CHƯƠNG 6
Khung cảnh trong nhà êm ả, đặc biệt làm Mary tưởng
đây là một căn nhà trong truyện cổ: có hàng rào gai mà anh hùng trong
truyện sẽ chặt để lấy lối đi, bên trong là vườn hoa đủ loại. Dưới khung
cửa sổ, hoa mọc từng khóm và huệ trắng vươn cao, dây leo mọc phủ vách,
che khuất luôn cổng ra vào và ngôi nhà như... yên ngủ từ lâu lắm.
Mary chợt mỉm cười vì tưởng tượng của mình. Nàng lại đưa tay hơ trên lò sưởi. Sự im lặng làm nàng thích thú, thấy khỏe và hết sợ. Khác xa lữ quán Giao Mai: không nặng nề, bừa bãi, đầy đe dọa. Tủ, ghế, bàn, cả những tranh treo trên vách đều tỏa ra sự ấm cúng tuy không thân mật.
Xưa kia, chắc đây đã có một cuộc sống bình thản và hạnh phúc. Giờ, những kẻ ấy đã nằm yên trong nghĩa địa, tên họ trên bia đá bị rong phủ kín và người còn lại tôn trọng họ, giữ nguyên mọi vật trong nhà?
Mary chăm chú nhìn Francis trong lúc ông dọn bàn ăn, rồi lại quan sát khắp phòng. Nàng không thấy vách treo tượng ảnh các vì Thánh và tượng Chúa như thông thường. Bàn làm việc bóng nhẵn, không giấy tờ chi.
Trong một góc, có một giá vẽ, trên có tấm tranh chưa hoàn thành. Bức vẽ ao bùn Dozmary. Hình như cảnh vẽ trong một ngày u ám nên trời đầy mây và nước mầu xám, không có gió. Mary không biết gì nhiều về hội họa, nhưng cô công nhận bức vẽ này tràn sức mạnh. Như có mưa tạt vào mặt nàng.
Linh mục để ý đến hướng nhìn cô gái, ông lại gần, úp giá vẽ xuống:
- Đừng nhìn bức này. Tôi vẽ vội vàng và cũng không rảnh để hoàn thành nó. Nếu cô muốn xem tranh, sẽ có bức khá hơn. Nhưng hãy ăn đã.
Có người dọn cho ăn là một chuyện lạ với cô gái quê. Nhưng vẻ tự nhiên của linh mục làm cô yên lòng, ông nói:
- Hannah ở dưới làng. Cứ đến 4 giờ chiều là bà về. Tôi thích một mình hơn. Cũng may, bữa nay bà ấy có làm một ổ bánh táo. Hy vọng cô nuốt trôi, vì bánh bà ta làm tệ lắm kìa.
Ông pha trà và kèm cho Mary muỗng kem. Nàng vẫn còn lạ với mầu tóc, đôi mắt ông. Chúng khác hẳn giọng nói. Cái áo dòng đen càng làm nổi bật chúng lên. Mary mệt và lạ, nên linh mục để nàng ăn từ từ chậm rãi. Có lúc nàng thấy như mắt ông là mắt người mù. Khi thì cái nhìn sắc lạnh nhu xoi bói. Ông nói:
- Cũng may mà tôi gặp cô giữa đồng hoang. Vì công việc, đôi khi tôi phải đi xa. Bữa nay tôi đến giúp một sản phụ. Người ở đồng quê chất phác lắm. Tôi rất quí họ.
Mary không nói gì. Mary đang nhớ đến bọn người hung bạo đến lữ quán trong đêm. Linh mục hỏi:
- Cô đi đâu mà lạc vậy?
Mary nhìn linh mục, thốt nhiên nàng thấy cần giao phó mọi sự trong tay ông:
- Con có điều lo quá. Đôi khi con sợ sẽ giống dì con. Chắc cha đã nghe người ta nói đến lữ quán Giao Mai? Con ở đó một tháng mà như 20 năm! Chỉ vì dì con mà con không thể ra khỏi đó...
Linh mục nhìn nàng vẻ âu yếm và khuyến khích. Mary tuần tự kể hết mọi điều: bọn người lạ, những kiện hàng, sợi dây, cái chết của người đàn ông, ông Bassat... và dự tính của nàng.
Nhưng chợt, Mary dừng lại. Nàng có cảm tưởng như mình kể chuyện hoang đường, như linh mục cố gắng để khỏi chế giễu nàng. Ngay cả nàng, nàng cũng cảm thấy như... mình bịa chuyện. Tại sao thế? Có lẽ vì đôi mắt kỳ dị của linh mục chăng? Hay thái độ bình tĩnh kín đáo của ông khi nghe câu chuyện? Lạ quá, ông có thể là một người 20 tuổi và cũng có thể là một cụ già 60... Ông quả là một tác phẩm độc đáo của Tạo Hóa. Trước mặt ông, Mary cảm thấy những điều nàng kể trở thành vô lý, nhưng quá muộn.
Khi cô gái kể xong, ông đứng lên, đi đi lại lại trong phòng, tay vân vê khuy áo rồi tựa lưng vào lò sưởi nhìn nàng chăm chú. Giọng ông đều đều:
- Đừng nghĩ rằng cha không tin con. Con không có vẻ loạn trí hay bịa đặt. Song nếu ra giữa tòa, câu chuyện có vẻ huyền hoặc quá. Hơn thế, tuy luật lệ cấm buôn lậu nhưng nó lại xảy ra như cơm bữa trong vùng. Cha cũng biết ông Bassat, ông lương thiện và có thiện chí, nhưng phải thành thật mà nói: ông ta hơi ngốc. Lại huênh hoang nữa kia. Nếu mọi người biết ông vào lữ quán và ra tay không, người ta sẽ cười vào mũi ông. Có một điều con nên yên tâm: chắc từ nay Merlyn sẽ không dám làm bậy và lữ quán sẽ yên tĩnh vì sự thăm viếng của ông Bassat, cha đoán thế.
Mary phục thái độ trầm tĩnh của linh mục quá đỗi. Nàng ngỡ là ông sẽ không tin hay ngược lại, ông sẽ sợ hãi lắm. Nào ngờ ông tỉnh táo quá. Ông tiếp:
- Nếu con muốn, cha có thể đưa con đến gặp ông Bassat, để con kể lại đầu đuôi, nhưng ít ra phải bắt được Joss tại trận với tang chứng kìa. Cha không giúp con được gì, vì hiện giờ tình thế rất... tế nhị về mọi mặt. Hơn nữa, cha biết rằng con không muốn dì con ngồi tù vì tội ác của chồng, phải không?
- Thưa cha, theo ý cha, con phải làm sao?
- Nếu cha là con, cha sẽ chờ đợi. Hãy để ý chú Joss thật kỹ. Khi nào thấy xe đến, và nếu con có thể tin cha thì cho cha hay.
- Còn người bị treo cổ? Cha có nghĩ đến tìm cách đưa vụ này ra phát luật không? Con cảm thấy có tội vì không cứu được người lương thiện...
- Đừng thắc mắc. Con không thể làm gì được. Con có chứng kiến tận mắt ông ta bị treo cổ đâu? Con chỉ thấy khúc dây, phải không? (Mary gật đầu) Con đừng buồn, cha phải thành thật mà nói rằng con... tưởng tượng quá nhiều. Con không đáng trách có lẽ vì không khí trong lữ quán hại tới thần kinh con. Nếu mắt con thấy ông ta bị thương hay bị treo thì lại là chuyện khác.
- Con nghe rõ ràng Merlyn đe dọa ông ta mà, thưa cha?
- Con khờ lắm. Người ta đe dọa nhau hằng ngày ấy chứ, nhưng dễ gì treo cổ được nhau? Hãy nghe cha, từ nay có gì đáng lo, báo cho cha biết. Hay con muốn cha đưa về và nói hộ vài tiếng với Joss? Cha sẽ không ngại đâu.
- Chết! Lạy cha! Ông ta sẽ giết con và cả cha nữa, chưa chừng. Ông ta hung bạo lắm, không phải như cha tưởng đâu. Cha đưa con về rồi mặc con xoay sở lấy. Cha không nên ra mặt, nguy hiểm quá!
Nói xong, nghĩ đến lúc đối diện với Merlyn, Mary thấy mệt mỏi chợt đến. Chị còn một điều an ủi: nàng có thể trở lại đây bất cứ giờ nào. Và chắc gì Joss trở về trước mình? Có thể, lão về và ngỡ mình đã ngủ yên? Lão có đến phòng mình làm chi đâu? Lão đã cảm ơn mình ban trưa mà! Mary vững tâm lại trong khi linh mục đi thắng ngựa. Một con ngựa khác con ngựa vừa rồi, có vẻ mạnh mẽ hơn.
Dáng bộ trầm ngâm của linh mục làm Mary tưởng như ông là một người của thế giới khác. Mary nhớ lại vị linh mục làng mình: người hiền lành, nhỏ nhắn, dễ dãi quen thuộc với nàng biết bao nhiêu!
Xe đã thắng xong. Mary lên ngồi cạnh linh mục. Nom ông như con chim khổng lồ: áo choàng rộng bay phấp phới và hai cánh tay như đôi cánh. Giọng ông mơ hồ trong gió lộng:
- Tôi yêu đồng hoang. Lần đầu tiên cô sống nơi này và không được yên ổn nên không hiểu tôi. Nếu cô thấy nó về đông cũng như qua hạ, cô sẽ giống tôi. Không đâu quyến rũ bằng đồng hoang. Cảnh sắc như thuộc về quá khứ. Đồng hoang được tạo dựng trước rồi mới đến rừng núi, thung lũng và biển cả. Lúc mặt trời lên, ta trèo lên đỉnh núi Roughtor lắng nghe gió thổi qua khe đá... cô sẽ hiểu...
Mary không hiểu gì cả. Nàng tự nhủ: không biết ông có giảng như thế giữa nhà thờ?
Mary chợt mỉm cười vì tưởng tượng của mình. Nàng lại đưa tay hơ trên lò sưởi. Sự im lặng làm nàng thích thú, thấy khỏe và hết sợ. Khác xa lữ quán Giao Mai: không nặng nề, bừa bãi, đầy đe dọa. Tủ, ghế, bàn, cả những tranh treo trên vách đều tỏa ra sự ấm cúng tuy không thân mật.
Xưa kia, chắc đây đã có một cuộc sống bình thản và hạnh phúc. Giờ, những kẻ ấy đã nằm yên trong nghĩa địa, tên họ trên bia đá bị rong phủ kín và người còn lại tôn trọng họ, giữ nguyên mọi vật trong nhà?
Mary chăm chú nhìn Francis trong lúc ông dọn bàn ăn, rồi lại quan sát khắp phòng. Nàng không thấy vách treo tượng ảnh các vì Thánh và tượng Chúa như thông thường. Bàn làm việc bóng nhẵn, không giấy tờ chi.
Trong một góc, có một giá vẽ, trên có tấm tranh chưa hoàn thành. Bức vẽ ao bùn Dozmary. Hình như cảnh vẽ trong một ngày u ám nên trời đầy mây và nước mầu xám, không có gió. Mary không biết gì nhiều về hội họa, nhưng cô công nhận bức vẽ này tràn sức mạnh. Như có mưa tạt vào mặt nàng.
Linh mục để ý đến hướng nhìn cô gái, ông lại gần, úp giá vẽ xuống:
- Đừng nhìn bức này. Tôi vẽ vội vàng và cũng không rảnh để hoàn thành nó. Nếu cô muốn xem tranh, sẽ có bức khá hơn. Nhưng hãy ăn đã.
Có người dọn cho ăn là một chuyện lạ với cô gái quê. Nhưng vẻ tự nhiên của linh mục làm cô yên lòng, ông nói:
- Hannah ở dưới làng. Cứ đến 4 giờ chiều là bà về. Tôi thích một mình hơn. Cũng may, bữa nay bà ấy có làm một ổ bánh táo. Hy vọng cô nuốt trôi, vì bánh bà ta làm tệ lắm kìa.
Ông pha trà và kèm cho Mary muỗng kem. Nàng vẫn còn lạ với mầu tóc, đôi mắt ông. Chúng khác hẳn giọng nói. Cái áo dòng đen càng làm nổi bật chúng lên. Mary mệt và lạ, nên linh mục để nàng ăn từ từ chậm rãi. Có lúc nàng thấy như mắt ông là mắt người mù. Khi thì cái nhìn sắc lạnh nhu xoi bói. Ông nói:
- Cũng may mà tôi gặp cô giữa đồng hoang. Vì công việc, đôi khi tôi phải đi xa. Bữa nay tôi đến giúp một sản phụ. Người ở đồng quê chất phác lắm. Tôi rất quí họ.
Mary không nói gì. Mary đang nhớ đến bọn người hung bạo đến lữ quán trong đêm. Linh mục hỏi:
- Cô đi đâu mà lạc vậy?
Mary nhìn linh mục, thốt nhiên nàng thấy cần giao phó mọi sự trong tay ông:
- Con có điều lo quá. Đôi khi con sợ sẽ giống dì con. Chắc cha đã nghe người ta nói đến lữ quán Giao Mai? Con ở đó một tháng mà như 20 năm! Chỉ vì dì con mà con không thể ra khỏi đó...
Linh mục nhìn nàng vẻ âu yếm và khuyến khích. Mary tuần tự kể hết mọi điều: bọn người lạ, những kiện hàng, sợi dây, cái chết của người đàn ông, ông Bassat... và dự tính của nàng.
Nhưng chợt, Mary dừng lại. Nàng có cảm tưởng như mình kể chuyện hoang đường, như linh mục cố gắng để khỏi chế giễu nàng. Ngay cả nàng, nàng cũng cảm thấy như... mình bịa chuyện. Tại sao thế? Có lẽ vì đôi mắt kỳ dị của linh mục chăng? Hay thái độ bình tĩnh kín đáo của ông khi nghe câu chuyện? Lạ quá, ông có thể là một người 20 tuổi và cũng có thể là một cụ già 60... Ông quả là một tác phẩm độc đáo của Tạo Hóa. Trước mặt ông, Mary cảm thấy những điều nàng kể trở thành vô lý, nhưng quá muộn.
Khi cô gái kể xong, ông đứng lên, đi đi lại lại trong phòng, tay vân vê khuy áo rồi tựa lưng vào lò sưởi nhìn nàng chăm chú. Giọng ông đều đều:
- Đừng nghĩ rằng cha không tin con. Con không có vẻ loạn trí hay bịa đặt. Song nếu ra giữa tòa, câu chuyện có vẻ huyền hoặc quá. Hơn thế, tuy luật lệ cấm buôn lậu nhưng nó lại xảy ra như cơm bữa trong vùng. Cha cũng biết ông Bassat, ông lương thiện và có thiện chí, nhưng phải thành thật mà nói: ông ta hơi ngốc. Lại huênh hoang nữa kia. Nếu mọi người biết ông vào lữ quán và ra tay không, người ta sẽ cười vào mũi ông. Có một điều con nên yên tâm: chắc từ nay Merlyn sẽ không dám làm bậy và lữ quán sẽ yên tĩnh vì sự thăm viếng của ông Bassat, cha đoán thế.
Mary phục thái độ trầm tĩnh của linh mục quá đỗi. Nàng ngỡ là ông sẽ không tin hay ngược lại, ông sẽ sợ hãi lắm. Nào ngờ ông tỉnh táo quá. Ông tiếp:
- Nếu con muốn, cha có thể đưa con đến gặp ông Bassat, để con kể lại đầu đuôi, nhưng ít ra phải bắt được Joss tại trận với tang chứng kìa. Cha không giúp con được gì, vì hiện giờ tình thế rất... tế nhị về mọi mặt. Hơn nữa, cha biết rằng con không muốn dì con ngồi tù vì tội ác của chồng, phải không?
- Thưa cha, theo ý cha, con phải làm sao?
- Nếu cha là con, cha sẽ chờ đợi. Hãy để ý chú Joss thật kỹ. Khi nào thấy xe đến, và nếu con có thể tin cha thì cho cha hay.
- Còn người bị treo cổ? Cha có nghĩ đến tìm cách đưa vụ này ra phát luật không? Con cảm thấy có tội vì không cứu được người lương thiện...
- Đừng thắc mắc. Con không thể làm gì được. Con có chứng kiến tận mắt ông ta bị treo cổ đâu? Con chỉ thấy khúc dây, phải không? (Mary gật đầu) Con đừng buồn, cha phải thành thật mà nói rằng con... tưởng tượng quá nhiều. Con không đáng trách có lẽ vì không khí trong lữ quán hại tới thần kinh con. Nếu mắt con thấy ông ta bị thương hay bị treo thì lại là chuyện khác.
- Con nghe rõ ràng Merlyn đe dọa ông ta mà, thưa cha?
- Con khờ lắm. Người ta đe dọa nhau hằng ngày ấy chứ, nhưng dễ gì treo cổ được nhau? Hãy nghe cha, từ nay có gì đáng lo, báo cho cha biết. Hay con muốn cha đưa về và nói hộ vài tiếng với Joss? Cha sẽ không ngại đâu.
- Chết! Lạy cha! Ông ta sẽ giết con và cả cha nữa, chưa chừng. Ông ta hung bạo lắm, không phải như cha tưởng đâu. Cha đưa con về rồi mặc con xoay sở lấy. Cha không nên ra mặt, nguy hiểm quá!
Nói xong, nghĩ đến lúc đối diện với Merlyn, Mary thấy mệt mỏi chợt đến. Chị còn một điều an ủi: nàng có thể trở lại đây bất cứ giờ nào. Và chắc gì Joss trở về trước mình? Có thể, lão về và ngỡ mình đã ngủ yên? Lão có đến phòng mình làm chi đâu? Lão đã cảm ơn mình ban trưa mà! Mary vững tâm lại trong khi linh mục đi thắng ngựa. Một con ngựa khác con ngựa vừa rồi, có vẻ mạnh mẽ hơn.
Dáng bộ trầm ngâm của linh mục làm Mary tưởng như ông là một người của thế giới khác. Mary nhớ lại vị linh mục làng mình: người hiền lành, nhỏ nhắn, dễ dãi quen thuộc với nàng biết bao nhiêu!
Xe đã thắng xong. Mary lên ngồi cạnh linh mục. Nom ông như con chim khổng lồ: áo choàng rộng bay phấp phới và hai cánh tay như đôi cánh. Giọng ông mơ hồ trong gió lộng:
- Tôi yêu đồng hoang. Lần đầu tiên cô sống nơi này và không được yên ổn nên không hiểu tôi. Nếu cô thấy nó về đông cũng như qua hạ, cô sẽ giống tôi. Không đâu quyến rũ bằng đồng hoang. Cảnh sắc như thuộc về quá khứ. Đồng hoang được tạo dựng trước rồi mới đến rừng núi, thung lũng và biển cả. Lúc mặt trời lên, ta trèo lên đỉnh núi Roughtor lắng nghe gió thổi qua khe đá... cô sẽ hiểu...
Mary không hiểu gì cả. Nàng tự nhủ: không biết ông có giảng như thế giữa nhà thờ?
*
Joss Merlyn say tiếp năm hôm. Suốt ngày ấy qua ngày
khác ông ta nằm dài mê man, trên cái giường nhỏ trong bếp, miệng há hoác
và ngáy pho pho. Tiếng ngáy vang dội khắp phòng. Năm giờ chiều hôm thứ
năm ông ta tỉnh dậy, kêu khát và đòi uống... rượu chát, vừa kêu vừa
khóc, như đứa trẻ. Bà vợ tức thì chạy lại, vỗ về bằng những lời dịu
dàng, tay bưng ly nước dỗ chồng uống; lại sửa gối, đắp chăn. Trông bà
khác hẳn, nhanh nhẹn và chu đáo quá. Merlyn nhìn quanh dáo dác, run rẩy,
lầu bầu không ra tiếng. Lão để yên cho vợ lau mặt, thay ra giường, chải
tóc... Chỉ mươi phút sau, ông ngủ lại, mặt bầm tím, lưỡi thè ra và lại
ngáy làm Mary càng tởm.
Hai dì cháu qua ở tạm gian phòng khách đầy bụi. Lần thứ nhất, Mary thấy dì vui vẻ, tỉnh táo, nhanh nhẹn. Bà nói chuyện, có khi hát nho nhỏ nữa.. Mary được biết cứ một hai tháng Merlyn say bí tỉ như vậy một lần. Có khi thường hơn và lần này, cơn say là kết quả sự có mặt ông Bassat. Theo lời dì nàng, Merlyn trở về lúc 6 giờ chiều và đi thẳng vô quầy rượu, ở lỳ trong đó luôn. (May quá: lúc đó Mary đang lang thang trên đường về và lạc hướng) Bà không biết Mary về lúc nào, và nghe Mary bảo nàng đi chơi, lạc, bà tin ngay. Bà khuyên nàng nên cẩn thận hơn, từ nay. Mary giấu tất cả mọi việc xảy ra. Và họ sống năm ngày yên tĩnh.
Thời tiết u ám nên Mary không ra khỏi cửa, nhưng đến ngày thứ sáu, khi mặt trời lên, cô gái lại tính vượt đồng hoang – dù nàng chưa quên cuộc mạo hiểm đã qua. Nhất là khi Joss tỉnh dậy la lối om sòm, khói từ bếp tràn khắp nhà và dì Patience nhanh nhẩu mang ra lại thì nàng đâm cáu kỉnh. Mary lấy một khúc bánh mì gói vào khăn, đi ra. Lần này, Mary hướng về phía tây, ngọn Kilmar. Vừa đi cô gái vừa nghĩ đến Francis, suốt buổi ông toàn nghe nàng nói, nàng nhớ đến khuôn mặt ông, đôi mắt ông, bộ tóc ông... Chà! ông có vẻ giống tiên tử Elie quá! Một người như ông, vì sao lại làm linh mục phó nhỉ? Ông có vẻ siêu phàm quá!
Vài con hải âu bay là đà trên mặt hồ. Noel sắp đến rồi. Chắc ở Helford dân chúng đang rộn rịp trang hoàng nhà cửa, cây thông, và gà ngỗng được ăn nhiều cho béo? Mấy hàng bánh trái và các cô gái hẳn đều ưa nhìn... Vị mục sư thì tươi tỉnh cưỡi ngựa đến Trelowarren cụng ly với giáo dân? Linh mục Francis cũng cầu Chúa ban phúc cho họ đạo?
Một điều chắc chắc: lữ quán Giao Mai chả có gì thay đổi? Hơn một giờ sau, Mary dừng lại trước con suối chảy ngang, khung cảnh không lạ lắm, trước mặt cô gái là núi đá phẳng lì và xanh rêu. Sau lưng, ngọn Kilmar hiện ra như bàn tay khổng lồ chĩa ngón lên trời. Mary ngắm kỹ đầm lầy Trewartha lần nữa. Về hướng đông nam, bộ mặt đồi núi rực rỡ dưới mặt trời. Suối kêu róc rách đâu đó. Đầm lầy trải dài bên trái. Gió hây hẩy thổi làm ngọn cỏ lung lay xào xạc, có đám xanh tươi, có đám vàng, nâu. Nom hiền lành nhưng vô cùng nguy hiểm, vì bên dưới lún sâu. Mary quay lưng lại đầm và băng suối, bước lên những mô đất cao. Trời ít mây, đồng hoang trải dài như bãi cát. Mấy con ngựa chạy từ đồi cao xuống làm cho con quạ đang rỉa lông vội vút bay lên, buông mấy tiếng “quà quạ” nghe buồn bã lạ lùng. Đàn ngựa nhảy trên đá chơm chởm, đuôi phất phơ, chen lấn nhau. Hình như chúng vừa được thả ra? Mary chợt thấy cửa rào bên trái được mở rộng. Một người đàn ông đi tới, tay xách cái xô. Thấy nàng, gã đàn ông vây vẩy, gọi tên nàng. Mary không tránh kịp: đúng là em trai chủ quán. Quần áo lem luốc bùn và lông ngựa, hắn cười thật tươi:
- Cô đến tìm tôi sớm hơn tôi nghĩ. Phải biết trước, tôi đã làm bánh thết cô. Ba ngày nay tôi ăn toàn khoai tây, khỏi mất công rửa bát.
Mary chưa kịp phản ứng, anh ta đã đưa cái xô cho nàng và lội nước lùa ngựa.
- Ra khỏi đây! Tụi bay làm đục nước uống của tao. Liệu hồn!
Rồi anh ta nhặt cái xô cạnh đó và bảo Mary trả xô nàng đang cầm, xách cả hai cái xuống suối, múc đầy nước rồi nhăn răng trắng bóng ra, cười nữa:
- Nếu không gặp tôi, cô làm gì nào?
- Tôi không có ý định tìm anh. Nếu biết, tôi đã quẹo sang hướng khác.
- Tôi không tin cô. Nhưng dù sao, cô đã đến đây là tốt rồi. Ở lại ăn trưa với tôi, nghe? Có thịt trừu.
Cả hai trở về căn nhà tranh nằm lưng chừng đồi. Từ ống khói, một làn khói mỏng thoát ra. Sau nhà, còn những mảnh ván ghép sơ để làm rào nuôi súc vật và một khoảnh đất trồng khoai tây.
- Tôi nhóm lửa rồi, giờ chỉ cần nướng thịt. Cô biết cách làm chứ?
Mary nhìn Jean từ đầu tới chân:
- Anh mời khách kiểu gì vậy?
- Tôi ít có dịp mời khách lắm. Từ lúc mẹ tôi chết, tôi sống một mình. Mời cô vô nhà!
Mary cúi xuống để chui qua cánh cửa thấp. Gian phòng nhỏ vuông bằng nửa gian bếp của dì nàng. Ống khói trong góc thật rộng. Sân nhà dơ bẩn, đầy rác: vỏ khoai, ruột bánh, vài cọng rau già và tro bếp phủ cùng khắp. Mary kinh hoảng hỏi:
- Anh không bao giờ lau nhà hở? Bếp như chuồng heo! Anh không biết xấu hổ gì hết chắc? Đưa tôi cái chổi coi. Tôi không thể ăn tại một chỗ thế này!
Trong nửa giờ gian bếp sạch sẽ, sàn nhà ướt và bóng nhoáng, rác rến biến mất. Mary dọn, quét, lau một cách hăng hái. Rồi nàng soạn trong tủ ra, lấy bát dĩa dọn bàn. Thịt trừu và khoai tây hầm trong bếp bốc mùi thơm ngát. Jean từ ngoài cửa hít hà, nói chõ vô:
- Tôi cần một người đàn bà. Cô có muốn rời Lữ quán khốn nạn đến ở với tôi không?
- Anh không đủ tiền trả công cho tôi đâu.
- Chà! Đàn bà chúa hà tiện. Họ để tiền làm chi chớ? Mẹ tôi cũng vậy. Bà giấu tiền trong vớ, tôi chưa được thấy nó mầu gì. Thôi đói quá rồi... Dọn lẹ lẹ...
- Anh bất lịch sự quá! Không cảm ơn đầu bếp, lấy tay đi, dĩa nóng lắm đó!
- Chắc ở Helford cô học được nhiều điều hay? Tôi cho là đàn bà mới nứt mắt chả cần học ai cũng biết làm bếp... Cho tôi ly nước đi! Cô khéo tay quá! Nào, chúng ta cùng ăn, nhé? Mời cô, cứ tự nhiên, tôi dốt phép xã giao...
Hai người bắt đầu ăn. Mary nhỏ nhẹ, còn Jean nhai ngấu nghiến và không ngớt khen ngon:
- Từ khi mẹ tôi chết, giờ mới được ăn ngon một lần (giọng tâm sự). Chúng tôi đều sinh ra ở đây, trên gác kia. Nhưng hai anh lớn lắm tôi mới ra đời. Cha tôi đi vắng luôn. Mà hễ về là kiếm chuyện đánh mẹ tôi. Một lần tôi suýt ngất vì thấy ông cầm dao ném vào mặt mẹ tôi, máu chảy ròng ròng. Tôi thấy mẹ tôi vẫn điềm nhiên dọn bữa cho ông. Bà cưng tôi nhất nhà, vì vậy hai anh hay đánh tôi, hễ mẹ tôi quay lưng là tôi bị đòn rồi...
- Mẹ anh mất bao lâu?
- Bảy năm, trong dịp Noel. Sau khi cha tôi bị treo cổ, Matt chết đuối, Joss qua Mỹ châu. Mẹ tôi trở lại đạo, đọc kinh tối ngày, làm tôi bực quá, bỏ đi. Tôi tính làm thủy thủ nhưng bể không hợp với tôi nên tôi trở về. Mẹ tôi như bộ xương. Tôi bảo: “Mẹ ăn nhiều nhiều vào” mà bà không nghe, tôi lại bỏ đi. Chiều Noel tôi trở về, đói meo, cửa thì đóng, nhà trống trơn: mẹ tôi đã chết, chôn cách đó ba tuần... Kìa, có một miếng phô-ma trong tủ đó. Cô ăn chứ? Có sâu trong đó nhưng không hại gì đâu.
Mary ngồi im. Jean nhìn chăm chú cô gái, hỏi:
- Cô làm sao vậy? Bịnh hả? Mới thấy vui vẻ đó mà.
- Tôi chả làm sao cả. Tôi nghĩ rằng khi nào không còn một người trong giòng họ Merlyn nữa là điềm tốt cho mọi người. Thà trong xứ bị bệnh dịch còn hơn có người như giòng họ nhà anh. Mấy người không nghĩ đến mẹ các người đau khổ sao?
- Mẹ tôi không kêu ca gì cả. Bà bận luôn tay, có thì giờ đâu mà buồn?...
Mary đã xong bữa, nàng đứng lên, dọn bàn.
- Quên, Joss ra sao?
- Đang say, cũng như cha anh vậy mà?
- Một ngày kia rượu sẽ giết ảnh, ảnh nằm mấy ngày rồi, Mary?
- Năm.
- Thấm gì. Có khi hơn tuần lễ kia. Chừng nào ảnh tỉnh dậy, lảo đảo như đứa trẻ, rượu thặng dư đã được thải một ít, còn một ít thấm vào ảnh, lúc đó mới đáng sợ. Lúc đó ảnh nguy hiểm lắm, cô nên đề phòng...
- Ông ta còn nhiều việc phải lo. Vả, tôi cũng khá cẩn thận...
- Đừng làm vẻ bí mật. Có chuyện gì xảy ra ở Giao Mai vậy?
Mary kể lại vụ ông Bassat đến khám nhà và tất cả những lời ông hôm ấy. Jean nheo mắt:
- Sao cô lại nói dối về tôi?
- Tôi sợ dì tôi bị rắc rối. Nếu có thì giờ suy nghĩ, tôi đã nói toạc hết sự thật. Anh không có gì phải lo chứ?
- Chả có gì, trừ con ngựa đen... Tuần trước nó còn màu xám tro. Nó là ngựa quí. Cô ra xem, nhé?
Nói xong, Jean chạy vụt ra ngoài. Mary chậm rãi ra theo. Cô tưởng tượng đến một người mẹ gầy guộc, cô đơn đứng trên thềm dõi mắt theo đàn con hung tợn như quỉ dữ với tất cả trìu mến của người mẹ tận tụy suốt đời. Jean la lên:
- Đây, tôi muốn bán cho cô con ngựa này đây! Sao cô hà tiện quá vậy?
- Bộ anh tưởng tôi mất trí chắc? Mua về để đâu? Trong chuồng ngựa lữ quán hả? Đặng ông Bassat đến nhận ra ư? Cảm ơn anh. Tôi đã nói dối cho anh em nhà anh nhiều rồi.
Jean lộ vẻ buồn:
- Cô từ chối dịp may. Khó có con ngựa đẹp như nó. Noel tôi sẽ mang nó ra phiên chợ uổng quá !
Anh đuổi ngựa đi rồi bứt cọng cỏ cắn, mắt không rời Mary:
- Cô biết ông Bassat tìm gì trong quán không?
- Anh biết hơn tôi chứ? Anh hỏi làm gì? Lại còn vờ. Tôi không đến cho anh thẩm vấn đâu. Mình ông tòa quá đủ rồi...
- May phúc cho Joss. Ảnh đã dời đi – Giọng Jean thản nhiên – Tôi đã nói rồi mà cứ nhơn nhơn. Có ngày họ sẽ tóm cho coi.
Mary nghĩ thầm: Đừng vờ ngay thật để lừa ta. Anh em nhà anh giống nhau mà!
Jean nói tiếp:
- Bộ cô sợ tôi mách lại Joss hả? Hay là cô khờ đến nỗi không biết chút gì? Tôi không tin vậy, một đứa trẻ cũng biết sự gian ác trong lữ quán Giao Mai mà! Cô đến cả tháng rồi...
- Anh muốn gì? Tôi chỉ cần mang dì tôi ra khỏi hắc điếm này. Còn anh, có chết đuối trong rượu cũng không can chi đến tôi.
- Như vậy, buôn lậu không làm cô sợ? Cô làm ngơ để ảnh chất đồ lậu đầy phòng, đủ loại? Và còn nhiều tội ác, như chuyện giết người chẳng hạn?
Mary nhìn thẳng mặt Jean, anh không còn một chút gì giống Joss. Nét mặt anh già dặn, trịnh trọng, lương thiện. Jean mím môi:
- Tại sao dì cô như một bóng ma? Khi nào gió tây bắc thổi mạnh, cô hãy hỏi bà cho biết...
Mary bối rối. Nàng không hiểu gì cả, có thể nàng hiểu được nếu Jean không phải là em Joss. Chao ơi! Giá??? Jean có vẻ bí mật, không biết có phải hắn định dọa nàng không:
- Rồi một ngày kia, anh ấy sẽ gặp tôi. Sẽ có việc đáng tiếc xảy ra...
Nói xong, Jean đứng lên, tìm ngựa. Nếu trực giác nàng không lầm, còn có bí ẩn sau chuyện buôn lậu nữa. Kẻ bị treo cổ, trước khi chết cũng có nói đến tội ác, nó là tội gì? Ghê gớm đến mức nào khiến cho một kẻ đồng lõa lại có thể từ chối, chọn cái chết hơn nhúng tay vào! Jean cũng vừa nhắc đến? Tuy không nói rõ. A! Đúng vậy, thần kinh mình không yếu, mình tỉnh táo, cũng không tưởng tượng như cha phó Davey nghĩ.
Mary muốn về ngay để có thì giờ ngồi một mình suy nghĩ. Nàng từ từ đổ dốc, đến đầu rào. Jean chạy theo:
- Cô về hả? Sớm mà! Chơi một chút, tôi sẽ đưa cô về. Hay là cô sợ tôi? Cô cho là anh em tôi đều bất lương như nhau hả? Có phải cô cho là tôi cũng nhúng tay vào máu người như Joss chứ gì?
Mary không thể nhịn cười:
- Đúng vậy. Nhưng tôi không có gì phải sợ anh. Nếu anh lương thiện hơn anh anh, tôi có thể là bạn...
- Phải cô cũng nhận rằng tôi có vẻ lương thiện hơn anh Joss không?
- Thôi, đừng tưởng vậy. Tôi không nhận nhiếc gì hết, tôi về đây. Tối đến nơi rồi, tôi không muốn bị lạc giữa đồng như...
- Chà! Vậy ra cô bị lạc rồi?
Biết mình lỡ lời, Mary vội chữa:
- Tôi đi dạo phía tây, sương mù xuống sớm... Cũng may, một lát là tôi tìm thấy đường về.
- Đừng dại nữa nghe? Giữa đường đi Roughtor có chỗ đầm lầy, có thể nhận chìm cả đàn bò trong nháy mắt. Đừng giải trí kiểu đó...
- Thì tôi có ngờ đâu, định đi loanh quanh cho giãn gân, ở nhà ngấy quá...
- Lần sau có muốn đi chơi thì đến đây. Nhưng tránh phía trái nghe? À, Noel cô muốn đi chơi không? Đi Launceston chơi.
- Anh đi hả, chi vậy?
- Ồ ! Bán ngựa chớ chi. Vả lại, tôi tưởng anh ấy sắp tỉnh lại sẽ có chuyện không hay. Nếu hai ông bà biết cô đi dạo, họ sẽ không ngạc nhiên về sự vắng mặt của cô hôm đó. Chịu không?
- Rủi họ tóm anh về vụ con ngựa ông Bassat, thì tôi sẽ ra sao? Ở tù luôn với anh hả? Ê mặt quá!
- Ai bắt tôi được? Dễ dầu gì? Hãy cứ mạo hiểm chơi! Cô nhát cáy vậy à? Ở Helford, con gái được bọc trong gòn hả?
Giỡn quá, mình mà bọc trong gòn? Mary đáp liều :
- Jean Merlyn! Đừng tưởng tôi sợ. Ngồi tù cũng không đáng sợ bằng sống trong lữ quán Giao Mai.
- Tốt! Vậy mới đáng là người! Tôi thắng xe để tụi mình đi, con ngựa đen cột phía sau. Quên, cô biết đường đi North Hill xuyên ngang đồng hoang không?
- Không.
- Vậy thì nghe đây: cứ đi thẳng quốc lộ có một dặm tới đỉnh đồi, trước mặt là núi đá Carey, đoạn quẹo phải và đi thẳng hoài. Tôi sẽ đón ngang đó.
- Đi lúc mấy giờ?
- Cô nên rời lữ quán cỡ 11 giờ sáng. Nhớ chưa?
- Tôi không hứa chắc. Nếu anh không thấy tôi thì thôi, nghe? Có khi, dì tôi cần tôi ở nhà.
- Tôi mong cô sẽ đi. Vui lắm.
- Chào anh !
Mary nói và nhanh nhẹn quay về. Nàng vừa đi vừa nghĩ đến bộ mặt tươi tỉnh của Jean. So với các thanh niên ở làng mình, anh ta chả có gì đặc biệt. Chỉ là tên trộm ngựa, biết chừng cũng buôn lậu, sát nhân? Nhưng Mary cóc sợ Jean. Nàng sẽ ngồi cùng xe với hắn hôm áp lễ Giáng Sinh để chứng tỏ điều này. Vả lại, cô cũng muốn thay đổi không khí một phen.
Mary về đến cổng trời cũng vừa tối sập. Dì nàng vẻ lo lắng, xanh xao:
- Con đi đâu vậy? Chú Joss hỏi con suốt ngày nay...
- Con đi dạo ngoài đồng. Chú hỏi con làm gì? Con tưởng không ai cần đến con. (nàng liếc vào cái giường trống trong bếp.) Ủa, chú đâu gì? Ông mạnh rồi sao?
- Chú ngán nằm trong bếp, chú ưng nằm phòng khác hơn. Mary! Con nên làm chú vui một chút. Nên nhỏ nhẹ, đừng trái ý ổng. Khi ổng ngồi dậy được, ổng có thể... dữ tợn...
Dì Patience đã trở lại sợ hãi, lo lắng. Nom dì thật đáng thương. Mary hỏi :
- Chú muốn gặp con làm chi?
- À, chắc ổng trở chứng mà. Đừng để ý đến lời ổng trong lúc này. Để dì cho ổng hay cháu về rồi, nhé?
Mary rót nước uống để trấn tĩnh. Nàng xấu hổ mà thấy mình hết cái can đảm ở đồng hoang: nàng cũng lấm lét sợ sệt như dì vậy! Dì nàng trở lại, thì thầm:
- Hình như ổng ngủ rồi. Dì cháu ta đi ăn, có ba-tê cho con đó.
Mary không thấy đói chút nào, nàng cố gắng nhai mẩu bánh nhỏ rồi uống trà. Cả hai cùng im lặng. Rồi nàng châm thêm củi vào lò sưởi, khói xanh nồng làm cô cay mắt, nhưng lửa gần tàn, không đủ ấm gian phòng lạnh lẽo.
Trong hành lang đồng hồ gõ đều đều. Nàng gần nghẹn thở. Buổi tối nặng nề chậm chạp trôi qua. Hai dì cháu thu dọn về phòng mình. Nhưng rồi dì nàng đi khỏi phòng, Mary vẫn ngồi yên. Nàng mơ màng nửa thức nửa ngủ, không nhấc nổi chân.
Lửa tắt ngấm, nến cũng gần tàn... Bỗng Mary ngẩng lên vì một tiếng động khẽ, và cửa bếp hé mở: Joss bước vô. Mặt xám ngoét, mắt đỏ ngầu, ông cất giọng gắt:
- Ai đó? Làm gì đó? Để dao xuống! Nghe chưa? Tôi bảo để dao xuống!
Mary nhìn trừng trừng Joss, không nhúc nhích được nửa phân:
- Cháu đây! Chú lầm rồi không có ai đây hết, không có dao đâu...
- Ủa, Mary! Họ đi đâu hết rồi?
- Chú lầm đó, không có ai trừ cháu ở đây. Chú cần gì không?
Joss nhìn quanh phòng, thì thầm:
- Ta không sợ họ đâu. Kẻ chết làm sao hại được ta? Ta làm họ biến mất như khi ta thổi tắt ngọn nến, phải không, cháu?
Mary gật đầu, Joss kéo ghế ngồi xuống, liếm môi:
- Chỉ là cơn mơ thôi, cháu ạ ! Kỳ một cái mặt nào cũng rõ ràng hết mới là ghê... Chú khát quá, Mary! Vô lấy chai rượu cho chú đi !
Mary đón xâu chìa khóa trên tay chủ quán, nàng thầm nghĩ không biết có nên đi luôn lên phòng mình không, thì có tiếng giục giã:
- Đem chai rượu chớ không phải đi luôn, nghe?
Mary lẳng lặng vào quầy rượu, lục lấy chai Cognac và cái ly đem lại trước mặt Joss. Người đàn ông rót nửa ly rượu, uống chầm chậm và nói:
Mary! Cháu thật tốt. Cháu thông minh, can đảm. Đáng lẽ cháu là con trai mới phải. Chú thương cháu lắm đó, nghe?
Lão cười, giọng ngớ ngẩn:
- Rượu này phải trả bằng vàng và máu đó. Tiền khó mà mua nổi. Vua George cũng không có thứ quí hơn. Ta tốn bao nhiêu? Không đến vài xu. Lữ quán Giao Mai này có rượu miễn phí. (Lão lại cười gật gù) Đây là một trò chơi nguy hiểm nhưng hấp dẫn đối với đàn ông. Ta xuýt chết nhiều lần, nhưng dễ gì hạ nổi ta? Ta lanh quá! Trước kia, ta ở Padslow, lúc nước lớn ta đánh đắm tàu, nhưng là tàu nhỏ. Chỉ có năm người phụ ta thôi. Ít quá mà làm ăn gì? Bây giờ ta tổ chức đại qui mô à! Ta có trên trăm thủ hạ, làm việc từ đất liền đến bờ bể à. Ta sẽ giết người nhiều lắm, nhưng trò chơi... Không! Công việc chớ, công việc này khác lắm. Mary! Lại gần đây! Ta tin cậy cháu, cháu không giống dì cháu. Ta hợp tác với nhau, nghe?
Joss chồm đến bất ngờ, chộp tay Mary ấn cô ngồi xuống cạnh mình:
- Chính rượu quái quỉ hại ta đó, Mary! Nếu không coi... Bình thường ta không sợ gì hết, chính ta giết người, dìm chúng xuống nước, lấy đá đập lên đầu chúng... mà ta ngủ ngon lắm, chả có băn khoăn gì hết. Đứa nào nói có lương tâm cắn rứt là nói láo, nói theo kiểu trưởng giả, tụi văn sĩ láo khoét. Lương tâm là cái gì? Hình thù nó ra sao? Bịa! Mà có cái kỳ này: hễ ta say thì ta thấy xác chết hồi sinh. Ý trời ôi! Đứa thì bị cá ăn mất mắt, đứa khác thì tóc vướng trong rong bể, đứa thì da mặt trắng như sáp. Có một lần, ta gặp một phụ nữ tóc xõa dài, tay bám tấm ván, tay kia bế con. Thuyền ở gần đó và bể không có sóng, nhiều kẻ sống sót và cố lội vào bờ, nước cạn, biết không, Mary? – Chả là tụi ta tính lầm con nước. – Bà kia cầu cứu dữ lắm nhưng ta tặng cho bả một hòn đá to vào mặt, bả ngã ngửa, buông cả ván lẫn con. Đâu phải ta độc ác gì, công việc là công việc chớ. Ta phải ra tay, nếu không họ lên bờ sao? Nếu không lanh tay, họ sẽ lên bờ nhiều người lắm. Tụi ta phải ném đá, gần quá thì áp lại, bẽ gãy lọi tay chân họ, dìm họ xuống nước – nước sâu không đầy một thước, khó lắm chớ dễ gì? Ta chu đáo lắm, phải không Mary?
Ngọn nến lung linh. Joss lại nắm tay cô gái, tay cô lạnh và mềm nhũn như bàn tay kẻ vừa tắt hơi. Lão giật mình, buông cô ra, nhìn phía khác:
- Bàn tay gì giống như...
Rồi lão im luôn. Mary ngồi chết dí, nhìn con muỗi đậu trên tay Joss, nàng chợt nhớ lại cái lần lão cắt bánh cho nàng, khéo léo, mềm mại. Nhung giờ đây, nàng tưởng tượng đến viên đá trong tay lão. Joss quay lại:
- Tiếng đồng hồ gõ mà ta tưởng tiếng chuông báo động trên bãi bể, nghe buồn quá đi! Tiếng chuông báo động trên tàu ấy mà, có lần ta muốn hét to cho át tiếng chuông cầu cứu. Chúng ta cũng vất vả lắm chớ đâu phải dễ dàng gì. Chèo thuyền dọc theo bãi, đem theo đủ thứ: gậy gộc, giẻ, dao, thừng... Cháu biết giẻ để chi không? Đặng nhét vào miệng họ, cho họ câm suốt đời mới yên tâm mình chớ chi... Còn tàu: một tiếng đánh rầm vào cồn đá, tàu rung động rồi chìm dần, chìm dần, sóng nuốt tiêu tan... Cháu đã thấy ruồi dính vào hủ mật chưa ! Người ta vướng trong tàu như vậy đó, họ bám vào tàu, mỗi lần thấy sóng to họ thét lên, nom họ như những chấm đen li ti, li ti... li ti...
Mary muốn nôn, nàng lạnh cóng. Joss chồm tới trước, gục đầu xuống ngực, miệng há to, chìm trong cơn say – hay giấc ngủ? – Hai cánh tay đặt lên bàn, bàn tay chắp lại như đang cầu nguyện...
Mary se sẽ đứng lên, chỉ những sợ ông ta tỉnh dậy kéo nàng ngồi lại nghe chuyện nữa.
Hai dì cháu qua ở tạm gian phòng khách đầy bụi. Lần thứ nhất, Mary thấy dì vui vẻ, tỉnh táo, nhanh nhẹn. Bà nói chuyện, có khi hát nho nhỏ nữa.. Mary được biết cứ một hai tháng Merlyn say bí tỉ như vậy một lần. Có khi thường hơn và lần này, cơn say là kết quả sự có mặt ông Bassat. Theo lời dì nàng, Merlyn trở về lúc 6 giờ chiều và đi thẳng vô quầy rượu, ở lỳ trong đó luôn. (May quá: lúc đó Mary đang lang thang trên đường về và lạc hướng) Bà không biết Mary về lúc nào, và nghe Mary bảo nàng đi chơi, lạc, bà tin ngay. Bà khuyên nàng nên cẩn thận hơn, từ nay. Mary giấu tất cả mọi việc xảy ra. Và họ sống năm ngày yên tĩnh.
Thời tiết u ám nên Mary không ra khỏi cửa, nhưng đến ngày thứ sáu, khi mặt trời lên, cô gái lại tính vượt đồng hoang – dù nàng chưa quên cuộc mạo hiểm đã qua. Nhất là khi Joss tỉnh dậy la lối om sòm, khói từ bếp tràn khắp nhà và dì Patience nhanh nhẩu mang ra lại thì nàng đâm cáu kỉnh. Mary lấy một khúc bánh mì gói vào khăn, đi ra. Lần này, Mary hướng về phía tây, ngọn Kilmar. Vừa đi cô gái vừa nghĩ đến Francis, suốt buổi ông toàn nghe nàng nói, nàng nhớ đến khuôn mặt ông, đôi mắt ông, bộ tóc ông... Chà! ông có vẻ giống tiên tử Elie quá! Một người như ông, vì sao lại làm linh mục phó nhỉ? Ông có vẻ siêu phàm quá!
Vài con hải âu bay là đà trên mặt hồ. Noel sắp đến rồi. Chắc ở Helford dân chúng đang rộn rịp trang hoàng nhà cửa, cây thông, và gà ngỗng được ăn nhiều cho béo? Mấy hàng bánh trái và các cô gái hẳn đều ưa nhìn... Vị mục sư thì tươi tỉnh cưỡi ngựa đến Trelowarren cụng ly với giáo dân? Linh mục Francis cũng cầu Chúa ban phúc cho họ đạo?
Một điều chắc chắc: lữ quán Giao Mai chả có gì thay đổi? Hơn một giờ sau, Mary dừng lại trước con suối chảy ngang, khung cảnh không lạ lắm, trước mặt cô gái là núi đá phẳng lì và xanh rêu. Sau lưng, ngọn Kilmar hiện ra như bàn tay khổng lồ chĩa ngón lên trời. Mary ngắm kỹ đầm lầy Trewartha lần nữa. Về hướng đông nam, bộ mặt đồi núi rực rỡ dưới mặt trời. Suối kêu róc rách đâu đó. Đầm lầy trải dài bên trái. Gió hây hẩy thổi làm ngọn cỏ lung lay xào xạc, có đám xanh tươi, có đám vàng, nâu. Nom hiền lành nhưng vô cùng nguy hiểm, vì bên dưới lún sâu. Mary quay lưng lại đầm và băng suối, bước lên những mô đất cao. Trời ít mây, đồng hoang trải dài như bãi cát. Mấy con ngựa chạy từ đồi cao xuống làm cho con quạ đang rỉa lông vội vút bay lên, buông mấy tiếng “quà quạ” nghe buồn bã lạ lùng. Đàn ngựa nhảy trên đá chơm chởm, đuôi phất phơ, chen lấn nhau. Hình như chúng vừa được thả ra? Mary chợt thấy cửa rào bên trái được mở rộng. Một người đàn ông đi tới, tay xách cái xô. Thấy nàng, gã đàn ông vây vẩy, gọi tên nàng. Mary không tránh kịp: đúng là em trai chủ quán. Quần áo lem luốc bùn và lông ngựa, hắn cười thật tươi:
- Cô đến tìm tôi sớm hơn tôi nghĩ. Phải biết trước, tôi đã làm bánh thết cô. Ba ngày nay tôi ăn toàn khoai tây, khỏi mất công rửa bát.
Mary chưa kịp phản ứng, anh ta đã đưa cái xô cho nàng và lội nước lùa ngựa.
- Ra khỏi đây! Tụi bay làm đục nước uống của tao. Liệu hồn!
Rồi anh ta nhặt cái xô cạnh đó và bảo Mary trả xô nàng đang cầm, xách cả hai cái xuống suối, múc đầy nước rồi nhăn răng trắng bóng ra, cười nữa:
- Nếu không gặp tôi, cô làm gì nào?
- Tôi không có ý định tìm anh. Nếu biết, tôi đã quẹo sang hướng khác.
- Tôi không tin cô. Nhưng dù sao, cô đã đến đây là tốt rồi. Ở lại ăn trưa với tôi, nghe? Có thịt trừu.
Cả hai trở về căn nhà tranh nằm lưng chừng đồi. Từ ống khói, một làn khói mỏng thoát ra. Sau nhà, còn những mảnh ván ghép sơ để làm rào nuôi súc vật và một khoảnh đất trồng khoai tây.
- Tôi nhóm lửa rồi, giờ chỉ cần nướng thịt. Cô biết cách làm chứ?
Mary nhìn Jean từ đầu tới chân:
- Anh mời khách kiểu gì vậy?
- Tôi ít có dịp mời khách lắm. Từ lúc mẹ tôi chết, tôi sống một mình. Mời cô vô nhà!
Mary cúi xuống để chui qua cánh cửa thấp. Gian phòng nhỏ vuông bằng nửa gian bếp của dì nàng. Ống khói trong góc thật rộng. Sân nhà dơ bẩn, đầy rác: vỏ khoai, ruột bánh, vài cọng rau già và tro bếp phủ cùng khắp. Mary kinh hoảng hỏi:
- Anh không bao giờ lau nhà hở? Bếp như chuồng heo! Anh không biết xấu hổ gì hết chắc? Đưa tôi cái chổi coi. Tôi không thể ăn tại một chỗ thế này!
Trong nửa giờ gian bếp sạch sẽ, sàn nhà ướt và bóng nhoáng, rác rến biến mất. Mary dọn, quét, lau một cách hăng hái. Rồi nàng soạn trong tủ ra, lấy bát dĩa dọn bàn. Thịt trừu và khoai tây hầm trong bếp bốc mùi thơm ngát. Jean từ ngoài cửa hít hà, nói chõ vô:
- Tôi cần một người đàn bà. Cô có muốn rời Lữ quán khốn nạn đến ở với tôi không?
- Anh không đủ tiền trả công cho tôi đâu.
- Chà! Đàn bà chúa hà tiện. Họ để tiền làm chi chớ? Mẹ tôi cũng vậy. Bà giấu tiền trong vớ, tôi chưa được thấy nó mầu gì. Thôi đói quá rồi... Dọn lẹ lẹ...
- Anh bất lịch sự quá! Không cảm ơn đầu bếp, lấy tay đi, dĩa nóng lắm đó!
- Chắc ở Helford cô học được nhiều điều hay? Tôi cho là đàn bà mới nứt mắt chả cần học ai cũng biết làm bếp... Cho tôi ly nước đi! Cô khéo tay quá! Nào, chúng ta cùng ăn, nhé? Mời cô, cứ tự nhiên, tôi dốt phép xã giao...
Hai người bắt đầu ăn. Mary nhỏ nhẹ, còn Jean nhai ngấu nghiến và không ngớt khen ngon:
- Từ khi mẹ tôi chết, giờ mới được ăn ngon một lần (giọng tâm sự). Chúng tôi đều sinh ra ở đây, trên gác kia. Nhưng hai anh lớn lắm tôi mới ra đời. Cha tôi đi vắng luôn. Mà hễ về là kiếm chuyện đánh mẹ tôi. Một lần tôi suýt ngất vì thấy ông cầm dao ném vào mặt mẹ tôi, máu chảy ròng ròng. Tôi thấy mẹ tôi vẫn điềm nhiên dọn bữa cho ông. Bà cưng tôi nhất nhà, vì vậy hai anh hay đánh tôi, hễ mẹ tôi quay lưng là tôi bị đòn rồi...
- Mẹ anh mất bao lâu?
- Bảy năm, trong dịp Noel. Sau khi cha tôi bị treo cổ, Matt chết đuối, Joss qua Mỹ châu. Mẹ tôi trở lại đạo, đọc kinh tối ngày, làm tôi bực quá, bỏ đi. Tôi tính làm thủy thủ nhưng bể không hợp với tôi nên tôi trở về. Mẹ tôi như bộ xương. Tôi bảo: “Mẹ ăn nhiều nhiều vào” mà bà không nghe, tôi lại bỏ đi. Chiều Noel tôi trở về, đói meo, cửa thì đóng, nhà trống trơn: mẹ tôi đã chết, chôn cách đó ba tuần... Kìa, có một miếng phô-ma trong tủ đó. Cô ăn chứ? Có sâu trong đó nhưng không hại gì đâu.
Mary ngồi im. Jean nhìn chăm chú cô gái, hỏi:
- Cô làm sao vậy? Bịnh hả? Mới thấy vui vẻ đó mà.
- Tôi chả làm sao cả. Tôi nghĩ rằng khi nào không còn một người trong giòng họ Merlyn nữa là điềm tốt cho mọi người. Thà trong xứ bị bệnh dịch còn hơn có người như giòng họ nhà anh. Mấy người không nghĩ đến mẹ các người đau khổ sao?
- Mẹ tôi không kêu ca gì cả. Bà bận luôn tay, có thì giờ đâu mà buồn?...
Mary đã xong bữa, nàng đứng lên, dọn bàn.
- Quên, Joss ra sao?
- Đang say, cũng như cha anh vậy mà?
- Một ngày kia rượu sẽ giết ảnh, ảnh nằm mấy ngày rồi, Mary?
- Năm.
- Thấm gì. Có khi hơn tuần lễ kia. Chừng nào ảnh tỉnh dậy, lảo đảo như đứa trẻ, rượu thặng dư đã được thải một ít, còn một ít thấm vào ảnh, lúc đó mới đáng sợ. Lúc đó ảnh nguy hiểm lắm, cô nên đề phòng...
- Ông ta còn nhiều việc phải lo. Vả, tôi cũng khá cẩn thận...
- Đừng làm vẻ bí mật. Có chuyện gì xảy ra ở Giao Mai vậy?
Mary kể lại vụ ông Bassat đến khám nhà và tất cả những lời ông hôm ấy. Jean nheo mắt:
- Sao cô lại nói dối về tôi?
- Tôi sợ dì tôi bị rắc rối. Nếu có thì giờ suy nghĩ, tôi đã nói toạc hết sự thật. Anh không có gì phải lo chứ?
- Chả có gì, trừ con ngựa đen... Tuần trước nó còn màu xám tro. Nó là ngựa quí. Cô ra xem, nhé?
Nói xong, Jean chạy vụt ra ngoài. Mary chậm rãi ra theo. Cô tưởng tượng đến một người mẹ gầy guộc, cô đơn đứng trên thềm dõi mắt theo đàn con hung tợn như quỉ dữ với tất cả trìu mến của người mẹ tận tụy suốt đời. Jean la lên:
- Đây, tôi muốn bán cho cô con ngựa này đây! Sao cô hà tiện quá vậy?
- Bộ anh tưởng tôi mất trí chắc? Mua về để đâu? Trong chuồng ngựa lữ quán hả? Đặng ông Bassat đến nhận ra ư? Cảm ơn anh. Tôi đã nói dối cho anh em nhà anh nhiều rồi.
Jean lộ vẻ buồn:
- Cô từ chối dịp may. Khó có con ngựa đẹp như nó. Noel tôi sẽ mang nó ra phiên chợ uổng quá !
Anh đuổi ngựa đi rồi bứt cọng cỏ cắn, mắt không rời Mary:
- Cô biết ông Bassat tìm gì trong quán không?
- Anh biết hơn tôi chứ? Anh hỏi làm gì? Lại còn vờ. Tôi không đến cho anh thẩm vấn đâu. Mình ông tòa quá đủ rồi...
- May phúc cho Joss. Ảnh đã dời đi – Giọng Jean thản nhiên – Tôi đã nói rồi mà cứ nhơn nhơn. Có ngày họ sẽ tóm cho coi.
Mary nghĩ thầm: Đừng vờ ngay thật để lừa ta. Anh em nhà anh giống nhau mà!
Jean nói tiếp:
- Bộ cô sợ tôi mách lại Joss hả? Hay là cô khờ đến nỗi không biết chút gì? Tôi không tin vậy, một đứa trẻ cũng biết sự gian ác trong lữ quán Giao Mai mà! Cô đến cả tháng rồi...
- Anh muốn gì? Tôi chỉ cần mang dì tôi ra khỏi hắc điếm này. Còn anh, có chết đuối trong rượu cũng không can chi đến tôi.
- Như vậy, buôn lậu không làm cô sợ? Cô làm ngơ để ảnh chất đồ lậu đầy phòng, đủ loại? Và còn nhiều tội ác, như chuyện giết người chẳng hạn?
Mary nhìn thẳng mặt Jean, anh không còn một chút gì giống Joss. Nét mặt anh già dặn, trịnh trọng, lương thiện. Jean mím môi:
- Tại sao dì cô như một bóng ma? Khi nào gió tây bắc thổi mạnh, cô hãy hỏi bà cho biết...
Mary bối rối. Nàng không hiểu gì cả, có thể nàng hiểu được nếu Jean không phải là em Joss. Chao ơi! Giá??? Jean có vẻ bí mật, không biết có phải hắn định dọa nàng không:
- Rồi một ngày kia, anh ấy sẽ gặp tôi. Sẽ có việc đáng tiếc xảy ra...
Nói xong, Jean đứng lên, tìm ngựa. Nếu trực giác nàng không lầm, còn có bí ẩn sau chuyện buôn lậu nữa. Kẻ bị treo cổ, trước khi chết cũng có nói đến tội ác, nó là tội gì? Ghê gớm đến mức nào khiến cho một kẻ đồng lõa lại có thể từ chối, chọn cái chết hơn nhúng tay vào! Jean cũng vừa nhắc đến? Tuy không nói rõ. A! Đúng vậy, thần kinh mình không yếu, mình tỉnh táo, cũng không tưởng tượng như cha phó Davey nghĩ.
Mary muốn về ngay để có thì giờ ngồi một mình suy nghĩ. Nàng từ từ đổ dốc, đến đầu rào. Jean chạy theo:
- Cô về hả? Sớm mà! Chơi một chút, tôi sẽ đưa cô về. Hay là cô sợ tôi? Cô cho là anh em tôi đều bất lương như nhau hả? Có phải cô cho là tôi cũng nhúng tay vào máu người như Joss chứ gì?
Mary không thể nhịn cười:
- Đúng vậy. Nhưng tôi không có gì phải sợ anh. Nếu anh lương thiện hơn anh anh, tôi có thể là bạn...
- Phải cô cũng nhận rằng tôi có vẻ lương thiện hơn anh Joss không?
- Thôi, đừng tưởng vậy. Tôi không nhận nhiếc gì hết, tôi về đây. Tối đến nơi rồi, tôi không muốn bị lạc giữa đồng như...
- Chà! Vậy ra cô bị lạc rồi?
Biết mình lỡ lời, Mary vội chữa:
- Tôi đi dạo phía tây, sương mù xuống sớm... Cũng may, một lát là tôi tìm thấy đường về.
- Đừng dại nữa nghe? Giữa đường đi Roughtor có chỗ đầm lầy, có thể nhận chìm cả đàn bò trong nháy mắt. Đừng giải trí kiểu đó...
- Thì tôi có ngờ đâu, định đi loanh quanh cho giãn gân, ở nhà ngấy quá...
- Lần sau có muốn đi chơi thì đến đây. Nhưng tránh phía trái nghe? À, Noel cô muốn đi chơi không? Đi Launceston chơi.
- Anh đi hả, chi vậy?
- Ồ ! Bán ngựa chớ chi. Vả lại, tôi tưởng anh ấy sắp tỉnh lại sẽ có chuyện không hay. Nếu hai ông bà biết cô đi dạo, họ sẽ không ngạc nhiên về sự vắng mặt của cô hôm đó. Chịu không?
- Rủi họ tóm anh về vụ con ngựa ông Bassat, thì tôi sẽ ra sao? Ở tù luôn với anh hả? Ê mặt quá!
- Ai bắt tôi được? Dễ dầu gì? Hãy cứ mạo hiểm chơi! Cô nhát cáy vậy à? Ở Helford, con gái được bọc trong gòn hả?
Giỡn quá, mình mà bọc trong gòn? Mary đáp liều :
- Jean Merlyn! Đừng tưởng tôi sợ. Ngồi tù cũng không đáng sợ bằng sống trong lữ quán Giao Mai.
- Tốt! Vậy mới đáng là người! Tôi thắng xe để tụi mình đi, con ngựa đen cột phía sau. Quên, cô biết đường đi North Hill xuyên ngang đồng hoang không?
- Không.
- Vậy thì nghe đây: cứ đi thẳng quốc lộ có một dặm tới đỉnh đồi, trước mặt là núi đá Carey, đoạn quẹo phải và đi thẳng hoài. Tôi sẽ đón ngang đó.
- Đi lúc mấy giờ?
- Cô nên rời lữ quán cỡ 11 giờ sáng. Nhớ chưa?
- Tôi không hứa chắc. Nếu anh không thấy tôi thì thôi, nghe? Có khi, dì tôi cần tôi ở nhà.
- Tôi mong cô sẽ đi. Vui lắm.
- Chào anh !
Mary nói và nhanh nhẹn quay về. Nàng vừa đi vừa nghĩ đến bộ mặt tươi tỉnh của Jean. So với các thanh niên ở làng mình, anh ta chả có gì đặc biệt. Chỉ là tên trộm ngựa, biết chừng cũng buôn lậu, sát nhân? Nhưng Mary cóc sợ Jean. Nàng sẽ ngồi cùng xe với hắn hôm áp lễ Giáng Sinh để chứng tỏ điều này. Vả lại, cô cũng muốn thay đổi không khí một phen.
Mary về đến cổng trời cũng vừa tối sập. Dì nàng vẻ lo lắng, xanh xao:
- Con đi đâu vậy? Chú Joss hỏi con suốt ngày nay...
- Con đi dạo ngoài đồng. Chú hỏi con làm gì? Con tưởng không ai cần đến con. (nàng liếc vào cái giường trống trong bếp.) Ủa, chú đâu gì? Ông mạnh rồi sao?
- Chú ngán nằm trong bếp, chú ưng nằm phòng khác hơn. Mary! Con nên làm chú vui một chút. Nên nhỏ nhẹ, đừng trái ý ổng. Khi ổng ngồi dậy được, ổng có thể... dữ tợn...
Dì Patience đã trở lại sợ hãi, lo lắng. Nom dì thật đáng thương. Mary hỏi :
- Chú muốn gặp con làm chi?
- À, chắc ổng trở chứng mà. Đừng để ý đến lời ổng trong lúc này. Để dì cho ổng hay cháu về rồi, nhé?
Mary rót nước uống để trấn tĩnh. Nàng xấu hổ mà thấy mình hết cái can đảm ở đồng hoang: nàng cũng lấm lét sợ sệt như dì vậy! Dì nàng trở lại, thì thầm:
- Hình như ổng ngủ rồi. Dì cháu ta đi ăn, có ba-tê cho con đó.
Mary không thấy đói chút nào, nàng cố gắng nhai mẩu bánh nhỏ rồi uống trà. Cả hai cùng im lặng. Rồi nàng châm thêm củi vào lò sưởi, khói xanh nồng làm cô cay mắt, nhưng lửa gần tàn, không đủ ấm gian phòng lạnh lẽo.
Trong hành lang đồng hồ gõ đều đều. Nàng gần nghẹn thở. Buổi tối nặng nề chậm chạp trôi qua. Hai dì cháu thu dọn về phòng mình. Nhưng rồi dì nàng đi khỏi phòng, Mary vẫn ngồi yên. Nàng mơ màng nửa thức nửa ngủ, không nhấc nổi chân.
Lửa tắt ngấm, nến cũng gần tàn... Bỗng Mary ngẩng lên vì một tiếng động khẽ, và cửa bếp hé mở: Joss bước vô. Mặt xám ngoét, mắt đỏ ngầu, ông cất giọng gắt:
- Ai đó? Làm gì đó? Để dao xuống! Nghe chưa? Tôi bảo để dao xuống!
Mary nhìn trừng trừng Joss, không nhúc nhích được nửa phân:
- Cháu đây! Chú lầm rồi không có ai đây hết, không có dao đâu...
- Ủa, Mary! Họ đi đâu hết rồi?
- Chú lầm đó, không có ai trừ cháu ở đây. Chú cần gì không?
Joss nhìn quanh phòng, thì thầm:
- Ta không sợ họ đâu. Kẻ chết làm sao hại được ta? Ta làm họ biến mất như khi ta thổi tắt ngọn nến, phải không, cháu?
Mary gật đầu, Joss kéo ghế ngồi xuống, liếm môi:
- Chỉ là cơn mơ thôi, cháu ạ ! Kỳ một cái mặt nào cũng rõ ràng hết mới là ghê... Chú khát quá, Mary! Vô lấy chai rượu cho chú đi !
Mary đón xâu chìa khóa trên tay chủ quán, nàng thầm nghĩ không biết có nên đi luôn lên phòng mình không, thì có tiếng giục giã:
- Đem chai rượu chớ không phải đi luôn, nghe?
Mary lẳng lặng vào quầy rượu, lục lấy chai Cognac và cái ly đem lại trước mặt Joss. Người đàn ông rót nửa ly rượu, uống chầm chậm và nói:
Mary! Cháu thật tốt. Cháu thông minh, can đảm. Đáng lẽ cháu là con trai mới phải. Chú thương cháu lắm đó, nghe?
Lão cười, giọng ngớ ngẩn:
- Rượu này phải trả bằng vàng và máu đó. Tiền khó mà mua nổi. Vua George cũng không có thứ quí hơn. Ta tốn bao nhiêu? Không đến vài xu. Lữ quán Giao Mai này có rượu miễn phí. (Lão lại cười gật gù) Đây là một trò chơi nguy hiểm nhưng hấp dẫn đối với đàn ông. Ta xuýt chết nhiều lần, nhưng dễ gì hạ nổi ta? Ta lanh quá! Trước kia, ta ở Padslow, lúc nước lớn ta đánh đắm tàu, nhưng là tàu nhỏ. Chỉ có năm người phụ ta thôi. Ít quá mà làm ăn gì? Bây giờ ta tổ chức đại qui mô à! Ta có trên trăm thủ hạ, làm việc từ đất liền đến bờ bể à. Ta sẽ giết người nhiều lắm, nhưng trò chơi... Không! Công việc chớ, công việc này khác lắm. Mary! Lại gần đây! Ta tin cậy cháu, cháu không giống dì cháu. Ta hợp tác với nhau, nghe?
Joss chồm đến bất ngờ, chộp tay Mary ấn cô ngồi xuống cạnh mình:
- Chính rượu quái quỉ hại ta đó, Mary! Nếu không coi... Bình thường ta không sợ gì hết, chính ta giết người, dìm chúng xuống nước, lấy đá đập lên đầu chúng... mà ta ngủ ngon lắm, chả có băn khoăn gì hết. Đứa nào nói có lương tâm cắn rứt là nói láo, nói theo kiểu trưởng giả, tụi văn sĩ láo khoét. Lương tâm là cái gì? Hình thù nó ra sao? Bịa! Mà có cái kỳ này: hễ ta say thì ta thấy xác chết hồi sinh. Ý trời ôi! Đứa thì bị cá ăn mất mắt, đứa khác thì tóc vướng trong rong bể, đứa thì da mặt trắng như sáp. Có một lần, ta gặp một phụ nữ tóc xõa dài, tay bám tấm ván, tay kia bế con. Thuyền ở gần đó và bể không có sóng, nhiều kẻ sống sót và cố lội vào bờ, nước cạn, biết không, Mary? – Chả là tụi ta tính lầm con nước. – Bà kia cầu cứu dữ lắm nhưng ta tặng cho bả một hòn đá to vào mặt, bả ngã ngửa, buông cả ván lẫn con. Đâu phải ta độc ác gì, công việc là công việc chớ. Ta phải ra tay, nếu không họ lên bờ sao? Nếu không lanh tay, họ sẽ lên bờ nhiều người lắm. Tụi ta phải ném đá, gần quá thì áp lại, bẽ gãy lọi tay chân họ, dìm họ xuống nước – nước sâu không đầy một thước, khó lắm chớ dễ gì? Ta chu đáo lắm, phải không Mary?
Ngọn nến lung linh. Joss lại nắm tay cô gái, tay cô lạnh và mềm nhũn như bàn tay kẻ vừa tắt hơi. Lão giật mình, buông cô ra, nhìn phía khác:
- Bàn tay gì giống như...
Rồi lão im luôn. Mary ngồi chết dí, nhìn con muỗi đậu trên tay Joss, nàng chợt nhớ lại cái lần lão cắt bánh cho nàng, khéo léo, mềm mại. Nhung giờ đây, nàng tưởng tượng đến viên đá trong tay lão. Joss quay lại:
- Tiếng đồng hồ gõ mà ta tưởng tiếng chuông báo động trên bãi bể, nghe buồn quá đi! Tiếng chuông báo động trên tàu ấy mà, có lần ta muốn hét to cho át tiếng chuông cầu cứu. Chúng ta cũng vất vả lắm chớ đâu phải dễ dàng gì. Chèo thuyền dọc theo bãi, đem theo đủ thứ: gậy gộc, giẻ, dao, thừng... Cháu biết giẻ để chi không? Đặng nhét vào miệng họ, cho họ câm suốt đời mới yên tâm mình chớ chi... Còn tàu: một tiếng đánh rầm vào cồn đá, tàu rung động rồi chìm dần, chìm dần, sóng nuốt tiêu tan... Cháu đã thấy ruồi dính vào hủ mật chưa ! Người ta vướng trong tàu như vậy đó, họ bám vào tàu, mỗi lần thấy sóng to họ thét lên, nom họ như những chấm đen li ti, li ti... li ti...
Mary muốn nôn, nàng lạnh cóng. Joss chồm tới trước, gục đầu xuống ngực, miệng há to, chìm trong cơn say – hay giấc ngủ? – Hai cánh tay đặt lên bàn, bàn tay chắp lại như đang cầu nguyện...
Mary se sẽ đứng lên, chỉ những sợ ông ta tỉnh dậy kéo nàng ngồi lại nghe chuyện nữa.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 7