NĂM
Tôi không ngờ nỗi cô đơn nhỏ nhoi tuổi mới lớn lại
đánh đổi giá quá đắt như vậy. Kết quả của những hôm muộn phiền, của một giấc
mộng con gái đầu đời không trọn vẹn là tôi thi rớt Tú Tài.
Tấm bảng đen dán những tờ giấy vàng nhòa đi trong nắng hoàng hôn. Qua màn nước mắt lờ mờ tôi nhìn thấy những nụ cười, những ánh mắt sung sướng của những kẻ thi đậu chao qua chao lại. Cùng lúc hình ảnh ba má tôi, các em tôi buồn bã trách móc.
Nỗi thất vọng trong tôi không lớn bằng nỗi buồn khi nghĩ đến sự thất vọng của gia đình. Tôi lảo đảo rời xa đám đông. Đường về nhà ơi, dài ra, dài ngút, dài thật dài, để tôi không bao giờ đi tới.
Câu nói đầu tiên của ba tôi khi nghe tin tôi thi rớt là một cơn lặng dài. Tôi đứng im, như trồng xuống đất. Lòng trống rỗng. Mắt ráo hoảnh trong nỗi đau kỳ dị không lời. Mãi, ba tôi mới thốt:
- Thôi, học tài thi phận, con rán kỳ tới.
Nói xong, người đi ra ghế hút thuốc lặng lẽ. Má tôi từ dưới nhà lên thấy cảnh vậy, bà đã đoán được mọi việc:
- Rớt rồi hả con?
Tôi gật đầu. Bấy giờ nước mắt mới chảy và tôi bật lên tiếng khóc.
Liên dìu tôi lên gác. Nó không biết an ủi thế nào nên chỉ ngồi một chốc rồi rút lui xuống nhà dưới.
Tôi giấu mặt trong chăn. Tôi khóc cho tôi, cho những thất vọng liên tiếp, cho niễm hối hận, cho nỗi buồn của song thân, và cho cả sự cô đơn phức tạp trong tâm hồn.
Buổi tối, tôi được người anh họ dắt đi xem xi nê, có cả Liên nữa. Anh bảo đi để quên cái buồn rồi về nhà đóng cửa học bài thi, học chết bỏ.
Ba má tôi đều khuyến khích tôi nên ra ngoài một buổi. Lòng hai người bao dung quá làm tôi rưng rưng. Người anh họ kéo tay tôi và Liên. Lãm đòi đi theo, Liên cười bảo em:
- Lãm ở nhà, đi coi phim này có ma, dễ sợ lắm. Lúc về chị mua bánh bao cho.
Lãm vùng vằng:
- Chị nói dối Lãm.
- Thật đấy…
Mặc Lãm đứng bối rối ở cửa với chiếc quần mặc hồi Tết trong tay, chúng tôi ra khỏi nhà. Anh Văn đề nghị nên ăn một cái gì chứ bây giờ còn sớm lắm. Liên nói tùy anh. Chúng tôi đi bộ qua những dãy phố sầm uất. Con đường chính của thị xã bao giờ cũng đông người. Những ngọn đèn màu đã bật sáng và tiếng nhạc từ hội trường Trưng Vương vọng ra như âm thanh của một đêm hát bộ.
Chúng tôi vòng qua ngã Năm ăn mì. Liên nhìn tôi cười:
- Thi rớt như chị là nhất đó, được đi xi-nê, được ăn mì. Số chị này mà sướng.
Anh Văn cũng cười bảo:
- Con gái học gì cho nhiều, về nhà dạy chồng hả? Học ít đi. Rớt càng nhiều càng tốt. Sang năm tụi ngươi cho anh uống rượu mừng là xong.
Liên dí dỏm nối đuôi:
- Lúc ấy chỉ khóc vì chồng vì con thôi.
Anh Văn hất hàm hỏi tôi:
- Sang năm lấy chồng chưa? Anh giới thiệu cho.
Tôi cười buồn:
- Em mà cũng có tương lai à. Mỗi lần soi mặt chỉ thấy bóng mình.
Anh Văn chăm chú nhìn tôi. Anh thông minh và tinh nhanh lắm. Dù anh thích khôi hài, nhưng đôi lúc những câu nói của anh thấm sâu tận lòng người.
- Mỵ có vẻ bi quan hơi nhiều đó nhé. Phải tự tin mới được. Ai cũng có sở trường và sở đoản của mình. Soi gương mà thấy mình là quí rồi. Sợ cả đời không soi gương được mới đáng lo.
Tôi xoay ly trà, nhìn vào đáy cốc. Nước in bóng hai mắt tôi sóng sánh. Tôi nhớ tấm gương soi ở bàn học được cất kỹ ở ngăn kéo mà thở dài. Anh Văn mắng tôi:
- Mỵ ngốc lắm. Nhà không có anh lớn, có chuyện gì cần giải quyết mà không thể thố lộ với bố mẹ được thì có thể nhờ anh. Bộ anh không giúp cô được gì hết sao?
Tôi lắc đầu vô thức. Nỗi buồn sâu của tôi không tiếng không lời. Lấy đâu tôi bày tỏ cùng người khác.
- Coi chừng trễ giờ nghe anh Văn.
Anh Văn trả tiền rồi cả ba chúng tôi chầm chậm tiến về đường Độc Lập. Liên hỏi tên cuốn phim sẽ được xem. Anh Văn cho biết phim “Bác sĩ Jivago”
Tôi góp:
- Em đã đọc quyển ấy.
Anh Văn gật đầu:
- Anh cũng đã đọc rồi. Truyện thì tuyệt, nhưng không biết phim thế nào. Nghe nói đoạt đến 6 Oscar lận.
- Em thương cả 3 nhân vật trong Doctor Jivago – Laura, Tonya, Jivago. Ai cũng có một nỗi cô đơn trong lòng riêng cho mình. Một khao khát, một khổ sở thầm kín, không một nhân vật nào sung sướng trong Dr. Jivago.
Anh Văn gật đầu:
- Em không thấy Laura hạnh phúc à?
- Không, đó là hạnh phúc giả tạo, không trọn vẹn. Phải là hạnh phúc của riêng mình, cho một mình mình, nguyên thủy.
Anh Văn gật gật cái đầu:
- Con nhỏ này thế mà ghê.
Trong khi Liên ngơ ngác:
- Nhức đầu quá. Phim có hát không anh Văn? Em chỉ thích phim có ca nhạc nhảy múa. Vui và khỏe khoắn nhất. Chứ xem mấy phim ma quái hay tình cảm về ngủ chả được gì hết.
Anh Văn nhìn tôi rồi lại nhìn Liên. Anh cười phê bình:
- Con nhỏ Liên sau này sướng hơn con nhỏ Mỵ. Một đứa thì lạc quan, tự nhiên, còn một đứa thì suy tư nhiều, sống nội tâm nhiều.
Liên háy:
- Anh này làm như mình là thầy bói ấy.
- Chớ sao. Để xem thử có đúng không. Đó là cách suy đoán trạng thái tâm lý qua hành động biểu lộ…
Câu nói bị ngắt quãng bởi một đám cưới với những đoàn xe chạy chậm và dài. Cô dâu lộng lẫy và hư ảo như một nàng tiên trong cái lúp trắng phủ mặt có gắn hoa. Xe chạy về hướng nhà thờ. Những gương mặt trên xe tươi tỉnh làm sáng cả bầu trời đang xuống thấp.
- Đám cưới sang quá.
- Mai mốt Liên cũng vậy.
- Nhà em nghèo thấy mồ.
- Nghèo mà trang trọng có sao.
Đoàn xe đi hết. Chúng tôi qua đường tiến vào rạp chiếu bóng.
Buổi tối, từ rạp chiếu bóng ra, chúng tôi đi dạo dọc bờ sông. Trời nóng như lửa. Gió trốn mất tự phương nào – Sao trên trời nhiều như mở hội. Giòng nước sóng sánh bạc và từ phía xa thật xa, ánh đèn rada trên đỉnh Sơn Trà lập lòe chớp sáng.
Liên nói đi nói lại mãi về cuốn phim. Màu đẹp, Omar Sharif đóng tuyệt.
- Nhưng ghét quá. Em thương Tonya ghê – Tội quá – Hiền nên khi nào cũng thiệt thòi.
Anh Văn cười ra tiếng:
- Trong sách nguyên tác, Jivago không tệ như vậy đâu. Đời sống nội tâm của ông phức tạp và thú vị lắm.
Liên bĩu môi:
- Dù anh có biện luận như thế nào đi nữa, liên lạc giữa Jivago và Laura cũng bất chính rồi.
Tôi gạt câu chuyện sang một bên và đòi ngồi nghỉ chân. Liên vẫn còn ấm ức, nhưng không thấy ai muốn bàn sâu về chuyện phim nữa nên thôi.
Hơi nước từ dưới sông bốc lên ngộp cả hơi thở. Cả một khoảng sông dài đông đảo người. Tôi nhớ đến buổi hóng mát nào của những ngày tháng giêng. Ngày buồn tênh đau xót đó đã là một kết quả hôm nay cho tôi. Tôi cúi mặt vào ly nước mát và nghĩ đến một gương mặt nào đã lờ mờ sâu hút. Vầng khói đã tan. Trong tôi chỉ còn hơi hớm của một cơn mơ – Bây giờ tôi đã thức dậy. Tất cả là ảo mộng. Vậy mà tôi đã tiêu phí bao ngày vô ích. Thôi từ giã những mộng mơ lãng mạn. Nhưng có chắc là tôi không mất mát một chút gì trong tâm hồn? Có chứ. Một khoảng đời bình yên, thơ mộng hồn nhiên. Và một tấm lòng từ đây đã biết xót xa.
Gió thổi nhẹ vờn tóc rối bời. Tôi ngước mắt nhìn trời. Dải Ngân hà như một dòng sữa vắt ngang lưng trời.
Tôi nói:
- Đêm yên lặng quá. Nhưng ai có thể nghĩ là sẽ có một cơn bão ở bên trên đó không?
Hình như có tiếng ai cười nhẹ và giọng nói xôn xao trả lời. Tôi ngả người trên ghế dựa. Mắt nhắm lại.
Tấm bảng đen dán những tờ giấy vàng nhòa đi trong nắng hoàng hôn. Qua màn nước mắt lờ mờ tôi nhìn thấy những nụ cười, những ánh mắt sung sướng của những kẻ thi đậu chao qua chao lại. Cùng lúc hình ảnh ba má tôi, các em tôi buồn bã trách móc.
Nỗi thất vọng trong tôi không lớn bằng nỗi buồn khi nghĩ đến sự thất vọng của gia đình. Tôi lảo đảo rời xa đám đông. Đường về nhà ơi, dài ra, dài ngút, dài thật dài, để tôi không bao giờ đi tới.
Câu nói đầu tiên của ba tôi khi nghe tin tôi thi rớt là một cơn lặng dài. Tôi đứng im, như trồng xuống đất. Lòng trống rỗng. Mắt ráo hoảnh trong nỗi đau kỳ dị không lời. Mãi, ba tôi mới thốt:
- Thôi, học tài thi phận, con rán kỳ tới.
Nói xong, người đi ra ghế hút thuốc lặng lẽ. Má tôi từ dưới nhà lên thấy cảnh vậy, bà đã đoán được mọi việc:
- Rớt rồi hả con?
Tôi gật đầu. Bấy giờ nước mắt mới chảy và tôi bật lên tiếng khóc.
Liên dìu tôi lên gác. Nó không biết an ủi thế nào nên chỉ ngồi một chốc rồi rút lui xuống nhà dưới.
Tôi giấu mặt trong chăn. Tôi khóc cho tôi, cho những thất vọng liên tiếp, cho niễm hối hận, cho nỗi buồn của song thân, và cho cả sự cô đơn phức tạp trong tâm hồn.
Buổi tối, tôi được người anh họ dắt đi xem xi nê, có cả Liên nữa. Anh bảo đi để quên cái buồn rồi về nhà đóng cửa học bài thi, học chết bỏ.
Ba má tôi đều khuyến khích tôi nên ra ngoài một buổi. Lòng hai người bao dung quá làm tôi rưng rưng. Người anh họ kéo tay tôi và Liên. Lãm đòi đi theo, Liên cười bảo em:
- Lãm ở nhà, đi coi phim này có ma, dễ sợ lắm. Lúc về chị mua bánh bao cho.
Lãm vùng vằng:
- Chị nói dối Lãm.
- Thật đấy…
Mặc Lãm đứng bối rối ở cửa với chiếc quần mặc hồi Tết trong tay, chúng tôi ra khỏi nhà. Anh Văn đề nghị nên ăn một cái gì chứ bây giờ còn sớm lắm. Liên nói tùy anh. Chúng tôi đi bộ qua những dãy phố sầm uất. Con đường chính của thị xã bao giờ cũng đông người. Những ngọn đèn màu đã bật sáng và tiếng nhạc từ hội trường Trưng Vương vọng ra như âm thanh của một đêm hát bộ.
Chúng tôi vòng qua ngã Năm ăn mì. Liên nhìn tôi cười:
- Thi rớt như chị là nhất đó, được đi xi-nê, được ăn mì. Số chị này mà sướng.
Anh Văn cũng cười bảo:
- Con gái học gì cho nhiều, về nhà dạy chồng hả? Học ít đi. Rớt càng nhiều càng tốt. Sang năm tụi ngươi cho anh uống rượu mừng là xong.
Liên dí dỏm nối đuôi:
- Lúc ấy chỉ khóc vì chồng vì con thôi.
Anh Văn hất hàm hỏi tôi:
- Sang năm lấy chồng chưa? Anh giới thiệu cho.
Tôi cười buồn:
- Em mà cũng có tương lai à. Mỗi lần soi mặt chỉ thấy bóng mình.
Anh Văn chăm chú nhìn tôi. Anh thông minh và tinh nhanh lắm. Dù anh thích khôi hài, nhưng đôi lúc những câu nói của anh thấm sâu tận lòng người.
- Mỵ có vẻ bi quan hơi nhiều đó nhé. Phải tự tin mới được. Ai cũng có sở trường và sở đoản của mình. Soi gương mà thấy mình là quí rồi. Sợ cả đời không soi gương được mới đáng lo.
Tôi xoay ly trà, nhìn vào đáy cốc. Nước in bóng hai mắt tôi sóng sánh. Tôi nhớ tấm gương soi ở bàn học được cất kỹ ở ngăn kéo mà thở dài. Anh Văn mắng tôi:
- Mỵ ngốc lắm. Nhà không có anh lớn, có chuyện gì cần giải quyết mà không thể thố lộ với bố mẹ được thì có thể nhờ anh. Bộ anh không giúp cô được gì hết sao?
Tôi lắc đầu vô thức. Nỗi buồn sâu của tôi không tiếng không lời. Lấy đâu tôi bày tỏ cùng người khác.
- Coi chừng trễ giờ nghe anh Văn.
Anh Văn trả tiền rồi cả ba chúng tôi chầm chậm tiến về đường Độc Lập. Liên hỏi tên cuốn phim sẽ được xem. Anh Văn cho biết phim “Bác sĩ Jivago”
Tôi góp:
- Em đã đọc quyển ấy.
Anh Văn gật đầu:
- Anh cũng đã đọc rồi. Truyện thì tuyệt, nhưng không biết phim thế nào. Nghe nói đoạt đến 6 Oscar lận.
- Em thương cả 3 nhân vật trong Doctor Jivago – Laura, Tonya, Jivago. Ai cũng có một nỗi cô đơn trong lòng riêng cho mình. Một khao khát, một khổ sở thầm kín, không một nhân vật nào sung sướng trong Dr. Jivago.
Anh Văn gật đầu:
- Em không thấy Laura hạnh phúc à?
- Không, đó là hạnh phúc giả tạo, không trọn vẹn. Phải là hạnh phúc của riêng mình, cho một mình mình, nguyên thủy.
Anh Văn gật gật cái đầu:
- Con nhỏ này thế mà ghê.
Trong khi Liên ngơ ngác:
- Nhức đầu quá. Phim có hát không anh Văn? Em chỉ thích phim có ca nhạc nhảy múa. Vui và khỏe khoắn nhất. Chứ xem mấy phim ma quái hay tình cảm về ngủ chả được gì hết.
Anh Văn nhìn tôi rồi lại nhìn Liên. Anh cười phê bình:
- Con nhỏ Liên sau này sướng hơn con nhỏ Mỵ. Một đứa thì lạc quan, tự nhiên, còn một đứa thì suy tư nhiều, sống nội tâm nhiều.
Liên háy:
- Anh này làm như mình là thầy bói ấy.
- Chớ sao. Để xem thử có đúng không. Đó là cách suy đoán trạng thái tâm lý qua hành động biểu lộ…
Câu nói bị ngắt quãng bởi một đám cưới với những đoàn xe chạy chậm và dài. Cô dâu lộng lẫy và hư ảo như một nàng tiên trong cái lúp trắng phủ mặt có gắn hoa. Xe chạy về hướng nhà thờ. Những gương mặt trên xe tươi tỉnh làm sáng cả bầu trời đang xuống thấp.
- Đám cưới sang quá.
- Mai mốt Liên cũng vậy.
- Nhà em nghèo thấy mồ.
- Nghèo mà trang trọng có sao.
Đoàn xe đi hết. Chúng tôi qua đường tiến vào rạp chiếu bóng.
Buổi tối, từ rạp chiếu bóng ra, chúng tôi đi dạo dọc bờ sông. Trời nóng như lửa. Gió trốn mất tự phương nào – Sao trên trời nhiều như mở hội. Giòng nước sóng sánh bạc và từ phía xa thật xa, ánh đèn rada trên đỉnh Sơn Trà lập lòe chớp sáng.
Liên nói đi nói lại mãi về cuốn phim. Màu đẹp, Omar Sharif đóng tuyệt.
- Nhưng ghét quá. Em thương Tonya ghê – Tội quá – Hiền nên khi nào cũng thiệt thòi.
Anh Văn cười ra tiếng:
- Trong sách nguyên tác, Jivago không tệ như vậy đâu. Đời sống nội tâm của ông phức tạp và thú vị lắm.
Liên bĩu môi:
- Dù anh có biện luận như thế nào đi nữa, liên lạc giữa Jivago và Laura cũng bất chính rồi.
Tôi gạt câu chuyện sang một bên và đòi ngồi nghỉ chân. Liên vẫn còn ấm ức, nhưng không thấy ai muốn bàn sâu về chuyện phim nữa nên thôi.
Hơi nước từ dưới sông bốc lên ngộp cả hơi thở. Cả một khoảng sông dài đông đảo người. Tôi nhớ đến buổi hóng mát nào của những ngày tháng giêng. Ngày buồn tênh đau xót đó đã là một kết quả hôm nay cho tôi. Tôi cúi mặt vào ly nước mát và nghĩ đến một gương mặt nào đã lờ mờ sâu hút. Vầng khói đã tan. Trong tôi chỉ còn hơi hớm của một cơn mơ – Bây giờ tôi đã thức dậy. Tất cả là ảo mộng. Vậy mà tôi đã tiêu phí bao ngày vô ích. Thôi từ giã những mộng mơ lãng mạn. Nhưng có chắc là tôi không mất mát một chút gì trong tâm hồn? Có chứ. Một khoảng đời bình yên, thơ mộng hồn nhiên. Và một tấm lòng từ đây đã biết xót xa.
Gió thổi nhẹ vờn tóc rối bời. Tôi ngước mắt nhìn trời. Dải Ngân hà như một dòng sữa vắt ngang lưng trời.
Tôi nói:
- Đêm yên lặng quá. Nhưng ai có thể nghĩ là sẽ có một cơn bão ở bên trên đó không?
Hình như có tiếng ai cười nhẹ và giọng nói xôn xao trả lời. Tôi ngả người trên ghế dựa. Mắt nhắm lại.
*
Những ngày mùa hè nực nội, nóng bức. Căn gác nóng như
một lò than hồng. Mấy đứa bạn thi đỗ giờ này đang dung dăng dung dẻ lựa
chọn cho mình một phân khoa thích hợp. Còn mấy đứa rớt như tôi, ngồi gậm nhấm nốt mấy bài học khô khan.
Nhẩm lại số ngày còn lại để học và kết quả làm việc tháng qua, tôi giật mình sợ hãi. Mặc dù hết sức cố gắng, tôi vẫn không nuốt trơn tru được những bài Vạn Vật lê thê và mấy công thức Hóa Học rắc rối. Bài học xong, tuần sau kiểm lại vẫn ngập ngừng. Quả thật có những điều mình càng cố gắng càng thất bại.
Ngồi thừ trước đám sách vở bề bộn, tôi rã rượi. Mắt cay xè và buồn ngủ lạ thường. Nắng hắt qua song cửa. Gió đưa nóng đẩy luôn vài cánh Phượng rơi trên sàn gác thẫm. Không gian yên lặng, thỉnh thoảng tiếng à ơi ru con vọng buồn như buổi mưa chiều.
Tôi rời sách vở, bước lại cửa sổ. Vuông cửa sổ độc nhất trong nhà cho tôi cảm giác giao tiếp với thiên nhiên và trời cao.
Tôi nhìn mãi giàn ti-gôn tơi tả. Nắng đã đốt cháy những cánh tim mỏng manh. Lá không ngăn nổi nắng cũng vàng úa lìa cành. Tôi nhớ bài thơ “Hai sắc hoa Tigôn” của T.T.KH – bài thơ dịu dàng và buồn tủi như lòng tôi. Không, buồn thì đã vơi từ lâu rồi. Nhưng bình yên đã không trở về với tôi. Đời đã lớn – Giã từ đời sống hồn nhiên tuổi học trò. Sách vở chưa rời được, nhưng lòng đã rời chuỗi ngày ngây thơ cũ. Mây đã bay và sẽ cuốn bụi trên đường. Lòng tôi chứa chan những tình cảm lạ. Song tại sao ngày biến chuyển của tâm hồn chỉ đem lại cho tôi những kết quả ê chề. Tôi xòe bàn tay mặt. Mấy nhánh chỉ chạy loăn quăn trên bàn tay gầy. Một đứa bạn biết coi chỉ tay đã nói với tôi là cuộc đời sẽ gặp nhiều hờn tủi và bất như ý – Hay thất bại trên đường đời – mặc dù có tài năng.
Thưở ấy tôi đã cười bà thầy bói học trò. Nhưng bây giờ tôi tin đó như là một số mệnh, số mệnh của con người tôi kém may mắn. Bởi cái đường chỉ may mắn đã bị cái hình thức cắt nát đi rồi.
Tôi miên man nghĩ ngợi – Ngày nào cũng vậy. Nội tính nghĩ nhảm đủ chiếm mất thời gian và làm quên bài vở.
- Mỵ ơi, Mỵ.
Tôi đã thấy loáng thoáng bóng Tâm ở đầu ngõ. Con nhỏ này chuyên môn đến vào buổi trưa. Tôi nhìn đồng hồ bàn học. Đã ba giờ rưỡi rồi. Tôi lại nhìn chồng sách vở, nửa tiếc thời gian, nửa muốn nằm vùi ra nghỉ ngơi suốt buổi:
- Làm gì vậy Mỵ. Nghe ta kêu mà làm thinh.
Tôi cười nhẹ:
- Thì Mỵ chờ Tâm lên đây nè. Thế nào, đi Huế về vui không?
Gãi đúng chỗ, Tâm sà xuống ghế kể liên miên. Từ giòng sông An Cựu bên đục bên trong đến bến Ngự, sông Hương, Gia Hội, Nội thành, Tràng Tiền, Kim Long, Vỹ Dạ.
Tôi nghe mà như đã đi hết một vòng xứ Huế với đủ các món ăn Thần kinh ngon lành.
Tâm dụ tôi:
- Thi xong, đi Huế chơi đi, tao có bà bác ở ngoài đó. Ra đó, có xe đi khắp hết, vui lắm.
Tôi nhớ đến bài vở nên buồn rất nhanh:
- Chắc kỳ này rớt quá. Nản ghê Tâm ơi. Thi rớt học lại dễ sợ thiệt.
Tâm an ủi:
- Thôi, rán lên đi Mỵ. Tao biết là tụi mình còn có những bí ẩn ở nội tâm, từ đó có thể buồn hay vui, chán nản hay hăng hái. Nhưng Mỵ phải cố gắng chớ Mỵ thấy không. Anh ấy mất, mình buồn chết được, thế mà cũng phải rán sức chớ chẳng nhẽ bỏ cả tương lai à.
- Tương lai…
Tôi lập lại rồi hỏi Tâm:
- Tâm lấy hồ sơ thi vô Sư phạm cho Mỵ chưa? Tháng nào thi và thi môn gì? Lo ghê.
Tâm giật mình, la nhỏ trong miệng:
- Chết, tí nữa thì quên. Xui quá, năm nay, để hạn chế sinh viên, chỉ có mấy người thi đậu kỳ nhất mới được thi thôi. Vì ngày thi có trước kỳ hai Tú Tài mà.
Tôi hỏi dồn dập:
- Họ có cho bổ túc hồ sơ sau không?
- Không Mỵ ơi, Tâm có hỏi, họ trả lời hồ sơ bắt buộc phải có bản sao và bản chính Tú Tài.
Tôi ngồi lặng người. Thế là bao hy vọng cuối lại một lần nữa tan theo mây khói. Ba má tôi sẽ buồn đến thế nào. Cả nhà tôi hy vọng vào số tiền học bổng hàng tháng để tôi có thể theo đuổi hết bậc Đại học, sớm kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ và tương lai sáng sủa hơn một cô ký quèn. Thế nhưng… tôi lắc đầu muốn khóc.
Tâm nhìn tôi thương hại:
- Hay là Mỵ đậu xong vô Sàigòn học đi.
Tôi bật cười lên chua chát:
- Sàigòn. Nếu mình mà có phương tiện vô Sàigòn thì còn lo lắng gì cho mệt hở Tâm? Sao số mình lận đận thế không biết hở Tâm?
Tâm về rồi. Tôi vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, nguyên vẹn nỗi buồn. Có nên báo tin cho ba má tôi biết không đây. Tôi sợ phải nhìn thấy sự thất vọng âm thầm trong mắt song thân.
Bây giờ tôi mới thấy mệt mỏi lạ lùng. Bao nhiêu sức lực, tiềm năng tan biến trong phút chốc. Hối hận lẫn xót xa và chán nản đẩy đưa tâm hồn tôi đến trạng thái tuyệt vọng, tôi hững hờ cầm quyển vở không đọc được một chữ nào.
- Má nói đem ly sinh tố lên cho chị uống, chị Mỵ nè.
Lãm rón rén bê ly nước màu vàng tươi, thơm mát. Cổ họng tôi khô đắng, nhưng ly nước càng làm tôi đau đớn. Tôi có xứng đáng với những sự săn sóc đặc biệt của ba má không? Tôi có xứng đáng với lòng tin cậy của người?
Tôi nhìn ly nước. Mặt ngoài ly hơi lạnh bốc ra đọng thành những hạt nước linh động ngoằn ngoèo. Tôi liên tưởng đến những giọt nước mắt và thấy mình muốn khóc.
Lãm đã rút xuống nhà. Để cho chị Mỵ học bài thi, đừng làm ồn. Lời dặn dò của Liên văng vẳng từ bếp. Đáng lẽ tôi phải làm bếp buổi chiều, nhưng Liên đã cáng đáng giúp tôi tất cả. Tôi ôm gối ngồi nghe buổi chiều đang xuống… Ly nước vàng còn đầy nguyên vẹn. Trên căn gác, một mình, tôi nghe mình chơ vơ trong nỗi khổ và lo lắng âm thầm.
Tôi không chịu nổi nỗi trống vắng, dằn vặt mình. Tôi leo xuống gác vào bếp. Thôi mặc bài vở. Những cố gắng đã trôi tuột và thất vọng này tiếp đến thất vọng khác. Tôi là người con gái bất hạnh. Thôi bỏ mặc chữ nghĩa. Giúp em, giúp mẹ có ích hơn nhiều. Với ý nghĩ nông cạn của mình, tôi vào bếp, giành lấy rổ rau trên tay Liên, đứng chờ nồi nước sôi và nhìn ngọn lửa đỏ đang đốt cháy từng mảnh củi hồng.
Nhẩm lại số ngày còn lại để học và kết quả làm việc tháng qua, tôi giật mình sợ hãi. Mặc dù hết sức cố gắng, tôi vẫn không nuốt trơn tru được những bài Vạn Vật lê thê và mấy công thức Hóa Học rắc rối. Bài học xong, tuần sau kiểm lại vẫn ngập ngừng. Quả thật có những điều mình càng cố gắng càng thất bại.
Ngồi thừ trước đám sách vở bề bộn, tôi rã rượi. Mắt cay xè và buồn ngủ lạ thường. Nắng hắt qua song cửa. Gió đưa nóng đẩy luôn vài cánh Phượng rơi trên sàn gác thẫm. Không gian yên lặng, thỉnh thoảng tiếng à ơi ru con vọng buồn như buổi mưa chiều.
Tôi rời sách vở, bước lại cửa sổ. Vuông cửa sổ độc nhất trong nhà cho tôi cảm giác giao tiếp với thiên nhiên và trời cao.
Tôi nhìn mãi giàn ti-gôn tơi tả. Nắng đã đốt cháy những cánh tim mỏng manh. Lá không ngăn nổi nắng cũng vàng úa lìa cành. Tôi nhớ bài thơ “Hai sắc hoa Tigôn” của T.T.KH – bài thơ dịu dàng và buồn tủi như lòng tôi. Không, buồn thì đã vơi từ lâu rồi. Nhưng bình yên đã không trở về với tôi. Đời đã lớn – Giã từ đời sống hồn nhiên tuổi học trò. Sách vở chưa rời được, nhưng lòng đã rời chuỗi ngày ngây thơ cũ. Mây đã bay và sẽ cuốn bụi trên đường. Lòng tôi chứa chan những tình cảm lạ. Song tại sao ngày biến chuyển của tâm hồn chỉ đem lại cho tôi những kết quả ê chề. Tôi xòe bàn tay mặt. Mấy nhánh chỉ chạy loăn quăn trên bàn tay gầy. Một đứa bạn biết coi chỉ tay đã nói với tôi là cuộc đời sẽ gặp nhiều hờn tủi và bất như ý – Hay thất bại trên đường đời – mặc dù có tài năng.
Thưở ấy tôi đã cười bà thầy bói học trò. Nhưng bây giờ tôi tin đó như là một số mệnh, số mệnh của con người tôi kém may mắn. Bởi cái đường chỉ may mắn đã bị cái hình thức cắt nát đi rồi.
Tôi miên man nghĩ ngợi – Ngày nào cũng vậy. Nội tính nghĩ nhảm đủ chiếm mất thời gian và làm quên bài vở.
- Mỵ ơi, Mỵ.
Tôi đã thấy loáng thoáng bóng Tâm ở đầu ngõ. Con nhỏ này chuyên môn đến vào buổi trưa. Tôi nhìn đồng hồ bàn học. Đã ba giờ rưỡi rồi. Tôi lại nhìn chồng sách vở, nửa tiếc thời gian, nửa muốn nằm vùi ra nghỉ ngơi suốt buổi:
- Làm gì vậy Mỵ. Nghe ta kêu mà làm thinh.
Tôi cười nhẹ:
- Thì Mỵ chờ Tâm lên đây nè. Thế nào, đi Huế về vui không?
Gãi đúng chỗ, Tâm sà xuống ghế kể liên miên. Từ giòng sông An Cựu bên đục bên trong đến bến Ngự, sông Hương, Gia Hội, Nội thành, Tràng Tiền, Kim Long, Vỹ Dạ.
Tôi nghe mà như đã đi hết một vòng xứ Huế với đủ các món ăn Thần kinh ngon lành.
Tâm dụ tôi:
- Thi xong, đi Huế chơi đi, tao có bà bác ở ngoài đó. Ra đó, có xe đi khắp hết, vui lắm.
Tôi nhớ đến bài vở nên buồn rất nhanh:
- Chắc kỳ này rớt quá. Nản ghê Tâm ơi. Thi rớt học lại dễ sợ thiệt.
Tâm an ủi:
- Thôi, rán lên đi Mỵ. Tao biết là tụi mình còn có những bí ẩn ở nội tâm, từ đó có thể buồn hay vui, chán nản hay hăng hái. Nhưng Mỵ phải cố gắng chớ Mỵ thấy không. Anh ấy mất, mình buồn chết được, thế mà cũng phải rán sức chớ chẳng nhẽ bỏ cả tương lai à.
- Tương lai…
Tôi lập lại rồi hỏi Tâm:
- Tâm lấy hồ sơ thi vô Sư phạm cho Mỵ chưa? Tháng nào thi và thi môn gì? Lo ghê.
Tâm giật mình, la nhỏ trong miệng:
- Chết, tí nữa thì quên. Xui quá, năm nay, để hạn chế sinh viên, chỉ có mấy người thi đậu kỳ nhất mới được thi thôi. Vì ngày thi có trước kỳ hai Tú Tài mà.
Tôi hỏi dồn dập:
- Họ có cho bổ túc hồ sơ sau không?
- Không Mỵ ơi, Tâm có hỏi, họ trả lời hồ sơ bắt buộc phải có bản sao và bản chính Tú Tài.
Tôi ngồi lặng người. Thế là bao hy vọng cuối lại một lần nữa tan theo mây khói. Ba má tôi sẽ buồn đến thế nào. Cả nhà tôi hy vọng vào số tiền học bổng hàng tháng để tôi có thể theo đuổi hết bậc Đại học, sớm kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ và tương lai sáng sủa hơn một cô ký quèn. Thế nhưng… tôi lắc đầu muốn khóc.
Tâm nhìn tôi thương hại:
- Hay là Mỵ đậu xong vô Sàigòn học đi.
Tôi bật cười lên chua chát:
- Sàigòn. Nếu mình mà có phương tiện vô Sàigòn thì còn lo lắng gì cho mệt hở Tâm? Sao số mình lận đận thế không biết hở Tâm?
Tâm về rồi. Tôi vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, nguyên vẹn nỗi buồn. Có nên báo tin cho ba má tôi biết không đây. Tôi sợ phải nhìn thấy sự thất vọng âm thầm trong mắt song thân.
Bây giờ tôi mới thấy mệt mỏi lạ lùng. Bao nhiêu sức lực, tiềm năng tan biến trong phút chốc. Hối hận lẫn xót xa và chán nản đẩy đưa tâm hồn tôi đến trạng thái tuyệt vọng, tôi hững hờ cầm quyển vở không đọc được một chữ nào.
- Má nói đem ly sinh tố lên cho chị uống, chị Mỵ nè.
Lãm rón rén bê ly nước màu vàng tươi, thơm mát. Cổ họng tôi khô đắng, nhưng ly nước càng làm tôi đau đớn. Tôi có xứng đáng với những sự săn sóc đặc biệt của ba má không? Tôi có xứng đáng với lòng tin cậy của người?
Tôi nhìn ly nước. Mặt ngoài ly hơi lạnh bốc ra đọng thành những hạt nước linh động ngoằn ngoèo. Tôi liên tưởng đến những giọt nước mắt và thấy mình muốn khóc.
Lãm đã rút xuống nhà. Để cho chị Mỵ học bài thi, đừng làm ồn. Lời dặn dò của Liên văng vẳng từ bếp. Đáng lẽ tôi phải làm bếp buổi chiều, nhưng Liên đã cáng đáng giúp tôi tất cả. Tôi ôm gối ngồi nghe buổi chiều đang xuống… Ly nước vàng còn đầy nguyên vẹn. Trên căn gác, một mình, tôi nghe mình chơ vơ trong nỗi khổ và lo lắng âm thầm.
Tôi không chịu nổi nỗi trống vắng, dằn vặt mình. Tôi leo xuống gác vào bếp. Thôi mặc bài vở. Những cố gắng đã trôi tuột và thất vọng này tiếp đến thất vọng khác. Tôi là người con gái bất hạnh. Thôi bỏ mặc chữ nghĩa. Giúp em, giúp mẹ có ích hơn nhiều. Với ý nghĩ nông cạn của mình, tôi vào bếp, giành lấy rổ rau trên tay Liên, đứng chờ nồi nước sôi và nhìn ngọn lửa đỏ đang đốt cháy từng mảnh củi hồng.
*
Khổ đau và tuyệt vọng tự nó chưa hẳn là vết thương lở
lói thịt da. Nhưng nếu cả hai mà kết hợp lại đúng lúc thì sức tàn phá
thật không ngờ.
Tôi ý thức được điều đó khi thấy mình không thể nào đủ sức để ôn tập lại bài vở, Tương lai như một đường chỉ rối. Không có gì ở phía trước. Không có gì ở phía sau. Và chung quanh mình là nỗi cô đơn dằng dặc trong tâm hồn. Bạn bè còn đó. Gia đình còn đó. Nhưng ở tuổi tôi, gia đình và bạn bè chưa đủ để an ủi, để là nơi tôi trút tất cả nỗi băn khoăn, bơ vơ và trống rỗng khủng khiếp của một khoảng tuổi buồn.
Thế là một tuần lễ qua vô ích. Thời gian bị tiêu phí và lòng tôi trĩu nặng muộn phiền.
Giấc ngủ trưa nặng nề đầy mộng mị làm tôi thấy mệt mỏi lạ lùng. Căn nhà im vắng. Tôi lần xuống nhà dưới. Nước mát làm tôi tỉnh táo đôi chút. Minh đang nằm đọc báo ở bàn khách. Lãm thơ thẩn với tập hình màu. Tôi hỏi:
- Nhà đi đâu vắng hết vậy Minh?
Minh ngẩng nhìn tôi không đáp mà chỉ hỏi:
- Trời ơi, chị Mỵ học thi mà ngủ gì dữ thần vậy. Hồi nãy có chị Mai lại hỏi chị học bài đến đâu rồi.
Lãm nói thêm vào:
- Má với chị Liên đi Đền Bà Chúa rồi.
Tôi ngồi xuống ghế, cầm lấy tờ báo, hờ hững. Những tin tức chiến sự in một cột chữ lớn đập vào mắt người xem. Tôi nhớ là lâu lắm rồi mình không xem báo.
- Chị Mỵ, chị giữ nhà cho em đi chơi một tị nghe.
Tôi gật đầu. Minh và Lãm nhảy như sáo ra khỏi nhà. Nắng vẫn còn hanh đến cháy da. Tôi nói vọng theo nhưng không chờ đợi sự đáp ứng:
- Minh, Lãm, lấy mũ đội đầu rồi hãy đi. Về đau má la chết.
Minh, Lãm khuất sau cánh cửa xanh. Tôi đọc sơ sịa mấy tựa tin tức đáng chú ý rồi lần vào trang trong xem tiểu thuyết. Một cột chữ nhỏ ở trang Văn Học Nghệ Thuật đập vào mắt tôi. “Tuần lễ triễn lãm tranh nghệ thuật do hội Văn Hóa Đà Nẵng tổ chức từ 18 đến 25 tháng 8…”
Tôi nhìn lịch, hôm nay mới 23. Tại sao mình lại không đi xem triển lãm để đầu óc đỡ căng thẳng, buồn phiền nhỉ. Ngày trước tôi đã có học vẽ hàm thụ một năm. Nhưng sau đó, tôi phải bỏ dở vì học phí tăng gấp đôi. Hội họa là một bộ môn nghệ thuật mà tôi thích nhất, hơn cả ca hát nữa. Ngắm một bức tranh đẹp cũng thấy thoải mái và thích thú như khi hát một bài ca hay, nghe một bản nhạc mà mình ưa thích.
Có tiếng lao xao của Liên ngoài cổng. Rồi những bước chân vội vã vào nhà, Liên vừa than nắng quá vừa rót nước uống ừng ực. Tôi hỏi:
- Má đi Đền Bà đó hở má?
Má tôi gật đầu:
- Ừa, tao đi xin một quẻ xăm xem thử con có thi đậu kỳ này không. Xăm linh ghê, nói đúng hết.
Nụ cười trên mặt má tôi tươi vẻ tin tưởng như dòng suối mát ngang qua sa mạc hoang gắt. Liên cướp lời:
- Xăm đoán là năm nay chị phải gặp thất bại trước rồi sau mới thành công. Đúng ghê. Kỳ nhất rớt, kỳ hai nhất định đậu.
Má tôi cười:
- Xăm nói gì mà rồng mây gặp hội đó. Quẻ này trước xấu sau tốt.
- Tiền hung, hậu kiết.
Má tôi lục trong túi áo ra một tờ giấy in chữ nhỏ màu xanh, tôi cầm lấy hờ hững, nhưng lạ lùng, thoáng trong lòng tôi cũng có chút hy vọng bừng khởi. Tôi thấy lòng vui lên một tị.
- Mấy giờ rồi Mỵ?
- Dạ mới 4 giờ rưỡi thôi má. Còn sớm.
Má tôi đứng dậy cất nón áo. Từ trong bếp tiếng bà vọng ra:
- Đứa nào đi chơi thì đi đi, để má trông cơm cho. Chả có gì hết.
Liên bước lên gác, giọng chán chường:
- Thôi con chả đi đâu, mỏi chân thấy chết. Trời lại nắng nữa.
Tôi đứng dậy cất tờ báo và có ý muốn đi ra ngoài một lát.
Tôi ý thức được điều đó khi thấy mình không thể nào đủ sức để ôn tập lại bài vở, Tương lai như một đường chỉ rối. Không có gì ở phía trước. Không có gì ở phía sau. Và chung quanh mình là nỗi cô đơn dằng dặc trong tâm hồn. Bạn bè còn đó. Gia đình còn đó. Nhưng ở tuổi tôi, gia đình và bạn bè chưa đủ để an ủi, để là nơi tôi trút tất cả nỗi băn khoăn, bơ vơ và trống rỗng khủng khiếp của một khoảng tuổi buồn.
Thế là một tuần lễ qua vô ích. Thời gian bị tiêu phí và lòng tôi trĩu nặng muộn phiền.
Giấc ngủ trưa nặng nề đầy mộng mị làm tôi thấy mệt mỏi lạ lùng. Căn nhà im vắng. Tôi lần xuống nhà dưới. Nước mát làm tôi tỉnh táo đôi chút. Minh đang nằm đọc báo ở bàn khách. Lãm thơ thẩn với tập hình màu. Tôi hỏi:
- Nhà đi đâu vắng hết vậy Minh?
Minh ngẩng nhìn tôi không đáp mà chỉ hỏi:
- Trời ơi, chị Mỵ học thi mà ngủ gì dữ thần vậy. Hồi nãy có chị Mai lại hỏi chị học bài đến đâu rồi.
Lãm nói thêm vào:
- Má với chị Liên đi Đền Bà Chúa rồi.
Tôi ngồi xuống ghế, cầm lấy tờ báo, hờ hững. Những tin tức chiến sự in một cột chữ lớn đập vào mắt người xem. Tôi nhớ là lâu lắm rồi mình không xem báo.
- Chị Mỵ, chị giữ nhà cho em đi chơi một tị nghe.
Tôi gật đầu. Minh và Lãm nhảy như sáo ra khỏi nhà. Nắng vẫn còn hanh đến cháy da. Tôi nói vọng theo nhưng không chờ đợi sự đáp ứng:
- Minh, Lãm, lấy mũ đội đầu rồi hãy đi. Về đau má la chết.
Minh, Lãm khuất sau cánh cửa xanh. Tôi đọc sơ sịa mấy tựa tin tức đáng chú ý rồi lần vào trang trong xem tiểu thuyết. Một cột chữ nhỏ ở trang Văn Học Nghệ Thuật đập vào mắt tôi. “Tuần lễ triễn lãm tranh nghệ thuật do hội Văn Hóa Đà Nẵng tổ chức từ 18 đến 25 tháng 8…”
Tôi nhìn lịch, hôm nay mới 23. Tại sao mình lại không đi xem triển lãm để đầu óc đỡ căng thẳng, buồn phiền nhỉ. Ngày trước tôi đã có học vẽ hàm thụ một năm. Nhưng sau đó, tôi phải bỏ dở vì học phí tăng gấp đôi. Hội họa là một bộ môn nghệ thuật mà tôi thích nhất, hơn cả ca hát nữa. Ngắm một bức tranh đẹp cũng thấy thoải mái và thích thú như khi hát một bài ca hay, nghe một bản nhạc mà mình ưa thích.
Có tiếng lao xao của Liên ngoài cổng. Rồi những bước chân vội vã vào nhà, Liên vừa than nắng quá vừa rót nước uống ừng ực. Tôi hỏi:
- Má đi Đền Bà đó hở má?
Má tôi gật đầu:
- Ừa, tao đi xin một quẻ xăm xem thử con có thi đậu kỳ này không. Xăm linh ghê, nói đúng hết.
Nụ cười trên mặt má tôi tươi vẻ tin tưởng như dòng suối mát ngang qua sa mạc hoang gắt. Liên cướp lời:
- Xăm đoán là năm nay chị phải gặp thất bại trước rồi sau mới thành công. Đúng ghê. Kỳ nhất rớt, kỳ hai nhất định đậu.
Má tôi cười:
- Xăm nói gì mà rồng mây gặp hội đó. Quẻ này trước xấu sau tốt.
- Tiền hung, hậu kiết.
Má tôi lục trong túi áo ra một tờ giấy in chữ nhỏ màu xanh, tôi cầm lấy hờ hững, nhưng lạ lùng, thoáng trong lòng tôi cũng có chút hy vọng bừng khởi. Tôi thấy lòng vui lên một tị.
- Mấy giờ rồi Mỵ?
- Dạ mới 4 giờ rưỡi thôi má. Còn sớm.
Má tôi đứng dậy cất nón áo. Từ trong bếp tiếng bà vọng ra:
- Đứa nào đi chơi thì đi đi, để má trông cơm cho. Chả có gì hết.
Liên bước lên gác, giọng chán chường:
- Thôi con chả đi đâu, mỏi chân thấy chết. Trời lại nắng nữa.
Tôi đứng dậy cất tờ báo và có ý muốn đi ra ngoài một lát.
*
Đường phố như nhuộm một mầu tươi mới. Nắng trải vàng
trên những lối đi rộn rịp người. Tôi rẽ sang trái để đỡ phải hứng bụi và
nhân thể qua trường một tị. Bây giờ hãy còn quá sớm để giam mình trong
một phòng triển lãm.
Những cây Phượng đã xơ xác hoa. Cuối hạ rồi. Mấy bông màu đỏ sẫm lên vì nắng gắt. Khi những hoa Phượng cuối cùng này kết hạt thành quả thì học trò lại lục tục đến trường. Sân trường sẽ đầy áo trắng và tiếng cười vui.
Tôi nhắm mắt lại mường tượng bãi cỏ non nhàu nát bởi bước chân bướm lượn học trò. Bây giờ thì trường vẫn còn hoang vắng lắm. Cổng đóng kín. Bảng thông cáo trống trơn. Ngôi trường đìu hiu và bắt đầu mang vẻ cách biệt. Tôi vịn tay vào cánh cổng sơn màu xanh lá cây còn tươi như mới. Cánh cổng rung rinh như lời từ chối. Và tôi quay bước đi mau để trường cũ khuất sau ánh mắt đã mờ vì nước mắt xúc cảm.
Tôi vòng về phía nhà thủy điện. Cạnh đó ngôi trường tiểu học thuở ấu thơ cũng làm tôi nao nao. Nhưng xa quá rồi và bao thay đổi, tôi không tìm lại được một chỗ quen thuộc nào. Bất chợt tôi biết rằng thời gian dễ làm quên lòng người. Kỷ niệm nào cho dù đang luyến tiếc cách nào rồi thời gian vẫn phủ lên đó một lớp bụi mờ.
Kỷ niệm còn đó, nhưng nỗi nhớ đã là nỗi nhớ chết, chỉ đủ để thấy lòng êm êm chứ không cuộn trào sôi động. Và rồi tình yêu tôi chắc cũng vậy. Mối tình mơ tưởng đầu đời hẳn không bao giờ tôi quên được. Nhưng đã qua và tình đã chết. Không ai khóc mãi cho một xác tình yêu bao giờ. Chỉ nhớ thôi. Một cách dịu dàng.
Gió thổi lên trên mấy hàng cây cao. Tâm hồn tôi cũng bời bời như gió. Mặt đường sạch bóng. Chưa có lá vàng. Mùa thu chưa về. Tôi mỉm cười một mình. Phòng Thông Tin triển lãm đằng kia, ở cuối đường. Văng vẳng lại là một điệu nhạc vui. Mây bay ở trên cao và chói lọi nắng vàng.
Khi tôi bước vào căn phòng mát đầy tranh ảnh thì phòng triển lãm chỉ vỏn vẹn có mấy người. Mỗi lần nhạc im tôi nghe rõ cả tiếng chân di động chậm rãi trên nền gạch hoa bóng loáng.
Một rừng tranh. Đủ loại. Đủ kiểu. Đủ màu sắc.
Tôi lựa chọn những loại tranh mình ưa thích nhất để đứng chôn chân hằng giờ: Tranh Sơn thủy, những cây Tùng, cây Bách, mây núi lượn lờ với mầu sắc phơn phớt nhẹ nhàng.
- Cô thích loại tranh này?
Chắc không phải hỏi mình. Tôi nghĩ và vẫn say sưa ngắm tranh, chỉ hơi nhích người sang một bên để nhường chỗ cho người phía sau.
- Cô ngắm tranh này cứ như là một cụ Đồ ngắm câu đối cô Mỵ ạ.
Tôi giật mình, đỏ bừng mặt quay lại:
- A, anh Dụng… Anh mới về.
Dụng là bạn học của anh Văn tôi. Tôi biết anh có vài lần khi mấy anh họp nhau lại đi chơi và chỗ hẹn là nhà tôi. Sau này, nghe đâu anh Văn nói Dụng thi đậu vào Y Khoa ở Huế.
Ba bốn năm rồi, giờ mới gặp lại. Tôi bỡ ngỡ trách:
- Gớm, anh làm Mỵ thất kinh luôn. Tưởng ai.
Dụng cười:
- Lâu quá mới gặp lại Mỵ. Thế nào, hai bác có khỏe không? Hôm qua anh có đến chơi với anh Văn đó.
Mấy người xem tranh đứng gần đó nhìn chúng tôi. Anh Dụng bảo nhỏ:
- Thôi, Mỵ xem tranh đi rồi ra ngoài nói chuyện. Ở đây không phải nơi… Đầu này có một loại tranh thủy mạc và sơn thủy cổ đẹp lắm. Tranh quý họ để vào tận bên trong này.
Anh Dụng nắm tay tôi kéo nhẹ vào. Sự đụng chạm nhẹ nhàng đó làm tôi suýt la lên. Mặt tôi đỏ ửng, lòng tôi bối rối không tả được. Tôi cố rút tay ra một cách tự nhiên. Hình như anh Dụng cũng thấy được điều này. Anh thả tay tôi ra và liền miệng giảng giải về nghệ thuật cổ họa nổi tiếng này của Trung Hoa.
- Tranh Sơn Thủy thường cốt ý trình bày những cảnh rộng lớn có 3 chiều dài rộng và cao. Do đó Mỵ thấy các bức họa Sơn Thủy cứ cao lên mãi, ra xa mãi. Người xem tranh được thỏa mãn theo cảnh vật đến cùng cực.
Tôi hỏi:
- Thường, thì Mỵ thấy tranh sơn thủy, thường vẽ màu, sao đây lại có những bức vẽ bằng mực tàu thôi?
Anh Dụng cười. Giọng nói và lối giảng giải của anh làm tôi ngạc nhiều về kiến thức hội họa của anh.
- Ngày xưa đa số họa sĩ đều dùng màu đen của mực tàu thôi. Chỉ có Lý Chiêu Đạo là một trong những họa sĩ hiếm hoi dùng màu sắc. Sau này, người ta mới dùng màu nhiều. Một phần là để diễn tả dễ dàng thời khí của bốn mùa.
Nhưng thật tình thì các họa sĩ Trung hoa chuyên về tranh sơn thủy không nhằm trình bày cái đẹp, không riêng biệt chú trọng vào đường nét màu sắc chuyển biến của sự vật nhưng chính là muốn mượn sự vật để làm biểu tượng cho tư tưởng hoặc hoài vọng cá nhân.
Anh Dụng cứ thao thao bất tuyệt. Mấy người xem tranh đứng gần ngẩn ra nghe. Tôi nghĩ: Anh chàng này đáng phục thật. Học Y Khoa mà rành về hội họa ghê.
- Chết chửa, tôi ham nói quá nên cứ làm như cô không hiểu gì về tranh hết.
Tôi cười:
- Quả thật, đây là lần đầu tiên Mỵ được biết về tranh này. Nhờ anh chứ từ trước Mỵ thích nhưng lại lười không tìm hiểu.
Ra khỏi phòng tranh, anh Dụng đưa tôi xuống bờ sông uống nước. Tôi xem Dụng như anh Văn nên không ngần ngại gì cả.
Nắng đã dịu. Bờ sông mát với từng loạt gió từ cửa sông đưa vào. Anh Dụng chọn một cái bàn ngay sát bờ. Từ đó tôi có thể đếm từng hòn sỏi màu nâu đất tròn láng vì sóng dập lâu ngày. Anh Dụng hỏi tôi uống gì. Tôi xin một ly nước dừa. Anh Dụng uống Coca.
Ly nước dừa lạnh và cặp tình nhân kế bên làm tôi nhớ đến mối thất vọng ngày nào.
- Mỵ thi cử ra làm sao?
- Rớt rồi anh ạ. Buồn ghê.
- Rớt rồi?
Tôi gật đầu. Một viên sỏi rơi trong lòng. Tôi nhớ đến thời giờ lãng phí của mình mà bồn chồn, xấu hổ.
- Mỵ rớt về môn gì? Ngày xưa, anh Văn vẫn thường khen Mỵ học giỏi lắm kia mà.
Tôi cúi đầu xuống ly nước mát:
- Có lẽ Mỵ rớt về… Mỵ học bài không kỹ anh Dụng à.
- Thế tại sao hè không ôn bài thi mà Mỵ lại lang thang đi chơi như một người rảnh rỗi? Vậy là không được.
Giọng nói nghiêm nghị như một người anh cả làm tôi sợ. Tôi ngước nhìn anh Dụng. Cặp mắt trách móc thành thật của anh khiến tôi muốn khóc. Tôi muốn giãi bày mọi sự việc nhưng tôi xấu hổ. Có người con gái nào bỏ học vì một mối tình đơn phương thất vọng nào không? Chỉ có tôi. Hai bàn tay tôi cuống quýt trên thành ly. Tôi nhìn anh Dụng van lơn. Vết thương thi hỏng tưởng đã khép da, bây giờ anh lại khai phẫu ra, tôi chịu sao nổi.
- Nói vậy chớ Mỵ nên học bài cho đàng hoàng. Rớt một năm là cực lắm chớ chả sung sướng gì đâu. Thôi chịu khó đi… Uống nước đi Mỵ, kẻo nước đá ra nhạt hết.
Tôi không uống, mà nói cho anh Dụng nghe những thất vọng của mình, nguyên do khiến tôi bỏ phế việc học và không thiết đến kỳ thi tới. Tôi nói như muốn trải những uẩn ức của mình. Với một người không thân thiết lắm, điều đó thật lạ lùng cho tôi. Nhưng quả thật, ánh mắt và nét mặt của anh Dụng làm tôi tin tưởng và có cảm tưởng như mình được vỗ về an ủi.
Tôi nói xong như trút được một gánh nặng lâu ngày. Lòng nhẹ nhõm len lẫn một chút nuối tiếc xa vời. Nắng đã tắt trên sông. Những tiếng hát đâu đó vọng lại theo chiều gió. Lòng tôi đã khác trước. Lòng tôi đang bâng khuâng. Có một đàn chim đang bay về hướng núi.
- Mỵ không nên vì những thất vọng nhỏ mà bỏ phí đi tương lai dài của mình. Không thi vào Đại học Sư Phạm được thì Mỵ có thể thi vào Sư phạm 2 năm, loại Sư phạm cấp tốc đó, rồi mình lại học thêm ở Đại Học, có một hay hai chứng chỉ rồi đương nhiên Mỵ được đổi từ giáo viên sang giáo sư.
Còn nếu không muốn Mỵ học luôn Luật hoặc Khoa học cũng được. Có cả đàn em đông đảo như vậy lo gì Mỵ không kiếm được cái học bổng.
Tôi nghe như con đường reo vui mở ra trước mắt:
- Thật hả anh?
- Thật chứ, thật cho những người không thối chí. Tình cảm là tình cảm. Công việc là công việc. Đừng để phần này chiếm hết phần kia. Vậy là hỏng.
Tôi uống nốt ngụm nước dừa còn lại và tỏ lòng biết ơn anh Dụng:
- Mỵ cám ơn anh quá, anh đã tỏ cho Mỵ một hướng đi và còn khuyến khích Mỵ nữa. Có lẽ tâm hồn Mỵ yếu đuối và nhiều mặc cảm nên thất vọng nào cũng làm Mỵ chán nản, buồn phiền. Mỵ luôn luôn có cảm tưởng đời trêu chọc mình chớ không khi nào là bạn thân của mình được hết. Khi nghĩ như vậy thì khổ quá phải không anh?
Anh Dụng gật đầu nhè nhẹ:
- Đã đành vậy. Và không phải chỉ một mình Mỵ là gặp khó khăn khi mới lớn. Lúc va chạm với đời, thời gian sắp tới, người nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn, những điều bất ý như nhau. Anh cũng vậy, lúc mới lên Đại Học, gia đình sa sút, phải tự lập để học hành. Mỵ phải biết, kiếm một chỗ kèm trẻ cũng muối mặt đi đi lại lại. Rồi khi hành nghề bao nhiêu cay chua. Anh con trai, họ nói anh lì ra, họ nói không phải, mình cãi lại, bỏ dạy, chứ không chịu thua. Tuy vậy, tối về gác tay lên trán thấy mình sao khổ sở quá. Đôi lúc muốn nghỉ học quách cho xong. Nhưng rồi cũng cố.
Tiếng gió ngoài sông lao xao vọng lại giọng nói vui của mấy cô lái đò ngang. Lòng tôi dịu lại với cơn vui nhẹ chưa từng bắt gặp. Tôi nhìn anh Dụng. Anh đang chăm chú ngắm nhìn sóng vỗ. Tôi không đọc thấy nỗi buồn trên anh khi gợi lại dĩ vãng mà chỉ thấy ở anh một sự vững chãi vô cùng.
- Lại qua một ngày.
Câu nói của ai ở đằng dưới sông đưa lên làm tôi giật mình. Trời đã chạng vạng, đèn đã lên. Một vành trăng đẹp như tấm gương soi lơ lửng trên cao. Tôi đứng dậy và thấy mình nuối tiếc thời gian.
- Mỵ phải về anh Dụng ạ, chắc ba má chờ cơm.
Anh Dụng trả tiền nước và vẫy cho tôi một chiếc xích lô. Tôi lên xe. Xe chạy, tôi vẫn còn thấy bóng anh Dụng lờ mờ bên sông.
Những cây Phượng đã xơ xác hoa. Cuối hạ rồi. Mấy bông màu đỏ sẫm lên vì nắng gắt. Khi những hoa Phượng cuối cùng này kết hạt thành quả thì học trò lại lục tục đến trường. Sân trường sẽ đầy áo trắng và tiếng cười vui.
Tôi nhắm mắt lại mường tượng bãi cỏ non nhàu nát bởi bước chân bướm lượn học trò. Bây giờ thì trường vẫn còn hoang vắng lắm. Cổng đóng kín. Bảng thông cáo trống trơn. Ngôi trường đìu hiu và bắt đầu mang vẻ cách biệt. Tôi vịn tay vào cánh cổng sơn màu xanh lá cây còn tươi như mới. Cánh cổng rung rinh như lời từ chối. Và tôi quay bước đi mau để trường cũ khuất sau ánh mắt đã mờ vì nước mắt xúc cảm.
Tôi vòng về phía nhà thủy điện. Cạnh đó ngôi trường tiểu học thuở ấu thơ cũng làm tôi nao nao. Nhưng xa quá rồi và bao thay đổi, tôi không tìm lại được một chỗ quen thuộc nào. Bất chợt tôi biết rằng thời gian dễ làm quên lòng người. Kỷ niệm nào cho dù đang luyến tiếc cách nào rồi thời gian vẫn phủ lên đó một lớp bụi mờ.
Kỷ niệm còn đó, nhưng nỗi nhớ đã là nỗi nhớ chết, chỉ đủ để thấy lòng êm êm chứ không cuộn trào sôi động. Và rồi tình yêu tôi chắc cũng vậy. Mối tình mơ tưởng đầu đời hẳn không bao giờ tôi quên được. Nhưng đã qua và tình đã chết. Không ai khóc mãi cho một xác tình yêu bao giờ. Chỉ nhớ thôi. Một cách dịu dàng.
Gió thổi lên trên mấy hàng cây cao. Tâm hồn tôi cũng bời bời như gió. Mặt đường sạch bóng. Chưa có lá vàng. Mùa thu chưa về. Tôi mỉm cười một mình. Phòng Thông Tin triển lãm đằng kia, ở cuối đường. Văng vẳng lại là một điệu nhạc vui. Mây bay ở trên cao và chói lọi nắng vàng.
Khi tôi bước vào căn phòng mát đầy tranh ảnh thì phòng triển lãm chỉ vỏn vẹn có mấy người. Mỗi lần nhạc im tôi nghe rõ cả tiếng chân di động chậm rãi trên nền gạch hoa bóng loáng.
Một rừng tranh. Đủ loại. Đủ kiểu. Đủ màu sắc.
Tôi lựa chọn những loại tranh mình ưa thích nhất để đứng chôn chân hằng giờ: Tranh Sơn thủy, những cây Tùng, cây Bách, mây núi lượn lờ với mầu sắc phơn phớt nhẹ nhàng.
- Cô thích loại tranh này?
Chắc không phải hỏi mình. Tôi nghĩ và vẫn say sưa ngắm tranh, chỉ hơi nhích người sang một bên để nhường chỗ cho người phía sau.
- Cô ngắm tranh này cứ như là một cụ Đồ ngắm câu đối cô Mỵ ạ.
Tôi giật mình, đỏ bừng mặt quay lại:
- A, anh Dụng… Anh mới về.
Dụng là bạn học của anh Văn tôi. Tôi biết anh có vài lần khi mấy anh họp nhau lại đi chơi và chỗ hẹn là nhà tôi. Sau này, nghe đâu anh Văn nói Dụng thi đậu vào Y Khoa ở Huế.
Ba bốn năm rồi, giờ mới gặp lại. Tôi bỡ ngỡ trách:
- Gớm, anh làm Mỵ thất kinh luôn. Tưởng ai.
Dụng cười:
- Lâu quá mới gặp lại Mỵ. Thế nào, hai bác có khỏe không? Hôm qua anh có đến chơi với anh Văn đó.
Mấy người xem tranh đứng gần đó nhìn chúng tôi. Anh Dụng bảo nhỏ:
- Thôi, Mỵ xem tranh đi rồi ra ngoài nói chuyện. Ở đây không phải nơi… Đầu này có một loại tranh thủy mạc và sơn thủy cổ đẹp lắm. Tranh quý họ để vào tận bên trong này.
Anh Dụng nắm tay tôi kéo nhẹ vào. Sự đụng chạm nhẹ nhàng đó làm tôi suýt la lên. Mặt tôi đỏ ửng, lòng tôi bối rối không tả được. Tôi cố rút tay ra một cách tự nhiên. Hình như anh Dụng cũng thấy được điều này. Anh thả tay tôi ra và liền miệng giảng giải về nghệ thuật cổ họa nổi tiếng này của Trung Hoa.
- Tranh Sơn Thủy thường cốt ý trình bày những cảnh rộng lớn có 3 chiều dài rộng và cao. Do đó Mỵ thấy các bức họa Sơn Thủy cứ cao lên mãi, ra xa mãi. Người xem tranh được thỏa mãn theo cảnh vật đến cùng cực.
Tôi hỏi:
- Thường, thì Mỵ thấy tranh sơn thủy, thường vẽ màu, sao đây lại có những bức vẽ bằng mực tàu thôi?
Anh Dụng cười. Giọng nói và lối giảng giải của anh làm tôi ngạc nhiều về kiến thức hội họa của anh.
- Ngày xưa đa số họa sĩ đều dùng màu đen của mực tàu thôi. Chỉ có Lý Chiêu Đạo là một trong những họa sĩ hiếm hoi dùng màu sắc. Sau này, người ta mới dùng màu nhiều. Một phần là để diễn tả dễ dàng thời khí của bốn mùa.
Nhưng thật tình thì các họa sĩ Trung hoa chuyên về tranh sơn thủy không nhằm trình bày cái đẹp, không riêng biệt chú trọng vào đường nét màu sắc chuyển biến của sự vật nhưng chính là muốn mượn sự vật để làm biểu tượng cho tư tưởng hoặc hoài vọng cá nhân.
Anh Dụng cứ thao thao bất tuyệt. Mấy người xem tranh đứng gần ngẩn ra nghe. Tôi nghĩ: Anh chàng này đáng phục thật. Học Y Khoa mà rành về hội họa ghê.
- Chết chửa, tôi ham nói quá nên cứ làm như cô không hiểu gì về tranh hết.
Tôi cười:
- Quả thật, đây là lần đầu tiên Mỵ được biết về tranh này. Nhờ anh chứ từ trước Mỵ thích nhưng lại lười không tìm hiểu.
Ra khỏi phòng tranh, anh Dụng đưa tôi xuống bờ sông uống nước. Tôi xem Dụng như anh Văn nên không ngần ngại gì cả.
Nắng đã dịu. Bờ sông mát với từng loạt gió từ cửa sông đưa vào. Anh Dụng chọn một cái bàn ngay sát bờ. Từ đó tôi có thể đếm từng hòn sỏi màu nâu đất tròn láng vì sóng dập lâu ngày. Anh Dụng hỏi tôi uống gì. Tôi xin một ly nước dừa. Anh Dụng uống Coca.
Ly nước dừa lạnh và cặp tình nhân kế bên làm tôi nhớ đến mối thất vọng ngày nào.
- Mỵ thi cử ra làm sao?
- Rớt rồi anh ạ. Buồn ghê.
- Rớt rồi?
Tôi gật đầu. Một viên sỏi rơi trong lòng. Tôi nhớ đến thời giờ lãng phí của mình mà bồn chồn, xấu hổ.
- Mỵ rớt về môn gì? Ngày xưa, anh Văn vẫn thường khen Mỵ học giỏi lắm kia mà.
Tôi cúi đầu xuống ly nước mát:
- Có lẽ Mỵ rớt về… Mỵ học bài không kỹ anh Dụng à.
- Thế tại sao hè không ôn bài thi mà Mỵ lại lang thang đi chơi như một người rảnh rỗi? Vậy là không được.
Giọng nói nghiêm nghị như một người anh cả làm tôi sợ. Tôi ngước nhìn anh Dụng. Cặp mắt trách móc thành thật của anh khiến tôi muốn khóc. Tôi muốn giãi bày mọi sự việc nhưng tôi xấu hổ. Có người con gái nào bỏ học vì một mối tình đơn phương thất vọng nào không? Chỉ có tôi. Hai bàn tay tôi cuống quýt trên thành ly. Tôi nhìn anh Dụng van lơn. Vết thương thi hỏng tưởng đã khép da, bây giờ anh lại khai phẫu ra, tôi chịu sao nổi.
- Nói vậy chớ Mỵ nên học bài cho đàng hoàng. Rớt một năm là cực lắm chớ chả sung sướng gì đâu. Thôi chịu khó đi… Uống nước đi Mỵ, kẻo nước đá ra nhạt hết.
Tôi không uống, mà nói cho anh Dụng nghe những thất vọng của mình, nguyên do khiến tôi bỏ phế việc học và không thiết đến kỳ thi tới. Tôi nói như muốn trải những uẩn ức của mình. Với một người không thân thiết lắm, điều đó thật lạ lùng cho tôi. Nhưng quả thật, ánh mắt và nét mặt của anh Dụng làm tôi tin tưởng và có cảm tưởng như mình được vỗ về an ủi.
Tôi nói xong như trút được một gánh nặng lâu ngày. Lòng nhẹ nhõm len lẫn một chút nuối tiếc xa vời. Nắng đã tắt trên sông. Những tiếng hát đâu đó vọng lại theo chiều gió. Lòng tôi đã khác trước. Lòng tôi đang bâng khuâng. Có một đàn chim đang bay về hướng núi.
- Mỵ không nên vì những thất vọng nhỏ mà bỏ phí đi tương lai dài của mình. Không thi vào Đại học Sư Phạm được thì Mỵ có thể thi vào Sư phạm 2 năm, loại Sư phạm cấp tốc đó, rồi mình lại học thêm ở Đại Học, có một hay hai chứng chỉ rồi đương nhiên Mỵ được đổi từ giáo viên sang giáo sư.
Còn nếu không muốn Mỵ học luôn Luật hoặc Khoa học cũng được. Có cả đàn em đông đảo như vậy lo gì Mỵ không kiếm được cái học bổng.
Tôi nghe như con đường reo vui mở ra trước mắt:
- Thật hả anh?
- Thật chứ, thật cho những người không thối chí. Tình cảm là tình cảm. Công việc là công việc. Đừng để phần này chiếm hết phần kia. Vậy là hỏng.
Tôi uống nốt ngụm nước dừa còn lại và tỏ lòng biết ơn anh Dụng:
- Mỵ cám ơn anh quá, anh đã tỏ cho Mỵ một hướng đi và còn khuyến khích Mỵ nữa. Có lẽ tâm hồn Mỵ yếu đuối và nhiều mặc cảm nên thất vọng nào cũng làm Mỵ chán nản, buồn phiền. Mỵ luôn luôn có cảm tưởng đời trêu chọc mình chớ không khi nào là bạn thân của mình được hết. Khi nghĩ như vậy thì khổ quá phải không anh?
Anh Dụng gật đầu nhè nhẹ:
- Đã đành vậy. Và không phải chỉ một mình Mỵ là gặp khó khăn khi mới lớn. Lúc va chạm với đời, thời gian sắp tới, người nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn, những điều bất ý như nhau. Anh cũng vậy, lúc mới lên Đại Học, gia đình sa sút, phải tự lập để học hành. Mỵ phải biết, kiếm một chỗ kèm trẻ cũng muối mặt đi đi lại lại. Rồi khi hành nghề bao nhiêu cay chua. Anh con trai, họ nói anh lì ra, họ nói không phải, mình cãi lại, bỏ dạy, chứ không chịu thua. Tuy vậy, tối về gác tay lên trán thấy mình sao khổ sở quá. Đôi lúc muốn nghỉ học quách cho xong. Nhưng rồi cũng cố.
Tiếng gió ngoài sông lao xao vọng lại giọng nói vui của mấy cô lái đò ngang. Lòng tôi dịu lại với cơn vui nhẹ chưa từng bắt gặp. Tôi nhìn anh Dụng. Anh đang chăm chú ngắm nhìn sóng vỗ. Tôi không đọc thấy nỗi buồn trên anh khi gợi lại dĩ vãng mà chỉ thấy ở anh một sự vững chãi vô cùng.
- Lại qua một ngày.
Câu nói của ai ở đằng dưới sông đưa lên làm tôi giật mình. Trời đã chạng vạng, đèn đã lên. Một vành trăng đẹp như tấm gương soi lơ lửng trên cao. Tôi đứng dậy và thấy mình nuối tiếc thời gian.
- Mỵ phải về anh Dụng ạ, chắc ba má chờ cơm.
Anh Dụng trả tiền nước và vẫy cho tôi một chiếc xích lô. Tôi lên xe. Xe chạy, tôi vẫn còn thấy bóng anh Dụng lờ mờ bên sông.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG SÁU