CHƯƠNG VII
Có tiếng chuông kêu. Cùng lúc ấy, tiếng hát cũng ngưng bặt.
- Ai vậy chớ?
- Chắc bà Hải, mình ra nói không cần bà ấy nữa, đã có cậu Bích về rồi.
- Phải! Không cần bà ấy.
Phan chạy đến cửa sổ nhà bếp, nghiêng mình ra... Cậu bé thấy, qua ánh đèn vàng vọt, yếu ớt, hai bóng người song song đi vào nhà. Đúng là cha mẹ chúng về. Phan kêu to:
- Ba mẹ về!
Hai đứa nhỏ cũng reo lên. Chúng phóng như bay lên nhà trên, mở cửa, lao vào mình cha mẹ, ôm chặt hai người.
- Coi kìa! Các con không chào cậu Bích gì hết! Cậu về kìa!
Cậu Bích! Ba đứa ngỡ ngàng buông cha mẹ ra, ngẩng lên: trời ơi! Sừng sững trước mặt chúng một người đàn ông cao lớn, tóc nâu, da ngăm ngăm, dáng bộ lịch sự, quí phái, hai tay xách hai va ly nặng chĩu, vai mang máy ảnh, mình khoác ba đờ xuy mầu tro, quần thẳng bờ ly, giày tây bóng ngời, răng và áo sơ mi cũng trắng và bóng như nhau, cái cà vạt mầu rượu chát nằm ngay ngắn giữa ngực áo, có điểm thêm mấy chấm trắng trang nhã... Ông ta cười thật tươi:
- Chào các cháu, cậu Bích của các cháu đây!
Phan dụi mắt hai ba lần, tưởng mình đang nằm mơ. Lai và Yến cùng tâm trạng như anh, chúng bối rối nhìn nhau, há miệng ra mà không ra tiếng.
- Đáng lẽ cậu về sớm hơn, nhưng tại ba mẹ cháu...
- Ba mẹ vô đến Sàigòn sáng nay, may sao trên tàu có một cô đi đón chồng về cùng chuyến với cậu cho ba mẹ biết là tàu cập bến Sàigòn lúc 8 giờ sáng nay, làm ba mẹ cuống lên, xe hỏa đến ga là lập tức kêu taxi ra bến tàu liền...
- Thật y như phim trinh thám: xe taxi vừa tới bến tàu thì cậu Bích đã lên xe hơi của người bạn sắp chạy, may làm sao cái xe hơi dở chứng đề hoài không nổ, nhờ vậy ba mẹ mới gặp cậu được, nếu không là hố rồi.
- Ối chà! Mẹ giục taxi chạy như bay, ông tài xế la lên vầy chớ: "Có ông ngồi cạnh bà chớ nếu không tôi đã nghi là bà đi bắt ghen rồi đa".
Ba đứa trẻ há hốc miệng nghe hai người thi nhau nói, say sưa theo dõi chuyện săn đuổi người về cho đến nỗi quên điều trùng hợp vô lý: hai ông cậu cùng có mặt tại nhà mình!
- Các cháu thấy ghê không? Cậu bị săn đuổi kỹ quá! Rồi ba mẹ các cháu bắt cậu ở lại Sàigòn mất buổi sáng, chớ nếu không thì cậu đã về liền sau khi cái xe nổ đều, vì cậu nóng gặp các cháu...
Người đàn ông sang trọng buông hai va ly xuống, giơ tay ra, song ông ta không được các cháu đáp ứng như ông tưởng. Chúng đứng lặng như bị chôn xuống đất trước mặt ba người. Cha chúng bắt đầu nổi nóng:
- Ủa, tụi bay làm sao vậy? Không mừng cậu bay hở?
Mẹ chúng cũng bực mình không kém:
- Coi kìa! Phan! Lai! Yến! Các con sao vậy? Hay là ở nhà đã làm điều chi có lỗi rồi đó?
Người đàn ông sang trọng bênh lũ trẻ:
- Không đâu, em chắc các cháu giận chị em mình đó, bỏ chúng ở nhà...
- Vô lý! Chính chúng khuyến khích mẹ chúng với tôi đi đón cậu mà.
- Vậy thì chúng còn lạ, em đi vắng bảy năm ít ỏi gì. Để em từ từ làm quen với các cháu, không sao. Nào, Yến! Lại đây với cậu Bích đi!
Yến toan bước lại gần cậu, song, nó lại thôi, ngẩng lên nhìn mẹ, rụt rè hỏi:
- Mẹ ơi! Đây có đúng là cậu Bích không?
- Trời ơi! Con có điên không, Yến?
Bà mẹ la lên và khi bà quay qua nhìn hai đứa lớn thì chúng cũng đang nhìn mẹ như muốn đặt câu hỏi như em chúng. Phan đánh bạo nói, giọng run run:
- Thưa mẹ, tụi con ngạc nhiên là vì... là vì hiện có một cậu Bích trong nhà mình rồi.
- Ở nhà hiện giờ đã có một cậu Bích? Tụi bay làm tao đến phát điên lên, tao chẳng hiểu gì hết.
- Cậu Bích đó ở đâu? Sao không thấy? – Ba chúng cao giọng hỏi.
- Dạ, cậu đang tắm trong phòng tắm.
- Dạ, tụi con bắt cậu đi tắm, vì mình mẩy cậu... không được sạch, cậu nói cậu bị đắm tàu, cậu phải đi máy bay.
- Chúa ơi! Tôi chẳng hiểu gì sốt cả...
- Anh chị đừng làm các cháu sợ, để thong thả...
- Thong thả? Tôi chịu thôi, mặc anh em cậu đấy.
- Này cháu, các cháu có được lá thư cấp tốc của cậu không?
- Dạ thưa... có ạ!
Phan ngập ngừng trả lời, tránh dùng tiếng cậu.
- Thế, cậu Bích đó ra làm sao?
- Thưa... thưa...
Chúng không sao trả lời dứt khoát, hai người đàn ông nhìn nhau và người lạ lên lên tiếng trước:
- Cách tốt nhất là ta vào phòng tắm xem sao.
Hai người đàn ông sải nhanh đến cửa phòng tắm, ông Niêm vặn quả nắm cửa nhưng cửa khóa bên trong. Chủ nhà la lên:
- Ông kia, mở cửa tức khắc, tại sao ông dám...
Im lặng trả lời ông. Đời ông Niêm, ông chưa từng biết sợ ma, mà lần này bỗng đâm rờn rợn, nổi gai gốc khắp mình. Hai người đàn ông lại đứng sững nhìn nhau phân vân không biết tính sao. Bỗng "xoảng xoảng" mấy tiếng tiếp làm ông Niêm sực tỉnh, hét dựng lên:
- Bắt lấy nó! Mau! Kẻ gian đã đập vỡ cửa kính phòng tắm, thoát ra ngoài đó, mau lên!
Không đợi ông giục lần thứ hai, người đàn ông sang trọng quay lại, chạy bay ra cửa lớn trong lúc ông Niêm nối gót theo sau, vừa thở vừa nói:
- Đúng là quân trộm! Đúng như tôi ngờ từ phút đầu.
Hai người chạy ra vườn và khuất trong bóng tối. Ba đứa trẻ nép vào lòng mẹ, mặt xám ngoét, run rẩy toàn thân. Tim chúng đập thình thình trong lồng ngực, át cả tiếng chân rượt đuổi của hai người.
Hai người đàn ông lục lạo từng bụi cây, tiếng sỏi dưới giày họ kêu rào rạo...
- Tội nghiệp các con tôi!
Mẹ chúng cũng run không kém, kêu lên nho nhỏ.
Một lát sau, bốn mẹ con nghe tiếng ba chúng la lên:
- Thôi cậu Bích, hắn chạy xa rồi, tìm vô ích.
Hai người sóng đôi đi vào nhà, người nào cũng thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhại. Ba đứa trẻ vẫn chưa hết run. Trông thấy con xám ngoét, ông Niêm nguôi giận, dịu giọng hỏi:
- Nào, các con nói rõ cho ba biết, tại sao các con cho người lạ vào nhà?
- Thưa... thưa...
Phan và Lai ấp úng không thành tiếng. Yến bình tĩnh trước nhất, rụt rè:
- Thưa ba, tại con tưởng là cậu Bích về.
- Lạy Chúa, hắn dám giết các con lắm à! May quá...
Giọng bà mẹ tràn đầy lo sợ. Phan phản đối lời mẹ.
- Không đâu mẹ... ông ta hiền lắm…
- Dạ, thật đó mẹ, cậu... ông ta rất dễ thương.
- Con dám cam đoan đó không phải là kẻ gian.
- Hừ, vậy thì hắn là người lương thiện chắc?
- Chắc chắn như vậy, thưa ba!
- Mấy người nghe xuôi tai không? Một người tự nhiên mà vô nhà người ta, dám xưng là cậu lũ trẻ, rồi vô phòng tắm đập vỡ cửa kính, chạy trốn mà lại lương thiện!... Vậy mà còn bênh nữa chớ!
Phan bối rối:
- Thưa ba, thật vậy, ông ta không lấy gì hết. Ông ta còn bảo con khóa tủ buýp phê...
- Và đưa chìa khóa cho hắn giữ giùm, phải không?
Cha chúng cười nhạt, hỏi. Yến ngẩng cao đầu lên:
- Không! Ba lầm rồi: chính anh Phan định gởi ông ta cất giùm mà ông ta từ chối đó, ba ơi.
Ba người lớn mở to mắt, kinh ngạc nhìn nhau. Phan tưởng họ không tin, thêm:
- Thật vậy mà! Tụi con không dám nói dối đâu. Ông ta nói vầy nè: "Không! Các cháu phải giữ chớ không phải cậu", và ông ta còn bảo tụi con đem vô phòng ngủ cất và dặn đừng cho ông biết cất chỗ nào, chỉ có ba đứa con biết thôi.
Người lạ phì cười.
- Thế các cháu làm sao?
- Thưa (vẫn tránh tiếng cậu, Phan trả lời) cháu cất xong, cháu đi ra và mới nói: "Xong rồi, cháu cất ở..." thì ông ta ngăn lại, la lên: "Không cần nói rõ cất ở đâu. Cậu không muốn biết điều này". Đó, ba mẹ coi...
Người khách sang trọng cười vui vẻ:
- Câu chuyện khá ly kỳ, anh chị thấy không?
- Ly kỳ thật! – ông Niêm nói – Còn gì nữa, kể hết ra coi. Chuyện vui đấy!
- Ông ấy đi mua quà cho tụi con. Ông ấy nói là bị đắm tàu nên bao nhiêu đồ đạc, quà và tiền mất hết... nhưng ông ấy muốn tụi con vui...
- Vậy tiền đâu mà mua quà cho các con? Hắn nói là hắn bi đắm tàu mà!
- Dạ, chính tụi con cho ông ấy mượn tiền mua.
- Trời ơi! – Bà mẹ bưng đầu, kêu lên – các con lấy tiền chợ của mẹ đưa phải không?
- Không đâu. Đời nào các con lại dám làm điều đó. Tiền chợ mẹ đưa là để đi chợ chớ đâu phải để mua quà? Chúng con dùng tiền trong con heo đất cơ.
- Thiệt hết nước nói! Sao bay không lấy hết áo quần đồ đạc trong nhà đưa hắn luôn thể?
- Dạ, có, con đưa bộ com lê và áo quần ba cho ông ấy mượn nhưng ông ta không chịu...
Bà mẹ không nói gì, đứng lên vội vàng chạy vào phòng và chỉ nháy mắt bà la vọng ra:
- Không lấy mà trong tủ mất đi một bộ, bộ mới nhất của ba bay. Con với cái như thế đấy! Hèn chi mà tôi sốt ruột quá chừng...
- Sao? Mất bộ com lê của tôi rồi, hử?
- Dạ, không phải ông ta lấy, chính con lén đem vô phòng tắm khi ông ta từ chối, vì con không muốn sau khi tắm rửa sạch sẽ mà cậu lại mặc áo quần dơ...
Câu chuyện càng lúc càng rắc rối, buồn cười. Nhìn dáng bộ khổ sở của ba đứa trẻ người khách lạ thương hại, chen vào:
- Kể ra, chúng đâu biết hắn là người lạ? Chúng làm thế chỉ vì thương cậu Bích, phải không các cháu?
Yến bật khóc rấm rức vì ông khách thông cảm chúng hơn cha mẹ. Hai đứa lớn gật đầu, đưa mặt nhìn khách, tỏ ý cám ơn.
- Nghe đây: Phan chạy vòng ra vườn, trèo lên cửa sổ, chui vô phòng tắm coi thử ra sao. Cẩn thận kẻo mảnh gương cắt da, nghe con! Chắn chắn là bộ com lê mọc cánh rồi đó, nhưng phải vô mở cửa chớ không lẽ đứng đây bàn tán hoài, vô ích. Dù sao thì chuyện cũng đã rồi, ba không mắng các con đâu.
Phan riu ríu làm theo lời cha không dám nói tiếng nào bênh vực ông cậu giả nữa và hơi vững lòng vì câu cuối của cha.
Trong nhà, mọi người đứng trước phòng tắm, kiên nhẫn chờ kết quả.
Phan lục đục khá lâu rồi hét loáng lên:
- Ba, ba! Lại coi nè: bộ com lê còn nguyên, cả sơ mi với quần... Đó! Con nói ông ấy không phải kẻ gian mà!
Quá mừng rỡ vì chứng tỏ được là người cậu giả lương thiện, Phan quên cả mở cửa cho mọi người.
Bên ngoài, hai em nó cũng mừng không kém. Dù biết rõ người chúng đã trò chuyện, ăn uống, đùa giỡn suốt ngày nay không phải là cậu mình, chúng đã gửi rất nhiều tình cảm chân thành cho gã – ngay cả bài thơ tâm huyết – nên chúng rất đau xót nếu biết hắn không lương thiện.
- Ai vậy chớ?
- Chắc bà Hải, mình ra nói không cần bà ấy nữa, đã có cậu Bích về rồi.
- Phải! Không cần bà ấy.
Phan chạy đến cửa sổ nhà bếp, nghiêng mình ra... Cậu bé thấy, qua ánh đèn vàng vọt, yếu ớt, hai bóng người song song đi vào nhà. Đúng là cha mẹ chúng về. Phan kêu to:
- Ba mẹ về!
Hai đứa nhỏ cũng reo lên. Chúng phóng như bay lên nhà trên, mở cửa, lao vào mình cha mẹ, ôm chặt hai người.
- Coi kìa! Các con không chào cậu Bích gì hết! Cậu về kìa!
Cậu Bích! Ba đứa ngỡ ngàng buông cha mẹ ra, ngẩng lên: trời ơi! Sừng sững trước mặt chúng một người đàn ông cao lớn, tóc nâu, da ngăm ngăm, dáng bộ lịch sự, quí phái, hai tay xách hai va ly nặng chĩu, vai mang máy ảnh, mình khoác ba đờ xuy mầu tro, quần thẳng bờ ly, giày tây bóng ngời, răng và áo sơ mi cũng trắng và bóng như nhau, cái cà vạt mầu rượu chát nằm ngay ngắn giữa ngực áo, có điểm thêm mấy chấm trắng trang nhã... Ông ta cười thật tươi:
- Chào các cháu, cậu Bích của các cháu đây!
Phan dụi mắt hai ba lần, tưởng mình đang nằm mơ. Lai và Yến cùng tâm trạng như anh, chúng bối rối nhìn nhau, há miệng ra mà không ra tiếng.
- Đáng lẽ cậu về sớm hơn, nhưng tại ba mẹ cháu...
- Ba mẹ vô đến Sàigòn sáng nay, may sao trên tàu có một cô đi đón chồng về cùng chuyến với cậu cho ba mẹ biết là tàu cập bến Sàigòn lúc 8 giờ sáng nay, làm ba mẹ cuống lên, xe hỏa đến ga là lập tức kêu taxi ra bến tàu liền...
- Thật y như phim trinh thám: xe taxi vừa tới bến tàu thì cậu Bích đã lên xe hơi của người bạn sắp chạy, may làm sao cái xe hơi dở chứng đề hoài không nổ, nhờ vậy ba mẹ mới gặp cậu được, nếu không là hố rồi.
- Ối chà! Mẹ giục taxi chạy như bay, ông tài xế la lên vầy chớ: "Có ông ngồi cạnh bà chớ nếu không tôi đã nghi là bà đi bắt ghen rồi đa".
Ba đứa trẻ há hốc miệng nghe hai người thi nhau nói, say sưa theo dõi chuyện săn đuổi người về cho đến nỗi quên điều trùng hợp vô lý: hai ông cậu cùng có mặt tại nhà mình!
- Các cháu thấy ghê không? Cậu bị săn đuổi kỹ quá! Rồi ba mẹ các cháu bắt cậu ở lại Sàigòn mất buổi sáng, chớ nếu không thì cậu đã về liền sau khi cái xe nổ đều, vì cậu nóng gặp các cháu...
Người đàn ông sang trọng buông hai va ly xuống, giơ tay ra, song ông ta không được các cháu đáp ứng như ông tưởng. Chúng đứng lặng như bị chôn xuống đất trước mặt ba người. Cha chúng bắt đầu nổi nóng:
- Ủa, tụi bay làm sao vậy? Không mừng cậu bay hở?
Mẹ chúng cũng bực mình không kém:
- Coi kìa! Phan! Lai! Yến! Các con sao vậy? Hay là ở nhà đã làm điều chi có lỗi rồi đó?
Người đàn ông sang trọng bênh lũ trẻ:
- Không đâu, em chắc các cháu giận chị em mình đó, bỏ chúng ở nhà...
- Vô lý! Chính chúng khuyến khích mẹ chúng với tôi đi đón cậu mà.
- Vậy thì chúng còn lạ, em đi vắng bảy năm ít ỏi gì. Để em từ từ làm quen với các cháu, không sao. Nào, Yến! Lại đây với cậu Bích đi!
Yến toan bước lại gần cậu, song, nó lại thôi, ngẩng lên nhìn mẹ, rụt rè hỏi:
- Mẹ ơi! Đây có đúng là cậu Bích không?
- Trời ơi! Con có điên không, Yến?
Bà mẹ la lên và khi bà quay qua nhìn hai đứa lớn thì chúng cũng đang nhìn mẹ như muốn đặt câu hỏi như em chúng. Phan đánh bạo nói, giọng run run:
- Thưa mẹ, tụi con ngạc nhiên là vì... là vì hiện có một cậu Bích trong nhà mình rồi.
- Ở nhà hiện giờ đã có một cậu Bích? Tụi bay làm tao đến phát điên lên, tao chẳng hiểu gì hết.
- Cậu Bích đó ở đâu? Sao không thấy? – Ba chúng cao giọng hỏi.
- Dạ, cậu đang tắm trong phòng tắm.
- Dạ, tụi con bắt cậu đi tắm, vì mình mẩy cậu... không được sạch, cậu nói cậu bị đắm tàu, cậu phải đi máy bay.
- Chúa ơi! Tôi chẳng hiểu gì sốt cả...
- Anh chị đừng làm các cháu sợ, để thong thả...
- Thong thả? Tôi chịu thôi, mặc anh em cậu đấy.
- Này cháu, các cháu có được lá thư cấp tốc của cậu không?
- Dạ thưa... có ạ!
Phan ngập ngừng trả lời, tránh dùng tiếng cậu.
- Thế, cậu Bích đó ra làm sao?
- Thưa... thưa...
Chúng không sao trả lời dứt khoát, hai người đàn ông nhìn nhau và người lạ lên lên tiếng trước:
- Cách tốt nhất là ta vào phòng tắm xem sao.
Hai người đàn ông sải nhanh đến cửa phòng tắm, ông Niêm vặn quả nắm cửa nhưng cửa khóa bên trong. Chủ nhà la lên:
- Ông kia, mở cửa tức khắc, tại sao ông dám...
Im lặng trả lời ông. Đời ông Niêm, ông chưa từng biết sợ ma, mà lần này bỗng đâm rờn rợn, nổi gai gốc khắp mình. Hai người đàn ông lại đứng sững nhìn nhau phân vân không biết tính sao. Bỗng "xoảng xoảng" mấy tiếng tiếp làm ông Niêm sực tỉnh, hét dựng lên:
- Bắt lấy nó! Mau! Kẻ gian đã đập vỡ cửa kính phòng tắm, thoát ra ngoài đó, mau lên!
Không đợi ông giục lần thứ hai, người đàn ông sang trọng quay lại, chạy bay ra cửa lớn trong lúc ông Niêm nối gót theo sau, vừa thở vừa nói:
- Đúng là quân trộm! Đúng như tôi ngờ từ phút đầu.
Hai người chạy ra vườn và khuất trong bóng tối. Ba đứa trẻ nép vào lòng mẹ, mặt xám ngoét, run rẩy toàn thân. Tim chúng đập thình thình trong lồng ngực, át cả tiếng chân rượt đuổi của hai người.
Hai người đàn ông lục lạo từng bụi cây, tiếng sỏi dưới giày họ kêu rào rạo...
- Tội nghiệp các con tôi!
Mẹ chúng cũng run không kém, kêu lên nho nhỏ.
Một lát sau, bốn mẹ con nghe tiếng ba chúng la lên:
- Thôi cậu Bích, hắn chạy xa rồi, tìm vô ích.
Hai người sóng đôi đi vào nhà, người nào cũng thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhại. Ba đứa trẻ vẫn chưa hết run. Trông thấy con xám ngoét, ông Niêm nguôi giận, dịu giọng hỏi:
- Nào, các con nói rõ cho ba biết, tại sao các con cho người lạ vào nhà?
- Thưa... thưa...
Phan và Lai ấp úng không thành tiếng. Yến bình tĩnh trước nhất, rụt rè:
- Thưa ba, tại con tưởng là cậu Bích về.
- Lạy Chúa, hắn dám giết các con lắm à! May quá...
Giọng bà mẹ tràn đầy lo sợ. Phan phản đối lời mẹ.
- Không đâu mẹ... ông ta hiền lắm…
- Dạ, thật đó mẹ, cậu... ông ta rất dễ thương.
- Con dám cam đoan đó không phải là kẻ gian.
- Hừ, vậy thì hắn là người lương thiện chắc?
- Chắc chắn như vậy, thưa ba!
- Mấy người nghe xuôi tai không? Một người tự nhiên mà vô nhà người ta, dám xưng là cậu lũ trẻ, rồi vô phòng tắm đập vỡ cửa kính, chạy trốn mà lại lương thiện!... Vậy mà còn bênh nữa chớ!
Phan bối rối:
- Thưa ba, thật vậy, ông ta không lấy gì hết. Ông ta còn bảo con khóa tủ buýp phê...
- Và đưa chìa khóa cho hắn giữ giùm, phải không?
Cha chúng cười nhạt, hỏi. Yến ngẩng cao đầu lên:
- Không! Ba lầm rồi: chính anh Phan định gởi ông ta cất giùm mà ông ta từ chối đó, ba ơi.
Ba người lớn mở to mắt, kinh ngạc nhìn nhau. Phan tưởng họ không tin, thêm:
- Thật vậy mà! Tụi con không dám nói dối đâu. Ông ta nói vầy nè: "Không! Các cháu phải giữ chớ không phải cậu", và ông ta còn bảo tụi con đem vô phòng ngủ cất và dặn đừng cho ông biết cất chỗ nào, chỉ có ba đứa con biết thôi.
Người lạ phì cười.
- Thế các cháu làm sao?
- Thưa (vẫn tránh tiếng cậu, Phan trả lời) cháu cất xong, cháu đi ra và mới nói: "Xong rồi, cháu cất ở..." thì ông ta ngăn lại, la lên: "Không cần nói rõ cất ở đâu. Cậu không muốn biết điều này". Đó, ba mẹ coi...
Người khách sang trọng cười vui vẻ:
- Câu chuyện khá ly kỳ, anh chị thấy không?
- Ly kỳ thật! – ông Niêm nói – Còn gì nữa, kể hết ra coi. Chuyện vui đấy!
- Ông ấy đi mua quà cho tụi con. Ông ấy nói là bị đắm tàu nên bao nhiêu đồ đạc, quà và tiền mất hết... nhưng ông ấy muốn tụi con vui...
- Vậy tiền đâu mà mua quà cho các con? Hắn nói là hắn bi đắm tàu mà!
- Dạ, chính tụi con cho ông ấy mượn tiền mua.
- Trời ơi! – Bà mẹ bưng đầu, kêu lên – các con lấy tiền chợ của mẹ đưa phải không?
- Không đâu. Đời nào các con lại dám làm điều đó. Tiền chợ mẹ đưa là để đi chợ chớ đâu phải để mua quà? Chúng con dùng tiền trong con heo đất cơ.
- Thiệt hết nước nói! Sao bay không lấy hết áo quần đồ đạc trong nhà đưa hắn luôn thể?
- Dạ, có, con đưa bộ com lê và áo quần ba cho ông ấy mượn nhưng ông ta không chịu...
Bà mẹ không nói gì, đứng lên vội vàng chạy vào phòng và chỉ nháy mắt bà la vọng ra:
- Không lấy mà trong tủ mất đi một bộ, bộ mới nhất của ba bay. Con với cái như thế đấy! Hèn chi mà tôi sốt ruột quá chừng...
- Sao? Mất bộ com lê của tôi rồi, hử?
- Dạ, không phải ông ta lấy, chính con lén đem vô phòng tắm khi ông ta từ chối, vì con không muốn sau khi tắm rửa sạch sẽ mà cậu lại mặc áo quần dơ...
Câu chuyện càng lúc càng rắc rối, buồn cười. Nhìn dáng bộ khổ sở của ba đứa trẻ người khách lạ thương hại, chen vào:
- Kể ra, chúng đâu biết hắn là người lạ? Chúng làm thế chỉ vì thương cậu Bích, phải không các cháu?
Yến bật khóc rấm rức vì ông khách thông cảm chúng hơn cha mẹ. Hai đứa lớn gật đầu, đưa mặt nhìn khách, tỏ ý cám ơn.
- Nghe đây: Phan chạy vòng ra vườn, trèo lên cửa sổ, chui vô phòng tắm coi thử ra sao. Cẩn thận kẻo mảnh gương cắt da, nghe con! Chắn chắn là bộ com lê mọc cánh rồi đó, nhưng phải vô mở cửa chớ không lẽ đứng đây bàn tán hoài, vô ích. Dù sao thì chuyện cũng đã rồi, ba không mắng các con đâu.
Phan riu ríu làm theo lời cha không dám nói tiếng nào bênh vực ông cậu giả nữa và hơi vững lòng vì câu cuối của cha.
Trong nhà, mọi người đứng trước phòng tắm, kiên nhẫn chờ kết quả.
Phan lục đục khá lâu rồi hét loáng lên:
- Ba, ba! Lại coi nè: bộ com lê còn nguyên, cả sơ mi với quần... Đó! Con nói ông ấy không phải kẻ gian mà!
Quá mừng rỡ vì chứng tỏ được là người cậu giả lương thiện, Phan quên cả mở cửa cho mọi người.
Bên ngoài, hai em nó cũng mừng không kém. Dù biết rõ người chúng đã trò chuyện, ăn uống, đùa giỡn suốt ngày nay không phải là cậu mình, chúng đã gửi rất nhiều tình cảm chân thành cho gã – ngay cả bài thơ tâm huyết – nên chúng rất đau xót nếu biết hắn không lương thiện.
___________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VIII