CHƯƠNG III
Ba tuần lễ trôi qua. Một buổi sáng kia, Nam tới gõ cửa phòng học, trong đó Đào và Minh đang làm việc với cô giáo Thu Trang.
- Thưa cô, có ông nào hỏi cô ạ!
Cô giáo ngạc nhiên ngẩng lên hỏi:
- Một ông, hả anh Nam? Ông ấy hỏi tôi à, có chắc không?
- Thưa cô chắc. Ông ta nói tên là Du.
Cô giáo thoáng đỏ mặt đứng lên. Đào thấy hai tay cô run rẩy.
- À phải rồi… – cô nói – Đó là một người anh họ. Thỉnh thoảng anh lên Sàigòn và có hứa tới đây thăm tôi. Tôi ra chào anh rồi tôi trở lại đây ngay, tôi không có thời giờ tiếp lâu.
Đào nói:
- Thưa cô, cô mời ông ta ở lại dùng cơm ạ! Để ông ta đi ngay như thế thì hơi bất lịch sự.
- Nhưng cô thấy bất tiện.
- Có sao đâu ạ, thưa cô! Hay cô để em ra mời ông ta ạ.
Cô giáo nhìn Đào với đôi mắt trìu mến:
- Em ngoan quá… Em luôn muốn làm cho người khác vui lòng! Thôi được, em đi cùng cô.
Cô bé khoác tay cô giáo và hai người bước ra, có Nam theo sau. Vài phút sau, Đào trở vào phòng học.
- Thế nào, chị mời ông ta rồi chứ? – Minh hỏi – Chị có thưa với bác và cho chị Sáu biết chưa?
- Rồi. Bác Hà đang ở trong phòng khách với ông anh họ cô giáo, hai người nói chuyện như đôi bạn cố tri ấy.
- Ông anh họ trông người ra sao thế chị?
- Ông ta khổ người dong dỏng cao, nước da ngăm đen. Ông ta không ngớt lời khen ngợi đủ mọi thứ trong nhà. Bác Hà có vẻ ưng ý lắm.
- Chị mời ông ta ăn cơm, chắc ông ta phải khen chị rồi còn gì. Những người lớn sao mà hay khen bừa bãi thế! Còn cô giáo, thái độ của cô thế nào?
- Chị có cảm tưởng như cô không ưa gì ông anh họ lắm. Cô dịu dàng, kín đáo, ông kia đâu có hợp? Thôi lát nữa em sẽ thấy mặt thấy người.
Khi gặp ông Du, Minh công nhận rằng chị mình đã nói đúng. Ông ta có mã người cao lớn, mắt sáng, răng rất trắng, ông ngồi ưỡn ngực, nói năng hoạt bát, sau mỗi câu nói ông lại quay nhìn mọi người để xem hiệu quả ra sao, và khen lấy khen để tất cả mọi thứ, nào là nét duyên dáng của bà Hà, tính nết ngoan ngoãn của những đứa trẻ, nào là những món ăn ngon của chị Sáu, những vẻ đẹp khang trang của ngôi biệt thự… Bà Hà có vẻ đắc ý lắm, cô giáo thì hơi khó chịu tuy cô cố giấu để không ai thấy, hai đứa trẻ thì giương mắt tròn xoe nhìn cái ông nói ba hoa này. Còn Minh và Đào thì vừa cố nhịn cười vừa thấy bực mình. Khi xong bữa, ông Du nồng nhiệt cảm ơn mọi người về cách tiếp đãi cô em họ.
- Nhiều khi người ta thấy rất khổ phải sống giữa những người xa lạ – ông nói – Nhưng ở đây, nhờ sự săn sóc của bà và các em, Thu Trang cảm thấy như được sống trong gia đình mình vậy.
Một lát sau, ông xin phép được đưa cô giáo đi dạo một vòng bằng xe hơi của ông.
- Độ một giờ sau, tôi sẽ đưa cô em tôi trở về: như vậy tôi sẽ có thời giờ cho em tôi biết tin tức các bạn bè, chắc nó sẽ vui lòng.
Giữ đúng lời hứa, ông Du trở lại một giờ sau. Những đứa trẻ nghe thấy tiếng thắng xe, vội chạy ra đón khách. Lúc đó Nam đã vội chạy ra trước mở cổng.
- Hà! Hà! – Ông Du cười nói – Đây là cậu bé đã bị tai nạn xe hơi bữa nọ phải không? Cậu đã chọn địa điểm tai nạn thật là khéo, và đã sa vào một gia đình thật là phúc đức! Khi nào trường hợp này xảy đến cho tôi, chắc tôi phải ráng hành động như cậu ta mới được.
Rồi ông cười hô hố làm Đào rất khó chịu. Nam đỏ mặt đứng yên.
- Chắc anh Nam thích ở nhà cha mẹ hơn là ở đây – cô bé khô khan đáp – Một tai nạn đâu phải là một cuộc vui?
- Cô bé là người rất tốt bụng… và cũng quá ngây thơ! – Ông Du tiếp – tôi mong rằng tấm lòng từ thiện của cô sẽ không mang lại cho cô những vố đau.
Cô bé chau mày đang muốn trả lời một câu thật chua thì bà Hà đã đi tới. Ông khách vội quay lại cảm ơn bà với những lời hoa mỹ về sự tiếp đón nồng hậu và lòng đại lượng của gia đình đối với cô em họ của ông.
- Thỉnh thoảng mời ông lại chơi nhé! – Bà Hà nói – Chúng tôi sẽ rất hoan hỷ được đón tiếp ông.
- Nếu hắn ta trở lại, bác ta sẽ hân hoan, nhưng ta thì không! – Cô bé tự nghĩ – Hắn thật là khó thương nổi.
Cô Thu Trang có vẻ mệt mỏi; cô trở lên phòng ngay sau khi xong cơm chiều. Đào làm nốt bài vở rồi cũng lên phòng ngủ. Bé Loan lúc đó đang nằm nhưng chưa ngủ, vừa thấy Đào lên vội nhỏm dậy thì thầm:
- Chị ơi! Cô giáo đang khóc!
- Em nói chi vậy? Cô đã lên lầu từ một giờ trước đây kia mà. Chắc bây giờ cô đang ngủ say đó.
- Không, cô đang khóc mà. Vừa rồi em đi qua phòng cô, em nghe tiếng cô kêu than “Ối trời ơi là trời!” và cô thút thít. Em không dám vào…Hay chị sang khuyên giải cô đi.
Đào do dự. Cô bé không thích xen vô công việc của người khác và có lẽ bé Loan đã lầm! Nhưng ngộ nó nói đúng thì sao? Nếu cô giáo buồn phiền thực mà không có ai để giãi bày tâm sự thì sao?
- Ta phải sang coi mới được! – Cô bé quyết định.
Rón rén trên đầu ngón chân, cô bé bước theo hành lang và dừng lại trước cửa phòng cô giáo, lắng tai nghe ngóng, rồi gõ cửa bước vào. Cô giáo Thu Trang đang ngồi trên giường, đầu gục xuống gối và khóc nức nở từng hồi. Đào vội chạy tới:
- Cô giáo! Cô làm sao vậy?
Không đáp, cô giáo lại nức nở dữ hơn. Đào giơ tay ôm lấy đôi vai rung rung của cô giáo, nước mắt nó cũng chạy quanh.
- Thưa cô! Cô cho em biết lý do đi! Em còn nhỏ nhưng em sẽ cố gắng giúp đỡ cô. Có phải những đứa nhỏ đã không ngoan chăng?
Cô Thu Trang lắc đầu.
- Hay ông anh họ cô đã cho cô những tin chẳng lành?
- Không – cô giáo nghẹn ngào đáp.
- Vậy thì ông ta đã nói gì ạ? Có phải chính ông ta đã làm cô phiền lòng hay không? Em ghét ông ta quá!
Đào lấy tay nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc cô giáo.
- Nếu không phải những tin buồn – Đào tiếp – thì cô chẳng thèm để ý đến làm gì. Ông ấy ngu xuẩn quá.
- Không! Ồ không! – Cô Thu Trang rên rỉ.
- Vậy thì cô khóc làm chi? Không có gì quan trọng chứ? Cô kể cho em nghe đi…chắc rằng khi kể xong cô sẽ thấy trong lòng nhẹ nhõm. Em sẽ không chịu ra khỏi phòng này trước khi cô đã nguôi cơn sầu, và cách tốt nhất để nguôi cơn sầu đó là thổ lộ tất cả nỗi lòng. Má em thường bảo như thế...
- Em Đào ơi! Em Đào ơi!
Cô giáo lúc này đang gục đầu vào vai Đào mà khóc, tưởng như cõi lòng của cô đang tan nát. Đào tìm kiếm lời lẽ để buộc cô giáo phải nói: Nếu là một vấn đề quan trọng, cô bé sẽ viết thư ngay cho má để xin ý kiến và mọi việc sẽ giải quyết êm thấm. Đào trìu mến nhắc lại:
- Cô nói cho em nghe đi cô!
Lúc này hai giữa người không phải là tình cô giáo với học trò mà là tình thân mật của đôi bạn ràng buộc trong sự đau đớn và thương cảm. Cuối cùng cô Thu Trang đành phải thú nhận:
- Ông Du đã rầy la cô. Ông cho rằng ở đây cô đã không làm đúng những gì cô phải làm.
Đào lớn tiếng:
- Ông ấy kỳ thật! Em nói rằng ông ta ngu xuẩn là đúng lắm. Ở đây, cô là một người hoàn toàn. Bọn trẻ vâng lời cô này, Minh và em chăm chỉ học hành này, bà Hà hết sức khen ngợi cô này. Vậy ông ấy còn muốn gì hơn nữa cà? Cô có thể làm gì khác nữa! Mà việc gì đến ông ấy kia chứ?
- Có chứ, Em Đào ơi! – Cô giáo thở dài não ruột đáp – Chính ông ấy đã buộc cô phải tới đây và ông ấy có quyền kiểm soát cô.
- Thưa cô, thì cho ông ấy ra rìa có được không?
- Không thể được, em ơi! Xưa kia ông ấy đã cho ba cô vay tiền, rất nhiều tiền… Ba cô đã qua đời chưa trả được nợ và nay cô phải trả thay.
- Thưa cô, nhưng mọi việc ở đây đều tốt đẹp! Tất cả mọi người đều hài lòng, thì lời rầy la của ông ấy có ăn nhằm gì!
Trong thâm tâm, Đào thấy hơi bất mãn, vì cô giáo xử sự như một đứa trẻ thiếu suy xét… hoặc giả cô chưa giãi tỏ hết nỗi lòng thầm kín.
- Thưa cô! Ở đây có có thấy sung sướng không ạ? – Đào hỏi.
- Có, có chứ! Tất cả mọi người đều rất tốt, quá tốt đối với cô.
- Vậy thì cô lau nước mắt đi và không nên nghĩ đến ông anh họ nữa! Nếu ông ta trở lại đây, em sẽ nói thẳng cho ông biết ý nghĩ của chúng em về cô và chắc ông ấy không rầy la cô nữa đâu, cô ạ!
- Ấy chớ, em chớ nên nói gì cả! Ông ấy sẽ đoán biết là cô đã phàn nàn. Không nên để ông ta biết điều đó. Nhưng em Đào nói phải, cô thật tức cười. Không biết cô nghĩ gì hôm nay... Bây giờ cô đi ngủ đây!
- Vây cô không khóc nữa chứ?
- Không – cô giáo mỉm cười đáp – em ngoan quá…
Đào hôn cô và nói:
- Dầu sao, em mong rằng cô sẽ không thay đổi cách dạy chúng em cô nhé. Cô có thể làm theo lợi ông anh họ để ông ấy vui lòng, nhưng em mong rằng ông ấy không đòi hỏi cô phải phạt chúng em luôn đấy ạ!
- Không đời nào!
- Vậy thì thích quá! Em chúc cô ngủ ngon!
Tuy nhiên, Đào vẫn lo ngại cô sẽ buồn phiền trở lại. nên căn dặn:
- Cô đã hứa với em là cô không khóc nữa rồi đó, thưa cô!
- Cô biết! Cô sẽ giữ lời hứa.
Đào trở về phòng mình. Lúc này bé Loan đã ngủ say. Cô bé vội lên giường nằm, miệng lầm bầm nguyền rủa ông Du:
- Mong rằng hắn không vác mặt đến đây luôn! Tội nghiệp cô giáo, ta phải bảo vệ cho cô mới được.
Rồi Đào ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
- Thưa cô, có ông nào hỏi cô ạ!
Cô giáo ngạc nhiên ngẩng lên hỏi:
- Một ông, hả anh Nam? Ông ấy hỏi tôi à, có chắc không?
- Thưa cô chắc. Ông ta nói tên là Du.
Cô giáo thoáng đỏ mặt đứng lên. Đào thấy hai tay cô run rẩy.
- À phải rồi… – cô nói – Đó là một người anh họ. Thỉnh thoảng anh lên Sàigòn và có hứa tới đây thăm tôi. Tôi ra chào anh rồi tôi trở lại đây ngay, tôi không có thời giờ tiếp lâu.
Đào nói:
- Thưa cô, cô mời ông ta ở lại dùng cơm ạ! Để ông ta đi ngay như thế thì hơi bất lịch sự.
- Nhưng cô thấy bất tiện.
- Có sao đâu ạ, thưa cô! Hay cô để em ra mời ông ta ạ.
Cô giáo nhìn Đào với đôi mắt trìu mến:
- Em ngoan quá… Em luôn muốn làm cho người khác vui lòng! Thôi được, em đi cùng cô.
Cô bé khoác tay cô giáo và hai người bước ra, có Nam theo sau. Vài phút sau, Đào trở vào phòng học.
- Thế nào, chị mời ông ta rồi chứ? – Minh hỏi – Chị có thưa với bác và cho chị Sáu biết chưa?
- Rồi. Bác Hà đang ở trong phòng khách với ông anh họ cô giáo, hai người nói chuyện như đôi bạn cố tri ấy.
- Ông anh họ trông người ra sao thế chị?
- Ông ta khổ người dong dỏng cao, nước da ngăm đen. Ông ta không ngớt lời khen ngợi đủ mọi thứ trong nhà. Bác Hà có vẻ ưng ý lắm.
- Chị mời ông ta ăn cơm, chắc ông ta phải khen chị rồi còn gì. Những người lớn sao mà hay khen bừa bãi thế! Còn cô giáo, thái độ của cô thế nào?
- Chị có cảm tưởng như cô không ưa gì ông anh họ lắm. Cô dịu dàng, kín đáo, ông kia đâu có hợp? Thôi lát nữa em sẽ thấy mặt thấy người.
Khi gặp ông Du, Minh công nhận rằng chị mình đã nói đúng. Ông ta có mã người cao lớn, mắt sáng, răng rất trắng, ông ngồi ưỡn ngực, nói năng hoạt bát, sau mỗi câu nói ông lại quay nhìn mọi người để xem hiệu quả ra sao, và khen lấy khen để tất cả mọi thứ, nào là nét duyên dáng của bà Hà, tính nết ngoan ngoãn của những đứa trẻ, nào là những món ăn ngon của chị Sáu, những vẻ đẹp khang trang của ngôi biệt thự… Bà Hà có vẻ đắc ý lắm, cô giáo thì hơi khó chịu tuy cô cố giấu để không ai thấy, hai đứa trẻ thì giương mắt tròn xoe nhìn cái ông nói ba hoa này. Còn Minh và Đào thì vừa cố nhịn cười vừa thấy bực mình. Khi xong bữa, ông Du nồng nhiệt cảm ơn mọi người về cách tiếp đãi cô em họ.
- Nhiều khi người ta thấy rất khổ phải sống giữa những người xa lạ – ông nói – Nhưng ở đây, nhờ sự săn sóc của bà và các em, Thu Trang cảm thấy như được sống trong gia đình mình vậy.
Một lát sau, ông xin phép được đưa cô giáo đi dạo một vòng bằng xe hơi của ông.
- Độ một giờ sau, tôi sẽ đưa cô em tôi trở về: như vậy tôi sẽ có thời giờ cho em tôi biết tin tức các bạn bè, chắc nó sẽ vui lòng.
Giữ đúng lời hứa, ông Du trở lại một giờ sau. Những đứa trẻ nghe thấy tiếng thắng xe, vội chạy ra đón khách. Lúc đó Nam đã vội chạy ra trước mở cổng.
- Hà! Hà! – Ông Du cười nói – Đây là cậu bé đã bị tai nạn xe hơi bữa nọ phải không? Cậu đã chọn địa điểm tai nạn thật là khéo, và đã sa vào một gia đình thật là phúc đức! Khi nào trường hợp này xảy đến cho tôi, chắc tôi phải ráng hành động như cậu ta mới được.
Rồi ông cười hô hố làm Đào rất khó chịu. Nam đỏ mặt đứng yên.
- Chắc anh Nam thích ở nhà cha mẹ hơn là ở đây – cô bé khô khan đáp – Một tai nạn đâu phải là một cuộc vui?
- Cô bé là người rất tốt bụng… và cũng quá ngây thơ! – Ông Du tiếp – tôi mong rằng tấm lòng từ thiện của cô sẽ không mang lại cho cô những vố đau.
Cô bé chau mày đang muốn trả lời một câu thật chua thì bà Hà đã đi tới. Ông khách vội quay lại cảm ơn bà với những lời hoa mỹ về sự tiếp đón nồng hậu và lòng đại lượng của gia đình đối với cô em họ của ông.
- Thỉnh thoảng mời ông lại chơi nhé! – Bà Hà nói – Chúng tôi sẽ rất hoan hỷ được đón tiếp ông.
- Nếu hắn ta trở lại, bác ta sẽ hân hoan, nhưng ta thì không! – Cô bé tự nghĩ – Hắn thật là khó thương nổi.
Cô Thu Trang có vẻ mệt mỏi; cô trở lên phòng ngay sau khi xong cơm chiều. Đào làm nốt bài vở rồi cũng lên phòng ngủ. Bé Loan lúc đó đang nằm nhưng chưa ngủ, vừa thấy Đào lên vội nhỏm dậy thì thầm:
- Chị ơi! Cô giáo đang khóc!
- Em nói chi vậy? Cô đã lên lầu từ một giờ trước đây kia mà. Chắc bây giờ cô đang ngủ say đó.
- Không, cô đang khóc mà. Vừa rồi em đi qua phòng cô, em nghe tiếng cô kêu than “Ối trời ơi là trời!” và cô thút thít. Em không dám vào…Hay chị sang khuyên giải cô đi.
Đào do dự. Cô bé không thích xen vô công việc của người khác và có lẽ bé Loan đã lầm! Nhưng ngộ nó nói đúng thì sao? Nếu cô giáo buồn phiền thực mà không có ai để giãi bày tâm sự thì sao?
- Ta phải sang coi mới được! – Cô bé quyết định.
Rón rén trên đầu ngón chân, cô bé bước theo hành lang và dừng lại trước cửa phòng cô giáo, lắng tai nghe ngóng, rồi gõ cửa bước vào. Cô giáo Thu Trang đang ngồi trên giường, đầu gục xuống gối và khóc nức nở từng hồi. Đào vội chạy tới:
- Cô giáo! Cô làm sao vậy?
Không đáp, cô giáo lại nức nở dữ hơn. Đào giơ tay ôm lấy đôi vai rung rung của cô giáo, nước mắt nó cũng chạy quanh.
- Thưa cô! Cô cho em biết lý do đi! Em còn nhỏ nhưng em sẽ cố gắng giúp đỡ cô. Có phải những đứa nhỏ đã không ngoan chăng?
Cô Thu Trang lắc đầu.
- Hay ông anh họ cô đã cho cô những tin chẳng lành?
- Không – cô giáo nghẹn ngào đáp.
- Vậy thì ông ta đã nói gì ạ? Có phải chính ông ta đã làm cô phiền lòng hay không? Em ghét ông ta quá!
Đào lấy tay nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc cô giáo.
- Nếu không phải những tin buồn – Đào tiếp – thì cô chẳng thèm để ý đến làm gì. Ông ấy ngu xuẩn quá.
- Không! Ồ không! – Cô Thu Trang rên rỉ.
- Vậy thì cô khóc làm chi? Không có gì quan trọng chứ? Cô kể cho em nghe đi…chắc rằng khi kể xong cô sẽ thấy trong lòng nhẹ nhõm. Em sẽ không chịu ra khỏi phòng này trước khi cô đã nguôi cơn sầu, và cách tốt nhất để nguôi cơn sầu đó là thổ lộ tất cả nỗi lòng. Má em thường bảo như thế...
- Em Đào ơi! Em Đào ơi!
Cô giáo lúc này đang gục đầu vào vai Đào mà khóc, tưởng như cõi lòng của cô đang tan nát. Đào tìm kiếm lời lẽ để buộc cô giáo phải nói: Nếu là một vấn đề quan trọng, cô bé sẽ viết thư ngay cho má để xin ý kiến và mọi việc sẽ giải quyết êm thấm. Đào trìu mến nhắc lại:
- Cô nói cho em nghe đi cô!
Lúc này hai giữa người không phải là tình cô giáo với học trò mà là tình thân mật của đôi bạn ràng buộc trong sự đau đớn và thương cảm. Cuối cùng cô Thu Trang đành phải thú nhận:
- Ông Du đã rầy la cô. Ông cho rằng ở đây cô đã không làm đúng những gì cô phải làm.
Đào lớn tiếng:
- Ông ấy kỳ thật! Em nói rằng ông ta ngu xuẩn là đúng lắm. Ở đây, cô là một người hoàn toàn. Bọn trẻ vâng lời cô này, Minh và em chăm chỉ học hành này, bà Hà hết sức khen ngợi cô này. Vậy ông ấy còn muốn gì hơn nữa cà? Cô có thể làm gì khác nữa! Mà việc gì đến ông ấy kia chứ?
- Có chứ, Em Đào ơi! – Cô giáo thở dài não ruột đáp – Chính ông ấy đã buộc cô phải tới đây và ông ấy có quyền kiểm soát cô.
- Thưa cô, thì cho ông ấy ra rìa có được không?
- Không thể được, em ơi! Xưa kia ông ấy đã cho ba cô vay tiền, rất nhiều tiền… Ba cô đã qua đời chưa trả được nợ và nay cô phải trả thay.
- Thưa cô, nhưng mọi việc ở đây đều tốt đẹp! Tất cả mọi người đều hài lòng, thì lời rầy la của ông ấy có ăn nhằm gì!
Trong thâm tâm, Đào thấy hơi bất mãn, vì cô giáo xử sự như một đứa trẻ thiếu suy xét… hoặc giả cô chưa giãi tỏ hết nỗi lòng thầm kín.
- Thưa cô! Ở đây có có thấy sung sướng không ạ? – Đào hỏi.
- Có, có chứ! Tất cả mọi người đều rất tốt, quá tốt đối với cô.
- Vậy thì cô lau nước mắt đi và không nên nghĩ đến ông anh họ nữa! Nếu ông ta trở lại đây, em sẽ nói thẳng cho ông biết ý nghĩ của chúng em về cô và chắc ông ấy không rầy la cô nữa đâu, cô ạ!
- Ấy chớ, em chớ nên nói gì cả! Ông ấy sẽ đoán biết là cô đã phàn nàn. Không nên để ông ta biết điều đó. Nhưng em Đào nói phải, cô thật tức cười. Không biết cô nghĩ gì hôm nay... Bây giờ cô đi ngủ đây!
- Vây cô không khóc nữa chứ?
- Không – cô giáo mỉm cười đáp – em ngoan quá…
Đào hôn cô và nói:
- Dầu sao, em mong rằng cô sẽ không thay đổi cách dạy chúng em cô nhé. Cô có thể làm theo lợi ông anh họ để ông ấy vui lòng, nhưng em mong rằng ông ấy không đòi hỏi cô phải phạt chúng em luôn đấy ạ!
- Không đời nào!
- Vậy thì thích quá! Em chúc cô ngủ ngon!
Tuy nhiên, Đào vẫn lo ngại cô sẽ buồn phiền trở lại. nên căn dặn:
- Cô đã hứa với em là cô không khóc nữa rồi đó, thưa cô!
- Cô biết! Cô sẽ giữ lời hứa.
Đào trở về phòng mình. Lúc này bé Loan đã ngủ say. Cô bé vội lên giường nằm, miệng lầm bầm nguyền rủa ông Du:
- Mong rằng hắn không vác mặt đến đây luôn! Tội nghiệp cô giáo, ta phải bảo vệ cho cô mới được.
Rồi Đào ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
CHƯƠNG IV
Sáng hôm sau, Đào vào tới phòng ăn vừa lúc chị Sáu mang đồ điểm tâm lên.
Bà Hà đã ngồi vào bàn ăn, chung quanh có Minh, Loan và Quang. Bà hỏi:
- Cô giáo đâu cháu?
- Thưa bác, cháu không thấy. Cháu vừa mới ở ngoài vườn vào đây, cháu vừa nói chuyện với Nam.
- Anh ấy đã trồng xong mấy luống rau diếp! – Quang báo tin – Anh Sáu nói anh ấy làm khéo lắm.
- Hay là cô giáo đã quên mất giờ! – Bà Hà thắc mắc – Kỳ nhỉ, mọi khi cô vẫn đúng giờ mà! Cháu Loan đi lên mời cô xuống điểm tâm đi, cả nhà đang đợi.
Bé Loan đứng dậy. Đào lo lắng: Hay là cô giáo lại đang buồn khổ? Sáng nay vừa thấy cô giáo vui cười kia mà, nhưng…
- Thưa, cô giáo đã xuống đây ạ! – Loan mở cửa báo tin.
Bước theo sau Loan, cô giáo đi vào, vẻ mặt bứt rứt:
- Cháu xin lỗi bà – cô nói – Cháu bị trễ vì cháu vừa mất bao nhiêu thời giờ để tìm kiếm một vật… mà cháu rất quý.
- Chắc cô đã tìm thấy rồi phải không? Mời cô ngồi – Bà Hà đáp – món đồ vật gì vậy?
- Thưa bà, đó là chiếc kim cài áo bằng vàng mà bà đã biết. Cháu đeo trên áo tối qua hãy còn.
- Vậy à? Nó thất lạc đâu đó chứ gì? Rồi thế nào chả kiếm ra. Ta hãy điểm tâm đi kẻo nguội mất.
- Rồi lát nữa chúng em sẽ đi kiếm cho cô – Minh tiếp.
Điểm tâm xong, lũ trẻ cùng cô giáo lên phòng lục soát kỹ càng, nhưng vẫn không thấy chiếc kim.
- Thưa cô, cô có đánh rơi trong xe hơi của ông anh họ cô không ạ? – Đào hỏi.
- Không, tối qua cô hãy còn mang nó kia mà. Lúc đi ngủ cô tháo ra để trên bàn như thường lệ. Sáng nay cô dậy trễ hơn mọi ngày. Cô mặc áo nhưng chưa kịp cài chiếc kim. Đến khi tìm nó để xuống phòng ăn thì không thấy đâu cả.
- Nó không thể nào bay mất được.
- Phải, một mình nó làm sao biến mất được.
Đào xịu mặt vì câu nói vừa rồi tỏ sự nghi ngờ cho ai lấy. Tuy nhiên, không thể nào chấp nhận việc nó biến mất như thế được.
- Thưa cô – Đào nói – Em tin rằng chẳng ai dám lấy chiếc kim của cô. Anh chị Sáu thì thực thà như đếm. Còn Nam thì không bao giờ vào trong nhà này cả.
- Đúng vậy, hắn ta không vào đây làm gì cả – cô giáo miễn cưỡng đáp – Nhưng thế không có nghĩa là hắn ta không vào đây… sáng nay. Cô không muốn nghi ngờ cho Nam em ạ, cô rất ghét sự nghi ngờ bất cứ ai. Nhưng hắn là người duy nhất ở đây mà chúng ta không biết rõ gốc tích và tính nết ra sao!
- Thưa cô, phải tìm khắp nhà mới được! – Minh nói – biết đâu chiếc kim không móc vào áo của cô mà cô không biết, rồi nó có thể rớt ở một chỗ nào đó. Chúng ta phải đi tìm ở phòng học, phòng ăn, hành lang, phòng khách!
- Các em muốn thế cũng được. Nhưng cô không tin giả thuyết đó. Chiếc kim ấy nặng lắm, nếu rớt thì cô đã nghe thấy chứ!
Cô giáo và lũ học trò đi kiếm khắp nơi trong biệt thự nhưng vẫn không thấy chiếc kim đâu cả. Cô Thu Trang không giấu nổi sự buồn rầu:
- Cô quý món trang sức đó quá! – Cô giáo thở dài nói – Nó khá đắt tiền nhưng đáng lẽ ta không được sơ ý! Thôi các em ơi, không nên mất thời giờ vô ích. Bây giờ cô phải cho Quang học, lúc khác ta sẽ nói chuyện lại.
Ba đứa lớn đi ra vườn với vẻ mặt đăm chiêu.
- Chị có tin rằng anh Nam đã lấy chiếc kim đó không? – Loan hỏi Đào – Anh ấy là một kẻ ăn cắp à?
- Điều đó không thể nào tin được. Anh Nam có vẻ thật thà, nếu không thì anh ta đã ăn cắp từ lâu rồi.
- Tuy nhiên – Minh băn khoăn nhận xét – cô giáo nói cũng có lý: ở đây anh ấy là người độc nhất mà người ta có thể nghi ngờ được.
- Thôi em Loan đi chơi nhé! – Đào nói – Em đừng lo, chắc thế nào cũng tìm thấy chiếc kim. Bây giờ em ra vườn rau hỏi xem anh Nam có trông thấy chiếc kim không nhé. Trước hết em hỏi xem sáng nay anh có việc gì vào trong nhà không? Có thể anh ta đã trông thấy chiếc kim dưới đất và đã nhặt lên rồi bỏ đâu đó. Đi lẹ lên, em kể tất cả câu chuyện này cho anh ta nghe, nhưng chớ có nói là cô giáo có ý nghi ngờ cho anh ta đấy nhé!
Sau khi Loan chạy biến đi, Minh bảo Đào:
- Chính chị nên đi hỏi anh Nam có hơn không? Tại sao lại sai bé Loan đi?
- Chị muốn để bé Loan giữ anh ta ngoài ấy độ mười phút thôi. Trong khi đó, chúng ta sẽ làm một việc mà chị không thích lắm, nhưng mình sẽ được yên tâm. Chúng ta sẽ vào kiếm chiếc kim ngay trong phòng Nam!
- Trời ơi!
Minh không dám can ngăn chị mình, vì cậu đoán biết ý nghĩ của chị. Đào sợ rằng cô giáo sẽ đòi khám xét căn phòng của Nam. Cậu không hiểu Đào muốn làm cuộc điều tra sơ khởi này với mục đích gì, nhưng để sau này hỏi sẽ rõ; cậu không ngần ngại đi theo chị.
Để không ai chú ý, hai chị em thủng thẳng đi tới căn phòng của anh chị Sáu. Lúc này anh Sáu đang bận làm cỏ ngoài vườn, chị Sáu mắc giặt giũ ở phía sau nhà, bà Hà đang ngủ gà trong chiếc ghế xích đu, cửa sổ phòng học thì mở ra phía đằng kia.
Hai chị em bèn mở cửa phòng Nam, bước vào. Lanh lẹ, họ quan sát các ô kéo của chiếc tủ, cái giát giường, các tủ áo. Trong vài phút họ đã coi khắp lượt.
- Chẳng thấy gì cả! – Minh nói – Cám ơn trời phật! Nam không phải là một tên trộm cắp, em vẫn tin như thế, nhưng em muốn có bằng chứng đích xác.
- Hay là anh đã giữ chiếc kim trong người… khoan đã: chị quên chưa coi chiếc ngăn kéo cái bàn nhỏ kia.
Cô bé liền mở ngăn kéo ra: một con dao cạo, một chiếc lược, một bàn chải, một con dao díp được bày gọn gàng trong đó. Cẩn thận hơn, cô bé thò tay vào tận đáy ngăn kéo.
Minh thấy cô biến sắc mặt:
- Minh ơi – cô nói với giong lạc hẳn đi – chiếc kim đây này!
Chiếc kim vàng lóng lánh trong bàn tay cô bé. Đào cảm thấy như mặt đất bị sụt dưới chân cô :bỗng cô thấy quả tim như thót lại. Minh vội nắm mạnh lấy cánh tay chị.
- Chị đừng có xỉu bây giờ nhé, không phải lúc! Đưa cái này cho em, rồi chúng mình rút lui.
Đào cố gượng đứng vững, mồ hôi nhỏ giọt trên trán; lảo đảo, cô bước ra phía cửa. Minh kéo chị đi và vài phút sau, hai chị em đã ngồi trên chiếc ghế gần bụi chuối ở cuối vườn.
- Chuyện này kỳ khôi thật! – Cậu bé lẩm bẩm.
- Thật chẳng làm sao hiểu nổi – Đào rên rỉ – Chị quá xúc động, thấy đầu óc choáng váng.
- Để em đi lấy cho chị ly nước, hay chút rượu mạnh như đã cho anh Nam tối hôm nọ nhé.
- Không! Em ở đây… ngồi một mình, chị thấy sợ!
Bỗng nhiên Đào bật khóc. Minh cũng thấy mủi lòng. Cậu khuyên giải:
- Không sao đâu chị ạ! Điều cần nhất là bà Hà và cô giáo đã không bắt gặp chiếc kim trong phòng anh Nam, như vậy chúng ta có đủ thời giờ để quyết định. Nhưng em rất lấy làm ngạc nhiên, vì không bao giờ em dám là tin là anh Nam có thể làm một việc như thế! Một việc làm ngu xuẩn, vì ai chẳng phải nghi ngờ cho anh ta. Tuy nhiên, anh ta đâu có ngờ nghệch như thế?
Đào đã thôi khóc và trở lại tỉnh táo.
- Hay anh ta là nạn nhân của cái đầu óc bất thường?
- Ồ! Thế anh ta lấy chiếc kim mà không biết là mình làm gì hay sao? Như thế thì hơi quá.
- Thật là kỳ lạ!
Cô bé đưa tay lên bóp trán suy nghĩ:
- Nếu chúng ta khai là Nam đã lấy chiếc kim – cô nói – thì việc gì sẽ xảy ra? Cảnh sát sẽ tới bắt anh ta bỏ tù!
- Hay là bỏ vào bệnh viện vì lý do anh ta mất trí! Như vậy thì anh ta không bao giờ lấy lại được trí nhớ. Chị có nhớ lời bác sĩ nói sao không? Đáng sợ thật!
- Hay là để chị viết thư hỏi má?
- Hừ! Làm sao má cho ý kiến khi má không biết rõ Nam là người như thế nào. Chỉ làm cho má băn khoăn vô ích. Tự nhiên chúng ta đã vướng víu vào một vụ rắc rối vô cùng!
Đào ngồi yên lặng đăm chiêu, rồi cô ngẩng đầu lên nói:
- Em rất tốt vừa nói là “chúng ta”. Chính chị là người phải chịu trách nhiệm về vụ này và chị phải tìm cách giải quyết, cho chúng ta và cho… Nam. Ban nãy, chị vào phòng anh ta để tìm kiếm chiếc kim vàng là cốt để giúp đỡ anh ta thì bây giờ không thể bỏ rơi anh ta được. Chị tin chắc anh ta không phải là một tên ăn cắp. Có thể anh ta đã thấy chiếc kim dưới đất, rồi nhặt lên một cách vô tri… chúng ta chẳng nên đi tố cáo!
- Vâng, làm như vậy không tốt. Nhưng bây giờ chúng ta phải làm sao để giúp đỡ Nam?
- Theo chị nghĩ, chúng ta có thể canh chừng hắn mà không để hắn biết, thỉnh thoảng ta sẽ vào phòng hắn để kiểm soát xem có giấu thêm những đồ vật gì khác không, và không cho hắn vào nhà trên. Bé Loan có thể thay phiên chúng ta để canh chừng khi chúng ta bận học với cô giáo. Khi nào Nam lấy lại trí khôn, ta sẽ giảng luân lý cho hắn nếu cần.
- Nếu cần? Chị quá dễ dãi! Anh ta dám vào phòng cô giáo, ăn cắp một món đồ đắt giá, mà chị…
- Vì chị không thể tin được hắn làm điều đó. Càng nghĩ chị càng thấy vô lý. Thôi, bây giờ để xem hắn nói gì với bé Loan đã.
Đào thở dài, dù có thiện chí đến mấy thì cũng phải nhận thấy rằng Nam khó có thể bào chữa được. Sự việc xảy ra đã kết tội hắn và nếu cô bé vẫn còn tin tưởng rằng hắn vô tội thì chỉ là lòng từ thiện mà thôi. Cô bé có quyền im lặng và để một kẻ gian phi sống yên ổn trong nhà này hay không?
Nhưng mà cô có quyền hay có phận sự cho bắt giam một người mà cô tin là vô tội hay không? Thật quả chưa bao giờ cô đứng trước một điều nan giải như thế!
- Thế bây giờ chúng ta để chiếc kim này ở đâu? – Minh hỏi – Chúng ta không thể mang nó vô trong nhà được, vì ban nãy đã tìm kiếm hết mọi chỗ mà không thấy, nếu bây giờ lại thấy thì kỳ quá!
- À, chị đã có cách! Để chị gói nó lại cẩn thận, rồi gởi nó cho một con bạn ở Sàigòn, nhờ nó gởi trả lại đây tức thì, chị sẽ nói với nó, là chị muốn làm một sự “ngạc nhiên” cho cô giáo. Dĩ nhiên là một điều nói dối… Nhưng cũng không sai sự thật mấy tí, vì cô giáo sẽ rất “ngạc nhiên”! Em đi lấy hộ chị một cái bìa, một tờ giấy gói, cuộn dây gai và cây viết để chị làm ngay bây giờ. Rồi em mang ra trạm bưu điện gởi cho chị, từ giờ đến bữa cơm còn đủ thời giờ chán.
Một lát sau, Minh mang gói đồ ra bưu điện gởi. Đào trở vào nhà, vẻ mặt buồn rầu, mệt mỏi và lo lắng tự hỏi: Cứu Nam là điều có hợp lý không, hay trái lại, khuyến khích hắn làm bậy?
- Trời ơi! Nếu ba má có nhà thì dễ biết bao nhiêu! – Cô thở dài than.
- Chị Đào! Chị ở đâu mà bây giờ mới về thế? Em đợi chị mãi sốt cả ruột!
Bé Loan quàng tay Đào thuật lại:
- Chị ạ, em đã gặp anh Nam, anh ấy không hề trông thấy chiếc kim, anh ấy cũng không vô nhà sáng nay vì phải đi cùng anh Sáu đến xóm bên kia để mua cây cảnh. Chị nói cho cô giáo biết đi.
- Ừ, chị sẽ nói, em giỏi lắm! Em đã làm đúng như lời chị dặn.
Đào rất phân vân giữa nỗi mừng và nỗi lo âu: Một điều lạ là mọi khi Nam chưa bao giờ đi đâu cả, thì tại sao sáng nay hắn lại đi với anh Sáu… hay hắn đã “dàn cảnh”?
Mặc dù thế, chiếc kim đã được giấu trong phòng hắn...
- Cô giáo đâu cháu?
- Thưa bác, cháu không thấy. Cháu vừa mới ở ngoài vườn vào đây, cháu vừa nói chuyện với Nam.
- Anh ấy đã trồng xong mấy luống rau diếp! – Quang báo tin – Anh Sáu nói anh ấy làm khéo lắm.
- Hay là cô giáo đã quên mất giờ! – Bà Hà thắc mắc – Kỳ nhỉ, mọi khi cô vẫn đúng giờ mà! Cháu Loan đi lên mời cô xuống điểm tâm đi, cả nhà đang đợi.
Bé Loan đứng dậy. Đào lo lắng: Hay là cô giáo lại đang buồn khổ? Sáng nay vừa thấy cô giáo vui cười kia mà, nhưng…
- Thưa, cô giáo đã xuống đây ạ! – Loan mở cửa báo tin.
Bước theo sau Loan, cô giáo đi vào, vẻ mặt bứt rứt:
- Cháu xin lỗi bà – cô nói – Cháu bị trễ vì cháu vừa mất bao nhiêu thời giờ để tìm kiếm một vật… mà cháu rất quý.
- Chắc cô đã tìm thấy rồi phải không? Mời cô ngồi – Bà Hà đáp – món đồ vật gì vậy?
- Thưa bà, đó là chiếc kim cài áo bằng vàng mà bà đã biết. Cháu đeo trên áo tối qua hãy còn.
- Vậy à? Nó thất lạc đâu đó chứ gì? Rồi thế nào chả kiếm ra. Ta hãy điểm tâm đi kẻo nguội mất.
- Rồi lát nữa chúng em sẽ đi kiếm cho cô – Minh tiếp.
Điểm tâm xong, lũ trẻ cùng cô giáo lên phòng lục soát kỹ càng, nhưng vẫn không thấy chiếc kim.
- Thưa cô, cô có đánh rơi trong xe hơi của ông anh họ cô không ạ? – Đào hỏi.
- Không, tối qua cô hãy còn mang nó kia mà. Lúc đi ngủ cô tháo ra để trên bàn như thường lệ. Sáng nay cô dậy trễ hơn mọi ngày. Cô mặc áo nhưng chưa kịp cài chiếc kim. Đến khi tìm nó để xuống phòng ăn thì không thấy đâu cả.
- Nó không thể nào bay mất được.
- Phải, một mình nó làm sao biến mất được.
Đào xịu mặt vì câu nói vừa rồi tỏ sự nghi ngờ cho ai lấy. Tuy nhiên, không thể nào chấp nhận việc nó biến mất như thế được.
- Thưa cô – Đào nói – Em tin rằng chẳng ai dám lấy chiếc kim của cô. Anh chị Sáu thì thực thà như đếm. Còn Nam thì không bao giờ vào trong nhà này cả.
- Đúng vậy, hắn ta không vào đây làm gì cả – cô giáo miễn cưỡng đáp – Nhưng thế không có nghĩa là hắn ta không vào đây… sáng nay. Cô không muốn nghi ngờ cho Nam em ạ, cô rất ghét sự nghi ngờ bất cứ ai. Nhưng hắn là người duy nhất ở đây mà chúng ta không biết rõ gốc tích và tính nết ra sao!
- Thưa cô, phải tìm khắp nhà mới được! – Minh nói – biết đâu chiếc kim không móc vào áo của cô mà cô không biết, rồi nó có thể rớt ở một chỗ nào đó. Chúng ta phải đi tìm ở phòng học, phòng ăn, hành lang, phòng khách!
- Các em muốn thế cũng được. Nhưng cô không tin giả thuyết đó. Chiếc kim ấy nặng lắm, nếu rớt thì cô đã nghe thấy chứ!
Cô giáo và lũ học trò đi kiếm khắp nơi trong biệt thự nhưng vẫn không thấy chiếc kim đâu cả. Cô Thu Trang không giấu nổi sự buồn rầu:
- Cô quý món trang sức đó quá! – Cô giáo thở dài nói – Nó khá đắt tiền nhưng đáng lẽ ta không được sơ ý! Thôi các em ơi, không nên mất thời giờ vô ích. Bây giờ cô phải cho Quang học, lúc khác ta sẽ nói chuyện lại.
Ba đứa lớn đi ra vườn với vẻ mặt đăm chiêu.
- Chị có tin rằng anh Nam đã lấy chiếc kim đó không? – Loan hỏi Đào – Anh ấy là một kẻ ăn cắp à?
- Điều đó không thể nào tin được. Anh Nam có vẻ thật thà, nếu không thì anh ta đã ăn cắp từ lâu rồi.
- Tuy nhiên – Minh băn khoăn nhận xét – cô giáo nói cũng có lý: ở đây anh ấy là người độc nhất mà người ta có thể nghi ngờ được.
- Thôi em Loan đi chơi nhé! – Đào nói – Em đừng lo, chắc thế nào cũng tìm thấy chiếc kim. Bây giờ em ra vườn rau hỏi xem anh Nam có trông thấy chiếc kim không nhé. Trước hết em hỏi xem sáng nay anh có việc gì vào trong nhà không? Có thể anh ta đã trông thấy chiếc kim dưới đất và đã nhặt lên rồi bỏ đâu đó. Đi lẹ lên, em kể tất cả câu chuyện này cho anh ta nghe, nhưng chớ có nói là cô giáo có ý nghi ngờ cho anh ta đấy nhé!
Sau khi Loan chạy biến đi, Minh bảo Đào:
- Chính chị nên đi hỏi anh Nam có hơn không? Tại sao lại sai bé Loan đi?
- Chị muốn để bé Loan giữ anh ta ngoài ấy độ mười phút thôi. Trong khi đó, chúng ta sẽ làm một việc mà chị không thích lắm, nhưng mình sẽ được yên tâm. Chúng ta sẽ vào kiếm chiếc kim ngay trong phòng Nam!
- Trời ơi!
Minh không dám can ngăn chị mình, vì cậu đoán biết ý nghĩ của chị. Đào sợ rằng cô giáo sẽ đòi khám xét căn phòng của Nam. Cậu không hiểu Đào muốn làm cuộc điều tra sơ khởi này với mục đích gì, nhưng để sau này hỏi sẽ rõ; cậu không ngần ngại đi theo chị.
Để không ai chú ý, hai chị em thủng thẳng đi tới căn phòng của anh chị Sáu. Lúc này anh Sáu đang bận làm cỏ ngoài vườn, chị Sáu mắc giặt giũ ở phía sau nhà, bà Hà đang ngủ gà trong chiếc ghế xích đu, cửa sổ phòng học thì mở ra phía đằng kia.
Hai chị em bèn mở cửa phòng Nam, bước vào. Lanh lẹ, họ quan sát các ô kéo của chiếc tủ, cái giát giường, các tủ áo. Trong vài phút họ đã coi khắp lượt.
- Chẳng thấy gì cả! – Minh nói – Cám ơn trời phật! Nam không phải là một tên trộm cắp, em vẫn tin như thế, nhưng em muốn có bằng chứng đích xác.
- Hay là anh đã giữ chiếc kim trong người… khoan đã: chị quên chưa coi chiếc ngăn kéo cái bàn nhỏ kia.
Cô bé liền mở ngăn kéo ra: một con dao cạo, một chiếc lược, một bàn chải, một con dao díp được bày gọn gàng trong đó. Cẩn thận hơn, cô bé thò tay vào tận đáy ngăn kéo.
Minh thấy cô biến sắc mặt:
- Minh ơi – cô nói với giong lạc hẳn đi – chiếc kim đây này!
Chiếc kim vàng lóng lánh trong bàn tay cô bé. Đào cảm thấy như mặt đất bị sụt dưới chân cô :bỗng cô thấy quả tim như thót lại. Minh vội nắm mạnh lấy cánh tay chị.
- Chị đừng có xỉu bây giờ nhé, không phải lúc! Đưa cái này cho em, rồi chúng mình rút lui.
Đào cố gượng đứng vững, mồ hôi nhỏ giọt trên trán; lảo đảo, cô bước ra phía cửa. Minh kéo chị đi và vài phút sau, hai chị em đã ngồi trên chiếc ghế gần bụi chuối ở cuối vườn.
- Chuyện này kỳ khôi thật! – Cậu bé lẩm bẩm.
- Thật chẳng làm sao hiểu nổi – Đào rên rỉ – Chị quá xúc động, thấy đầu óc choáng váng.
- Để em đi lấy cho chị ly nước, hay chút rượu mạnh như đã cho anh Nam tối hôm nọ nhé.
- Không! Em ở đây… ngồi một mình, chị thấy sợ!
Bỗng nhiên Đào bật khóc. Minh cũng thấy mủi lòng. Cậu khuyên giải:
- Không sao đâu chị ạ! Điều cần nhất là bà Hà và cô giáo đã không bắt gặp chiếc kim trong phòng anh Nam, như vậy chúng ta có đủ thời giờ để quyết định. Nhưng em rất lấy làm ngạc nhiên, vì không bao giờ em dám là tin là anh Nam có thể làm một việc như thế! Một việc làm ngu xuẩn, vì ai chẳng phải nghi ngờ cho anh ta. Tuy nhiên, anh ta đâu có ngờ nghệch như thế?
Đào đã thôi khóc và trở lại tỉnh táo.
- Hay anh ta là nạn nhân của cái đầu óc bất thường?
- Ồ! Thế anh ta lấy chiếc kim mà không biết là mình làm gì hay sao? Như thế thì hơi quá.
- Thật là kỳ lạ!
Cô bé đưa tay lên bóp trán suy nghĩ:
- Nếu chúng ta khai là Nam đã lấy chiếc kim – cô nói – thì việc gì sẽ xảy ra? Cảnh sát sẽ tới bắt anh ta bỏ tù!
- Hay là bỏ vào bệnh viện vì lý do anh ta mất trí! Như vậy thì anh ta không bao giờ lấy lại được trí nhớ. Chị có nhớ lời bác sĩ nói sao không? Đáng sợ thật!
- Hay là để chị viết thư hỏi má?
- Hừ! Làm sao má cho ý kiến khi má không biết rõ Nam là người như thế nào. Chỉ làm cho má băn khoăn vô ích. Tự nhiên chúng ta đã vướng víu vào một vụ rắc rối vô cùng!
Đào ngồi yên lặng đăm chiêu, rồi cô ngẩng đầu lên nói:
- Em rất tốt vừa nói là “chúng ta”. Chính chị là người phải chịu trách nhiệm về vụ này và chị phải tìm cách giải quyết, cho chúng ta và cho… Nam. Ban nãy, chị vào phòng anh ta để tìm kiếm chiếc kim vàng là cốt để giúp đỡ anh ta thì bây giờ không thể bỏ rơi anh ta được. Chị tin chắc anh ta không phải là một tên ăn cắp. Có thể anh ta đã thấy chiếc kim dưới đất, rồi nhặt lên một cách vô tri… chúng ta chẳng nên đi tố cáo!
- Vâng, làm như vậy không tốt. Nhưng bây giờ chúng ta phải làm sao để giúp đỡ Nam?
- Theo chị nghĩ, chúng ta có thể canh chừng hắn mà không để hắn biết, thỉnh thoảng ta sẽ vào phòng hắn để kiểm soát xem có giấu thêm những đồ vật gì khác không, và không cho hắn vào nhà trên. Bé Loan có thể thay phiên chúng ta để canh chừng khi chúng ta bận học với cô giáo. Khi nào Nam lấy lại trí khôn, ta sẽ giảng luân lý cho hắn nếu cần.
- Nếu cần? Chị quá dễ dãi! Anh ta dám vào phòng cô giáo, ăn cắp một món đồ đắt giá, mà chị…
- Vì chị không thể tin được hắn làm điều đó. Càng nghĩ chị càng thấy vô lý. Thôi, bây giờ để xem hắn nói gì với bé Loan đã.
Đào thở dài, dù có thiện chí đến mấy thì cũng phải nhận thấy rằng Nam khó có thể bào chữa được. Sự việc xảy ra đã kết tội hắn và nếu cô bé vẫn còn tin tưởng rằng hắn vô tội thì chỉ là lòng từ thiện mà thôi. Cô bé có quyền im lặng và để một kẻ gian phi sống yên ổn trong nhà này hay không?
Nhưng mà cô có quyền hay có phận sự cho bắt giam một người mà cô tin là vô tội hay không? Thật quả chưa bao giờ cô đứng trước một điều nan giải như thế!
- Thế bây giờ chúng ta để chiếc kim này ở đâu? – Minh hỏi – Chúng ta không thể mang nó vô trong nhà được, vì ban nãy đã tìm kiếm hết mọi chỗ mà không thấy, nếu bây giờ lại thấy thì kỳ quá!
- À, chị đã có cách! Để chị gói nó lại cẩn thận, rồi gởi nó cho một con bạn ở Sàigòn, nhờ nó gởi trả lại đây tức thì, chị sẽ nói với nó, là chị muốn làm một sự “ngạc nhiên” cho cô giáo. Dĩ nhiên là một điều nói dối… Nhưng cũng không sai sự thật mấy tí, vì cô giáo sẽ rất “ngạc nhiên”! Em đi lấy hộ chị một cái bìa, một tờ giấy gói, cuộn dây gai và cây viết để chị làm ngay bây giờ. Rồi em mang ra trạm bưu điện gởi cho chị, từ giờ đến bữa cơm còn đủ thời giờ chán.
Một lát sau, Minh mang gói đồ ra bưu điện gởi. Đào trở vào nhà, vẻ mặt buồn rầu, mệt mỏi và lo lắng tự hỏi: Cứu Nam là điều có hợp lý không, hay trái lại, khuyến khích hắn làm bậy?
- Trời ơi! Nếu ba má có nhà thì dễ biết bao nhiêu! – Cô thở dài than.
- Chị Đào! Chị ở đâu mà bây giờ mới về thế? Em đợi chị mãi sốt cả ruột!
Bé Loan quàng tay Đào thuật lại:
- Chị ạ, em đã gặp anh Nam, anh ấy không hề trông thấy chiếc kim, anh ấy cũng không vô nhà sáng nay vì phải đi cùng anh Sáu đến xóm bên kia để mua cây cảnh. Chị nói cho cô giáo biết đi.
- Ừ, chị sẽ nói, em giỏi lắm! Em đã làm đúng như lời chị dặn.
Đào rất phân vân giữa nỗi mừng và nỗi lo âu: Một điều lạ là mọi khi Nam chưa bao giờ đi đâu cả, thì tại sao sáng nay hắn lại đi với anh Sáu… hay hắn đã “dàn cảnh”?
Mặc dù thế, chiếc kim đã được giấu trong phòng hắn...
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V, VI