Ông người làng Vân Thiếp, huyện Đông Ngạn. Tương truyền rằng tiên tổ ông nhà nghèo, chữ ít, đi dạy trẻ kiếm ăn, gặp phải năm mất mùa, xóm làng không ai nuôi được, mới cùng hai ba người trong làng lên miền Hưng Hóa làm nghề dạy trẻ, cuối nằm về thường được một vài nén bạc đem về tiêu dùng, vợ con ở nhà vay mượn cũng trông cả vào đấy để trả, thường thường năm nào cũng thế. Có một năm cùng về với hai ba anh em, trong túi ông chỉ có một nén bạc, còn mọi người thì ai ai cũng nhiều tiền, dọc đường còn rủ nhau vào quán rượu chè chén, độc mình ông đi trước. Đến cái quán bên đường, ông ngồi nghỉ để đợi mọi người, thấy trong quán có một người vẻ mặt phẫn uất lắm, vừa ăn vừa mắng, nói:
- Tao ăn uống xong sẽ đến ngay nhà mày tự sát, để gieo án mạng cho nhà mày.
Ông hỏi:
- Vì cớ gì mà nói thế?
Người ấy nói:
- "Tôi vay nợ một nhà giầu trong làng, đã trả tiền lời rồi chỉ còn tiền gốc chưa trả, mà nó bắt mẹ tôi nó giam giữ, nay đã hết năm, ai cũng có cái vui năm mới, mà tình cảnh tôi như thế, thì còn sống làm gì, tôi ăn uống một bữa no say, rồi gieo án mạng cho nó".
Ông bảo người ấy rằng:
- "Nợ tiền người ta mà chưa trả được, thì phải cố kêu xin khất, chứ có lẽ đâu lại gieo án mạng cho người ta, như thế thì còn trời nào nữa? Vả chăng anh có mẹ già, mà anh làm như thế, thì mẹ anh còn nương tựa vào ai?"
Người ấy hơi tỉnh ngộ, lại khóc mà nói rằng:
- "Ông nói có lý lắm, nhưng nhà chủ nợ ấy nghiệt quá, tôi đã nhiều lần kêu van, mà nó không nghe. Trong nhà khánh kiệt, không vay mượn vào đâu được, thì làm thế nào cho mẹ ra được, như thế tôi sống không bằng chết!"
Nói rồi lại khóc òa lên. Ông bất giác thương quá, hỏi anh nợ tiền bao nhiêu? Người ấy nói ba chục quan. Ông nói:
- "Tôi có một nén bạc, cho anh để chuộc mẹ về, chứ đừng nên làm thế".
Nói rồi ông rút bạc trong túi đưa cho. Người ấy lạy phục xuống đất cảm tạ đức lớn của ông, rồi lĩnh lấy bạc mà đi. Ông khi ấy không ngăn nổi tấm lòng thương xót kẻ hoạn nạn, nhưng khi người ấy đi rồi, ông mới tự nghĩ năm hết tiền không có, vợ con trông vào ta cả, mà về tay trắng thế này, thì làm thế nào sống được? Nghĩ rồi ông ngồi ngẩn ra một lúc lâu. Những anh em đến sau, thấy ông ngồi ngẩn lấy làm lạ mới hỏi. Ông nói chuyện cho biết, mọi người đều trách ông rằng:
- "Đó chỉ là nó thấy mình có tiền, nên bày mưu để lừa đấy thôi, sao anh không cẩn thận?"
Ông biện bạch không phải thế, người trong quán cũng nói người ấy không phải là quân đi lừa, ông thiệt vì thương mà cho đấy. Mọi người đều không tin, mà ông cũng không biện bạch nữa, chỉ dặn rằng:
- "Tôi đã không cẩn thận, thì về nhà cũng xin giấu cho, đừng cho vợ con tôi biết, để chúng lại rầy rà tôi".
Mọi người đều nhận lời.
Ông về đến nhà thì đã là ngày 28 tháng chạp. Bà vợ ông hỏi:
- "Mọi năm về đều có tiền, sao năm nay lại về không như thế, thì lấy gì mà trả nợ?"
Ông nói dối rằng:
- "Không may tôi ốm mãi, được đồng tiền nào đều vào thuốc mất cả".
Bà vợ cũng không giận. Ông hỏi có cơm không, bà nói:
- "Hôm qua đi làm thuê được một đấu gạo, sáng nay đã nấu ăn một nửa rồi, chỉ còn một nửa cơm nguội, cùng với canh rau buổi sáng mà thôi".
Ông lục đem ra ăn, rồi vợ chồng vui vẻ, không có buồn rầu giận dữ gì cả!
Đêm hôm ấy bà vợ nằm mộng, thấy có vị thần cầm một vật khoanh tròn như cái đai, cho bà và bảo rằng:
- "Đây là cái đai ngọc, cho con cháu mày thắt".
Tỉnh dậy bà nói với ông, ông mừng thầm cho là triệu tốt, nhưng cũng chưa biết là ứng nghiệm thế nào. Bấy giờ những người cùng về với ông đều có tiền bạc chi dùng, vợ con vui vẻ, nhà ông thì im phăng phắc, cũng may các củ nợ còn thương tình không đòi hỏi gắt gao. Ngày Tết, vợ chồng ông ăn nhờ bên hàng xóm. Tết xong, bà vợ ông lại đi làm thuê, còn ông, ra vẻ nhà nho, nên không làm được việc gì. Mới đầu năm nên cũng chưa tiện đi đâu, nghĩ bụng người mình cho tiền khi trước ở cũng không xa, ta hãy đến đấy nói chuyện cho đỡ buồn. Nghĩ thế rồi ông đi. Giữa đường, ông gặp một ông thầy địa lý bảo ông rằng:
- "Tôi thấy ông là người nho nhã, nơi kia có một ngôi đất có thể phát đỗ Tiến sĩ, nếu ông lo liệu xin được, thì tôi làm giúp ông".
Nói rồi, đưa ông đến chỗ đất, thì ra địa phận làng của người mà ông cho tiền. Chỗ huyệt định để, hình thể giống như là áo mũ, ông nghĩ thầm, hợp với cái mộng của bà vợ ông, có ý mừng, mới hỏi người trong làng xem đất ấy của ai. Người trong làng nói:
- "Đất này của một người nhà nghèo trong làng tôi, ông muốn để mộ ở đấy ư? Các thầy địa lý đều gọi đất ấy là cái trai ngọc, để mộ ở đấy thì phát to, người nhà nghèo ấy đã đem mộ tổ đến táng, nhưng thần nhơn báo mộng không cho, anh ta biết là đất quý, nên những người xin mai táng anh ta đều không cho cả. Năm ngoài một nhà giàu trong làng cho anh ta vay tiền, định để mua cái đất ấy, anh ta cũng không chịu bán. Nhà giàu bắt mẹ anh ta để uy hiếp, may có người cho anh ta tiền, nên đã trả nợ rồi. Nay cái đất ấy đến trời hỏi cũng không được. Ông đừng xin mà mất công".
Ông hỏi nhà người ấy ở đâu, người làng chỉ cho, ông mời để ông thầy địa một nơi, rồi một mình đi đến. Người ấy thấy ông, hai mẹ con đều lạy chào mừng rỡ, nói không biết lấy cái gì để tạ cái ơn đức lớn của ông được. Ông từ tốn rồi thong thả nói rằng:
- "Đầu năm tôi đi chơi, gặp ông thầy địa cho một ngôi đất, hỏi ra tức là đất của anh ở làng ta. Nhân thể tôi lại hỏi, không biết anh có bằng lòng cho tôi không?"
Người ấy nói:
- "Đất ấy là đất quý, ai hỏi xin tôi cũng không cho. Năm ngoái tôi nợ người nhà giàu, mà mẹ bị bắt giữ, cũng là vì họ thèm muốn được cái đất ấy, nhưng họ giàu mà bất nhân nên tôi không cho. Nhờ ơn ông mà tôi trả được nợ, đưa được mẹ về, không lấy gì đền ơn ông được. Nay ông hỏi cái đất ấy, hoặc giả là lòng trời xui khiến chăng? Trong cái đất ấy, đông tây nam bắc, ông muốn để chỗ nào thì để, tôi không dám tiếc một mảy may".
Ông mừng quá cảm tạ, rồi đưa thầy địa về nhà, chọn ngày tốt rồi đưa mộ tổ đến táng. Đến đời ông Nguyễn Thực, đỗ Hoàng Giáp, khoa Ất Vị, niên hiệu Quang Hưng. Đi sứ, làm quan đến chức Tán-Trị-Công-Thần, Tham-Tụng, Lại Bộ Thượng-Thư, Quốc Lão, Thái Phó, Lan Quận Công. Con là ông Nguyễn Đắc đỗ Tiến Sĩ khoa Đinh Vị niên hiệu Hoàng Định, làm quan đến chức Lại Bộ Thượng Thư, Dương Quận Công. Cha con cùng làm quan trong một triều.
Kể ra một nén bạc giá trị là bao, mà trời đất báo cho như thế. Chỉ là vì nghèo khổ như vậy mà cứu giúp sự nguy cấp của người, tấm lòng ấy rất là hiếm có. Khi ông cứu người, cũng là tự tấm lòng thương xót mà cứu, chứ không có ý gì cầu trời đất báo lại cho. Nếu cầu báo thì là việc làm giả dối, có bao giờ lại lấy sự giả dối mà lừa trời đất được. Những kẻ giả danh làm điều thiện để cầu trời báo cho, coi đó nên giác ngộ mà thôi đi.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 41, ra ngày 15-3-1966)
Nói rồi, đưa ông đến chỗ đất, thì ra địa phận làng của người mà ông cho tiền. Chỗ huyệt định để, hình thể giống như là áo mũ, ông nghĩ thầm, hợp với cái mộng của bà vợ ông, có ý mừng, mới hỏi người trong làng xem đất ấy của ai. Người trong làng nói:
- "Đất này của một người nhà nghèo trong làng tôi, ông muốn để mộ ở đấy ư? Các thầy địa lý đều gọi đất ấy là cái trai ngọc, để mộ ở đấy thì phát to, người nhà nghèo ấy đã đem mộ tổ đến táng, nhưng thần nhơn báo mộng không cho, anh ta biết là đất quý, nên những người xin mai táng anh ta đều không cho cả. Năm ngoài một nhà giàu trong làng cho anh ta vay tiền, định để mua cái đất ấy, anh ta cũng không chịu bán. Nhà giàu bắt mẹ anh ta để uy hiếp, may có người cho anh ta tiền, nên đã trả nợ rồi. Nay cái đất ấy đến trời hỏi cũng không được. Ông đừng xin mà mất công".
Ông hỏi nhà người ấy ở đâu, người làng chỉ cho, ông mời để ông thầy địa một nơi, rồi một mình đi đến. Người ấy thấy ông, hai mẹ con đều lạy chào mừng rỡ, nói không biết lấy cái gì để tạ cái ơn đức lớn của ông được. Ông từ tốn rồi thong thả nói rằng:
- "Đầu năm tôi đi chơi, gặp ông thầy địa cho một ngôi đất, hỏi ra tức là đất của anh ở làng ta. Nhân thể tôi lại hỏi, không biết anh có bằng lòng cho tôi không?"
Người ấy nói:
- "Đất ấy là đất quý, ai hỏi xin tôi cũng không cho. Năm ngoái tôi nợ người nhà giàu, mà mẹ bị bắt giữ, cũng là vì họ thèm muốn được cái đất ấy, nhưng họ giàu mà bất nhân nên tôi không cho. Nhờ ơn ông mà tôi trả được nợ, đưa được mẹ về, không lấy gì đền ơn ông được. Nay ông hỏi cái đất ấy, hoặc giả là lòng trời xui khiến chăng? Trong cái đất ấy, đông tây nam bắc, ông muốn để chỗ nào thì để, tôi không dám tiếc một mảy may".
Ông mừng quá cảm tạ, rồi đưa thầy địa về nhà, chọn ngày tốt rồi đưa mộ tổ đến táng. Đến đời ông Nguyễn Thực, đỗ Hoàng Giáp, khoa Ất Vị, niên hiệu Quang Hưng. Đi sứ, làm quan đến chức Tán-Trị-Công-Thần, Tham-Tụng, Lại Bộ Thượng-Thư, Quốc Lão, Thái Phó, Lan Quận Công. Con là ông Nguyễn Đắc đỗ Tiến Sĩ khoa Đinh Vị niên hiệu Hoàng Định, làm quan đến chức Lại Bộ Thượng Thư, Dương Quận Công. Cha con cùng làm quan trong một triều.
Kể ra một nén bạc giá trị là bao, mà trời đất báo cho như thế. Chỉ là vì nghèo khổ như vậy mà cứu giúp sự nguy cấp của người, tấm lòng ấy rất là hiếm có. Khi ông cứu người, cũng là tự tấm lòng thương xót mà cứu, chứ không có ý gì cầu trời đất báo lại cho. Nếu cầu báo thì là việc làm giả dối, có bao giờ lại lấy sự giả dối mà lừa trời đất được. Những kẻ giả danh làm điều thiện để cầu trời báo cho, coi đó nên giác ngộ mà thôi đi.
(Theo sách Lịch Đại danh hiền phổ)
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 41, ra ngày 15-3-1966)