TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN
Mẹ con tôi đến Vũng Tầu thấm thoắt đã gần mười lăm năm. Ngày mới đến,
tôi còn phải ẵm ngửa và căn nhà của chúng tôi mới chỉ là một mái nhà
tranh, vách đất, lúp xúp, nghèo nàn. Mười bốn năm dư, quãng thời gian mà
đứng ở hiện tại nhìn về tương lai, thấy thật lâu, nhưng nhìn về dĩ vãng
lại thật chóng đó đã biến đổi đứa bé còn ẵm ngửa thành tôi, một nam
sinh trung học vừa tròn mười lăm, và căn nhà tranh vách đất thành một căn
nhà gạch lợp ngói, có một khoảng sân nhỏ bày biện ít chậu kiểng, có căn
gác lửng với hàng lan can mà chiều chiều, mẹ con tôi hay ra ngồi hóng
mát.
Mẹ tôi hay nhìn tôi rất lâu với ánh mắt thật thiết tha, trìu mến. Mẹ thường chép miệng nói : "Mới đó mà đã mười lăm năm!" Nói xong, đôi mắt mẹ trở nên mơ màng. Chừng như trong trí tưởng, dĩ vãng xa xưa tìm về. Tôi cảm thấy mình thật đầy đủ hạnh phúc và lấy làm sung sướng vô ngần. Những lần như thế, tôi ngồi thật im lặng để nghe niềm vui len nhẹ vào hồn và tưởng chừng còn lan truyền khắp châu thân, đến tận buồng tim, đến từng thớ thịt.
Vâng, tôi cho là tôi thật đầy đủ hạnh phúc. Có một người mẹ đã là một điều hạnh phúc. Lại là một người mẹ thương yêu mình, hạnh phúc như tăng gấp bội. Phần tôi, một chuyện vừa xảy ra cách đây ít tháng làm thay đổi hằn tính tình của tôi – và thay đổi cả nếp sống của mẹ con tôi nữa – cũng đã tô điểm thêm cho bóng hạnh phúc của mẹ con tôi.
Từ thuở ấu thơ, tôi đã là một đứa trẻ khá gan góc, liều lĩnh, bướng bỉnh và tệ hơn nữa, khó dạy. Những lần hai mẹ con ngồi nói chuyện, mẹ tôi thường nhắc lại những trận đòn chí tử mà mẹ thường dùng để trị cái tội ngỗ nghịch của tôi. Lớn lên, nết khó dạy dần bớt đi trong tôi nhưng tôi vẫn còn đầy tính bướng bỉnh, ngang tàng. Được một cái, dù tính nết như thế, tôi vẫn học khá. Hết bậc tiểu học, tôi thi đậu ngay vào trường công. Những năm trung học tiếp đó, tuy không đứng hạng cao trong lớp tôi cũng vẫn được lên lớp đều đặn.
Mẹ tôi rất nuông chiều tôi. Tôi đòi món gì, mẹ cũng mua cho, không bao giờ để tôi phải xin đến lần thứ hai. Có lẽ một phần vì việc học của tôi – việc học tiến triển đều đặn, tốt đẹp – phần nữa, do sự sung túc trong gia đình.
Mẹ tôi kiếm tiền thật dễ dàng. Đúng ra, mẹ tôi chẳng phải làm gì khó nhọc mà vẫn có tiền. Thỉnh thoảng, có những người đàn ông ghé lại nhà tôi – Tôi chỉ quen vài ba người như chú Nhơn, chú Tám..., còn thì đều lạ mặt –, dẫn theo những đứa trẻ lạ. Mẹ tôi mua những đứa trẻ ấy và nuôi trong nhà. Trước kia, mẹ tôi dạy chúng một trong những việc như đánh giày, bán báo, bán bánh kẹo... rồi mẹ tôi xuất vốn cho chúng, thu về số tiền lời chúng kiếm được. Thu tất cả. Điều này đã khiến chúng bất mãn nhưng không dám phản đối gì cả. Chúng hiểu rõ số phận hơn ai hết. Bị bắt cóc từ những tỉnh xa đem đến nhà tôi, lạ chốn, lạ người, lại bị mẹ tôi đe dọa thường xuyên. Làm sao dám phản đối? Muốn có tiền tiêu riêng, một đứa đã lén vào chợ, chen lấn nơi đông người móc túi. Vài đứa khác bắt chước theo. Rồi đến cả bọn. Mẹ tôi biết được, lúc đầu còn ngăn cấm. Nhưng sau, mẹ nhận thấy rằng trị giá của những món đồ, tiền bạc... bọn trẻ ăn cắp được nhiều gấp bội số tiền lời do chúng kiếm được bởi những nghề lương thiện. Mẹ tôi làm ngơ cho chúng được tự do hành động với điều kiện: chúng phải chia phần lớn cho mẹ tôi, chỉ được giữ chút ít làm của riêng! Bọn trẻ miễn cưỡng bằng lòng. Dù sao, bằng lòng vẫn hơn từ chối để phải tiếp tục làm việc khó nhọc – tuy lương thiện mà không được giữ tiền riêng. Thêm nữa, đối với chúng, mẹ tôi lúc nào cũng như một hung thần.
Mãi đến khi có trí khôn tôi mới ý thức được rằng việc làm của mẹ tôi là một việc không lương thiện. Mua những đứa trẻ bị bắt cóc nuôi trong nhà, dạy chúng làm những việc lương thiện, cũng đã là một hành vi đồng lõa và khuyến khích bọn bắt cóc trẻ rồi. Chấp nhận cho bọn trẻ móc túi, ăn cắp... việc đó quả mờ ám. Tôi thấy có một chút gì đó không ổn trong tâm hồn. Tuy nhiên, tôi vẫn lặng thinh không dám tỏ bày ý nghĩ đó cho mẹ tôi biết.
Cho đến một hôm, tôi có chuyện xích mích với một anh bạn. Chúng tôi cãi nhau trước sự chứng kiến của một số bạn học cùng lớp. Tôi đuối lý bị thua. Tôi cho là mình bị hạ nhục, lập tâm trả thù. Tôi đón đường anh bạn vào một buổi trưa về học. Sau những lời gây sự, tôi xông vào đánh anh ta một trận khá nên thân. Đánh xong, thấy đã hả giận, tôi mới nghĩ đến hậu quả. Tôi hăm dọa để anh bạn không dám đi thưa gởi. Nhưng anh ta không sợ, trình với thầy Hiệu Trưởng tự sự. Thế là tôi bị đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật và bị xử đuổi học một tuần lễ. Mẹ tôi nhận được thư thông báo của nhà trường, trong thư có câu:
"Nếu em Hòa còn tái phạm, nhà trường buộc lòng phải áp dụng kỷ luật đuổi học vĩnh viễn".
Những lời cảnh cáo đó làm tôi nổi nóng. Tôi giằng lấy lá thư từ trên tay mẹ và xé nát. Tôi gầm lên : "Đuổi học thì nghỉ ! Sợ gì". Rồi tôi hung hăng lấy xe định đến tận nhà anh bạn gây sự lần nữa, sau đó muốn ra sao thì ra. Nhưng mẹ tôi đã giữ tôi lại. Mẹ nắm tay tôi không cho đi. Chưa lần nào tôi nổi nóng như lần đó, tôi vùng thoát khỏi tay mẹ, nhất định ra đi trả thù. Trong trí tôi lúc ấy chỉ còn hình ảnh anh bạn thật đáng ghét.
Mẹ tôi bỗng bật khóc. Tôi quay nhìn mẹ. Bỗng nhiên, tôi thấy lòng dịu hẳn. Ý nghĩ thù hằn tan biến. Tôi dựng xe, lặng nhìn mẹ tôi một chút rồi bỏ chạy thẳng vào trong phòng. Không dằn cảm xúc được, tôi ngồi ôm mặt nức nở khóc như trẻ nít.
Buổi chiều hôm ấy, mẹ tôi gọi tôi lên gác, ra lan can ngồi nghe mẹ nói vài điều quan trọng. Câu đầu tiên là câu hỏi :
- Con có biết là mẹ thương con lắm không, Hòa ?
Tôi gật đầu nhưng im lặng không đáp. Mẹ tôi nói tiếp, những lời nói trong nước mắt, rằng mẹ thương tôi, thương đến độ có thể hy sinh tất cả để chỉ đánh đổi lấy một tương lai tốt đẹp cho tôi. Mẹ không muốn tôi bị đuổi, việc học dang dở, tương lai mù mịt. Mẹ muốn tôi phải ăn học đến nơi đến chốn, muốn tôi nên người. Mẹ cho tôi biết một quyết định của mẹ, quyết định mà không bao giờ tôi ngờ tới :
- Mẹ nghĩ rằng chính việc làm mờ ám của mẹ và sự tiếp xúc hàng ngày với đám trẻ mẹ nuôi trong nhà đã ảnh hưởng đến tính tình của con. Mẹ muốn con nên người. Mẹ thương con. Mẹ thấy đã đến lúc mẹ phải quyết định chọn lựa giữa tiền bạc và tương lai của con. Mẹ chọn điều sau. Mẹ sẽ trả những đứa trẻ mẹ nuôi bấy lâu nay về với gia đình chúng. Mẹ con ta sẽ mở một cửa tiệm tạp hóa để sống lương thiện...
Sống lương thiện ! Đó là điều tôi vẫn hằng ao ước. Mẹ tôi đã nói với tôi rồi đó. Mẹ sẽ dứt khoát với dĩ vãng không đẹp, chúng tôi sẽ sống những ngày mới rực rỡ hơn. Tôi chợt thấy lòng dâng trào niềm sung sướng. Thốt nhiên, nước mắt tôi lăn dài.
Mẹ tôi hay nhìn tôi rất lâu với ánh mắt thật thiết tha, trìu mến. Mẹ thường chép miệng nói : "Mới đó mà đã mười lăm năm!" Nói xong, đôi mắt mẹ trở nên mơ màng. Chừng như trong trí tưởng, dĩ vãng xa xưa tìm về. Tôi cảm thấy mình thật đầy đủ hạnh phúc và lấy làm sung sướng vô ngần. Những lần như thế, tôi ngồi thật im lặng để nghe niềm vui len nhẹ vào hồn và tưởng chừng còn lan truyền khắp châu thân, đến tận buồng tim, đến từng thớ thịt.
Vâng, tôi cho là tôi thật đầy đủ hạnh phúc. Có một người mẹ đã là một điều hạnh phúc. Lại là một người mẹ thương yêu mình, hạnh phúc như tăng gấp bội. Phần tôi, một chuyện vừa xảy ra cách đây ít tháng làm thay đổi hằn tính tình của tôi – và thay đổi cả nếp sống của mẹ con tôi nữa – cũng đã tô điểm thêm cho bóng hạnh phúc của mẹ con tôi.
Từ thuở ấu thơ, tôi đã là một đứa trẻ khá gan góc, liều lĩnh, bướng bỉnh và tệ hơn nữa, khó dạy. Những lần hai mẹ con ngồi nói chuyện, mẹ tôi thường nhắc lại những trận đòn chí tử mà mẹ thường dùng để trị cái tội ngỗ nghịch của tôi. Lớn lên, nết khó dạy dần bớt đi trong tôi nhưng tôi vẫn còn đầy tính bướng bỉnh, ngang tàng. Được một cái, dù tính nết như thế, tôi vẫn học khá. Hết bậc tiểu học, tôi thi đậu ngay vào trường công. Những năm trung học tiếp đó, tuy không đứng hạng cao trong lớp tôi cũng vẫn được lên lớp đều đặn.
Mẹ tôi rất nuông chiều tôi. Tôi đòi món gì, mẹ cũng mua cho, không bao giờ để tôi phải xin đến lần thứ hai. Có lẽ một phần vì việc học của tôi – việc học tiến triển đều đặn, tốt đẹp – phần nữa, do sự sung túc trong gia đình.
Mẹ tôi kiếm tiền thật dễ dàng. Đúng ra, mẹ tôi chẳng phải làm gì khó nhọc mà vẫn có tiền. Thỉnh thoảng, có những người đàn ông ghé lại nhà tôi – Tôi chỉ quen vài ba người như chú Nhơn, chú Tám..., còn thì đều lạ mặt –, dẫn theo những đứa trẻ lạ. Mẹ tôi mua những đứa trẻ ấy và nuôi trong nhà. Trước kia, mẹ tôi dạy chúng một trong những việc như đánh giày, bán báo, bán bánh kẹo... rồi mẹ tôi xuất vốn cho chúng, thu về số tiền lời chúng kiếm được. Thu tất cả. Điều này đã khiến chúng bất mãn nhưng không dám phản đối gì cả. Chúng hiểu rõ số phận hơn ai hết. Bị bắt cóc từ những tỉnh xa đem đến nhà tôi, lạ chốn, lạ người, lại bị mẹ tôi đe dọa thường xuyên. Làm sao dám phản đối? Muốn có tiền tiêu riêng, một đứa đã lén vào chợ, chen lấn nơi đông người móc túi. Vài đứa khác bắt chước theo. Rồi đến cả bọn. Mẹ tôi biết được, lúc đầu còn ngăn cấm. Nhưng sau, mẹ nhận thấy rằng trị giá của những món đồ, tiền bạc... bọn trẻ ăn cắp được nhiều gấp bội số tiền lời do chúng kiếm được bởi những nghề lương thiện. Mẹ tôi làm ngơ cho chúng được tự do hành động với điều kiện: chúng phải chia phần lớn cho mẹ tôi, chỉ được giữ chút ít làm của riêng! Bọn trẻ miễn cưỡng bằng lòng. Dù sao, bằng lòng vẫn hơn từ chối để phải tiếp tục làm việc khó nhọc – tuy lương thiện mà không được giữ tiền riêng. Thêm nữa, đối với chúng, mẹ tôi lúc nào cũng như một hung thần.
Mãi đến khi có trí khôn tôi mới ý thức được rằng việc làm của mẹ tôi là một việc không lương thiện. Mua những đứa trẻ bị bắt cóc nuôi trong nhà, dạy chúng làm những việc lương thiện, cũng đã là một hành vi đồng lõa và khuyến khích bọn bắt cóc trẻ rồi. Chấp nhận cho bọn trẻ móc túi, ăn cắp... việc đó quả mờ ám. Tôi thấy có một chút gì đó không ổn trong tâm hồn. Tuy nhiên, tôi vẫn lặng thinh không dám tỏ bày ý nghĩ đó cho mẹ tôi biết.
Cho đến một hôm, tôi có chuyện xích mích với một anh bạn. Chúng tôi cãi nhau trước sự chứng kiến của một số bạn học cùng lớp. Tôi đuối lý bị thua. Tôi cho là mình bị hạ nhục, lập tâm trả thù. Tôi đón đường anh bạn vào một buổi trưa về học. Sau những lời gây sự, tôi xông vào đánh anh ta một trận khá nên thân. Đánh xong, thấy đã hả giận, tôi mới nghĩ đến hậu quả. Tôi hăm dọa để anh bạn không dám đi thưa gởi. Nhưng anh ta không sợ, trình với thầy Hiệu Trưởng tự sự. Thế là tôi bị đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật và bị xử đuổi học một tuần lễ. Mẹ tôi nhận được thư thông báo của nhà trường, trong thư có câu:
"Nếu em Hòa còn tái phạm, nhà trường buộc lòng phải áp dụng kỷ luật đuổi học vĩnh viễn".
Những lời cảnh cáo đó làm tôi nổi nóng. Tôi giằng lấy lá thư từ trên tay mẹ và xé nát. Tôi gầm lên : "Đuổi học thì nghỉ ! Sợ gì". Rồi tôi hung hăng lấy xe định đến tận nhà anh bạn gây sự lần nữa, sau đó muốn ra sao thì ra. Nhưng mẹ tôi đã giữ tôi lại. Mẹ nắm tay tôi không cho đi. Chưa lần nào tôi nổi nóng như lần đó, tôi vùng thoát khỏi tay mẹ, nhất định ra đi trả thù. Trong trí tôi lúc ấy chỉ còn hình ảnh anh bạn thật đáng ghét.
Mẹ tôi bỗng bật khóc. Tôi quay nhìn mẹ. Bỗng nhiên, tôi thấy lòng dịu hẳn. Ý nghĩ thù hằn tan biến. Tôi dựng xe, lặng nhìn mẹ tôi một chút rồi bỏ chạy thẳng vào trong phòng. Không dằn cảm xúc được, tôi ngồi ôm mặt nức nở khóc như trẻ nít.
Buổi chiều hôm ấy, mẹ tôi gọi tôi lên gác, ra lan can ngồi nghe mẹ nói vài điều quan trọng. Câu đầu tiên là câu hỏi :
- Con có biết là mẹ thương con lắm không, Hòa ?
Tôi gật đầu nhưng im lặng không đáp. Mẹ tôi nói tiếp, những lời nói trong nước mắt, rằng mẹ thương tôi, thương đến độ có thể hy sinh tất cả để chỉ đánh đổi lấy một tương lai tốt đẹp cho tôi. Mẹ không muốn tôi bị đuổi, việc học dang dở, tương lai mù mịt. Mẹ muốn tôi phải ăn học đến nơi đến chốn, muốn tôi nên người. Mẹ cho tôi biết một quyết định của mẹ, quyết định mà không bao giờ tôi ngờ tới :
- Mẹ nghĩ rằng chính việc làm mờ ám của mẹ và sự tiếp xúc hàng ngày với đám trẻ mẹ nuôi trong nhà đã ảnh hưởng đến tính tình của con. Mẹ muốn con nên người. Mẹ thương con. Mẹ thấy đã đến lúc mẹ phải quyết định chọn lựa giữa tiền bạc và tương lai của con. Mẹ chọn điều sau. Mẹ sẽ trả những đứa trẻ mẹ nuôi bấy lâu nay về với gia đình chúng. Mẹ con ta sẽ mở một cửa tiệm tạp hóa để sống lương thiện...
Sống lương thiện ! Đó là điều tôi vẫn hằng ao ước. Mẹ tôi đã nói với tôi rồi đó. Mẹ sẽ dứt khoát với dĩ vãng không đẹp, chúng tôi sẽ sống những ngày mới rực rỡ hơn. Tôi chợt thấy lòng dâng trào niềm sung sướng. Thốt nhiên, nước mắt tôi lăn dài.
*
Mẹ tôi đã làm theo lời hứa. Tối hôm ấy, mẹ gọi tất
cả bọn trẻ đến bên, nói rõ cho chúng biết quyết định của mẹ. Cả bọn vui
mừng reo ầm lên, cười nói tíu tít. Tôi nghĩ, trong tâm trí chúng lúc đó
mẹ tôi không còn là một hung thần nữa, mà là một bà tiên hiền dịu. Mẹ
tôi hỏi gia cảnh từng đứa để liệu bề đưa chúng về nhà. Tất cả cùng hứa
sẽ không tiết lộ điều gì về chúng tôi để tránh phiền phức. Một đứa con
gái nói mồ côi cha mẹ, lại không muốn về sống với chú thím, xin mẹ tôi
cho ở lại. Mẹ tôi bằng lòng ngay.
Một tháng sau, khi nhà tôi chỉ còn mẹ con tôi và con Lộc – đứa con gái xin ở lại – chúng tôi khai trương một cửa tiệm tạp hóa. Mẹ tôi lấy bảng hiệu là "An Hòa", phần vì tên tôi là Hòa, phần vì mẹ ao ước chúng tôi sẽ sống những ngày mới thật "an hòa". Trước cổng, mẹ tôi cho con Lộc trông coi một chiếc xe sinh tố. Tiền lời kiếm được, mẹ tôi giữ hẳn phân nửa để riêng cho con bé làm vốn sau này. Nhờ trời, cửa tiệm và xe sinh tố của chúng tôi khá đắt khách. Du khách đến thăm bãi Dâu đều chiếu cố, mua bánh kẹo cho con em hoặc ghé lại uống nước giải khát.
Mẹ tôi đối xử với con Lộc rất mực tử tế. Mẹ may cho nó một loạt quần áo mới, cho đi uốn tóc để làm dáng. Tôi cũng bỏ công dạy nó tập đọc, tập viết. Con bé thông minh không ngờ, chỉ ít lâu đã đọc được báo.
Chúng tôi đang sống những ngày hạnh phúc hoàn toàn. Tôi an tâm theo học lục cá nguyệt đầu của năm đệ tứ. Mẹ tôi trông coi cửa tiệm tạp hóa. Con Lộc ngồi bán sinh tố, những lúc không có khách thường lấy những cuốn sách hình tôi mua cho ra đọc giải trí. Dĩ vãng dần xóa nhòa trong tâm hồn chúng tôi.
Trời bắt đầu vào đông. Đã có những cơn gió lạnh se da từ ngoài biển thổi vào. Sáng thật sớm, mặt biển bị che phủ bởi một màn sương dày đặc, ranh giới giữa biển và trời không còn nữa, thay vào đó một nền xanh mờ ảo.
Mẹ tôi phải khoác áo ấm ngồi trông hàng buổi sáng. Con Lộc mặc chiếc áo len mới mua. Phần tôi, mẹ tôi mua cho tôi một chiếc áo ấm thật đẹp, bên trong là lông cừu rất dễ thương. Mẹ tôi nói :
- Kỷ niệm những ngày "an hòa" của mẹ con mình đó !
Tôi chớp mắt thoáng thấy hình ảnh những ngày đen tối vừa qua. Những ngày đó được thay bằng những ngày mới, thật an hòa, khởi đầu từ khi trời chớm sang mùa lạnh, mặt biển giăng mờ sương.
Một tháng sau, khi nhà tôi chỉ còn mẹ con tôi và con Lộc – đứa con gái xin ở lại – chúng tôi khai trương một cửa tiệm tạp hóa. Mẹ tôi lấy bảng hiệu là "An Hòa", phần vì tên tôi là Hòa, phần vì mẹ ao ước chúng tôi sẽ sống những ngày mới thật "an hòa". Trước cổng, mẹ tôi cho con Lộc trông coi một chiếc xe sinh tố. Tiền lời kiếm được, mẹ tôi giữ hẳn phân nửa để riêng cho con bé làm vốn sau này. Nhờ trời, cửa tiệm và xe sinh tố của chúng tôi khá đắt khách. Du khách đến thăm bãi Dâu đều chiếu cố, mua bánh kẹo cho con em hoặc ghé lại uống nước giải khát.
Mẹ tôi đối xử với con Lộc rất mực tử tế. Mẹ may cho nó một loạt quần áo mới, cho đi uốn tóc để làm dáng. Tôi cũng bỏ công dạy nó tập đọc, tập viết. Con bé thông minh không ngờ, chỉ ít lâu đã đọc được báo.
Chúng tôi đang sống những ngày hạnh phúc hoàn toàn. Tôi an tâm theo học lục cá nguyệt đầu của năm đệ tứ. Mẹ tôi trông coi cửa tiệm tạp hóa. Con Lộc ngồi bán sinh tố, những lúc không có khách thường lấy những cuốn sách hình tôi mua cho ra đọc giải trí. Dĩ vãng dần xóa nhòa trong tâm hồn chúng tôi.
Trời bắt đầu vào đông. Đã có những cơn gió lạnh se da từ ngoài biển thổi vào. Sáng thật sớm, mặt biển bị che phủ bởi một màn sương dày đặc, ranh giới giữa biển và trời không còn nữa, thay vào đó một nền xanh mờ ảo.
Mẹ tôi phải khoác áo ấm ngồi trông hàng buổi sáng. Con Lộc mặc chiếc áo len mới mua. Phần tôi, mẹ tôi mua cho tôi một chiếc áo ấm thật đẹp, bên trong là lông cừu rất dễ thương. Mẹ tôi nói :
- Kỷ niệm những ngày "an hòa" của mẹ con mình đó !
Tôi chớp mắt thoáng thấy hình ảnh những ngày đen tối vừa qua. Những ngày đó được thay bằng những ngày mới, thật an hòa, khởi đầu từ khi trời chớm sang mùa lạnh, mặt biển giăng mờ sương.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG I