Nói về sư tương quan giữa con chuột và con người, ta phải kể con chuột trong Quốc Hội Mỹ, các tai họa do chuột gây ra, con chuột ra tòa án, con chuột trong không gian, con chuột trong y tế, ăn thịt chuột, vân vân và vân vân...
CON CHUỘT TRONG QUỐC HỘI MỸ
Thời Tổng Thống Johnson, tại Quốc Hội Mỹ, vài Nghị sĩ cho rằng sở dĩ có sự bạo động của người da đen vì Huê Kỳ lo chiến tranh Việt Nam, nên thượng viện đã giảm bốn chục triệuMỹ kim dành cho việc chống chuột trong những khu phố nghèo nàn.
Thống Đốc Nữu Ước là ông Rockefeller đã nói , một em bé da đen ngủ bị chuột cắn hết một lỗ tai!... Có em bé ngủ bị chuột cắn chết!... Ông xác nhận là các sự lầm than, trong đó có vấn đề, làm cho dân da đen bạo động.
CON CHUỘT VÀ CÁC TAI HỌA
Chuột là loài gặm nhấm gây nhiều tai họa mà chuột lại sanh đẻ kinh khủng. Chuột con, lớn 100 ngày là bắt đầu đẻ, mỗi lứa cả chục con. Theo vài thống kê ước lượng, một cặp chuột, trong vòng ba năm (3 năm) có thể sanh sản ra được ba mươi lăm triệu con (35.000.000 con), thật kinh khủng! Răng chuột mỗi năm mọc thêm độ mười hai phân (0m,12), có đáng sợ chưa? Gặm để mòn mười hai phân đó, phải bao nhiêu tài sản của con người!
Năm 1966, Mỹ phải phá hủy 190 tấn thực phẩm bị chuột phá! Trong vòng 4 thế kỷ, chuột gây bịnh chết đến khoảng hai trăm triệu người (200.000.000) trên thế giới! Pháp mất mỗi năm vì chuột đến 20 triệu tấn thực phẩm! Anh Quốc mất 50 triệu quan! Hoa Kỳ mất từ 200 đến 500 triệu mỹ kim! Thật là một số thiệt hại lớn lao.
Diệt chuột là một vấn đề quan hệ cho loài người.
CON CHUỘT RA TÒA
Thật là hy hữu mà nói chuột ra tòa!
Ở Anh, Pháp, Gia Nã Đại... đều có tòa án xử thú vật. Ở Pháp, vào thế kỷ 16, chuột phá hoại mùa màng vô số kể. Tòa án bèn đòi họ hàng nhà chuột đến hầu và cử ông Trạng sư Barthélémy Chassannée biện hộ cho chúng.
Đến ngày xử, bị can chuột không đi mặc dầu có trát xuống tận làng. Trạng sư biện hộ là thân chủ ông ở rải rác khắp nơi, thành ra tòa phải hoãn phiên xử, và cho cả nhiều đoàn người xuống tận thôn ấp thông báo cho bị can. Rồi bị can cũng không đi hầu, tòa xử khiếm diện là phải trục xuất hết chuột ra khỏi vùng.
Không biết bản án về chuột nầy được thi hành thế nào, nhưng bản án khác về loài vật thì vẫn thi hành đúng theo thủ tục như đối với loài người vậy. Thật cũng kỳ lạ, mà là việc có thật.
CON CHUỘT TRONG KHÔNG GIAN
Hai con chuột bạch được phóng cùng hai con khỉ Mike và Pat năm 1952 lên không gian với hỏa tiễn AERO BEE tại căn cứ hàng không ALA MOGORDO (Mexique) Mỹ Châu.
Hỏa tiễn bay trên quĩ đạo cách xa mặt đất 60 cây số, và khi đến chỗ "vô trọng lượng" nghĩa là nơi mà sức nặng của mọi vật không bị trọng lực hút vào trung tâm trái đất nữa, thì mọi vật đều "nhẹ" bằng nhau: Hai phi hành gia, cũng như hai con chuột bạch "nặng" bằng nhau. Hay nói một cách khác, là chuột và người đều lơ lửng vì trọng lượng gần bằng không (la gavrité approche zéro).
Lúc đầu chuột bỡ ngỡ, chậm chạp đi trên trần (marche au plafond) bằng chân mang giày có nam châm (souliers aimantés). Khi chân chạm được vào vách, thì chuột bớt bỡ ngỡ. Tất cả, từ sự hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, nhiệt độ... đều được trên hỏa tiễn cùng dưới đất quay phim, và ghi nhận nhờ 96 hệ thống truyền tin bằng hình ảnh và tín hiệu.
Chuột cũng có mặt trong chương trình không gian, thật hãnh diện cho họ hàng nhà chuột.
CON CHUỘT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trong phòng thí nghiệm, con chuột cũng vẫn được tham dự.
Nhiều thứ thuốc đã được chích vào chuột để thí nghiệm coi sự công hiệu hay cách phản ứng như thế nào. Trong cuộc khảo cứu về bệnh ung thư, người ta cũng dùng chuột để thí nghiệm: chứng bịnh LEUKE MIA cấy vào loài chuột nhắt (chuột lắt) bởi vì chứng ung thư của chúng thường có thể ứng dụng cho loài người, tuy nó có một đôi phần khác nhau.
Trong chương trình không gian, các nhà khoa học muốn dưỡng khí (oxygène) phải được ở trong một "lưu hệ liên tục" (circuit fermé): thán khí thở ra (CO2 = gaz carbonique) nhờ một loài rong biển (algue chlorelle) biến thành dưỡng khí, và họ đem chuột ra thí nghiệm. Có khoa học gia khác nghĩ rằng, thán khí thở ra có thể hòa với hơi nước và óc-xít-po-tát-xum (peroxyde de potassium : KO2) rồi trở thành dưỡng khí. Họ cũng đem chuột làm thí nghiệm.
Vậy chuột đã tham dự vào nhiều cuộc khảo cứu khoa học và y tế.
ĂN THỊT CHUỘT
Chúng tôi xin thưa ngay rằng "ăn thịt chuột" là thứ "chuột đồng" ở miền Tây (Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long...) chớ không phải chuột cống ghẻ lở ở đô thành đâu!
Chuột ngon lắm, vừa ít xương, vừa nhiều thịt, vừa béo, vừa ngọt...
CON CHUỘT THỜI CHỐNG PHÁP
Thời Đông Du chống Pháp, Cường Để đã có lần "bơ vơ giữa Thượng Hải, Hồng Kông"
Theo quyển "Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để" thì người bạn Tầu thấy Cường Để bơ vơ nơi Quảng Châu, bèn giới thiệu ở trọ nhà bà Chu Thị ở Tây Quan Hoàng Sa, trên gác kín đáo để lánh nạn. Cường Để thuật nguyên văn như sau:
"Thật quí hóa lòng tốt của bà, nhưng không may cho bỉ nhân, chỗ gác ấy ngay trên bếp, mỗi ngày mấy lần thổi nấu, khói như hun chuột, khổ vô cùng. Song bỉ nhân cũng nấn ná ở đó đến ba tháng trời".
Trong chín mươi ngày chẵn, một nhà cách mạng như Cường Để còn phải ở trên một cái gác đầy khói như hun chuột. Làm cách mạng cũng khá gian lao.
CON CHUỘT THỜI CHÚA TRỊNH KHẢI
Vào thời chúa Trịnh Khải có loạn Kiêu Binh, và nhiều kè chuyên chế muốn lật đổ đương quyền.
Trong quyển "Loạn Kiêu Binh", Nguyễn Trọng Thuật có viết, nguyên văn như sau:
"Nguyễn Lệ nói với em là Nguyễn Điều: ném chuột còn e vỡ cái lọ quí. Hiện nay chúa thượng ở trong tay chúng nó".
"Chúa thượng" tức là chúa Trịnh Khải, còn "chuột" hay "chúng nó" dùng để ám chỉ những kẻ chuyên quyền, chống lại với nhà chúa.
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 27, ra ngày 20-2-1972)
Chuột ngon lắm, vừa ít xương, vừa nhiều thịt, vừa béo, vừa ngọt...
CON CHUỘT THỜI CHỐNG PHÁP
Thời Đông Du chống Pháp, Cường Để đã có lần "bơ vơ giữa Thượng Hải, Hồng Kông"
Theo quyển "Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để" thì người bạn Tầu thấy Cường Để bơ vơ nơi Quảng Châu, bèn giới thiệu ở trọ nhà bà Chu Thị ở Tây Quan Hoàng Sa, trên gác kín đáo để lánh nạn. Cường Để thuật nguyên văn như sau:
"Thật quí hóa lòng tốt của bà, nhưng không may cho bỉ nhân, chỗ gác ấy ngay trên bếp, mỗi ngày mấy lần thổi nấu, khói như hun chuột, khổ vô cùng. Song bỉ nhân cũng nấn ná ở đó đến ba tháng trời".
Trong chín mươi ngày chẵn, một nhà cách mạng như Cường Để còn phải ở trên một cái gác đầy khói như hun chuột. Làm cách mạng cũng khá gian lao.
CON CHUỘT THỜI CHÚA TRỊNH KHẢI
Vào thời chúa Trịnh Khải có loạn Kiêu Binh, và nhiều kè chuyên chế muốn lật đổ đương quyền.
Trong quyển "Loạn Kiêu Binh", Nguyễn Trọng Thuật có viết, nguyên văn như sau:
"Nguyễn Lệ nói với em là Nguyễn Điều: ném chuột còn e vỡ cái lọ quí. Hiện nay chúa thượng ở trong tay chúng nó".
"Chúa thượng" tức là chúa Trịnh Khải, còn "chuột" hay "chúng nó" dùng để ám chỉ những kẻ chuyên quyền, chống lại với nhà chúa.
NGUYỄN TÀI NĂNG
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 27, ra ngày 20-2-1972)