục :
- Thôi tất cả ra xe tôi đưa về.
Tôi hỏi anh :
- Xe nhà vào được phi trường hả anh ?
- Phải có giấy Ngọc à, tụi anh phải để căn cước ngoài trạm kiểm soát đấy.
- Phiền ghê anh hí.
Anh Trứ không đáp, đôi mắt anh nhìn đăm đăm con đường trước mặt. Trời Saigon oi bức thật khó chịu. Hãy còn mùa mưa, mây đen giăng nghịt một góc trời, hơi nhựa trên mặt đường bốc lên nhức cả đầu. Hữu ngồi cạnh anh Trứ quay lại nói với chị Quyên :
- Cô Quyên vào Saigon lần nào chưa ?
Chị Quyên đáp lí nhí :
- Dạ chưa, lần ni là lần đầu tiên đó.
Tôi thấy bàn tay chị Quyên mất tự nhiên, lúng túng vò nát vạt áo dài. Hữu lại hỏi :
- Cô Quyên định theo phân khoa nào đó ?
- Dạ, năm ni Quyên lên năm thứ 3 Văn khoa.
- À, vậy là cô Quyên đã xong hai năm ở Huế, sao cô Quyên không học luôn ở đấy có tiện hơn không ?
Tên này lắm chuyện, tôi thầm nghĩ hỏi gì mà hỏi dữ vậy, tò mò không. Tôi định lắng nghe chị Quyên trả lời ra sao thì chiếc xe bỗng thắng gấp làm tôi bật về phía trước, trán va vào chỗ tựa ghế trước, chị Quyên cũng mất thăng bằng nhưng chị gượng lại được. Giọng Hữu lo lắng :
- Cô Quyên, cô Ngọc có sao không ? Cái gì vậy Trứ ?
Anh Trứ càu nhàu :
- Khỉ thật, đứa nhỏ bất thần băng qua lộ, may mà tao thắng kịp.
Tôi sờ lên trán, chị Quyên cầm lấy tay tôi :
- Đưa chị coi nờ, hơi đỏ một chút, không can chi mô, để chị xức dầu khuynh diệp nghe em.
Saigon náo nhiệt, Saigon tưng bừng, Saigon mang một sắc thái nhộn nhịp khác hẳn vẻ nhu mì trầm lặng của thành phố cổ kính mà tôi và chị Quyên vừa mới chia xa. Xe chạy vòng theo những khu phố đông người, tôi không thể phân biệt nổi sự khác nhau của mỗi con đường, nơi đâu cũng đầy nhóc người qua lại, nhà cửa san sát nhau, những buiding chọc trời, những vila sang trọng cùng những con hẻm nhỏ. Tôi tò mò nhìn vào, nhà cửa ở đây thật dơ dáy tội nghiệp, xiêu vẹo khép nép như cô gái quê mùa vô tình bị đặt đứng cạnh nàng công chúa kiêu sa. Xe ngừng qua một ngã tư gặp đèn đỏ, anh Hữu quay lại :
- Cô Ngọc mơ mộng gì đó ?
Tôi nhìn anh :
- Em đang tìm một bóng cây, nhưng không có.
Tiếng anh Trứ trong veo :
- Thảo nào thím ngoài nhà hôm gặp anh cứ bảo là Ngọc hay mơ mộng lắm. Nhưng Ngọc yên chí đi, Saigon vẫn có những con đường nên thơ của riêng thành phố này chứ.
- Mô anh ? Cho em đi coi đi.
Chị Quyên đập vào vai tôi :
- Khoan đã nờ, về thăm hai bác đã, con ni nhiều chuyện ghê.
Anh Trứ bảo chị Quyên :
- Cứ để cho Ngọc nó mơ mộng đi Quyên. Còn sớm mà, để chiều ý cô em nhỏ của anh một chút.
Tôi sung sướng :
- Nhất anh Trứ đó.
Tim tôi lâng lâng theo nhịp xe lăn, con đường trước mặt trải dài với hai hàng me thẳng tắp, cành lá xanh non lao xao trong cơn gió chiều nhẹ thoảng, màu xanh ngọc vương vương trên hàng lá của mỗi đôi cây đối diện làm mát rượi cả vùng trời, tôi quên đi thật nhanh sự oi ả của bầu không khí sắp chuyển mưa vừa ngột ngạt vừa khó thở khi tôi cùng chị Quyên mới bước chân xuống phi trường. Hữu hỏi tôi :
- Đẹp không cô Ngọc ?
- Tuyệt quá !
- Cô Ngọc có cảm tưởng gì không ?
Tôi ngập ngừng :
- Tự nhiên… Tự nhiên… Ngọc thấy Sàigòn không còn đáng ghét nữa.
Hữu ngạc nhiên :
- Cô Ngọc ghét Sàigòn ?
- Dạ, cho đến khi gặp con đường này.
Hữu gật gù, đôi mắt tinh nghịch :
- À, thì ra cô Ngọc ghét Sàigòn từ lâu lắm rồi, nghĩa là từ dạo còn ở Huế kia.
Tôi không chối :
- Dạ, hình như Sàigòn không hạp với Ngọc.
Anh Trứ buột miệng :
- Thế tại sao Ngọc lại vào Sàigòn học ? Ngoài Huế cũng có phân khoa luật kia mà.
Tôi ấp úng, chị Quyên bấm vào tay tôi. Tôi cố tìm câu trả lời thật thích đáng :
- Em… em theo chị Quyên, chị Quyên thích vào Sàigòn học đó anh. Hơn nữa, em nghe nói, học luật ở đây thích hơn Huế nhiều.
Anh Trứ không hỏi nữa, tôi thở phào nhẹ nhõm. Chị Quyên nói nhỏ vào tai tôi :
- Liệu chừng cái miệng nghe Ngọc. Tính mi bép xép tao sợ lộ chuyện quá.
Tôi trợn tròn mắt nhìn chị :
- Bộ chị tưởng tui con nít lắm hả, bép xép theo chuyện chớ. Chuyện bí mật có cậy răng tui cũng câm miệng hến như thường.
Chị Quyên véo nhẹ vào đùi tôi :
- Nói nhỏ nhỏ a.
Đoạn cầu ngắn xe vừa chạy qua tẽ làm đôi, tôi hỏi anh Trứ :
- À, cầu chữ Y đây phải không anh ?
- Ừ.
- Cầu chi mà xấu xí rứa chẳng nên thơ chút mô hết.
Chị Quyên trách :
- Con ni ăn với nói, chi cũng có cái màn thơ với thẩn của mi kéo lên mi mới chịu.
Hữu góp chuyện :
- Nhìn cầu Trường Tiền rồi tội nghiệp cho chiếc cầu này quá cô Ngọc nhỉ ?
Tôi không dám chê nữa, sợ chị Quyên la, tính chị Quyên thường đằm thắm trong khi tôi nhiều lúc ngổ ngáo như con trai. Tôi cười với Hữu :
- Dạ mỗi cầu có một vẻ, cầu này có cái đặc biệt là mang hình dáng chữ i dài trong khi hầu hết các cầu khác đều là chữ i ngắn mà thôi.
Anh Trứ quẹo xe về phía trái, gật gù :
- Ba bốn năm không gặp lại Ngọc, bây giờ anh thấy Ngọc lanh hơn hồi xưa lắm đó nghe.
Tôi nheo mắt :
- Anh phải cho em tiến bộ chứ. Hồi anh ra Huế chơi, em còn nhỏ quá mà.
Xe chầm chậm đi vào con đường trải sỏi trắng, nhà bác Phán với những cửa sổ sơn xanh và màn treo màu hồ thủy làm êm ái mắt nhìn. Bác Phán gái đón chúng tôi trên thềm nhà, từng bậc thang dẫn lên thoai thoải :
- Ồ, hai cháu của tôi. Bác mong hai cháu vào từ ngày nhận được thư chú ngoài nhà.
Bác Phán gái người bắc, giọng Hà Nội dịu dàng và quí phái.
Tôi và chị Quyên gật đầu chào bác :
- Thưa bác ạ.
Bác Phán gái tươi cười quay vào nhà trong :
- Chú Lễ đâu, xách dùm hai chiếc va li lên lầu dùm tôi nhé.
Có tiếng dạ, người đàn ông trạc ngũ tuần trông hãy còn lực lưỡng từ trong chạy ra nhìn chúng tôi :
- Hai cô mới vào ạ. Ông bà đây cứ nhắc mãi đến hai cô.
Anh Trứ giới thiệu :
- Quyên và Ngọc con chú Đại tôi đó, còn đây là bác Lễ, tài xế của nhà này đó hai em.
Chị Quyên và tôi cùng nói :
- Dạ chào bác.
Gương mặt bác Lễ thật hiền lành :
- Nghe nói hai cô vào đây học phải không ? Vậy thì mai mốt tôi lại đánh xe đưa hai cô đi học cùng với cô Trinh rồi đó nhé.
Nghe nhắc đến chị Trinh tôi mới nhớ, tôi hỏi bác Phán gái :
- Dạ thưa bác, chị Trinh đi mô rồi ạ ?
Bác Phán gái kéo tay chúng tôi vào nhà :
- Hai cháu vào nhà đã, con Trinh đi với bác Phán trai lên Sàigòn có chút chuyện.
Phòng khách thật khang trang, bộ sa lon lót nệm đỏ sang trọng nổi bật giữa tấm thảm lớn màu rêu trải rộng giữa phòng. Trên tường, tấm hình hai bác tôi lồng khung lớn treo đối diện cửa ra vào, bên cạnh, là hai hình nhỏ hơn, anh Trứ và chị Trinh. Gia đình bác tôi vỏn vẹn có 4 người, thật ra thì 5, nhưng người con đầu của bác tôi, anh Triết, làm đến Thiếu tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã anh dũng đền nợ nước ở chiến trường Pleime cách đây gần bốn năm. Hai bác tôi buồn khổ một thời gian nhưng niềm buồn nào rồi cũng có lúc nguôi ngoai, hơn nữa, công việc đấu thầu hàng ngày quá bận rộn đã chiếm hết của hai bác tôi thì giờ thương nhớ anh Triết. Chỉ còn chị Trinh, người con gái út của bác tôi, bằng tuổi chị Quyên và hiện đang học dược, thỉnh thoảng, viết thư ra thăm ba me tôi và trong mỗi lá thư, chị đều nhắc đến anh Triết với nỗi thương tiếc tưởng chừng không bao giờ nguôi được. Con Trinh đa sầu đa cảm lắm, con gái mà như vậy thường gặp không may trong vấn đề tình duyên, me tôi thường nói như vậy trước khi mắng khéo tôi :
- Còn con Ngọc nữa, mơ với mộng, thơ với thẩn cả ngày không lo học hành chi hết.
Tiếng bác Phán gái kéo tôi về thực tế :
- Hai cháu vào đây, vào đây. Phòng riêng của hai cháu bác đã dọn sẵn từ chiều hôm kia. Hai cháu cứ tự nhiên và xem như ở nhà mình nhé.
Chị Quyên đang chăm chú ngắm bức tranh lập thể treo cạnh cửa ra vào, quay lại :
- Dạ, bác để hai cháu.
Bác Phán gái chỉ phòng cho chúng tôi xong, bác bảo trước khi trở về phòng riêng :
- Thôi hai cháu nằm nghỉ mệt nhé, lát nữa bác trai và chị Trinh về tới đó.
Chị Quyên để xắc tay lên bàn viết kê sát cửa :
- Căn phòng ni thật lý tưởng, Ngọc hí. Bác Phán thương tụi mình ghê.
Tôi lơ đãng nhìn những nhánh hoa leo buông rũ trước cửa sổ như bức mành thiên nhiên, những chiếc lá tròn bằng nửa bàn tay loang loáng nắng chiều, vài nụ hoa chưa nở màu tím nhạt đong đưa trước làn gió nhẹ. Hình như có một cung đàn nào đó vừa ngân nhẹ trong tim tôi, cung bậc êm ái thiết tha như một lời ân cần dịu ngọt len lén đi vào hồn tôi thật tình cờ. Hình bóng Hữu và cuộc gặp gỡ vừa qua đã làm tâm hồn tôi xao động, tôi cố xua đuổi những ý nghĩ lãng mạn đang lẩn quẩn trong đầu óc, mình còn biết bao nhiêu chuyện phải làm, tôi thầm nhủ, nào lo chuẩn bị một nếp sống thích hợp với hoàn cảnh mới nè, nào đi ghi danh cho kịp thời hạn nè, nên quên Hữu đi, nên quên Hữu đi.
- Em suy nghĩ chi rứa Ngọc ?
Tôi rời cửa sổ, đến ngồi cạnh chị Quyên trên chiếc giường trải drap xanh :
- Tự nhiên, em thấy mình xa lạ giữa thành phố này, chị Quyên.
Chị Quyên không giấu được giòng nước mắt đang ứa ra khóe mi :
- Chị cũng thấy rứa, mặc dù hai bác rất tốt.
Nhìn gương mặt buồn thiu của chị Quyên, tôi vuốt nhẹ cánh tay chị :
- Rồi cũng sẽ quen đi, chị Quyên, chị mà cứ buồn hoài rứa, em khóc theo chị cho coi.
Cửa phòng bật mở, chị Trinh xuất hiện lộng lẫy như một nàng công chúa, chiếc quần đen ống rộng hợp thời trang, đôi giầy bóng loáng và chiếc áo dài hoa hippi màu đỏ cắt khéo ôm sát lấy thân hình dầy dặn của chị, khiến tôi phải kêu lên :
- Chị Trinh, chị đẹp quá.
Chị Trinh hơi bẽn lẽn :
- Thôi đi đừng có nịnh. Hai bồ đến đây lúc mấy giờ?
Tôi ngạc nhiên khi nghe chị Trinh gọi chúng tôi bằng "bồ", chị lạ ghê, tôi nhíu mày, hình như chị Quyên cũng nghĩ như tôi, chị nhìn tôi như ngấm ngầm thông cảm rồi cười với chị Trinh :
- "Bồ" à ? Chi lạ, răng chị lại gọi tụi em bằng "bồ" ?
Chị Trinh cười tươi tắn :
- Chứ không lẽ mình gọi Ngọc và Quyên bằng hai em. Mình đâu có lớn. Hai "bồ" ngạc nhiên lắm hả, ở đây bạn bè người ta gọi nhau bằng "bồ" đó.
Tôi nhăn mũi :
- Chi lạ, ngoài Huế tụi em, danh từ "bồ" có nghĩa khác.
Chị Trinh vén những sợi tóc lòa xòa trước trán :
- Ừ, thì đây cũng vậy, chữ bồ còn dùng để gọi bạn nữa. Thôi, thông cảm hết rồi há, bây giờ mình gọi Quyên và Ngọc bằng bồ, đừng ngạc nhiên nữa nghe.
Chị Quyên hỏi :
- Chắc chị chưa đi học lại ?
Chị Trinh dựa lưng vào tường:
- Hè mà, mình đậu kỳ nhất nên rỗi lắm. Nhưng cũng sắp tựu trường rồi, khoá hai vừa mới thi xong.
Tôi xen vào :
- Em định ghi danh Luật, còn chị Quyên vào Văn khoa, mai mốt rảnh chị đưa tụi em đi cho quen đường nghe.
- Cái đó thì hẳn. Có bác Lễ lái xe đưa tụi mình đi mà, lo gì. Thôi hai bồ nghỉ cho khỏe nghe, mình đi thay áo đã.
- Bác trai mô rồi chị ?
- À, bác đưa mình về trước, bác bận lên Thủ Đức có việc chắc đến tối mới về.
Chị Quyên nhìn theo dáng dấp thanh thoát của chị Trinh khuất sau cánh cửa, quay sang tôi :
- Chị Trinh ngó "văn miêng" ghê Ngọc hí.
Tôi gật đầu không nói. "Văn miêng" là tiếng đọc trại ra của chữ "văn minh" mà chúng tôi thường nói với nhau mỗi khi có ý đùa cợt. Tôi ngã người xuống ghế sau khi thay chiếc áo ngắn, thẫn thờ nhìn lên đỉnh màn. Muôn ngàn ý tưởng xoay xoay trong đầu. Nếu không có vụ chị Quyên xảy ra, có phải bây giờ tôi đang cùng Tuyết vui đùa với sóng nước Thuận An trước khi bắt đầu một niên học mới không. Tôi vừa thương vừa tức tức chị Quyên thế nào ấy. Tôi lại nghĩ đến Hoàng nói với tôi hôm chia tay :
- Ngọc đi thật bất ngờ. Tôi không biết nói gì hơn là chúc Ngọc đi gặp nhiều may mắn, và – anh ngập ngừng một giây – và… Ngọc nhớ viết thư về thăm tôi với nghe.
Tôi nói không suy nghĩ :
- Dạ anh khỏi lo điều đó, Ngọc sẽ viết thư thăm anh đều.
Khi Hoàng ra về rồi, Tuyết nói nhỏ vào tai tôi :
- Tội nghiệp, tao biết anh chàng Hoàng yêu mi.
Tôi đập vào lưng Tuyết :
- Nói bậy mi, dị rứa.
Tôi nghe lòng rộn rã, niềm hãnh diện của người con gái được yêu ửng hồng đôi má khiến Tuyết cười rúc rích :
- Đó, mặt mi đỏ tức là sao hồng loan vừa chiếu vào mi.
Tôi ngẩn ngơ :
- Sao hồng loan là chi mi ?
Tuyết vênh mặt tỏ vẻ hiểu biết :
- Sao hồng loan là sao tình duyên đó. Rứa là điềm mi sắp… lên "xe heo".
Tôi mắc cỡ véo vào vai Tuyết một cái rõ đau làm con bé hét to :
- Con ni ác ôn, con ni độc địa quá ta.
Tôi chợt nhớ Tuyết nôn nao. Cô bạn gái với suối tóc dài đặc biệt đã khiến các bạn cùng lớp và kể cả một số học sinh bên Quốc học nữa, gán cho nó một mỹ danh thật nên thơ : "Nàng tóc thề". Mà quả vậy, mái tóc của Tuyết thật đẹp, dày và đen nhánh như mun, mỗi lần cô nàng chải tóc là tôi nhìn hoài không biết chán, giòng tóc xòa nhẹ xuống bờ vai thăm thẳm như con suối đêm.
Tôi và Tuyết là cặp bài trùng của lớp 12 A năm qua, vậy mà bây giờ đã mỗi đứa một phương xa cả ngàn cây số, không còn gì buồn hơn.
Chị Quyên vừa tắm xong, đi vào nằm xuống cạnh tôi :
- Răng đó ? Nhớ… Hoàng hả ?
Tôi thú nhận :
- Không, chị ni nói dị, em đang nhớ con Tuyết mà, chắc giờ ni hắn cũng đang nhớ em.
Chị Quyên cười có vẻ không tin làm tôi nhăn mặt :
- Mắc mớ chi mà đi nhớ Hoàng, chị thì giờ mô cũng chọc người ta hết.
- Rứa… Hoàng là chi của cô ?
- Người xa lạ.
Tôi nói xong xoay mặt vào tường, tôi không muốn nói chuyện với chị Quyên nữa, tôi đang… bận nghĩ tới một người, tôi có lãng mạn như lời me tôi nói không ? Đôi mắt tôi bỗng nặng, cơn buồn ngủ chợt đến không ngờ, tôi thiếp dần trong giấc mơ kỳ thú, tôi thấy tôi và Hữu đang dạo chơi trên con đường với hai hàng lá me giao nhau.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 3