CHƯƠNG VIII
Chiều chủ nhật, tối chủ nhật, sáng thứ hai, chiều thứ
hai, tối thứ hai, rồi sáng thứ ba, bố tôi vẫn chưa về. Ông Hiền, ông
Phủ cũng thế, bặt tin.
Có xa vắng, mẹ con tôi mới thấy rõ rằng sự có mặt của bố tôi trong gia đình là cần thiết. Bình thường, thật khó nhận ra vai trò quan trọng của người trưởng gia đình, nếu có, tôi nghĩ cũng chỉ rất lờ mờ. Thiếu bố tôi, muốn giải quyết một việc gì, mẹ tôi không quyết định dứt khoát được. Cái Trâm bảo để con trông sạp báo, mẹ lên tỉnh nghe ngóng tin tức bố xem sao? Mẹ tôi nói phải, song lắc đầu ngay mà rằng mày còn bé lắm, phải để thằng Tấn ngồi trông, mày trông nhà, mà cũng không được nữa, mày mà trông nhà thì tao chẳng yên tâm được, thôi, chả đi đâu hết, bác Phát bác ấy đi hộ rồi. Tao tính thế có phải không Tấn?
Vai trò của tôi bây giờ được đôn lên hàng quan trọng. Nhưng tôi không thấy hãnh diện chút nào, mà còn lo ngay ngáy nữa. Chả biết việc tôi giải quyết cách đó có đúng ý bố tôi không? Chả hiểu việc kia tôi làm thế nọ bố tôi về có bằng lòng không? Tôi còn bé quá mà, mới mười hai gần mười ba tuổi đầu.
Ông Phát chạy đi, chạy lại liên lạc trên tỉnh để dò hỏi tin tức của ba người bị bắt, nhưng chỗ này chỉ chỗ kia, chỗ kia đẩy sang chỗ nọ, loanh quanh mà không được trò gì. Chúng tôi chỉ được một tin duy nhất từ sau khi bố tôi bị bắt là tin ba người vẫn bình yên, người nhà đừng lo lắng gì hết.
Đừng lo lắng gì hết! Làm sao không lo lắng được. Hết sáng thứ ba này là đúng ba ngày rồi, gia đình tôi vắng người lèo lái mọi sinh hoạt. Mẹ tôi có lên tỉnh hai lần vào tối chủ nhật và tối thứ hai để nhờ người quen trên ấy chạy chọt hộ bố tôi nếu chẳng may bố tôi gặp rắc rối. Mẹ tôi cũng đã tìm anh Ngọc và nhờ anh. Anh tiếp tin với sự ngạc nhiên khôn tả, sau đó, anh hứa sẽ liên lạc hỏi thăm hộ, dù gì, anh cũng ở Tiểu Khu, có thể nhờ vả được.
Về phần cái xóm nhỏ này, bây giờ tôi đã hết biết tâm trạng của tôi đối với nó thế nào nữa? Oán hận nó ư? Oán hận trời mưa ngập lụt, oán hận những con hẻm chật chội, bẩn thỉu? Dân xóm nữa. Mẹ tôi bận liên miên, người này hỏi thăm một câu, người kia an ủi một câu... Có một điều đã làm tôi thấy vui vui trong nỗi buồn lo mấy ngày nay là tôi được nghe rất nhiều người bàn tán phê bình đẹp về bố tôi. Họ nói bố tôi là một người rất tốt , dù sắp dọn nhà lên tỉnh cũng tham gia cuộc tranh đấu với dân xóm để đến nỗi phải bị vạ lây.
Tôi lại nghĩ đến việc gia đình tôi sắp dọn nhà lên tỉnh... Và tôi bỗng thấy hiện diện thật rõ sự xa lạ của gia đình tôi nơi căn nhà mới trên ấy, đồng thời, sự thân mật, quen thuộc của chúng tôi với cái xóm nhỏ này...
Dù bồn chồn, lo lắng về tình trạng của bố tôi, nơi sạp báo, vào
buổi trưa thứ ba, mẹ tôi và cái Trâm vẫn phải làm công việc thường lệ là
mở máy phát thanh nghe xổ số, ghi kết quả lên giấy cứng, treo nơi sạp
báo cho khách hàng dò số trúng.
Tôi đem tiền ra cho mẹ tôi để xem có ai trúng số, đem đổi không? Lúc ấy, cái Trâm đang loay hoay treo tấm bảng kết quả. Cái bảng vừa treo xong, hai ba người đi đường đã ghé lại, móc vé số trong túi ra dò. Và cả mấy người đó cùng lắc đầu, thở dài than:
- Thế là toi mấy chục bạc!
Kỳ này, vé số mẹ tôi bán còn thừa rất ít. Ấy cũng nhờ những người láng giềng cùng xóm lúc ghé lại hỏi thăm bố tôi, thấy có vé số, mua một hai tấm. Ấy, lúc mình hoạn nạn thì láng giềng đâm ra rộng rãi, chẳng như ngày thường, mời mọc mãi cũng chẳng mua một tấm vé, còn hỏi trêu: ”Vé số có trúng không mà mời tôi mua?”
Cái Trâm lấy mấy cái vé còn thừa ra dò, tôi cười nói:
- Trúng mỗi vé bốn chục rồi...
Mẹ tôi:
- Này, có về trông nhà không? Để nhà trống thế đấy hở?
- Có cái Loan ở nhà rồi, mẹ cho con ở đây chơi một tí đã...
Bỗng có tiếng cái Trâm kêu lên:
- Trúng rồi!
Rất nhiều lần cả nhà tôi bị nó lừa, giả vờ kêu trúng để mọi người châu đầu vào xem, bấy giờ mới bật ngửa ra rằng... chả trúng gì hết! Em gái tôi tuy kém thông minh, kém trí nhớ nhưng nếu xét về phương diện này, nó cũng láu lắm đó chứ! Mẹ tôi dí tay vào trán nó mắng:
- Mầy lại định lừa tao đấy phải không?
Cái Trâm ấp úng:
- Con không lừa mẹ đâu... trúng thật mà...
Gương mặt ngẩn ngơ của nó, thêm bàn tay cầm cái vé số run run khiến mẹ con tôi cùng có linh cảm nó đã nói thật. Mẹ tôi cúi xuống tấm vé số:
- Tấm này hở? Trúng bao nhiêu?
Tôi liếc qua hai số cuối của tấm vé số rồi tìm trên bảng kết quả. Hai con số cuối đó không có ở lô trúng bốn trăm , cũng không ở lô hai ngàn, không nốt ở lô bốn ngàn, nó nằm ở một lô đến sáu con số...
- Trúng hai trăm ngàn!
Tiếng em gái tôi vang lên làm tim tôi đập mạnh. Mẹ tôi cầm tờ vé số đưa cho tôi:
- Đâu mày xem lại xem có phải không Tấn?
Giọng mẹ tôi run run. Tôi cầm tờ vé số , lẩm nhẩm đọc sáu con số trên đó rồi nhìn lên tấm bảng kết quả... Trúng thật rồi... Tôi đang cầm trên tay tờ vé số trúng hai trăm ngàn. Gia đình tôi giàu rồi... Đến lượt tôi run giọng:
- Trúng... trúng thật rồi... mẹ à...
Mẹ tôi đưa hai tay ôm ngực:
- Cảm ơn trời phật đã giúp đỡ chúng tôi...
Tôi đưa trả tờ vé số cho mẹ. Mẹ tôi bỏ vào túi áo, lấy kim băng gài túi lại cẩn thận. Lúc này, chúng tôi mới để ý đến những người khách đứng dò số nơi sạp báo. Có lẽ họ đã chứng kiến mọi việc. Một người cười nói:
- Thế là bà hàng có quyền mở tiệc ăn khao rồi đấy nhé!
Một người khác kể lể:
- Chả bù với tôi, quanh năm chẳng trúng lấy một cắc...
Cái Trâm:
- Để con chạy về cho cái Loan biết mẹ nhé!
Mẹ tôi:
- Này, đừng có khoe ai đấy nhé, cái mồm mày thì khiếp lắm đấy...
Cái Trâm cười toe toét:
- Con chả khoe ai đâu...
Nó đi rồi, tôi nói với mẹ:
- Con cũng về mẹ nhé!
Mẹ tôi:
- Không, mày ở đây trông sạp báo hộ mẹ, tao sang nhà bác Phát gửi bác ấy tấm vé số mới được... Bác ấy giữ, mình yên tâm hơn...
- Mẹ hỏi thăm tin tức của bố luôn nghe mẹ!
- Ừ... mày tưởng tao quên đấy hở?
Lòng tôi rộn lên một niềm vui. Tự nhiên tôi có ý nghĩ thật tốt lành về trời đất. Tôi tin thế nào bố tôi cũng được về. Về để cùng mừng với mẹ con tôi chứ... trúng đến hai trăm ngàn cơ mà...
Mẹ con tôi đang ngồi bàn bạc về số tiền trúng được thì bố tôi về. Tôi chạy lại ôm chầm lấy bố:
- Bố về!
Bố tôi bế cái Trâm, cái Loan, mỗi đứa một bên tay xem nhẹ hẫng. Bố ghé sát má hai đứa hôn lấy hôn để. Mẹ tôi mừng đến phát run:
- Ông... ông được họ tha rồi à?
Bố tôi:
- Ừ... tôi được tha rồi... À mà không, tha cái gì, mình có tội đâu mà tha...
- Họ không bắt tội ông à?
Bố tôi đặt cái Trâm, cái Loan xuống, kéo ghế ngồi:
- Thong thả rồi tôi kể cho nghe... Tôi mới về, không cho tôi uống nước uống nôi gì cả sao? Giàu rồi quên tôi phải không?
Tôi hỏi:
- Thế ra bố biết nhà mình trúng số rồi à?
- Chứ sao không biết. Vừa về đến đầu ngõ đã nghe người ta kể chuyện mẹ con nó trúng hai trăm ngàn rồi... Sao mà khéo quảng cáo thế?
Mẹ tôi, lâu lắm rồi, mới được một dịp tiêu tiền rộng rãi:
- Thằng Tấn đi ra đề-bô mua cho bố mày chai bia...
Bố tôi:
- Mẹ con mày mỗi người một chai cô-ca nữa... Mình ăn mừng...
- Mừng gì bố?
- Thì mừng bố được về, mừng mẹ con mày trúng số chứ gì!
Đến hai nỗi mừng cơ. Mừng quá... mừng quá...
Thế là nguyện vọng của dân xóm đã được giải quyết phần nào. Ba
người bị bắt : ông Hiền, ông Phủ và bố tôi, đã thành công khi trình bày
tất cả những khốn khó của khu xóm cho ông Trưởng Ty biết. Nội vụ được đệ
trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn. Chiều thứ ba thì ông Hiền, ông Phủ
và bố tôi được đưa lên gặp ông Chủ tịch hội đồng tỉnh. Ông Chủ tịch thì
không biết ông Hiền, ông Phủ, nhưng với bố tôi thì trước kia , khi bố
tôi còn đi thầu, đã gặp ông nhiều lần. Chỗ quen biết, mọi việc trôi xuôi
dễ dàng. Ba người đại diện khu xóm đưa lên ông Chủ tịch nhiều đề nghị,
nhưng cuối cùng, sau khi bàn thảo kỹ lưỡng, việc chống lụt vẫn chưa đi
đến đâu, vì không ai tìm ra cách giải quyết toàn vẹn cả. Ông Chủ tịch
hứa sẽ xin với ông Tỉnh cấp ngân khoản cho ấp để đặt một dãy cống
làm hệ thống thoát nước, tuy không tránh được sự ngập lụt trong xóm tôi,
nhưng cũng đỡ phần nào. Riêng xóm tôi, tỉnh sẽ cho mắc công-tơ điện để
ban đêm có ánh sáng, những ngày mưa ngập, tối có lau chùi nhà cửa, có
ánh sáng nó vui hơn.
Sau hai cuộc họp mà lần nào, cảnh sát cũng đến hỏi giấy phép. Lần này, cuộc họp thứ ba được tổ chức ở sân trụ sở ấp, có lính gác bảo đảm an ninh đàng hoàng. Dân xóm tôi tụ tập nơi đó thật đông để nghe ông Hiền, ông Phủ và bố tôi trình bày tự sự. Từng tràng pháo tay vang dội, từng loạt hoan hô ầm ĩ làm mẹ con tôi đứng dưới chứng kiến thấy hãnh diện quá. Ông Hiền, ông Phủ và bố tôi đã trở thành những "anh hùng" của khu xóm rồi.
Ông Hiền đưa thêm một đề nghị với dân xóm :
- Chúng ta sẽ đóng góp nhau để mua vật liệu xây hai bên các đường hẻm những bức tường thấp chừng ba bốn tấc. Nếu hệ thống cống được hoàn thành, chắc chắn mực nước ngập sẽ hạ xuống. Có các bức tường ngăn, chúng ta sẽ tránh được tình trạng nước tràn vào nhà, tôi thấy như vậy, đỡ được rất nhiều việc, chẳng hạn chúng ta sẽ khỏi lau nhà, tát nước... mỗi lần mưa lớn nữa. Các bác nghĩ thế nào?
Mọi người cùng tán đồng ý kiến đó và cử ông Hiền phụ trách việc quyên tiền.
Lúc cuộc họp chấm dứt, mẹ tôi về trước lo cơm nước. Anh em tôi ở lại về cùng bố. Ông Hiền, ông Phủ cùng đến bắt tay bố tôi:
- Chúng mình đã thành công rồi!
Ông Hiền:
- Hôm nay là ngày tôi cảm thấy sung sướng nhất...
Ông Phủ:
- Bác có thấy không, dân xóm cùng như rất bằng lòng tư cách đại diện của ba anh em ta... Bao giờ cống thoát nước đặt xong, tường ngăn quanh xóm này xong, có lẽ tôi sẽ mở một buổi tiệc ăn mừng. Nhất định phải có mặt các bác đấy nhé! À mà... bác Khang... chắc lúc ấy thì bác đã ở tên tỉnh rồi còn gì...
Bố tôi lắc đầu nói:
- Không đâu bác ạ, tôi sẽ ở lại... Tôi đã nghĩ kỹ rồi, tôi sẽ không dọn nhà đi đâu cả...
Ông Hiền vỗ vai bố tôi:
- Bác nói thật thế hở? Giời ơi! Thật vạn hạnh cho khu xóm chúng tôi...
Bố tôi:
- Khu xóm của tôi nữa chứ...
Rồi bố quay sang hỏi anh em tôi:
- Sao? Tấn, Trâm, Loan? Chúng mày thấy thế nào? Chúng mày thích ở đây hay thích lên tỉnh?
Ba người lớn cùng nhìn đăm đăm vào ba anh em tôi. Tôi nói:
- Con thích ở đây hơn...
Cái Trâm:
- Con cũng vậy...
Cái Loan:
- Con sẽ không sợ bị ngã đến nỗi uống nước phình bụng nữa, bố nhỉ?
Ông Hiền, ông Phủ và bố tôi cùng cười. Tôi thấy ba nụ cười đó cùng tươi như ba đóa hoa, ba đóa hoa thật đẹp...
Có xa vắng, mẹ con tôi mới thấy rõ rằng sự có mặt của bố tôi trong gia đình là cần thiết. Bình thường, thật khó nhận ra vai trò quan trọng của người trưởng gia đình, nếu có, tôi nghĩ cũng chỉ rất lờ mờ. Thiếu bố tôi, muốn giải quyết một việc gì, mẹ tôi không quyết định dứt khoát được. Cái Trâm bảo để con trông sạp báo, mẹ lên tỉnh nghe ngóng tin tức bố xem sao? Mẹ tôi nói phải, song lắc đầu ngay mà rằng mày còn bé lắm, phải để thằng Tấn ngồi trông, mày trông nhà, mà cũng không được nữa, mày mà trông nhà thì tao chẳng yên tâm được, thôi, chả đi đâu hết, bác Phát bác ấy đi hộ rồi. Tao tính thế có phải không Tấn?
Vai trò của tôi bây giờ được đôn lên hàng quan trọng. Nhưng tôi không thấy hãnh diện chút nào, mà còn lo ngay ngáy nữa. Chả biết việc tôi giải quyết cách đó có đúng ý bố tôi không? Chả hiểu việc kia tôi làm thế nọ bố tôi về có bằng lòng không? Tôi còn bé quá mà, mới mười hai gần mười ba tuổi đầu.
Ông Phát chạy đi, chạy lại liên lạc trên tỉnh để dò hỏi tin tức của ba người bị bắt, nhưng chỗ này chỉ chỗ kia, chỗ kia đẩy sang chỗ nọ, loanh quanh mà không được trò gì. Chúng tôi chỉ được một tin duy nhất từ sau khi bố tôi bị bắt là tin ba người vẫn bình yên, người nhà đừng lo lắng gì hết.
Đừng lo lắng gì hết! Làm sao không lo lắng được. Hết sáng thứ ba này là đúng ba ngày rồi, gia đình tôi vắng người lèo lái mọi sinh hoạt. Mẹ tôi có lên tỉnh hai lần vào tối chủ nhật và tối thứ hai để nhờ người quen trên ấy chạy chọt hộ bố tôi nếu chẳng may bố tôi gặp rắc rối. Mẹ tôi cũng đã tìm anh Ngọc và nhờ anh. Anh tiếp tin với sự ngạc nhiên khôn tả, sau đó, anh hứa sẽ liên lạc hỏi thăm hộ, dù gì, anh cũng ở Tiểu Khu, có thể nhờ vả được.
Về phần cái xóm nhỏ này, bây giờ tôi đã hết biết tâm trạng của tôi đối với nó thế nào nữa? Oán hận nó ư? Oán hận trời mưa ngập lụt, oán hận những con hẻm chật chội, bẩn thỉu? Dân xóm nữa. Mẹ tôi bận liên miên, người này hỏi thăm một câu, người kia an ủi một câu... Có một điều đã làm tôi thấy vui vui trong nỗi buồn lo mấy ngày nay là tôi được nghe rất nhiều người bàn tán phê bình đẹp về bố tôi. Họ nói bố tôi là một người rất tốt , dù sắp dọn nhà lên tỉnh cũng tham gia cuộc tranh đấu với dân xóm để đến nỗi phải bị vạ lây.
Tôi lại nghĩ đến việc gia đình tôi sắp dọn nhà lên tỉnh... Và tôi bỗng thấy hiện diện thật rõ sự xa lạ của gia đình tôi nơi căn nhà mới trên ấy, đồng thời, sự thân mật, quen thuộc của chúng tôi với cái xóm nhỏ này...
*
Tôi đem tiền ra cho mẹ tôi để xem có ai trúng số, đem đổi không? Lúc ấy, cái Trâm đang loay hoay treo tấm bảng kết quả. Cái bảng vừa treo xong, hai ba người đi đường đã ghé lại, móc vé số trong túi ra dò. Và cả mấy người đó cùng lắc đầu, thở dài than:
- Thế là toi mấy chục bạc!
Kỳ này, vé số mẹ tôi bán còn thừa rất ít. Ấy cũng nhờ những người láng giềng cùng xóm lúc ghé lại hỏi thăm bố tôi, thấy có vé số, mua một hai tấm. Ấy, lúc mình hoạn nạn thì láng giềng đâm ra rộng rãi, chẳng như ngày thường, mời mọc mãi cũng chẳng mua một tấm vé, còn hỏi trêu: ”Vé số có trúng không mà mời tôi mua?”
Cái Trâm lấy mấy cái vé còn thừa ra dò, tôi cười nói:
- Trúng mỗi vé bốn chục rồi...
Mẹ tôi:
- Này, có về trông nhà không? Để nhà trống thế đấy hở?
- Có cái Loan ở nhà rồi, mẹ cho con ở đây chơi một tí đã...
Bỗng có tiếng cái Trâm kêu lên:
- Trúng rồi!
Rất nhiều lần cả nhà tôi bị nó lừa, giả vờ kêu trúng để mọi người châu đầu vào xem, bấy giờ mới bật ngửa ra rằng... chả trúng gì hết! Em gái tôi tuy kém thông minh, kém trí nhớ nhưng nếu xét về phương diện này, nó cũng láu lắm đó chứ! Mẹ tôi dí tay vào trán nó mắng:
- Mầy lại định lừa tao đấy phải không?
Cái Trâm ấp úng:
- Con không lừa mẹ đâu... trúng thật mà...
Gương mặt ngẩn ngơ của nó, thêm bàn tay cầm cái vé số run run khiến mẹ con tôi cùng có linh cảm nó đã nói thật. Mẹ tôi cúi xuống tấm vé số:
- Tấm này hở? Trúng bao nhiêu?
Tôi liếc qua hai số cuối của tấm vé số rồi tìm trên bảng kết quả. Hai con số cuối đó không có ở lô trúng bốn trăm , cũng không ở lô hai ngàn, không nốt ở lô bốn ngàn, nó nằm ở một lô đến sáu con số...
- Trúng hai trăm ngàn!
Tiếng em gái tôi vang lên làm tim tôi đập mạnh. Mẹ tôi cầm tờ vé số đưa cho tôi:
- Đâu mày xem lại xem có phải không Tấn?
Giọng mẹ tôi run run. Tôi cầm tờ vé số , lẩm nhẩm đọc sáu con số trên đó rồi nhìn lên tấm bảng kết quả... Trúng thật rồi... Tôi đang cầm trên tay tờ vé số trúng hai trăm ngàn. Gia đình tôi giàu rồi... Đến lượt tôi run giọng:
- Trúng... trúng thật rồi... mẹ à...
Mẹ tôi đưa hai tay ôm ngực:
- Cảm ơn trời phật đã giúp đỡ chúng tôi...
Tôi đưa trả tờ vé số cho mẹ. Mẹ tôi bỏ vào túi áo, lấy kim băng gài túi lại cẩn thận. Lúc này, chúng tôi mới để ý đến những người khách đứng dò số nơi sạp báo. Có lẽ họ đã chứng kiến mọi việc. Một người cười nói:
- Thế là bà hàng có quyền mở tiệc ăn khao rồi đấy nhé!
Một người khác kể lể:
- Chả bù với tôi, quanh năm chẳng trúng lấy một cắc...
Cái Trâm:
- Để con chạy về cho cái Loan biết mẹ nhé!
Mẹ tôi:
- Này, đừng có khoe ai đấy nhé, cái mồm mày thì khiếp lắm đấy...
Cái Trâm cười toe toét:
- Con chả khoe ai đâu...
Nó đi rồi, tôi nói với mẹ:
- Con cũng về mẹ nhé!
Mẹ tôi:
- Không, mày ở đây trông sạp báo hộ mẹ, tao sang nhà bác Phát gửi bác ấy tấm vé số mới được... Bác ấy giữ, mình yên tâm hơn...
- Mẹ hỏi thăm tin tức của bố luôn nghe mẹ!
- Ừ... mày tưởng tao quên đấy hở?
Lòng tôi rộn lên một niềm vui. Tự nhiên tôi có ý nghĩ thật tốt lành về trời đất. Tôi tin thế nào bố tôi cũng được về. Về để cùng mừng với mẹ con tôi chứ... trúng đến hai trăm ngàn cơ mà...
*
- Bố về!
Bố tôi bế cái Trâm, cái Loan, mỗi đứa một bên tay xem nhẹ hẫng. Bố ghé sát má hai đứa hôn lấy hôn để. Mẹ tôi mừng đến phát run:
- Ông... ông được họ tha rồi à?
Bố tôi:
- Ừ... tôi được tha rồi... À mà không, tha cái gì, mình có tội đâu mà tha...
- Họ không bắt tội ông à?
Bố tôi đặt cái Trâm, cái Loan xuống, kéo ghế ngồi:
- Thong thả rồi tôi kể cho nghe... Tôi mới về, không cho tôi uống nước uống nôi gì cả sao? Giàu rồi quên tôi phải không?
Tôi hỏi:
- Thế ra bố biết nhà mình trúng số rồi à?
- Chứ sao không biết. Vừa về đến đầu ngõ đã nghe người ta kể chuyện mẹ con nó trúng hai trăm ngàn rồi... Sao mà khéo quảng cáo thế?
Mẹ tôi, lâu lắm rồi, mới được một dịp tiêu tiền rộng rãi:
- Thằng Tấn đi ra đề-bô mua cho bố mày chai bia...
Bố tôi:
- Mẹ con mày mỗi người một chai cô-ca nữa... Mình ăn mừng...
- Mừng gì bố?
- Thì mừng bố được về, mừng mẹ con mày trúng số chứ gì!
Đến hai nỗi mừng cơ. Mừng quá... mừng quá...
*
Sau hai cuộc họp mà lần nào, cảnh sát cũng đến hỏi giấy phép. Lần này, cuộc họp thứ ba được tổ chức ở sân trụ sở ấp, có lính gác bảo đảm an ninh đàng hoàng. Dân xóm tôi tụ tập nơi đó thật đông để nghe ông Hiền, ông Phủ và bố tôi trình bày tự sự. Từng tràng pháo tay vang dội, từng loạt hoan hô ầm ĩ làm mẹ con tôi đứng dưới chứng kiến thấy hãnh diện quá. Ông Hiền, ông Phủ và bố tôi đã trở thành những "anh hùng" của khu xóm rồi.
Ông Hiền đưa thêm một đề nghị với dân xóm :
- Chúng ta sẽ đóng góp nhau để mua vật liệu xây hai bên các đường hẻm những bức tường thấp chừng ba bốn tấc. Nếu hệ thống cống được hoàn thành, chắc chắn mực nước ngập sẽ hạ xuống. Có các bức tường ngăn, chúng ta sẽ tránh được tình trạng nước tràn vào nhà, tôi thấy như vậy, đỡ được rất nhiều việc, chẳng hạn chúng ta sẽ khỏi lau nhà, tát nước... mỗi lần mưa lớn nữa. Các bác nghĩ thế nào?
Mọi người cùng tán đồng ý kiến đó và cử ông Hiền phụ trách việc quyên tiền.
Lúc cuộc họp chấm dứt, mẹ tôi về trước lo cơm nước. Anh em tôi ở lại về cùng bố. Ông Hiền, ông Phủ cùng đến bắt tay bố tôi:
- Chúng mình đã thành công rồi!
Ông Hiền:
- Hôm nay là ngày tôi cảm thấy sung sướng nhất...
Ông Phủ:
- Bác có thấy không, dân xóm cùng như rất bằng lòng tư cách đại diện của ba anh em ta... Bao giờ cống thoát nước đặt xong, tường ngăn quanh xóm này xong, có lẽ tôi sẽ mở một buổi tiệc ăn mừng. Nhất định phải có mặt các bác đấy nhé! À mà... bác Khang... chắc lúc ấy thì bác đã ở tên tỉnh rồi còn gì...
Bố tôi lắc đầu nói:
- Không đâu bác ạ, tôi sẽ ở lại... Tôi đã nghĩ kỹ rồi, tôi sẽ không dọn nhà đi đâu cả...
Ông Hiền vỗ vai bố tôi:
- Bác nói thật thế hở? Giời ơi! Thật vạn hạnh cho khu xóm chúng tôi...
Bố tôi:
- Khu xóm của tôi nữa chứ...
Rồi bố quay sang hỏi anh em tôi:
- Sao? Tấn, Trâm, Loan? Chúng mày thấy thế nào? Chúng mày thích ở đây hay thích lên tỉnh?
Ba người lớn cùng nhìn đăm đăm vào ba anh em tôi. Tôi nói:
- Con thích ở đây hơn...
Cái Trâm:
- Con cũng vậy...
Cái Loan:
- Con sẽ không sợ bị ngã đến nỗi uống nước phình bụng nữa, bố nhỉ?
Ông Hiền, ông Phủ và bố tôi cùng cười. Tôi thấy ba nụ cười đó cùng tươi như ba đóa hoa, ba đóa hoa thật đẹp...
ĐOẠN KẾT
Bây giờ là mùa mưa thứ hai kể từ ngày gia đình tôi dọn lên ở xóm này. Dù
đã được đặt hệ thống cống thoát nước, dù đã xây tường quanh các đường
hẻm, thỉnh thoảng, khi trời mưa thật lớn, nước mưa vẫn tràn ứ qua những
bức tường ngăn, ào vào nhà chúng tôi. Những lần như thế, chúng tôi lại
phải tát nước , lau nhà như trước. Nhưng không phải chúng tôi làm việc
dưới ánh đèn dầu lờ mờ nữa, mà dưới ánh đèn điện sáng choang.
Những buổi chiều mưa, nước đằng cổng chợ vẫn ngập ứ, xe cộ vẫn chết máy la liệt. Có khác năm trước một điều, là tôi đã vào được đệ thất trường công trên tỉnh, không còn cái thú về học, lội nước ngang vùng ấy nữa. Nhưng bù lại, với chiếc xe đạp cũ của bố tôi, bố tôi đem sơn lại cho tôi đi học, một lúc nào hứng chí, tôi chở cái Trâm hay cái Loan chạy ngoài đường, len lỏi giữa những chiếc xe lam, những chiếc xe hơi chết máy. Để nhớ lại một hôm xa xưa, bố tôi chở tôi về học. Để co chân thật cao mỗi khi xe đảo vào chỗ nước ngập. Để nghe tiếng nước rẽ rèn rẹt dưới bánh xe...
Gia đình tôi, không một ai còn tỏ ý than thở về những tiện nghi thiếu thốn trong khu xóm nữa. Cũng không ai hối hận chút nào về quyết định ở lại đây. Chúng tôi đã tham gia vào sinh hoạt của khu xóm, đã thực sự trở thành dân xóm.
Bố tôi vẫn đi bán phở, mẹ tôi vẫn trông sạp báo và vé số. Tối đến, hôm nào không có bài vở phải soạn hay học, tôi theo bố tôi đi bán phở. Không còn một chút mặc cảm trong tôi. Tôi vui vẻ và hãnh diện khi bưng phở vào nhà khách. Dĩ nhiên, càng bán phở lâu, tôi càng sợ mùi phở, nhưng tôi yêu cái tên quen thuộc của tôi mà người trong xóm đã gọi “Thằng con ông bán phở”
Vâng, tôi yêu những tiếng thương mến đó. Như yêu căn nhà chật hẹp của gia đình tôi. Như yêu những con ngõ rác rưới, ổ gà, nhô ra, thụt vào. Như yêu những chiều mưa ngập lụt.
Tôi yêu xóm nhỏ của tôi vô cùng.
Những buổi chiều mưa, nước đằng cổng chợ vẫn ngập ứ, xe cộ vẫn chết máy la liệt. Có khác năm trước một điều, là tôi đã vào được đệ thất trường công trên tỉnh, không còn cái thú về học, lội nước ngang vùng ấy nữa. Nhưng bù lại, với chiếc xe đạp cũ của bố tôi, bố tôi đem sơn lại cho tôi đi học, một lúc nào hứng chí, tôi chở cái Trâm hay cái Loan chạy ngoài đường, len lỏi giữa những chiếc xe lam, những chiếc xe hơi chết máy. Để nhớ lại một hôm xa xưa, bố tôi chở tôi về học. Để co chân thật cao mỗi khi xe đảo vào chỗ nước ngập. Để nghe tiếng nước rẽ rèn rẹt dưới bánh xe...
Gia đình tôi, không một ai còn tỏ ý than thở về những tiện nghi thiếu thốn trong khu xóm nữa. Cũng không ai hối hận chút nào về quyết định ở lại đây. Chúng tôi đã tham gia vào sinh hoạt của khu xóm, đã thực sự trở thành dân xóm.
Bố tôi vẫn đi bán phở, mẹ tôi vẫn trông sạp báo và vé số. Tối đến, hôm nào không có bài vở phải soạn hay học, tôi theo bố tôi đi bán phở. Không còn một chút mặc cảm trong tôi. Tôi vui vẻ và hãnh diện khi bưng phở vào nhà khách. Dĩ nhiên, càng bán phở lâu, tôi càng sợ mùi phở, nhưng tôi yêu cái tên quen thuộc của tôi mà người trong xóm đã gọi “Thằng con ông bán phở”
Vâng, tôi yêu những tiếng thương mến đó. Như yêu căn nhà chật hẹp của gia đình tôi. Như yêu những con ngõ rác rưới, ổ gà, nhô ra, thụt vào. Như yêu những chiều mưa ngập lụt.
Tôi yêu xóm nhỏ của tôi vô cùng.