SÁU
- Mỵ à, Mỵ gặp thằng Dụng ở đâu vậy?
- Em gặp anh ấy ở phòng triển lãm tranh tại Ty Thông Tin đó.
Tôi vừa trả lời anh Văn vừa cắm cúi vẽ hình bộ máy tiêu hóa, cố nuốt trôi bài Vạn Vật dài dằng dặc. Còn 2 tuần lễ đúng, tôi thi lại kỳ hai.
Có tiếng anh Văn cười bí mật:
- Gặp rồi chào hỏi bỏ đi à.
Giọng khác lạ của anh Văn làm tôi ngạc nhiên. Gương mặt anh lại càng quái quỷ hơn nữa. Tôi trả lời:
- Thì em gặp ảnh ở Ty Thông Tin chớ ở đâu. Sao lâu quá, bữa nay mới thấy mặt anh ấy. Anh Dụng có đến thăm anh không?
Anh Văn rời khỏi ghế, anh không trả lời câu hỏi của tôi mà bật diêm châm thuốc. Trông dáng anh cứ như một thám tử có phận sự điều tra một vấn đề gì. Óc tò mò của tôi làm việc dữ dội. Chuyện gì vậy. Tôi quẳng cây bút lên bàn học, nắm lấy vạt áo bỏ ngoài của anh la lên:
- Anh Văn bữa ni sao lạ vậy? Chuyện gì thì phải nói chứ. Tại sao anh hỏi em thì em trả lời, còn khi hỏi anh, anh lại làm thinh? Trả lời nhanh lên, em còn học bài.
Anh Văn thở khói vun vút vào tóc tôi. Mùi khói thơm thơm, nhưng dễ bị sặc vì ngạt. Tôi ngồi xuống. Bạo động không được thì giở chiến dịch bất bạo động. Cây bút trong tay tôi lượn lờ những đường nét Vạn vật. Anh Văn bắt đầu sốt ruột. Anh lấy từ trong túi áo ra một bức thư, đưa qua đưa lại trước mặt tôi.
- Thằng Dụng nó gởi cho Mỵ bức thư này.
Tim tôi đập mạnh. Một bức thư. Tại sao lại một bức thư? Cầm lòng không được, tôi chạy theo anh Văn bấy giờ đang đứng ung dung tại cửa.
- Anh Văn, anh Dụng gởi thư cho Mỵ? Anh có đùa không? Mỵ đâu có quen thân với anh ấy.
Anh Văn nhìn tôi với cặp mắt dò xét:
- Sao lúc này Mỵ học chăm vậy, cách đây mấy tuần, anh thấy Mỵ có vẻ chán học lắm mà.
Tôi ấp úng:
- À… Mỵ gặp anh Dụng, anh ấy khuyên Mỵ nên học. Mỵ thấy anh anh khuyên đúng nên bỏ cơn lười đi.
Anh Văn cười:
- Thế sao anh Văn khuyên Mỵ, Mỵ chả lý gì đến, còn anh Dụng, chả quen thân Mỵ lại nghe?
Tôi bực mình không thể tưởng tượng được, nên hậm hực nhát gừng:
- Anh chuyên môn làm khó với Mỵ thôi. Mỵ không thèm đâu.
Nói xong, tôi bỏ chạy lại bàn học ngồi. Anh Văn biết tôi giận nên không đùa nữa. Gương mặt anh nghiêm nghị hẳn lại, anh đưa thư cho tôi và nói:
- Anh không đùa dai Mỵ đâu. Nhưng anh hỏi là để Mỵ thấy rằng việc thân hay không đâu thành vấn đề. Điều chính yếu là mình có tin nhau không. Anh biết chắc là thằng Dụng nó mến Mỵ lắm.
Tôi đỏ mặt thẹn thùng. Đây không phải là ảo tưởng. Những bất ngờ trong cuộc đời thật không ngờ được. Tôi cúi đầu mân mê bức thư dầy trên tay. Hình ảnh anh Dụng lại hiện ra bên bờ sông Đà giữa nắng chiều.
Anh Văn lặng lẽ ra về tự lúc nào. Tôi đóng nhẹ cánh cửa ngăn đôi căn gác. Kéo tấm rèm che cửa sổ, tôi nằm xuống bóc phong thư tỏ tình thứ nhất trong đời:
“… Bỏ ngoài sự sắp xếp của Thượng Đế, tôi muốn cám ơn Mỵ về sự gặp gỡ hôm nọ, một cuộc gặp gỡ mà tôi không thể nào quên được. Và chính điều đó đã giúp tôi xác tín một lần nữa với lòng mình. Tôi yêu Mỵ…”
Tôi đọc đi đọc lại bức thư của Dụng đến ba lần. Có đoạn hầu như tôi thuộc lòng. Không có một cung nhạc nào êm đềm bằng. Không có một bài thơ nào trác tuyệt hơn. Tôi nhắm mắt lại và lòng bỗng dưng thênh thang như một bay bổng lên mây. Tôi nhớ đến lần gặp gỡ thứ hai giữa tôi và Dụng. Lần này không phải là cuộc tình cờ mà là một sắp đặt tìm kiếm. Dụng đến tìm tôi.
Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn nhớ như in, gương mặt của Dụng khi giải thích lý do sự thăm viếng bất ngờ, và hiếm có này. Tôi thì vừa sung sướng vừa cảm động nên chỉ biết lí nhí mời ngồi, quên cả pha nước đãi khách. May lúc ấy có Liên, Liên nhớ ngay ra Dụng, tíu tít hỏi chuyện át được thời gian dài bỡ ngỡ.
Sau lần đó, Dụng chưa trở lại lần nào và đến nay một phong thư thay người.
Nhưng điều cần thiết là tôi có yêu Dụng không? Sự cô đơn đâu phải là yếu tố chính để nghĩ sai lòng mình. Tôi ngồi dậy, bước đến bên cửa sổ. Qua tấm màn che phơ phất, mặt trời đang tỏa những tia sáng nóng bỏng, mùa hạ. Bầu trời xanh trong, con chim sẻ ríu rít gọi bạn trên mái cao. Tôi có yêu Dụng không? Một con bướm vàng bay lạc qua cửa sổ.
Tôi không trả lời được. Lòng tôi bối rối. Tôi đọc lại lần nữa bức thư. Tôi nghĩ:
- Nếu bây giờ mình trả lại bức thư này cho Dụng rồi viết vài dòng nói rằng cám ơn anh, Mỵ không yêu anh được…
Lẽ tất nhiên, cuộc tình sẽ tan. Dụng sẽ buồn rồi không bao giờ mình gặp Dụng nữa.
Một cây lao nào xuyên thấu tim tôi. Tôi rùng mình, đột nhiên thấy nuối tiếc lạ lùng. Không bao giờ gặp mặt Dụng nữa. Tôi nghe mắt mình cay cay, đồng thời với hình ảnh Dụng ốm cao, bên bờ sông Đà, buổi chiều xuống. Mình đâu có yêu Dụng. Trong lòng tôi, một ý nghĩ tràn đến che lấp câu vừa nói – Hay là mình đã yêu? – Một ý tưởng êm đềm thẹn thùng nào lên hồng hai gò má – Vậy là yêu chăng? Dụng ơi, Dụng ơi – Cái tên nghe thân thiết như người quen cũ. Tôi gập cái thư lại kỹ càng, kiếm cái hộp bánh đựng thư bạn bè của tôi, trút tất cả ra bàn và trịnh trọng đặt lá thư tình đầu lên mặt giấy lót có kẻ hoa vàng.
- Em gặp anh ấy ở phòng triển lãm tranh tại Ty Thông Tin đó.
Tôi vừa trả lời anh Văn vừa cắm cúi vẽ hình bộ máy tiêu hóa, cố nuốt trôi bài Vạn Vật dài dằng dặc. Còn 2 tuần lễ đúng, tôi thi lại kỳ hai.
Có tiếng anh Văn cười bí mật:
- Gặp rồi chào hỏi bỏ đi à.
Giọng khác lạ của anh Văn làm tôi ngạc nhiên. Gương mặt anh lại càng quái quỷ hơn nữa. Tôi trả lời:
- Thì em gặp ảnh ở Ty Thông Tin chớ ở đâu. Sao lâu quá, bữa nay mới thấy mặt anh ấy. Anh Dụng có đến thăm anh không?
Anh Văn rời khỏi ghế, anh không trả lời câu hỏi của tôi mà bật diêm châm thuốc. Trông dáng anh cứ như một thám tử có phận sự điều tra một vấn đề gì. Óc tò mò của tôi làm việc dữ dội. Chuyện gì vậy. Tôi quẳng cây bút lên bàn học, nắm lấy vạt áo bỏ ngoài của anh la lên:
- Anh Văn bữa ni sao lạ vậy? Chuyện gì thì phải nói chứ. Tại sao anh hỏi em thì em trả lời, còn khi hỏi anh, anh lại làm thinh? Trả lời nhanh lên, em còn học bài.
Anh Văn thở khói vun vút vào tóc tôi. Mùi khói thơm thơm, nhưng dễ bị sặc vì ngạt. Tôi ngồi xuống. Bạo động không được thì giở chiến dịch bất bạo động. Cây bút trong tay tôi lượn lờ những đường nét Vạn vật. Anh Văn bắt đầu sốt ruột. Anh lấy từ trong túi áo ra một bức thư, đưa qua đưa lại trước mặt tôi.
- Thằng Dụng nó gởi cho Mỵ bức thư này.
Tim tôi đập mạnh. Một bức thư. Tại sao lại một bức thư? Cầm lòng không được, tôi chạy theo anh Văn bấy giờ đang đứng ung dung tại cửa.
- Anh Văn, anh Dụng gởi thư cho Mỵ? Anh có đùa không? Mỵ đâu có quen thân với anh ấy.
Anh Văn nhìn tôi với cặp mắt dò xét:
- Sao lúc này Mỵ học chăm vậy, cách đây mấy tuần, anh thấy Mỵ có vẻ chán học lắm mà.
Tôi ấp úng:
- À… Mỵ gặp anh Dụng, anh ấy khuyên Mỵ nên học. Mỵ thấy anh anh khuyên đúng nên bỏ cơn lười đi.
Anh Văn cười:
- Thế sao anh Văn khuyên Mỵ, Mỵ chả lý gì đến, còn anh Dụng, chả quen thân Mỵ lại nghe?
Tôi bực mình không thể tưởng tượng được, nên hậm hực nhát gừng:
- Anh chuyên môn làm khó với Mỵ thôi. Mỵ không thèm đâu.
Nói xong, tôi bỏ chạy lại bàn học ngồi. Anh Văn biết tôi giận nên không đùa nữa. Gương mặt anh nghiêm nghị hẳn lại, anh đưa thư cho tôi và nói:
- Anh không đùa dai Mỵ đâu. Nhưng anh hỏi là để Mỵ thấy rằng việc thân hay không đâu thành vấn đề. Điều chính yếu là mình có tin nhau không. Anh biết chắc là thằng Dụng nó mến Mỵ lắm.
Tôi đỏ mặt thẹn thùng. Đây không phải là ảo tưởng. Những bất ngờ trong cuộc đời thật không ngờ được. Tôi cúi đầu mân mê bức thư dầy trên tay. Hình ảnh anh Dụng lại hiện ra bên bờ sông Đà giữa nắng chiều.
Anh Văn lặng lẽ ra về tự lúc nào. Tôi đóng nhẹ cánh cửa ngăn đôi căn gác. Kéo tấm rèm che cửa sổ, tôi nằm xuống bóc phong thư tỏ tình thứ nhất trong đời:
“… Bỏ ngoài sự sắp xếp của Thượng Đế, tôi muốn cám ơn Mỵ về sự gặp gỡ hôm nọ, một cuộc gặp gỡ mà tôi không thể nào quên được. Và chính điều đó đã giúp tôi xác tín một lần nữa với lòng mình. Tôi yêu Mỵ…”
Tôi đọc đi đọc lại bức thư của Dụng đến ba lần. Có đoạn hầu như tôi thuộc lòng. Không có một cung nhạc nào êm đềm bằng. Không có một bài thơ nào trác tuyệt hơn. Tôi nhắm mắt lại và lòng bỗng dưng thênh thang như một bay bổng lên mây. Tôi nhớ đến lần gặp gỡ thứ hai giữa tôi và Dụng. Lần này không phải là cuộc tình cờ mà là một sắp đặt tìm kiếm. Dụng đến tìm tôi.
Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn nhớ như in, gương mặt của Dụng khi giải thích lý do sự thăm viếng bất ngờ, và hiếm có này. Tôi thì vừa sung sướng vừa cảm động nên chỉ biết lí nhí mời ngồi, quên cả pha nước đãi khách. May lúc ấy có Liên, Liên nhớ ngay ra Dụng, tíu tít hỏi chuyện át được thời gian dài bỡ ngỡ.
Sau lần đó, Dụng chưa trở lại lần nào và đến nay một phong thư thay người.
Nhưng điều cần thiết là tôi có yêu Dụng không? Sự cô đơn đâu phải là yếu tố chính để nghĩ sai lòng mình. Tôi ngồi dậy, bước đến bên cửa sổ. Qua tấm màn che phơ phất, mặt trời đang tỏa những tia sáng nóng bỏng, mùa hạ. Bầu trời xanh trong, con chim sẻ ríu rít gọi bạn trên mái cao. Tôi có yêu Dụng không? Một con bướm vàng bay lạc qua cửa sổ.
Tôi không trả lời được. Lòng tôi bối rối. Tôi đọc lại lần nữa bức thư. Tôi nghĩ:
- Nếu bây giờ mình trả lại bức thư này cho Dụng rồi viết vài dòng nói rằng cám ơn anh, Mỵ không yêu anh được…
Lẽ tất nhiên, cuộc tình sẽ tan. Dụng sẽ buồn rồi không bao giờ mình gặp Dụng nữa.
Một cây lao nào xuyên thấu tim tôi. Tôi rùng mình, đột nhiên thấy nuối tiếc lạ lùng. Không bao giờ gặp mặt Dụng nữa. Tôi nghe mắt mình cay cay, đồng thời với hình ảnh Dụng ốm cao, bên bờ sông Đà, buổi chiều xuống. Mình đâu có yêu Dụng. Trong lòng tôi, một ý nghĩ tràn đến che lấp câu vừa nói – Hay là mình đã yêu? – Một ý tưởng êm đềm thẹn thùng nào lên hồng hai gò má – Vậy là yêu chăng? Dụng ơi, Dụng ơi – Cái tên nghe thân thiết như người quen cũ. Tôi gập cái thư lại kỹ càng, kiếm cái hộp bánh đựng thư bạn bè của tôi, trút tất cả ra bàn và trịnh trọng đặt lá thư tình đầu lên mặt giấy lót có kẻ hoa vàng.
*
Thông cáo của Hội Đồng Khảo Thí ấn định hôm nay là ngày có kết quả Tú Tài Kỳ 2…
Tôi nóng ruột gần chết. Mặc dù, tình trạng bài thi đem lại cho tôi những mối hy vọng lớn. Nhưng tôi không làm sao ngăn được rạo rực.
Dụng đã ra Huế cách đây mấy tháng để thi nốt môn thực tập và vấn đáp. Trong một bức thư viết cho Dụng, nhằm lúc vừa thi xong, tôi đã nói với Dụng về những hy vọng của mình. Bây giờ nghĩ lại thấy thật dại. Rủi thi rớt tôi sẽ ăn nói làm sao đây.
- Chị Mỵ ơi, lẹ lên…
Tiếng Liên kêu inh ỏi, ở dưới nhà. Tôi chải vội mái tóc, vớ lấy thẻ học sinh chạy xuống gác.
- Chị đi lẹ không tụi nó xé bảng đó.
- Tao lo quá, không biết có đậu không?
- Chắc đậu, hồi hôm em nằm chiêm bao thấy lửa cháy rần rật. Thế nào cũng có tin vui.
Dọc đường, tôi gặp những bước chân nôn nao vội vã, những gương mặt lo âu cùng chiều.
- Mỵ, Mỵ, có bảng chưa?
Tôi quay lại, Tâm đang ngồi sau xe Honda của anh nó, cổ ngoái lại cười cười, tay đưa 2 ngón làm dấu chiến thắng.
Tôi và Liên cũng vẫy tay chào chào.
Cổng trường Phan Chu Trinh đầy người chen chúc. Âm thanh của tiếng loa rú dài. Liên kêu:
- Có đọc tên, đỡ quá. Nhưng nhanh lên kẻo không nghe gì hết.
Một đứa bạn đi ngược chiều nhắn nhủ:
- Sắp tuyên bố kết quả rồi. 5 giờ 30 đúng.
Tôi nhìn xuống đồng hồ. Còn năm phút nữa. Tim tôi đập mạnh trong lồng ngực. Cổ đột nhiên khô ran và bước chân quýnh quáng.
- Chị này làm gì mà quýnh lên vậy. Gần tới rồi, đi vừa vừa thôi. Gớm, khi thì chậm như rùa, khi thì…
Mặc Liên gắt gỏng vì bị lôi đi, nhưng tôi vẫn bước như chạy. Phải kiếm một chỗ mà đứng, một chỗ mà ngồi, mà dựa, không thì quỵ xuống ngay giữa đường cho xem. Giá có Dụng nhỉ. Có Dụng ở đây thì chắc tôi bình tĩnh hơn, đỡ nôn nao hơn. Bỗng nhiên tôi thấy nhớ Dụng lạ lùng. Nỗi nhớ át cơn lo làm tôi bình tĩnh lại được. Hai chị em kiếm một chỗ trống ở bực thang lên lầu cạnh văn phòng, ngồi xuống giữa rừng người ồn ào chờ đợi…
- Chị đậu rồi chị Mỵ…
Tôi đặt hai tay lên ngực để trấn át quả tim đang đập mạnh trong lồng ngực. Tiếng loa như còn vọng tên tôi rõ ràng, mồn một. Tôi kêu lên:
- Liên ơi, đậu thiệt rồi.
Liên cười tíu tít:
- Phải đãi em một chầu nước dừa đi. Khát muốn chết. Mà chị phải nhớ một chầu mì bò viên ở ngã Năm nữa đó.
Tôi còn mê đi trong cơn mừng vui vỡ tràn. Liên nắm tay tôi kéo ra cổng trường.
- Đãi nước mau lên.
Mãi khi hai đứa ra đến trường Duy Tân, tôi mới chợt nhớ la lên:
- Mà chị có đem theo tiền đâu. Thôi để mai đi.
Liên dừng lại nhăn mặt:
- Rõ hoài công. Chị này, mai phải đãi gấp hai nghe.
Tôi cười:
- Gấp ba chứ.
Hai chị em tíu tít, rủ nhau về. Phố xá bắt đầu lên đèn sớm. Người đi đông vui và tiếng xôn xao như cuộc hội.
Ba tôi nóng ruột ra đứng tận ngoài ngõ với Lãm.
Vừa thấy bóng, Lãm đã chạy băng băng nắm tay tôi hỏi:
- Đậu rồi phải không chị Mỵ?
Tôi cười định nói dối trêu Lãm nhưng không giấu được. Lãm reo lên hớn hở bỏ tay tôi chạy vội về phía ba, vừa chạy vừa hét như cả xóm đều nghe thấy.
- Chị Mỵ đậu rồi ba ơi. Đậu rồi.
Ba tôi cười, nụ cười tươi nhất của ông.
- Đỗ rồi hả Mỵ?
- Dạ vâng, may quá.
Mấy cha con sóng bước vào nhà. Má tôi không cần hỏi cũng đoán biết mọi chuyện. Bà thực tế nhất, thét Minh ra đầu đường mua một chục nem về đãi tạm cả nhà.
Đã ba tháng, hôm nay tôi mới ăn một bữa cơm ngon lành. Bao nhiêu gánh nặng đè trên vai nay chợt cất đi nhẹ nhàng khoan khoái. Nhìn gương mặt ba má, nét tươi vui rối rít của các em, lòng tôi thoáng chút hối hận khi nghĩ đến một buổi tối cách đây hai tháng nhằm hôm có kết quả kỳ 1. Giá như tôi cứ chăm học, từ bỏ những mơ mộng vẩn vơ thì gia đình tôi đã có những ngày vui dài, đâu đợi đến hôm nay.
Bữa cơm xong, mấy đứa em vòi ăn kem, quà khao chị Mỵ thi đậu mà. Tôi lấy tiền phát cho Liên bảo mua kem cho cả nhà. Mấy đứa nhỏ kêu lên sung sướng. Chúng sắp hàng theo chân Liên ra ngõ.
Tôi nhìn theo lâng lâng, lòng mở hội:
- Thế con định thi vào học ngành nào? – Ba tôi hỏi tôi.
- Dạ, chắc con thi vào ngành Sư phạm cấp tốc ba ạ. Hai năm thôi.
- Hình như có Đại học Sư phạm phải không?
Tôi cắn nhẹ môi dưới. Chỉ có những ai thi đậu kỳ đầu mới thi vào được thôi.
- Bây giờ trễ hạn nộp đơn rồi ba ạ. Tại con thi kỳ nhì nên…
- Thôi thì thi Sư phạm cấp tốc cũng được. Nếu có thì giờ con học thêm ở Khoa học để trau dồi chờ cơ hội.
Ba tôi nói tiếp. Giọng người khác hơn:
- Âu cũng là một bài học cho con. Tuổi mới lớn nào cũng mơ mộng, lãng mạn hết. Luôn luôn tự tạo cho mình một môi trường sống, một thế giới riêng biệt, vây hãm mình trong thế giới đó rồi cho là mình cô đơn, mình xấu số để có cớ mà đau khổ dằn vặt mình. Ai cũng trải qua thời kỳ đó hết. Có người lại phiền trách cha mẹ, oán hận anh em nữa cơ. Tuy nhiên, có điều mà ba muốn con sửa đổi là không nên để cho bất cứ một tư tưởng mơ hồ nào làm suy giảm sự làm việc, làm tiêu tan hết những khả năng của mình. Rồi đến khi tỉnh lại thì đã muộn rồi, cơ hội đã qua, vớt vát gì lại được.
Tôi nhìn ba tôi, lòng tràn ngập hối hận. Quả thật, bây giờ tôi mới vấn được lòng mình. Những mặc cảm tự tạo, nỗi đau khổ vô lý đều do tôi cố tình mắc lên ý nghĩ mình để tìm ở đó một thứ đau thương như trong các quyển tiểu thuyết tình.
- Ba mừng là vì thấy con đã biết nghĩ kịp thời. Cũng may anh Dụng là người tốt và vững vàng.
Tôi kêu lên:
- Ba…
Má tôi đỏ ửng – Ba tôi đã biết chuyện ư? Tôi cúi đầu. Một góc báo nhàu nát dưới tay.
- Ba chỉ khuyên con một điều là từ sau nên kiểm điểm suy xét lại việc mình làm – Chớ bao giờ buông thả hoặc để cho sự chán nản tuyệt vọng xâm chiếm, lấn át mình. Bởi từ nay trở về sau, con còn phải ra đời, tự lập, đối phó biết bao khó khăn, gặp không ít những chuyện đau khổ gấp ngàn lần. Mà lúc ấy không còn là câu chuyện lãng mạn, tưởng tượng. Đó là chuyện thật. Nếu con dễ dàng tuyệt vọng như hiện tại ba không biết là cuộc đời con sẽ ra sao. Con có nhớ nhân vật cụ Lãm và cô Mai trong tác phẩm “Nửa chừng Xuân” không? Trước khi chết, cụ Lãm đã khuyên con mình, “phải trong sạch, vui vẻ, cam đảm và đem hết nghị lực ra làm việc” – Đấy, ba cũng khuyên con ngần ấy – Mai mốt, con đi trọ học ở tỉnh xa, không có ba má ở cạnh, vậy nên lấy câu khuyên đó để tâm niệm nghe con.
Tôi ngước mắt nhìn ba kính thương.
- Vâng, con xin nghe theo lời ba.
Ba tôi mỉm cười. Người cầm lấy tờ báo khoát tay:
- Thôi, con vào trong phụ với má con dọn dẹp rồi đi chơi đâu thì đi. Bây giờ có quyền đi chơi, nghỉ ngơi cho khỏe.
Tôi đứng dậy xuống bếp – Chả còn gì để làm. Tất cả đã ngăn nắp, sạch sẽ. Hình như má tôi đã qua nhà bên để khoe về việc tôi vừa thi đỗ. Căn nhà vắng lặng. Lòng tôi mênh mang một nỗi vui nhẹ nhàng.
Tôi lên gác – Gác tối lờ mờ. Không bật đèn, tôi đứng dựa vào thành cửa sổ nhìn ra bầu trời đầy sao của đêm cuối hạ. Thoang thoảng hương dạ lý theo gió luồn nhẹ nhàng vào tóc, lên má, lên da thịt.
Tôi nhớ Dụng và nghĩ đến những ngày gần nhau sắp tới mà lòng nghe nôn nao sung sướng.
Sao lẩn khuất trong một vòm mây mờ nhạt. Dải Ngân hà xôn xao như tiếng ngọc chạm. Đêm đẹp. Cuộc đời cũng đẹp. Tuyệt. Mùa thu sắp đến. Tôi nhớ đến những hàng cây lá vàng trên bờ sông Hương trước khuôn viên trường Đồng Khánh. Dụng tả cho tôi nghe và hứa hẹn mùa đầu thu nhập học sẽ dẫn tôi đi lang thang trên lối đi đầy lá đó.
“Gửi gió cho mây ngàn bay. Gửi bướm đa tình về hoa. Gửi thêm cánh thư. Màu xanh ái ân. Về đây với thu trần gian.”
- Dụng ơi.
Tôi với tay bật đèn, vào bàn viết. Tờ giấy mỏng xanh mở ra trên tập vở kẻ ô trắng nhỏ. Tôi viết những chữ vui mừng cho chàng.
“Anh,
Em đã đỗ rồi đấy. Đầu thu này sẽ được học gần anh…”
Tình yêu trải đầy trên giấy. Và tôi nghe như mùa thu đã về đâu đó bên khung cửa sổ.
Tôi nóng ruột gần chết. Mặc dù, tình trạng bài thi đem lại cho tôi những mối hy vọng lớn. Nhưng tôi không làm sao ngăn được rạo rực.
Dụng đã ra Huế cách đây mấy tháng để thi nốt môn thực tập và vấn đáp. Trong một bức thư viết cho Dụng, nhằm lúc vừa thi xong, tôi đã nói với Dụng về những hy vọng của mình. Bây giờ nghĩ lại thấy thật dại. Rủi thi rớt tôi sẽ ăn nói làm sao đây.
- Chị Mỵ ơi, lẹ lên…
Tiếng Liên kêu inh ỏi, ở dưới nhà. Tôi chải vội mái tóc, vớ lấy thẻ học sinh chạy xuống gác.
- Chị đi lẹ không tụi nó xé bảng đó.
- Tao lo quá, không biết có đậu không?
- Chắc đậu, hồi hôm em nằm chiêm bao thấy lửa cháy rần rật. Thế nào cũng có tin vui.
Dọc đường, tôi gặp những bước chân nôn nao vội vã, những gương mặt lo âu cùng chiều.
- Mỵ, Mỵ, có bảng chưa?
Tôi quay lại, Tâm đang ngồi sau xe Honda của anh nó, cổ ngoái lại cười cười, tay đưa 2 ngón làm dấu chiến thắng.
Tôi và Liên cũng vẫy tay chào chào.
Cổng trường Phan Chu Trinh đầy người chen chúc. Âm thanh của tiếng loa rú dài. Liên kêu:
- Có đọc tên, đỡ quá. Nhưng nhanh lên kẻo không nghe gì hết.
Một đứa bạn đi ngược chiều nhắn nhủ:
- Sắp tuyên bố kết quả rồi. 5 giờ 30 đúng.
Tôi nhìn xuống đồng hồ. Còn năm phút nữa. Tim tôi đập mạnh trong lồng ngực. Cổ đột nhiên khô ran và bước chân quýnh quáng.
- Chị này làm gì mà quýnh lên vậy. Gần tới rồi, đi vừa vừa thôi. Gớm, khi thì chậm như rùa, khi thì…
Mặc Liên gắt gỏng vì bị lôi đi, nhưng tôi vẫn bước như chạy. Phải kiếm một chỗ mà đứng, một chỗ mà ngồi, mà dựa, không thì quỵ xuống ngay giữa đường cho xem. Giá có Dụng nhỉ. Có Dụng ở đây thì chắc tôi bình tĩnh hơn, đỡ nôn nao hơn. Bỗng nhiên tôi thấy nhớ Dụng lạ lùng. Nỗi nhớ át cơn lo làm tôi bình tĩnh lại được. Hai chị em kiếm một chỗ trống ở bực thang lên lầu cạnh văn phòng, ngồi xuống giữa rừng người ồn ào chờ đợi…
- Chị đậu rồi chị Mỵ…
Tôi đặt hai tay lên ngực để trấn át quả tim đang đập mạnh trong lồng ngực. Tiếng loa như còn vọng tên tôi rõ ràng, mồn một. Tôi kêu lên:
- Liên ơi, đậu thiệt rồi.
Liên cười tíu tít:
- Phải đãi em một chầu nước dừa đi. Khát muốn chết. Mà chị phải nhớ một chầu mì bò viên ở ngã Năm nữa đó.
Tôi còn mê đi trong cơn mừng vui vỡ tràn. Liên nắm tay tôi kéo ra cổng trường.
- Đãi nước mau lên.
Mãi khi hai đứa ra đến trường Duy Tân, tôi mới chợt nhớ la lên:
- Mà chị có đem theo tiền đâu. Thôi để mai đi.
Liên dừng lại nhăn mặt:
- Rõ hoài công. Chị này, mai phải đãi gấp hai nghe.
Tôi cười:
- Gấp ba chứ.
Hai chị em tíu tít, rủ nhau về. Phố xá bắt đầu lên đèn sớm. Người đi đông vui và tiếng xôn xao như cuộc hội.
Ba tôi nóng ruột ra đứng tận ngoài ngõ với Lãm.
Vừa thấy bóng, Lãm đã chạy băng băng nắm tay tôi hỏi:
- Đậu rồi phải không chị Mỵ?
Tôi cười định nói dối trêu Lãm nhưng không giấu được. Lãm reo lên hớn hở bỏ tay tôi chạy vội về phía ba, vừa chạy vừa hét như cả xóm đều nghe thấy.
- Chị Mỵ đậu rồi ba ơi. Đậu rồi.
Ba tôi cười, nụ cười tươi nhất của ông.
- Đỗ rồi hả Mỵ?
- Dạ vâng, may quá.
Mấy cha con sóng bước vào nhà. Má tôi không cần hỏi cũng đoán biết mọi chuyện. Bà thực tế nhất, thét Minh ra đầu đường mua một chục nem về đãi tạm cả nhà.
Đã ba tháng, hôm nay tôi mới ăn một bữa cơm ngon lành. Bao nhiêu gánh nặng đè trên vai nay chợt cất đi nhẹ nhàng khoan khoái. Nhìn gương mặt ba má, nét tươi vui rối rít của các em, lòng tôi thoáng chút hối hận khi nghĩ đến một buổi tối cách đây hai tháng nhằm hôm có kết quả kỳ 1. Giá như tôi cứ chăm học, từ bỏ những mơ mộng vẩn vơ thì gia đình tôi đã có những ngày vui dài, đâu đợi đến hôm nay.
Bữa cơm xong, mấy đứa em vòi ăn kem, quà khao chị Mỵ thi đậu mà. Tôi lấy tiền phát cho Liên bảo mua kem cho cả nhà. Mấy đứa nhỏ kêu lên sung sướng. Chúng sắp hàng theo chân Liên ra ngõ.
Tôi nhìn theo lâng lâng, lòng mở hội:
- Thế con định thi vào học ngành nào? – Ba tôi hỏi tôi.
- Dạ, chắc con thi vào ngành Sư phạm cấp tốc ba ạ. Hai năm thôi.
- Hình như có Đại học Sư phạm phải không?
Tôi cắn nhẹ môi dưới. Chỉ có những ai thi đậu kỳ đầu mới thi vào được thôi.
- Bây giờ trễ hạn nộp đơn rồi ba ạ. Tại con thi kỳ nhì nên…
- Thôi thì thi Sư phạm cấp tốc cũng được. Nếu có thì giờ con học thêm ở Khoa học để trau dồi chờ cơ hội.
Ba tôi nói tiếp. Giọng người khác hơn:
- Âu cũng là một bài học cho con. Tuổi mới lớn nào cũng mơ mộng, lãng mạn hết. Luôn luôn tự tạo cho mình một môi trường sống, một thế giới riêng biệt, vây hãm mình trong thế giới đó rồi cho là mình cô đơn, mình xấu số để có cớ mà đau khổ dằn vặt mình. Ai cũng trải qua thời kỳ đó hết. Có người lại phiền trách cha mẹ, oán hận anh em nữa cơ. Tuy nhiên, có điều mà ba muốn con sửa đổi là không nên để cho bất cứ một tư tưởng mơ hồ nào làm suy giảm sự làm việc, làm tiêu tan hết những khả năng của mình. Rồi đến khi tỉnh lại thì đã muộn rồi, cơ hội đã qua, vớt vát gì lại được.
Tôi nhìn ba tôi, lòng tràn ngập hối hận. Quả thật, bây giờ tôi mới vấn được lòng mình. Những mặc cảm tự tạo, nỗi đau khổ vô lý đều do tôi cố tình mắc lên ý nghĩ mình để tìm ở đó một thứ đau thương như trong các quyển tiểu thuyết tình.
- Ba mừng là vì thấy con đã biết nghĩ kịp thời. Cũng may anh Dụng là người tốt và vững vàng.
Tôi kêu lên:
- Ba…
Má tôi đỏ ửng – Ba tôi đã biết chuyện ư? Tôi cúi đầu. Một góc báo nhàu nát dưới tay.
- Ba chỉ khuyên con một điều là từ sau nên kiểm điểm suy xét lại việc mình làm – Chớ bao giờ buông thả hoặc để cho sự chán nản tuyệt vọng xâm chiếm, lấn át mình. Bởi từ nay trở về sau, con còn phải ra đời, tự lập, đối phó biết bao khó khăn, gặp không ít những chuyện đau khổ gấp ngàn lần. Mà lúc ấy không còn là câu chuyện lãng mạn, tưởng tượng. Đó là chuyện thật. Nếu con dễ dàng tuyệt vọng như hiện tại ba không biết là cuộc đời con sẽ ra sao. Con có nhớ nhân vật cụ Lãm và cô Mai trong tác phẩm “Nửa chừng Xuân” không? Trước khi chết, cụ Lãm đã khuyên con mình, “phải trong sạch, vui vẻ, cam đảm và đem hết nghị lực ra làm việc” – Đấy, ba cũng khuyên con ngần ấy – Mai mốt, con đi trọ học ở tỉnh xa, không có ba má ở cạnh, vậy nên lấy câu khuyên đó để tâm niệm nghe con.
Tôi ngước mắt nhìn ba kính thương.
- Vâng, con xin nghe theo lời ba.
Ba tôi mỉm cười. Người cầm lấy tờ báo khoát tay:
- Thôi, con vào trong phụ với má con dọn dẹp rồi đi chơi đâu thì đi. Bây giờ có quyền đi chơi, nghỉ ngơi cho khỏe.
Tôi đứng dậy xuống bếp – Chả còn gì để làm. Tất cả đã ngăn nắp, sạch sẽ. Hình như má tôi đã qua nhà bên để khoe về việc tôi vừa thi đỗ. Căn nhà vắng lặng. Lòng tôi mênh mang một nỗi vui nhẹ nhàng.
Tôi lên gác – Gác tối lờ mờ. Không bật đèn, tôi đứng dựa vào thành cửa sổ nhìn ra bầu trời đầy sao của đêm cuối hạ. Thoang thoảng hương dạ lý theo gió luồn nhẹ nhàng vào tóc, lên má, lên da thịt.
Tôi nhớ Dụng và nghĩ đến những ngày gần nhau sắp tới mà lòng nghe nôn nao sung sướng.
Sao lẩn khuất trong một vòm mây mờ nhạt. Dải Ngân hà xôn xao như tiếng ngọc chạm. Đêm đẹp. Cuộc đời cũng đẹp. Tuyệt. Mùa thu sắp đến. Tôi nhớ đến những hàng cây lá vàng trên bờ sông Hương trước khuôn viên trường Đồng Khánh. Dụng tả cho tôi nghe và hứa hẹn mùa đầu thu nhập học sẽ dẫn tôi đi lang thang trên lối đi đầy lá đó.
“Gửi gió cho mây ngàn bay. Gửi bướm đa tình về hoa. Gửi thêm cánh thư. Màu xanh ái ân. Về đây với thu trần gian.”
- Dụng ơi.
Tôi với tay bật đèn, vào bàn viết. Tờ giấy mỏng xanh mở ra trên tập vở kẻ ô trắng nhỏ. Tôi viết những chữ vui mừng cho chàng.
“Anh,
Em đã đỗ rồi đấy. Đầu thu này sẽ được học gần anh…”
Tình yêu trải đầy trên giấy. Và tôi nghe như mùa thu đã về đâu đó bên khung cửa sổ.
KIM HÀI