CHƯƠNG IX
Từ bọn người nhà ông Tổng...
Sáng sớm hôm sau, trong khi còn đương ngon giấc, bọn thằng Ân đã bị đánh thức dậy.
Tên người nhà ông Tổng Thiệp khoanh tay mỉm cười nhìn bọn thằng Ân lễ phép thưa:
- Cụ Tổng tôi mời các cậu ra xơi nước.
Đấy là một người lực lưỡng, thấp lùn, rất khỏe mạnh. Trời rét là vậy, mà y chỉ mặc phong phanh có một tấm áo mỏng.
Bọn thằng Ân quên cả đáp lại vì chúng vừa chợt nhớ ra chính người này, trong buổi thao dượt võ nghệ đêm qua, đã cử một cối đá to như cái bồ con, nặng ước độ hai tạ rưỡi đi hai vòng sân rộng.
Tên người nhà, chừng hiểu bọn anh em thằng Ân nghĩ gì, láu lỉnh cười:
- Đi đường mệt, chắc đêm qua các cậu ngủ ngon lắm đấy nhỉ?
Bọn thằng Ân chỉ ầm ừ không đáp. Chúng vừa trột dạ, vừa ngượng vì sợ ông Tổng biết được chúng đã nhìn trộm trong kẽ liếp ra.
Bọn Ân ra đến nhà ngoài đã thấy ông Tổng ung dung chuyên trà ra những chén hạt mít.
Thực thằng Ân không ngờ ông Tổng Thiệp vừa giỏi, lại vừa có cái phong thái thanh nhã của một nhà nho như vậy.
Ông Tổng cười khà khà:
- Các em ra đây, uống chén nước với anh cho ấm bụng rồi còn đi cho sớm.
Bọn thằng Ân khẽ dạ rồi khép nép ngồi xuống bên mép phản.
Trao cho mỗi đứa một chén nước, ông Tổng cười rất hiền hậu:
- Các em cứ tự nhiên, coi ta như người nhà vậy. Ấy, bác Cả Đức mỗi lần qua đây đều ăn ngủ tại đây cả. Thôi! Trong lúc này, ai lớn tuổi thì là trên, ai ít tuổi thì là dưới, coi nhau như trong một nhà vậy. Căn nhà của tổ tiên để lại cho anh em chúng mình, gặp phải cơn gió bão thì chúng mình phải lo chống đỡ lấy giữ gìn lấy. Rồi còn trao lại cho con cháu chúng mình nữa, chứ có phải chỉ một đời chúng mình thôi đâu!
Trong lúc có nạn nước thế này mà các em biết tìm vào đến đây để giúp nước thực là quý! Ta coi các em rất trọng vì những người yêu nước thì lớn bé già trẻ nào có khác gì nhau! Cứ uống nước đi! Ta đã sắp cơm nắm với thức ăn đường cho các em chu tất cả rồi.
Ông Tổng đặt chén, hướng vào nhà trong gọi lớn:
- Con Cầm đâu rồi? Ra thầy bảo đây!
Có tiếng dạ trong trẻo từ trong vọng ra, rồi một cô gái chít khăn vuông mỏ quạ, mặc áo cánh nâu, quần sồi đen, thắt lưng hoa lý bước ra, dáng đi uyển chuyển. Bọn thằng Ân đưa mắt cho nhau kín đáo mỉm cười.
Cô gái khoanh tay đứng trước mặt ông Tổng đầu hơi cúi xuống:
- Thầy dạy gì con ?
- Thằng Cả đâu ?
- Thưa, anh con đi làm đồng từ sớm kia ạ!
Ông Tổng tặc miệng;
- Thầy đã bảo hồi này nhiều việc cho nó nghỉ mà! Cái thằng… thật là cái thằng…
Quay sang phía bọn thằng Ân, ông Tổng phân trần:
- Ấy, nhà đông người mà cũng bấn đấy các em ạ. Nhà ăn thì cũng chẳng hết bao nhiêu, nhưng ta còn phải dâng lương cho quân của quan Tiết Chế, lại góp lương cho quân của Hầu… – Ông cười vui vẻ – Thế nên trong nhà ai nấy đều phải góp sức canh tác cả, chính lão đây có tuổi mà cũng phải cấy, phải cầy đấy chứ !
Chợt nhớ ra điều gì, ông Tổng cười:
- Quan Tiết Chế thương, lại vừa xin cho ta được chút thánh ân. Ngài phong cho ta chức Giả Lang tướng, ta thật đội ơn nhưng thực có Trời, có Đất, ta tâm thành góp sức với Ngài để giúp nước chứ chẳng ham gì một chút danh thơm ấy!
Cô Cầm khoanh tay nhìn cha, mỉm cười rất tươi.
Ông Tổng chợt nhớ ra còn có cô con gái đứng bên vội quay sang:
- Ờ… ờ, thầy quên mất ! Con chạy ra đồng gọi anh con về ngay đây, nói thầy có chút việc hệ giao cho nó đấy nhé! Con lấy ngựa của thầy mà đi cho mau! Rồi đưa ngựa cho anh nó về trước!
Cô gái vâng một tiếng gọn rồi quay thoắt ra.
Chỉ trong khoảnh khắc, bọn thằng Ân đã nghe tiếng vó ngựa gieo trên mặt đất và thoáng trông thấy con ngựa trắng lướt như một luồng ánh sáng sau bãi dâu xanh ngắt.
Thằng Ân cầm chén nước trong tay, vẩn vơ nghĩ lại những điều đã nhìn trộm thấy qua kẽ liếp trong đêm hôm.
Nhờ có một mồi nhựa chám cực lớn đặt ở cạnh góc sân cháy bùng bùng, bọn thằng Ân nhìn thấy rõ suốt từ đầu tới cuối buổi luyện võ trong sân nhà ông Tổng.
Ông Tổng Thiệp đã có tuổi, dễ đến ngoài năm mươi, nhưng trông còn tráng kiện, nhất là khi ông xắn tay áo đi một bài quyền, gân cốt rất vững trong những đường quyền già dặn và chắc nịch.
Bọn người nhà, vừa con cháu, vừa người làm ước độ hai mươi lăm người, đều xấp xỉ vào tuổi mười tám, đôi mươi cả, đứng lố nhố ở một góc sân, chăm chú quan sát từng đường quyền ngọn cước, thế tiến, lối lui, của ông Tổng.
Sau đó mỗi người đều phải dượt bài quyền ấy một lần. Chỗ nào sai đã có ông Tổng chỉ bảo rất cẩn thận.
Bọn thằng Ân thú nhất đến đỗi xuýt buột miệng reo lên, vào lúc có cuộc hỗn đấu giữa một cô gái mảnh mai với bọn tráng niên bốn người lực lưỡng.
Cô gái chỉ độ mười bảy tuổi, vẻ mặt tươi như hoa, đôi mắt long lanh sáng ngời, người mềm như lá liễu. Ấy thế mà trong phút chốc luồn đi, cúi lại, đã hạ hết lượt bốn chàng trai ngã sóng soài trên mặt đất.
Cô gái ấy chính là Cầm, người vừa được lệnh của ông Tổng, nằm rạp trên mình ngựa lướt đi như bay sau bãi dâu.
Bỗng thằng Ân trột dạ. Nó cố nghĩ thêm xem đã gặp cô gái đó ở đâu một lần. Không phải nghĩ lâu Ân cũng nhớ ra được. Hai tai Ân bất giác đỏ bầng, mặt nó nóng rừ, hổ thẹn.
Sáng hôm qua, khi bọn thằng Ân mới đặt chân vào Giao Bình, đương bỡ ngỡ trước ngã ba đường thì gặp một cô gái lúi húi cắt cỏ.
Thằng Ân lễ phép tiến lại hỏi thăm đường. Cô gái ngẩng đầu lên để lộ ra một vẻ mặt rất xinh đẹp, nước da trắng hồng, không như phần đông những cô gái quê khác.
Được cô gái vừa mỉm cười, vừa dịu dàng hỏi: vào nhà ông Tổng Thiệp làm gì?
Thằng Ân tự nhiên phấn khởi và thấy cũng nên có điệu bộ hiên ngang một chút. Nó đã ưỡn ngực, dõng dạc trả lời cô gái nọ bằng một giọng nói vừa oai vệ vừa hách dịch:
_ Bọn chúng tôi vào giúp Hoài văn Hầu !
Chừng thấy vẻ mặt “ yêng hùng” và câu nói cứng cỏi của Ân có vẻ hài hước, cô gái đã che cánh tay mỉm cười rồi ân cần chỉ đường cho bọn thằng Ân.
Không ngờ chính cô gái đó cũng chỉ lại là cô Cầm, con gái út rất thông thạo võ nghệ của ông Tổng Thiệp.
Thằng Ân còn nhớ đến một chàng trai cao và gầy, nhưng bắp thịt của gã lại như có từng miếng thép đắp vào vậy. Đôi mắt gã sáng quắc, in hệt như đôi mắt ông Tổng và cô gái nọ.
Khi được ông Tổng vẫy tay ra lệnh, gã nhấc lên một thanh đại đao, bản to như một tầu lá chuối.
Thanh đao hẳn cũng nặng đến non nửa tạ, vì khi gã dộng chuôi đao bằng sắt xuống đất, thằng Ân thấy mặt đất hình như rung chuyển lên.
Gã khoa thanh đại đao một vòng lướt ngang trên đầu rồi xoay mình múa. Trước còn rõ từng đường đao đưa ngang, hạ xuống, móc lên, chém tả phạt hữu. Sau không còn trông rõ nữa, chỉ thấy một luồng sáng lượn oằn oèo như ánh chớp bao phủ chung quanh mình gã. Từ luồng ánh sáng đó, toát ra một luồng gió vù vù quanh mặt sân, hắt về một cửa liếp, nơi bọn thằng Ân nấp nhìn, từng hơi thép lạnh ngắt.
Trong sáu anh em thằng Ân không đứa nào học qua nghề võ.
Nay tình cờ được thấy tận mắt, chúng hết sức thỏa thích.
Thằng Ân đỡ chén trà bốc khói nghi ngút từ tay ông Tổng trao cho, bụng thầm đoán người múa đại đao đêm qua hẳn phải là người mình sắp được gặp.
Ân dụt dè mãi rồi mới dám hỏi:
- Thưa cụ, đêm qua chúng cháu có trộm phép Cụ, xem diễn võ ở sân, mới được biết Cụ thông thạo nghề võ, nên ông Cả giỏi được như vậy.
Chúng cháu mong có ngày được Cụ nhận cho làm học trò Cụ.
Ông Tổng đặt chén trà xuống cười khà:
- À ! Thế ra các em cũng có xem đấy ư? Ta tưởng các em đi xa mệt không mời ra xem. Ừ...ừ… Ta cũng võ vẽ biết được đôi chút. Còn thằng Cả nhà này được vậy là nhờ ở công chỉ bảo của Hoài Văn Hầu đấy chứ. Ấy, về nhà, nó lại dậy lại cho em nó và bọn người nhà đấy ! Ta chỉ sửa nắn lại thêm thắt chút đỉnh đó thôi! Các em vào trong ấy, rồi lo gì chẳng được Hầu chỉ bảo cho…
Nghe tiếng vó ngựa vọng lên trong không khí tịch mịch của buổi sớm mai, ông Tổng vuốt chòm râu lưa thưa mỉm cười:
- Thằng con lão đã về ! Rồi nó sẽ đưa các em đi !
Quả nhiên vó ngựa dừng ngay trước ngõ.
Một người cao gầy, chít khăn rìu, vận quần áo nâu, chân đi đất bước vào. Đúng là người mà thằng Ân đã đoán trước.
Gã khẽ cúi đầu chào bọn thằng Ân, rồi chắp tay đứng sau ông Tổng. Ông Tổng quay lại dặn dò gã nọ rồi quay ra phía bọn thằng Ân:
- Thôi các em đi cho sớm: ta cầu mong Trời Phật độ trì cho các em mạnh khỏe mà giúp Hầu nên việc. Sau này đuổi được “bọn giặc đuôi Sam”, non nước yên bình, anh em chúng ta lại gặp nhau!
Bọn thằng Ân đứng dậy chắp tay từ tạ rồi lui ra theo Cả Doãn, con trai ông Tổng Thiệp.
Lúc đi qua bãi dâu, bọn thằng Ân trông thấy cô gái từ phía bờ sông thoăn thoắt đi lên.
Cả Doãn giơ tay vẫy em.
Cầm dừng lại nhìn cả bọn, cái nhìn thật sâu lắng như xoáy vào lòng người – rồi cao giọng dặn với theo anh:
- Anh Cả nhớ xin cho em thanh kiếm nhé !
Cả Doãn mỉm cười gật đầu.
Cô gái tươi cười giơ tay vẫy, như có ý muốn chào cả bọn thằng Ân. Thằng Ân trong lòng bồi hồi, rung động một cách rất khác lạ. Nó thầm nhủ: vào đấy ta sẽ đánh một lưỡi kiếm cực tốt gửi Cả Doãn về tặng cô gái xinh đẹp giỏi võ ấy, ước gì ta…
Một ước ao vừa đến trong đầu nó, đã làm cho đôi má nó nóng bầng…
Mặt trời vừa dâng lên ngang những tầu lá cọ xanh ngắt trong cánh rừng âm u thoải dài phía xa…
Tên người nhà ông Tổng Thiệp khoanh tay mỉm cười nhìn bọn thằng Ân lễ phép thưa:
- Cụ Tổng tôi mời các cậu ra xơi nước.
Đấy là một người lực lưỡng, thấp lùn, rất khỏe mạnh. Trời rét là vậy, mà y chỉ mặc phong phanh có một tấm áo mỏng.
Bọn thằng Ân quên cả đáp lại vì chúng vừa chợt nhớ ra chính người này, trong buổi thao dượt võ nghệ đêm qua, đã cử một cối đá to như cái bồ con, nặng ước độ hai tạ rưỡi đi hai vòng sân rộng.
Tên người nhà, chừng hiểu bọn anh em thằng Ân nghĩ gì, láu lỉnh cười:
- Đi đường mệt, chắc đêm qua các cậu ngủ ngon lắm đấy nhỉ?
Bọn thằng Ân chỉ ầm ừ không đáp. Chúng vừa trột dạ, vừa ngượng vì sợ ông Tổng biết được chúng đã nhìn trộm trong kẽ liếp ra.
Bọn Ân ra đến nhà ngoài đã thấy ông Tổng ung dung chuyên trà ra những chén hạt mít.
Thực thằng Ân không ngờ ông Tổng Thiệp vừa giỏi, lại vừa có cái phong thái thanh nhã của một nhà nho như vậy.
Ông Tổng cười khà khà:
- Các em ra đây, uống chén nước với anh cho ấm bụng rồi còn đi cho sớm.
Bọn thằng Ân khẽ dạ rồi khép nép ngồi xuống bên mép phản.
Trao cho mỗi đứa một chén nước, ông Tổng cười rất hiền hậu:
- Các em cứ tự nhiên, coi ta như người nhà vậy. Ấy, bác Cả Đức mỗi lần qua đây đều ăn ngủ tại đây cả. Thôi! Trong lúc này, ai lớn tuổi thì là trên, ai ít tuổi thì là dưới, coi nhau như trong một nhà vậy. Căn nhà của tổ tiên để lại cho anh em chúng mình, gặp phải cơn gió bão thì chúng mình phải lo chống đỡ lấy giữ gìn lấy. Rồi còn trao lại cho con cháu chúng mình nữa, chứ có phải chỉ một đời chúng mình thôi đâu!
Trong lúc có nạn nước thế này mà các em biết tìm vào đến đây để giúp nước thực là quý! Ta coi các em rất trọng vì những người yêu nước thì lớn bé già trẻ nào có khác gì nhau! Cứ uống nước đi! Ta đã sắp cơm nắm với thức ăn đường cho các em chu tất cả rồi.
Ông Tổng đặt chén, hướng vào nhà trong gọi lớn:
- Con Cầm đâu rồi? Ra thầy bảo đây!
Có tiếng dạ trong trẻo từ trong vọng ra, rồi một cô gái chít khăn vuông mỏ quạ, mặc áo cánh nâu, quần sồi đen, thắt lưng hoa lý bước ra, dáng đi uyển chuyển. Bọn thằng Ân đưa mắt cho nhau kín đáo mỉm cười.
Cô gái khoanh tay đứng trước mặt ông Tổng đầu hơi cúi xuống:
- Thầy dạy gì con ?
- Thằng Cả đâu ?
- Thưa, anh con đi làm đồng từ sớm kia ạ!
Ông Tổng tặc miệng;
- Thầy đã bảo hồi này nhiều việc cho nó nghỉ mà! Cái thằng… thật là cái thằng…
Quay sang phía bọn thằng Ân, ông Tổng phân trần:
- Ấy, nhà đông người mà cũng bấn đấy các em ạ. Nhà ăn thì cũng chẳng hết bao nhiêu, nhưng ta còn phải dâng lương cho quân của quan Tiết Chế, lại góp lương cho quân của Hầu… – Ông cười vui vẻ – Thế nên trong nhà ai nấy đều phải góp sức canh tác cả, chính lão đây có tuổi mà cũng phải cấy, phải cầy đấy chứ !
Chợt nhớ ra điều gì, ông Tổng cười:
- Quan Tiết Chế thương, lại vừa xin cho ta được chút thánh ân. Ngài phong cho ta chức Giả Lang tướng, ta thật đội ơn nhưng thực có Trời, có Đất, ta tâm thành góp sức với Ngài để giúp nước chứ chẳng ham gì một chút danh thơm ấy!
Cô Cầm khoanh tay nhìn cha, mỉm cười rất tươi.
Ông Tổng chợt nhớ ra còn có cô con gái đứng bên vội quay sang:
- Ờ… ờ, thầy quên mất ! Con chạy ra đồng gọi anh con về ngay đây, nói thầy có chút việc hệ giao cho nó đấy nhé! Con lấy ngựa của thầy mà đi cho mau! Rồi đưa ngựa cho anh nó về trước!
Cô gái vâng một tiếng gọn rồi quay thoắt ra.
Chỉ trong khoảnh khắc, bọn thằng Ân đã nghe tiếng vó ngựa gieo trên mặt đất và thoáng trông thấy con ngựa trắng lướt như một luồng ánh sáng sau bãi dâu xanh ngắt.
Thằng Ân cầm chén nước trong tay, vẩn vơ nghĩ lại những điều đã nhìn trộm thấy qua kẽ liếp trong đêm hôm.
Nhờ có một mồi nhựa chám cực lớn đặt ở cạnh góc sân cháy bùng bùng, bọn thằng Ân nhìn thấy rõ suốt từ đầu tới cuối buổi luyện võ trong sân nhà ông Tổng.
Ông Tổng Thiệp đã có tuổi, dễ đến ngoài năm mươi, nhưng trông còn tráng kiện, nhất là khi ông xắn tay áo đi một bài quyền, gân cốt rất vững trong những đường quyền già dặn và chắc nịch.
Bọn người nhà, vừa con cháu, vừa người làm ước độ hai mươi lăm người, đều xấp xỉ vào tuổi mười tám, đôi mươi cả, đứng lố nhố ở một góc sân, chăm chú quan sát từng đường quyền ngọn cước, thế tiến, lối lui, của ông Tổng.
Sau đó mỗi người đều phải dượt bài quyền ấy một lần. Chỗ nào sai đã có ông Tổng chỉ bảo rất cẩn thận.
Bọn thằng Ân thú nhất đến đỗi xuýt buột miệng reo lên, vào lúc có cuộc hỗn đấu giữa một cô gái mảnh mai với bọn tráng niên bốn người lực lưỡng.
Cô gái chỉ độ mười bảy tuổi, vẻ mặt tươi như hoa, đôi mắt long lanh sáng ngời, người mềm như lá liễu. Ấy thế mà trong phút chốc luồn đi, cúi lại, đã hạ hết lượt bốn chàng trai ngã sóng soài trên mặt đất.
Cô gái ấy chính là Cầm, người vừa được lệnh của ông Tổng, nằm rạp trên mình ngựa lướt đi như bay sau bãi dâu.
Bỗng thằng Ân trột dạ. Nó cố nghĩ thêm xem đã gặp cô gái đó ở đâu một lần. Không phải nghĩ lâu Ân cũng nhớ ra được. Hai tai Ân bất giác đỏ bầng, mặt nó nóng rừ, hổ thẹn.
Sáng hôm qua, khi bọn thằng Ân mới đặt chân vào Giao Bình, đương bỡ ngỡ trước ngã ba đường thì gặp một cô gái lúi húi cắt cỏ.
Thằng Ân lễ phép tiến lại hỏi thăm đường. Cô gái ngẩng đầu lên để lộ ra một vẻ mặt rất xinh đẹp, nước da trắng hồng, không như phần đông những cô gái quê khác.
Được cô gái vừa mỉm cười, vừa dịu dàng hỏi: vào nhà ông Tổng Thiệp làm gì?
Thằng Ân tự nhiên phấn khởi và thấy cũng nên có điệu bộ hiên ngang một chút. Nó đã ưỡn ngực, dõng dạc trả lời cô gái nọ bằng một giọng nói vừa oai vệ vừa hách dịch:
_ Bọn chúng tôi vào giúp Hoài văn Hầu !
Chừng thấy vẻ mặt “ yêng hùng” và câu nói cứng cỏi của Ân có vẻ hài hước, cô gái đã che cánh tay mỉm cười rồi ân cần chỉ đường cho bọn thằng Ân.
Không ngờ chính cô gái đó cũng chỉ lại là cô Cầm, con gái út rất thông thạo võ nghệ của ông Tổng Thiệp.
Thằng Ân còn nhớ đến một chàng trai cao và gầy, nhưng bắp thịt của gã lại như có từng miếng thép đắp vào vậy. Đôi mắt gã sáng quắc, in hệt như đôi mắt ông Tổng và cô gái nọ.
Khi được ông Tổng vẫy tay ra lệnh, gã nhấc lên một thanh đại đao, bản to như một tầu lá chuối.
Thanh đao hẳn cũng nặng đến non nửa tạ, vì khi gã dộng chuôi đao bằng sắt xuống đất, thằng Ân thấy mặt đất hình như rung chuyển lên.
Gã khoa thanh đại đao một vòng lướt ngang trên đầu rồi xoay mình múa. Trước còn rõ từng đường đao đưa ngang, hạ xuống, móc lên, chém tả phạt hữu. Sau không còn trông rõ nữa, chỉ thấy một luồng sáng lượn oằn oèo như ánh chớp bao phủ chung quanh mình gã. Từ luồng ánh sáng đó, toát ra một luồng gió vù vù quanh mặt sân, hắt về một cửa liếp, nơi bọn thằng Ân nấp nhìn, từng hơi thép lạnh ngắt.
Trong sáu anh em thằng Ân không đứa nào học qua nghề võ.
Nay tình cờ được thấy tận mắt, chúng hết sức thỏa thích.
Thằng Ân đỡ chén trà bốc khói nghi ngút từ tay ông Tổng trao cho, bụng thầm đoán người múa đại đao đêm qua hẳn phải là người mình sắp được gặp.
Ân dụt dè mãi rồi mới dám hỏi:
- Thưa cụ, đêm qua chúng cháu có trộm phép Cụ, xem diễn võ ở sân, mới được biết Cụ thông thạo nghề võ, nên ông Cả giỏi được như vậy.
Chúng cháu mong có ngày được Cụ nhận cho làm học trò Cụ.
Ông Tổng đặt chén trà xuống cười khà:
- À ! Thế ra các em cũng có xem đấy ư? Ta tưởng các em đi xa mệt không mời ra xem. Ừ...ừ… Ta cũng võ vẽ biết được đôi chút. Còn thằng Cả nhà này được vậy là nhờ ở công chỉ bảo của Hoài Văn Hầu đấy chứ. Ấy, về nhà, nó lại dậy lại cho em nó và bọn người nhà đấy ! Ta chỉ sửa nắn lại thêm thắt chút đỉnh đó thôi! Các em vào trong ấy, rồi lo gì chẳng được Hầu chỉ bảo cho…
Nghe tiếng vó ngựa vọng lên trong không khí tịch mịch của buổi sớm mai, ông Tổng vuốt chòm râu lưa thưa mỉm cười:
- Thằng con lão đã về ! Rồi nó sẽ đưa các em đi !
Quả nhiên vó ngựa dừng ngay trước ngõ.
Một người cao gầy, chít khăn rìu, vận quần áo nâu, chân đi đất bước vào. Đúng là người mà thằng Ân đã đoán trước.
Gã khẽ cúi đầu chào bọn thằng Ân, rồi chắp tay đứng sau ông Tổng. Ông Tổng quay lại dặn dò gã nọ rồi quay ra phía bọn thằng Ân:
- Thôi các em đi cho sớm: ta cầu mong Trời Phật độ trì cho các em mạnh khỏe mà giúp Hầu nên việc. Sau này đuổi được “bọn giặc đuôi Sam”, non nước yên bình, anh em chúng ta lại gặp nhau!
Bọn thằng Ân đứng dậy chắp tay từ tạ rồi lui ra theo Cả Doãn, con trai ông Tổng Thiệp.
Lúc đi qua bãi dâu, bọn thằng Ân trông thấy cô gái từ phía bờ sông thoăn thoắt đi lên.
Cả Doãn giơ tay vẫy em.
Cầm dừng lại nhìn cả bọn, cái nhìn thật sâu lắng như xoáy vào lòng người – rồi cao giọng dặn với theo anh:
- Anh Cả nhớ xin cho em thanh kiếm nhé !
Cả Doãn mỉm cười gật đầu.
Cô gái tươi cười giơ tay vẫy, như có ý muốn chào cả bọn thằng Ân. Thằng Ân trong lòng bồi hồi, rung động một cách rất khác lạ. Nó thầm nhủ: vào đấy ta sẽ đánh một lưỡi kiếm cực tốt gửi Cả Doãn về tặng cô gái xinh đẹp giỏi võ ấy, ước gì ta…
Một ước ao vừa đến trong đầu nó, đã làm cho đôi má nó nóng bầng…
Mặt trời vừa dâng lên ngang những tầu lá cọ xanh ngắt trong cánh rừng âm u thoải dài phía xa…
CHƯƠNG X
... đến ông tướng trẻ tuổi...
Cả Doãn chỉ ngọn cờ vàng lấp ló sau một rặng cây, bảo bọn thằng Ân:
- Kia là đại bản doanh của Hoài văn Hầu ! Ta sắp đến nơi rồi!
Càng đi gần đến chỗ đóng quân của Hầu, thằng Ân càng thấy trong lòng hồi hộp. Nó đã hình dung đến một ông tướng mặc giáp trụ lộng lẫy, mũ có đâu mâu và có hai cái lông trĩ dài cong vắt ra phía sau, với năm bẩy lá cờ con hình đuôi nheo đeo trên lưng, như nó đã từng trông thấy trong những phường chèo diễn ở đình làng nó vào những ngày đình đám trong tháng tết nhiều hội hè.
Bỗng Cả Doãn đứng dừng lại. Bọn thằng Ân cũng dừng theo.
Trên một bãi cỏ rộng, một đoàn trai tráng đương tập trận. Một người thanh niên nét mặt tuấn tú, mặc quần áo võ sinh ngắn màu lục, chân đi đất, đứng trên một mô đất cao phất cờ làm hiệu.
Đoàn quân với những cây tre vót nhọn tiến lên khoa gậy đâm vào không khí như đâm vào địch thủ. Mỗi nhát đâm họ lại hét to lên cùng một loạt vang động cả một khu rừng, khí thế coi bộ rất mạnh mẽ. Lúc tiến, lúc lùi, lúc cùng đâm gậy ra, lúc cùng thu gậy về, rất có hàng lối. Đứng xa trông rất ngoạn mục.
Bọn thằng Ân trầm trồ khen ngợi.
Người trẻ tuổi mặc áo võ sinh màu lục, chợt trông thấy bọn thằng Ân. Gã tươi cười giơ tay vẫy Cả Doãn nửa như chào, nửa như muốn hỏi. Cả Doãn cũng cười giơ tay vẫy lại, rồi chỉ về phía bản doanh của Hầu.
Người thiếu niên áo lục, gật đầu cười, lại quay ra phất cờ cho đoàn quân tập.
Thằng Ân đương đoán thầm: Đấy hắn là một thủ hạ đắc lực của Hầu, mới được Hầu giao cho cái trọng trách luyện quân như vậy, thì Cả Doãn đã kéo áo thằng Ân giục đi.
Bọn thằng Ân tiếc rẻ, còn muốn đứng lại xem một lúc nữa, nhưng chúng lại cũng nóng lòng gặp Hoài Văn Hầu nên cùng cất bước đi nhanh theo Cả Doãn lúc ấy dẫn đầu đi thoăn thoắt.
Họ dừng chân trước một căn nhà lá rộng năm gian, cất trên một quả đồi nhỏ, bốn phía đìu hiu quạnh quẽ. Cả Doãn nói nhỏ với Ân:
- Đây là hổ tướng của Hầu !
Thằng Ân hơi ngạc nhiên, vì nó đã chắc mẩ, đại bản doanh của Hầu phải có quân đóng trùng trùng lớp lớp và gươm giáo tuốt trần sáng quắc.
Trước doanh có một cột cờ bằng một cây tre mật cao vút.
Trên ngọn cột lá cờ vàng tươi tắn, thêu sáu chữ đại tự đỏ thẫm như máu “ Phá cường địch, báo hoàng ân” bay phần phật trước gió in bật trên nền trời xanh nhạt.
Trông thấy Cả Doãn, một người trẻ tuổi ăn bận như nông phu từ trong một căn nhà xép chạy ra chào.
Cả Doãn và gã nói chuyện nhỏ với nhau một hồi. Lát sau gã quay vào mang theo ấm nước nóng, rót ra từng chén một.
Bọn thằng Ân đưa mắt nhìn quanh nhà.
Căn nhà trang hoàng thật giản dị, gần như không có gì. Không có cả cái ghế bành bọc da hổ đặt trên bục cao phủ gấm để ông Tướng ngồi, như thằng Ân đã tưởng tượng từ nhà.
Trên tường chỉ thấy treo la liệt những binh khí và binh khí. Góc tường đặt hàng đống lớn cung tên mới làm. Mùi tre tươi còn xông lên ngai ngái.
Giữa lúc bọn thằng Ân đương tẩn mẩn nghĩ ngợi và phỏng đoán hình dung ông Tướng sắp gặp, thì người nông phu chạy vào bảo;
- Hầu đã về ! Hầu đã về !
Cả Doãn cũng lẩm bẩm:
- Hầu đã về !
Sáu anh em thằng Ân tự nhiên đứng bật cả dậy.
Một luồng gió ào thốc vào sân, để rớt lại một con ngựa sắc đen như than, đương đập bốn vó thình thịch xuống nền đất, mũi thở phì phì ra từng luồng khói đục. Từ trên mình ngựa, nhảy xuống một người trẻ tuổi nhỏ nhắn bận quần áo võ sinh màu lục.
Bọn thằng Ân trố mắt ngạc nhiên. Vì Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với người trẻ tuổi luyện quân lúc nãy cũng chỉ là một.
Ném dây cương lên lưng ngựa, Toản tươi cười hỏi lớn:
- Anh Cả Doãn mang những người hiền đến cho ta đó chăng?
Nói rồi Toản bước nhanh lên thềm. Cả Doãn cũng cười đáp rất tự nhiên:
- Tôi tiến cử với Hầu một Phùng Hoan (1) và mấy vị tiểu nghĩa sĩ đây.
Toản reo lên một tiếng vui mừng, rồi đưa cặp mắt vừa sắc như diều hâu, vừa đẹp như mắt phượng, nhìn qua bọn thằng Ân khắp lượt. Toản ăn mặc giản dị, không có chút gì tỏ ra là một vương hầu của nhà Trần. Những luồng điện từ trong ánh mắt Toản đưa nhanh như chớp lướt qua sáu bộ mặt anh em thằng Ân, khiến chúng nó thấy lạnh người. Lạnh người nhưng rồi lại thấy ấm áp ngay sau đó khi ánh mắt Toản trở nên dìu dịu.
Bọn thằng Ân bị thôi miên bởi cái nhìn vừa nẩy lửa, vừa ấm áp ấy đờ đẫn cả ra, quên cả chào.
Chừng biết ý, Toản vội tươi cười, nắm chặt vai từng người một, cười rất hiền hậu:
- Ôi ! Thật quý hóa ! Thật quý hóa !
Giọng Toản tuy trang trọng nhưng vẫn có vẻ vui đùa thân mật:
- Chư nghĩa sĩ từ đâu lại? Chắc mệt lắm nhỉ? À ! Để cùng dùng bữa với tôi, từ sáng đến giờ mình cũng đói ngấu đây!
Thằng Ân chưa kịp đáp, Cả Doãn đã lên tiến lại giới thiệu với Toản : Ân là em Cả Đức.
Toản reo lên, vội hỏi:
- Thế Cả Đức đâu? Ôi ! Ta mong sao là mong !
Thằng Ân rơm rớm nước mắt kể lại chuyện Cả Đức. Toản chăm chú nghe, lồng ngực phập phồng không giấu được vẻ hồi hộp. Chốc chốc Toản lại thở dài rất nhẹ và nước mắt đã long lanh trong khóe mắt
Sau khi Ân kể đến đoạn vĩnh biệt với anh trong trại giặc và những lời trối trăn của Cả Đức, cùng lời vĩnh biệt của Cả Đức với Hầu, Toản biến sắc mặt và muốn ngăn khỏi xúc động trước người lạ, Toản đã quay mặt đi nơi khác. Trầm ngâm nhìn ra phía các làng mạc xa xa, Toản thở dài lẩm bẩm:
- Thế là ta mất một cánh tay. Đất nước mất một dũng sĩ. Dân tộc mất một người con hiền !
Vẻ mặt Toản bỗng trở nên dữ dội. Môi Toản mím lại, mắt Toản vụt sáng lên:
- Nhưng được rồi ! Cả Đức cũng như nghìn vạn đồng bào chúng ta sẽ được trả thù đích đáng…
Cả Doãn tiếp lời Ân kể lại những đoạn đường của Ân từ lúc thoát chết ở nhà, giả làm tên chăn ngựa vào trại giặc định cứu anh, chứng kiến lúc Cả Đức bị tra tấn, giả làm mèo lẻn vào trại giặc gặp cả Đức, đầu độc đàn ngựa quý Mông Cổ trước khi thoát ra về, giấu đồ nghề vào những gánh nồi đất để qua các trạm canh của giặc như thế nào nhất nhất đều kể lại tỉ mỉ cho Toản nghe.
Toản quên bẵng câu chuyện buồn vừa kể trên, cứ mỗi đoạn Ân thoát được nguy hiểm, Toản lại khoái chí cười lên ha hả, rất sảng khoái.
Cả Doãn kể xong, Toản ôm chặt lấy vào Ân cười:
- Trời giúp ta đây ! À ! Thế ra ta có được một Phùng Hoan thực ! Hồi nãy anh Cả Doãn nói đến Phùng Hoan ta thực không hiểu. Bây giờ mới biết không phải là ngoa!
Giữa lúc ấy, người nông phu trẻ tuổi bưng mâm cơm vào.
Toản kéo anh em thằng Ân và Cả Doãn cùng ngồi ăn. Xem ý Toản rất vui vẻ, vừa ăn vừa bàn chuyện lập xưởng rèn ngay trong khu chiến.
Trước dáng điệu tự nhiên, vừa thân mật vừa giản dị của Toản bọn anh em thằng Ân đã hết rụt rè bỡ ngỡ.
Thằng Ân đã hăng hái cho Toản nhiều sáng kiến về tổ chức nghề chuyên môn là nghề rèn của nó. Theo cung cách Ân xếp đặt thì chỉ trong mười hôm quân của Toản đã có đủ khí giới dùng ra trận được.
Toản vừa nhai vừa nghe, mỗi khi thấy lời bàn của Ân hữu ý và thiết thực, Toản lại vỗ đùi đen đét và cười lên ha hả.
Quay sang phía Ân ,Toản cười:
- Tối nay chúng ta sẽ nằm gác chân lên nhau bàn luận suốt sáng như cổ nhân! Việc thành hay bại một phần lớn cũng nhờ ở công việc ấy đấy, hiền hữu ạ!
Thằng Ân cảm động cúi đầu.Nó vừa thoáng thấy hình ảnh của Già Bản, của Cả Đức hiện lên trước mặt nó, khuyến khích nó với vẻ mặt rất hài lòng…
- Kia là đại bản doanh của Hoài văn Hầu ! Ta sắp đến nơi rồi!
Càng đi gần đến chỗ đóng quân của Hầu, thằng Ân càng thấy trong lòng hồi hộp. Nó đã hình dung đến một ông tướng mặc giáp trụ lộng lẫy, mũ có đâu mâu và có hai cái lông trĩ dài cong vắt ra phía sau, với năm bẩy lá cờ con hình đuôi nheo đeo trên lưng, như nó đã từng trông thấy trong những phường chèo diễn ở đình làng nó vào những ngày đình đám trong tháng tết nhiều hội hè.
Bỗng Cả Doãn đứng dừng lại. Bọn thằng Ân cũng dừng theo.
Trên một bãi cỏ rộng, một đoàn trai tráng đương tập trận. Một người thanh niên nét mặt tuấn tú, mặc quần áo võ sinh ngắn màu lục, chân đi đất, đứng trên một mô đất cao phất cờ làm hiệu.
Đoàn quân với những cây tre vót nhọn tiến lên khoa gậy đâm vào không khí như đâm vào địch thủ. Mỗi nhát đâm họ lại hét to lên cùng một loạt vang động cả một khu rừng, khí thế coi bộ rất mạnh mẽ. Lúc tiến, lúc lùi, lúc cùng đâm gậy ra, lúc cùng thu gậy về, rất có hàng lối. Đứng xa trông rất ngoạn mục.
Bọn thằng Ân trầm trồ khen ngợi.
Người trẻ tuổi mặc áo võ sinh màu lục, chợt trông thấy bọn thằng Ân. Gã tươi cười giơ tay vẫy Cả Doãn nửa như chào, nửa như muốn hỏi. Cả Doãn cũng cười giơ tay vẫy lại, rồi chỉ về phía bản doanh của Hầu.
Người thiếu niên áo lục, gật đầu cười, lại quay ra phất cờ cho đoàn quân tập.
Thằng Ân đương đoán thầm: Đấy hắn là một thủ hạ đắc lực của Hầu, mới được Hầu giao cho cái trọng trách luyện quân như vậy, thì Cả Doãn đã kéo áo thằng Ân giục đi.
Bọn thằng Ân tiếc rẻ, còn muốn đứng lại xem một lúc nữa, nhưng chúng lại cũng nóng lòng gặp Hoài Văn Hầu nên cùng cất bước đi nhanh theo Cả Doãn lúc ấy dẫn đầu đi thoăn thoắt.
Họ dừng chân trước một căn nhà lá rộng năm gian, cất trên một quả đồi nhỏ, bốn phía đìu hiu quạnh quẽ. Cả Doãn nói nhỏ với Ân:
- Đây là hổ tướng của Hầu !
Thằng Ân hơi ngạc nhiên, vì nó đã chắc mẩ, đại bản doanh của Hầu phải có quân đóng trùng trùng lớp lớp và gươm giáo tuốt trần sáng quắc.
Trước doanh có một cột cờ bằng một cây tre mật cao vút.
Trên ngọn cột lá cờ vàng tươi tắn, thêu sáu chữ đại tự đỏ thẫm như máu “ Phá cường địch, báo hoàng ân” bay phần phật trước gió in bật trên nền trời xanh nhạt.
Trông thấy Cả Doãn, một người trẻ tuổi ăn bận như nông phu từ trong một căn nhà xép chạy ra chào.
Cả Doãn và gã nói chuyện nhỏ với nhau một hồi. Lát sau gã quay vào mang theo ấm nước nóng, rót ra từng chén một.
Bọn thằng Ân đưa mắt nhìn quanh nhà.
Căn nhà trang hoàng thật giản dị, gần như không có gì. Không có cả cái ghế bành bọc da hổ đặt trên bục cao phủ gấm để ông Tướng ngồi, như thằng Ân đã tưởng tượng từ nhà.
Trên tường chỉ thấy treo la liệt những binh khí và binh khí. Góc tường đặt hàng đống lớn cung tên mới làm. Mùi tre tươi còn xông lên ngai ngái.
Giữa lúc bọn thằng Ân đương tẩn mẩn nghĩ ngợi và phỏng đoán hình dung ông Tướng sắp gặp, thì người nông phu chạy vào bảo;
- Hầu đã về ! Hầu đã về !
Cả Doãn cũng lẩm bẩm:
- Hầu đã về !
Sáu anh em thằng Ân tự nhiên đứng bật cả dậy.
Một luồng gió ào thốc vào sân, để rớt lại một con ngựa sắc đen như than, đương đập bốn vó thình thịch xuống nền đất, mũi thở phì phì ra từng luồng khói đục. Từ trên mình ngựa, nhảy xuống một người trẻ tuổi nhỏ nhắn bận quần áo võ sinh màu lục.
Bọn thằng Ân trố mắt ngạc nhiên. Vì Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với người trẻ tuổi luyện quân lúc nãy cũng chỉ là một.
Ném dây cương lên lưng ngựa, Toản tươi cười hỏi lớn:
- Anh Cả Doãn mang những người hiền đến cho ta đó chăng?
Nói rồi Toản bước nhanh lên thềm. Cả Doãn cũng cười đáp rất tự nhiên:
- Tôi tiến cử với Hầu một Phùng Hoan (1) và mấy vị tiểu nghĩa sĩ đây.
Toản reo lên một tiếng vui mừng, rồi đưa cặp mắt vừa sắc như diều hâu, vừa đẹp như mắt phượng, nhìn qua bọn thằng Ân khắp lượt. Toản ăn mặc giản dị, không có chút gì tỏ ra là một vương hầu của nhà Trần. Những luồng điện từ trong ánh mắt Toản đưa nhanh như chớp lướt qua sáu bộ mặt anh em thằng Ân, khiến chúng nó thấy lạnh người. Lạnh người nhưng rồi lại thấy ấm áp ngay sau đó khi ánh mắt Toản trở nên dìu dịu.
Bọn thằng Ân bị thôi miên bởi cái nhìn vừa nẩy lửa, vừa ấm áp ấy đờ đẫn cả ra, quên cả chào.
Chừng biết ý, Toản vội tươi cười, nắm chặt vai từng người một, cười rất hiền hậu:
- Ôi ! Thật quý hóa ! Thật quý hóa !
Giọng Toản tuy trang trọng nhưng vẫn có vẻ vui đùa thân mật:
- Chư nghĩa sĩ từ đâu lại? Chắc mệt lắm nhỉ? À ! Để cùng dùng bữa với tôi, từ sáng đến giờ mình cũng đói ngấu đây!
Thằng Ân chưa kịp đáp, Cả Doãn đã lên tiến lại giới thiệu với Toản : Ân là em Cả Đức.
Toản reo lên, vội hỏi:
- Thế Cả Đức đâu? Ôi ! Ta mong sao là mong !
Thằng Ân rơm rớm nước mắt kể lại chuyện Cả Đức. Toản chăm chú nghe, lồng ngực phập phồng không giấu được vẻ hồi hộp. Chốc chốc Toản lại thở dài rất nhẹ và nước mắt đã long lanh trong khóe mắt
Sau khi Ân kể đến đoạn vĩnh biệt với anh trong trại giặc và những lời trối trăn của Cả Đức, cùng lời vĩnh biệt của Cả Đức với Hầu, Toản biến sắc mặt và muốn ngăn khỏi xúc động trước người lạ, Toản đã quay mặt đi nơi khác. Trầm ngâm nhìn ra phía các làng mạc xa xa, Toản thở dài lẩm bẩm:
- Thế là ta mất một cánh tay. Đất nước mất một dũng sĩ. Dân tộc mất một người con hiền !
Vẻ mặt Toản bỗng trở nên dữ dội. Môi Toản mím lại, mắt Toản vụt sáng lên:
- Nhưng được rồi ! Cả Đức cũng như nghìn vạn đồng bào chúng ta sẽ được trả thù đích đáng…
Cả Doãn tiếp lời Ân kể lại những đoạn đường của Ân từ lúc thoát chết ở nhà, giả làm tên chăn ngựa vào trại giặc định cứu anh, chứng kiến lúc Cả Đức bị tra tấn, giả làm mèo lẻn vào trại giặc gặp cả Đức, đầu độc đàn ngựa quý Mông Cổ trước khi thoát ra về, giấu đồ nghề vào những gánh nồi đất để qua các trạm canh của giặc như thế nào nhất nhất đều kể lại tỉ mỉ cho Toản nghe.
Toản quên bẵng câu chuyện buồn vừa kể trên, cứ mỗi đoạn Ân thoát được nguy hiểm, Toản lại khoái chí cười lên ha hả, rất sảng khoái.
Cả Doãn kể xong, Toản ôm chặt lấy vào Ân cười:
- Trời giúp ta đây ! À ! Thế ra ta có được một Phùng Hoan thực ! Hồi nãy anh Cả Doãn nói đến Phùng Hoan ta thực không hiểu. Bây giờ mới biết không phải là ngoa!
Giữa lúc ấy, người nông phu trẻ tuổi bưng mâm cơm vào.
Toản kéo anh em thằng Ân và Cả Doãn cùng ngồi ăn. Xem ý Toản rất vui vẻ, vừa ăn vừa bàn chuyện lập xưởng rèn ngay trong khu chiến.
Trước dáng điệu tự nhiên, vừa thân mật vừa giản dị của Toản bọn anh em thằng Ân đã hết rụt rè bỡ ngỡ.
Thằng Ân đã hăng hái cho Toản nhiều sáng kiến về tổ chức nghề chuyên môn là nghề rèn của nó. Theo cung cách Ân xếp đặt thì chỉ trong mười hôm quân của Toản đã có đủ khí giới dùng ra trận được.
Toản vừa nhai vừa nghe, mỗi khi thấy lời bàn của Ân hữu ý và thiết thực, Toản lại vỗ đùi đen đét và cười lên ha hả.
Quay sang phía Ân ,Toản cười:
- Tối nay chúng ta sẽ nằm gác chân lên nhau bàn luận suốt sáng như cổ nhân! Việc thành hay bại một phần lớn cũng nhờ ở công việc ấy đấy, hiền hữu ạ!
Thằng Ân cảm động cúi đầu.Nó vừa thoáng thấy hình ảnh của Già Bản, của Cả Đức hiện lên trước mặt nó, khuyến khích nó với vẻ mặt rất hài lòng…
-------------------------
(1) Phùng Hoan : một thực khách xuất sắc trong số 3.000 tân khách của Mạnh Thường Quân đã giúp Mạnh Thường Quân đắc lực trong thời Chiến Quốc (Trung Hoa).
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XI, XII