CHƯƠNG I
Tôi không biết mình được sinh ra đời tại đâu, nhưng từ khi biết nhìn và
biết hiểu, tôi đã thấy chung quanh mình là những ruộng lúa xanh bát
ngát, những con đường ngòng ngoèo dẫn đến chợ quận. Làng tôi ở cách quận
không xa, nên mỗi sáng mẹ tôi nấu một nồi xôi, một nồi chè gánh ra chợ
bán. Tôi thấy mẹ tôi dậy thật sớm. Tờ mờ khuya, khi gà còn ngủ trong
chuồng chưa kịp dậy, khi mặt trời còn ngủ rất kỹ ở phương Đông và khi
tôi cuộn mình trong tấm mền rách lỗ chỗ mà ngủ, thì mẹ tôi đã lục đục
dậy. Tôi đã có lần tình cờ thức giấc, nhìn thấy mẹ tôi lạnh lẽo trong
chiếc áo ngắn vừa thổi lửa vừa vò đậu nấu chè. Lúc đó, tôi còn nhỏ lắm,
mới năm, sáu tuổi gì đó, nên tôi chưa biết phụ giúp mẹ tôi. Mà nếu tôi
có phụ giúp được gì đi nữa, thì chắc mẹ tôi cũng chẳng bằng lòng. Tôi
hiểu là mẹ tôi cưng tôi biết ngần nào, vì chung quanh tôi, nhà thằng
Lượm, thằng Tất, thằng Nghĩa, nhà nào cũng có cả lô con nít mà mẹ tôi
thì lại chỉ có một mình tôi. Với lứa tuổi còn quá nhỏ, tôi thụ hưởng
những gì mẹ tôi mang lại bằng sự lao lực của mẹ. Tôi ăn xôi mỗi sáng rồi
trông nhà cho mẹ. Mà thật ra ở làng chúng tôi, dân chúng hiền lành vô
cùng. Những con người chất phác và hiền lương suốt tháng quanh năm sống
bằng những nghề chân tay khổ cực, hầu như không hề biết đến trộm cắp.
Hơn nữa, nhà tôi cũng có gì đâu để mà ăn trộm dòm vào.
Tôi và mẹ tôi sống trong một căn nhà tranh nền đất khá cao ráo và rất sạch sẽ, bởi vì mẹ tôi là một người đàn bà vén khéo. Trong nhà chỉ vỏn vẹn có cái bàn con, bốn cái ghế, chiếc chõng tre cho hai mẹ con tôi ngủ và mấy đôi gióng cùng nồi niêu, chén bát để mẹ tôi bán chè. Chỉ có một cái rương nhỏ được khoá rất kỹ nằm tuốt dưới gầm giường là tôi không biết đựng gì nên đành phải coi là một bí mật. Mà bí mật thật. Mẹ tôi không bao giờ cho tôi thấy những gì mẹ cất chứa trong đó cũng như không khi nào mẹ mở rương ra. Vật dụng trong nhà tôi chỉ có vậy, cho nên mỗi sáng khi mẹ tôi đi chợ, là tôi cũng lẻn sang nhà hàng xóm chơi đùa. Tôi có bạn cùng lứa tuổi không thiếu gì. Có điều là chúng nó muốn đi chơi thì phải tay xách nách mang một vài đứa em nhỏ, ăn bận dơ dáy và mũi chảy thò lò trên mặt. Ngay cả tụi nó cũng vậy, quần xuống tới ngã ba trễ cả rốn ra, áo thì hở ngực hay là ở trần. Chỉ có tôi hơi khác chúng nó, tôi vừa không phải bế em vì tôi không có em, vừa ăn mặc tươm tất hơn chúng nó. Cho nên tụi lỏi con trong xóm có phần hơi “nể” tôi. Trò chơi nào tôi cũng được chúng nó hỏi ý kiến. Thí dụ như chơi u mọi, thì phe nào cũng giành tôi cho bằng được. Tôi thầm hãnh diện về cái giá trị con người mình và tuổi thơ tôi trôi qua trong những ngày tháng rong chơi như thế.
Ở xóm tôi không có trường, muốn học thì phải ra quận cách xóm tới khoảng một cây số. Năm tôi lên tám tuổi, một buổi tối tôi đang ngồi nhìn mẹ tôi khâu quần áo cũ bên ngọn đèn dầu thì mẹ tôi bất thần ngước nhìn tôi rồi hỏi :
- Thuận ! Con có muốn đi học không ?
Tôi thật tình lúc đó không biết học là gì, nên đã hỏi lại mẹ bằng giọng ngớ ngẩn :
- Học là gì hả mẹ ?
Mẹ tôi cười :
- Học là con đến trường, rồi ở trường người ta dạy cho con biết đọc biết viết.
- Nhưng trường ở đâu mẹ ?
- Trường ở trên chợ quận nơi mẹ đang bán đồ ăn đó !
Tôi vẫn thắc mắc :
- Nhưng học để làm gì hả mẹ ?
Mẹ tôi không trả lời, đứng dậy đến bên gióng, lấy từ trong một xấp báo cũ dùng để gói xôi bán. Mẹ tôi cầm lấy một miếng giấy đem đến cạnh tôi.
- Đây nè, con nhìn vào đây có biết gì không ?
Tôi cúi ngó vào những hàng mực đen nhem nhuốc in trên nhựt trình rồi lắc đầu :
- Không, mẹ !
- Ừ, thì con đi học, thầy cô sẽ dạy cho con đọc được những giòng chữ như vậy đó.
À, thì ra đi học là để đọc những giòng nhem nhuốc trên nhựt trình. Chỉ có vậy thôi ư ? Thấy tôi ngồi im, mẹ tôi hỏi tiếp :
- Mẹ cho con đi học nghe ?
Tôi nghĩ ngay đến việc mình sẽ lên quận học, bỏ xa tụi thằng Lượm, thằng Tất. Mình sẽ biết đọc, mai mốt mình mua nhựt trình về đọc cho tụi nó nghe chắc tụi nó phục lắm. Ở cái hồn nhiên của tuổi tôi, tôi mơ đi học để từ đó tôi có thể hãnh diện mà lên mặt với những đứa bạn đồng tuổi cùng xóm. Cho nên tôi gật đầu trả lời mẹ :
- Đi học, mẹ nghe. Cho con đi học đi !
Mẹ tôi vẫn tiếp tục khâu đồ :
- Ừ, để mẹ xin cho con đi học.
Tôi lại thêm ngạc nhiên :
- Ủa, đi học mà phải xin sao ?
- Chứ sao. Mẹ phải xin thầy giáo, cô giáo, rồi phải đóng tiền nữa. Thôi bây giờ con đi ngủ đi !
Tôi tụt xuống ghế đi lại phía chõng. Nhưng nằm trong giường rồi mà vẫn lo mẹ sẽ quên tôi còn dặn vói :
- Mẹ ơi ! Nhớ xin cho con đi học nghe !
- Ừ, mai mẹ xin cho.
Tôi đi ngủ với bao nhiêu hình ảnh đẹp trong đầu. Đối với tôi giờ phút đó, trường học là một cái gì vĩ đại và huyền bí vô cùng, vì từ trường học, tôi đang không biết gì sẽ biết nhiều thứ, biết đọc biết viết. Tôi mơ tưởng một lâu đài có những bà tiên huyền diệu sẽ dùng những chiếc đũa nhiệm mầu gõ lên đầu tôi cho tôi thông hiểu. Tôi thiếp đi trong những hình ảnh đó.
Vì buổi tối tôi ngủ muộn, nên sáng hôm sau tôi dậy thì mẹ đã ra chợ quận từ lúc nào. Tôi ân hận và bứt đầu bứt tai vì không dậy sớm để nhắc mẹ một lần nữa trước khi mẹ đi, để lỡ mẹ ra chợ quận buôn bán rồi mẹ quên xin cho tôi đi học thì sao. Vùng dậy khỏi giường, tôi chạy đến bàn. Ở đó, mỗi sáng mẹ tôi đã để sẵn một gói xôi cho tôi, gói xôi đậu phủ những lát dừa bào mỏng béo và thơm. Tôi chạy xuống bếp tìm cái muỗng, dù tôi có thể ăn xôi bằng tay. Tôi nhớ có lần tôi lười biếng, dùng cả tay vừa chơi bi bóc vào xôi ăn, mẹ tôi đã lấy chiếc đũa cả xới cơm, đánh mạnh vào mu bàn tay tôi. Đó là lần đầu tiên tôi bị mẹ đánh đau đến khóc. Mẹ tôi vừa đánh vừa la tôi :
- Tại sao tay con dơ bẩn như thế này mà con không chịu rửa đi, và tại sao mẹ đã dặn con bao nhiêu lần là không được ăn bốc ăn hốt mà không nghe.
Tôi vừa giật bàn tay lại, khóc nức nở. Mẹ tôi bắt tôi chạy xuống rửa tay ngay lúc đó. Từ đó tôi không dám ăn bốc nữa. Nhưng sáng hôm sau, tôi thấy thằng Lượm, bàn tay dơ bẩn cầm gói xôi bốc từng miếng cho vào miệng ngon lành. Trưa đó, khi mẹ về, tôi mang ra hỏi :
- Mẹ không cho con ăn bốc, sao con thấy thằng Lượm nó ăn ?
Mẹ tôi trả lời :
- Nó ăn là tại mẹ nó không la. Con phải biết là khi tay con bẩn, tức là có vi trùng trong đó, rồi con cầm vào xôi cho lên miệng nhai nuốt. Như vậy là vi trùng nó sẽ theo vào người con, phá hoại thân thể.
Tôi nghe mẹ nói, khâm phục mẹ hiểu nhiều biết nhiều. Mẹ tôi thì cái gì cũng giải thích cho tôi nghe được, mẹ tôi thật tài. Nhưng tôi không biết vi trùng là gì, tôi lại hỏi :
- Mà vi trùng là gì mẹ ?
- Là những con vật bé li ti mà con không thấy đâu khi nó vào cơ thể con, nó sẽ làm con đau ốm.
Lời nói của mẹ thật xác đáng. Tôi yêu mẹ và kính trọng mẹ rất nhiều, vì ngoài mẹ ra tôi không có ai khác. Tôi không có cha như tụi bạn, cũng không có ông nội ông ngoại đã già nua như chúng nó. Tôi chỉ có mẹ thôi.
Vừa ngồi ăn xôi, tôi vừa nghĩ đến lát nữa tôi sẽ khoe khoang với tụi thằng lượm, thằng Tất tôi sắp đuợc đi học. Mà hẳn là tụi nó chả biết học là cái gì đâu. Lo gì, tôi sẽ giải thích cho tụi nó hiểu. Tụi nó chắc phải ngạc nhiên lắm. Tôi cảm thấy hơi no nên cuộn xôi còn lại trong miếng lá quăng ra sân gà vịt. đang lúi húi rửa tay thì tôi đã nghe tiếng tụi thằng Lượm réo trước cửa :
- Thuận ơi, chơi bi lỗ không ?
Tôi vừa rửa miệng, vừa nói vọng ra :
- Chơi, chơi ! Chờ tao chút xíu !
Quơ vội chiếc khăn cũ mèm lau miệng, tôi chạy lên nhà, chui xuống gầm giường lấy lon sữa bò đựng bi, rồi chạy nhanh ra theo tụi bạn. Tất cả đang tụ tập đầy đủ trên khoảng sân đất khá rộng trước nhà chú Tư Còn. Thằng Tất vừa lấy áo lau mũi cho em vừa hỏi tôi :
- Ê Thuận ! Sao bữa nay, nãy giờ hỏng ra chơi mậy ?
- Tại bữa nay tao dậy trễ.
Thằng Lượm tò mò :
- Sao dậy trễ ?
Tôi sửa bộ lại cho nghiêm trang, giọng tôi đầy tự phụ :
- Tao sắp đi học !
- Đi học ?
Cả mấy lỏi tì có mặt đều mở to mắt nhìn tôi :
- Mà đi học là đi đâu ? Ở đâu ?
Tôi giải thích :
- Thì đi học là tới trường, người ta dạy mình.
- Trường ở đâu ?
- Ở chợ quận.
Vô tình mà chúng nó quây quanh tôi nghe nói, chả đứa nào buồn đánh bi. Tôi thấy mình quan trọng lạ.
- Mẹ tao nói sáng nay sẽ xin cho tao học. Học để biết đọc biết viết đó mà.
Tôi dùng những lời giải thích của mẹ tôi đã giảng cho tôi nghe tối hôm qua nói lại với chúng nó. Coi bộ đứa nào nghe cũng ham thích. Tụi nó cũng như tôi thôi, cũng mơ được vào lâu đài có bà tiên cầm đũa thần ban phép thông minh nhưng tụi nó không được thoả nguyện. Còn tôi thì được nhờ có mẹ tôi, một người mẹ mà tự trong những nhận xét đơn thuần của con nít, tôi đã thấy mẹ tôi khác tất cả những người đàn bà cùng xóm. Mẹ tôi không bao giờ quác miệng mắng mỏ tôi như mẹ thằng Lượm vẫn thường làm với nó, hay dùng khúc củi nấu cơm heo mà phang lên mình thằng Tất như mẹ thằng Tất vẫn đánh con. Tôi ít bị la và bị đòn. Chính tụi bạn tôi cũng thấy vậy, nên thằng Nghĩa nói :
- Mẹ mày thương mày ghê há, cho đi học nữa !
Tôi hãnh diện gật đầu :
- Ừ, mẹ tao thương tao lắm.
Nhưng chợt nhìn thấy mắt thằng Nghĩa buồn thiu, tôi lại thôi không nói về mẹ mình nữa, vì thằng Nghĩa là đứa bạn thân nhất của tôi mà lại không có mẹ. Nó có dì ghẻ, nên suốt ngày thường bị mắng chửi luôn. Tôi định tìm ý gì hay hay nói cho Nghĩa quên, thì thằng Lượm lại hỏi :
- Nè Thuận, nữa mày biết đọc biết viết rồi, mày có viết cho ông nội ông ngoại mày sống lại không hả ?
Câu hỏi làm tôi ngẩn ngơ. Quả thật hồi tối tôi cũng quên hỏi mẹ điều đó. Tôi đáp lại :
- Tao đâu biết. Mà chắc không đâu !
Lượm nhún vai, nó bắt chước anh hề trong gánh xiếc tuần trước về diễn tại sân đình trong xóm.
- Vậy học làm gì !
Câu nói của thằng Lượm là để kết thúc buổi nói chuyện và bắt đầu cuộc chơi bi. Mải mê trong cuộc chơi mà mặt trời đã lên khá cao. Chiếc áo tôi đang mặc thấm mồ hôi bởi ánh nắng chiếu vào nhắc nhở tôi là mẹ đã sắp về. Hai tiếng mẹ về vang lên trong tôi đầy lôi cuốn, vì mẹ về thì tôi sẽ biết ngày mai ngày mốt mình có được đi học không. Tôi thu bi cho vào lon sữa bò, cài lại nút áo. Thằng Tất thấy vậy ngạc nhiên :
- Ủa, nghỉ chơi hả mậy ?
- Ừ, nghỉ.
- Chơi chút nữa đi, còn sớm mà.
- Thôi, tao không chơi nữa.
Thằng Lượm thua nãy giờ nên sùng lắm. Thấy tôi nghỉ nó lo lắng vì nếu tôi nghỉ thì cuộc chơi sẽ tan, nó làm sao gỡ được số bi đã thua. Nó dụ tôi :
- Chơi chút đi mầy, tao đang thua mà !
Tôi cương quyết nghỉ chơi. Tôi muốn chạy ra đứng đầu đường đón mẹ về để xem kết quả có đúng như mình mong đợi không.
- Thôi tụi bây chơi đi, có một mình tao nghỉ mà.
Thằng Toại nãy giờ ăn nhiều nên muốn nghỉ để khỏi thua lại. Nó phụ hoạ :
- Ừ, trưa rồi thôi nghỉ tụi bây.
Nhưng thằng Lượm đâu chịu thua :
- Không được. Mày ở xóm trên xuống tính quịt hả ? Chơi chừng nào tụi tao hết vốn đã !
Thằng Toại nghe giọng thằng Lượm đầy gây hấn nên cũng ớn, đành nán lại. Tôi bỏ tụi bạn trước sân chú Tư Còn, chạy ra đường cái quan. Mặt đường tráng nhựa nhưng bị sụp nhiều nơi, chỉ còn những khoảng nhỏ còn mang màu xám của nhựa đường. Con đường xa xôi hút mắt, tôi đặt lon bi xuống đất, ngồi xuống vệ đường hướng mắt nhìn về phía xa. Mấy chiếc xe lôi chở khách hàng đi chợ về, chạy ngang tung bụi đầy quần áo. Tôi mở to mắt nhìn vào những chiếc xe, mong đến chiếc có mẹ tôi đi. Ngồi một lúc lâu, tôi thấy bà Tám, má thằng Tất, người bán rau muống vẫn ngồi cạnh mẹ tôi ngoài chợ từ trên chiếc xe lôi bước xuống. Tôi chạy lại hỏi bà :
- Bác Tám, má cháu đâu ?
Bà Tám vừa kéo hai giỏ cần xé xuống vừa đáp :
- Má mày hả ? Ờ… hồi nãy bả nói với tao đi đâu đó mà, chắc chút về đa !
Tôi hồi hộp. Có lẽ mẹ tôi đi xin cho tôi học chăng ? Tôi hỏi :
- Có phải má cháu ghé trường học không bác ?
Bà Tám gật đầu :
- Ờ phải đó, bả nói mà tao quên.
Rồi bà gọi lớn thằng Tất đang chơi tuốt trong sân :
- Tất ơi, Tất ! Mày làm gì đẳng, thằng quỉ kia ? Ăn rồi lo chơi với giỡn, lại khiêng đồ vô cho tao coi?
Thằng Tất buông đứa em xuống, chạy a lại phía mẹ nó. Bà Tám còn cốc vào đầu nó một cái thật mạnh.
- Mày lo cho heo ăn chưa mà nhong nhỏng đi đánh bi, liệu hồn với tao.
Hai má con bà Tám đi vào xóm, tôi vẫn còn ngồi bệt bên vệ đường. Sao mẹ tôi lâu về quá vậy ? Mặt trời đã lên quá cao, nắng chiếu trên tóc làm đầu tôi dầm dề mồ hôi nghe ngứa ngáy. Tôi tính đứng lên chạy vào nhà thì một chiếc xe lôi ngừng cách chỗ tôi không xa, và trên xe mẹ tôi mang quang gánh xuống. Tôi mừng rỡ chạy lại bên mẹ.
- Mẹ, mẹ, có xin cho con đi học không ?
Mẹ tôi bận trả tiền cho ông tài xế, nên không nghe câu hỏi. Chừng quay qua tôi, mẹ tôi đưa tay vuốt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán tôi, mắng :
- Mẹ đã bảo con, trưa thì ở trong nhà kẻo nắng mà sao không nghe mẹ ?
Tôi khệ nệ khiêng giỏ thức ăn, hỏi lại :
- Mẹ có xin cho con học không ?
Mẹ tôi gật đầu :
- Có, mẹ xin rồi. Đầu tháng nầy con đi học.
Tôi sung sướng tưởng có thể quẳng ngay giỏ thức ăn xuống mà nhảy cỡn lên ôm mẹ. Nhưng kìa, mẹ bảo đến đầu tháng mà đầu tháng là gì ? Còn bao lâu nữa đầu tháng ? Tôi nhăn nhó :
- Đầu tháng là chừng nào hả mẹ ?
Mẹ tôi cười véo vào tai tôi :
- Đầu tháng là còn chừng năm, sáu ngày nữa.
Thế là cả tuần lễ tôi sống trong sự hồi hộp chờ đợi ngày mình được đi học. Mẹ tôi giặt và ủi cho tôi bộ đồ bà ba màu trắng có những chấm nho nhỏ màu xám. Mẹ mua cho tôi đôi guốc mới và buổi sáng đầu tháng nhằm vào ngày thứ hai, mẹ cho tôi đi học.
Tôi và mẹ tôi sống trong một căn nhà tranh nền đất khá cao ráo và rất sạch sẽ, bởi vì mẹ tôi là một người đàn bà vén khéo. Trong nhà chỉ vỏn vẹn có cái bàn con, bốn cái ghế, chiếc chõng tre cho hai mẹ con tôi ngủ và mấy đôi gióng cùng nồi niêu, chén bát để mẹ tôi bán chè. Chỉ có một cái rương nhỏ được khoá rất kỹ nằm tuốt dưới gầm giường là tôi không biết đựng gì nên đành phải coi là một bí mật. Mà bí mật thật. Mẹ tôi không bao giờ cho tôi thấy những gì mẹ cất chứa trong đó cũng như không khi nào mẹ mở rương ra. Vật dụng trong nhà tôi chỉ có vậy, cho nên mỗi sáng khi mẹ tôi đi chợ, là tôi cũng lẻn sang nhà hàng xóm chơi đùa. Tôi có bạn cùng lứa tuổi không thiếu gì. Có điều là chúng nó muốn đi chơi thì phải tay xách nách mang một vài đứa em nhỏ, ăn bận dơ dáy và mũi chảy thò lò trên mặt. Ngay cả tụi nó cũng vậy, quần xuống tới ngã ba trễ cả rốn ra, áo thì hở ngực hay là ở trần. Chỉ có tôi hơi khác chúng nó, tôi vừa không phải bế em vì tôi không có em, vừa ăn mặc tươm tất hơn chúng nó. Cho nên tụi lỏi con trong xóm có phần hơi “nể” tôi. Trò chơi nào tôi cũng được chúng nó hỏi ý kiến. Thí dụ như chơi u mọi, thì phe nào cũng giành tôi cho bằng được. Tôi thầm hãnh diện về cái giá trị con người mình và tuổi thơ tôi trôi qua trong những ngày tháng rong chơi như thế.
Ở xóm tôi không có trường, muốn học thì phải ra quận cách xóm tới khoảng một cây số. Năm tôi lên tám tuổi, một buổi tối tôi đang ngồi nhìn mẹ tôi khâu quần áo cũ bên ngọn đèn dầu thì mẹ tôi bất thần ngước nhìn tôi rồi hỏi :
- Thuận ! Con có muốn đi học không ?
Tôi thật tình lúc đó không biết học là gì, nên đã hỏi lại mẹ bằng giọng ngớ ngẩn :
- Học là gì hả mẹ ?
Mẹ tôi cười :
- Học là con đến trường, rồi ở trường người ta dạy cho con biết đọc biết viết.
- Nhưng trường ở đâu mẹ ?
- Trường ở trên chợ quận nơi mẹ đang bán đồ ăn đó !
Tôi vẫn thắc mắc :
- Nhưng học để làm gì hả mẹ ?
Mẹ tôi không trả lời, đứng dậy đến bên gióng, lấy từ trong một xấp báo cũ dùng để gói xôi bán. Mẹ tôi cầm lấy một miếng giấy đem đến cạnh tôi.
- Đây nè, con nhìn vào đây có biết gì không ?
Tôi cúi ngó vào những hàng mực đen nhem nhuốc in trên nhựt trình rồi lắc đầu :
- Không, mẹ !
- Ừ, thì con đi học, thầy cô sẽ dạy cho con đọc được những giòng chữ như vậy đó.
À, thì ra đi học là để đọc những giòng nhem nhuốc trên nhựt trình. Chỉ có vậy thôi ư ? Thấy tôi ngồi im, mẹ tôi hỏi tiếp :
- Mẹ cho con đi học nghe ?
Tôi nghĩ ngay đến việc mình sẽ lên quận học, bỏ xa tụi thằng Lượm, thằng Tất. Mình sẽ biết đọc, mai mốt mình mua nhựt trình về đọc cho tụi nó nghe chắc tụi nó phục lắm. Ở cái hồn nhiên của tuổi tôi, tôi mơ đi học để từ đó tôi có thể hãnh diện mà lên mặt với những đứa bạn đồng tuổi cùng xóm. Cho nên tôi gật đầu trả lời mẹ :
- Đi học, mẹ nghe. Cho con đi học đi !
Mẹ tôi vẫn tiếp tục khâu đồ :
- Ừ, để mẹ xin cho con đi học.
Tôi lại thêm ngạc nhiên :
- Ủa, đi học mà phải xin sao ?
- Chứ sao. Mẹ phải xin thầy giáo, cô giáo, rồi phải đóng tiền nữa. Thôi bây giờ con đi ngủ đi !
Tôi tụt xuống ghế đi lại phía chõng. Nhưng nằm trong giường rồi mà vẫn lo mẹ sẽ quên tôi còn dặn vói :
- Mẹ ơi ! Nhớ xin cho con đi học nghe !
- Ừ, mai mẹ xin cho.
Tôi đi ngủ với bao nhiêu hình ảnh đẹp trong đầu. Đối với tôi giờ phút đó, trường học là một cái gì vĩ đại và huyền bí vô cùng, vì từ trường học, tôi đang không biết gì sẽ biết nhiều thứ, biết đọc biết viết. Tôi mơ tưởng một lâu đài có những bà tiên huyền diệu sẽ dùng những chiếc đũa nhiệm mầu gõ lên đầu tôi cho tôi thông hiểu. Tôi thiếp đi trong những hình ảnh đó.
Vì buổi tối tôi ngủ muộn, nên sáng hôm sau tôi dậy thì mẹ đã ra chợ quận từ lúc nào. Tôi ân hận và bứt đầu bứt tai vì không dậy sớm để nhắc mẹ một lần nữa trước khi mẹ đi, để lỡ mẹ ra chợ quận buôn bán rồi mẹ quên xin cho tôi đi học thì sao. Vùng dậy khỏi giường, tôi chạy đến bàn. Ở đó, mỗi sáng mẹ tôi đã để sẵn một gói xôi cho tôi, gói xôi đậu phủ những lát dừa bào mỏng béo và thơm. Tôi chạy xuống bếp tìm cái muỗng, dù tôi có thể ăn xôi bằng tay. Tôi nhớ có lần tôi lười biếng, dùng cả tay vừa chơi bi bóc vào xôi ăn, mẹ tôi đã lấy chiếc đũa cả xới cơm, đánh mạnh vào mu bàn tay tôi. Đó là lần đầu tiên tôi bị mẹ đánh đau đến khóc. Mẹ tôi vừa đánh vừa la tôi :
- Tại sao tay con dơ bẩn như thế này mà con không chịu rửa đi, và tại sao mẹ đã dặn con bao nhiêu lần là không được ăn bốc ăn hốt mà không nghe.
Tôi vừa giật bàn tay lại, khóc nức nở. Mẹ tôi bắt tôi chạy xuống rửa tay ngay lúc đó. Từ đó tôi không dám ăn bốc nữa. Nhưng sáng hôm sau, tôi thấy thằng Lượm, bàn tay dơ bẩn cầm gói xôi bốc từng miếng cho vào miệng ngon lành. Trưa đó, khi mẹ về, tôi mang ra hỏi :
- Mẹ không cho con ăn bốc, sao con thấy thằng Lượm nó ăn ?
Mẹ tôi trả lời :
- Nó ăn là tại mẹ nó không la. Con phải biết là khi tay con bẩn, tức là có vi trùng trong đó, rồi con cầm vào xôi cho lên miệng nhai nuốt. Như vậy là vi trùng nó sẽ theo vào người con, phá hoại thân thể.
Tôi nghe mẹ nói, khâm phục mẹ hiểu nhiều biết nhiều. Mẹ tôi thì cái gì cũng giải thích cho tôi nghe được, mẹ tôi thật tài. Nhưng tôi không biết vi trùng là gì, tôi lại hỏi :
- Mà vi trùng là gì mẹ ?
- Là những con vật bé li ti mà con không thấy đâu khi nó vào cơ thể con, nó sẽ làm con đau ốm.
Lời nói của mẹ thật xác đáng. Tôi yêu mẹ và kính trọng mẹ rất nhiều, vì ngoài mẹ ra tôi không có ai khác. Tôi không có cha như tụi bạn, cũng không có ông nội ông ngoại đã già nua như chúng nó. Tôi chỉ có mẹ thôi.
Vừa ngồi ăn xôi, tôi vừa nghĩ đến lát nữa tôi sẽ khoe khoang với tụi thằng lượm, thằng Tất tôi sắp đuợc đi học. Mà hẳn là tụi nó chả biết học là cái gì đâu. Lo gì, tôi sẽ giải thích cho tụi nó hiểu. Tụi nó chắc phải ngạc nhiên lắm. Tôi cảm thấy hơi no nên cuộn xôi còn lại trong miếng lá quăng ra sân gà vịt. đang lúi húi rửa tay thì tôi đã nghe tiếng tụi thằng Lượm réo trước cửa :
- Thuận ơi, chơi bi lỗ không ?
Tôi vừa rửa miệng, vừa nói vọng ra :
- Chơi, chơi ! Chờ tao chút xíu !
Quơ vội chiếc khăn cũ mèm lau miệng, tôi chạy lên nhà, chui xuống gầm giường lấy lon sữa bò đựng bi, rồi chạy nhanh ra theo tụi bạn. Tất cả đang tụ tập đầy đủ trên khoảng sân đất khá rộng trước nhà chú Tư Còn. Thằng Tất vừa lấy áo lau mũi cho em vừa hỏi tôi :
- Ê Thuận ! Sao bữa nay, nãy giờ hỏng ra chơi mậy ?
- Tại bữa nay tao dậy trễ.
Thằng Lượm tò mò :
- Sao dậy trễ ?
Tôi sửa bộ lại cho nghiêm trang, giọng tôi đầy tự phụ :
- Tao sắp đi học !
- Đi học ?
Cả mấy lỏi tì có mặt đều mở to mắt nhìn tôi :
- Mà đi học là đi đâu ? Ở đâu ?
Tôi giải thích :
- Thì đi học là tới trường, người ta dạy mình.
- Trường ở đâu ?
- Ở chợ quận.
Vô tình mà chúng nó quây quanh tôi nghe nói, chả đứa nào buồn đánh bi. Tôi thấy mình quan trọng lạ.
- Mẹ tao nói sáng nay sẽ xin cho tao học. Học để biết đọc biết viết đó mà.
Tôi dùng những lời giải thích của mẹ tôi đã giảng cho tôi nghe tối hôm qua nói lại với chúng nó. Coi bộ đứa nào nghe cũng ham thích. Tụi nó cũng như tôi thôi, cũng mơ được vào lâu đài có bà tiên cầm đũa thần ban phép thông minh nhưng tụi nó không được thoả nguyện. Còn tôi thì được nhờ có mẹ tôi, một người mẹ mà tự trong những nhận xét đơn thuần của con nít, tôi đã thấy mẹ tôi khác tất cả những người đàn bà cùng xóm. Mẹ tôi không bao giờ quác miệng mắng mỏ tôi như mẹ thằng Lượm vẫn thường làm với nó, hay dùng khúc củi nấu cơm heo mà phang lên mình thằng Tất như mẹ thằng Tất vẫn đánh con. Tôi ít bị la và bị đòn. Chính tụi bạn tôi cũng thấy vậy, nên thằng Nghĩa nói :
- Mẹ mày thương mày ghê há, cho đi học nữa !
Tôi hãnh diện gật đầu :
- Ừ, mẹ tao thương tao lắm.
Nhưng chợt nhìn thấy mắt thằng Nghĩa buồn thiu, tôi lại thôi không nói về mẹ mình nữa, vì thằng Nghĩa là đứa bạn thân nhất của tôi mà lại không có mẹ. Nó có dì ghẻ, nên suốt ngày thường bị mắng chửi luôn. Tôi định tìm ý gì hay hay nói cho Nghĩa quên, thì thằng Lượm lại hỏi :
- Nè Thuận, nữa mày biết đọc biết viết rồi, mày có viết cho ông nội ông ngoại mày sống lại không hả ?
Câu hỏi làm tôi ngẩn ngơ. Quả thật hồi tối tôi cũng quên hỏi mẹ điều đó. Tôi đáp lại :
- Tao đâu biết. Mà chắc không đâu !
Lượm nhún vai, nó bắt chước anh hề trong gánh xiếc tuần trước về diễn tại sân đình trong xóm.
- Vậy học làm gì !
Câu nói của thằng Lượm là để kết thúc buổi nói chuyện và bắt đầu cuộc chơi bi. Mải mê trong cuộc chơi mà mặt trời đã lên khá cao. Chiếc áo tôi đang mặc thấm mồ hôi bởi ánh nắng chiếu vào nhắc nhở tôi là mẹ đã sắp về. Hai tiếng mẹ về vang lên trong tôi đầy lôi cuốn, vì mẹ về thì tôi sẽ biết ngày mai ngày mốt mình có được đi học không. Tôi thu bi cho vào lon sữa bò, cài lại nút áo. Thằng Tất thấy vậy ngạc nhiên :
- Ủa, nghỉ chơi hả mậy ?
- Ừ, nghỉ.
- Chơi chút nữa đi, còn sớm mà.
- Thôi, tao không chơi nữa.
Thằng Lượm thua nãy giờ nên sùng lắm. Thấy tôi nghỉ nó lo lắng vì nếu tôi nghỉ thì cuộc chơi sẽ tan, nó làm sao gỡ được số bi đã thua. Nó dụ tôi :
- Chơi chút đi mầy, tao đang thua mà !
Tôi cương quyết nghỉ chơi. Tôi muốn chạy ra đứng đầu đường đón mẹ về để xem kết quả có đúng như mình mong đợi không.
- Thôi tụi bây chơi đi, có một mình tao nghỉ mà.
Thằng Toại nãy giờ ăn nhiều nên muốn nghỉ để khỏi thua lại. Nó phụ hoạ :
- Ừ, trưa rồi thôi nghỉ tụi bây.
Nhưng thằng Lượm đâu chịu thua :
- Không được. Mày ở xóm trên xuống tính quịt hả ? Chơi chừng nào tụi tao hết vốn đã !
Thằng Toại nghe giọng thằng Lượm đầy gây hấn nên cũng ớn, đành nán lại. Tôi bỏ tụi bạn trước sân chú Tư Còn, chạy ra đường cái quan. Mặt đường tráng nhựa nhưng bị sụp nhiều nơi, chỉ còn những khoảng nhỏ còn mang màu xám của nhựa đường. Con đường xa xôi hút mắt, tôi đặt lon bi xuống đất, ngồi xuống vệ đường hướng mắt nhìn về phía xa. Mấy chiếc xe lôi chở khách hàng đi chợ về, chạy ngang tung bụi đầy quần áo. Tôi mở to mắt nhìn vào những chiếc xe, mong đến chiếc có mẹ tôi đi. Ngồi một lúc lâu, tôi thấy bà Tám, má thằng Tất, người bán rau muống vẫn ngồi cạnh mẹ tôi ngoài chợ từ trên chiếc xe lôi bước xuống. Tôi chạy lại hỏi bà :
- Bác Tám, má cháu đâu ?
Bà Tám vừa kéo hai giỏ cần xé xuống vừa đáp :
- Má mày hả ? Ờ… hồi nãy bả nói với tao đi đâu đó mà, chắc chút về đa !
Tôi hồi hộp. Có lẽ mẹ tôi đi xin cho tôi học chăng ? Tôi hỏi :
- Có phải má cháu ghé trường học không bác ?
Bà Tám gật đầu :
- Ờ phải đó, bả nói mà tao quên.
Rồi bà gọi lớn thằng Tất đang chơi tuốt trong sân :
- Tất ơi, Tất ! Mày làm gì đẳng, thằng quỉ kia ? Ăn rồi lo chơi với giỡn, lại khiêng đồ vô cho tao coi?
Thằng Tất buông đứa em xuống, chạy a lại phía mẹ nó. Bà Tám còn cốc vào đầu nó một cái thật mạnh.
- Mày lo cho heo ăn chưa mà nhong nhỏng đi đánh bi, liệu hồn với tao.
Hai má con bà Tám đi vào xóm, tôi vẫn còn ngồi bệt bên vệ đường. Sao mẹ tôi lâu về quá vậy ? Mặt trời đã lên quá cao, nắng chiếu trên tóc làm đầu tôi dầm dề mồ hôi nghe ngứa ngáy. Tôi tính đứng lên chạy vào nhà thì một chiếc xe lôi ngừng cách chỗ tôi không xa, và trên xe mẹ tôi mang quang gánh xuống. Tôi mừng rỡ chạy lại bên mẹ.
- Mẹ, mẹ, có xin cho con đi học không ?
Mẹ tôi bận trả tiền cho ông tài xế, nên không nghe câu hỏi. Chừng quay qua tôi, mẹ tôi đưa tay vuốt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán tôi, mắng :
- Mẹ đã bảo con, trưa thì ở trong nhà kẻo nắng mà sao không nghe mẹ ?
Tôi khệ nệ khiêng giỏ thức ăn, hỏi lại :
- Mẹ có xin cho con học không ?
Mẹ tôi gật đầu :
- Có, mẹ xin rồi. Đầu tháng nầy con đi học.
Tôi sung sướng tưởng có thể quẳng ngay giỏ thức ăn xuống mà nhảy cỡn lên ôm mẹ. Nhưng kìa, mẹ bảo đến đầu tháng mà đầu tháng là gì ? Còn bao lâu nữa đầu tháng ? Tôi nhăn nhó :
- Đầu tháng là chừng nào hả mẹ ?
Mẹ tôi cười véo vào tai tôi :
- Đầu tháng là còn chừng năm, sáu ngày nữa.
Thế là cả tuần lễ tôi sống trong sự hồi hộp chờ đợi ngày mình được đi học. Mẹ tôi giặt và ủi cho tôi bộ đồ bà ba màu trắng có những chấm nho nhỏ màu xám. Mẹ mua cho tôi đôi guốc mới và buổi sáng đầu tháng nhằm vào ngày thứ hai, mẹ cho tôi đi học.
____________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II