CHƯƠNG IV
Phúc lưỡng lự mãi trước khi đến tìm Kiệt. Theo lời
dặn của Kiệt thì sáng nay, chủ nhật, anh ta và các bạn sẽ có mặt tại trụ
sở Nguồn vui. Phúc lưỡng lự là vì chủ nhật trước anh đã thất vọng trước
thái độ trốn tránh, có thể là thù ghét nữa của Thái. Sự náo nức làm
quen với những người bạn mới nguôi đi phần nào. Nhưng ý muốn gặp lại
Kiệt – anh chàng thợ sơn có tâm hồn nghệ sĩ… và đã đậu cả “tú tài” –
vẫn thôi thúc Phúc. Anh thầm nghĩ: “chẳng lẽ Kiệt ngạo mình?” Không,
Kiệt có vẻ rất thành thực, cởi mở. Anh ta không che giấu, cũng không tự
khoe khoang như Phúc đã có dịp nhận xét.
Phúc quyết định đi tìm Kiệt. Anh đến địa chỉ Kiệt dặn. Trụ sở Nguồn Vui ở cuối một đường phố nhỏ, trong ngôi nhà có sân gạch phía trước. Không cần nhìn tấm bảng vừa được dựng trên cổng, nét chữ còn mới màu sơn, Phúc cũng có thể nhận ra vì trước sân dựng đầy xe đạp, xe gắn máy, và bên trong vang vang tiếng nói cười.
Mới nhác thấy Phúc, Kiệt đã vội vã chạy ra:
- Tưởng anh không đến ! Tôi đang nóng ruột. Anh vào giúp chúng tôi một tay.
Nắm tay Phúc kéo vào, và sau lời giới thiệu vắn tắt: “Đây là một anh bạn mới”, Kiệt trao cho Phúc bó cờ dây, còn anh vác chiếc thang ngắn:
- Tôi chăng cờ, anh đưa hộ mấy cái đinh.
Vừa làm, Kiệt vừa cho Phúc biết các bạn của anh:
- Tên nhỏ người, đen như dân Congo, là thợ mộc. Tấm bình phong ngăn chỗ cửa ra vào là tác phẩm của hắn… Tên cao như cây sào và luôn luôn cười toe là thợ nề, loại chuyên viên đặc biệt về “bê tông”. Theo hắn thì nền kiến trúc mới bây giờ phải được dùng xi măng, kính và chất nhựa dẻo. Hắn chơi thân với thằng cha mập ngồi đằng kia, tên này có tài đẽo đá và xây tường đá rất nghệ thuật… Còn kia là Sỹ thợ khóa; Thọ thợ nhà in; Miên thợ máy, các loại xe hư hắn chỉ mó tay vào một lát là lại chạy bon bon.
Nhóm trẻ lần lượt được nêu đích danh và nghề nghiệp đều có cử chỉ thân thiện chào đón người bạn mới.
Phúc niềm nở nắm tay từng người:
- Chào anh ! Tôi rất mừng được làm bạn với các anh !
Cuộc sửa soạn tạm xong thì quan khách cũng vừa đến. Các vị tai mắt trong tỉnh tiến vào giữa hai hàng rào danh dự, do các đoàn viên Nguồn Vui đứng dàn hai bên.
Rồi cắt băng khánh thành, rồi diễn văn, đáp từ, tiệc trà thân mật. Những ngôn từ chọn lọc, bóng bẩy được các vị người lớn đem ra dùng. Nào là hợp quần thêm sức mạnh, nào là cần lao phấn đấu, nào là vân vân và vân vân…
Phúc nghĩ rằng các người trẻ không cần đợi có lời khuyên dạy của quý vị khả kính đó mới học được tình nhân ái. Họ đang thực hiện điều đó với tất cả nhiệt tâm của tuổi trẻ.
Phúc lơ đãng đứng nghe, mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, một khung trời xanh biếc có cụm mây trắng bay qua, nom như khoảng trời xanh trên núi, nơi Thái thả đàn bò. Phúc tự nhủ: “Mình sẽ lên đó lần nữa… và phải chinh phục được Thái mới nghe”.
Quay nhìn vào phòng, mắt Phúc gặp mắt Kiệt. Hai người cùng mỉm cười với nhau. Phúc thầm nghĩ: “hắn đã là bạn thân của mình rồi !”
Và lòng anh thật hân hoan.
Phúc quyết định đi tìm Kiệt. Anh đến địa chỉ Kiệt dặn. Trụ sở Nguồn Vui ở cuối một đường phố nhỏ, trong ngôi nhà có sân gạch phía trước. Không cần nhìn tấm bảng vừa được dựng trên cổng, nét chữ còn mới màu sơn, Phúc cũng có thể nhận ra vì trước sân dựng đầy xe đạp, xe gắn máy, và bên trong vang vang tiếng nói cười.
Mới nhác thấy Phúc, Kiệt đã vội vã chạy ra:
- Tưởng anh không đến ! Tôi đang nóng ruột. Anh vào giúp chúng tôi một tay.
Nắm tay Phúc kéo vào, và sau lời giới thiệu vắn tắt: “Đây là một anh bạn mới”, Kiệt trao cho Phúc bó cờ dây, còn anh vác chiếc thang ngắn:
- Tôi chăng cờ, anh đưa hộ mấy cái đinh.
Vừa làm, Kiệt vừa cho Phúc biết các bạn của anh:
- Tên nhỏ người, đen như dân Congo, là thợ mộc. Tấm bình phong ngăn chỗ cửa ra vào là tác phẩm của hắn… Tên cao như cây sào và luôn luôn cười toe là thợ nề, loại chuyên viên đặc biệt về “bê tông”. Theo hắn thì nền kiến trúc mới bây giờ phải được dùng xi măng, kính và chất nhựa dẻo. Hắn chơi thân với thằng cha mập ngồi đằng kia, tên này có tài đẽo đá và xây tường đá rất nghệ thuật… Còn kia là Sỹ thợ khóa; Thọ thợ nhà in; Miên thợ máy, các loại xe hư hắn chỉ mó tay vào một lát là lại chạy bon bon.
Nhóm trẻ lần lượt được nêu đích danh và nghề nghiệp đều có cử chỉ thân thiện chào đón người bạn mới.
Phúc niềm nở nắm tay từng người:
- Chào anh ! Tôi rất mừng được làm bạn với các anh !
Cuộc sửa soạn tạm xong thì quan khách cũng vừa đến. Các vị tai mắt trong tỉnh tiến vào giữa hai hàng rào danh dự, do các đoàn viên Nguồn Vui đứng dàn hai bên.
Rồi cắt băng khánh thành, rồi diễn văn, đáp từ, tiệc trà thân mật. Những ngôn từ chọn lọc, bóng bẩy được các vị người lớn đem ra dùng. Nào là hợp quần thêm sức mạnh, nào là cần lao phấn đấu, nào là vân vân và vân vân…
Phúc nghĩ rằng các người trẻ không cần đợi có lời khuyên dạy của quý vị khả kính đó mới học được tình nhân ái. Họ đang thực hiện điều đó với tất cả nhiệt tâm của tuổi trẻ.
Phúc lơ đãng đứng nghe, mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, một khung trời xanh biếc có cụm mây trắng bay qua, nom như khoảng trời xanh trên núi, nơi Thái thả đàn bò. Phúc tự nhủ: “Mình sẽ lên đó lần nữa… và phải chinh phục được Thái mới nghe”.
Quay nhìn vào phòng, mắt Phúc gặp mắt Kiệt. Hai người cùng mỉm cười với nhau. Phúc thầm nghĩ: “hắn đã là bạn thân của mình rồi !”
Và lòng anh thật hân hoan.
*
Buổi hội vừa xong, Kiệt rủ Phúc về nhà:
- Hôm nay tôi phải bắt cóc anh mới được. Má tôi mắc đi thăm người bà con, nên có mình tôi ở nhà. Chúng mình ăn trưa với nhau.
Phúc vui vẻ nhận lời. Tới nhà, Kiệt lôi Phúc xuống bếp lục trạn lấy các thức ăn nguội má anh đã làm sẵn: cơm vắt, thịt kho đem lên.
- Tụi mình lên phòng riêng ngồi chơi thích hơn.
Kiệt mỉm cười tiếp:
- Anh sẽ thấy “họa thất” của tôi !
Phúc theo sau bạn, leo cầu thang lên một căn gác xép. Gác khá rộng, tuy hơi sát mái, nhưng yên tĩnh thoáng mát và đầy ánh sáng do một cửa sổ rộng có màn che.
Kiệt chỉ chiếc đi-văng kê ở góc tường bảo Phúc ngồi và đặt thức ăn xống chiếc bàn thấp kế bên.
Phúc vừa ăn vừa kín đáo quan sát căn phòng của Kiệt. Anh xác nhận thêm Kiệt đã không nói khoác về học lực của anh ta. Vẻ sang trọng kín đáo của các căn phòng anh đã đi qua, cử chỉ thư thái của Kiệt chứng tỏ anh ta cùng ngang giai cấp với Phúc. Nhưng tại sao Kiệt lại sớm vào đời với cái nghề thợ sơn ? Trong câu chuyện, Kiệt luôn nhắc đến các bạn cùng làm ở công trường. Phúc im lặng ngồi nghe, bâng khuâng nhiều ý nghĩ trái ngược. Kiệt nhận thấy thái độ im lìm của bạn, hỏi:
- Anh nghĩ gì thế ?
Phúc khoát một vòng tay bao quát quanh phòng. Đồ đạc và cách trang hoàng lịch sự của gian phòng như chối cãi những lời nói của Kiệt.
- Như thế này mà tại sao anh lại ?…
Phúc không dám nói hết ý nghĩ. Nhưng Kiệt như hiểu biết, thản nhiên nói:
- … Lại phải đi làm thợ sơn phải không ? Có gì lạ đâu anh, tôi cần kiếm tiền.
- Thực tình tôi… không hiểu tại sao...
Kiệt cười:
- Cũng chẳng có gì khó hiểu: tại chúng tôi nghèo vậy thôi… và bộ đồ này – Kiệt chỉ bộ đồ vải xanh lem luốc máng trên cột – giúp tôi thực hiện được những cái này – anh chỉ các bức tranh treo trên tường và những bức vẽ dở còn dựa bên giá vẽ.
Phúc nhìn Kiệt sửng sốt:
- Thực không ngờ !
- Anh khó tin vì thấy tôi ở một căn nhà khá xinh đẹp chứ gì ? Đồ đạc trang hoàng lại toàn những thứ lịch sự nữa ? Nhưng đấy là tôi muốn giữ lại để má tôi…
Nét mặt Kiệt trở nên trang trọng:
- Má tôi chỉ còn có mình tôi thôi, Phúc ạ, và khi ba tôi mất, người căn dặn tôi phải trông nom săn sóc má tôi.
- Ba anh mất rồi à ?
- Ông mất đã hai năm nay rồi. Tôi có hứa với ba tôi là sẽ không bao giờ để má tôi phải buồn khổ.
- Hồi còn sống, ba anh làm gì ?
Kiệt lưỡng lự rồi giọng đầy thương tiếc:
- Ba tôi là bác sĩ.
- Xin lỗi anh ! Thế mà tôi không biết…
- Anh không biết là phải, vì trước kia ba tôi hành nghề ở Lâm Đồng, một tỉnh nhỏ mới thành lập. Chúng tôi chỉ về đây sau khi ba tôi mất.
Phúc bỗng nhớ lại cách đây chừng hai năm báo chí đã viết nhiều – với những hàng tít lớn – về một bác sĩ đã xả thân cứu sống một đứa trẻ. Các bài tường thuật cho biết: Hồi ấy trẻ con các thôn ấp quanh thị xã Lâm Đồng thường mắc bệnh đau màng óc. Bác sĩ Cảnh tận tụy đi từ thôn này qua thôn khác, đến tận những trại, ấp hẻo lánh xa xôi để lo chữa chạy, không một giờ phút nghỉ ngơi. Vì xông pha sương gió bác sĩ bị cảm nặng, nhưng vẫn không đành lòng nằm nghỉ, khi một gia đình có đứa con bị bệnh đến nài nỉ:
- Cháu nguy kịch lắm, xin bác sĩ đến ngay cho. Chỉ bác sĩ mới cứu được cháu. Chúng tôi chỉ trông cậy vào bác sĩ mà thôi !
Bác sĩ Cảnh gắng dậy, vượt mười cây số trong đêm mưa gió, để đem đứa trẻ lên xe đưa về bệnh viện, kịp trao nó cho các y tá bồng vào phòng bệnh, rồi ông mới ngất đi. Sau đó vì kiệt sức, và lây luôn bệnh đau màng óc, ông từ giã cõi trần hai ngày sau.
Phúc nắm chặt tay bạn:
- Hồi đó tôi có đọc các bài viết về ba anh. Tôi không muốn nhắc lại những lời ca ngợi vì sự hy sinh cao quý của vị bác sĩ tận tụy mà người ta đã nói đến quá nhiều. Nhưng anh cũng có quyền hãnh diện…
Kiệt nói:
- Vâng, dù vậy tôi vẫn không muốn nhắc đến… Riêng đối với anh – tuy mới sơ giao, nhưng đã là bạn thân với nhau, tôi mới nói để anh hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Hồi ba tôi còn, tôi ước ao trở thành họa sĩ, tôi được ba tôi thông cảm và khuyến khích. Bây giờ thì tôi biết mộng đó không thành. Tôi sẽ nối nghiệp ba tôi, vì nhận thấy nghề thầy thuốc là một nghề lý tưởng. Hội họa, thôi đành vậy! Chỉ dám coi như một thú tiêu khiển, một đam mê không thể bỏ. Bởi vậy tôi mới xin làm việc với một ông thầu khoán, trước kia có quen biết ba tôi, hầu có thêm tiền chi tiêu và mua sắm các thứ cần dùng. Má tôi thì đi dạy học. Cuộc sống khá chật vật, song không đến nỗi túng thiếu. Qua niên học tới tôi sẽ cố gắng thi nốt tú tài phần hai, dọn đường vào y khoa.
Nghe Kiệt tâm sự, Phúc cảm thấy nóng hai bên gò má. Học trong hoàn cảnh như vậy mà Kiệt vẫn thi đậu, vẫn thành công, còn Phúc thì bỏ phí thì giờ, không có nổi một ý hướng, hay mục đích gì để theo đuổi.
Phúc tự nhủ: “ So với Kiệt và các bạn của hắn đã dấn thân vào đời, mình thật chẳng thấm vào đâu. Mình chỉ là một đồ vô dụng, một loại ký sinh trùng. Giá mình cũng có một sở thích, một ham muốn, một năng khiếu nào đó để rèn luyện nhỉ !”
Tự nhiên Phúc thấy ngượng đến bần thần cả người. Như đoán hiểu được tâm trạng của bạn, Kiệt dùng giọng bông đùa, nói lảng:
- Ồ, từ nãy tới giờ tụi mình mải ăn quên uống. Giờ tính sao đây bạn ? Có nên “hạ lầu” kiếm nước uống không ?
Được dịp Phúc cười hưởng ứng:
- Đồng ý ! Nào chúng mình trực chỉ xuống nhà bếp tìm đồ giải khát !
- Hôm nay tôi phải bắt cóc anh mới được. Má tôi mắc đi thăm người bà con, nên có mình tôi ở nhà. Chúng mình ăn trưa với nhau.
Phúc vui vẻ nhận lời. Tới nhà, Kiệt lôi Phúc xuống bếp lục trạn lấy các thức ăn nguội má anh đã làm sẵn: cơm vắt, thịt kho đem lên.
- Tụi mình lên phòng riêng ngồi chơi thích hơn.
Kiệt mỉm cười tiếp:
- Anh sẽ thấy “họa thất” của tôi !
Phúc theo sau bạn, leo cầu thang lên một căn gác xép. Gác khá rộng, tuy hơi sát mái, nhưng yên tĩnh thoáng mát và đầy ánh sáng do một cửa sổ rộng có màn che.
Kiệt chỉ chiếc đi-văng kê ở góc tường bảo Phúc ngồi và đặt thức ăn xống chiếc bàn thấp kế bên.
Phúc vừa ăn vừa kín đáo quan sát căn phòng của Kiệt. Anh xác nhận thêm Kiệt đã không nói khoác về học lực của anh ta. Vẻ sang trọng kín đáo của các căn phòng anh đã đi qua, cử chỉ thư thái của Kiệt chứng tỏ anh ta cùng ngang giai cấp với Phúc. Nhưng tại sao Kiệt lại sớm vào đời với cái nghề thợ sơn ? Trong câu chuyện, Kiệt luôn nhắc đến các bạn cùng làm ở công trường. Phúc im lặng ngồi nghe, bâng khuâng nhiều ý nghĩ trái ngược. Kiệt nhận thấy thái độ im lìm của bạn, hỏi:
- Anh nghĩ gì thế ?
Phúc khoát một vòng tay bao quát quanh phòng. Đồ đạc và cách trang hoàng lịch sự của gian phòng như chối cãi những lời nói của Kiệt.
- Như thế này mà tại sao anh lại ?…
Phúc không dám nói hết ý nghĩ. Nhưng Kiệt như hiểu biết, thản nhiên nói:
- … Lại phải đi làm thợ sơn phải không ? Có gì lạ đâu anh, tôi cần kiếm tiền.
- Thực tình tôi… không hiểu tại sao...
Kiệt cười:
- Cũng chẳng có gì khó hiểu: tại chúng tôi nghèo vậy thôi… và bộ đồ này – Kiệt chỉ bộ đồ vải xanh lem luốc máng trên cột – giúp tôi thực hiện được những cái này – anh chỉ các bức tranh treo trên tường và những bức vẽ dở còn dựa bên giá vẽ.
Phúc nhìn Kiệt sửng sốt:
- Thực không ngờ !
- Anh khó tin vì thấy tôi ở một căn nhà khá xinh đẹp chứ gì ? Đồ đạc trang hoàng lại toàn những thứ lịch sự nữa ? Nhưng đấy là tôi muốn giữ lại để má tôi…
Nét mặt Kiệt trở nên trang trọng:
- Má tôi chỉ còn có mình tôi thôi, Phúc ạ, và khi ba tôi mất, người căn dặn tôi phải trông nom săn sóc má tôi.
- Ba anh mất rồi à ?
- Ông mất đã hai năm nay rồi. Tôi có hứa với ba tôi là sẽ không bao giờ để má tôi phải buồn khổ.
- Hồi còn sống, ba anh làm gì ?
Kiệt lưỡng lự rồi giọng đầy thương tiếc:
- Ba tôi là bác sĩ.
- Xin lỗi anh ! Thế mà tôi không biết…
- Anh không biết là phải, vì trước kia ba tôi hành nghề ở Lâm Đồng, một tỉnh nhỏ mới thành lập. Chúng tôi chỉ về đây sau khi ba tôi mất.
Phúc bỗng nhớ lại cách đây chừng hai năm báo chí đã viết nhiều – với những hàng tít lớn – về một bác sĩ đã xả thân cứu sống một đứa trẻ. Các bài tường thuật cho biết: Hồi ấy trẻ con các thôn ấp quanh thị xã Lâm Đồng thường mắc bệnh đau màng óc. Bác sĩ Cảnh tận tụy đi từ thôn này qua thôn khác, đến tận những trại, ấp hẻo lánh xa xôi để lo chữa chạy, không một giờ phút nghỉ ngơi. Vì xông pha sương gió bác sĩ bị cảm nặng, nhưng vẫn không đành lòng nằm nghỉ, khi một gia đình có đứa con bị bệnh đến nài nỉ:
- Cháu nguy kịch lắm, xin bác sĩ đến ngay cho. Chỉ bác sĩ mới cứu được cháu. Chúng tôi chỉ trông cậy vào bác sĩ mà thôi !
Bác sĩ Cảnh gắng dậy, vượt mười cây số trong đêm mưa gió, để đem đứa trẻ lên xe đưa về bệnh viện, kịp trao nó cho các y tá bồng vào phòng bệnh, rồi ông mới ngất đi. Sau đó vì kiệt sức, và lây luôn bệnh đau màng óc, ông từ giã cõi trần hai ngày sau.
Phúc nắm chặt tay bạn:
- Hồi đó tôi có đọc các bài viết về ba anh. Tôi không muốn nhắc lại những lời ca ngợi vì sự hy sinh cao quý của vị bác sĩ tận tụy mà người ta đã nói đến quá nhiều. Nhưng anh cũng có quyền hãnh diện…
Kiệt nói:
- Vâng, dù vậy tôi vẫn không muốn nhắc đến… Riêng đối với anh – tuy mới sơ giao, nhưng đã là bạn thân với nhau, tôi mới nói để anh hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Hồi ba tôi còn, tôi ước ao trở thành họa sĩ, tôi được ba tôi thông cảm và khuyến khích. Bây giờ thì tôi biết mộng đó không thành. Tôi sẽ nối nghiệp ba tôi, vì nhận thấy nghề thầy thuốc là một nghề lý tưởng. Hội họa, thôi đành vậy! Chỉ dám coi như một thú tiêu khiển, một đam mê không thể bỏ. Bởi vậy tôi mới xin làm việc với một ông thầu khoán, trước kia có quen biết ba tôi, hầu có thêm tiền chi tiêu và mua sắm các thứ cần dùng. Má tôi thì đi dạy học. Cuộc sống khá chật vật, song không đến nỗi túng thiếu. Qua niên học tới tôi sẽ cố gắng thi nốt tú tài phần hai, dọn đường vào y khoa.
Nghe Kiệt tâm sự, Phúc cảm thấy nóng hai bên gò má. Học trong hoàn cảnh như vậy mà Kiệt vẫn thi đậu, vẫn thành công, còn Phúc thì bỏ phí thì giờ, không có nổi một ý hướng, hay mục đích gì để theo đuổi.
Phúc tự nhủ: “ So với Kiệt và các bạn của hắn đã dấn thân vào đời, mình thật chẳng thấm vào đâu. Mình chỉ là một đồ vô dụng, một loại ký sinh trùng. Giá mình cũng có một sở thích, một ham muốn, một năng khiếu nào đó để rèn luyện nhỉ !”
Tự nhiên Phúc thấy ngượng đến bần thần cả người. Như đoán hiểu được tâm trạng của bạn, Kiệt dùng giọng bông đùa, nói lảng:
- Ồ, từ nãy tới giờ tụi mình mải ăn quên uống. Giờ tính sao đây bạn ? Có nên “hạ lầu” kiếm nước uống không ?
Được dịp Phúc cười hưởng ứng:
- Đồng ý ! Nào chúng mình trực chỉ xuống nhà bếp tìm đồ giải khát !
*
Xế chiều, Phúc mới trở về nhà. Miệng huýt sáo, Phúc
đẩy cổng vào vườn. Ngày hôm nay đối với anh thật vui, không đến nỗi thất
bại như chủ nhật trước mất công đi tìm gặp Thái. Cất xe rồi, Phúc nhảy
ba bước ra sân, vào nhà, liếc mắt qua phòng ăn thấy bàn ăn đã được bày
sẵn bát đĩa cho bữa cơm tối.
Không thấy Mai, Phúc lẩm bẩm:
- Ủa, con nhỏ đâu rồi kìa ?
Mọi lần, Mai thường đứng ngóng đợi Phúc, khi anh có việc ra phố, hy vọng được anh cho biết tin tức về ngoại, hoặc những gì liên quan tới thôn xóm của mình. Sự hiện diện của Phúc còn giúp Mai bớt được phần nào cảm tưởng lạc lỏng, xa lạ của ông bà luật sư Bình.
Phúc lên phòng định thay quần áo. Vừa hết cầu thang, anh đứng lại sửng sốt:
- Kìa Mai, có chuyện gì thế ?
Mai đứng khuất trên hành lang nhìn xuống, vẻ âm thầm buồn bã. Phúc hỏi dồn:
- Hay ngoại Mai làm sao ?
Trong ý nghĩ của Phúc, chỉ có bệnh tình của ngoại Mai, mới làm cho cô bé xúc động. Nhưng Mai nhướng mắt nhìn Phúc:
- Ngoại em không sao cả. Sáng nay ba anh có ghé qua nhà thương, nói ngoại em đã khá nhiều.
- Vậy có chuyện gì ?
Mai cắn chặt vành môi, im lặng.
Giọng Phúc hơi bất mãn:
- Mai hết tin anh rồi phải không ? Tại sao anh hỏi mà không chịu nói ?
Cố gắng lắm, Mai mới nén được nghẹn ngào:
- Ba anh không muốn giúp chúng em nữa
- Ai nói với Mai thế ?
- Ba anh đã nói với ông Quận như vậy
- Làm sao Mai biết ?
Sợ Phúc hiểu lầm, Mai tự bào chữa:
- Không phải em cố ý nghe lỏm đâu. Nhưng ông nói lớn quá nên em nghe được.
- Chắc Mai nghe lầm đấy
Mai đưa tay lên chùi ngấn nước mắt sắp muốn trào ra, thở dài:
- Không, em nghe rõ ràng, và ba anh thật có lý ! Ông gay gắt bảo rằng đã chán nghe lời than vãn, trách móc của dân Tân Lập, và họ muốn xoay sở ra sao kệ họ !
Phúc nhún vai:
- Bực mình thì ba anh nói thế thôi. Nhà hữu trách nào bị dân quấy rầy, cũng dễ nổi sùng. Nhưng anh biết tính ba anh, thế nào ba anh cũng đạt tới kết quả.
- Dân ấp chúng em quả là không xứng đáng.
- Tại sao lại có “chúng em” vô đây ? Mai chẳng dính dáng gì tới vụ này, và cũng chẳng làm gì hơn được.
- Em không hiểu ra sao nữa. Em sống ở đây, sung sướng, đầy đủ, mà em vẫn khắc khoải chờ mong… Phải, em cũng chờ mong như mọi người vậy !
- Nhưng anh đã bảo là Mai không làm gì được. Chuyện của người lớn lo, Mai băn khoăn tới làm gì ?
Suy nghĩ một lúc, Mai lẩm bẩm:
- Giá có ai xung phong trở về, em tin chắc những người khác cũng sẽ bắt chước về theo.
Phúc lo ngại nhìn Mai như muốn hiểu rõ ý định đang manh nha trong đầu óc cô bé. Anh nắm tay Mai, bảo:
- Mai không nên có những ý nghĩ vẩn vơ. Anh nhắc lại lần nữa: Chuyện của người lớn, hãy để cho người lớn làm.
Cặp mắt to đen của Mai đăm đăm nhìn Phúc, giọng Mai âm thầm nhưng cả quyết:
- Nếu người lớn buông xuôi, thì trẻ con phải nhúng tay vào vậy, anh Phúc ạ.
Không thấy Mai, Phúc lẩm bẩm:
- Ủa, con nhỏ đâu rồi kìa ?
Mọi lần, Mai thường đứng ngóng đợi Phúc, khi anh có việc ra phố, hy vọng được anh cho biết tin tức về ngoại, hoặc những gì liên quan tới thôn xóm của mình. Sự hiện diện của Phúc còn giúp Mai bớt được phần nào cảm tưởng lạc lỏng, xa lạ của ông bà luật sư Bình.
Phúc lên phòng định thay quần áo. Vừa hết cầu thang, anh đứng lại sửng sốt:
- Kìa Mai, có chuyện gì thế ?
Mai đứng khuất trên hành lang nhìn xuống, vẻ âm thầm buồn bã. Phúc hỏi dồn:
- Hay ngoại Mai làm sao ?
Trong ý nghĩ của Phúc, chỉ có bệnh tình của ngoại Mai, mới làm cho cô bé xúc động. Nhưng Mai nhướng mắt nhìn Phúc:
- Ngoại em không sao cả. Sáng nay ba anh có ghé qua nhà thương, nói ngoại em đã khá nhiều.
- Vậy có chuyện gì ?
Mai cắn chặt vành môi, im lặng.
Giọng Phúc hơi bất mãn:
- Mai hết tin anh rồi phải không ? Tại sao anh hỏi mà không chịu nói ?
Cố gắng lắm, Mai mới nén được nghẹn ngào:
- Ba anh không muốn giúp chúng em nữa
- Ai nói với Mai thế ?
- Ba anh đã nói với ông Quận như vậy
- Làm sao Mai biết ?
Sợ Phúc hiểu lầm, Mai tự bào chữa:
- Không phải em cố ý nghe lỏm đâu. Nhưng ông nói lớn quá nên em nghe được.
- Chắc Mai nghe lầm đấy
Mai đưa tay lên chùi ngấn nước mắt sắp muốn trào ra, thở dài:
- Không, em nghe rõ ràng, và ba anh thật có lý ! Ông gay gắt bảo rằng đã chán nghe lời than vãn, trách móc của dân Tân Lập, và họ muốn xoay sở ra sao kệ họ !
Phúc nhún vai:
- Bực mình thì ba anh nói thế thôi. Nhà hữu trách nào bị dân quấy rầy, cũng dễ nổi sùng. Nhưng anh biết tính ba anh, thế nào ba anh cũng đạt tới kết quả.
- Dân ấp chúng em quả là không xứng đáng.
- Tại sao lại có “chúng em” vô đây ? Mai chẳng dính dáng gì tới vụ này, và cũng chẳng làm gì hơn được.
- Em không hiểu ra sao nữa. Em sống ở đây, sung sướng, đầy đủ, mà em vẫn khắc khoải chờ mong… Phải, em cũng chờ mong như mọi người vậy !
- Nhưng anh đã bảo là Mai không làm gì được. Chuyện của người lớn lo, Mai băn khoăn tới làm gì ?
Suy nghĩ một lúc, Mai lẩm bẩm:
- Giá có ai xung phong trở về, em tin chắc những người khác cũng sẽ bắt chước về theo.
Phúc lo ngại nhìn Mai như muốn hiểu rõ ý định đang manh nha trong đầu óc cô bé. Anh nắm tay Mai, bảo:
- Mai không nên có những ý nghĩ vẩn vơ. Anh nhắc lại lần nữa: Chuyện của người lớn, hãy để cho người lớn làm.
Cặp mắt to đen của Mai đăm đăm nhìn Phúc, giọng Mai âm thầm nhưng cả quyết:
- Nếu người lớn buông xuôi, thì trẻ con phải nhúng tay vào vậy, anh Phúc ạ.
*
Từ hôm đó trở đi Mai luôn luôn rầu rĩ nét mặt. Cô
cũng ít gặp Phúc vì niên học sắp hết Phúc bận học thi lên lớp. Đối với
Phúc, niên học sắp tới là niên học cuối cùng của bậc trung học, nên rất
quan hệ.
Anh thường gặp Kiệt cùng nhau ôn lại bài vở và thỉnh thoảng, để giải trí, hai anh em rủ nhau đến trụ sở Nguồn Vui, chơi với các bạn. Phúc lại có dịp tiếp xúc thân mật với Tân thợ mộc, Đông thợ nề, Sỹ thợ khóa, và Thọ, Miên hai anh thợ máy.
Trong cuộc họp mặt, họ bàn tính tổ chức một cuộc cắm trại cho kỳ nghỉ hè sắp tới. Ai cũng muốn được hưởng ít ngày phóng khoáng giữa thiên nhiên để bù lại những vất vả cực nhọc nơi công trường hay trong lớp học.
Phúc dự định sẽ rủ các bạn đến miền Tân Lập. Ở đây có núi đồi, có giòng suối, một nơi lý tưởng để cắm trại. Dĩ nhiên khi chọn địa điểm này, Phúc đã nghĩ đến Thái, đến Mai. Thái quả là con người khó hiểu, có lẽ anh ta nhiều tự ái, mà cũng lại có nhiều mặc cảm. Nhân dịp này Phúc nhất định sẽ tìm gặp Thái, để như lời Phúc nói với các bạn: “giải quyết cho xong mối bất hòa” giữa hai đứa !
Nghĩ đến Mai, Phúc nghĩ đến ấp Tân Lập. Thôn ấp bỏ hoang này vẫn là nguyên nhân sự ủ dột của Mai, cô bé chỉ có thể vui khi thôn ấp thân yêu của mình được hồi sinh.
Hàng ngày trong lưu xá, vào giờ các cô bạn mải miết làm bài, thì Mai lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ nom theo những cụm mây trắng bay nhẹ trên nền trời xanh. Mây bay về đâu ? Chắc là bay về vùng đồi núi, soi bóng trên giòng suối uốn quanh qua thôn xóm của Mai.
Những ngày cuối tuần, đối với Mai thật buồn. Lưu xá vắng lặng, vì phần đông được thân nhân tới đón về nhà. Năm ba người ở lại, trong số đó có Mai, hoặc được cô giám thị dẫn ra phố dạo chơi, hoặc ngồi ủ ê một chỗ. Những lúc ấy Mai không biết làm gì hơn là đến bên cửa sổ, nhìn mây bay, nghe thời gian lặng trôi trong niềm cô đơn của mình.
Ngoại của Mai, theo lời bác sĩ, có thể rời bệnh viện vào khoảng cuối hè. Lúc ấy bà cháu Mai sẽ đi đâu ?
Ít lâu nay vào thăm bà, Mai không còn nghe ngoại nhắc đến nhà cửa thôn xóm nữa. Ngoại có vẻ uể oải muốn buông xuôi mọi sự. Chẳng lẽ ngoại đã trở nên như những bà già lười biếng, ngồi ngủ gật hàng giờ trên dãy ghế đá trong viện dưỡng lão ?
Không ! Không thể như thế được ! Ngoại phải trở về ấp. Ngoại sẽ tìm lại được sinh thú của cuộc sống hằng ngày. Ngoại sẽ mò mẫm ra vườn, tưới cây nhổ cỏ, chăm sóc cho đàn lợn, đàn gà. Có việc cất nhắc chân tay, ngoại sẽ khỏe ra. Dĩ nhiên ngoại chẳng khỏe được như xưa, nhưng còn có Mai bên cạnh. Mai đã khôn lớn và trưởng thành sau cơn biến cố vừa qua. Mai chỉ mong được sống gần ngoại, gần Thái… và những người quen trong xóm ! Mai không muốn bị giam hãm trong bốn bức tường lưu xá buồn tẻ này mãi nữa.
Một chị bạn chung phòng chợt đặt tay trên vai Mai, hỏi:
- Có chuyện gì thế Mai ?
Mai giật mình quay lại:
- Em ? Em làm sao hả chị ?
Chị bạn cười:
- Em vừa lẩm bẩm nói: “Không ! không thể thế này mãi được!”
Mai đỏ mặt, chống chế:
- Chị nghe em nói thế thật à ? Em cũng chả để ý em đã nói gì nữa !
Nhưng một ý định vừa thoáng hiện trong đầu óc Mai.
Anh thường gặp Kiệt cùng nhau ôn lại bài vở và thỉnh thoảng, để giải trí, hai anh em rủ nhau đến trụ sở Nguồn Vui, chơi với các bạn. Phúc lại có dịp tiếp xúc thân mật với Tân thợ mộc, Đông thợ nề, Sỹ thợ khóa, và Thọ, Miên hai anh thợ máy.
Trong cuộc họp mặt, họ bàn tính tổ chức một cuộc cắm trại cho kỳ nghỉ hè sắp tới. Ai cũng muốn được hưởng ít ngày phóng khoáng giữa thiên nhiên để bù lại những vất vả cực nhọc nơi công trường hay trong lớp học.
Phúc dự định sẽ rủ các bạn đến miền Tân Lập. Ở đây có núi đồi, có giòng suối, một nơi lý tưởng để cắm trại. Dĩ nhiên khi chọn địa điểm này, Phúc đã nghĩ đến Thái, đến Mai. Thái quả là con người khó hiểu, có lẽ anh ta nhiều tự ái, mà cũng lại có nhiều mặc cảm. Nhân dịp này Phúc nhất định sẽ tìm gặp Thái, để như lời Phúc nói với các bạn: “giải quyết cho xong mối bất hòa” giữa hai đứa !
Nghĩ đến Mai, Phúc nghĩ đến ấp Tân Lập. Thôn ấp bỏ hoang này vẫn là nguyên nhân sự ủ dột của Mai, cô bé chỉ có thể vui khi thôn ấp thân yêu của mình được hồi sinh.
Hàng ngày trong lưu xá, vào giờ các cô bạn mải miết làm bài, thì Mai lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ nom theo những cụm mây trắng bay nhẹ trên nền trời xanh. Mây bay về đâu ? Chắc là bay về vùng đồi núi, soi bóng trên giòng suối uốn quanh qua thôn xóm của Mai.
Những ngày cuối tuần, đối với Mai thật buồn. Lưu xá vắng lặng, vì phần đông được thân nhân tới đón về nhà. Năm ba người ở lại, trong số đó có Mai, hoặc được cô giám thị dẫn ra phố dạo chơi, hoặc ngồi ủ ê một chỗ. Những lúc ấy Mai không biết làm gì hơn là đến bên cửa sổ, nhìn mây bay, nghe thời gian lặng trôi trong niềm cô đơn của mình.
Ngoại của Mai, theo lời bác sĩ, có thể rời bệnh viện vào khoảng cuối hè. Lúc ấy bà cháu Mai sẽ đi đâu ?
Ít lâu nay vào thăm bà, Mai không còn nghe ngoại nhắc đến nhà cửa thôn xóm nữa. Ngoại có vẻ uể oải muốn buông xuôi mọi sự. Chẳng lẽ ngoại đã trở nên như những bà già lười biếng, ngồi ngủ gật hàng giờ trên dãy ghế đá trong viện dưỡng lão ?
Không ! Không thể như thế được ! Ngoại phải trở về ấp. Ngoại sẽ tìm lại được sinh thú của cuộc sống hằng ngày. Ngoại sẽ mò mẫm ra vườn, tưới cây nhổ cỏ, chăm sóc cho đàn lợn, đàn gà. Có việc cất nhắc chân tay, ngoại sẽ khỏe ra. Dĩ nhiên ngoại chẳng khỏe được như xưa, nhưng còn có Mai bên cạnh. Mai đã khôn lớn và trưởng thành sau cơn biến cố vừa qua. Mai chỉ mong được sống gần ngoại, gần Thái… và những người quen trong xóm ! Mai không muốn bị giam hãm trong bốn bức tường lưu xá buồn tẻ này mãi nữa.
Một chị bạn chung phòng chợt đặt tay trên vai Mai, hỏi:
- Có chuyện gì thế Mai ?
Mai giật mình quay lại:
- Em ? Em làm sao hả chị ?
Chị bạn cười:
- Em vừa lẩm bẩm nói: “Không ! không thể thế này mãi được!”
Mai đỏ mặt, chống chế:
- Chị nghe em nói thế thật à ? Em cũng chả để ý em đã nói gì nữa !
Nhưng một ý định vừa thoáng hiện trong đầu óc Mai.
*
Tuần lễ sau đó Mai theo cô giám thị cùng ba chị bạn ở
lại ra chơi ngoài phố. Ngay lúc đầu cuộc “đi dạo” cô giám thị đã để ý
Mai cứ tụt dần lại phía sau. Cô ngỏ ý lo ngại, hỏi:
- Mai, em làm sao thế ? Đi nhanh lên chứ !
Mai cố tình đi chậm, giật mình vội nói:
- Thưa cô, em thấy trong người hơi mệt.
- Sao không nói ngay khi còn ở nhà ? Đã đi chơi thì em phải ráng lên chứ.
Được một quãng, quay lại thấy Mai ngồi sụp trên đường, cô giám thị cau mày:
- Gì nữa thế, Mai ?
- Dạ, em gỡ hòn sỏi kẹt trong dép !
Vừa nói Mai vừa giả bộ tháo quai dép:
- Thôi được, cô đi trước, em ráng theo cho kịp nghe
Sốt ruột, cô Giám thị kéo hai chị kia đi trước. Đến đầu phố cô quay lại, cằn nhằn:
- Con nhỏ này ! Thật mất thì giờ với nó quá !
Đứng chờ một lát không thấy bóng dáng Mai đâu, cô đành bảo hai chị học trò:
- Hai em đứng chờ đây một lúc. Cô quay lại tìm Mai xem nó làm sao ?
Khá lâu mới thấy cô hấp tấp trở về mặt tái mét.
- Mai nó đâu hả cô ?
Cô giám thị lắc đầu, hổn hển:
- Không hiểu ra sao nữa ! Cô tìm khắp phố mà chẳng thấy nó đâu cả !…
- Mai, em làm sao thế ? Đi nhanh lên chứ !
Mai cố tình đi chậm, giật mình vội nói:
- Thưa cô, em thấy trong người hơi mệt.
- Sao không nói ngay khi còn ở nhà ? Đã đi chơi thì em phải ráng lên chứ.
Được một quãng, quay lại thấy Mai ngồi sụp trên đường, cô giám thị cau mày:
- Gì nữa thế, Mai ?
- Dạ, em gỡ hòn sỏi kẹt trong dép !
Vừa nói Mai vừa giả bộ tháo quai dép:
- Thôi được, cô đi trước, em ráng theo cho kịp nghe
Sốt ruột, cô Giám thị kéo hai chị kia đi trước. Đến đầu phố cô quay lại, cằn nhằn:
- Con nhỏ này ! Thật mất thì giờ với nó quá !
Đứng chờ một lát không thấy bóng dáng Mai đâu, cô đành bảo hai chị học trò:
- Hai em đứng chờ đây một lúc. Cô quay lại tìm Mai xem nó làm sao ?
Khá lâu mới thấy cô hấp tấp trở về mặt tái mét.
- Mai nó đâu hả cô ?
Cô giám thị lắc đầu, hổn hển:
- Không hiểu ra sao nữa ! Cô tìm khắp phố mà chẳng thấy nó đâu cả !…
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V