Mùa xuân năm 1963, Rolf Hallengren, một thanh niên làm nghề thợ gạch được thâu nhận vào bệnh viện ngoại ô Stockholm trong tình trạng nghi ngờ mang một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sáu hôm sau, mình mẩy anh phủ đầy những mụt nhọt mọng mủ. Và lập tức, bác sĩ Hans Werneman thuộc bệnh nghiệm viện chuyên về truyền nhiễm được gọi tới để chẩn bệnh. Trở về văn phòng, bác sĩ Werneman "khoác" ngay lên đôi mắt cặp kính dày cộm, viền đen, lôi ra một cuốn sách y học và nghiên cứu rất lâu.
"Có thể nào là đậu mùa chăng?", ông suy nghĩ. "Nhưng không thể được! Không một trường hợp nào xẩy ra tại Thụy Điển trong suốt 30 năm nay".
Bứt rứt vì nghi ngờ, ông gọi bác sĩ Jonas Lindahl, một người bạn ở một bệnh viện ở Stockholm cũng chuyên về bệnh truyền nhiễm. "Tôi cũng đang lúng túng trước một vấn đề đây", bác sĩ Lindahl thổ lộ tâm sự. "Chúng tôi đã và đang chữa trị như bệnh thủy đậu nhưng nó lại thực sự không hẳn vậy."!
Bệnh nhân của bác sĩ Lindahl là ông Tor Olson, 52 tuổi, thợ hồ. So sánh các lời ghi chú, các bác sĩ phải kinh hoàng khi khám phá ra rằng ông Olson là chú của Rolf. Hai bệnh nhân được khám một lần nữa. Những mẩu huyết thanh được đem vào phòng thí nghiệm để phân tích. Xế chiều hôm ấy, một bản báo cáo được tung ra: Bệnh đậu mùa, một trong những tên sát nhân nguy hiểm nhất của nhân loại đã xâm nhập Thụy Điển!
Chỉ trong vòng ba tiếng đồng hồ chẩn bệnh, bác sĩ Bo Zetterberg, một trong mười hai vị bác sĩ Thụy Điển từng diện kiến bệnh đậu mùa đã triệu tập các nhân viên chăm nom sức khỏe dân chúng, thiết lập bộ chỉ huy đặt tại phòng thí nghiệm Sinh vật học Quốc gia, khởi sự cuộc chiến y học chống căn bệnh giết người đã hiện diện được hai tháng rưỡi.
Một trong những khám phá đầu tiên là cái chết của bà Karin, vợ ông Tor, y tá, ngày 23 tháng 4. "Bản báo cáo sau cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy sự xuất huyết nội tâm". Giáo sư Zetterberg hồi tưởng. "Chẩn đoán của chúng ta là bệnh đậu mùa đã gây ra cái chết của bà – và cả ông Tor lẫn Rolf đều đã tiếp xúc với bà. Nhưng bà Karin đã lây căn bệnh ấy từ đâu?"
Nils Lundh, một nhà vệ sinh công, đã bắt đầu cuộc lùng kiếm dấu vết hàng trăm lần giao thiệp mới đây của bà Karin. Bác sĩ Knut Alin thì nhận một chỉ thị khác. Tại Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm, ông bắt đầu một kiểm soát có trật tự về lý lịch bệnh nhân.
"Có bệnh nhân nào mắc một chứng ban chẩn kỳ quái không?" ông hỏi. "Có", một người y tá đáp. "Một bà già. Nhưng bà đã rời viện cách nay một tuần."
Bác sĩ Alin bèn lái xe tới địa chỉ bệnh nhân ấy ở miền nam Stockholm. Cùng chung sống với bà là cháu bà, 24 tuổi, Olof, người đã dứt nghiệp thủy thủ trên con tàu Thụy Điển có bồn chở dầu, nước... vào tháng Ba và đã theo đường hàng không trở về nhà từ Úc.
Olof lây đậu mùa từ khi trở về?
Olof bảo: "Hơi sốt rét vào tháng Tư, một vài mụt nhọt. Không đủ để gọi bác sĩ."
"Tôi nghĩ anh ta là người chúng ta đang tìm kiếm", bác sĩ Alin báo cáo. Và lời tiên tri của người quả không sai: cuộc khám bệnh phát giác những dấu vết của đậu mùa ẩn nấp trong cơ thể Olof.
Các bác sĩ suy đoán rằng một nơi nào đó trên chuyến du hành về quê hương tới Stockholm, Olof đã lây bệnh đậu mùa – có lẽ từ một hành khách đồng hành, có thể trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở các phi trường Indonesia, Miến Điện, Ấn Độ hoặc Pakistan. Đậu mùa rất dễ lây. Nó có thể được truyền đi qua quần áo, sách vở hoặc qua cả không khí, xâm nhập cơ thể con người qua hệ hô hấp. Không một ai tự nhiên tránh được sự truyền nhiễm, và cơn bệnh có thể biến mất sau một năm hay hơn. Điển hình là Olof, đã được chủng đậu 6 lần từ khi khóc oe oe. Kết quả, trường hợp anh ta nhẹ và không bao giờ anh ta thực sự cảm thấy ốm. Anh đã đi đây đó quanh Stockholm, gặp bao người, lẫn lộn trong bao đám đông trên xe buýt, trong cửa tiệm và tại xưởng máy nơi anh nhận việc. Những người có được cơ hội mỏng manh khám phá căn bệnh – ngay cả các hành khách và phi hành đoàn trên cùng chuyến bay với Olof – phải và được chủng đậu chỉ chiếm con số vài chục trong số hàng ngàn.
Khi bản tin báo động sự xuất hiện của tên sát nhân đậu mùa được phát thanh ngày 14 tháng 5, trên 3.000 cú điện thoại gọi về phòng thí nghiệm Quốc gia chỉ trong một giờ. Trong một tuần, hàng hàng lớp lớp người đua nhau về Tổng hành dinh Giáo sư Zetterberg. Ai ai ở bất cứ nơi nào đều muốn được chủng ngừa, nhưng các nhân viên y tế, bệnh nhân vào bệnh viện và học sinh được ưu tiên. Các trung tâm nhỏ được thiết lập gấp rút tại các trường học, khách sạn, trại lính, dưỡng đường. Trước cuối tháng 5 trên 3000 người được cô lập. Họ được trả đến sáu đô la rưỡi mỗi ngày trong thời gian cô lập, và chỉ 1 người duy nhất kháng cự lại 16 ngày cô lập. Dáng điệu chung là điềm tĩnh: "Một dịp nghỉ hay ho suốt 2 tuần."
Trong khi đó, sợi dây liên lạc giữa Olof và bà Karin được thiết lập. Bà nội của Olof, vì tuổi già và nhiều chứng bệnh kinh niên, được các y tá đến khám thường xuyên. Bà Karin gọi bác sĩ nhiều lần sau khi Olof về đến nhà: bà đã lây bệnh đậu mùa từ Olof.
Trung tuần tháng tư, thân nhiệt bà Karin tăng. Bà nằm ở nhà và gọi bác sĩ. Vị bác sĩ trao cho bà thuốc trụ sinh và nói: "Đó chỉ là mầm độc". Khi những chấm đỏ xuất hiện trên làn da bà Karin và có máu trong nước tiểu của bà, vị bác sĩ bèn đưa bệnh nhân vào bệnh viện. Bà đã mất 3 giờ sau khi nhập viện, ngày 23 tháng 4. Suốt 3 tiếng đồng hồ bệnh tình nguy kịch đó, Karin được đặt trong phòng cứu cấp tấp nập người. Hàng trăm nhân viên, bệnh nhân và người thăm bệnh đi ngang qua và chỉ cách bà cỡ 1m. Chứng đậu mùa xuất huyết của bà 100% hiện diện Tử thần.
Bà nội của Olof cũng lây bệnh đậu mùa và được đưa vào bệnh viện chuyên về Truyền nhiễm ngày 27 tháng 4, được xem là trường hợp bệnh thủy đậu. Sinh viên Y khoa kéo nhau tới coi vì bệnh này rất ít xảy ra đối với người có tuổi. Không một sinh viên hay người tổ chức nghĩ là bệnh đậu mùa. Được một tuần, bà đã khỏe có thể về nhà. Các thám tử khám phá ra rằng vẫn còn một đường dây, đường dây thứ ba, lây đậu mùa từ Olof, qua vị hôn thê, đến một công ty bảo hiểm nơi có trên 500 công nhân phải được cô lập và chủng đậu.
Thứ tư, 15 tháng 5, thêm 6 khám phá. Một trường hợp xảy đến cho một bà cụ 71 tuổi sống 4 tầng lầu trên tầng lầu của bà nội Olof trong cùng một chung cư. Hai người đàn bà khác tuy chưa hề gặp mặt bà nội Olof nhưng đã nhiễm bệnh vì mầm độc đã lây đến qua hệ thống thông hơi của chung cư. "Điều này làm tôi thực sự hoảng sợ". Giáo sư Zetterberg nói. "Nếu một người đã có thể lây bệnh theo cách đó dù không hề tiếp xúc với bệnh nhân, thì những người khác cũng thế".
Cuối tuần đầu nguy ngập, thêm 20 trường hợp được ghi nhận. Nhiều toán thợ chạy đua với kim đồng hồ trong việc bào chế thuốc tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia. Riêng ở Stockholm đã có trên nửa triệu người được chủng đậu. Bác sĩ và y tá cùng làm việc tại nơi có tàu chở người mắc bệnh đậu mùa với các luật lệ gắt gao để tránh sự truyền nhiễm. Họ thay đổi y phục, tắm rửa và gội đầu sau mỗi lần thăm bệnh. Mền, vải trải giường của bệnh nhân và chén dĩa dơ được mang từ phòng bịnh đặt trong những túi giấy gói kín đã được xịt chloramine. Nhập cảnh hay xuất ngoại khỏi Thụy Điển đều bị kiểm soát nghiêm khắc.
Dầu đã có mọi sự đo lường chính xác, tên sát nhân đậu mùa vẫn muốn vượt khỏi màn lưới của con người. Và hắn đã thành công! Một biến cố bất ngờ xảy đến cho ông Hans, 60 tuổi, nhân viên tại Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm nơi ông đã cầm các túi giấy chứa đồ phế thải từ những văn phòng nơi bà nội của Olof và Tor đang nằm.
Năm ngày sau khi Tor được chẩn bệnh, ông Hans, không biết rằng mình đang là người bệnh, đã lái xe tới nhà thương điên Norrtull, cách đấy một dặm để giao các thùng đồ ăn nóng. Chỉ trong vài phút để giao hàng, ông Hans đã "đưa đường dẫn lối" cho căn bệnh tới viên phụ tá ở nhà bếp. Bà này được chủng đậu cách đấy một hôm trong khi thuốc chủng cần đến một tuần mới hiệu quả.
Chỉ trong vòng 2 ngày, Hans đã ốm và căn bệnh được ghi nhận là đậu mùa. Trong cuộc điều tra sau đó, ông đã không nhắc đến chuyến đi Norrtull, vì lầm tưởng mọi người đã biết đến thói quen của ông. Bệnh đậu mùa lan rộng trong cơ thể viên phụ tá nhà bếp. Bà nhuốm bệnh ngày 6 tháng 6 với chứng ban chẩn không chịu sức phản ứng của liều thuốc. 16 ngày sau, một bệnh nhân tại nhà thương điên Norrtull được chẩn bệnh với bệnh đậu mùa.
"Đóng cửa nhà thương điên". Giáo sư Zetterberg ra lệnh, và lập tức các cuộc điều tra được đẩy mạnh nhanh chóng hầu tìm ra đường dây tên sát nhân đậu mùa đã xâm nhập. Manh mối duy nhất đến từ một y tá, đã nhớ tới "sức phản ứng yếu ớt" của viên phụ tá nhà bếp.
Địa chỉ bà ta được lục ra từ hồ sơ của bệnh viện và 2 viên thanh tra được phái đến chung cư nơi bà ở lúc 3 giờ sáng. Nhận xét đầu tiên của họ là nhiều bao đồ buộc chặt ở trước mặt. Người đàn bà cắt nghĩa rằng bà ta đã đi khỏi lúc sáng sớm, lên đó để thực hiện kỳ nghỉ mát tại Phần Lan. "Xin lỗi", viên thanh tra nói. "Bà phải đến Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm".
Ở đấy, cuộc chẩn bệnh đã xác nhận căn bệnh đậu mùa của bà. (Bệnh truyền nhiễm này có thể hiện diện trong cơ thể từ 4 đến 9 tuần hay đôi khi lâu hơn.) "Chặn bà ta lại trước khi lên đò", bác sĩ Lindahl bảo, "là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể làm."
Các tay thám từ lùng bệnh nhân cũng nghĩ đến viên phụ tá của người thầu việc chôn cất. Mặc dầu thân thuộc, bạn bè bà Karin và ngay cả những người đưa đám được cô lập, người đàn bà sửa soạn cho người chết cũng được chăm sóc kỹ lưỡng.
Ngày 6 tháng 6, ngay khi các bác sĩ chuyên trị bệnh truyền nhiễm đang hy vọng chế ngự được bệnh đậu mùa thì viên phụ tá của người thầu việc chôn cất đưa mẹ bà tới bệnh nghiệm viện của một nhà thương lớn nọ ở trung tâm thành phố Stockholm để chích một mũi sinh tố như thường lệ. Họ đợi đến phiên mình trong bệnh nghiệm viện ních người. Mặc dù Stockholm đang lâm vào cuộc chiến chống dịch đậu, nhưng không một ai nhận ra rằng khuôn mặt của bà mẹ ấy phủ bằng những mụn nhọt mọng mủ!
Người y tá trẻ, đưa họ vào phòng khám bệnh, lập tức gọi bác sĩ, đang đợi ở ngoài vườn để tránh xa mọi người khác. Sau cuộc khám bệnh sơ khởi bởi một nhà bì bệnh học, họ trở ra trước vượt qua hàng trăm người. Họ đợi 17 phút trong căn phòng chen chúc nhân viên và bệnh nhân trước khi ông giám đốc bệnh nghiệm viện đến. "Có lẽ là đậu mùa", bác sĩ C. Briick nói. "Đưa bà ta vào Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm".
Tiếp đến là công việc tẩy uế phòng đợi và truy lùng khoảng 800 người tình nghi mắc bệnh vì đã có liên lạc với nạn nhân cuối cùng của bệnh đậu mùa. Một nhóm 6 người làm việc suốt đêm để lấy tên họ và địa chỉ của những ai đến chữa trị ngày hôm ấy. Ông tài xế đưa viên phụ tá người thầu việc chôn cất và mẹ bà xuống nhà thương cũng được chủng đậu. Chiếc xe bị giam cho đến khi được tẩy uế. Ngoài ra, tất cả các hành khách đi xe ông sau khi ông đưa 2 người khách vừa nói đều bị "truy nã"!
Hai trường hợp mới được báo cáo trong tháng 6, 2 vụ khác trong tháng 7. Tất cả đều bắt nguồn từ hậu quả quên báo cáo của viên phụ tá nhà bếp ở nhà thương điên Norrrtull. Họ là những nạn nhân cuối cùng. Cơn khủng hoảng đã qua.
Ngày 5 tháng 8, Thụy Điển chánh thức tuyên bố thoát khỏi móng vuốt tên sát nhân đậu mùa. Gần 20 tuần nguy ngập đã trôi qua từ khi kẻ sát nhân đột nhập Thụy Điển theo chân một thủy thủ. Trong khoảng thời gian đó, đã có 27 trường hợp mắc bệnh đậu mùa được ghi nhận cùng 4 cái chết.
90% dân số Stockholm đã được chủng đậu trước đó. Hầu hết đã được chủng ngừa từ thuở nhỏ nhưng đến khi bệnh đậu mùa vừa tấn công thì "liều" thuốc đã không còn hiệu lực nữa.
Sau cơn khủng hoảng, luật pháp Thụy Điển đòi hỏi ở trẻ em 2 lần chủng đậu: lần đầu lúc lên 1, lần sau lúc 11 tuổi. Ngoài ra, tất cả nhân viên nhà thương và y học và những người phụ tá các nhà lo việc tống táng phải được chủng ngừa 3 năm một lần. Việc chủng đậu hàng năm trở thành cưỡng bách đối với các kỹ thuật gia phòng thí nghiệm, các nhà bịnh lý học và mọi cá nhân phục vụ tại Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm.
Tất cả đã sẵn sàng... để chờ đợi sát nhân đậu mùa tái xuất giang hồ!
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 233, ra ngày 1-4-1975)
Chỉ trong vòng 2 ngày, Hans đã ốm và căn bệnh được ghi nhận là đậu mùa. Trong cuộc điều tra sau đó, ông đã không nhắc đến chuyến đi Norrtull, vì lầm tưởng mọi người đã biết đến thói quen của ông. Bệnh đậu mùa lan rộng trong cơ thể viên phụ tá nhà bếp. Bà nhuốm bệnh ngày 6 tháng 6 với chứng ban chẩn không chịu sức phản ứng của liều thuốc. 16 ngày sau, một bệnh nhân tại nhà thương điên Norrtull được chẩn bệnh với bệnh đậu mùa.
"Đóng cửa nhà thương điên". Giáo sư Zetterberg ra lệnh, và lập tức các cuộc điều tra được đẩy mạnh nhanh chóng hầu tìm ra đường dây tên sát nhân đậu mùa đã xâm nhập. Manh mối duy nhất đến từ một y tá, đã nhớ tới "sức phản ứng yếu ớt" của viên phụ tá nhà bếp.
Địa chỉ bà ta được lục ra từ hồ sơ của bệnh viện và 2 viên thanh tra được phái đến chung cư nơi bà ở lúc 3 giờ sáng. Nhận xét đầu tiên của họ là nhiều bao đồ buộc chặt ở trước mặt. Người đàn bà cắt nghĩa rằng bà ta đã đi khỏi lúc sáng sớm, lên đó để thực hiện kỳ nghỉ mát tại Phần Lan. "Xin lỗi", viên thanh tra nói. "Bà phải đến Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm".
Ở đấy, cuộc chẩn bệnh đã xác nhận căn bệnh đậu mùa của bà. (Bệnh truyền nhiễm này có thể hiện diện trong cơ thể từ 4 đến 9 tuần hay đôi khi lâu hơn.) "Chặn bà ta lại trước khi lên đò", bác sĩ Lindahl bảo, "là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể làm."
Các tay thám từ lùng bệnh nhân cũng nghĩ đến viên phụ tá của người thầu việc chôn cất. Mặc dầu thân thuộc, bạn bè bà Karin và ngay cả những người đưa đám được cô lập, người đàn bà sửa soạn cho người chết cũng được chăm sóc kỹ lưỡng.
Ngày 6 tháng 6, ngay khi các bác sĩ chuyên trị bệnh truyền nhiễm đang hy vọng chế ngự được bệnh đậu mùa thì viên phụ tá của người thầu việc chôn cất đưa mẹ bà tới bệnh nghiệm viện của một nhà thương lớn nọ ở trung tâm thành phố Stockholm để chích một mũi sinh tố như thường lệ. Họ đợi đến phiên mình trong bệnh nghiệm viện ních người. Mặc dù Stockholm đang lâm vào cuộc chiến chống dịch đậu, nhưng không một ai nhận ra rằng khuôn mặt của bà mẹ ấy phủ bằng những mụn nhọt mọng mủ!
Người y tá trẻ, đưa họ vào phòng khám bệnh, lập tức gọi bác sĩ, đang đợi ở ngoài vườn để tránh xa mọi người khác. Sau cuộc khám bệnh sơ khởi bởi một nhà bì bệnh học, họ trở ra trước vượt qua hàng trăm người. Họ đợi 17 phút trong căn phòng chen chúc nhân viên và bệnh nhân trước khi ông giám đốc bệnh nghiệm viện đến. "Có lẽ là đậu mùa", bác sĩ C. Briick nói. "Đưa bà ta vào Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm".
Tiếp đến là công việc tẩy uế phòng đợi và truy lùng khoảng 800 người tình nghi mắc bệnh vì đã có liên lạc với nạn nhân cuối cùng của bệnh đậu mùa. Một nhóm 6 người làm việc suốt đêm để lấy tên họ và địa chỉ của những ai đến chữa trị ngày hôm ấy. Ông tài xế đưa viên phụ tá người thầu việc chôn cất và mẹ bà xuống nhà thương cũng được chủng đậu. Chiếc xe bị giam cho đến khi được tẩy uế. Ngoài ra, tất cả các hành khách đi xe ông sau khi ông đưa 2 người khách vừa nói đều bị "truy nã"!
Hai trường hợp mới được báo cáo trong tháng 6, 2 vụ khác trong tháng 7. Tất cả đều bắt nguồn từ hậu quả quên báo cáo của viên phụ tá nhà bếp ở nhà thương điên Norrrtull. Họ là những nạn nhân cuối cùng. Cơn khủng hoảng đã qua.
Ngày 5 tháng 8, Thụy Điển chánh thức tuyên bố thoát khỏi móng vuốt tên sát nhân đậu mùa. Gần 20 tuần nguy ngập đã trôi qua từ khi kẻ sát nhân đột nhập Thụy Điển theo chân một thủy thủ. Trong khoảng thời gian đó, đã có 27 trường hợp mắc bệnh đậu mùa được ghi nhận cùng 4 cái chết.
90% dân số Stockholm đã được chủng đậu trước đó. Hầu hết đã được chủng ngừa từ thuở nhỏ nhưng đến khi bệnh đậu mùa vừa tấn công thì "liều" thuốc đã không còn hiệu lực nữa.
Sau cơn khủng hoảng, luật pháp Thụy Điển đòi hỏi ở trẻ em 2 lần chủng đậu: lần đầu lúc lên 1, lần sau lúc 11 tuổi. Ngoài ra, tất cả nhân viên nhà thương và y học và những người phụ tá các nhà lo việc tống táng phải được chủng ngừa 3 năm một lần. Việc chủng đậu hàng năm trở thành cưỡng bách đối với các kỹ thuật gia phòng thí nghiệm, các nhà bịnh lý học và mọi cá nhân phục vụ tại Bệnh viện Chuyên trị Truyền nhiễm.
Tất cả đã sẵn sàng... để chờ đợi sát nhân đậu mùa tái xuất giang hồ!
ÁNH MINH
(Theo Reader's Digest, November 73)
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 233, ra ngày 1-4-1975)