1
Tôi nhảy chân sáo vào nhà và nếu không có ánh mắt
người con trai đang ngồi trên ghế salon nhìn tôi chăm chú, có lẽ tôi đã
hét to lên để khoe với ba rằng tháng này tôi lại được bảng danh dự nữa. Ba
gọi tôi :
- Hạnh !
Tôi ôm cặp rụt rè tiến lại gần ba, ba hỏi :
- Hạnh, con còn nhớ anh Chương không ?
Tôi nhíu mày suy nghĩ. Người con trai vẫn nhìn tôi với nụ cười mỉm trên môi. Tôi ngờ ngợ, hình như mái tóc đó, nụ cười kia, đôi mắt thật sáng đã quen thuộc với tôi từ một dĩ vãng nào xa mà quả thật, tôi đã quên mất đi từ không gian lẫn thời gian.
Tôi cười khỏa lấp trí nhớ kém cỏi của mình :
- Con thấy… Con thấy quen quen... mà con đoán không ra...
Ba cười lớn :
- Trí thông minh của con gái ba đi vắng rồi hả, anh Chương con bác Nghè ngày xưa ở cạnh nhà minh đó.
Tiếng "A" bật ra từ miệng tôi thành một âm thanh ngớ ngẩn, tôi thẹn thùng đưa tay che miệng thì người con trai đã lên tiếng :
- Hạnh đã nhớ ra tôi chưa ?
Tôi gật đầu. Chương tiếp :
- Sáu bảy năm qua không gặp, Hạnh lớn ghê. Chừ mà thấy Hạnh ngoài đường, chắc. tôi không nhận ra.
Tôi nhìn Chương :
- Thì Hạnh cũng rứa, nếu không có ba Hạnh nhắc, Hạnh không biết anh là ai thật đó.
Ba đứng đậy :
- Thôi hai đứa ngồi nói chuyện nghe, ba vào phòng nằm nghỉ một chút.
Gió thoảng qua khung cửa xanh. Tôi đưa mắt nhìn theo những cụm mây trắng lang thang trong bầu trời hoàng hôn. Chương lên tiếng :
- Hạnh vẫn thích nhìn mây bay như ngày xưa.
Tôi giật mình quay sang người bạn láng giềng thời thơ ấu :
- Anh còn nhớ thói quen của Hạnh à ?
Chương xoay chén trà trong tay :
- Đó là cái đam mê đáng yêu nhất của Hạnh mà tôi không bao giờ quên.
Tôi nghe nóng bừng đôi má, hỏi lảng sang chuyện khác :
- Anh... anh vào Sàigòn chơi hay có chuyện chi ?
- Tôi vào đây học đó Hạnh, tôi đậu vào Y Khoa rồi.
- Anh giỏi ghê. Chị Sương của Hạnh cũng có thi nhưng rớt, nên chị ấy ghi danh Văn Khoa.
Chương gật gù :
- Tôi có nghe bác nói chuyện. Mới đó mà mau thiệt.
Tôi nhắc:
- Hạnh cứ nhớ mãi, dạo anh và chị Sương thi đậu vào đệ thất, được bác Nghè thưởng cho hai gói kẹo, chị Sương cứ đòi giành gói lớn, suýt đánh lộn với anh...
Chương cười :
- Tính Sương nóng nảy như con trai ấy, chẳng bù với Hạnh, dạo đó, Hạnh hiền hậu như chú cừu non.
Tôi bảo :
- Chừ chị Sương cũng vẫn rứa đó anh, nóng nảy bộp chộp, nhưng được cái là chị ấy thẳng tính, nghĩ răng nói rứa, không giả dối. Từ dạo bác Nghè đổi vào Nha Trang, gia đình Hạnh dời vào Sàigòn sau biến cố Mậu Thân, nhà Hạnh gần như mất liên lạc với bên anh, nhưng chị Sương vẫn nhắc đến anh và hai bác luôn.
- Riêng tôi, hình bóng Hạnh cùng những kỷ niệm ấu thơ đó thật khó phai mờ. Hôm Tết, ba mẹ tôi nhận được carte chúc Xuân của bác trai mới biết được gia đình Hạnh hiện ở Sàigòn đó chứ, ba me tôi mừng hết sức, vì Sàigòn và Nha Trang cũng không cách xa bao nhiêu, ba me tôi định rỗi rảnh sẽ vào thăm bác trai.
- Dạ, Hạnh cũng rất mong gặp lại hai bác.
- Tôi cũng vừa nghe bác trai nói chuyện, thật tội nghiệp, không ngờ bác gái lại vắn số.
Tôi nhớ đến mẹ, rơm rớm nước mắt.
- Mẹ Hạnh mất hồi biến cố Mậu Thân, thời buổi chiến tranh, con người làm sao tránh khỏi tai họa.
Chương thoáng bối rối :
- Xin lỗi Hạnh, tôi đã làm cho Hạnh buồn.
- Không có chi anh.
Tôi đứng dậy :
- Hạnh đi lấy nước mát cho anh uống.
Chương xua tay :
-Thôi Hạnh, trời cũng đã tối rồi, để tôi vào chào bác.
Tôi không cản :
- Khi mô rảnh, anh tới chơi nghe.
Chương đi rồi cho phòng khách trống trơn, tôi tựa người vào nệm ghế, nhìn chăm chú vào bức tranh thủy mạc để hồn thả mông lung. Ký ức xuôi dòng về một khung trời xa xôi hoa bướm có cô bé Diệu Hạnh tóc thắt bím chấm bờ vai non, tung tăng chạy theo lối mòn sau vườn nhà bác Nghè nhặt những cánh hoa cau bay bay theo chiều gió. Dạo đó tôi lên bảy, Chương lên mười đồng tuổi với chị Sương. Gia đình tôi thân với gia đình bác Nghè hồi nào tôi không rõ, chỉ biết rằng khi gia đình tôi sau hồi cư dọn lên Huế thì nhà bác Nghè đã có ở đó rồi. Ngôi biệt thự khang trang với chiếc hồ lát men trước nhà nước xanh biêng biếc cùng đàn cá thia suốt ngày bơi lội nhởn nhơ, mầu vảy đỏ óng ánh phản chiếu ánh sáng mặt trời làm tôi bao lần say sưa ngắm hoài không biết chán mỗi khi theo ba mẹ sang nhà thăm bác. Phía sau nhà bác Nghè là một vườn trồng cây ăn trái sum suê, tôi đã cùng Chương và chị Sương đuổi bắt nhau quanh những thân cây nhãn lồng sù sì mạnh mẽ, hoặc bày trò chơi ú tim trong các lùm dâm bụt rậm rạp cuối vườn. Chương là con trai độc nhất của giòng họ Vũ, Vũ Việt Tân, ba của Chương là một công chức thanh liêm, thường được mọi người gọi là ông Nghè Tân, nghe nói ngày xưa bác Nghè và ba tôi cùng học một lớp, tâm đầu ý hiệp nên thân nhau cho đến bây giờ. Ba tôi là một thương gia, nghề buôn bán lúc thăng lúc trầm nên cuộc sống của gia đinh tôi cũng theo đó mà thay đổi. Sau hồi cư, tình thế chưa ổn định, ba me tôi chỉ đủ sức mua nổi một căn nhà cách nhà bác Nghè khoảng hai vườn hẹp. Sự nóng nực của nơi ở mới đã làm cho tôi cùng chị Sương cứ muốn đòi cha mẹ dẫn sang nhà bác Nghè chơi và khoảng vườn im mát đó là nơi ghi nhiều kỷ niệm ấu thơ nhất của cuộc đời ba đứa chúng tôi : Chương, chị Sương và tôi. Chương và chị Sương không hợp tính nhau, tôi nhận thấy như vậy, vì trong những cuộc chơi trẻ con, Chương tỏ vẻ mến và chiều chuộng tôi hơn. Tôi vẫn còn nhớ thật rõ, đôi mắt tròn to của Chương thường mở xoe ra nhìn chị Sương :
- Thôi, Chương chơi với Hạnh ni, Chương không chơi với Sương nữa mô, Sương xấu lắm. Sương hay lấn Chương lắm.
Có tiếng gọi cắt đứt nguồn tư tưởng :
- Hạnh, Hạnh, ra tao nói cái ni cho nghe.
Tôi quay lại, chị Sương đi học về mặt mày tươi rói :
- Chi rứa ? Cái mặt bà này khi mô cũng muốn làm ra vẻ quan trọng.
Chị Sương bước vào phòng, gieo người xuống nệm ghế salon nhoẻn miệng cười :
- Tối mai tao đi ăn sinh nhật con Tuyết Hương, mi đi không ?
Tôi nhăn mặt :
- Người ta có mời mô mà tui đi, dị chưa ? Tuyết Hương bạn của chị mà.
- Tuyết Hương có nhắn tao rủ mi đi mà.
- Thôi, em không đi mô.
Chị Sương dỗ :
- Vui lắm. Có bal nữa nì.
Tôi chun mũi :
- Rứa em lại càng không đi, em có biết nhảy mô.
Chị Sương trề môi dài thườn thượt :
- Cù lần núi.
- Sàigòn không có núi.
- Cù lần biển.
- Sàigòn không có biển.
Chị Sương dùng dằng đứng lên :
- Nói chuyện với mi mất cảm tình.
Tôi với tay bật đèn :
- Ở đó mà nói chuyện. Mau vào thay áo quần đi ăn cơm cho rồi, cả nhà đang chờ chị đó.
Trong bữa ăn, ba kể chuyện Chương lại nhà thăm với chị Sương, chị nghe bằng nét mặt hững hờ, khi nghe ba khen Chương, chị mỉm cười :
- Con quên mất Chương rồi, chỉ nhớ mang máng là anh chàng thường hay bênh con Hạnh chống lại con, nhưng mà rồi cũng phải thua con mà thôi.
Tôi ngắt lời :
- Hồi nớ chị dữ dễ sợ.
- Chương cũng không vừa vặn chi, tại nó bênh mi nên mi thấy nó hiền chứ bộ.
- Anh Chương có hỏi thăm chị.
- Rứa à, chắc nó muốn làm em rể tao.
Tôi đỏ mặt véo mạnh vào vai chị :
- Chị ni chi lạ rứa, tui không chơi mô nghe.
Ba la :
- Thôi đừng giỡn nữa, ăn cơm đi.
- Hạnh !
Tôi ôm cặp rụt rè tiến lại gần ba, ba hỏi :
- Hạnh, con còn nhớ anh Chương không ?
Tôi nhíu mày suy nghĩ. Người con trai vẫn nhìn tôi với nụ cười mỉm trên môi. Tôi ngờ ngợ, hình như mái tóc đó, nụ cười kia, đôi mắt thật sáng đã quen thuộc với tôi từ một dĩ vãng nào xa mà quả thật, tôi đã quên mất đi từ không gian lẫn thời gian.
Tôi cười khỏa lấp trí nhớ kém cỏi của mình :
- Con thấy… Con thấy quen quen... mà con đoán không ra...
Ba cười lớn :
- Trí thông minh của con gái ba đi vắng rồi hả, anh Chương con bác Nghè ngày xưa ở cạnh nhà minh đó.
Tiếng "A" bật ra từ miệng tôi thành một âm thanh ngớ ngẩn, tôi thẹn thùng đưa tay che miệng thì người con trai đã lên tiếng :
- Hạnh đã nhớ ra tôi chưa ?
Tôi gật đầu. Chương tiếp :
- Sáu bảy năm qua không gặp, Hạnh lớn ghê. Chừ mà thấy Hạnh ngoài đường, chắc. tôi không nhận ra.
Tôi nhìn Chương :
- Thì Hạnh cũng rứa, nếu không có ba Hạnh nhắc, Hạnh không biết anh là ai thật đó.
Ba đứng đậy :
- Thôi hai đứa ngồi nói chuyện nghe, ba vào phòng nằm nghỉ một chút.
Gió thoảng qua khung cửa xanh. Tôi đưa mắt nhìn theo những cụm mây trắng lang thang trong bầu trời hoàng hôn. Chương lên tiếng :
- Hạnh vẫn thích nhìn mây bay như ngày xưa.
Tôi giật mình quay sang người bạn láng giềng thời thơ ấu :
- Anh còn nhớ thói quen của Hạnh à ?
Chương xoay chén trà trong tay :
- Đó là cái đam mê đáng yêu nhất của Hạnh mà tôi không bao giờ quên.
Tôi nghe nóng bừng đôi má, hỏi lảng sang chuyện khác :
- Anh... anh vào Sàigòn chơi hay có chuyện chi ?
- Tôi vào đây học đó Hạnh, tôi đậu vào Y Khoa rồi.
- Anh giỏi ghê. Chị Sương của Hạnh cũng có thi nhưng rớt, nên chị ấy ghi danh Văn Khoa.
Chương gật gù :
- Tôi có nghe bác nói chuyện. Mới đó mà mau thiệt.
Tôi nhắc:
- Hạnh cứ nhớ mãi, dạo anh và chị Sương thi đậu vào đệ thất, được bác Nghè thưởng cho hai gói kẹo, chị Sương cứ đòi giành gói lớn, suýt đánh lộn với anh...
Chương cười :
- Tính Sương nóng nảy như con trai ấy, chẳng bù với Hạnh, dạo đó, Hạnh hiền hậu như chú cừu non.
Tôi bảo :
- Chừ chị Sương cũng vẫn rứa đó anh, nóng nảy bộp chộp, nhưng được cái là chị ấy thẳng tính, nghĩ răng nói rứa, không giả dối. Từ dạo bác Nghè đổi vào Nha Trang, gia đình Hạnh dời vào Sàigòn sau biến cố Mậu Thân, nhà Hạnh gần như mất liên lạc với bên anh, nhưng chị Sương vẫn nhắc đến anh và hai bác luôn.
- Riêng tôi, hình bóng Hạnh cùng những kỷ niệm ấu thơ đó thật khó phai mờ. Hôm Tết, ba mẹ tôi nhận được carte chúc Xuân của bác trai mới biết được gia đình Hạnh hiện ở Sàigòn đó chứ, ba me tôi mừng hết sức, vì Sàigòn và Nha Trang cũng không cách xa bao nhiêu, ba me tôi định rỗi rảnh sẽ vào thăm bác trai.
- Dạ, Hạnh cũng rất mong gặp lại hai bác.
- Tôi cũng vừa nghe bác trai nói chuyện, thật tội nghiệp, không ngờ bác gái lại vắn số.
Tôi nhớ đến mẹ, rơm rớm nước mắt.
- Mẹ Hạnh mất hồi biến cố Mậu Thân, thời buổi chiến tranh, con người làm sao tránh khỏi tai họa.
Chương thoáng bối rối :
- Xin lỗi Hạnh, tôi đã làm cho Hạnh buồn.
- Không có chi anh.
Tôi đứng dậy :
- Hạnh đi lấy nước mát cho anh uống.
Chương xua tay :
-Thôi Hạnh, trời cũng đã tối rồi, để tôi vào chào bác.
Tôi không cản :
- Khi mô rảnh, anh tới chơi nghe.
Chương đi rồi cho phòng khách trống trơn, tôi tựa người vào nệm ghế, nhìn chăm chú vào bức tranh thủy mạc để hồn thả mông lung. Ký ức xuôi dòng về một khung trời xa xôi hoa bướm có cô bé Diệu Hạnh tóc thắt bím chấm bờ vai non, tung tăng chạy theo lối mòn sau vườn nhà bác Nghè nhặt những cánh hoa cau bay bay theo chiều gió. Dạo đó tôi lên bảy, Chương lên mười đồng tuổi với chị Sương. Gia đình tôi thân với gia đình bác Nghè hồi nào tôi không rõ, chỉ biết rằng khi gia đình tôi sau hồi cư dọn lên Huế thì nhà bác Nghè đã có ở đó rồi. Ngôi biệt thự khang trang với chiếc hồ lát men trước nhà nước xanh biêng biếc cùng đàn cá thia suốt ngày bơi lội nhởn nhơ, mầu vảy đỏ óng ánh phản chiếu ánh sáng mặt trời làm tôi bao lần say sưa ngắm hoài không biết chán mỗi khi theo ba mẹ sang nhà thăm bác. Phía sau nhà bác Nghè là một vườn trồng cây ăn trái sum suê, tôi đã cùng Chương và chị Sương đuổi bắt nhau quanh những thân cây nhãn lồng sù sì mạnh mẽ, hoặc bày trò chơi ú tim trong các lùm dâm bụt rậm rạp cuối vườn. Chương là con trai độc nhất của giòng họ Vũ, Vũ Việt Tân, ba của Chương là một công chức thanh liêm, thường được mọi người gọi là ông Nghè Tân, nghe nói ngày xưa bác Nghè và ba tôi cùng học một lớp, tâm đầu ý hiệp nên thân nhau cho đến bây giờ. Ba tôi là một thương gia, nghề buôn bán lúc thăng lúc trầm nên cuộc sống của gia đinh tôi cũng theo đó mà thay đổi. Sau hồi cư, tình thế chưa ổn định, ba me tôi chỉ đủ sức mua nổi một căn nhà cách nhà bác Nghè khoảng hai vườn hẹp. Sự nóng nực của nơi ở mới đã làm cho tôi cùng chị Sương cứ muốn đòi cha mẹ dẫn sang nhà bác Nghè chơi và khoảng vườn im mát đó là nơi ghi nhiều kỷ niệm ấu thơ nhất của cuộc đời ba đứa chúng tôi : Chương, chị Sương và tôi. Chương và chị Sương không hợp tính nhau, tôi nhận thấy như vậy, vì trong những cuộc chơi trẻ con, Chương tỏ vẻ mến và chiều chuộng tôi hơn. Tôi vẫn còn nhớ thật rõ, đôi mắt tròn to của Chương thường mở xoe ra nhìn chị Sương :
- Thôi, Chương chơi với Hạnh ni, Chương không chơi với Sương nữa mô, Sương xấu lắm. Sương hay lấn Chương lắm.
Có tiếng gọi cắt đứt nguồn tư tưởng :
- Hạnh, Hạnh, ra tao nói cái ni cho nghe.
Tôi quay lại, chị Sương đi học về mặt mày tươi rói :
- Chi rứa ? Cái mặt bà này khi mô cũng muốn làm ra vẻ quan trọng.
Chị Sương bước vào phòng, gieo người xuống nệm ghế salon nhoẻn miệng cười :
- Tối mai tao đi ăn sinh nhật con Tuyết Hương, mi đi không ?
Tôi nhăn mặt :
- Người ta có mời mô mà tui đi, dị chưa ? Tuyết Hương bạn của chị mà.
- Tuyết Hương có nhắn tao rủ mi đi mà.
- Thôi, em không đi mô.
Chị Sương dỗ :
- Vui lắm. Có bal nữa nì.
Tôi chun mũi :
- Rứa em lại càng không đi, em có biết nhảy mô.
Chị Sương trề môi dài thườn thượt :
- Cù lần núi.
- Sàigòn không có núi.
- Cù lần biển.
- Sàigòn không có biển.
Chị Sương dùng dằng đứng lên :
- Nói chuyện với mi mất cảm tình.
Tôi với tay bật đèn :
- Ở đó mà nói chuyện. Mau vào thay áo quần đi ăn cơm cho rồi, cả nhà đang chờ chị đó.
Trong bữa ăn, ba kể chuyện Chương lại nhà thăm với chị Sương, chị nghe bằng nét mặt hững hờ, khi nghe ba khen Chương, chị mỉm cười :
- Con quên mất Chương rồi, chỉ nhớ mang máng là anh chàng thường hay bênh con Hạnh chống lại con, nhưng mà rồi cũng phải thua con mà thôi.
Tôi ngắt lời :
- Hồi nớ chị dữ dễ sợ.
- Chương cũng không vừa vặn chi, tại nó bênh mi nên mi thấy nó hiền chứ bộ.
- Anh Chương có hỏi thăm chị.
- Rứa à, chắc nó muốn làm em rể tao.
Tôi đỏ mặt véo mạnh vào vai chị :
- Chị ni chi lạ rứa, tui không chơi mô nghe.
Ba la :
- Thôi đừng giỡn nữa, ăn cơm đi.
*
Sáng nay đi học, tôi để ý thấy đôi má Thúy Hậu hồng
hẳn lên dưới ánh nắng ban mai rực rỡ sân trường. Tôi tò mò ghé môi
vào tai cô bé, hỏi nhỏ :
- Ê, mi đánh má hồng hả ?
Thúy Hậu hơi giật mình, cô bé nhìn quanh xem có ai đang để ý đến hai đứa không, rồi nó thì thầm :
- Ừ, tao lấy phấn hồng của me tao. Nì, đừng nói cho ai biết hết nghe Hạnh.
Tôi ngẩn người :
- Trời ơi, bữa ni mi diện dễ sợ rứa, bộ mi không sợ bà giám thị la hả, đi học cấm đánh phấn mà.
- Tao đánh ít mà, ai biết mô.
Tôi lại ngẩn ngơ :
- Mi đẹp ghê, đôi má mi hồng đẹp ghê.
Thúy Hậu vênh mặt :
- Tụi mình đang ở vào tuổi dậy thì mà, phải biết chưng diện chứ.
Tôi quàng vai Thúy Hậu rảo bước quanh sân :
- Tuổi dậy thì là tuổi mới lớn phải không Hậu ? Là tuổi hay buồn vu vơ phải không Hậu ?
Thúy Hậu bóp tay tôi :
- Đó là tuổi… biết yêu đó Hạnh.
Tôi cười :
- A, tao hiểu rồi, yêu là chết trong lòng một tí như Xuân Diệu đã nói phải không ?
Thúy Hậu mơ màng nhìn lên tàn lá xanh chan hòa ánh nắng :
- Không phải mô Hạnh, đối với tao, yêu là nhạc, yêu là thơ, yêu là tâm hồn mình như mọc cánh, như đang bềnh bồng trên chín tầng mây xanh ngời hạnh phúc…
Tiếng trống điểm vào lớp đã xua tan những mộng mơ của Thúy Hậu, cô bé kéo tay tôi đến sắp hàng. Sáng nay, đến phiên lớp tôi hát quốc ca. Nhỏ Hồng Hoa, liên đội trưởng dặn nhỏ Tâm Thanh:
- Thanh bắt đầu cho các bạn cùng hát nhé.
Tâm Thanh lấy khăn mùi soa bịt miệng:
- Bữa nay em ho chị Hoa ơi.
Cả bọn nhao nhao:
- Xạo.
- Thật mà.
Hồng Hoa suỵt:
- Im, bà giám thị nhìn kìa.
Cả sân trường im lặng, những mái đầu đen và muôn tà áo trắng bay bay. Hồng Hoa nhắc nhỏ:
- Bắt đầu đi Thanh.
Tâm Thanh tằng hắng giọng rồi cất tiếng hát. Nhưng câu hát đầu tiên của nó bể ra trong không khí, tiếng hát như bị dồn nén rồi bật ra đứt quãng thật khôi hài. Hồng Hoa nhăn mặt:
- Kỳ vậy?
Tâm Thanh bào chữa:
- Đã bảo em ho mà.
Có một tiếng cười khúc khích, rồi cả chục tiếng nổi lên, rúc rúc như chuột, khiến cả sân trường ồn ào hẳn lên. Bà giám thị giận tím mặt, bà nhảy thật nhanh hai bước đến chiếc micro đặt trước văn phòng:
- Tất cả các học sinh vào lớp, trừ lớp 11 A2 đứng lại.
Cả bọn chịu trận trước những lời giảng luân lý của bà giám thị, nào toàn lớp vô giáo dục, nào con gái vô duyên cười đùa vô ý thức... cuối cùng, cả lớp bị phạt đứng ngoài nắng một giờ. Thu Nhàn nói lớn :
- Hai giờ thầy Trung chỉ còn một thôi, mừng ghê, bữa nay tao chả học bài.
Thúy Hậu cau mày bảo tôi :
- Phiền ghê Hạnh hí, năm nay thi mà cứ bị mất giờ hoài.
Tôi ngạc nhiên nhưng không hỏi. Ngay từ đầu năm, khi thầy Trung được bổ nhiệm thay thế cô Oanh vừa theo chồng thuyên chuyển ra Nha Trang, Thúy Hậu bỗng nhiên thích giờ Sử Địa vô hạn dù đó không phải là môn chính đối với ban A. Hình như Thúy Hậu có cảm tình với thầy Trung, tôi đoán thế, bởi trong giờ thầy Trung, Thúy Hậu tỏ ra ngoan ngoãn và chăm chỉ thấy rõ, cô bé thường nhìn thầy giảng bài bằng đôi mắt chiêm ngưỡng đến ngẩn ngơ, cô bé thường hay nhắc đến thầy bằng lời nói thầm thì yêu mến và tôi chợt mỉm cười khi nghĩ đến đôi má hồng làm dáng của Thúy Hậu buổi sáng nay có giờ thầy Trung. Cả bọn đi theo hàng vào lớp, Thúy Hậu thúc vào hông tôi :
- Khi hồi mi cười chi rứa ?
- Tao cười mi.
- Cười chi ?
- Cười đôi má hồng bị phạt đứng ngoài nắng.
Thúy Hậu đập vào vai tôi :
- Con ni xạo.
Thầy Trung đã ngồi trong lớp đợi chúng tôi. Thầy cười:
- Lớn rồi mà còn để bị phạt.
Nhỏ Thu Nhàn che miệng nói nhỏ với tôi :
- Ê Hạnh, thầy Trung sáng nay đẹp trai quá mày nhỉ.
Tôi thoáng thấy Thúy Hậu nhăn mặt, cô bé lẩm bẩm trong miệng :
- Con gái mà ăn nói vô duyên vô dảnh.
Tôi nghe thương thương đôi môi trái tim của Thúy Hậu khi nghe cô bé muốn nói một chuyện gì, hai làn môi mọng hồng tự nhiên, chúm chím như nụ tường vi vừa đến độ khai hoa. Thúy Hậu là cô bạn đồng hương duy nhất của tôi kể từ ngày tôi theo gia đình vào Sàigòn tiếp tục việc học, có lẽ vì thế mà hai đứa càng ngày càng khắng khít một bước không rời. Thúy Hậu lớn hơn tôi một tuổi nhưng đã tỏ ra khôn ngoan vượt hẳn tôi, cô bé đã biết làm dáng, biết tô làn phấn hồng làm duyên đôi má và hình như cô bé còn biết... yêu nữa vì hồi nãy, cô bé chẳng định nghĩa chữ "yêu" với tôi là gì.
Thúy Hậu đập vào vai tôi :
- Lấy viết chì ra vẽ bản đồ tề, cái mặt mi ngơ ngơ như ai cướp mất hồn rứa.
Tôi lườm cô bé :
- Nói tầm bậy đi, ai mà cướp được hồn mình, chỉ có quỷ sa tăng mới có thể...
- Mi ngu rứa – Thúy Hậu ngắt lời – Mi ngây thơ dại dột rứa.
Rồi cô bé ghé vào tai tôi thì thầm :
- Rứa mà có người đang cướp linh hồn tao đó Hạnh ơi.
Tôi trở tròn mắt, định hỏi nó thì thầy Trung đã gõ cây thước xuống bàn :
- Im lặng.
Thúy Hậu véo nhẹ vào tay tôi rồi hai đứa cùng yên lặng cho đến cuối giờ.
Tôi nắm tay Thúy Hậu đi men theo lề đường đón taxi về nhà vì chiếc honda của tôi hư phải bỏ sửa và trưa nay ba cũng bận đi Thủ Đức không đến đón tôi được. Có tiếng gọi tôi từ dưới một bóng mát của hàng sao :
- Diệu Hạnh, Diệu Hạnh...
Tôi cùng Thúy Hậu quay lại, một chàng trai mặc chiếc áo chemise xám nhạt đang ngồi trên chiếc honda vừa nổ máy, tôi nhận ra Chương :
- Ủa, anh Chương, anh đi mô đây ?
Chương cười thật tươi :
- Đến đón Hạnh.
Thấy tôi ngơ ngác, Chương giải thích :
- Hồi nãy tôi có ghé lại nhà chơi, gặp bác trai đang sửa soạn đi Thủ Đức, bác nhờ tôi đến đón Hạnh vì hôm nay Hạnh không có xe.
Đôi mắt Chương nhìn tôi đầy trìu mến, tôi thẹn thùng nhìn sang Thúy Hậu, cô bé nheo mắt thúc vào hông tôi :
- Thôi lên xe đi cho rồi, tao tới đầu đường đón xe lam.
Thúy Hậu gật đầu chào Chương, tôi nói với theo :
- Mai có xe tao lại chở mi về hí.
Tôi ngại ngùng kéo vạt áo ghé ngồi sau Chương và có cảm tưởng như muôn ngàn cặp mắt của bạn bè đang chiếu vào tôi, vì đây là lần đầu tiên tôi dám để cho người con trai chở xe.
Chương quay lại :
- Hạnh ngồi được không ?
- Dạ được.
- Trưa nay xe cộ đông quá Hạnh hí.
Tôi lí nhí :
- Dạ trưa mô cũng rứa, đường xá Sàigòn mà, lại đúng giờ tan trường tan sở nữa.
Xe ngang qua một quán nước, Chương đề nghị :
- Chúng mình vào quán uống chút gì cho vui nghe Hạnh.
Tôi từ chối :
- Thôi anh, Hạnh đang mệt, Hạnh muốn về nhà nghỉ một lát.
Chương đành đưa tôi về nhà. Tôi xuống ở cổng, mời Chương ghé nhà chơi nhưng Chương viện cớ đã quá trưa, tôi mỉm cười với Chương trước khi bước vào sân :
- Hạnh cám ơn anh Chương nhiều lắm.
Chương âu yếm nhìn tôi :
- Hạnh đừng khách sáo như rứa, tôi còn mong xe của Hạnh hư thêm vài ba bữa nữa để mỗi buổi trưa tôi lại đến trường đón Hạnh như hôm nay.
Tôi vuốt nhẹ đuôi tóc để giấu vẻ thẹn thùng :
- Anh nói rứa chứ bộ anh không bận đi học hả ?
- Có chứ, nhưng tôi bãi cùng giờ với Hạnh.
Tôi đi vào nhà bằng những bước lâng lâng. Chị Sương vừa gội đầu xong, quấn chiếc khăn lông quanh cổ, mầu xanh biếc của tấm khăn làm nổi bật nước da trắng ngà của chị. Tôi kêu lên :
- Chị ni nhiều chuyện, trưa đứng bóng rồi mà còn bày đặt gội đầu.
Chị Sương nguýt dài :
- Con ni quê không thể tưởng tượng. Mi có biết tối nay tao đi mô không ?
Tôi vứt cặp lên bàn :
- Chị đi mô có trời mà biết. Có điều tui thấy chị lạc đề rồi.
Chị Sương cầm lược lên gỡ nhẹ từng lọn tóc.
- Lạc đề chi?
- Tôi hỏi chị một đường, chị lại trả lời một nẻo.
Chị Sương ngừng tay chải :
- Có mi ngẩn ngơ thì có. Tao trả lời mi đó chớ, tao nói là tao gội đầu chừ để chiều đi sấy và tối đi bal, hiểu chưa ?
Tôi bỏ ra nhà sau :
- Chị bữa ni bay bướm quá, tui né luôn rồi đó.
Chị Sương vứt lược chạy theo tôi :
- Nì Hạnh, tao biết rồi, biết tại răng bữa ni mi ngẩn ngơ rồi.
Tôi cãi :
- Dị chưa ? Ai ngẩn ngơ mô nờ.
Chị Sương cười khúc khích :
- Trưa ni, mi về bằng xe honda của người ta và một nửa linh hồn mi đã bị cuốn theo chiều gió.
Biết chị Sương bắt đầu trêu, tôi đánh trống lảng :
- Chừ mà chưa có cơm, đói bụng bắt chết.
Ba từ trên lầu xuống, nghe tôi nói, liền gọi lớn :
- Chị bếp mô rồi, mau dọn cơm lên đi.
Tôi ngạc nhiên :
- Ủa, răng con nghe nói ba đi Thủ Đức ?
Ba tươi cười :
- Ba vừa nhận cú điện thoại hẹn đến chiều mới đi lận con.
Tôi phụng phịu :
- Rứa mà ba chẳng tới đón con.
Ba nheo mắt nhìn tôi :
- Ba có nhờ Chương rồi mà.
Chị Sương xen vào :
- Nó làm bộ đó ba, bữa ni nó không ưa ba tới đón nữa mô.
Tôi cấu vào vai chị Sương :
- Tui không chơi mô nghe.
Chị Sương cười hích hích :
- Người ta nói thiệt chớ bộ, ơ, dị chưa.
Tôi đỏ mặt, tôi chạy lên lầu :
- Không thèm chơi với chị nữa.
Vẳng tiếng chị Sương cười khúc khích phía cầu thang. Tôi chạy vội vào phòng, vứt cặp lên giường rồi ngồi thừ người trên ghế. Tôi vẫn có tật này khi gặp bất cứ chuyện gì bối rối. Tôi chống tay vào má, cuộc gặp gỡ bất ngờ vừa qua có thật sự gây cho tôi điều bối rối thường lệ hay một thoáng bâng khuâng đã nhẹ thổi vào hồn mơn man tâm trí ? Chương, hình ảnh người bạn trai thời tuổi nhỏ chợt bừng sáng trong đầu óc đang quay cuồng, dao động, trên từng hàng lá xanh biếc buổi trưa mùa thu lung linh ru nhẹ ngọn gió lành. Tôi nóng bừng đôi má. Mình hư mất rồi, mới tí tuổi đầu đã mơ mộng viển vông, đã nghĩ đến một bóng dáng con trai trong khi bên mình, còn biết bao công chuyện, học hành nè, thi cử nè, và còn phải tập tành công dung ngôn hạnh nữa. Ba đã từng bảo mình và chị Sương, mẹ mất rồi, hai con gắng mà chỉ bảo cho nhau, đừng làm điều chi tai tiếng rồi thiên hạ lại chê cười là ba không biết dạy con. Mẹ mất vậy mà đã năm năm, năm năm trời biết bao là thay đổi, gia đình tôi cũng quay cuồng theo con lốc xoay dời. Từ Huế dọn vào Sàigòn, ba lại tiếp tục công việc kinh doanh với số lời càng ngày càng gấp bội. Gia đình tôi từ bậc trung lưu đã giàu hẳn lên với một công ty xuất nhập cảng tơ lụa mà ba đang làm giám đốc. Ngoài ra ba còn hùn vốn với rất nhiều hãng tàu buôn chuyên chở hàng ra ngoại quốc. Vì công việc bận rộn, ba ít để ý tới con cái, cho nên khoảng hai năm gần đây, tôi nhận thấy nếp sống của chị Sương hình như dần đi tới chỗ phóng túng. Chị kết bạn với tất cả các hạng người, từ những cô gái nết na thùy mị như chị Minh, chị Trâm... cho đến các cô hippy bụi đời như chị Loan, chị Thúy... Tôi không dám nói cản ngăn bởi tôi là em, nhưng tôi thầm lo ngại rồi đây chị Sương cũng hư hỏng mất thôi.
Tiếng chị Sương reo réo dưới nhà :
- Con Hạnh mô rồi, la đói bụng rồi chừ ở chết trên nớ, mau xuống ăn cơm đi chớ.
Tôi thay vội chiếc áo ngắn chạy xuống nhà :
- Làm chi mà hối dữ rứa bà.
Chị Sương mắc chiếc khăn lông lên dây :
- Lôi mi ra khỏi mộng, rứa có tức không ?
Tôi kéo ghế ngồi xuống xới cơm :
- Mộng chi ?
Chị. Sương cười tủm tỉm :
- Giấc mộng Hoàng Lương đó, người ta thấy tiên còn mi thì mơ đến tiên đồng.
Lại trêu nữa, tôi vờ không nghe thấy, hỏi chị :
- Ba mô rồi, chị mời ba ra ăn cơm đi.
Ba ở ngoài sân bước vào :
- Thôi ăn cơm đi hai con, ba còn phải đi nhiều việc:
Chị Sương vuốt nhẹ đọt tóc còn ẩm :
- Con cũng bận đi sấy tóc nữa.
Ba quay sang tôi :
- Rứa thì Hạnh ở nhà coi nhà nghe.
Tôi làm nũng với ba :
- Ư... con còn phải ngủ trưa nữa.
Ba nhìn tôi âu yếm :
- Nói là nói rứa chứ trong nhà còn có chị bếp và bác cai làm vườn nữa mà... thiệt đúng là con gái tham ăn tham ngủ.
Tôi đỏ mặt nhìn xuống bàn. Bữa cơm hôm nay có nhiều món tôi thích như rau luộc, cá ngừ, sườn xào chua ngọt…nhưng sao vừa ăn hai chén, bụng tôi bỗng no ngang. Như thoáng nhớ một ánh mắt nồng nàn, một nụ cười dịu nhẹ ấm áp con tim... Phải không Chương, phải anh là người con trai đầu đời làm em suy tưởng, làm em thấy tuổi thơ ngây của mình phút chốc đã bay qua như cánh hạc vàng ? Tôi lắc đầu xua tan ý nghĩ, dị quá Hạnh ơi, mày lãng mạn quá đi thôi, mới gặp gỡ vài lần đã vội thương vội nhớ, thôi đừng vương mang tình yêu quá sớm nữa, chỉ chuốc khổ mà thôi, hãy nghe lời ba dặn, mẹ mất rồi, hãy giữ gìn cho giòng đời êm đềm trôi mãi, chưa phải lúc cho sóng lòng gợn nhẹ, hãy chảy bình yên qua vùng ngọc ngà thơ ấu tuổi hồng.
Tôi bỏ đũa đứng dậy, ba ngạc nhiên :
- Sao ăn mau rứa Hạnh ?
Tôi gượng cười :
- Con no rồi ba.
Ba nhăn mặt :
- Ăn chi ít rứa con, bữa ni ba thấy con hơi ốm rồi đó. Ăn nữa đi con.
Tôi lí nhí :
- Dạ con no thiệt mà ba.
Tôi đến tủ lạnh lấy chai nước lọc, chị Sương cũng vừa ăn cơm xong, đến tựa bên thành cửa sổ trêu tôi.
- Nuốt không vô hả Hạnh .
Rồi chị giả vờ lim dim đôi mắt nhìn lên trần nhà, ngâm thơ Hàn Mặc Tử:
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.
Tôi thản nhiên rót nước vào ly, làm bộ chả để ý. Chị Sương vẫn không tha :
- Hạnh ơi! nghe tao ngâm thơ có lâm ly bi đát không ?
Tôi nhún vai :
- Xưa như quả đất.
Chị Sương bước tới đập vào vai tôi:
- Mi phải hiểu ý thơ tùy theo từng hoàn cảnh. Trường hợp vừa rồi, người đi không có nghĩa là đi luôn, mà chắc chắn là sẽ trở lại rất nhiều lần. Nhưng dù sẽ trở lại, sự vắng mặt của người ta trong giây phút cũng đủ làm cho "một nửa hồn kia của mi bỗng dại khờ".
Biết càng đứng đây chị Sương càng trêu tới, tôi chạy lên phòng :
- Thôi, lo đi sấy tóc đi bà, nói hoài nghe điếc cả tai.
Buổi trưa hôm đó, thao thức hoài tôi vẫn không dỗ được giấc ngủ.
- Ê, mi đánh má hồng hả ?
Thúy Hậu hơi giật mình, cô bé nhìn quanh xem có ai đang để ý đến hai đứa không, rồi nó thì thầm :
- Ừ, tao lấy phấn hồng của me tao. Nì, đừng nói cho ai biết hết nghe Hạnh.
Tôi ngẩn người :
- Trời ơi, bữa ni mi diện dễ sợ rứa, bộ mi không sợ bà giám thị la hả, đi học cấm đánh phấn mà.
- Tao đánh ít mà, ai biết mô.
Tôi lại ngẩn ngơ :
- Mi đẹp ghê, đôi má mi hồng đẹp ghê.
Thúy Hậu vênh mặt :
- Tụi mình đang ở vào tuổi dậy thì mà, phải biết chưng diện chứ.
Tôi quàng vai Thúy Hậu rảo bước quanh sân :
- Tuổi dậy thì là tuổi mới lớn phải không Hậu ? Là tuổi hay buồn vu vơ phải không Hậu ?
Thúy Hậu bóp tay tôi :
- Đó là tuổi… biết yêu đó Hạnh.
Tôi cười :
- A, tao hiểu rồi, yêu là chết trong lòng một tí như Xuân Diệu đã nói phải không ?
Thúy Hậu mơ màng nhìn lên tàn lá xanh chan hòa ánh nắng :
- Không phải mô Hạnh, đối với tao, yêu là nhạc, yêu là thơ, yêu là tâm hồn mình như mọc cánh, như đang bềnh bồng trên chín tầng mây xanh ngời hạnh phúc…
Tiếng trống điểm vào lớp đã xua tan những mộng mơ của Thúy Hậu, cô bé kéo tay tôi đến sắp hàng. Sáng nay, đến phiên lớp tôi hát quốc ca. Nhỏ Hồng Hoa, liên đội trưởng dặn nhỏ Tâm Thanh:
- Thanh bắt đầu cho các bạn cùng hát nhé.
Tâm Thanh lấy khăn mùi soa bịt miệng:
- Bữa nay em ho chị Hoa ơi.
Cả bọn nhao nhao:
- Xạo.
- Thật mà.
Hồng Hoa suỵt:
- Im, bà giám thị nhìn kìa.
Cả sân trường im lặng, những mái đầu đen và muôn tà áo trắng bay bay. Hồng Hoa nhắc nhỏ:
- Bắt đầu đi Thanh.
Tâm Thanh tằng hắng giọng rồi cất tiếng hát. Nhưng câu hát đầu tiên của nó bể ra trong không khí, tiếng hát như bị dồn nén rồi bật ra đứt quãng thật khôi hài. Hồng Hoa nhăn mặt:
- Kỳ vậy?
Tâm Thanh bào chữa:
- Đã bảo em ho mà.
Có một tiếng cười khúc khích, rồi cả chục tiếng nổi lên, rúc rúc như chuột, khiến cả sân trường ồn ào hẳn lên. Bà giám thị giận tím mặt, bà nhảy thật nhanh hai bước đến chiếc micro đặt trước văn phòng:
- Tất cả các học sinh vào lớp, trừ lớp 11 A2 đứng lại.
Cả bọn chịu trận trước những lời giảng luân lý của bà giám thị, nào toàn lớp vô giáo dục, nào con gái vô duyên cười đùa vô ý thức... cuối cùng, cả lớp bị phạt đứng ngoài nắng một giờ. Thu Nhàn nói lớn :
- Hai giờ thầy Trung chỉ còn một thôi, mừng ghê, bữa nay tao chả học bài.
Thúy Hậu cau mày bảo tôi :
- Phiền ghê Hạnh hí, năm nay thi mà cứ bị mất giờ hoài.
Tôi ngạc nhiên nhưng không hỏi. Ngay từ đầu năm, khi thầy Trung được bổ nhiệm thay thế cô Oanh vừa theo chồng thuyên chuyển ra Nha Trang, Thúy Hậu bỗng nhiên thích giờ Sử Địa vô hạn dù đó không phải là môn chính đối với ban A. Hình như Thúy Hậu có cảm tình với thầy Trung, tôi đoán thế, bởi trong giờ thầy Trung, Thúy Hậu tỏ ra ngoan ngoãn và chăm chỉ thấy rõ, cô bé thường nhìn thầy giảng bài bằng đôi mắt chiêm ngưỡng đến ngẩn ngơ, cô bé thường hay nhắc đến thầy bằng lời nói thầm thì yêu mến và tôi chợt mỉm cười khi nghĩ đến đôi má hồng làm dáng của Thúy Hậu buổi sáng nay có giờ thầy Trung. Cả bọn đi theo hàng vào lớp, Thúy Hậu thúc vào hông tôi :
- Khi hồi mi cười chi rứa ?
- Tao cười mi.
- Cười chi ?
- Cười đôi má hồng bị phạt đứng ngoài nắng.
Thúy Hậu đập vào vai tôi :
- Con ni xạo.
Thầy Trung đã ngồi trong lớp đợi chúng tôi. Thầy cười:
- Lớn rồi mà còn để bị phạt.
Nhỏ Thu Nhàn che miệng nói nhỏ với tôi :
- Ê Hạnh, thầy Trung sáng nay đẹp trai quá mày nhỉ.
Tôi thoáng thấy Thúy Hậu nhăn mặt, cô bé lẩm bẩm trong miệng :
- Con gái mà ăn nói vô duyên vô dảnh.
Tôi nghe thương thương đôi môi trái tim của Thúy Hậu khi nghe cô bé muốn nói một chuyện gì, hai làn môi mọng hồng tự nhiên, chúm chím như nụ tường vi vừa đến độ khai hoa. Thúy Hậu là cô bạn đồng hương duy nhất của tôi kể từ ngày tôi theo gia đình vào Sàigòn tiếp tục việc học, có lẽ vì thế mà hai đứa càng ngày càng khắng khít một bước không rời. Thúy Hậu lớn hơn tôi một tuổi nhưng đã tỏ ra khôn ngoan vượt hẳn tôi, cô bé đã biết làm dáng, biết tô làn phấn hồng làm duyên đôi má và hình như cô bé còn biết... yêu nữa vì hồi nãy, cô bé chẳng định nghĩa chữ "yêu" với tôi là gì.
Thúy Hậu đập vào vai tôi :
- Lấy viết chì ra vẽ bản đồ tề, cái mặt mi ngơ ngơ như ai cướp mất hồn rứa.
Tôi lườm cô bé :
- Nói tầm bậy đi, ai mà cướp được hồn mình, chỉ có quỷ sa tăng mới có thể...
- Mi ngu rứa – Thúy Hậu ngắt lời – Mi ngây thơ dại dột rứa.
Rồi cô bé ghé vào tai tôi thì thầm :
- Rứa mà có người đang cướp linh hồn tao đó Hạnh ơi.
Tôi trở tròn mắt, định hỏi nó thì thầy Trung đã gõ cây thước xuống bàn :
- Im lặng.
Thúy Hậu véo nhẹ vào tay tôi rồi hai đứa cùng yên lặng cho đến cuối giờ.
Tôi nắm tay Thúy Hậu đi men theo lề đường đón taxi về nhà vì chiếc honda của tôi hư phải bỏ sửa và trưa nay ba cũng bận đi Thủ Đức không đến đón tôi được. Có tiếng gọi tôi từ dưới một bóng mát của hàng sao :
- Diệu Hạnh, Diệu Hạnh...
Tôi cùng Thúy Hậu quay lại, một chàng trai mặc chiếc áo chemise xám nhạt đang ngồi trên chiếc honda vừa nổ máy, tôi nhận ra Chương :
- Ủa, anh Chương, anh đi mô đây ?
Chương cười thật tươi :
- Đến đón Hạnh.
Thấy tôi ngơ ngác, Chương giải thích :
- Hồi nãy tôi có ghé lại nhà chơi, gặp bác trai đang sửa soạn đi Thủ Đức, bác nhờ tôi đến đón Hạnh vì hôm nay Hạnh không có xe.
Đôi mắt Chương nhìn tôi đầy trìu mến, tôi thẹn thùng nhìn sang Thúy Hậu, cô bé nheo mắt thúc vào hông tôi :
- Thôi lên xe đi cho rồi, tao tới đầu đường đón xe lam.
Thúy Hậu gật đầu chào Chương, tôi nói với theo :
- Mai có xe tao lại chở mi về hí.
Tôi ngại ngùng kéo vạt áo ghé ngồi sau Chương và có cảm tưởng như muôn ngàn cặp mắt của bạn bè đang chiếu vào tôi, vì đây là lần đầu tiên tôi dám để cho người con trai chở xe.
Chương quay lại :
- Hạnh ngồi được không ?
- Dạ được.
- Trưa nay xe cộ đông quá Hạnh hí.
Tôi lí nhí :
- Dạ trưa mô cũng rứa, đường xá Sàigòn mà, lại đúng giờ tan trường tan sở nữa.
Xe ngang qua một quán nước, Chương đề nghị :
- Chúng mình vào quán uống chút gì cho vui nghe Hạnh.
Tôi từ chối :
- Thôi anh, Hạnh đang mệt, Hạnh muốn về nhà nghỉ một lát.
Chương đành đưa tôi về nhà. Tôi xuống ở cổng, mời Chương ghé nhà chơi nhưng Chương viện cớ đã quá trưa, tôi mỉm cười với Chương trước khi bước vào sân :
- Hạnh cám ơn anh Chương nhiều lắm.
Chương âu yếm nhìn tôi :
- Hạnh đừng khách sáo như rứa, tôi còn mong xe của Hạnh hư thêm vài ba bữa nữa để mỗi buổi trưa tôi lại đến trường đón Hạnh như hôm nay.
Tôi vuốt nhẹ đuôi tóc để giấu vẻ thẹn thùng :
- Anh nói rứa chứ bộ anh không bận đi học hả ?
- Có chứ, nhưng tôi bãi cùng giờ với Hạnh.
Tôi đi vào nhà bằng những bước lâng lâng. Chị Sương vừa gội đầu xong, quấn chiếc khăn lông quanh cổ, mầu xanh biếc của tấm khăn làm nổi bật nước da trắng ngà của chị. Tôi kêu lên :
- Chị ni nhiều chuyện, trưa đứng bóng rồi mà còn bày đặt gội đầu.
Chị Sương nguýt dài :
- Con ni quê không thể tưởng tượng. Mi có biết tối nay tao đi mô không ?
Tôi vứt cặp lên bàn :
- Chị đi mô có trời mà biết. Có điều tui thấy chị lạc đề rồi.
Chị Sương cầm lược lên gỡ nhẹ từng lọn tóc.
- Lạc đề chi?
- Tôi hỏi chị một đường, chị lại trả lời một nẻo.
Chị Sương ngừng tay chải :
- Có mi ngẩn ngơ thì có. Tao trả lời mi đó chớ, tao nói là tao gội đầu chừ để chiều đi sấy và tối đi bal, hiểu chưa ?
Tôi bỏ ra nhà sau :
- Chị bữa ni bay bướm quá, tui né luôn rồi đó.
Chị Sương vứt lược chạy theo tôi :
- Nì Hạnh, tao biết rồi, biết tại răng bữa ni mi ngẩn ngơ rồi.
Tôi cãi :
- Dị chưa ? Ai ngẩn ngơ mô nờ.
Chị Sương cười khúc khích :
- Trưa ni, mi về bằng xe honda của người ta và một nửa linh hồn mi đã bị cuốn theo chiều gió.
Biết chị Sương bắt đầu trêu, tôi đánh trống lảng :
- Chừ mà chưa có cơm, đói bụng bắt chết.
Ba từ trên lầu xuống, nghe tôi nói, liền gọi lớn :
- Chị bếp mô rồi, mau dọn cơm lên đi.
Tôi ngạc nhiên :
- Ủa, răng con nghe nói ba đi Thủ Đức ?
Ba tươi cười :
- Ba vừa nhận cú điện thoại hẹn đến chiều mới đi lận con.
Tôi phụng phịu :
- Rứa mà ba chẳng tới đón con.
Ba nheo mắt nhìn tôi :
- Ba có nhờ Chương rồi mà.
Chị Sương xen vào :
- Nó làm bộ đó ba, bữa ni nó không ưa ba tới đón nữa mô.
Tôi cấu vào vai chị Sương :
- Tui không chơi mô nghe.
Chị Sương cười hích hích :
- Người ta nói thiệt chớ bộ, ơ, dị chưa.
Tôi đỏ mặt, tôi chạy lên lầu :
- Không thèm chơi với chị nữa.
Vẳng tiếng chị Sương cười khúc khích phía cầu thang. Tôi chạy vội vào phòng, vứt cặp lên giường rồi ngồi thừ người trên ghế. Tôi vẫn có tật này khi gặp bất cứ chuyện gì bối rối. Tôi chống tay vào má, cuộc gặp gỡ bất ngờ vừa qua có thật sự gây cho tôi điều bối rối thường lệ hay một thoáng bâng khuâng đã nhẹ thổi vào hồn mơn man tâm trí ? Chương, hình ảnh người bạn trai thời tuổi nhỏ chợt bừng sáng trong đầu óc đang quay cuồng, dao động, trên từng hàng lá xanh biếc buổi trưa mùa thu lung linh ru nhẹ ngọn gió lành. Tôi nóng bừng đôi má. Mình hư mất rồi, mới tí tuổi đầu đã mơ mộng viển vông, đã nghĩ đến một bóng dáng con trai trong khi bên mình, còn biết bao công chuyện, học hành nè, thi cử nè, và còn phải tập tành công dung ngôn hạnh nữa. Ba đã từng bảo mình và chị Sương, mẹ mất rồi, hai con gắng mà chỉ bảo cho nhau, đừng làm điều chi tai tiếng rồi thiên hạ lại chê cười là ba không biết dạy con. Mẹ mất vậy mà đã năm năm, năm năm trời biết bao là thay đổi, gia đình tôi cũng quay cuồng theo con lốc xoay dời. Từ Huế dọn vào Sàigòn, ba lại tiếp tục công việc kinh doanh với số lời càng ngày càng gấp bội. Gia đình tôi từ bậc trung lưu đã giàu hẳn lên với một công ty xuất nhập cảng tơ lụa mà ba đang làm giám đốc. Ngoài ra ba còn hùn vốn với rất nhiều hãng tàu buôn chuyên chở hàng ra ngoại quốc. Vì công việc bận rộn, ba ít để ý tới con cái, cho nên khoảng hai năm gần đây, tôi nhận thấy nếp sống của chị Sương hình như dần đi tới chỗ phóng túng. Chị kết bạn với tất cả các hạng người, từ những cô gái nết na thùy mị như chị Minh, chị Trâm... cho đến các cô hippy bụi đời như chị Loan, chị Thúy... Tôi không dám nói cản ngăn bởi tôi là em, nhưng tôi thầm lo ngại rồi đây chị Sương cũng hư hỏng mất thôi.
Tiếng chị Sương reo réo dưới nhà :
- Con Hạnh mô rồi, la đói bụng rồi chừ ở chết trên nớ, mau xuống ăn cơm đi chớ.
Tôi thay vội chiếc áo ngắn chạy xuống nhà :
- Làm chi mà hối dữ rứa bà.
Chị Sương mắc chiếc khăn lông lên dây :
- Lôi mi ra khỏi mộng, rứa có tức không ?
Tôi kéo ghế ngồi xuống xới cơm :
- Mộng chi ?
Chị. Sương cười tủm tỉm :
- Giấc mộng Hoàng Lương đó, người ta thấy tiên còn mi thì mơ đến tiên đồng.
Lại trêu nữa, tôi vờ không nghe thấy, hỏi chị :
- Ba mô rồi, chị mời ba ra ăn cơm đi.
Ba ở ngoài sân bước vào :
- Thôi ăn cơm đi hai con, ba còn phải đi nhiều việc:
Chị Sương vuốt nhẹ đọt tóc còn ẩm :
- Con cũng bận đi sấy tóc nữa.
Ba quay sang tôi :
- Rứa thì Hạnh ở nhà coi nhà nghe.
Tôi làm nũng với ba :
- Ư... con còn phải ngủ trưa nữa.
Ba nhìn tôi âu yếm :
- Nói là nói rứa chứ trong nhà còn có chị bếp và bác cai làm vườn nữa mà... thiệt đúng là con gái tham ăn tham ngủ.
Tôi đỏ mặt nhìn xuống bàn. Bữa cơm hôm nay có nhiều món tôi thích như rau luộc, cá ngừ, sườn xào chua ngọt…nhưng sao vừa ăn hai chén, bụng tôi bỗng no ngang. Như thoáng nhớ một ánh mắt nồng nàn, một nụ cười dịu nhẹ ấm áp con tim... Phải không Chương, phải anh là người con trai đầu đời làm em suy tưởng, làm em thấy tuổi thơ ngây của mình phút chốc đã bay qua như cánh hạc vàng ? Tôi lắc đầu xua tan ý nghĩ, dị quá Hạnh ơi, mày lãng mạn quá đi thôi, mới gặp gỡ vài lần đã vội thương vội nhớ, thôi đừng vương mang tình yêu quá sớm nữa, chỉ chuốc khổ mà thôi, hãy nghe lời ba dặn, mẹ mất rồi, hãy giữ gìn cho giòng đời êm đềm trôi mãi, chưa phải lúc cho sóng lòng gợn nhẹ, hãy chảy bình yên qua vùng ngọc ngà thơ ấu tuổi hồng.
Tôi bỏ đũa đứng dậy, ba ngạc nhiên :
- Sao ăn mau rứa Hạnh ?
Tôi gượng cười :
- Con no rồi ba.
Ba nhăn mặt :
- Ăn chi ít rứa con, bữa ni ba thấy con hơi ốm rồi đó. Ăn nữa đi con.
Tôi lí nhí :
- Dạ con no thiệt mà ba.
Tôi đến tủ lạnh lấy chai nước lọc, chị Sương cũng vừa ăn cơm xong, đến tựa bên thành cửa sổ trêu tôi.
- Nuốt không vô hả Hạnh .
Rồi chị giả vờ lim dim đôi mắt nhìn lên trần nhà, ngâm thơ Hàn Mặc Tử:
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.
Tôi thản nhiên rót nước vào ly, làm bộ chả để ý. Chị Sương vẫn không tha :
- Hạnh ơi! nghe tao ngâm thơ có lâm ly bi đát không ?
Tôi nhún vai :
- Xưa như quả đất.
Chị Sương bước tới đập vào vai tôi:
- Mi phải hiểu ý thơ tùy theo từng hoàn cảnh. Trường hợp vừa rồi, người đi không có nghĩa là đi luôn, mà chắc chắn là sẽ trở lại rất nhiều lần. Nhưng dù sẽ trở lại, sự vắng mặt của người ta trong giây phút cũng đủ làm cho "một nửa hồn kia của mi bỗng dại khờ".
Biết càng đứng đây chị Sương càng trêu tới, tôi chạy lên phòng :
- Thôi, lo đi sấy tóc đi bà, nói hoài nghe điếc cả tai.
Buổi trưa hôm đó, thao thức hoài tôi vẫn không dỗ được giấc ngủ.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 2