Thư của em H Gia Định:
... Hôm nay H viết thư này đến chị trước để thăm, sau là có 1 câu chuyện có lẽ là sẽ làm cho chị, bác Hùng Trương, chú Nhật Tiến và các anh chị trong tòa soạn buồn, nhưng nếu không nói ra thì H cứ "giữ mãi trong lòng" khó chịu ghê đi.
Chị Khanh nè! Số là hồi sáng hôm qua (thứ 6-06-04) H bắt đầu học tại Hội..., xui ghê, gặp phải bà giáo sư người Việt, nhưng lại cứ chưởi người Việt nào là mất dạy, rồi ăn cơm gạo... lãnh ngoại viện, lại phản... v.v... nhiều lắm, H nhớ không hết và nếu có ai lỡ nói tiếng Việt thì bà í nói là tiếng Mỹ sao không nói lại nói tiếng Việt y như tiếng Mọi... Nhưng không phải chỉ có vậy, bà í còn nói sang vấn đề báo chí chê bai đủ thứ, nào là nghèo nàn, nào là nhục nhã vì bà nói là hôm chủ nhật nào đó, bả đi Saigon gặp phái
đoàn đi nài nỉ (?) người ta để cho báo, bả thấy mà nhục lây, vậy mà không sợ ngoại quốc họ cười v.v... Mặc dù bà í không nói ra nhưng H biết bà nói báo Thiếu Nhi vì H có đọc bài phóng sự của chú Tiến nói về 1 ngày mệt nhọc để tìm đất đứng. H và các bạn (cũng là độc giả TN) định cãi lại thì bà nói là : "Tôi đến đây để dạy sinh ngữ chứ không phải để cãi lộn tiếng Việt với mấy người, nếu mấy người không thích học thì có quyền ra ngoài". Về nhà H tức ghê, H nói ba me là không đi học ở đó nữa, nhưng ba không cho chị ạ, ba bảo: "Mình học cho mình, chứ có cho họ đâu mà sợ, mặc cho bà í nói, chưởi, miễn là tuần báo Thiếu Nhi vẫn sống và mỗi ngày một phát triển là được". Thật H không ngờ là nhà giáo mà lại có người... ngoại lai đến thế (Xin lỗi, H hơi hỗn 1 tí, nhưng... tức quá) chị có thấy thế không? Tuy nhiên đó chỉ là một, trong khi hàng tuần, hàng ngày, H đã được đọc những giòng chữ thân tình của các nhà văn, nhà giáo gởi đến cho TN, đó cũng là 1 phần an ủi cho TN chị nhỉ!
đoàn đi nài nỉ (?) người ta để cho báo, bả thấy mà nhục lây, vậy mà không sợ ngoại quốc họ cười v.v... Mặc dù bà í không nói ra nhưng H biết bà nói báo Thiếu Nhi vì H có đọc bài phóng sự của chú Tiến nói về 1 ngày mệt nhọc để tìm đất đứng. H và các bạn (cũng là độc giả TN) định cãi lại thì bà nói là : "Tôi đến đây để dạy sinh ngữ chứ không phải để cãi lộn tiếng Việt với mấy người, nếu mấy người không thích học thì có quyền ra ngoài". Về nhà H tức ghê, H nói ba me là không đi học ở đó nữa, nhưng ba không cho chị ạ, ba bảo: "Mình học cho mình, chứ có cho họ đâu mà sợ, mặc cho bà í nói, chưởi, miễn là tuần báo Thiếu Nhi vẫn sống và mỗi ngày một phát triển là được". Thật H không ngờ là nhà giáo mà lại có người... ngoại lai đến thế (Xin lỗi, H hơi hỗn 1 tí, nhưng... tức quá) chị có thấy thế không? Tuy nhiên đó chỉ là một, trong khi hàng tuần, hàng ngày, H đã được đọc những giòng chữ thân tình của các nhà văn, nhà giáo gởi đến cho TN, đó cũng là 1 phần an ủi cho TN chị nhỉ!
H hy vọng câu chuyện trên sẽ không làm các bác, các chú và chị buồn lòng mà chỉ xem như là một bực mình nho nhỏ thôi nhé!
Trả lời: Chị cảm ơn em và gửi lời em cảm ơn các bạn đã có nhã ý muốn tranh luận với bà... để bênh vực Thiếu Nhi. Nhưng bà... cản lại không cho tranh luận thì cũng có lý của bà. Vì bà... không biết rằng T.N là tờ báo giáo dục. Mà trong giờ học, chỉ nên học và bàn luận những gì liên quan đến vấn đề giáo dục, không nên làm mất thời giờ vô ích phụ lòng nhà trường tin cậy ủy thác cho bà... trong nhiệm vụ giáo dục, tốn thời giờ của các em, tốn tiền bạc của ba má đóng góp cho các em được đi học, nếu không đem lại gì cho kiến thức của các em. Chỉ có điều đáng tiếc là sao bà lại dùng thời giờ dạy học mà nói những chuyện vớ vẩn lạc đề như ăn cơm gạo... ngoại viện v.v... chẳng dính dáng gì tới nền học vấn và giáo dục. Học ngoại ngữ, nếu các em có thể dùng luôn ngoại ngữ mà đàm thoại thì chóng tiến bộ hơn, nhưng khi bà cho là "... nói tiếng Việt y như tiếng Mọi"... thì thật là quá đáng. Nếu ba má của bà... mà nghe bà... nói như vậy thì các cụ sẽ đau lòng biết mấy.
Quan niệm của bà... về vấn đề tòa soạn Thiếu Nhi tặng báo có khác với quan niệm của đại đa số các vị Giáo sư, và phụ huynh mà chị được hân hạnh tiếp chuyện. Quý vị này còn mong sao Thiếu Nhi, nếu có thể, hàng tuần ghé vào Sở Thú hay những nơi đông đảo các em bé lao động, tặng các em ít cuốn, để các em chuyền nhau đọc, thì các vị ấy tin rằng sẽ giúp ích được một phần nhỏ cho tương lai xã hội, vì chỉ mươi năm nữa mỗi em sẽ là chủ một gia đình, các em ấy cũng là những thành phần trong xã hội. Đời sống cực nhọc đã không giúp các em ấy có cơ hội cắp sách đi học, thì tờ Thiếu Nhi với nội dung nặng phần giáo dục xây dựng con người và mở mang kiến thức, quí vị tin rằng sẽ giúp cho các em trở nên tốt lành hơn. Một quốc gia gồm nhiều công dân tốt có tinh thần trách nhiệm, lương thiện, thì hiển nhiên là quốc gia phải hùng mạnh. Cũng vì muốn cho số đông các em ít tiền vẫn có thể cố gắng theo dõi T.N được trong thời buổi gạo châu củi quế này, cho nên mặc dầu các báo khác đã phải tăng giá lên thêm một phần ba nữa, mà Thiếu Nhi vẫn cứ cố giữ giá bán là 50 đồng trong khi giấy đã tăng lên gần gấp rưỡi. Nhân đây, chị cũng phải nói lên một lời cảm tạ chân thành của chị tới quí vị Linh mục, quí Soeur, quí vị Hiệu trưởng, Giám học, Giáo sư, Giám thị v.v... của nhiều trường trên toàn quốc đã nồng nhiệt giới thiệu T.N với các học sinh, gửi thư về khích lệ và mua Thiếu Nhi để làm phần thưởng cho các học sinh xuất sắc. Sự việc đó vô cùng quí giá đối với Thiếu Nhi. Đó là những bóng mát trên chặng đường khổ nhọc thức khuya dậy sớm, vất vả, lỗ lã, mà toàn thể tòa soạn Thiếu Nhi vẫn còn đủ sức nắm chặt tay nhau để tiến bước trên con đường phục vụ lý tưởng nhờ ở những tin cậy quí mến này.
Bà... sợ người ngoại quốc họ cười, khi thấy phái đoàn Thiếu Nhi tặng báo thì có lẽ bà lầm, hoặc vì những người ngoại quốc mà bà giao dịch cũng cùng một trình độ tư tưởng với bà, khiến cho bà hiểu lầm người ngoại quốc. Thật ra, có nhiều người ngoại quốc rất tốt, hy sinh ghê lắm. Như Bác sĩ Tom Dooley, người đã hy sinh cả cuộc đời, chui rúc vào hang cùng ngõ hẻm để chữa bệnh cho dân chúng ở những vùng thâm sơn cùng cốc, tới mang trọng bệnh, chết khi đang thanh xuân. Rồi những người ngoại quốc trong những phái đoàn thiện chí về tận miền quê để cho thuốc, để chữa bệnh không lấy tiền.
Họ sung sướng trong sự TẶNG. Chị tiếc rằng Thiếu Nhi chưa có cơ hội để TẶNG được như họ. Bà... không hiểu được cái niềm vui của sự TẶNG, mà chỉ quen với cái nhục nhã của sự xin. Giữa T.N và các em nhỏ, không có xin và nài nỉ nhục nhã, chỉ có sự cảm thông thương mến. Thiếu Nhi muốn tới với các em nhỏ, thế thôi.
Câu chuyện của bà... làm chị nhớ câu chuyện mà khi xưa giáo sư chị đã kể. Thày nói đại khái rằng hồi đó thày ở Pháp. Một hôm trong buổi tiệc có hai ông Tây mới từ Việt Nam về Pháp. Một ông ba hoa thế này:
- "Đàn bà V.N tệ lắm, tối ngày nằm khểnh, lười biếng, rồi lo chưng diện phấn son, đòi tiền. Hễ nói tới là gây gổ muốn cãi lộn. Ăn nói thô tục. Đúng là một dân tộc dã man".
Thày nóng mắt quá tính cãi. Nhưng mà có một ông Tây khác đã làm dùm thày. Ông cười mà rằng:
- "Lạ nhỉ, sao tôi ở V.N rất lâu mà không gặp hạng đó. Những người đàn bà V.N mà tôi gặp thật là lịch sự. Họ kính trên nhường dưới, ăn nói nhỏ nhẹ, y phục kín đáo. Họ hy sinh cho chồng con, tằn tiện nhường nhịn chồng con. Họ chỉ mong chồng con họ nên người. Họ quên bản thân họ. Tôi có nghe nói tới bọn người anh vừa kể, nhưng ít thôi. Hạng đó thì nước nào chẳng có. Sao anh lại giao dịch với họ làm chi".
Điều đáng buồn là bà... lại thường xuyên tiếp xúc với người ngoại quốc. Trước mắt họ, bà là đại diện cho phụ nữ Việt Nam. Liệu rằng khi về nước, họ có giới thiệu với đồng bào họ về người phụ nữ V.N điển hình qua tư cách của bà chăng. Nếu vậy thì thật là đáng tiếc.
Chị rất hãnh diện mà nói với em rằng hầu hết các Giáo sư chị gặp đều rất xứng đáng là bậc thầy, em hãy tin tưởng. Đừng vì một trường hợp đặc biệt mà mất niềm tin nghe em.
Chị ĐỖ PHƯƠNG KHANH
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 88, ra ngày 6-5-1973)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.