CHƯƠNG IV
Chú Mập nhìn thằng nhỏ ngả đầu ngủ ngon trên nệm xe. Gió thoảng đi qua
hai cánh cửa kính mát hiu hiu. Đôi mắt của chú cũng muốn sụp xuống nữa
đừng nói chi thằng nhỏ. Người tài xế bình thản trên tay lái đưa mắt nhìn
ngọn núi xa và tấm bảng nhỏ màu trắng kẻ hàng chữ màu xanh: Vũng Tàu 10
cây số. Người tài xế nhìn Tâm nói với chú mập:
- Gió biển làm thằng nhỏ ngủ quên.
Chú mập đưa tay lay lay vai Tâm:
- Dậy nhỏ, ngủ gì như chết vậy mậy?!
Tâm giật mình dậy. Nó chợt nhớ mình ngủ quên trên xe tự nãy giờ. Buông vài cái ngáp vặt, khuôn mặt của Tâm tỉnh rót:
- Tới rồi hả chú?
- Chưa. Còn một khoảng đường nữa.
Tâm, chú mập và một vài nhân viên của hãng phim ra đây trước với một số dụng cụ cần thiết. Còn những tài tử chính cho cuốn phim trưa mai mới có mặt. Như Ly Ly, như Phi, Thu Oanh, đi và về cùng một lượt với bà chủ và ông đạo diễn. Họ chỉ có mặt một vài tiếng đồng hồ là về Sàigòn liền. Còn Tâm, chú mập, ông quản lý ở đây cho đến khi nào cuốn phim lấy ngoại cảnh xong.
Nhìn qua cửa kiếng xe, Tâm thấy những dãy núi hiện ra thật rõ trong tầm mắt. Trời thời trong xanh, mây thời e thẹn như một đứa con gái có mái tóc dài bị gió thổi bay bay. Ở đây cũng gần giống như Nha Trang một lần Tâm theo hãng phim ra, nhưng lần đó lu bù công chuyện quá, chú mập không dẫn Tâm đi đâu được hết. Lần đi này, có lẽ lâu hơn, chắc chú mập phải dẫn Tâm đi chơi nhiều chỗ.
Chiếc xe vẫn êm êm chạy trên đường như ru, Tâm nghe nhẹ hẫng như người được mọc cánh bay lên. Tâm cười đưa mắt nhìn chú mập:
- Chú Bảy nè! Kỳ này ra đây lâu, chú phải dẫn tui đi chơi đây đó như trước khi lên xe chú đã hứa à nhen. Đừng như kỳ trước ở ngoài Nha Trang, chú quên hết để tui chèo queo có một mình. Bây giờ nghĩ lại còn tức chú đây nè! Nhưng tui biết chú là người tốt nên vẫn còn chơi với chú, chứ không thì đã nghỉ chú ra từ khuya rồi!
Chú Bảy cười cái mặt úc núc:
- Kỳ này chắc nhiều thời giờ rảnh, mày khỏi lo đi nhỏ.
Tâm không nói gì nữa, nhìn ra phía trước. Chú mập xoay qua nói chuyện với anh tài xế. Mặc dù phía trên tấm kính có để hàng chữ nhỏ: "Cấm nói chuyện với tài xế khi xe đang chạy", chú mập cũng hỏng thèm để ý đến. Tâm nhướng người lên nhìn đường xe chạy, hai bên đường đầy dẫy những tấm quảng cáo. Cái thì quảng cáo kem đánh răng Hynos, cái thì sữa bột Babilac. Trước mặt Tâm, từ đàng xa lù lù hiện ra một tấm bảng thật đẹp có kẻ hàng chữ: "Thị xã Vũng Tàu hân hoan chào mừng quí vị du khách". Những người ở Sàigòn thường ra Vũng Tàu chơi vào chiều thứ bảy, chiều chủ nhật về. Hôm nay Tâm đi nhằm ngày thứ bảy, chắc ở ngoài đó người ta đông lắm?
Chiếc xe từ từ dừng lại trên một con đường vắng, trước một ngôi nhà thật rộng, to gấp hai phim trường ở Sàigòn. Chú mập mở cửa xe nhảy xuống. Tâm lò dò bước ra nhảy theo. Chiếc xe chở máy móc, bàn ghế, phông cảnh cũng từ từ dừng lại ở phía sau.
Tâm đứng ngó quanh quất. Trước mặt Tâm là một dãy núi cao. Xa xa một vài cồn cát mịn nối dài. Bầu trời cao trong xanh không gợn một chút mây. Có lẽ gió biển đã thổi mây bay đi hết. Tâm hai tay đút vào túi quần "din" màu cứt ngựa đã bạc phếch hai đầu gối, một lỗ thủng nhỏ ở cạnh đó. Miệng huýt sáo khe khẽ, Tâm lững thững bước vào.
ông quản lý Tài đang vung tay, vung chân hò hét những người làm khiêng dụng cụ vào nhà. Nhìn ra bắt gặp Tâm đang nhàn hạ huýt sáo đi vô, ông hung hăng bước tới:
- Chứ bộ mày làm ông nội ở đây sao mà ngon dữ vậy?
Tâm cười vuốt giận:
- Mới tới thấy ở đây hay hay rảo cẳng một chút xem sao!!
ông quản lý vểnh bộ ria mép:
- Mày đâu phải du khách mà để ra đây ngắm này ngắm nọ. Ra đây để làm, mày nghe rõ chưa thằng sai vặt.
Thấy ông quản lý nổi giận, Tâm bỏ đi lại chiếc xe cam nhông, thoăn thoắt leo lên chuyển những vật nhẹ xuống cho bác Tư. Hai người làm một thoáng xong hết. Tâm nhảy phóc xuống xe đi lại trước hiên nhà nhìn mọi người làm. Bác Tư đứng cạnh Tâm lấy thuốc vấn hút. Điếu thuốc rê được bác vấn lại một cục như cái kèn. Từng cái bập bập của bác, khói bay ra mù trời. Còn ông quản lý Tài chạy lui, chạy tới như con lật đật, hét hò chứ chả làm được cái gì hết. Tâm nghĩ cái công việc hét hò và ngồi đếm tiền như ông quản lý, đứa con nít làm cũng được, chứ đừng nói chi ai.
Buổi chiều không việc gì làm, chú mập dẫn Tâm đi chơi như lời chú hứa. Ngôi nhà làm tạm phim trường nằm thuộc về Bãi Sau. Chú nói ở đây sạch sẽ hơn Bãi Trước và nên thơ. Người ta ra Bãi Sau rất ít, lưa thưa một vài người cần chỗ yên tịnh và cũng ít ai dám xuống đây tắm. Đôi khi biển động, những cuộn sóng to đập vào ghềnh đá cuốn ào trên bãi cát. Người ta sợ những cuộn sóng đó cuốn ra tuốt ngoài khơi làm bạn với cá mập. Chú mập bảo hãy còn ở đây lâu, bây giờ ra Bãi Trước chơi và tìm cái gì ăn để dằn bụng. Đi bên chú mập, Tâm láo liên. Cái gì cũng vui, cũng lạ. Tuy ở đây, thị xã không bằng một chút cheo ở Sàigòn, không óng ánh tráng lệ như Sàigòn, nhưng Tâm thích ở đây hơn.
Hai chú cháu thong dong một lúc sau ra đến chợ. Chiều ở đây chợ vắng hoe. Lơ thơ một vài người mua đồ lặt vặt, hoặc ngồi ăn uống ở mấy xe mì gần rạp hát Võ Ngọc Chấn. Tâm nghĩ giờ này có lẽ họ đổ xô nhau ra bãi biển có nhiều điều vui hơn. Tâm nghĩ thầm trong bụng: chợ chi mà lai rai buồn ghê. Nó ngước lên nhìn chú mập nói:
- Ở đây không có gì vui hết hà, kiếm chỗ nào vui đi chú.
- Ra đây kiếm ăn. Muốn vui, chút nữa ra Bãi Trước có nhiều cái hay lắm. Ừ mà nhỏ, mày thấy đói chưa?
- Đói từ khuya rồi!
Vừa nói, Tâm vừa vỗ bụng lép kẹp cười. Chú mập dẫn Tâm vào một quán phở ky. Lần đầu chú mập đãi Tâm. Mì xào, hủ tiếu xào, thịt bò vò viên, nó thẳng cánh làm sạch. Nhìn thằng nhỏ ăn, chú mập cũng thấy mình không có niềm vui như nó từ lâu rồi. Qua khuôn mặt thông minh đĩnh ngộ của Tâm, chú thấy tội nghiệp thằng nhỏ hết sức. Đứa bé mồ côi nào cũng mang nhiều nỗi bất hạnh! Chúng mất đi thiên đàng tuổi thơ, bạn bè tuổi nhỏ, bảng đen phấn trắng, anh chị họ hàng. Nhìn Tâm, chú mập hỏi:
- Nhỏ à, ăn no chưa?
- No muốn ngất ngư.
Tâm bưng ly nước ngọt uống một hơi dài. Chú mập thấy cái miệng nhỏ của nó cười tươi. Phải chi nó được đi học tiếp tục như thằng Phi, con nhỏ Ly Ly thời nó cũng đâu thua gì ai. Giọng chú hiền như một người cha nói với đứa con:
- Hồi trước mày đi học đến đâu rồi nghỉ vậy nhỏ?
Nghe chú mập bỗng dưng hỏi mình học đến đâu, Tâm quay nhìn ra cửa quán, khuôn mặt buồn hiu:
- Đệ lục!
- Sao mày nghỉ vậy?
- Có ai nuôi không đâu mà cho đi học chú?!
- Mày có muốn đi học tiếp không?
- Muốn lắm chứ! Nhưng...
Tâm không nói tiếp được, giọng nó nghèn nghẹn. Nếu không có chú Mập ngồi phía trước chắc Tâm đã khóc rồi. Thằng nhỏ tự ái ghê! Dù chú Mập có thương nó mấy đi nữa, nhưng nó không muốn cho chú mập thấy nó yếu xìu như con gái. Chỉ có con gái mới mau nước mắt thôi. Con gái yếu như cọng bún. Còn con trai không được khóc, dù cho buồn biết bao, dù cho đau đớn cũng phải cắn răng mà chịu. Cắn răng mà chịu như hôm nào Tâm nghe chú mình nói: – "Từ nay mày nên ở nhà. Lì lì như mày học vô cũng không làm được tích sự gì. Ở nhà còn đỡ được cái này cái khác. Không giữ em thời quét được cái nhà. Chứ bỏ tiền ra cho mày học mà chẳng được cái gì cũng vô ích... "
Nhưng lúc rỗi rảnh Tâm thấy thèm, thấy nhớ tiếng vui đùa rộn rã của mấy thằng bạn nhỏ. Tiếng phấn lách cách rít trên bảng đen. Tiếng thước gõ nhịp xuống bàn mỗi khi trong lớp có một đôi tiếng học trò xì xào. Đôi khi thèm nhớ quá, Tâm đong đưa bước chân đi ngang trường học cũ. Đứng ngoài cổng rào đưa mắt nhìn vô lớp Đệ Lục thương yêu nằm cuối dãy lầu hai, cạnh đó cây phượng vĩ trổ đầy bông đỏ ối. Tâm muốn đi học lắm, nhưng làm sao Tâm có tiền? Phải chi Tâm làm thật nhiều tiền thời khỏi nói, Tâm sẽ xin vào một trường nào đó học lại.
Chú mập nghe thằng nhỏ bỏ lửng câu nói, hỏi tới:
- Nhưng sao hở mậy?
- Tôi làm sao có tiền mà đi học?
- Khi nào xong việc ở đây, về Sàigòn tao sẽ cho mày đi học.
Tâm hỏi thêm một lần nữa cho chắc ăn lời nói của chú mập. Tâm sợ lời nói sẽ vuột mất. Thằng nhỏ nghĩ mình như một đứa bé đang cầm chiếc bánh ngon trên tay, thấy bóng người lạ đi lại chưa chi đã hoảng hốt bỏ đại chiếc bánh vào miệng nhai ngồm ngoàm. Mang tâm trạng như thế và Tâm thấy mình như quả bong bóng đỏ được bơm đầy khí đá, có cột một sợi dây dài trong tay chú bé. Một phút nào đó chú bé sơ hở để quả bóng vuột khỏi tay, quả bóng lên cao, lên cao... Tâm cầu mong sao cho quả bóng cứ như thế mãi, đừng vỡ ra tan tành giữa khoảng trời xanh lồng lộng. Chú mập đã bơm cho Tâm một hơi dài hy vọng. Trong đầu Tâm bây giờ lan man đủ thứ hình ảnh của một chú bé tay xách cặp bước chân nhẹ nhàng đến lớp học, qua cửa tường vôi trắng, qua sân sạn rào rạo nên tiếng nhạc vui. Vào lớp thằng bé ngồi chăm chú, đôi mắt nhìn vào bảng đen theo dõi cục phấn chạy lộp cộp, rít khe khẽ, tiếng nhạc đáng yêu thương ngày học trò bắt gặp. Ôi tiếng nhạc tạo trong đầu chú bé một vài mộng nhỏ cho năm sau bước lên lớp khác... và những năm sau nữa. Ý nghĩ trong đầu Tâm giờ này cũng không kém phần ngộ nghĩnh: Không hiểu chú mập ăn cái gì vào bụng mà cái bụng chú không có một con sâu nào lúc nhúc bên trong, cái bụng chú tốt ghê!
Niềm vui đến bất ngờ làm cho Tâm không muốn nghĩ đến đi chơi chỗ này qua chỗ kia nữa. Tâm muốn công việc ở đây xong ngay để được về Sàigòn đi học... Nhưng ít ra cũng còn hai tuần nữa mới xong công việc! Hai tuần chi mà dài lê thê...
Ăn xong, chú mập dẫn Tâm ra bãi trước. Buổi chiều đã xuống hết, bóng tối nhá nhem chạy dài mênh mông. Tâm để ý ở đây người Việt rất ít, phần đông là người ngoại quốc. Họ ngồi dọc theo những cái quán nhỏ dài ven biển. Ở nơi đó bóng tối mờ mờ không thấy rõ những người ở bên trong. Nhưng những ông Mỹ to lớn ngồi bên ngoài trên những chiếc ghế cao lêu khêu, Tâm dễ nhận. Một vài ông trắng coi còn đỡ. Những ông đen sao mà thấy ớn quá! Tóc quăn lại như bị cháy, tay chân đen chi mà đen thủi đen thui. Tâm nghĩ nếu như ban đêm đi đâu đó một mình, gặp mấy ông Mỹ đen này thù lù đi tới chắc Tâm phải chạy dài quá. Tâm không hiểu sao mấy đứa con nít bằng tuổi Tâm ở đây vẫn thường chạy theo họ xin thuốc, xin đồ hộp. Nhiều đứa bị họ lấy đồ hộp chọi bể đầu cũng không tởn. Thiệt là ghét! Nếu như Tâm không có ai nuôi, cũng chả thèm chạy theo ngửa tay xin như vậy! Thà đói chết thôi!
Ở phía xa cạnh bờ biển, một ngôi nhà thật lớn nằm trước sườn núi. Những ngọn đèn sáng rực hắt xuống biển cho ánh sáng muôn màu. Ngôi nhà của ai mà lớn vậy nhỉ? Tâm hỏi:
- Nhà gì mà lớn quá vậy chú?
Chú mập nhìn theo tay chỉ của Tâm:
- Dinh ông Thượng đó. Dinh này là nơi ngày xưa giam vua Thành Thái. Sau vua Bảo Đại chiếm cứ và làm nhà nghỉ mát mỗi khi đặt chân ra đây. Nhưng bây giờ thời mấy ông lớn ở Sàigòn ra đây câu cá nghỉ xả hơi.
Tâm chép miệng:
- Dinh này giống như một cung điện vua thời cổ.
Ngồi xuống với chú mập trên bãi cát mịn, Tâm bốc những nắm cát cho chảy xuống lòng bàn tay. Tâm nhớ một lần chú mập dẫn đi xem một cuốn phim ngoại quốc vĩ đại dành cho tuổi thơ. Cuốn phim màu, ca nhạc kể về cuộc đời của chú bé ô-li-vơ. Sau khi vãn hát, Tâm cứ hối tiếc hoài, phải chi cuốn phim dài thêm một chút nữa. Lần đó chú mập hỏi:
- Nhỏ ơi, mày thấy hay hông?
- Hay lắm.
- Phim ngoại quốc như vậy đó! Người ta nghĩ đến tuổi thơ thật nhiều. Tạo ra những phim có giá trị thiết thực để tuổi thơ tiêm nhiễm vào đầu óc non dại những điều tốt. Sau này lớn lên sẽ thành một người có ích cho xã hội, dù không làm được những việc trọng đại, nhưng ít ra cũng không phải là những con sâu mọt.
Không hiểu hết những lời của chú mập nói, nhưng Tâm cũng bắt gặp được một vài điều mình chưa biết. Tâm hỏi:
- Còn phim của người mình sao hở chú?
- Mình hả? Của mình, người ta chạy đua nhau làm phim cho người lớn coi không hà. Chưa có ai nghĩ đến tuổi thơ và từ trước đến nay chưa có một cuốn phim nào dành riêng cho tuổi thơ hết. Họ nghĩ đến vấn đề hốt bạc nhiều hơn là làm một cuốn phim có giá trị!
- Vậy có mình bà chủ ở đây mở đầu loại phim này hở chú?
- Ừ!
- Chứ bộ bà chủ không sợ lỗ vốn sao?
- Cái chuyện làm ăn lỗ lã ai không sợ mậy?! Nhưng với những người tha thiết với tuổi thơ họ nghĩ khác. Họ muốn dựa vào những cuốn phim mà họ thực hiện, nói lên những khốn đốn của một số tuổi nhỏ ở những miền quê xa xôi, những tuổi nhỏ ở thành phố lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề không đúng với số tuổi của nó. Thêm vào đó, họ muốn cho tuổi nhỏ thấy những gương can đảm của những danh nhân bỏ quên đời mình để hy sinh cho nhân loại. Lòng nhân ái giữa người và người. Phải chi những người giàu có ở xứ sở này đều nghĩ đến số tuổi thơ bất hạnh đó, lập ra cho chúng một thiên đàng tốt đẹp, uốn nắn, vun bón từng nhánh cây cong héo, trở thành những cây có ích cho hoa trái tốt đẹp. Chiến tranh đã làm cho họ giàu sang và chính chiến tranh cũng tạo ra biết bao trái sâu, trái đắng. Mở đầu cho cuốn phim tuổi thơ này, ông đạo diễn đã nghĩ ngay đến một số tuổi nhỏ bất hạnh đó. Chú đang đợi cuốn phim xong để xem dư luận ra sao?!
- Thế nào cuốn phim của mình cũng hay hả chú?
- Chưa biết được đâu!
- Tôi tin chắc mà!
- Sao mày quả quyết quá vậy nhỏ?
- Vì có Ly Ly đóng.
Tâm nghĩ đến con nhỏ Ly Ly trong phim thật là dễ thương, bảo sao cuốn phim sắp tới không hay cho được.
Ngoài xa bãi cát đen, trên nền trời lốm đốm những vì sao treo lơ lửng. Những ngôi sao nhỏ dễ thương chi lạ, dễ thương như đôi mắt sáng rỡ của con nhỏ Ly Ly. Tâm mỉm cười một mình với những ngôi sao trên bầu trời cao. Nếu như không có chú mập ở bên cạnh, Tâm sẽ ngã dài xuống bãi cát, cát êm như thảm nhung, cát êm và sóng ngoài khơi sẽ ru Tâm vào giấc ngủ. Tâm mơ ước mình được bay lên những vì sao đó.
Ngồi một chút, chú mập bảo khuya rồi thôi về để ngày mai còn làm việc nữa. Trời chưa khuya lắm, Tâm nghĩ như thế, vì từ chiều đến giờ sao mà ngắn ngủn, giỏi lắm là tám chín giờ, nhưng thị xã người ta đi ngủ sớm nên thấy vậy!
Trên đường một vài chiếc xe tuần cảnh lâu lâu lướt qua, quét những ngọn đèn pha sáng giới một vùng. Gió từ biển thổi vào lồng lộng làm đầu tóc của Tâm bù xù, chiếc áo rách nhiều lỗ như muốn rách toạc thêm nữa... Tâm cười khít rịt hàm răng:
- Ở đây gió nhiều quá!
- Biển thời bao giờ cũng vậy.
- Biển làm cho gió thổi vào đây lạnh buốt, nhưng có bao giờ biển biết được người nghèo đang co ro vì cái lạnh của biển không?
Chú mập nghe Tâm nói cười lớn:
- Thằng nhỏ nói thiệt kỳ!
Vừa nói chú cởi chiếc áo bành đang mặc trên người khoác lên vai Tâm. Chiếc áo da rộng thùng thình khoác lên người Tâm, nếu có người ngoài nhìn vào chắc họ sẽ không nhịn cười được. Chiếc áo dài luộm thuộm gần đến mắt cá trông oai oai như một ông điệp viên tí hon. Tâm ngước lên nhìn chú mập cười:
- Chú lạnh không hả?
- Lạnh gì mà lạnh!
- Tại chú phục phịch quá mà!
- Chứ ai ốm teo như mày nhỏ? Gió thổi một cái bay vèo ra tuốt ngoài khơi, may mà lạnh còn đỡ.
Tâm cười cười:
- Chú này nói quá hè, chú thời sao?
- Sao mậy?
Tâm lém lỉnh:
- Chú mập quá! May mà chú chỉ ở đây có hai tuần, nếu ở hoài đây riết chắc cái thị xã này chịu sức nặng của chú không nổi lún xuống biển mất, sẽ như cái thành phố Á-lan-tích xóa hẳn tên trên bản đồ thế giới. Mai kia bản đồ Việt Nam sẽ không còn ghi thị xã Vũng Tàu nữa, chỉ còn để lại một khoảng trống màu xanh.
Trên đường trở về Bãi Sau, hai chú cháu vừa đi vừa cười nói vang vang, quên những ngọn gió lạnh từ biển thổi vào.
- Gió biển làm thằng nhỏ ngủ quên.
Chú mập đưa tay lay lay vai Tâm:
- Dậy nhỏ, ngủ gì như chết vậy mậy?!
Tâm giật mình dậy. Nó chợt nhớ mình ngủ quên trên xe tự nãy giờ. Buông vài cái ngáp vặt, khuôn mặt của Tâm tỉnh rót:
- Tới rồi hả chú?
- Chưa. Còn một khoảng đường nữa.
Tâm, chú mập và một vài nhân viên của hãng phim ra đây trước với một số dụng cụ cần thiết. Còn những tài tử chính cho cuốn phim trưa mai mới có mặt. Như Ly Ly, như Phi, Thu Oanh, đi và về cùng một lượt với bà chủ và ông đạo diễn. Họ chỉ có mặt một vài tiếng đồng hồ là về Sàigòn liền. Còn Tâm, chú mập, ông quản lý ở đây cho đến khi nào cuốn phim lấy ngoại cảnh xong.
Nhìn qua cửa kiếng xe, Tâm thấy những dãy núi hiện ra thật rõ trong tầm mắt. Trời thời trong xanh, mây thời e thẹn như một đứa con gái có mái tóc dài bị gió thổi bay bay. Ở đây cũng gần giống như Nha Trang một lần Tâm theo hãng phim ra, nhưng lần đó lu bù công chuyện quá, chú mập không dẫn Tâm đi đâu được hết. Lần đi này, có lẽ lâu hơn, chắc chú mập phải dẫn Tâm đi chơi nhiều chỗ.
Chiếc xe vẫn êm êm chạy trên đường như ru, Tâm nghe nhẹ hẫng như người được mọc cánh bay lên. Tâm cười đưa mắt nhìn chú mập:
- Chú Bảy nè! Kỳ này ra đây lâu, chú phải dẫn tui đi chơi đây đó như trước khi lên xe chú đã hứa à nhen. Đừng như kỳ trước ở ngoài Nha Trang, chú quên hết để tui chèo queo có một mình. Bây giờ nghĩ lại còn tức chú đây nè! Nhưng tui biết chú là người tốt nên vẫn còn chơi với chú, chứ không thì đã nghỉ chú ra từ khuya rồi!
Chú Bảy cười cái mặt úc núc:
- Kỳ này chắc nhiều thời giờ rảnh, mày khỏi lo đi nhỏ.
Tâm không nói gì nữa, nhìn ra phía trước. Chú mập xoay qua nói chuyện với anh tài xế. Mặc dù phía trên tấm kính có để hàng chữ nhỏ: "Cấm nói chuyện với tài xế khi xe đang chạy", chú mập cũng hỏng thèm để ý đến. Tâm nhướng người lên nhìn đường xe chạy, hai bên đường đầy dẫy những tấm quảng cáo. Cái thì quảng cáo kem đánh răng Hynos, cái thì sữa bột Babilac. Trước mặt Tâm, từ đàng xa lù lù hiện ra một tấm bảng thật đẹp có kẻ hàng chữ: "Thị xã Vũng Tàu hân hoan chào mừng quí vị du khách". Những người ở Sàigòn thường ra Vũng Tàu chơi vào chiều thứ bảy, chiều chủ nhật về. Hôm nay Tâm đi nhằm ngày thứ bảy, chắc ở ngoài đó người ta đông lắm?
Chiếc xe từ từ dừng lại trên một con đường vắng, trước một ngôi nhà thật rộng, to gấp hai phim trường ở Sàigòn. Chú mập mở cửa xe nhảy xuống. Tâm lò dò bước ra nhảy theo. Chiếc xe chở máy móc, bàn ghế, phông cảnh cũng từ từ dừng lại ở phía sau.
Tâm đứng ngó quanh quất. Trước mặt Tâm là một dãy núi cao. Xa xa một vài cồn cát mịn nối dài. Bầu trời cao trong xanh không gợn một chút mây. Có lẽ gió biển đã thổi mây bay đi hết. Tâm hai tay đút vào túi quần "din" màu cứt ngựa đã bạc phếch hai đầu gối, một lỗ thủng nhỏ ở cạnh đó. Miệng huýt sáo khe khẽ, Tâm lững thững bước vào.
ông quản lý Tài đang vung tay, vung chân hò hét những người làm khiêng dụng cụ vào nhà. Nhìn ra bắt gặp Tâm đang nhàn hạ huýt sáo đi vô, ông hung hăng bước tới:
- Chứ bộ mày làm ông nội ở đây sao mà ngon dữ vậy?
Tâm cười vuốt giận:
- Mới tới thấy ở đây hay hay rảo cẳng một chút xem sao!!
ông quản lý vểnh bộ ria mép:
- Mày đâu phải du khách mà để ra đây ngắm này ngắm nọ. Ra đây để làm, mày nghe rõ chưa thằng sai vặt.
Thấy ông quản lý nổi giận, Tâm bỏ đi lại chiếc xe cam nhông, thoăn thoắt leo lên chuyển những vật nhẹ xuống cho bác Tư. Hai người làm một thoáng xong hết. Tâm nhảy phóc xuống xe đi lại trước hiên nhà nhìn mọi người làm. Bác Tư đứng cạnh Tâm lấy thuốc vấn hút. Điếu thuốc rê được bác vấn lại một cục như cái kèn. Từng cái bập bập của bác, khói bay ra mù trời. Còn ông quản lý Tài chạy lui, chạy tới như con lật đật, hét hò chứ chả làm được cái gì hết. Tâm nghĩ cái công việc hét hò và ngồi đếm tiền như ông quản lý, đứa con nít làm cũng được, chứ đừng nói chi ai.
Buổi chiều không việc gì làm, chú mập dẫn Tâm đi chơi như lời chú hứa. Ngôi nhà làm tạm phim trường nằm thuộc về Bãi Sau. Chú nói ở đây sạch sẽ hơn Bãi Trước và nên thơ. Người ta ra Bãi Sau rất ít, lưa thưa một vài người cần chỗ yên tịnh và cũng ít ai dám xuống đây tắm. Đôi khi biển động, những cuộn sóng to đập vào ghềnh đá cuốn ào trên bãi cát. Người ta sợ những cuộn sóng đó cuốn ra tuốt ngoài khơi làm bạn với cá mập. Chú mập bảo hãy còn ở đây lâu, bây giờ ra Bãi Trước chơi và tìm cái gì ăn để dằn bụng. Đi bên chú mập, Tâm láo liên. Cái gì cũng vui, cũng lạ. Tuy ở đây, thị xã không bằng một chút cheo ở Sàigòn, không óng ánh tráng lệ như Sàigòn, nhưng Tâm thích ở đây hơn.
Hai chú cháu thong dong một lúc sau ra đến chợ. Chiều ở đây chợ vắng hoe. Lơ thơ một vài người mua đồ lặt vặt, hoặc ngồi ăn uống ở mấy xe mì gần rạp hát Võ Ngọc Chấn. Tâm nghĩ giờ này có lẽ họ đổ xô nhau ra bãi biển có nhiều điều vui hơn. Tâm nghĩ thầm trong bụng: chợ chi mà lai rai buồn ghê. Nó ngước lên nhìn chú mập nói:
- Ở đây không có gì vui hết hà, kiếm chỗ nào vui đi chú.
- Ra đây kiếm ăn. Muốn vui, chút nữa ra Bãi Trước có nhiều cái hay lắm. Ừ mà nhỏ, mày thấy đói chưa?
- Đói từ khuya rồi!
Vừa nói, Tâm vừa vỗ bụng lép kẹp cười. Chú mập dẫn Tâm vào một quán phở ky. Lần đầu chú mập đãi Tâm. Mì xào, hủ tiếu xào, thịt bò vò viên, nó thẳng cánh làm sạch. Nhìn thằng nhỏ ăn, chú mập cũng thấy mình không có niềm vui như nó từ lâu rồi. Qua khuôn mặt thông minh đĩnh ngộ của Tâm, chú thấy tội nghiệp thằng nhỏ hết sức. Đứa bé mồ côi nào cũng mang nhiều nỗi bất hạnh! Chúng mất đi thiên đàng tuổi thơ, bạn bè tuổi nhỏ, bảng đen phấn trắng, anh chị họ hàng. Nhìn Tâm, chú mập hỏi:
- Nhỏ à, ăn no chưa?
- No muốn ngất ngư.
Tâm bưng ly nước ngọt uống một hơi dài. Chú mập thấy cái miệng nhỏ của nó cười tươi. Phải chi nó được đi học tiếp tục như thằng Phi, con nhỏ Ly Ly thời nó cũng đâu thua gì ai. Giọng chú hiền như một người cha nói với đứa con:
- Hồi trước mày đi học đến đâu rồi nghỉ vậy nhỏ?
Nghe chú mập bỗng dưng hỏi mình học đến đâu, Tâm quay nhìn ra cửa quán, khuôn mặt buồn hiu:
- Đệ lục!
- Sao mày nghỉ vậy?
- Có ai nuôi không đâu mà cho đi học chú?!
- Mày có muốn đi học tiếp không?
- Muốn lắm chứ! Nhưng...
Tâm không nói tiếp được, giọng nó nghèn nghẹn. Nếu không có chú Mập ngồi phía trước chắc Tâm đã khóc rồi. Thằng nhỏ tự ái ghê! Dù chú Mập có thương nó mấy đi nữa, nhưng nó không muốn cho chú mập thấy nó yếu xìu như con gái. Chỉ có con gái mới mau nước mắt thôi. Con gái yếu như cọng bún. Còn con trai không được khóc, dù cho buồn biết bao, dù cho đau đớn cũng phải cắn răng mà chịu. Cắn răng mà chịu như hôm nào Tâm nghe chú mình nói: – "Từ nay mày nên ở nhà. Lì lì như mày học vô cũng không làm được tích sự gì. Ở nhà còn đỡ được cái này cái khác. Không giữ em thời quét được cái nhà. Chứ bỏ tiền ra cho mày học mà chẳng được cái gì cũng vô ích... "
Nhưng lúc rỗi rảnh Tâm thấy thèm, thấy nhớ tiếng vui đùa rộn rã của mấy thằng bạn nhỏ. Tiếng phấn lách cách rít trên bảng đen. Tiếng thước gõ nhịp xuống bàn mỗi khi trong lớp có một đôi tiếng học trò xì xào. Đôi khi thèm nhớ quá, Tâm đong đưa bước chân đi ngang trường học cũ. Đứng ngoài cổng rào đưa mắt nhìn vô lớp Đệ Lục thương yêu nằm cuối dãy lầu hai, cạnh đó cây phượng vĩ trổ đầy bông đỏ ối. Tâm muốn đi học lắm, nhưng làm sao Tâm có tiền? Phải chi Tâm làm thật nhiều tiền thời khỏi nói, Tâm sẽ xin vào một trường nào đó học lại.
Chú mập nghe thằng nhỏ bỏ lửng câu nói, hỏi tới:
- Nhưng sao hở mậy?
- Tôi làm sao có tiền mà đi học?
- Khi nào xong việc ở đây, về Sàigòn tao sẽ cho mày đi học.
Tâm hỏi thêm một lần nữa cho chắc ăn lời nói của chú mập. Tâm sợ lời nói sẽ vuột mất. Thằng nhỏ nghĩ mình như một đứa bé đang cầm chiếc bánh ngon trên tay, thấy bóng người lạ đi lại chưa chi đã hoảng hốt bỏ đại chiếc bánh vào miệng nhai ngồm ngoàm. Mang tâm trạng như thế và Tâm thấy mình như quả bong bóng đỏ được bơm đầy khí đá, có cột một sợi dây dài trong tay chú bé. Một phút nào đó chú bé sơ hở để quả bóng vuột khỏi tay, quả bóng lên cao, lên cao... Tâm cầu mong sao cho quả bóng cứ như thế mãi, đừng vỡ ra tan tành giữa khoảng trời xanh lồng lộng. Chú mập đã bơm cho Tâm một hơi dài hy vọng. Trong đầu Tâm bây giờ lan man đủ thứ hình ảnh của một chú bé tay xách cặp bước chân nhẹ nhàng đến lớp học, qua cửa tường vôi trắng, qua sân sạn rào rạo nên tiếng nhạc vui. Vào lớp thằng bé ngồi chăm chú, đôi mắt nhìn vào bảng đen theo dõi cục phấn chạy lộp cộp, rít khe khẽ, tiếng nhạc đáng yêu thương ngày học trò bắt gặp. Ôi tiếng nhạc tạo trong đầu chú bé một vài mộng nhỏ cho năm sau bước lên lớp khác... và những năm sau nữa. Ý nghĩ trong đầu Tâm giờ này cũng không kém phần ngộ nghĩnh: Không hiểu chú mập ăn cái gì vào bụng mà cái bụng chú không có một con sâu nào lúc nhúc bên trong, cái bụng chú tốt ghê!
Niềm vui đến bất ngờ làm cho Tâm không muốn nghĩ đến đi chơi chỗ này qua chỗ kia nữa. Tâm muốn công việc ở đây xong ngay để được về Sàigòn đi học... Nhưng ít ra cũng còn hai tuần nữa mới xong công việc! Hai tuần chi mà dài lê thê...
Ăn xong, chú mập dẫn Tâm ra bãi trước. Buổi chiều đã xuống hết, bóng tối nhá nhem chạy dài mênh mông. Tâm để ý ở đây người Việt rất ít, phần đông là người ngoại quốc. Họ ngồi dọc theo những cái quán nhỏ dài ven biển. Ở nơi đó bóng tối mờ mờ không thấy rõ những người ở bên trong. Nhưng những ông Mỹ to lớn ngồi bên ngoài trên những chiếc ghế cao lêu khêu, Tâm dễ nhận. Một vài ông trắng coi còn đỡ. Những ông đen sao mà thấy ớn quá! Tóc quăn lại như bị cháy, tay chân đen chi mà đen thủi đen thui. Tâm nghĩ nếu như ban đêm đi đâu đó một mình, gặp mấy ông Mỹ đen này thù lù đi tới chắc Tâm phải chạy dài quá. Tâm không hiểu sao mấy đứa con nít bằng tuổi Tâm ở đây vẫn thường chạy theo họ xin thuốc, xin đồ hộp. Nhiều đứa bị họ lấy đồ hộp chọi bể đầu cũng không tởn. Thiệt là ghét! Nếu như Tâm không có ai nuôi, cũng chả thèm chạy theo ngửa tay xin như vậy! Thà đói chết thôi!
Ở phía xa cạnh bờ biển, một ngôi nhà thật lớn nằm trước sườn núi. Những ngọn đèn sáng rực hắt xuống biển cho ánh sáng muôn màu. Ngôi nhà của ai mà lớn vậy nhỉ? Tâm hỏi:
- Nhà gì mà lớn quá vậy chú?
Chú mập nhìn theo tay chỉ của Tâm:
- Dinh ông Thượng đó. Dinh này là nơi ngày xưa giam vua Thành Thái. Sau vua Bảo Đại chiếm cứ và làm nhà nghỉ mát mỗi khi đặt chân ra đây. Nhưng bây giờ thời mấy ông lớn ở Sàigòn ra đây câu cá nghỉ xả hơi.
Tâm chép miệng:
- Dinh này giống như một cung điện vua thời cổ.
Ngồi xuống với chú mập trên bãi cát mịn, Tâm bốc những nắm cát cho chảy xuống lòng bàn tay. Tâm nhớ một lần chú mập dẫn đi xem một cuốn phim ngoại quốc vĩ đại dành cho tuổi thơ. Cuốn phim màu, ca nhạc kể về cuộc đời của chú bé ô-li-vơ. Sau khi vãn hát, Tâm cứ hối tiếc hoài, phải chi cuốn phim dài thêm một chút nữa. Lần đó chú mập hỏi:
- Nhỏ ơi, mày thấy hay hông?
- Hay lắm.
- Phim ngoại quốc như vậy đó! Người ta nghĩ đến tuổi thơ thật nhiều. Tạo ra những phim có giá trị thiết thực để tuổi thơ tiêm nhiễm vào đầu óc non dại những điều tốt. Sau này lớn lên sẽ thành một người có ích cho xã hội, dù không làm được những việc trọng đại, nhưng ít ra cũng không phải là những con sâu mọt.
Không hiểu hết những lời của chú mập nói, nhưng Tâm cũng bắt gặp được một vài điều mình chưa biết. Tâm hỏi:
- Còn phim của người mình sao hở chú?
- Mình hả? Của mình, người ta chạy đua nhau làm phim cho người lớn coi không hà. Chưa có ai nghĩ đến tuổi thơ và từ trước đến nay chưa có một cuốn phim nào dành riêng cho tuổi thơ hết. Họ nghĩ đến vấn đề hốt bạc nhiều hơn là làm một cuốn phim có giá trị!
- Vậy có mình bà chủ ở đây mở đầu loại phim này hở chú?
- Ừ!
- Chứ bộ bà chủ không sợ lỗ vốn sao?
- Cái chuyện làm ăn lỗ lã ai không sợ mậy?! Nhưng với những người tha thiết với tuổi thơ họ nghĩ khác. Họ muốn dựa vào những cuốn phim mà họ thực hiện, nói lên những khốn đốn của một số tuổi nhỏ ở những miền quê xa xôi, những tuổi nhỏ ở thành phố lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề không đúng với số tuổi của nó. Thêm vào đó, họ muốn cho tuổi nhỏ thấy những gương can đảm của những danh nhân bỏ quên đời mình để hy sinh cho nhân loại. Lòng nhân ái giữa người và người. Phải chi những người giàu có ở xứ sở này đều nghĩ đến số tuổi thơ bất hạnh đó, lập ra cho chúng một thiên đàng tốt đẹp, uốn nắn, vun bón từng nhánh cây cong héo, trở thành những cây có ích cho hoa trái tốt đẹp. Chiến tranh đã làm cho họ giàu sang và chính chiến tranh cũng tạo ra biết bao trái sâu, trái đắng. Mở đầu cho cuốn phim tuổi thơ này, ông đạo diễn đã nghĩ ngay đến một số tuổi nhỏ bất hạnh đó. Chú đang đợi cuốn phim xong để xem dư luận ra sao?!
- Thế nào cuốn phim của mình cũng hay hả chú?
- Chưa biết được đâu!
- Tôi tin chắc mà!
- Sao mày quả quyết quá vậy nhỏ?
- Vì có Ly Ly đóng.
Tâm nghĩ đến con nhỏ Ly Ly trong phim thật là dễ thương, bảo sao cuốn phim sắp tới không hay cho được.
Ngoài xa bãi cát đen, trên nền trời lốm đốm những vì sao treo lơ lửng. Những ngôi sao nhỏ dễ thương chi lạ, dễ thương như đôi mắt sáng rỡ của con nhỏ Ly Ly. Tâm mỉm cười một mình với những ngôi sao trên bầu trời cao. Nếu như không có chú mập ở bên cạnh, Tâm sẽ ngã dài xuống bãi cát, cát êm như thảm nhung, cát êm và sóng ngoài khơi sẽ ru Tâm vào giấc ngủ. Tâm mơ ước mình được bay lên những vì sao đó.
Ngồi một chút, chú mập bảo khuya rồi thôi về để ngày mai còn làm việc nữa. Trời chưa khuya lắm, Tâm nghĩ như thế, vì từ chiều đến giờ sao mà ngắn ngủn, giỏi lắm là tám chín giờ, nhưng thị xã người ta đi ngủ sớm nên thấy vậy!
Trên đường một vài chiếc xe tuần cảnh lâu lâu lướt qua, quét những ngọn đèn pha sáng giới một vùng. Gió từ biển thổi vào lồng lộng làm đầu tóc của Tâm bù xù, chiếc áo rách nhiều lỗ như muốn rách toạc thêm nữa... Tâm cười khít rịt hàm răng:
- Ở đây gió nhiều quá!
- Biển thời bao giờ cũng vậy.
- Biển làm cho gió thổi vào đây lạnh buốt, nhưng có bao giờ biển biết được người nghèo đang co ro vì cái lạnh của biển không?
Chú mập nghe Tâm nói cười lớn:
- Thằng nhỏ nói thiệt kỳ!
Vừa nói chú cởi chiếc áo bành đang mặc trên người khoác lên vai Tâm. Chiếc áo da rộng thùng thình khoác lên người Tâm, nếu có người ngoài nhìn vào chắc họ sẽ không nhịn cười được. Chiếc áo dài luộm thuộm gần đến mắt cá trông oai oai như một ông điệp viên tí hon. Tâm ngước lên nhìn chú mập cười:
- Chú lạnh không hả?
- Lạnh gì mà lạnh!
- Tại chú phục phịch quá mà!
- Chứ ai ốm teo như mày nhỏ? Gió thổi một cái bay vèo ra tuốt ngoài khơi, may mà lạnh còn đỡ.
Tâm cười cười:
- Chú này nói quá hè, chú thời sao?
- Sao mậy?
Tâm lém lỉnh:
- Chú mập quá! May mà chú chỉ ở đây có hai tuần, nếu ở hoài đây riết chắc cái thị xã này chịu sức nặng của chú không nổi lún xuống biển mất, sẽ như cái thành phố Á-lan-tích xóa hẳn tên trên bản đồ thế giới. Mai kia bản đồ Việt Nam sẽ không còn ghi thị xã Vũng Tàu nữa, chỉ còn để lại một khoảng trống màu xanh.
Trên đường trở về Bãi Sau, hai chú cháu vừa đi vừa cười nói vang vang, quên những ngọn gió lạnh từ biển thổi vào.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V