CHƯƠNG IX
Nam phóng xe như điên. Minh đạp theo rất chật vật nên chưa thể đặt ra một câu hỏi nào. Sau vài phút họ tới trạm bưu điện .
- Tôi vào kêu điện thoai cho ông Luận – hắn nói.
- Ông Luận có ăn nhằm gì đến vụ này? – Minh hỏi.
Không đáp, Nam bước vào phòng điện thoại, Minh cũng theo vào.
- Nếu anh gọi cho ông ấy, anh phải để tôi nghe xem anh nói gì.
- Tùy ý cậu.
Nam nhấc máy lên quay số, tiếng nói đầu dây bên kia đáp lại:
- Thưa ông chủ đấy ạ? Con là Nam… Những con chim của con đã bay mất cả rồi!
Minh nghe thấy tiếng nguyền rủa ở đầu dây bên kia. Không nao núng, Nam tiếp tục nói:
- Sàigòn, được nửa tiếng, trong chiếc xe Ford đen, mang số EL-5963, trên đường liên tỉnh số 14 lúc khởi hành.
- Bao nhiêu con chim?
- Ba con: số 1 số 3 và số 4, số 2 đang ở đây với con.
- Được, để ta lo Sàigòn. Đuổi theo đi rồi báo tin bằng vô tuyến nếu có gì mới lạ, lẹ lên nhé!
- Thưa vâng!
Nam đặt máy, ra ngoài trả tiền điện đàm và chạy vội ra đường. Minh chạy theo sau, rồi hai người nhảy lên xe đạp phóng đi.
- Bây giờ anh giải thích tôi nghe đi chứ! – Minh giục Nam.
- Cậu để lát nữa, bây giờ phải vội đi.
Hai chiếc xe đạp tiếp tục phóng đi như gió. Minh nản lòng thấy rằng mình không thể đạp mãi được, cậu thở hồng hộc, hai chân cậu nặng như chì. Nam đoán biết ý nghĩ của cậu vội trấn an:
- Cố ba phút nữa thôi, cậu sẽ được nghỉ.
Lời hứa hẹn khó hiểu đó làm Minh phải suy nghĩ: trong khi đang phóng xe đạp để đuổi một chiếc xe hơi đã chạy trước cả bốn chục phút mà lại được nghỉ là thế nào? Mục đích của Nam là gì? Nhưng cậu bé không còn hơi sức đâu mà suy nghĩ nữa: như một cái máy, cậu phải theo Nam với quyết tâm không rời hắn nửa bước để ngăn cản hắn hại Đào và các em cậu.
Hai người vừa đến một cái kho đóng kín bên vệ đường. Nam nhảy xuống xe, móc túi lấy một chiếc chìa khóa và mở cửa kho: một chiếc xe hơi lớn, dài và thon nằm đó.
- Cậu cho xe đạp vào bên trong đi. Tôi lùi xe hơi ra rồi cậu khóa cửa lại…
Vô cùng ngạc nhiên, Minh lẳng lặng làm theo. Máy xe hơi nổ ầm ầm, xe từ từ lùi ra đường. Cậu khóa cửa kho lại, trèo lên ngồi bên cạnh Nam; vài giây sau họ đã tới chỗ gặp ông Du ban nãy.
- Cậu chắc họ đi ngả này chứ? – Nam hỏi.
- Chắc. Nhưng anh phải nói cho tôi biết anh định làm gì mới được chứ, ông Du đã hứa sẽ đưa mấy người kia trở về thì mình cứ đợi ở nhà có hơn không?
- Ông Du sẽ chẳng đưa ai về hôm nay cả. Hắn có mưu toan giữ chị em cậu tới khi nào ba cậu đưa hắn công thức thuốc nhuộm đã khám phá ra.
- Anh nói chi vậy?
- Sự thật!
- Tại sao anh biết? Tôi hiểu rằng có kẻ vẫn tìm kiếm công thức, nhưng kẻ đó… không phải là ông Du.
Nam thắng rít lại vì đường đã tới một ngã tư.
Bây giờ phải biết rõ họ đã đi lối nào... và đường thì trải nhựa lại khô ráo thế này thì làm sao tìm thấy được vết tích?
Nam bước xuống xe, chau mày quan sát mặt đường.
- Có một vết bánh xe mới thắng chỗ này. Lão ta hẳn chạy mau lắm! Ta thử đi hướng này xem sao. Cậu nói là ông Du không tìm kiếm tài liệu, vậy theo ý cậu thì ai tìm kiếm?
- Ông Luận – Minh lạnh lùng đáp – Và anh!
Cậu chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ và những câu la lối om xòm. Nhưng không, Nam chỉ mỉm cười:
- Ai đã cho cậu tài liệu quý giá đó thế? Kìa, lại một ngã tư nữa! Chẳng thấy dấu vết gì, mình đành phải đi liều lĩnh vậy. Cậu nói đi tôi nghe đây!
Hơi mất tinh thần trước thái độ “phớt tỉnh” của Nam, Minh lẩm bẩm:
- Anh không thể chối cãi rằng anh đã cạy cửa phòng thí nghiệm và anh đã gặp ông Luận đêm hôm nọ.
- Tôi có gặp ông Luận đêm hôm nọ thật. Nhưng có gì chứng tỏ rằng tôi đã cạy cửa phòng thí nghiệm?
- Anh này gớm ghê thật! – Minh bực dọc kêu lên – Có lẽ anh cũng sắp hỏi tại sao tôi biết rằng anh đã đánh cắp chiếc kim vàng của cô giáo, chiếc dây vàng của bà Hà, chiếc vòng của chị Đào? Đây tôi nói cho anh biết ngay rằng chiếc kim, cái dây, chúng tôi đã tìm thấy giấu trong phòng anh! Không có chúng tôi thì anh đã ngồi tù với bọn trộm cắp rồi đó.
- Trong phòng tôi… – Nam lập lại – Xin lỗi, sắp tới một xóm nhà nữa, có lẽ chúng ta hỏi thăm được tin tức của họ.
Nam dừng xe hỏi thăm mấy người nhưng không có kết quả: chẳng ai trông thấy có chiếc xe đó cả.
- Chúng ta đã đi trật lối rồi – Nam thở dài – bây giờ phải quay trở lại. Lại mất thêm hai chục phút nữa!
Hắn quay xe để đi ngược trở lại. Minh có vẻ khó chịu vì sự thất bại vừa qua. Một lát sau Nam trở lại câu chuyện bị ngắt quãng.
- Cậu nói nếu không có cô cậu thì tôi đã vào tù. Vậy cô cậu đã hành động ra sao để tránh cho tôi điều bất hạnh đó?
Hắn có vẻ mỉa mai. Minh tức bực lắm, bèn kể đầu đuôi các biến cố đã xảy ra trong các tuần lễ vừa qua.
- Sao cô cậu không tố cáo tôi?
- Vì chúng tôi nghĩ rằng có lẽ anh không trách nhiệm về những việc làm đó, vì lý do anh bị mất trí nhớ và nếu anh bị giam cầm thì tội nghiệp quá. Bác sĩ đã nói rằng không khí trong lành, sự yên tĩnh và tình thiện cảm của mọi người là cần thiết cho anh! Vả lại, chị Đào không muốn cho rằng anh là kẻ có tội, chị tin ở anh và chị đã nói cho anh biết như thế. Ngay sau đó thì lại thấy mất chiếc vòng, trên bàn lại thấy để một bức thư đe dọa chúng tôi những điều ghê rợn nếu chúng tôi can dự vào công việc của người khác. Điều đó làm cho chị ấy đau lòng vì anh vừa mới nói những lời tử tế mà anh lại hành động như rứa!
- Và mặc dầu như thế, cô cậu vẫn không nói gì với ai?
- Phải, khi ấy trễ quá rồi, chúng tôi muốn đợi ba về. Mỗi đêm chúng tôi thay phiên nhau canh gác phòng thí nghiệm, vì thế mà tôi đã trông thấy anh nói chuyện với ông Luận trong đêm đó. Tôi hiểu ngay rằng tai nạn xe hơi, việc anh vào nhà tôi, việc mất trí nhớ, tất cả đã được xếp đặt từ trước để âm mưu chiếm đoạt công thức của ba tôi.
Minh kết thúc bài tường thuật bằng một giọng buồn bã, cay đắng. Nam nhìn cậu bằng con mắt lạ lùng và sắp đáp lại thì chiếc xe đã rẽ vào một làng. Lần này, hắn hỏi được tin tức nhưng lại quá nhiều: người ta đã trông thấy không phải một chiếc xe Ford đen mà nhiều chiếc.
- Có thể chiếc xe của Du đã ở trong số đó – Nam nói – Ta cứ phải đi theo con đường này. Bây giờ, cậu Minh, tôi muốn biết một điều vì cậu tin tưởng và cậu có “bằng chứng” rằng tôi đã tìm cách đánh cắp một điều bí mật quý giá nhất, thì cớ sao cậu lại ngồi cạnh tôi trong lúc này?
- Vì tôi muốn bảo vệ cho chị em tôi! – Minh đáp lại với giọng thách thức – Và có lẽ… vì tôi ngu xuẩn, nhưng tôi không thể tin rằng trong khi anh là người mà chúng tôi quý mến và anh cũng có vẻ quý mến chúng tôi, mà anh lại có can đảm làm hại những đứa trẻ con. Tôi hy vọng sẽ làm cho anh từ bỏ cái ý định đó.
- Cậu Minh ơi! – Nam nói với vẻ bùi ngùi – nếu tôi có thể bỏ tay lái với tốc độ này thì tôi sẽ rất sung sướng được bắt tay cậu một cái. Cậu là người cao thượng, cô Đào cũng vậy. Tuy nhiên, trong câu chuyện của cậu, tôi thấy những chi tiết rất buồn cười! Các đồ trang sức đó, tại sao tôi lại lấy? Để làm người ta nghi ngờ tôi? Hoặc đuổi tôi ra khỏi nhà? Như thế thì quá dại dột!
- Chúng tôi cũng nghĩ như thế đó. Chắc anh biết rõ hơn chúng tôi.
- Không. Tôi chẳng biết tí gì cả. Tôi thú thật với cậu là không phải tôi lấy chiếc kim vàng của cô giáo, còn… cái gì nữa nhỉ?
- Chiếc dây của bà Hà và chiếc vòng của chị Đào.
- Những cái đó cũng vậy. Hơn nữa, tôi không hề giấu các thứ đó trong phòng tôi.
- Vậy tại sao thấy nó ở trong ấy?
- Tôi cũng tự hỏi điều đó.
Nghe vậy, Minh thấy mọi việc đều khó tin, trái ngược và vô lý. Tuy nhiên, cậu không hề thấy sợ hãi, trái lại cậu cảm thấy rất được an ninh bên cạnh người thiếu niên kỳ dị này, đã chối cãi những sự thật hiển nhiên với vẻ rất tự tin.
Vài phút sau, |Nam và Minh đứng nói chuyện với một bà bên lề đường.
- Các cậu kiếm một chiếc xe hơi sơn đen, đã chạy qua đây được một giờ hay giờ rưỡi? Vâng có, tôi có trông thấy. Nó chạy nhanh hết sức nhưng có thắng bớt ở chỗ rẽ này và…
Bà ngưng lại, tay bụm miệng cười.
- Thưa bà có trông thấy có mấy đứa trẻ con trong xe không ạ? – Minh hỏi.
- Trẻ con thì tôi không nhớ rõ, nhưng ở cửa sau xe tôi thấy có một cô bé, giơ tay làm hiệu và mặt thì làm trò hề. Y như một tên hề gánh xiệc vậy. Năm phút sau tôi vẫn còn buồn cười.
Khi hai người lên xe, Minh nói:
- Tôi chẳng hiểu gì cả! Anh có tin đó là chị Đào không? Xưa nay có bao giờ chị làm trò hề đâu? Vô lý!
- Cô Đào là một cô gái cừ khôi nhất! – Nam đáp – Chắc là cô muốn làm cho người ta chú ý và cô đã thành công. Tới xóm nhà đằng kia chúng ta sẽ hỏi lại.
Giả thiết của Nam đã được xác nhận. Tại các xóm nhà đi qua, nhiều người đã trông thấy cô gái làm trò hề trên cửa kính của một chiếc xe hơi đen.
- Đúng là cô Đào rồi! – Nam thốt lên – Cô đã làm hiệu cho chúng ta đó! Cô Đào thiệt là hay. Chúng ta đã tìm được đúng lối rồi.
Tới một ngã tư, hai bạn đang tìm kiếm dấu vết trên mặt đường thì một chiếc khăn tay làm Minh phải chú ý. Cậu vội nhặt lên xem.
- Khăn của chị Đào đây này! – Cậu vui mừng kêu lên – Chị ấy đã nghĩ đến cách này, hay thật. Bây giờ chúng ta chắc chắn không thể nhầm đường được vì đã có dấu của chị để lại.
Cuộc săn đuổi trở thành vô cùng hấp dẫn như một trò giải trí. Minh thốt lên những tiếng kêu đắc thắng khi đi một quãng nữa cậu thấy một chiếc dép của Đào, rồi lại chiếc nữa. Nhưng đột nhiên, cậu thấy chột dạ: triệu chứng này là Đào đã kêu cứu, Đào đang bị nguy cấp. Không phải một trò chơi chạy đuổi nữa mà là một tấn bi kịch!
- Anh Nam, anh nói cho tôi nghe những gì anh đã biết đi! Tôi lo quá đi mất.
- Thong thả, vì tôi còn phải báo tin cho ông chủ, nhưng chưa bắt được đài.
Minh thấy Nam vặn những chiếc nút trước mặt và một ống nghe vừa tầm tai nghe của Nam. Chàng nói vào một máy vi âm gắn bên trên tấm kính trước.
- Thưa ông chủ đó ạ? Con đã tìm ra…
Rồi chàng kể vắn tắt tên con đường, tên các xóm nhà đã đi qua và hướng đi sắp tới. Sau đó chàng cười bảo Minh:
- Xong rồi, vô tuyến viễn thông thật là tiện lợi, bây giờ tôi kể cho cậu nghe nhé.
- Tôi vào kêu điện thoai cho ông Luận – hắn nói.
- Ông Luận có ăn nhằm gì đến vụ này? – Minh hỏi.
Không đáp, Nam bước vào phòng điện thoại, Minh cũng theo vào.
- Nếu anh gọi cho ông ấy, anh phải để tôi nghe xem anh nói gì.
- Tùy ý cậu.
Nam nhấc máy lên quay số, tiếng nói đầu dây bên kia đáp lại:
- Thưa ông chủ đấy ạ? Con là Nam… Những con chim của con đã bay mất cả rồi!
Minh nghe thấy tiếng nguyền rủa ở đầu dây bên kia. Không nao núng, Nam tiếp tục nói:
- Sàigòn, được nửa tiếng, trong chiếc xe Ford đen, mang số EL-5963, trên đường liên tỉnh số 14 lúc khởi hành.
- Bao nhiêu con chim?
- Ba con: số 1 số 3 và số 4, số 2 đang ở đây với con.
- Được, để ta lo Sàigòn. Đuổi theo đi rồi báo tin bằng vô tuyến nếu có gì mới lạ, lẹ lên nhé!
- Thưa vâng!
Nam đặt máy, ra ngoài trả tiền điện đàm và chạy vội ra đường. Minh chạy theo sau, rồi hai người nhảy lên xe đạp phóng đi.
- Bây giờ anh giải thích tôi nghe đi chứ! – Minh giục Nam.
- Cậu để lát nữa, bây giờ phải vội đi.
Hai chiếc xe đạp tiếp tục phóng đi như gió. Minh nản lòng thấy rằng mình không thể đạp mãi được, cậu thở hồng hộc, hai chân cậu nặng như chì. Nam đoán biết ý nghĩ của cậu vội trấn an:
- Cố ba phút nữa thôi, cậu sẽ được nghỉ.
Lời hứa hẹn khó hiểu đó làm Minh phải suy nghĩ: trong khi đang phóng xe đạp để đuổi một chiếc xe hơi đã chạy trước cả bốn chục phút mà lại được nghỉ là thế nào? Mục đích của Nam là gì? Nhưng cậu bé không còn hơi sức đâu mà suy nghĩ nữa: như một cái máy, cậu phải theo Nam với quyết tâm không rời hắn nửa bước để ngăn cản hắn hại Đào và các em cậu.
Hai người vừa đến một cái kho đóng kín bên vệ đường. Nam nhảy xuống xe, móc túi lấy một chiếc chìa khóa và mở cửa kho: một chiếc xe hơi lớn, dài và thon nằm đó.
- Cậu cho xe đạp vào bên trong đi. Tôi lùi xe hơi ra rồi cậu khóa cửa lại…
Vô cùng ngạc nhiên, Minh lẳng lặng làm theo. Máy xe hơi nổ ầm ầm, xe từ từ lùi ra đường. Cậu khóa cửa kho lại, trèo lên ngồi bên cạnh Nam; vài giây sau họ đã tới chỗ gặp ông Du ban nãy.
- Cậu chắc họ đi ngả này chứ? – Nam hỏi.
- Chắc. Nhưng anh phải nói cho tôi biết anh định làm gì mới được chứ, ông Du đã hứa sẽ đưa mấy người kia trở về thì mình cứ đợi ở nhà có hơn không?
- Ông Du sẽ chẳng đưa ai về hôm nay cả. Hắn có mưu toan giữ chị em cậu tới khi nào ba cậu đưa hắn công thức thuốc nhuộm đã khám phá ra.
- Anh nói chi vậy?
- Sự thật!
- Tại sao anh biết? Tôi hiểu rằng có kẻ vẫn tìm kiếm công thức, nhưng kẻ đó… không phải là ông Du.
Nam thắng rít lại vì đường đã tới một ngã tư.
Bây giờ phải biết rõ họ đã đi lối nào... và đường thì trải nhựa lại khô ráo thế này thì làm sao tìm thấy được vết tích?
Nam bước xuống xe, chau mày quan sát mặt đường.
- Có một vết bánh xe mới thắng chỗ này. Lão ta hẳn chạy mau lắm! Ta thử đi hướng này xem sao. Cậu nói là ông Du không tìm kiếm tài liệu, vậy theo ý cậu thì ai tìm kiếm?
- Ông Luận – Minh lạnh lùng đáp – Và anh!
Cậu chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ và những câu la lối om xòm. Nhưng không, Nam chỉ mỉm cười:
- Ai đã cho cậu tài liệu quý giá đó thế? Kìa, lại một ngã tư nữa! Chẳng thấy dấu vết gì, mình đành phải đi liều lĩnh vậy. Cậu nói đi tôi nghe đây!
Hơi mất tinh thần trước thái độ “phớt tỉnh” của Nam, Minh lẩm bẩm:
- Anh không thể chối cãi rằng anh đã cạy cửa phòng thí nghiệm và anh đã gặp ông Luận đêm hôm nọ.
- Tôi có gặp ông Luận đêm hôm nọ thật. Nhưng có gì chứng tỏ rằng tôi đã cạy cửa phòng thí nghiệm?
- Anh này gớm ghê thật! – Minh bực dọc kêu lên – Có lẽ anh cũng sắp hỏi tại sao tôi biết rằng anh đã đánh cắp chiếc kim vàng của cô giáo, chiếc dây vàng của bà Hà, chiếc vòng của chị Đào? Đây tôi nói cho anh biết ngay rằng chiếc kim, cái dây, chúng tôi đã tìm thấy giấu trong phòng anh! Không có chúng tôi thì anh đã ngồi tù với bọn trộm cắp rồi đó.
- Trong phòng tôi… – Nam lập lại – Xin lỗi, sắp tới một xóm nhà nữa, có lẽ chúng ta hỏi thăm được tin tức của họ.
Nam dừng xe hỏi thăm mấy người nhưng không có kết quả: chẳng ai trông thấy có chiếc xe đó cả.
- Chúng ta đã đi trật lối rồi – Nam thở dài – bây giờ phải quay trở lại. Lại mất thêm hai chục phút nữa!
Hắn quay xe để đi ngược trở lại. Minh có vẻ khó chịu vì sự thất bại vừa qua. Một lát sau Nam trở lại câu chuyện bị ngắt quãng.
- Cậu nói nếu không có cô cậu thì tôi đã vào tù. Vậy cô cậu đã hành động ra sao để tránh cho tôi điều bất hạnh đó?
Hắn có vẻ mỉa mai. Minh tức bực lắm, bèn kể đầu đuôi các biến cố đã xảy ra trong các tuần lễ vừa qua.
- Sao cô cậu không tố cáo tôi?
- Vì chúng tôi nghĩ rằng có lẽ anh không trách nhiệm về những việc làm đó, vì lý do anh bị mất trí nhớ và nếu anh bị giam cầm thì tội nghiệp quá. Bác sĩ đã nói rằng không khí trong lành, sự yên tĩnh và tình thiện cảm của mọi người là cần thiết cho anh! Vả lại, chị Đào không muốn cho rằng anh là kẻ có tội, chị tin ở anh và chị đã nói cho anh biết như thế. Ngay sau đó thì lại thấy mất chiếc vòng, trên bàn lại thấy để một bức thư đe dọa chúng tôi những điều ghê rợn nếu chúng tôi can dự vào công việc của người khác. Điều đó làm cho chị ấy đau lòng vì anh vừa mới nói những lời tử tế mà anh lại hành động như rứa!
- Và mặc dầu như thế, cô cậu vẫn không nói gì với ai?
- Phải, khi ấy trễ quá rồi, chúng tôi muốn đợi ba về. Mỗi đêm chúng tôi thay phiên nhau canh gác phòng thí nghiệm, vì thế mà tôi đã trông thấy anh nói chuyện với ông Luận trong đêm đó. Tôi hiểu ngay rằng tai nạn xe hơi, việc anh vào nhà tôi, việc mất trí nhớ, tất cả đã được xếp đặt từ trước để âm mưu chiếm đoạt công thức của ba tôi.
Minh kết thúc bài tường thuật bằng một giọng buồn bã, cay đắng. Nam nhìn cậu bằng con mắt lạ lùng và sắp đáp lại thì chiếc xe đã rẽ vào một làng. Lần này, hắn hỏi được tin tức nhưng lại quá nhiều: người ta đã trông thấy không phải một chiếc xe Ford đen mà nhiều chiếc.
- Có thể chiếc xe của Du đã ở trong số đó – Nam nói – Ta cứ phải đi theo con đường này. Bây giờ, cậu Minh, tôi muốn biết một điều vì cậu tin tưởng và cậu có “bằng chứng” rằng tôi đã tìm cách đánh cắp một điều bí mật quý giá nhất, thì cớ sao cậu lại ngồi cạnh tôi trong lúc này?
- Vì tôi muốn bảo vệ cho chị em tôi! – Minh đáp lại với giọng thách thức – Và có lẽ… vì tôi ngu xuẩn, nhưng tôi không thể tin rằng trong khi anh là người mà chúng tôi quý mến và anh cũng có vẻ quý mến chúng tôi, mà anh lại có can đảm làm hại những đứa trẻ con. Tôi hy vọng sẽ làm cho anh từ bỏ cái ý định đó.
- Cậu Minh ơi! – Nam nói với vẻ bùi ngùi – nếu tôi có thể bỏ tay lái với tốc độ này thì tôi sẽ rất sung sướng được bắt tay cậu một cái. Cậu là người cao thượng, cô Đào cũng vậy. Tuy nhiên, trong câu chuyện của cậu, tôi thấy những chi tiết rất buồn cười! Các đồ trang sức đó, tại sao tôi lại lấy? Để làm người ta nghi ngờ tôi? Hoặc đuổi tôi ra khỏi nhà? Như thế thì quá dại dột!
- Chúng tôi cũng nghĩ như thế đó. Chắc anh biết rõ hơn chúng tôi.
- Không. Tôi chẳng biết tí gì cả. Tôi thú thật với cậu là không phải tôi lấy chiếc kim vàng của cô giáo, còn… cái gì nữa nhỉ?
- Chiếc dây của bà Hà và chiếc vòng của chị Đào.
- Những cái đó cũng vậy. Hơn nữa, tôi không hề giấu các thứ đó trong phòng tôi.
- Vậy tại sao thấy nó ở trong ấy?
- Tôi cũng tự hỏi điều đó.
Nghe vậy, Minh thấy mọi việc đều khó tin, trái ngược và vô lý. Tuy nhiên, cậu không hề thấy sợ hãi, trái lại cậu cảm thấy rất được an ninh bên cạnh người thiếu niên kỳ dị này, đã chối cãi những sự thật hiển nhiên với vẻ rất tự tin.
Vài phút sau, |Nam và Minh đứng nói chuyện với một bà bên lề đường.
- Các cậu kiếm một chiếc xe hơi sơn đen, đã chạy qua đây được một giờ hay giờ rưỡi? Vâng có, tôi có trông thấy. Nó chạy nhanh hết sức nhưng có thắng bớt ở chỗ rẽ này và…
Bà ngưng lại, tay bụm miệng cười.
- Thưa bà có trông thấy có mấy đứa trẻ con trong xe không ạ? – Minh hỏi.
- Trẻ con thì tôi không nhớ rõ, nhưng ở cửa sau xe tôi thấy có một cô bé, giơ tay làm hiệu và mặt thì làm trò hề. Y như một tên hề gánh xiệc vậy. Năm phút sau tôi vẫn còn buồn cười.
Khi hai người lên xe, Minh nói:
- Tôi chẳng hiểu gì cả! Anh có tin đó là chị Đào không? Xưa nay có bao giờ chị làm trò hề đâu? Vô lý!
- Cô Đào là một cô gái cừ khôi nhất! – Nam đáp – Chắc là cô muốn làm cho người ta chú ý và cô đã thành công. Tới xóm nhà đằng kia chúng ta sẽ hỏi lại.
Giả thiết của Nam đã được xác nhận. Tại các xóm nhà đi qua, nhiều người đã trông thấy cô gái làm trò hề trên cửa kính của một chiếc xe hơi đen.
- Đúng là cô Đào rồi! – Nam thốt lên – Cô đã làm hiệu cho chúng ta đó! Cô Đào thiệt là hay. Chúng ta đã tìm được đúng lối rồi.
Tới một ngã tư, hai bạn đang tìm kiếm dấu vết trên mặt đường thì một chiếc khăn tay làm Minh phải chú ý. Cậu vội nhặt lên xem.
- Khăn của chị Đào đây này! – Cậu vui mừng kêu lên – Chị ấy đã nghĩ đến cách này, hay thật. Bây giờ chúng ta chắc chắn không thể nhầm đường được vì đã có dấu của chị để lại.
Cuộc săn đuổi trở thành vô cùng hấp dẫn như một trò giải trí. Minh thốt lên những tiếng kêu đắc thắng khi đi một quãng nữa cậu thấy một chiếc dép của Đào, rồi lại chiếc nữa. Nhưng đột nhiên, cậu thấy chột dạ: triệu chứng này là Đào đã kêu cứu, Đào đang bị nguy cấp. Không phải một trò chơi chạy đuổi nữa mà là một tấn bi kịch!
- Anh Nam, anh nói cho tôi nghe những gì anh đã biết đi! Tôi lo quá đi mất.
- Thong thả, vì tôi còn phải báo tin cho ông chủ, nhưng chưa bắt được đài.
Minh thấy Nam vặn những chiếc nút trước mặt và một ống nghe vừa tầm tai nghe của Nam. Chàng nói vào một máy vi âm gắn bên trên tấm kính trước.
- Thưa ông chủ đó ạ? Con đã tìm ra…
Rồi chàng kể vắn tắt tên con đường, tên các xóm nhà đã đi qua và hướng đi sắp tới. Sau đó chàng cười bảo Minh:
- Xong rồi, vô tuyến viễn thông thật là tiện lợi, bây giờ tôi kể cho cậu nghe nhé.
CHƯƠNG X
Ngồi trên một chiếc ghế, Đào chờ cho trái tim mình trở lại nhịp độ bình thường, vì vừa rồi nó đập như muốn vỡ lồng ngực.
- Ta không nên rối trí trong lúc này! – Cô tự nhủ – Sợ hãi cũng vô ích, ta phải suy nghĩ xem cần phải làm gì bây giờ.
Dần dần, cô lấy lại can đảm: trước hết cô phải tránh không cho hai đứa em biết chuyện gì đã xảy ra để chúng khỏi sợ hãi. Cô phải nhìn thẳng vào sự thật.
Trong ba ngày nữa, ba má cô sẽ về. Từ giờ tới đó, chắc ở nhà sẽ đi báo cảnh sát để tìm kiếm. Nhưng có thể nào tìm ra không? Những dấu tích cô để lại dọc đường có ai nhận ra được không?
Khi về tới nhà, ba má cô sẽ rất lo sợ. Cô chắc chắn rằng ông kỹ sư Hải sẽ không ngần ngại hy sinh sự khám phá của mình để đổi lấy sự an toàn cho các con ông.
- Tất cả đều do lỗi của ta! – Cô bực tức kết luận – Ta đã bị gạt quá dễ dàng. Ta đã thiếu suy nghĩ và tin vào câu chuyện của người đó như một đứa con nít. Thật là ngốc.
- Chị ơi! Sao mà lâu thế? – Quang hỏi – Sao ông Du không trở lại hả chị?
- Hay là ông ấy đã quên mất bọn mình – Loan nói.
Cố giữ vẻ bình tĩnh, Đào vui vẻ cười đáp:
- Có lẽ ông Du muốn dành cho bọn mình một sự ngạc nhiên không chừng. Chị đoán là cô Thu Trang cũng không đau gì mấy và hai người đang sửa soạn bánh trái để đãi bọn mình đó
- A! Thế thì hay quá! – Quang nói – Em đang đói bụng ghê đi!
- Ta đi ra coi thử xem sao – Loan đề nghị.
- Ý kiến hay đó!
Đào bèn đi ra cửa, vặn thử tay nắm rồi trở vào cười nói:
- Chị biết mà, cửa khóa rồi!
- Uổng quá nhỉ! Nếu chúng mình tới bắt gặp họ thì vui biết mấy – Loan tiếc rẻ nói.
- Ừ… và bây giờ cũng trễ rồi. Chẳng hiểu ông Du có nhớ điều này không thế?
- Em đói quá rồi – Quang nhắc lại.
Trong vài giây, Đào đã thiết lập xong kế hoạch. Sau khi cố gắng tránh sự lo sợ cho các em, cô khéo léo hướng chúng tới chỗ bực tức. Óc cô làm việc không ngớt và cô ngạc nhiên thấy lúc này cô rất nhiều sáng kiến. Ban nãy cô đã cầu Trời Phật phù hộ cho nên cô rất tự tin. Sau năm phút im lặng, cô nói:
- Họ để cho mình đợi quá lâu rồi. Đây nè! Chị thấy ông Du chẳng coi tụi mình ra cái gì cả.
- Ông ấy kỳ quá! – Quang đáp.
- Hay có điều gì cản trở không cho ông trở lại đây kiếm tụi mình. Ta phải ra coi xem có chuyện gì xảy ra mới được.
Đào se sẽ mở cửa sổ và cúi nhìn ra ngoài. Căn phòng này ở lầu hai và trông xuống một khu vườn bỏ hoang. Nhảy xuống đất thì không được vì tường cao tới bảy thước. Cô quay lại bảo hai em:
- Nếu mình có cai thang hay cái thừng thì tốt quá!
- Vâng, nhưng mình không có thì đành phải ngồi đợi ở đây vậy.
Đào ngồi ôm đầu suy nghĩ. Cô thấy tình thế không có gì là khích lệ. Quang lúc này đã quá mệt và đang thiu thiu ngủ.
- Tội nghiệp thằng nhỏ – Loan nói – Hay là đặt em nằm tạm xuống chiếc đi-văng kia?
Nghe nói đến chiếc đi-văng, Đào giật mình vì cô chưa hề nghĩ đến nó. Trên chiếc đi-văng chắc phải có tấm trải giường và tấm trải giường có thể đem làm một chiếc thừng rất tốt.
Cô vội lật chiếc khăn phủ giường lên, nhưng cô thất vọng vì không có tấm trải giường. Cô lo lắng nhìn ra cửa sổ, vì bóng chiều đã bắt đầu xuống, chẳng còn bao nhiêu thì giờ nữa.
- Loan ơi! – Cô nói nho nhỏ để khỏi làm thức giấc bé Quang – Thế nào chúng ta cũng phải ra khỏi nơi đây mới được. Chị phải nói thật với em vì em đã lớn: lão Du đã nhốt chị em mình vào đây và có lẽ hắn sẽ mang mình đi xa hơn nếu mình không chuồn trước. Chị muốn có tấm vải giường để chúng ta làm thừng leo xuống đất.
- Nếu mình cắt cái chăn phủ giường kia ra thì chắc cũng đủ đấy chị ạ. Em có dao đây này, nhưng nếu mình cắt chăn phủ giường của người ta thì không được lịch sự mấy.
- Ồ, cần gì! đưa con dao đây cho chị.
Cô bé lấy tay giằng thử tấm chăn, thấy nó rất chắc. Cô có thể cắt nó ra làm ba mảnh, con dao của Loan không lớn lắm nhưng rất sắc.
- Anh Nam đã mài hộ em bữa hôm qua đó. Điều hơi khó là làm thế nào cho bé Quang xuống được, miễn là nó không kêu ầm lên.
Đào trìu mến nhìn em; Loan đã tỏ ra gan dạ mà Đào không ngờ tới.
- Thế em không sợ hay sao?
- Không, có chị thì em chẳng sợ gì cả! Vả lại, mình đâu có thời giờ!
Đào nối ba mảnh vải lại với nhau, và buộc một đầu vào đầu cây sắt vịn tay ở cửa sổ.
- Em xuống trước nhé! Chị sẽ kéo dây lên, buộc bé Quang vào rồi giòng xuống cho em. Khi xuống tới đất, em phải nép mình vào tường và đợi bé Quang. Chị sẽ xuống sau. Đừng gây tiếng động nhé!
- Vâng! Em xuống trước.
Không chút do dự, con nhỏ leo qua cửa sổ. Đào thầm cảm ơn ông bố đã dậy các em tập thể thao. Nhanh như một con khỉ, Loan tụt xuống đất không khó khăn gì. Đào kéo chiếc dây lên và nhẹ nhàng đánh thức bé Quang dậy.
Cô bảo thằng nhỏ thử sức nó trong một trò chơi mới, điều cần nhất là phải im tiếng. Bé Quang ngoan ngoãn để cô chị buộc chiếc dây xung quanh người và giòng xuống như một gói đồ. Đào đứng tựa vào thành cửa sổ, lấy hết sức bình sinh để buông chiếc dây xuống từ từ, không một vấp váp. Khi thằng nhỏ đã tới đất, cô thấy mồ hôi đổ ra như tắm và đến nỗi không thể cử động được nữa. Nhưng cô không để ý đến những chi tiết đó, vì cô phải xuống ngay với hai em.
Cô vừa xuống tới mặt đất, Loan vội thì thầm:
- Phía trái này không có ai, các cửa sổ đều đóng kín, em đã nhìn kỹ rồi chị ạ.
Ba chị em bèn lần theo lối đó đi ra vườn. Đất thì khô và cứng, không nom rõ vết chân.
Năm phút sau, lũ trẻ phải dừng bước trước một bức tường cao chắn ngang lối đi.
- Chết rồi… ra bằng cách nào? – Loan hỏi.
Tiếng nói con nhỏ run run. Để trấn an, Đào làm bộ vô tư đáp:
- Thì mình sẽ ra bằng lối cổng! Giản dị nhất.
Dầu sao thì ra lối cổng vẫn dễ hơn leo qua tường. Ba chị em bèn lần theo chân tường bước ra phía cổng rồi sẽ núp gần đó để chờ cơ hội thoát ra ngoài. Dĩ nhiên, Du sẽ khám phá ra là lũ trẻ đã biến mất: hắn sẽ có đủ thì giờ lục soát toàn bộ khu vườn trước khi trời tối mịt không? Đó là một câu hỏi đáng lo ngại.
Lúc đó, trời đã tối hẳn. bóng đêm bao bọc khu vườn vắng vẻ. Đào vừa đi vừa cúi nhìn xuống đất để dẫn lối cho bé Quang. Khi ngẩng mặt lên, cô bé sửng sốt bước lùi lại: một căn nhà nhỏ hiện ra sau lùm cây, cửa đầy những song sắt lớn.
- Có phải một căn nhà tù đây không hả chị? – Loan run rẩy hỏi.
- Các em đứng đợi chị ở đây nhé!
Nói đoạn Đào rón rén bước chung quanh căn nhà. Bên hông có một cái cửa sổ đóng kín. Phía kia là một cái cửa sổ cũng giống cái trước, có ánh đèn sáng lờ mờ. Nhịn thở, cô bé bước lại gần, kiễng chân nhìn vào trong. Cô thấy một căn phòng nhỏ có đủ đồ đạc: những cuốn sách xếp đầy một chiếc tủ, mấy cái ghế bành trông có vẻ êm. Ngồi trước một chiếc bàn, một thiếu nữ đang đọc sách, tay chống vào trán. Đào chỉ trông thấy bộ tóc và nét cong gò má của thiếu nữ, cô bé sợ sệt tự hỏi không biết có phải đây là cô Thu Trang đang bị ông anh họ giam cầm hay không?
Thiếu nữ hình như cảm thấy có người nhìn mình vội ngẩng đầu lên: không, không phải cô Thu Trang. Trông vẻ mặt thiếu nữ buồn buồn… tại sao cô ở đây một mình?
Sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của đứa bé con chỉ có giới hạn. Quang thấy cái trò chơi mà chị nó bày ra đã quá dài. Nó cho rằng bữa ăn mà nó vẫn trông đợi đang được sửa soạn trong căn nhà nhỏ này. Trước khi Loan đoán ra được ý định của thằng nhỏ hoặc ngăn ngừa nó lại, thì nó đã chạy thẳng ra cạnh Đào và gọi lên the thé:
- Chị Đào ơi! Sắp được ăn chưa thế?
Cô bé suýt ngã bổ chửng. Thiếu nữ trong nhà cũng giật mình, vội đứng dậy chạy ra cửa sổ và thấy Đào đang chực lôi Quang đi.
- Các em làm gì ở đây vậy?
Chạy trốn lúc này vô ích. Đào bèn đối phó với tình thế và để tranh thủ thời gian, cô bèn hỏi lại:
- Thưa cô là ai?
Thiếu nữ lạ nhún vai thở dài đáp:
- Chị thấy nói cho các em rõ thì cũng chẳng lợi ích gì, nhưng chị không có gì phải giấu, chị là Trang.
- Cô Trang – Đào sửng sốt nhắc lại – Cô muốn nói gì?
- Không phải cô này là cô giáo! – Quang bĩu môi đáp.
Thiếu nữ bỗng quay nhìn vào phía trong vì một người đi ra, để lộ mặt dưới ánh đèn.
- Cô Thu Trang! – Đào kêu lên.
- Đào! Quang! Trời ơi! Các em ở đây à?
Sắc mặt cô tái nhợt. Quang chẳng hiểu ra sao cả vội hỏi:
- Cô không bị đau ạ, thưa cô?
- Không, cô không bị đau gì cả! Em Đào! Em phải đi khỏi chỗ này ngay lập tức!
- Thưa cô! Chính em cũng muốn thế, nhưng không phải dễ gì – cô bé nhăn nhó đáp – Cô có thể giúp đỡ các em được không ạ?
- Không thể được… không thể được! Chúng ta bị nhốt ở đây! Nhưng các em đã tới đây bằng cách nào? Trời ơi! Tôi phát điên mất! Thôi các em đừng chậm trễ nữa, phải chạy trốn ngay tức thì, đừng để người ta trông thấy các em ở đây!
- Thế còn bữa ăn? – Quang thất vọng hỏi.
- Thưa cô, cô có gì cho nó không ạ? Một mẩu bánh mì hay bất cứ cái gì cũng được ạ!
- Có gói bánh bích quy trên đầu tủ đó chị Trang ạ – Thiếu nữ kia nhắc.
Cô giáo lấy gói bánh đưa qua chấn song sắt cho Đào :
- Các em đi lẹ lên nhé! – Cô giáo thúc giục.
Đào thấy cô khóc. Nhưng em không thể nào an ủi mặc dù em rất muốn. Sự hiện diện của hai thiếu nữ mang cùng một tên Trang làm em rất thắc mắc. Nhưng bây giờ không phải lúc khám phá ra điều bí mật này. Cô bé kéo tay Quang đi ra chỗ Loan và ba chị em lần bước trong đêm tối .
- Ta không nên rối trí trong lúc này! – Cô tự nhủ – Sợ hãi cũng vô ích, ta phải suy nghĩ xem cần phải làm gì bây giờ.
Dần dần, cô lấy lại can đảm: trước hết cô phải tránh không cho hai đứa em biết chuyện gì đã xảy ra để chúng khỏi sợ hãi. Cô phải nhìn thẳng vào sự thật.
Trong ba ngày nữa, ba má cô sẽ về. Từ giờ tới đó, chắc ở nhà sẽ đi báo cảnh sát để tìm kiếm. Nhưng có thể nào tìm ra không? Những dấu tích cô để lại dọc đường có ai nhận ra được không?
Khi về tới nhà, ba má cô sẽ rất lo sợ. Cô chắc chắn rằng ông kỹ sư Hải sẽ không ngần ngại hy sinh sự khám phá của mình để đổi lấy sự an toàn cho các con ông.
- Tất cả đều do lỗi của ta! – Cô bực tức kết luận – Ta đã bị gạt quá dễ dàng. Ta đã thiếu suy nghĩ và tin vào câu chuyện của người đó như một đứa con nít. Thật là ngốc.
- Chị ơi! Sao mà lâu thế? – Quang hỏi – Sao ông Du không trở lại hả chị?
- Hay là ông ấy đã quên mất bọn mình – Loan nói.
Cố giữ vẻ bình tĩnh, Đào vui vẻ cười đáp:
- Có lẽ ông Du muốn dành cho bọn mình một sự ngạc nhiên không chừng. Chị đoán là cô Thu Trang cũng không đau gì mấy và hai người đang sửa soạn bánh trái để đãi bọn mình đó
- A! Thế thì hay quá! – Quang nói – Em đang đói bụng ghê đi!
- Ta đi ra coi thử xem sao – Loan đề nghị.
- Ý kiến hay đó!
Đào bèn đi ra cửa, vặn thử tay nắm rồi trở vào cười nói:
- Chị biết mà, cửa khóa rồi!
- Uổng quá nhỉ! Nếu chúng mình tới bắt gặp họ thì vui biết mấy – Loan tiếc rẻ nói.
- Ừ… và bây giờ cũng trễ rồi. Chẳng hiểu ông Du có nhớ điều này không thế?
- Em đói quá rồi – Quang nhắc lại.
Trong vài giây, Đào đã thiết lập xong kế hoạch. Sau khi cố gắng tránh sự lo sợ cho các em, cô khéo léo hướng chúng tới chỗ bực tức. Óc cô làm việc không ngớt và cô ngạc nhiên thấy lúc này cô rất nhiều sáng kiến. Ban nãy cô đã cầu Trời Phật phù hộ cho nên cô rất tự tin. Sau năm phút im lặng, cô nói:
- Họ để cho mình đợi quá lâu rồi. Đây nè! Chị thấy ông Du chẳng coi tụi mình ra cái gì cả.
- Ông ấy kỳ quá! – Quang đáp.
- Hay có điều gì cản trở không cho ông trở lại đây kiếm tụi mình. Ta phải ra coi xem có chuyện gì xảy ra mới được.
Đào se sẽ mở cửa sổ và cúi nhìn ra ngoài. Căn phòng này ở lầu hai và trông xuống một khu vườn bỏ hoang. Nhảy xuống đất thì không được vì tường cao tới bảy thước. Cô quay lại bảo hai em:
- Nếu mình có cai thang hay cái thừng thì tốt quá!
- Vâng, nhưng mình không có thì đành phải ngồi đợi ở đây vậy.
Đào ngồi ôm đầu suy nghĩ. Cô thấy tình thế không có gì là khích lệ. Quang lúc này đã quá mệt và đang thiu thiu ngủ.
- Tội nghiệp thằng nhỏ – Loan nói – Hay là đặt em nằm tạm xuống chiếc đi-văng kia?
Nghe nói đến chiếc đi-văng, Đào giật mình vì cô chưa hề nghĩ đến nó. Trên chiếc đi-văng chắc phải có tấm trải giường và tấm trải giường có thể đem làm một chiếc thừng rất tốt.
Cô vội lật chiếc khăn phủ giường lên, nhưng cô thất vọng vì không có tấm trải giường. Cô lo lắng nhìn ra cửa sổ, vì bóng chiều đã bắt đầu xuống, chẳng còn bao nhiêu thì giờ nữa.
- Loan ơi! – Cô nói nho nhỏ để khỏi làm thức giấc bé Quang – Thế nào chúng ta cũng phải ra khỏi nơi đây mới được. Chị phải nói thật với em vì em đã lớn: lão Du đã nhốt chị em mình vào đây và có lẽ hắn sẽ mang mình đi xa hơn nếu mình không chuồn trước. Chị muốn có tấm vải giường để chúng ta làm thừng leo xuống đất.
- Nếu mình cắt cái chăn phủ giường kia ra thì chắc cũng đủ đấy chị ạ. Em có dao đây này, nhưng nếu mình cắt chăn phủ giường của người ta thì không được lịch sự mấy.
- Ồ, cần gì! đưa con dao đây cho chị.
Cô bé lấy tay giằng thử tấm chăn, thấy nó rất chắc. Cô có thể cắt nó ra làm ba mảnh, con dao của Loan không lớn lắm nhưng rất sắc.
- Anh Nam đã mài hộ em bữa hôm qua đó. Điều hơi khó là làm thế nào cho bé Quang xuống được, miễn là nó không kêu ầm lên.
Đào trìu mến nhìn em; Loan đã tỏ ra gan dạ mà Đào không ngờ tới.
- Thế em không sợ hay sao?
- Không, có chị thì em chẳng sợ gì cả! Vả lại, mình đâu có thời giờ!
Đào nối ba mảnh vải lại với nhau, và buộc một đầu vào đầu cây sắt vịn tay ở cửa sổ.
- Em xuống trước nhé! Chị sẽ kéo dây lên, buộc bé Quang vào rồi giòng xuống cho em. Khi xuống tới đất, em phải nép mình vào tường và đợi bé Quang. Chị sẽ xuống sau. Đừng gây tiếng động nhé!
- Vâng! Em xuống trước.
Không chút do dự, con nhỏ leo qua cửa sổ. Đào thầm cảm ơn ông bố đã dậy các em tập thể thao. Nhanh như một con khỉ, Loan tụt xuống đất không khó khăn gì. Đào kéo chiếc dây lên và nhẹ nhàng đánh thức bé Quang dậy.
Cô bảo thằng nhỏ thử sức nó trong một trò chơi mới, điều cần nhất là phải im tiếng. Bé Quang ngoan ngoãn để cô chị buộc chiếc dây xung quanh người và giòng xuống như một gói đồ. Đào đứng tựa vào thành cửa sổ, lấy hết sức bình sinh để buông chiếc dây xuống từ từ, không một vấp váp. Khi thằng nhỏ đã tới đất, cô thấy mồ hôi đổ ra như tắm và đến nỗi không thể cử động được nữa. Nhưng cô không để ý đến những chi tiết đó, vì cô phải xuống ngay với hai em.
Cô vừa xuống tới mặt đất, Loan vội thì thầm:
- Phía trái này không có ai, các cửa sổ đều đóng kín, em đã nhìn kỹ rồi chị ạ.
Ba chị em bèn lần theo lối đó đi ra vườn. Đất thì khô và cứng, không nom rõ vết chân.
Năm phút sau, lũ trẻ phải dừng bước trước một bức tường cao chắn ngang lối đi.
- Chết rồi… ra bằng cách nào? – Loan hỏi.
Tiếng nói con nhỏ run run. Để trấn an, Đào làm bộ vô tư đáp:
- Thì mình sẽ ra bằng lối cổng! Giản dị nhất.
Dầu sao thì ra lối cổng vẫn dễ hơn leo qua tường. Ba chị em bèn lần theo chân tường bước ra phía cổng rồi sẽ núp gần đó để chờ cơ hội thoát ra ngoài. Dĩ nhiên, Du sẽ khám phá ra là lũ trẻ đã biến mất: hắn sẽ có đủ thì giờ lục soát toàn bộ khu vườn trước khi trời tối mịt không? Đó là một câu hỏi đáng lo ngại.
Lúc đó, trời đã tối hẳn. bóng đêm bao bọc khu vườn vắng vẻ. Đào vừa đi vừa cúi nhìn xuống đất để dẫn lối cho bé Quang. Khi ngẩng mặt lên, cô bé sửng sốt bước lùi lại: một căn nhà nhỏ hiện ra sau lùm cây, cửa đầy những song sắt lớn.
- Có phải một căn nhà tù đây không hả chị? – Loan run rẩy hỏi.
- Các em đứng đợi chị ở đây nhé!
Nói đoạn Đào rón rén bước chung quanh căn nhà. Bên hông có một cái cửa sổ đóng kín. Phía kia là một cái cửa sổ cũng giống cái trước, có ánh đèn sáng lờ mờ. Nhịn thở, cô bé bước lại gần, kiễng chân nhìn vào trong. Cô thấy một căn phòng nhỏ có đủ đồ đạc: những cuốn sách xếp đầy một chiếc tủ, mấy cái ghế bành trông có vẻ êm. Ngồi trước một chiếc bàn, một thiếu nữ đang đọc sách, tay chống vào trán. Đào chỉ trông thấy bộ tóc và nét cong gò má của thiếu nữ, cô bé sợ sệt tự hỏi không biết có phải đây là cô Thu Trang đang bị ông anh họ giam cầm hay không?
Thiếu nữ hình như cảm thấy có người nhìn mình vội ngẩng đầu lên: không, không phải cô Thu Trang. Trông vẻ mặt thiếu nữ buồn buồn… tại sao cô ở đây một mình?
Sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của đứa bé con chỉ có giới hạn. Quang thấy cái trò chơi mà chị nó bày ra đã quá dài. Nó cho rằng bữa ăn mà nó vẫn trông đợi đang được sửa soạn trong căn nhà nhỏ này. Trước khi Loan đoán ra được ý định của thằng nhỏ hoặc ngăn ngừa nó lại, thì nó đã chạy thẳng ra cạnh Đào và gọi lên the thé:
- Chị Đào ơi! Sắp được ăn chưa thế?
Cô bé suýt ngã bổ chửng. Thiếu nữ trong nhà cũng giật mình, vội đứng dậy chạy ra cửa sổ và thấy Đào đang chực lôi Quang đi.
- Các em làm gì ở đây vậy?
Chạy trốn lúc này vô ích. Đào bèn đối phó với tình thế và để tranh thủ thời gian, cô bèn hỏi lại:
- Thưa cô là ai?
Thiếu nữ lạ nhún vai thở dài đáp:
- Chị thấy nói cho các em rõ thì cũng chẳng lợi ích gì, nhưng chị không có gì phải giấu, chị là Trang.
- Cô Trang – Đào sửng sốt nhắc lại – Cô muốn nói gì?
- Không phải cô này là cô giáo! – Quang bĩu môi đáp.
Thiếu nữ bỗng quay nhìn vào phía trong vì một người đi ra, để lộ mặt dưới ánh đèn.
- Cô Thu Trang! – Đào kêu lên.
- Đào! Quang! Trời ơi! Các em ở đây à?
Sắc mặt cô tái nhợt. Quang chẳng hiểu ra sao cả vội hỏi:
- Cô không bị đau ạ, thưa cô?
- Không, cô không bị đau gì cả! Em Đào! Em phải đi khỏi chỗ này ngay lập tức!
- Thưa cô! Chính em cũng muốn thế, nhưng không phải dễ gì – cô bé nhăn nhó đáp – Cô có thể giúp đỡ các em được không ạ?
- Không thể được… không thể được! Chúng ta bị nhốt ở đây! Nhưng các em đã tới đây bằng cách nào? Trời ơi! Tôi phát điên mất! Thôi các em đừng chậm trễ nữa, phải chạy trốn ngay tức thì, đừng để người ta trông thấy các em ở đây!
- Thế còn bữa ăn? – Quang thất vọng hỏi.
- Thưa cô, cô có gì cho nó không ạ? Một mẩu bánh mì hay bất cứ cái gì cũng được ạ!
- Có gói bánh bích quy trên đầu tủ đó chị Trang ạ – Thiếu nữ kia nhắc.
Cô giáo lấy gói bánh đưa qua chấn song sắt cho Đào :
- Các em đi lẹ lên nhé! – Cô giáo thúc giục.
Đào thấy cô khóc. Nhưng em không thể nào an ủi mặc dù em rất muốn. Sự hiện diện của hai thiếu nữ mang cùng một tên Trang làm em rất thắc mắc. Nhưng bây giờ không phải lúc khám phá ra điều bí mật này. Cô bé kéo tay Quang đi ra chỗ Loan và ba chị em lần bước trong đêm tối .
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XI, XII