CHƯƠNG IV
Anh lính đã cứu cái Loan thoát chết trở thành một người bạn thân của gia
đình tôi. Anh không phải là người trong xóm, cũng không quen biết ai
trong xóm cả. Hôm xảy ra câu chuyện, anh đang trên đường đến Khu Trụ sở
thăm một người quen, trời mưa, anh vào hiên nhà ông Phủ trú và cứu được
em gái tôi.
Anh Ngọc – tên anh lính là Ngọc – mới ghé lại chơi nhà tôi tối qua. Bố tôi nghỉ bán phở, sai cái Trâm đi mua lít rượu đế, gói tôm khô, vài con mực, ít gói lạc da cá cùng anh Ngọc nhâm nhi trò chuyện . Chuyện người lớn, nhất là chuyện bán phở của bố tôi và chuyện đánh nhau của anh Ngọc thật khó mà hấp dẫn được anh em tôi. Chúng tôi đã bắt đầu thấy sợ mùi phở, ngay cả "mùi" của câu chuyện về phở cũng thế, cũng chả đứa nào thích nghe chuyện đánh nhau, chết người cả. Thế mà thật lạ, cả ba đứa cùng sáp lại gần hai người lớn.
Lạ! Hẳn có người nghĩ đến sự hấp dẫn của mấy con mực, của mấy gói lạc, mấy con tôm khô đối với anh em chúng tôi. Tôi xin thưa là những món ấy, anh em chúng tôi cũng không ham đâu. Vậy thì cái gì lạ? Cái lạ đó là cái tính nóng như lửa của anh Ngọc. Gương mặt anh xem lúc thường thì hiền ghê lắm, nhưng lúc anh giận thì phải biết, chẳng khác gì mặt ông ác ở đền chùa. Nóng tính, anh cũng “hạ hỏa” rất nhanh mới lạ nữa! Lúc bố tôi kể đến chuyện bên kia ấp có một tiệm mì mới mở:
- Tiệm mì của người Tàu nào đó thì phải... mới mở nên đắt khách lắm. Xe phở của tôi ế hẳn đi...
Anh Ngọc nổi giận liền. Anh nắm tay lại, đập thình thịch xuống mặt bàn:
- Bác nói sao? Ba Tàu hở? Mì ! Phải rồi, mì thì chỉ có Ba Tàu. Ba Tàu! Chỗ nào cũng Ba Tàu... Tôi như bác ấy à, tôi đến gây sự ngay...
Bố tôi:
- Cậu làm như chuyện đùa. Mình biết buôn bán thì người ta cũng biết buôn bán chứ, ai cấm được ai...
Thế là anh Ngọc hết giận. Mặt anh hơi nghệt ra một tí, rồi anh cười hì hì mà nói:
- Ừ nhỉ! Ai cấm được ai. Với lại, Ba Tàu thì cũng phải kiếm sống chứ. Bậy nhỉ? Tại sao lại đi trách họ, muốn gây sự với họ?
Rồi anh tự phạt mình bằng một ly đế đầy, ực trọn ngụm.
Mỗi lần ghé lại nhà tôi, sau một chầu nhậu nhẹt hay một bữa cơm, một bát phở, anh Ngọc đều nói với bố mẹ tôi một câu tương tự như thế này:
- Thật phiền hai bác quá, hai bác cho ăn ( hoặc cho uống) đến no bụng...
Và bố mẹ tôi luôn trả lời bằng câu:
- Có gì đâu, bữa mọn ấy mà... Làm sao sánh được cái công cậu đã cứu con cháu bé...
Hôm qua, khi từ giã ra về, cũng những câu trao đổi tương tự thế. Sau đó, anh gọi cái Loan ra, bế nó lên , hôn khẽ lên trán nó và bảo:
- Nhớ trời mưa thì đừng lội nước nữa nghe.
Bố tôi cười:
- Cậu chả phải dặn, bây giờ có cho kẹo nó cũng chả dám nữa...
Anh Ngọc:
- Trời mưa, chắc xóm vẫn còn bị ngập hoài?
- Làm sao tránh được...
- Tại sao dân trong xóm không họp nhau lại để tìm cách chống lụt bác nhỉ? Cứ để thế này thì không khéo nay mai lại có chuyện, mà biết đâu lại là tai nạn nguy hiểm gấp bội lần tai nạn của em Loan nữa...
Bố tôi chép miệng:
- Ai cũng bận làm ăn cả, thì giờ đâu mà nghĩ đến việc chống lụt...
Chẳng ngờ lời anh Ngọc hôm trước lại là một lời tiên tri. Vừa
rồi, xóm tôi lại xảy ra một tai nạn mà nguyên nhân chính cũng là sự ngập
lụt trong xóm lúc trời mưa lớn.
Vẫn là cơn mưa vào buổi chiều như trút nước. Lúc mực nước bắt đầu dâng cao, nước từ bên kia đường tràn sang xóm tôi, tôi khoác áo mưa đi học vừa về đến đầu ngõ. Tai nạn của em tôi là một cái gương rõ ràng nhất để tôi hiểu rằng: không nên lội nước về nhà khi trời mưa lớn, nhất là lúc mực nước đang dâng cao. Tôi vào trú mưa nơi nhà ông giáo sư Phủ. Ông Phủ thấy tôi, hỏi đùa:
- Sao? Liệu chừng tí nữa có lén lội về nhà không đấy?
Tôi cười. Mấy người cùng xóm đứng trú cùng với tôi cũng cười. Xóm nhỏ, không một chuyện gì lại không lan truyền khắp nơi. Nhất nữa là một tai nạn, lại là tai nạn của em gái tôi, con ông bán phở, con bà bán báo mà trong xóm, không ai không biết. Sự có mặt của tôi khiến câu chuyện vãn của mấy người lớn nơi này chuyển đề tài. Họ bàn tán và kể nhau nghe những mẩu chuyện vui sau khi tát nước, nỗi mệt nhọc khi lau nhà, lau giường tủ bàn ghế...
Mưa mỗi lúc một nặng hột hơn. Một đám trẻ tắm mưa không biết tìm đâu được chiếc ruột bánh xe hơi, bơm căng làm phao, một đứa khoác vào người dẫn đầu cả bọn chạy về phía con nước đang chảy xiết vào xóm.
Thằng bé ném chiếc phao xuống nước rồi ngồi gọn lên trên. Dòng nước cuốn nó đi phăng phăng trước tiếng reo hò của đám bạn đứng trên mặt đường cái. Một quãng khá xa, nó mới chống chân cho chiếc phao dừng lại rồi ôm phao lội ngược ra đường cái, trao cho một đứa khác. Thằng này lại tiếp tục trò chơi đi phao đầy vui vẻ đó.
Mấy người lớn đứng trú mưa nơi hiên nhà ông Phủ, lúc đầu còn la bọn trẻ, sợ nguy hiểm, sau không thấy gì đáng ngại, lại nữa, vui mắt, cùng hướng về phía chúng.
Người lớn, trẻ con thỉnh thoảng lại reo lên trong cơn mưa ào ạt.
Bỗng lũ trẻ chỉ trỏ với nhau rồi cùng đứng vẹt sang một phía. Tôi đưa mắt nhìn vào trong ngõ. Một cảnh kỳ khôi hiện ra trước mắt tôi. Giữa dòng nước cuồn cuộn trôi về phía trong xóm, một chiếc xích lô che kín mít chỉ nhô lên nửa bánh xe được một đám đến năm sáu người hì hục đẩy ra ngoài đường cái. Theo sau là một đám đông khác.
Chiếc xích lô tiến dần đến đầu ngõ, ngang chỗ tôi đứng trú mưa. Tôi nhận ra ông Tám xích lô, ông Phát thầu chợ, ông Hiền công chức, ông Long xe lam và bố tôi, người một tay chung sức đẩy chiếc xích lô, có lẽ chở ai ốm đau gì đó.
Ông Phủ hỏi với ra:
- Chuyện gì thế các bác?
Ông Hiền hất đầu về phía ông Phát đáp:
- Bác Phát gái chuyển bụng, chúng tôi chở lên nhà bảo sinh đấy mà.
Thì ra người ngồi trong xích lô là bà Phát thầu chợ. Bà mang bụng lần thứ bảy rồi đấy. Hôm nọ, bà có đến nhà tôi chơi, nghe lỏm chuyện của bà với mẹ tôi, tôi nghe đâu cuối tháng này bà mới sinh, chẳng ngờ bây giờ lại là lúc bà chuyển bụng. Ác một cái, đúng lúc trời đang mưa tầm tã.
Chiếc xích lô thoát lên khỏi mặt đường cái với những tiếng thở phào nhẹ nhõm của mọi người. Nước tràn ứ nơi mặt đường chỉ độ hai đốt tay, không ảnh hưởng gì đến việc di chuyển của chiếc xích lô cả. Ông Tâm leo lên xe, gọi ông Phát, lúc ấy đang cám ơn mấy người đã giúp sức mình:
- Bác leo lên ngồi sau boọc-ba-ga đi, tôi còn đạp cho kịp...
Ông Phát nói:
- Thôi bác ạ, để tôi cuốc bộ vừa đẩy phụ với bác một tay được rồi.
Nói đoạn, ông bá tay vào đẩy chiếc xích lô ngay. Chiếc xe với người đạp, người đẩy rẻ nước hướng về tỉnh lỵ.
Những người còn lại đổ dồn vào hiên nhà ông Phủ. Nơi đây trở thành chỗ hàn huyên ấm cúng. Bố tôi kể:
- Tôi đang ngồi thở dài với xe phở ế thì bác Phát hớt ha hớt hải đến nhờ giúp bác ấy một tay. Tội nghiệp bác ấy quá, lo quá đâm cuống ra. Tôi phải chạy ngay sang bác Long định nhờ bác lấy xe lam chở bác Phát gái nhưng khổ nỗi, nước ngập quá, xe lam chạy không được. Rốt cuộc, chúng tôi phải nhờ đến bác Tâm. Thêm bác Hiền nữa, chúng tôi năm người đẩy chiếc xe muốn hụt hơi luôn...
Ông Long xòe hai bàn tay tỏ ý chán nản cùng cái lắc đầu:
- Chiếc xe lam của tôi tự nhiên trở thành vô dụng, có muốn giúp bác Phát cũng không được. Chỗ bà con lối xóm với nhau cả mà... Rõ chán mớ đời cho nước với nôi ở cái xóm này...
Ông Hiền:
- Không biết rồi họ có đến nhà bảo sinh kịp không nữa? Nhỡ bác Phát gái bác ấy sinh ở dọc đường thì khổ, trời mưa to gió lớn thế này...
Tự nhiên, mọi người cùng đưa mắt nhìn về phía cuối đường cái. Quang cảnh ngoài đường vẫn như bao lần mưa trước, xe cộ nằm la liệt, trẻ con chạy giỡn nghịch nước trong khi mưa cứ tiếp tục đổ.
Tôi đến bên bố tôi:
- Bố
Nhận ra tôi, bố tôi a lên một tiếng mừng rỡ:
- Mày trú ở đây hở? Bố tưởng mày còn ở trường chứ.
- Con về đây lúc trời mưa to, nước đang dâng cao. Con sợ không dám về kẻo lại bị như cái Loan hôm nào...
- Được, mầy xem thế mà được.
Rồi bố chép miệng:
- Mày có thấy bác Phát không? Rõ khổ!
Ngay lúc ấy, một đứa trẻ từ phía cuối đường xồng xộc chạy lại, bi bô kể :
- Bà Phát sinh rồi ông bà ơi!
Bố tôi hỏi:
- Cái gì? Bà Phát sinh rồi hở? Ở đâu?
Ông Hiền:
- Này, đừng có bày chuyện đấy nghe!
- Cháu nói thật mà. Bà ấy sinh rồi. Người ta đem bà ấy vào nhà ông Mộc lo chạy chữa, lối xóm đông nghẹt cả nhà ông ấy...
Ông Long:
- Khổ thân!
Ông Phủ:
- Mình lại đằng bác Mộc xem sự tình ra sao đi các bác!
Mọi người cùng tán đồng ý kiến của ông Phủ, ai có áo mưa thì trùm, ai không thì đội nhờ người khác hoặc để đầu trần mà đi, cùng hướng về phía nhà ông Mộc. Bố tôi hỏi tôi:
- Mày đi không?
Gì chứ đi thì tôi thích hẳn rồi. Tôi gật đầu ngay.
Chúng tôi đến quá trễ. Đám đông trước nhà ông Mộc đã tản mác ra, bàn tán xôn xao. Chúng tôi hỏi thăm ông Mộc và được ông kể rằng bà Phát sinh ngay trên xe xích lô. Đem được vào nhà ông ấy thì bà đã ngất đi vì không đủ sức chịu đựng. Mọi người cố chữa nhưng không được đành phải đưa bà đi nhà thương tỉnh . Khổ nỗi không có chiếc xe lam nào chạy được, ông Tâm lại đành gò lưng mà đạp.
Kể xong, ông Mộc kết luận:
- Tội nghiệp quá, tôi chỉ sợ bác ấy không qua khỏi... Người bác ấy xanh như không còn giọt máu, lả hẳn đi... Mưa gió thế này mà...
Bố tôi, ông Hiền , ông Long, ông Phủ và mấy người lớn khác chỉ còn biết nhìn nhau mà lắc đầu.
Mưa vẫn rơi đều. Gió chợt mạnh hơn. Tiếng sấm ầm ầm từ xa vọng lại. Ngoài đường cái, nước vẫn từ phía bên kia đổ ập sang xóm tôi. Những bác tài xe lam, những anh học sinh, những anh lính... đua nhau đạp máy xe, mặc cho người ướt như chuột lột. Tít xa đằng phía Khu Trụ Sở, nơi đầu dốc, xe cộ đậu nghẹt cứng. Quãng đường nơi cổng chợ có vài người lội qua. Nước đến đầu gối.
Tôi nghe được tiếng thở dài của bố tôi. Đôi mắt của bố tôi lúc ấy mơ màng, mông lung và buồn lạ.
Sau cơn mưa dữ dội, xóm tôi chịu một cái tang. Bà Phát thầu chợ
sinh giữa đường, trong cơn mưa, được đem đến nhà thương tỉnh thì không
còn sức nữa, tắt nghỉ. May mà con bà, đứa bé bị đẻ rơi, không việc gì.
Nó vẫn lành mạnh như thường. Gọi là may để rồi tội nghiệp thằng bé, xem
nó cũng khá kháu khỉnh mà phải mồ côi mẹ ngay từ lúc lọt lòng.
Người chết đã yên phần, chỉ khổ những người còn lại. Sáu đứa con nheo nhóc mà đứa lớn nhất mới mười ba, đứa thứ sáu đang bập bẹ tập nói, lại thêm thằng con trai mới sinh, ông Phát chạy ngược chạy xuôi, bấn cả người. Đấy là còn có láng giềng người giúp việc này, kẻ hộ chuyện kia, chứ để mình ông, không biết ông phải làm sao nữa?
Đám tang của bà Phát, tuy là đám tang trong xóm nghèo, nhưng rất trọng thể. Ấy cũng nhờ ông bà hiền lành, lại lo việc làm ăn, quen biết nhiều người. Hầu hết mọi người trong xóm đều đến chia buồn, phúng điếu. Trời mưa đã hại một mạng người, lúc người sống tiễn kẻ bạc phận đến chốn yên nghỉ cuối cùng, trời vẫn chưa tha, đang sáng mà lại mưa lâm râm.
Dù thế, đám tang vẫn đông nghịt người. Phải nói là chưa bao giờ tôi được chứng kiến một đám tang đông như thế. Lúc bắt đầu đưa đám, tôi đang ngồi trông sạp báo cho mẹ tôi đi chợ. Sạp báo lúc ấy đã được tôi kéo vải ni-lông che kín cho khỏi ướt vì nước mưa tạt vào. Tôi chẳng có gì làm, ngồi không mà chứng kiến.
Bà Phát đi lương, nhưng nhờ giao thiệp rộng, quen biết với cả cha xứ, đằng nhà thờ cho cả đoàn trống và dàn bát âm đến giúp không công. Đoàn trống đi trước tiên, nối đuôi một đứa bé cầm cờ. Kế là bàn vong do bốn người khiêng. Một đoàn thể Phật giáo mà bà Phát có hội, gồm toàn các bà có tuổi, những bốn năm chục bà, xếp hàng hai, tay cầm phướn, tay lần tràng hạt vừa đi vừa tụng niệm. Sau nữa là các ông, các bà trong hội đoàn của nhà thờ, các ông chức sắc trong ấp. Xe tang là loại xe rồng, sơn son thếp vàng chạy chầm chậm. Một người ngồi trên xe thả rơi từng tờ giấy vàng xuống đường cái – mẹ tôi nói đó là tiền gửi cho người chết xuống âm phủ có mà tiêu – Theo sau xe tang là ông Phát và các con. Thằng Tài, con trai cả, mặc áo tang, bê ảnh mẹ vừa đi vừa thút thít khóc. Sau nó là cái Hồng, thằng Danh, thằng Tứ, mắt cũng đỏ hoe. Hai đứa bé nhất là cái Thảo, thằng Hồ, còn chưa biết gì, líu ríu theo cha, theo anh chị , mắt mở thao láo ngơ ngác. Cuối cùng là láng giềng cùng xóm, có đến mấy mươi người nữa, đi lộn xộn chẳng hàng ngũ gì cả.
Dàn bát âm của nhà thờ tiễn đưa linh hồn người chết bằng những tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách thật buồn.
Mưa cứ lất phất rơi. Gió tạt về một phía. Vài giọt mưa hắt trúng mặt tôi. Tôi thấy mắt mình ươn ướt. Không hiểu nước mưa hay nước mắt nữa? Mà kìa! Tôi mới vô duyên chứ! Gì mà khóc! Bà Phát thì liên hệ gì đến tôi...
Tối đến, sau một ngày bận rộn giúp tay với ông Phát lo ma chay
cho bà ấy xong, bố tôi như trút được gánh nặng, nằm lăn ra giường mà
nghỉ ngơi. Mẹ tôi ngồi vá áo, anh em tôi ngồi nơi bàn, quanh ngọn đèn
dầu học bài, làm toán.
Mẹ tôi bỗng ngừng tay, nói với bố tôi:
- Rồi thằng bé mới sinh, ông Phát ông ấy định thế nào?
Bố tôi đáp:
- Thì phải thuê người nuôi vú chứ biết làm sao nữa...
- Tội nghiệp thằng bé...
- Tội nghiệp... đáng lẽ mẹ nó phải nói là tội nghiệp cả xóm này mới đúng...
- ...
- Mới có một người chết thôi đấy... Không biết rồi đến phiên ai nữa...
- Cái ông này chỉ nói gở...
- Gở hay không rồi thì biết... Cứ cái điệu ngập lụt này mãi tôi đoán chẳng chóng thì chầy, dân xóm cũng bỏ đây mà đi hết...
Cái Loan ngừng tập viết, hỏi bố tôi:
- Nhà mình có dọn đi không hở bố?
Bố tôi đáp bằng một giọng chán nản vô cùng:
- Có lẽ rồi cũng đến nước phải dọn đi thôi con ạ... Ở đây khổ sở đủ điều...
Tôi nhìn bố tôi, ngạc nhiên quá sức. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày dọn đến xóm này, tôi nghe bố tôi mở tiếng than thở. Có lẽ tai nạn xảy ra cho cái Loan, rồi cái chết của bà Phát đã khiến bố tôi không còn lạc quan như trước nữa. Vẫn với giọng chán nản, bố tôi tiếp :
- Phải chi mình có tiền ngay bây giờ để dọn nhà thì thật hay. Kỳ nào mình cũng thừa vé số bán không hết mà chả trúng được gì, rõ chán...
Cái Trâm mơ ước:
- Nếu nhà mình trúng số, bố dọn nhà lên tỉnh nghe bố.
- Ừ... (Giọng bố tôi trở nên mơ màng)... Nếu trúng số kha khá, nhất định bố sẽ bán căn nhà này để lên tỉnh... Bố sẽ mua lại căn nhà nào đó, be bé thôi, nhưng chắc chắn là có điện, có nước, đầy đủ tiện nghi cho chúng mày khỏi cực khổ như bây giờ... Biết bao giờ trời mới thương mà đoái hoài đến mình...
Anh Ngọc – tên anh lính là Ngọc – mới ghé lại chơi nhà tôi tối qua. Bố tôi nghỉ bán phở, sai cái Trâm đi mua lít rượu đế, gói tôm khô, vài con mực, ít gói lạc da cá cùng anh Ngọc nhâm nhi trò chuyện . Chuyện người lớn, nhất là chuyện bán phở của bố tôi và chuyện đánh nhau của anh Ngọc thật khó mà hấp dẫn được anh em tôi. Chúng tôi đã bắt đầu thấy sợ mùi phở, ngay cả "mùi" của câu chuyện về phở cũng thế, cũng chả đứa nào thích nghe chuyện đánh nhau, chết người cả. Thế mà thật lạ, cả ba đứa cùng sáp lại gần hai người lớn.
Lạ! Hẳn có người nghĩ đến sự hấp dẫn của mấy con mực, của mấy gói lạc, mấy con tôm khô đối với anh em chúng tôi. Tôi xin thưa là những món ấy, anh em chúng tôi cũng không ham đâu. Vậy thì cái gì lạ? Cái lạ đó là cái tính nóng như lửa của anh Ngọc. Gương mặt anh xem lúc thường thì hiền ghê lắm, nhưng lúc anh giận thì phải biết, chẳng khác gì mặt ông ác ở đền chùa. Nóng tính, anh cũng “hạ hỏa” rất nhanh mới lạ nữa! Lúc bố tôi kể đến chuyện bên kia ấp có một tiệm mì mới mở:
- Tiệm mì của người Tàu nào đó thì phải... mới mở nên đắt khách lắm. Xe phở của tôi ế hẳn đi...
Anh Ngọc nổi giận liền. Anh nắm tay lại, đập thình thịch xuống mặt bàn:
- Bác nói sao? Ba Tàu hở? Mì ! Phải rồi, mì thì chỉ có Ba Tàu. Ba Tàu! Chỗ nào cũng Ba Tàu... Tôi như bác ấy à, tôi đến gây sự ngay...
Bố tôi:
- Cậu làm như chuyện đùa. Mình biết buôn bán thì người ta cũng biết buôn bán chứ, ai cấm được ai...
Thế là anh Ngọc hết giận. Mặt anh hơi nghệt ra một tí, rồi anh cười hì hì mà nói:
- Ừ nhỉ! Ai cấm được ai. Với lại, Ba Tàu thì cũng phải kiếm sống chứ. Bậy nhỉ? Tại sao lại đi trách họ, muốn gây sự với họ?
Rồi anh tự phạt mình bằng một ly đế đầy, ực trọn ngụm.
Mỗi lần ghé lại nhà tôi, sau một chầu nhậu nhẹt hay một bữa cơm, một bát phở, anh Ngọc đều nói với bố mẹ tôi một câu tương tự như thế này:
- Thật phiền hai bác quá, hai bác cho ăn ( hoặc cho uống) đến no bụng...
Và bố mẹ tôi luôn trả lời bằng câu:
- Có gì đâu, bữa mọn ấy mà... Làm sao sánh được cái công cậu đã cứu con cháu bé...
Hôm qua, khi từ giã ra về, cũng những câu trao đổi tương tự thế. Sau đó, anh gọi cái Loan ra, bế nó lên , hôn khẽ lên trán nó và bảo:
- Nhớ trời mưa thì đừng lội nước nữa nghe.
Bố tôi cười:
- Cậu chả phải dặn, bây giờ có cho kẹo nó cũng chả dám nữa...
Anh Ngọc:
- Trời mưa, chắc xóm vẫn còn bị ngập hoài?
- Làm sao tránh được...
- Tại sao dân trong xóm không họp nhau lại để tìm cách chống lụt bác nhỉ? Cứ để thế này thì không khéo nay mai lại có chuyện, mà biết đâu lại là tai nạn nguy hiểm gấp bội lần tai nạn của em Loan nữa...
Bố tôi chép miệng:
- Ai cũng bận làm ăn cả, thì giờ đâu mà nghĩ đến việc chống lụt...
*
Vẫn là cơn mưa vào buổi chiều như trút nước. Lúc mực nước bắt đầu dâng cao, nước từ bên kia đường tràn sang xóm tôi, tôi khoác áo mưa đi học vừa về đến đầu ngõ. Tai nạn của em tôi là một cái gương rõ ràng nhất để tôi hiểu rằng: không nên lội nước về nhà khi trời mưa lớn, nhất là lúc mực nước đang dâng cao. Tôi vào trú mưa nơi nhà ông giáo sư Phủ. Ông Phủ thấy tôi, hỏi đùa:
- Sao? Liệu chừng tí nữa có lén lội về nhà không đấy?
Tôi cười. Mấy người cùng xóm đứng trú cùng với tôi cũng cười. Xóm nhỏ, không một chuyện gì lại không lan truyền khắp nơi. Nhất nữa là một tai nạn, lại là tai nạn của em gái tôi, con ông bán phở, con bà bán báo mà trong xóm, không ai không biết. Sự có mặt của tôi khiến câu chuyện vãn của mấy người lớn nơi này chuyển đề tài. Họ bàn tán và kể nhau nghe những mẩu chuyện vui sau khi tát nước, nỗi mệt nhọc khi lau nhà, lau giường tủ bàn ghế...
Mưa mỗi lúc một nặng hột hơn. Một đám trẻ tắm mưa không biết tìm đâu được chiếc ruột bánh xe hơi, bơm căng làm phao, một đứa khoác vào người dẫn đầu cả bọn chạy về phía con nước đang chảy xiết vào xóm.
Thằng bé ném chiếc phao xuống nước rồi ngồi gọn lên trên. Dòng nước cuốn nó đi phăng phăng trước tiếng reo hò của đám bạn đứng trên mặt đường cái. Một quãng khá xa, nó mới chống chân cho chiếc phao dừng lại rồi ôm phao lội ngược ra đường cái, trao cho một đứa khác. Thằng này lại tiếp tục trò chơi đi phao đầy vui vẻ đó.
Mấy người lớn đứng trú mưa nơi hiên nhà ông Phủ, lúc đầu còn la bọn trẻ, sợ nguy hiểm, sau không thấy gì đáng ngại, lại nữa, vui mắt, cùng hướng về phía chúng.
Người lớn, trẻ con thỉnh thoảng lại reo lên trong cơn mưa ào ạt.
Bỗng lũ trẻ chỉ trỏ với nhau rồi cùng đứng vẹt sang một phía. Tôi đưa mắt nhìn vào trong ngõ. Một cảnh kỳ khôi hiện ra trước mắt tôi. Giữa dòng nước cuồn cuộn trôi về phía trong xóm, một chiếc xích lô che kín mít chỉ nhô lên nửa bánh xe được một đám đến năm sáu người hì hục đẩy ra ngoài đường cái. Theo sau là một đám đông khác.
Chiếc xích lô tiến dần đến đầu ngõ, ngang chỗ tôi đứng trú mưa. Tôi nhận ra ông Tám xích lô, ông Phát thầu chợ, ông Hiền công chức, ông Long xe lam và bố tôi, người một tay chung sức đẩy chiếc xích lô, có lẽ chở ai ốm đau gì đó.
Ông Phủ hỏi với ra:
- Chuyện gì thế các bác?
Ông Hiền hất đầu về phía ông Phát đáp:
- Bác Phát gái chuyển bụng, chúng tôi chở lên nhà bảo sinh đấy mà.
Thì ra người ngồi trong xích lô là bà Phát thầu chợ. Bà mang bụng lần thứ bảy rồi đấy. Hôm nọ, bà có đến nhà tôi chơi, nghe lỏm chuyện của bà với mẹ tôi, tôi nghe đâu cuối tháng này bà mới sinh, chẳng ngờ bây giờ lại là lúc bà chuyển bụng. Ác một cái, đúng lúc trời đang mưa tầm tã.
Chiếc xích lô thoát lên khỏi mặt đường cái với những tiếng thở phào nhẹ nhõm của mọi người. Nước tràn ứ nơi mặt đường chỉ độ hai đốt tay, không ảnh hưởng gì đến việc di chuyển của chiếc xích lô cả. Ông Tâm leo lên xe, gọi ông Phát, lúc ấy đang cám ơn mấy người đã giúp sức mình:
- Bác leo lên ngồi sau boọc-ba-ga đi, tôi còn đạp cho kịp...
Ông Phát nói:
- Thôi bác ạ, để tôi cuốc bộ vừa đẩy phụ với bác một tay được rồi.
Nói đoạn, ông bá tay vào đẩy chiếc xích lô ngay. Chiếc xe với người đạp, người đẩy rẻ nước hướng về tỉnh lỵ.
Những người còn lại đổ dồn vào hiên nhà ông Phủ. Nơi đây trở thành chỗ hàn huyên ấm cúng. Bố tôi kể:
- Tôi đang ngồi thở dài với xe phở ế thì bác Phát hớt ha hớt hải đến nhờ giúp bác ấy một tay. Tội nghiệp bác ấy quá, lo quá đâm cuống ra. Tôi phải chạy ngay sang bác Long định nhờ bác lấy xe lam chở bác Phát gái nhưng khổ nỗi, nước ngập quá, xe lam chạy không được. Rốt cuộc, chúng tôi phải nhờ đến bác Tâm. Thêm bác Hiền nữa, chúng tôi năm người đẩy chiếc xe muốn hụt hơi luôn...
Ông Long xòe hai bàn tay tỏ ý chán nản cùng cái lắc đầu:
- Chiếc xe lam của tôi tự nhiên trở thành vô dụng, có muốn giúp bác Phát cũng không được. Chỗ bà con lối xóm với nhau cả mà... Rõ chán mớ đời cho nước với nôi ở cái xóm này...
Ông Hiền:
- Không biết rồi họ có đến nhà bảo sinh kịp không nữa? Nhỡ bác Phát gái bác ấy sinh ở dọc đường thì khổ, trời mưa to gió lớn thế này...
Tự nhiên, mọi người cùng đưa mắt nhìn về phía cuối đường cái. Quang cảnh ngoài đường vẫn như bao lần mưa trước, xe cộ nằm la liệt, trẻ con chạy giỡn nghịch nước trong khi mưa cứ tiếp tục đổ.
Tôi đến bên bố tôi:
- Bố
Nhận ra tôi, bố tôi a lên một tiếng mừng rỡ:
- Mày trú ở đây hở? Bố tưởng mày còn ở trường chứ.
- Con về đây lúc trời mưa to, nước đang dâng cao. Con sợ không dám về kẻo lại bị như cái Loan hôm nào...
- Được, mầy xem thế mà được.
Rồi bố chép miệng:
- Mày có thấy bác Phát không? Rõ khổ!
Ngay lúc ấy, một đứa trẻ từ phía cuối đường xồng xộc chạy lại, bi bô kể :
- Bà Phát sinh rồi ông bà ơi!
Bố tôi hỏi:
- Cái gì? Bà Phát sinh rồi hở? Ở đâu?
Ông Hiền:
- Này, đừng có bày chuyện đấy nghe!
- Cháu nói thật mà. Bà ấy sinh rồi. Người ta đem bà ấy vào nhà ông Mộc lo chạy chữa, lối xóm đông nghẹt cả nhà ông ấy...
Ông Long:
- Khổ thân!
Ông Phủ:
- Mình lại đằng bác Mộc xem sự tình ra sao đi các bác!
Mọi người cùng tán đồng ý kiến của ông Phủ, ai có áo mưa thì trùm, ai không thì đội nhờ người khác hoặc để đầu trần mà đi, cùng hướng về phía nhà ông Mộc. Bố tôi hỏi tôi:
- Mày đi không?
Gì chứ đi thì tôi thích hẳn rồi. Tôi gật đầu ngay.
Chúng tôi đến quá trễ. Đám đông trước nhà ông Mộc đã tản mác ra, bàn tán xôn xao. Chúng tôi hỏi thăm ông Mộc và được ông kể rằng bà Phát sinh ngay trên xe xích lô. Đem được vào nhà ông ấy thì bà đã ngất đi vì không đủ sức chịu đựng. Mọi người cố chữa nhưng không được đành phải đưa bà đi nhà thương tỉnh . Khổ nỗi không có chiếc xe lam nào chạy được, ông Tâm lại đành gò lưng mà đạp.
Kể xong, ông Mộc kết luận:
- Tội nghiệp quá, tôi chỉ sợ bác ấy không qua khỏi... Người bác ấy xanh như không còn giọt máu, lả hẳn đi... Mưa gió thế này mà...
Bố tôi, ông Hiền , ông Long, ông Phủ và mấy người lớn khác chỉ còn biết nhìn nhau mà lắc đầu.
Mưa vẫn rơi đều. Gió chợt mạnh hơn. Tiếng sấm ầm ầm từ xa vọng lại. Ngoài đường cái, nước vẫn từ phía bên kia đổ ập sang xóm tôi. Những bác tài xe lam, những anh học sinh, những anh lính... đua nhau đạp máy xe, mặc cho người ướt như chuột lột. Tít xa đằng phía Khu Trụ Sở, nơi đầu dốc, xe cộ đậu nghẹt cứng. Quãng đường nơi cổng chợ có vài người lội qua. Nước đến đầu gối.
Tôi nghe được tiếng thở dài của bố tôi. Đôi mắt của bố tôi lúc ấy mơ màng, mông lung và buồn lạ.
*
Người chết đã yên phần, chỉ khổ những người còn lại. Sáu đứa con nheo nhóc mà đứa lớn nhất mới mười ba, đứa thứ sáu đang bập bẹ tập nói, lại thêm thằng con trai mới sinh, ông Phát chạy ngược chạy xuôi, bấn cả người. Đấy là còn có láng giềng người giúp việc này, kẻ hộ chuyện kia, chứ để mình ông, không biết ông phải làm sao nữa?
Đám tang của bà Phát, tuy là đám tang trong xóm nghèo, nhưng rất trọng thể. Ấy cũng nhờ ông bà hiền lành, lại lo việc làm ăn, quen biết nhiều người. Hầu hết mọi người trong xóm đều đến chia buồn, phúng điếu. Trời mưa đã hại một mạng người, lúc người sống tiễn kẻ bạc phận đến chốn yên nghỉ cuối cùng, trời vẫn chưa tha, đang sáng mà lại mưa lâm râm.
Dù thế, đám tang vẫn đông nghịt người. Phải nói là chưa bao giờ tôi được chứng kiến một đám tang đông như thế. Lúc bắt đầu đưa đám, tôi đang ngồi trông sạp báo cho mẹ tôi đi chợ. Sạp báo lúc ấy đã được tôi kéo vải ni-lông che kín cho khỏi ướt vì nước mưa tạt vào. Tôi chẳng có gì làm, ngồi không mà chứng kiến.
Bà Phát đi lương, nhưng nhờ giao thiệp rộng, quen biết với cả cha xứ, đằng nhà thờ cho cả đoàn trống và dàn bát âm đến giúp không công. Đoàn trống đi trước tiên, nối đuôi một đứa bé cầm cờ. Kế là bàn vong do bốn người khiêng. Một đoàn thể Phật giáo mà bà Phát có hội, gồm toàn các bà có tuổi, những bốn năm chục bà, xếp hàng hai, tay cầm phướn, tay lần tràng hạt vừa đi vừa tụng niệm. Sau nữa là các ông, các bà trong hội đoàn của nhà thờ, các ông chức sắc trong ấp. Xe tang là loại xe rồng, sơn son thếp vàng chạy chầm chậm. Một người ngồi trên xe thả rơi từng tờ giấy vàng xuống đường cái – mẹ tôi nói đó là tiền gửi cho người chết xuống âm phủ có mà tiêu – Theo sau xe tang là ông Phát và các con. Thằng Tài, con trai cả, mặc áo tang, bê ảnh mẹ vừa đi vừa thút thít khóc. Sau nó là cái Hồng, thằng Danh, thằng Tứ, mắt cũng đỏ hoe. Hai đứa bé nhất là cái Thảo, thằng Hồ, còn chưa biết gì, líu ríu theo cha, theo anh chị , mắt mở thao láo ngơ ngác. Cuối cùng là láng giềng cùng xóm, có đến mấy mươi người nữa, đi lộn xộn chẳng hàng ngũ gì cả.
Dàn bát âm của nhà thờ tiễn đưa linh hồn người chết bằng những tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách thật buồn.
Mưa cứ lất phất rơi. Gió tạt về một phía. Vài giọt mưa hắt trúng mặt tôi. Tôi thấy mắt mình ươn ướt. Không hiểu nước mưa hay nước mắt nữa? Mà kìa! Tôi mới vô duyên chứ! Gì mà khóc! Bà Phát thì liên hệ gì đến tôi...
*
Mẹ tôi bỗng ngừng tay, nói với bố tôi:
- Rồi thằng bé mới sinh, ông Phát ông ấy định thế nào?
Bố tôi đáp:
- Thì phải thuê người nuôi vú chứ biết làm sao nữa...
- Tội nghiệp thằng bé...
- Tội nghiệp... đáng lẽ mẹ nó phải nói là tội nghiệp cả xóm này mới đúng...
- ...
- Mới có một người chết thôi đấy... Không biết rồi đến phiên ai nữa...
- Cái ông này chỉ nói gở...
- Gở hay không rồi thì biết... Cứ cái điệu ngập lụt này mãi tôi đoán chẳng chóng thì chầy, dân xóm cũng bỏ đây mà đi hết...
Cái Loan ngừng tập viết, hỏi bố tôi:
- Nhà mình có dọn đi không hở bố?
Bố tôi đáp bằng một giọng chán nản vô cùng:
- Có lẽ rồi cũng đến nước phải dọn đi thôi con ạ... Ở đây khổ sở đủ điều...
Tôi nhìn bố tôi, ngạc nhiên quá sức. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày dọn đến xóm này, tôi nghe bố tôi mở tiếng than thở. Có lẽ tai nạn xảy ra cho cái Loan, rồi cái chết của bà Phát đã khiến bố tôi không còn lạc quan như trước nữa. Vẫn với giọng chán nản, bố tôi tiếp :
- Phải chi mình có tiền ngay bây giờ để dọn nhà thì thật hay. Kỳ nào mình cũng thừa vé số bán không hết mà chả trúng được gì, rõ chán...
Cái Trâm mơ ước:
- Nếu nhà mình trúng số, bố dọn nhà lên tỉnh nghe bố.
- Ừ... (Giọng bố tôi trở nên mơ màng)... Nếu trúng số kha khá, nhất định bố sẽ bán căn nhà này để lên tỉnh... Bố sẽ mua lại căn nhà nào đó, be bé thôi, nhưng chắc chắn là có điện, có nước, đầy đủ tiện nghi cho chúng mày khỏi cực khổ như bây giờ... Biết bao giờ trời mới thương mà đoái hoài đến mình...
___________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V