CHƯƠNG VI
Ba Bụng đã hết kiên nhẫn nổi. Thằng nghĩa đệ của hắn thật
là kỳ cục. Lộn ra, lộn vô hai lần rồi ở chết trong đó, mà lần thứ hai
lại cuỗm ở đâu một hộp đồ to tướng với con chó xù nâu thật tốt mới là
ngu chớ! Thật là gánh củi về rừng!
Muốn sao thì muốn, phải vô coi thử coi. Ba Bụng lẩm bẩm. Hắn vừa nói vừa nhớ lại cái bộ dạng hớn hở của tên Kha và giọng nói chững chạc:
- Đại ca yên chí! Em đem con chó với gói đồ vô cho tụi nó rồi chút nữa em ra liền.
Ra liền! Ra liền kiểu này thì chết người ta! Ba Bụng bước nhanh lại phía nhà ông Niêm, lòng tràn tức giận. Đã có chủ định nên hắn đi thẳng vào vườn, bấm chuông.
- Ai vậy?
- Tôi! Tôi là nhân viên nhà đèn, tôi muốn gặp bạn tôi một chút, được không em?
- Dạ, bạn ông là ai? Chắc ông lầm rồi, bạn ông đâu có ở đây?
- Bạn tôi là nhân viên nhà đèn...
- Không! Không có đâu, ông lầm rồi.
- Coi kìa, em nói kỳ vậy ? Anh ta vô nhà em hồi sáng nay, tôi thấy mà!
- Ông hỏi nhà bên cạnh thử coi, chớ đây không có.
Ba Bụng đỏ bừng mặt vì giận dữ, hắn nghiến răng... nhưng rồi thay đổi nét mặt ngay, dịu gọng:
- Nếu vậy, chắc tôi lầm. Thôi được, em cho tôi vô coi, tôi cần xem xét lại các dòng điện trong nhà.
Ba đứa trẻ nhìn nhau: có nên để một kẻ lạ mặt vào nhà không? Tên này có vẻ khả nghi quá! Coi không lương thiện chút nào hết. Qua mấy giây lúng túng, Phan lên tiếng:
- Thưa ông, ông có sự vụ lệnh của nhà đèn không?
- Sự vụ lệnh? Sự vụ lệnh gì chớ ?
Lai tiếp lời anh:
- Thưa, chúng tôi muốn biết ông có sự vụ lệnh do nhà đèn cấp không? Các công Sở có cấp cho nhân viên sự vụ lệnh để dễ dàng làm phận sự.
Yến chen vào:
- Ông có thể là một tên ăn trộm. Nếu không có giấy tờ chúng tôi không cho vô nhà đâu.
Phan và Lai toan ngăn Yến nói toạc ra như vậy, nhưng không kịp, dù chúng cũng nghĩ như em.
Ba Bụng chùn lại một giây rồi cười cười:
- Tôi chưa từng bị đòi hỏi kiểu này trong khi thi hành phận sự. Sự vụ lệnh là khi nào có gì đặc biệt kìa. Thôi, mấy em đừng làm khó, để tôi vô, bộ mấy em tưởng mỗi lần đến nhà nào chúng tôi cũng phải trình giấy tờ sao?
Miệng nói, chân anh ta dợm bước vô, nhưng Phan chận lại ngang cánh cửa:
- Không được! Chúng tôi không để cho kẻ lạ mặt vô nhà.
- Thôi! Các em đừng lộn xộn. Tôi không muốn nghe ba em chửi chúng tôi khi cầu chì nhà em bị cháy vào lúc nửa đêm. Và lúc đó đừng có kêu vô ích, chúng tôi không đến đâu. Nói cho mấy em hay!
- Suỵt! – Phan giơ tay lên nói – Ông đừng la to, để cho cậu tôi ngủ.
Ba Bụng choáng váng lùi lại, lắp bắp hỏi:
- Cậu mấy em hả? Chớ không phải mấy em ở nhà một mình sao?
- Không! Có cậu chúng tôi nữa, cậu vừa về.
Đúng lúc đó, Kha tỉnh dậy, hắn dụi mắt đứng lên, hỏi bằng giọng ngái ngủ:
- Cái gì vậy mấy cháu?
Và rồi Kha nhận ra khuôn mặt tròn và đỏ như mặt trời của Đại ca hắn. Kinh hoàng, Kha đứng chết trân, nhìn sững phía cửa trong lúc Bụng cũng nhìn hắn như nhìn một quái vật. Phan lễ phép:
- Thưa cậu, ông này nói đến xem xét dây điện, mà vì ổng không có sự vụ lệnh nên con không cho ổng vô nhà.
Kha đã bình tĩnh lại. Hắn nhìn Bụng bằng đôi mặt tinh quái như ngầm nói:
"Kiên nhẫn chút đi, Đại ca!" và nói với Phan:
- Cháu làm vậy là phải lắm, không ai trách cứ chi đâu.
Rồi lớn giọng với Bụng:
- Xin ông cảm phiền giùm. Chúng tôi không thể để ông vô nhà, cho đến khi ông xuất trình giấy tờ chứng minh đàng hoàng.
Ba Bụng há hốc miệng ra, kinh ngạc. Hắn gần ngã khụy xuống bậc thềm. Hắn như không tin ở lỗ tai mình, không tin cả mằt mình tuy là lúc đó hắn thấy rõ ràng bé Yến chạy lại âu yếm ôm chân Kha.
- Đây là cậu mấy em?
Hắn gượng hỏi, mắt không rời Kha. Ba đứa trẻ không thèm trả lời, cùng gật đầu một lượt. Bụng ho khan lên một hồi rồi nói:
- Thôi được. Tôi không làm phiền mấy người nữa. Để đó rồi sẽ hay. Tôi sẽ trình vụ này lên xếp tôi.
Nói xong, hắn quay lưng đi ra, dáng bộ tức tối. Đến vườn, hắn chõ vào, quát to:
- Tao chờ mày đó, nghe không?
Kha đóng sầm cửa lại dắt ba đứa nhỏ vào phòng khách. Yến tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cái ông đó kỳ cục há cậu? Tại sao khi không ổng chõ vô bụi cây mà nói "Tao chờ mày đó, nghe không"? là sao hả cậu?
- Hay là ổng điên?
Lại hỏi tiếp, Phan gật gù đưa ra một nhận xét:
- Không! Chắc chắn lão ta là tên trộm.
- Sao cháu biết? – Kha giật mình hỏi.
Phan mím môi:
- Cháu coi tướng lão, cháu nghi nghi. Người lương thiện ngó biết liền.
Kha giật mình:
- Vậy cháu coi tướng cậu thử đi? Cậu có tướng ăn trộm không, hở?
Lai bưng miệng cười ngặt nghẽo: cậu Bích của nó vui tính quá.
- Thưa cậu, không! – Yến nghiêm nghị – Cậu không có vẻ... như vậy. Cậu chỉ có vẻ buồn buồn, cậu dễ thương mà!
- Cậu đã hết mệt chưa?
- Hết rồi.
Kha nói, mặt buồn xo. Rồi đột nhiên, hắn tỏ vẻ lo lắng:
- Này các cháu, nhà mình có đồ gì quí không?
- Dạ, cậu đừng lo, có mà mẹ cất trong tủ, khóa kỹ rồi.
- Tốt quá! Nhưng... còn gì, có gì quí mà không khóa không?
Phan ngẫm nghĩ trước khi trả lời:
- Dạ cũng có chút ít, chén bát kiểu, một ít đồ xưa với lại bộ muỗng nĩa bằng bạc thiệt. Đẹp lắm, cậu muốn coi không? Mấy thứ đó mẹ không khóa.
Kha toan gật đầu thì kỳ quái làm sao: con Mi nô chợt sủa lên "gâu gâu" làm Kha khựng lại, khoát tay:
- Thôi! Cậu biết đồ bạc thiệt đẹp rồi. Khỏi coi.
Yến muốn cậu vui, đề nghị:
- Hay là con lấy cái muỗng bạc của con cho cậu coi?
- Sao cũng được.
Kha trả lời xuôi vị. Yến nhanh nhẹn chạy lại hộc tủ, lấy ra một gói bông gòn nhỏ, tháo bông, đem cái muỗng bạc lại, đưa Kha. Kha cầm trong tay ước lượng sức nặng, lẩm bẩm:
- Đẹp thiệt, mà nặng nữa chớ!
- Bạc thiệt mà cậu, cậu có để ý cái chữ khắc trên cán muỗng không? Chữ V đó! Chữ V là họ Vũ, con họ Vũ mà.
- Có, cậu thấy V với chữ Y, tên con phải không?
- Cậu giỏi quá!
Kha cầm cái muỗng trong tay, lòng tham và lương tâm của hắn đang đánh nhau dữ dội, cô bé vẫn không hay biết, nó nghĩ là nên tặng cậu cái muỗng đó, đề nghị:
- Cậu ưng không? Cháu tặng cậu đó!
Mặt tái xanh, môi run rẩy, Kha lắc đầu quầy quậy:
- Không! Không! Không đời nào. Cậu không nhận đâu. Cất đi!
- Kìa, cậu! Cậu nhận đi cho nó vui mà!
- Không! Mà thôi, để mai đã, mai cậu coi lại coi.
- Cần gì coi lại? Con muốn biếu cậu mà cậu không nhận sao? Tội con mà cậu!
Nói xong, Yến lấy bông bọc cái muỗng lại đút vào túi quần Kha. Gã nói giọng khàn khàn gần như khóc:
- Cảm ơn cháu. Cảm ơn cháu lắm!
Đột nhiên hắn la lên:
- Thôi! Các cháu coi đóng tủ lại đi. Khóa kỹ và cất chìa khóa đi nghe? Không nên sơ xuất, mất đi uổng lắm.
- Ở đây có ai đâu mà cậu lo?
- Đóng tủ và khóa kỹ lại. Đừng cãi lời cậu! Phan! Lại giúp em con khóa tủ!
Lần thứ nhất, Kha dùng giọng đầy uy quyền đối với lũ nhỏ. Hai đứa làm theo lời Kha nhưng vẫn tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Làm vậy có hơi quá đáng, mẹ con không bao giờ khóa tủ này đâu, cậu.
- Không được. Có thể có một ngày quân gian lẻn vô...
- Cậu sợ lão nhà đèn hả?
- Không, cậu sợ... cậu phòng xa thôi. Được! Bây giờ các con đem cất chìa khóa một chỗ thật kín, đừng cho ai biết, nghe chưa?
- Hay là tụi con gởi cho cậu?
Kha dẫy lên như thể đỉa gặp vôi:
- Không! Không được. Các con phải tự cất lấy.
Lai không thể nhịn cười được:
- Cậu biểu kỳ khôi quá, đây rồi mỗi lần muốn lấy gì trong tủ, mẹ con phải kiếm cái chìa khóa sao, cậu? Mất thì giờ quá!
Giọng cương quyết, Kha nói to:
- Chừng nào mẹ con về sẽ để chìa khóa nơi tủ, còn bây giờ phải nghe lời cậu.
Phan lưỡng lự giơ chìa khóa lên, hỏi:
- Bây giờ con cất đâu đây, cậu?
- Đem vô phòng ngủ mà cất, nhớ đừng cho ai biết chỗ, trừ ba đứa con.
- Giấu cả cậu nữa sao?
- Phải, giấu cả cậu nữa.
- Kỳ quá, làm như cậu là kẻ gian không bằng...
- Biết chừng đâu…
Kha buông ba tiếng nửa chừng, tối nghĩa và cười như mếu. Lai vô tình nói:
- Thú thiệt với cậu, lúc cậu mới vô nhà, con cứ ngỡ cậu là một tay anh chị gì đó...
Nó ngừng lại đột ngột: vì sợ cậu giận, nhưng kỳ quái làm sao: Kha không giận mà lại cười to vui vẻ:
- Có lẽ… nhưng hồi trước kìa, bây giờ cậu lương thiện: ít ra là bây giờ cậu đang lương thiện, cháu Lai à!
Nói xong, Kha cúi xuống vuốt ve con chó Mi nô. Phan từ trong phòng ra, cao giọng:
- Xong rồi, con cất chìa khóa ở dưới...
Cậu nó giơ tay ngăn lại:
- Thôi, đủ rồi. Cậu không cần biết con cất ở đâu, chỉ cần biết con đã cất là đủ rồi.
Rồi uốn mình như một con mèo, Kha hỏi:
- Mấy giờ các cháu?
- Dạ, sáu rưỡi, thưa cậu.
- Trời ơi! Thì giờ đi mau quá. Cậu phải đi có chút việc.
- Cậu đi đâu?
- Cậu có chút việc cần.
- Cậu muốn vào phòng tắm hả?
- Không! Cậu muốn ra ngoài cho giãn gân cốt một chút.
- Tụi con sẽ đi với cậu! – Yến tuyên bố bằng giọng cương quyết.
- Không! Cậu cần đi một mình.
- Cậu không dùng cơm tối với tụi con sao?
- Dùng cơm? Chừng nào?
- Cậu muốn lúc nào là có lúc đó.
- Ý kiến hay đa! Nhà có gì không?
- Đủ thứ, cậu quên là mẹ con mua sắm để mừng cậu về sao?
- À há! Cậu quên.
- Cá thu nè, thịt heo nè, thịt gà nè, thịt bò nè... trứng gà nè...
- Thôi đủ rồi! Đừng kể nữa, cậu bắt thèm quá rồi. Bây giờ cậu có ý kiến này: cậu cùng xuống bếp làm với các cháu cho mau, chịu không?
- Hoan hô cậu! Chịu gấp!
Muốn sao thì muốn, phải vô coi thử coi. Ba Bụng lẩm bẩm. Hắn vừa nói vừa nhớ lại cái bộ dạng hớn hở của tên Kha và giọng nói chững chạc:
- Đại ca yên chí! Em đem con chó với gói đồ vô cho tụi nó rồi chút nữa em ra liền.
Ra liền! Ra liền kiểu này thì chết người ta! Ba Bụng bước nhanh lại phía nhà ông Niêm, lòng tràn tức giận. Đã có chủ định nên hắn đi thẳng vào vườn, bấm chuông.
- Ai vậy?
- Tôi! Tôi là nhân viên nhà đèn, tôi muốn gặp bạn tôi một chút, được không em?
- Dạ, bạn ông là ai? Chắc ông lầm rồi, bạn ông đâu có ở đây?
- Bạn tôi là nhân viên nhà đèn...
- Không! Không có đâu, ông lầm rồi.
- Coi kìa, em nói kỳ vậy ? Anh ta vô nhà em hồi sáng nay, tôi thấy mà!
- Ông hỏi nhà bên cạnh thử coi, chớ đây không có.
Ba Bụng đỏ bừng mặt vì giận dữ, hắn nghiến răng... nhưng rồi thay đổi nét mặt ngay, dịu gọng:
- Nếu vậy, chắc tôi lầm. Thôi được, em cho tôi vô coi, tôi cần xem xét lại các dòng điện trong nhà.
Ba đứa trẻ nhìn nhau: có nên để một kẻ lạ mặt vào nhà không? Tên này có vẻ khả nghi quá! Coi không lương thiện chút nào hết. Qua mấy giây lúng túng, Phan lên tiếng:
- Thưa ông, ông có sự vụ lệnh của nhà đèn không?
- Sự vụ lệnh? Sự vụ lệnh gì chớ ?
Lai tiếp lời anh:
- Thưa, chúng tôi muốn biết ông có sự vụ lệnh do nhà đèn cấp không? Các công Sở có cấp cho nhân viên sự vụ lệnh để dễ dàng làm phận sự.
Yến chen vào:
- Ông có thể là một tên ăn trộm. Nếu không có giấy tờ chúng tôi không cho vô nhà đâu.
Phan và Lai toan ngăn Yến nói toạc ra như vậy, nhưng không kịp, dù chúng cũng nghĩ như em.
Ba Bụng chùn lại một giây rồi cười cười:
- Tôi chưa từng bị đòi hỏi kiểu này trong khi thi hành phận sự. Sự vụ lệnh là khi nào có gì đặc biệt kìa. Thôi, mấy em đừng làm khó, để tôi vô, bộ mấy em tưởng mỗi lần đến nhà nào chúng tôi cũng phải trình giấy tờ sao?
Miệng nói, chân anh ta dợm bước vô, nhưng Phan chận lại ngang cánh cửa:
- Không được! Chúng tôi không để cho kẻ lạ mặt vô nhà.
- Thôi! Các em đừng lộn xộn. Tôi không muốn nghe ba em chửi chúng tôi khi cầu chì nhà em bị cháy vào lúc nửa đêm. Và lúc đó đừng có kêu vô ích, chúng tôi không đến đâu. Nói cho mấy em hay!
- Suỵt! – Phan giơ tay lên nói – Ông đừng la to, để cho cậu tôi ngủ.
Ba Bụng choáng váng lùi lại, lắp bắp hỏi:
- Cậu mấy em hả? Chớ không phải mấy em ở nhà một mình sao?
- Không! Có cậu chúng tôi nữa, cậu vừa về.
Đúng lúc đó, Kha tỉnh dậy, hắn dụi mắt đứng lên, hỏi bằng giọng ngái ngủ:
- Cái gì vậy mấy cháu?
Và rồi Kha nhận ra khuôn mặt tròn và đỏ như mặt trời của Đại ca hắn. Kinh hoàng, Kha đứng chết trân, nhìn sững phía cửa trong lúc Bụng cũng nhìn hắn như nhìn một quái vật. Phan lễ phép:
- Thưa cậu, ông này nói đến xem xét dây điện, mà vì ổng không có sự vụ lệnh nên con không cho ổng vô nhà.
Kha đã bình tĩnh lại. Hắn nhìn Bụng bằng đôi mặt tinh quái như ngầm nói:
"Kiên nhẫn chút đi, Đại ca!" và nói với Phan:
- Cháu làm vậy là phải lắm, không ai trách cứ chi đâu.
Rồi lớn giọng với Bụng:
- Xin ông cảm phiền giùm. Chúng tôi không thể để ông vô nhà, cho đến khi ông xuất trình giấy tờ chứng minh đàng hoàng.
Ba Bụng há hốc miệng ra, kinh ngạc. Hắn gần ngã khụy xuống bậc thềm. Hắn như không tin ở lỗ tai mình, không tin cả mằt mình tuy là lúc đó hắn thấy rõ ràng bé Yến chạy lại âu yếm ôm chân Kha.
- Đây là cậu mấy em?
Hắn gượng hỏi, mắt không rời Kha. Ba đứa trẻ không thèm trả lời, cùng gật đầu một lượt. Bụng ho khan lên một hồi rồi nói:
- Thôi được. Tôi không làm phiền mấy người nữa. Để đó rồi sẽ hay. Tôi sẽ trình vụ này lên xếp tôi.
Nói xong, hắn quay lưng đi ra, dáng bộ tức tối. Đến vườn, hắn chõ vào, quát to:
- Tao chờ mày đó, nghe không?
Kha đóng sầm cửa lại dắt ba đứa nhỏ vào phòng khách. Yến tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cái ông đó kỳ cục há cậu? Tại sao khi không ổng chõ vô bụi cây mà nói "Tao chờ mày đó, nghe không"? là sao hả cậu?
- Hay là ổng điên?
Lại hỏi tiếp, Phan gật gù đưa ra một nhận xét:
- Không! Chắc chắn lão ta là tên trộm.
- Sao cháu biết? – Kha giật mình hỏi.
Phan mím môi:
- Cháu coi tướng lão, cháu nghi nghi. Người lương thiện ngó biết liền.
Kha giật mình:
- Vậy cháu coi tướng cậu thử đi? Cậu có tướng ăn trộm không, hở?
Lai bưng miệng cười ngặt nghẽo: cậu Bích của nó vui tính quá.
- Thưa cậu, không! – Yến nghiêm nghị – Cậu không có vẻ... như vậy. Cậu chỉ có vẻ buồn buồn, cậu dễ thương mà!
- Cậu đã hết mệt chưa?
- Hết rồi.
Kha nói, mặt buồn xo. Rồi đột nhiên, hắn tỏ vẻ lo lắng:
- Này các cháu, nhà mình có đồ gì quí không?
- Dạ, cậu đừng lo, có mà mẹ cất trong tủ, khóa kỹ rồi.
- Tốt quá! Nhưng... còn gì, có gì quí mà không khóa không?
Phan ngẫm nghĩ trước khi trả lời:
- Dạ cũng có chút ít, chén bát kiểu, một ít đồ xưa với lại bộ muỗng nĩa bằng bạc thiệt. Đẹp lắm, cậu muốn coi không? Mấy thứ đó mẹ không khóa.
Kha toan gật đầu thì kỳ quái làm sao: con Mi nô chợt sủa lên "gâu gâu" làm Kha khựng lại, khoát tay:
- Thôi! Cậu biết đồ bạc thiệt đẹp rồi. Khỏi coi.
Yến muốn cậu vui, đề nghị:
- Hay là con lấy cái muỗng bạc của con cho cậu coi?
- Sao cũng được.
Kha trả lời xuôi vị. Yến nhanh nhẹn chạy lại hộc tủ, lấy ra một gói bông gòn nhỏ, tháo bông, đem cái muỗng bạc lại, đưa Kha. Kha cầm trong tay ước lượng sức nặng, lẩm bẩm:
- Đẹp thiệt, mà nặng nữa chớ!
- Bạc thiệt mà cậu, cậu có để ý cái chữ khắc trên cán muỗng không? Chữ V đó! Chữ V là họ Vũ, con họ Vũ mà.
- Có, cậu thấy V với chữ Y, tên con phải không?
- Cậu giỏi quá!
Kha cầm cái muỗng trong tay, lòng tham và lương tâm của hắn đang đánh nhau dữ dội, cô bé vẫn không hay biết, nó nghĩ là nên tặng cậu cái muỗng đó, đề nghị:
- Cậu ưng không? Cháu tặng cậu đó!
Mặt tái xanh, môi run rẩy, Kha lắc đầu quầy quậy:
- Không! Không! Không đời nào. Cậu không nhận đâu. Cất đi!
- Kìa, cậu! Cậu nhận đi cho nó vui mà!
- Không! Mà thôi, để mai đã, mai cậu coi lại coi.
- Cần gì coi lại? Con muốn biếu cậu mà cậu không nhận sao? Tội con mà cậu!
Nói xong, Yến lấy bông bọc cái muỗng lại đút vào túi quần Kha. Gã nói giọng khàn khàn gần như khóc:
- Cảm ơn cháu. Cảm ơn cháu lắm!
Đột nhiên hắn la lên:
- Thôi! Các cháu coi đóng tủ lại đi. Khóa kỹ và cất chìa khóa đi nghe? Không nên sơ xuất, mất đi uổng lắm.
- Ở đây có ai đâu mà cậu lo?
- Đóng tủ và khóa kỹ lại. Đừng cãi lời cậu! Phan! Lại giúp em con khóa tủ!
Lần thứ nhất, Kha dùng giọng đầy uy quyền đối với lũ nhỏ. Hai đứa làm theo lời Kha nhưng vẫn tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Làm vậy có hơi quá đáng, mẹ con không bao giờ khóa tủ này đâu, cậu.
- Không được. Có thể có một ngày quân gian lẻn vô...
- Cậu sợ lão nhà đèn hả?
- Không, cậu sợ... cậu phòng xa thôi. Được! Bây giờ các con đem cất chìa khóa một chỗ thật kín, đừng cho ai biết, nghe chưa?
- Hay là tụi con gởi cho cậu?
Kha dẫy lên như thể đỉa gặp vôi:
- Không! Không được. Các con phải tự cất lấy.
Lai không thể nhịn cười được:
- Cậu biểu kỳ khôi quá, đây rồi mỗi lần muốn lấy gì trong tủ, mẹ con phải kiếm cái chìa khóa sao, cậu? Mất thì giờ quá!
Giọng cương quyết, Kha nói to:
- Chừng nào mẹ con về sẽ để chìa khóa nơi tủ, còn bây giờ phải nghe lời cậu.
Phan lưỡng lự giơ chìa khóa lên, hỏi:
- Bây giờ con cất đâu đây, cậu?
- Đem vô phòng ngủ mà cất, nhớ đừng cho ai biết chỗ, trừ ba đứa con.
- Giấu cả cậu nữa sao?
- Phải, giấu cả cậu nữa.
- Kỳ quá, làm như cậu là kẻ gian không bằng...
- Biết chừng đâu…
Kha buông ba tiếng nửa chừng, tối nghĩa và cười như mếu. Lai vô tình nói:
- Thú thiệt với cậu, lúc cậu mới vô nhà, con cứ ngỡ cậu là một tay anh chị gì đó...
Nó ngừng lại đột ngột: vì sợ cậu giận, nhưng kỳ quái làm sao: Kha không giận mà lại cười to vui vẻ:
- Có lẽ… nhưng hồi trước kìa, bây giờ cậu lương thiện: ít ra là bây giờ cậu đang lương thiện, cháu Lai à!
Nói xong, Kha cúi xuống vuốt ve con chó Mi nô. Phan từ trong phòng ra, cao giọng:
- Xong rồi, con cất chìa khóa ở dưới...
Cậu nó giơ tay ngăn lại:
- Thôi, đủ rồi. Cậu không cần biết con cất ở đâu, chỉ cần biết con đã cất là đủ rồi.
Rồi uốn mình như một con mèo, Kha hỏi:
- Mấy giờ các cháu?
- Dạ, sáu rưỡi, thưa cậu.
- Trời ơi! Thì giờ đi mau quá. Cậu phải đi có chút việc.
- Cậu đi đâu?
- Cậu có chút việc cần.
- Cậu muốn vào phòng tắm hả?
- Không! Cậu muốn ra ngoài cho giãn gân cốt một chút.
- Tụi con sẽ đi với cậu! – Yến tuyên bố bằng giọng cương quyết.
- Không! Cậu cần đi một mình.
- Cậu không dùng cơm tối với tụi con sao?
- Dùng cơm? Chừng nào?
- Cậu muốn lúc nào là có lúc đó.
- Ý kiến hay đa! Nhà có gì không?
- Đủ thứ, cậu quên là mẹ con mua sắm để mừng cậu về sao?
- À há! Cậu quên.
- Cá thu nè, thịt heo nè, thịt gà nè, thịt bò nè... trứng gà nè...
- Thôi đủ rồi! Đừng kể nữa, cậu bắt thèm quá rồi. Bây giờ cậu có ý kiến này: cậu cùng xuống bếp làm với các cháu cho mau, chịu không?
- Hoan hô cậu! Chịu gấp!
*
Trông thấy con gà quay sẵn vàng rực với cặp đùi nung núc thịt, Kha thèm nhỏ nước dãi ra, song Kha ngần ngại bảo:
- Không nên! Không nên! Chắc phải chờ ba mẹ các con về, và biết chừng còn có khách. Chúng ta đừng đụng đến mấy thứ này.
- Không sao! Mẹ có nói là con gà thuộc quyền cậu đó, cả mấy thứ này nữa, nếu không có cậu, tụi con đâu có dám đem ra?
- Khách nào đâu? Cậu nói như mơ ngủ. Chính cậu mới là khách, khách quý nhất đó.
- Biết chừng đâu? – Kha làm một cử chỉ mơ hồ – Biết chừng sẽ có khách...
- Con đã nói không có ai, trừ cậu mà. Nhưng cậu nói vậy thì chúng ta để lại cho ba má chút đỉnh...
- Đúng đó! Quên, chút đỉnh sao được? Phải để nhiều nhiều chớ.
- Ba mẹ có nói là hễ cậu về thì tụi con được ăn tha hồ. Bây giờ có cậu rồi, cậu lại...
- Các cháu không hiểu gì hết, ta phải phòng có người khác về cùng ba mẹ...
- Làm gì có ai? Tụi con cam đoan...
- Dù sao đi nữa, cậu không muốn chúng ta ăn quá nhiều, các con phải ngoan.
Trông thấy dạng bộ gã buồn buồn, lũ trẻ liền thôi bàn cãi, tuân lời ngay.
Phan lấy tạp dề mang trước bụng, lăng quăng dọn bàn. Yến rửa xà lách, đặt khăn ăn. Kha chặt gà ra, Lai sắp cá chiên vừa chín vàng lên dĩa v.v...
Bộ tư bận rộn, má đỏ hồng, lăng xăng lộn xộn cho đến khi mọi thứ được dọn lên đầy đủ. Thình lình, Yến la lên:
- Khoan! Chờ một chút đã!
Nó nói to đến nỗi Phan giật mình, đang bới cơm vô chén xuýt đánh rơi. Thằng anh định cự em, nhưng lại thôi, khi thấy nó khệ nê bưng ra cái chân đèn sáp bằng bạc. Phan buộc miệng khen:
- Con bé này chu đáo thiệt!
Kha ngạc nhiên kêu nho nhỏ:
- Mẹ ơi! Tụi này làm gì như thể là sắp làm lễ cầu hồn vậy kìa?
Lai giải thích:
- Mẹ con vẫn thắp đèn này trong những khi nhà có gì trọng thể, cậu Bích à!
- Thôi được! Nếu các cháu thích, cậu thì không thấy cần thiết lắm.
- Dạ không cần thiết, cháu cũng nghĩ như cậu, nhưng mà đẹp.
Thật là một bữa ăn thịnh soạn. Bộ tư thưởng thức rất thật tình, ngon lành và tự nhiên. Tám con mắt cùng sáng rực, vừa ăn họ vừa cười đùa, chúc tụng nhau, có nâng ly cẩn thận, nhưng nâng ly sữa vì cả bốn người cùng đồng ý khỏi cần nấu nước trà. Đầu tiên, ba đứa cùng giơ cao ly sữa lạnh của mình lên cụng vào ly cậu, đồng thanh:
- Mừng sức khỏe cậu Bích!
Kha cũng nâng ly lên, mừng trả các cháu. Phan vui vẻ nói trong khi miệng đầy thịt gà:
- Vui quá há? Thật là không khí gia đình, phải không cậu?
Nó tưởng nói vậy cậu nó sẽ vui, nào ngờ cậu xịu mặt xuống một cách khác thường. Song chỉ trong chớp mắt, gã đàn ông đổi buồn làm vui, tán thưởng lời Phan, giọng thấp xuống vì cảm động:
- Đúng lắm, thật là không khí gia đình.
Rồi gã đặt ly sữa xuống, xoa đầu cả ba đứa rất là âu yếm, nói tiếp:
- Ước gì cậu được như tụi cháu... nhỏ hoài...
Lai lắc đầu:
- Con lại ưng lớn bằng cậu mới sướng.
Phan đặt ly đã cạn của mình xuống, nghiêng đầu ngắm nghía cậu vài giây:
- Thật ra, cậu không giống như hình chụp mấy.
Kha bối rối, cúi nhìn chén cơm:
- Hình chụp ít khi giống người thiệt lắm.
- Anh nói kỳ không? Hình đó cũ mèm, chụp bảy tám năm rồi còn gì...
- Phần thì cậu bị tai nạn xuýt chết làm sao tươi tỉnh nổi...
Kha giấu một tiếng thở dài, và lẹ một miếng cơm với thịt gà. Yến nói thêm giọng mơ màng:
- Nói thật, hồi đó con thấy cậu như Hoàng Tử trong chuyện "Công chúa ngủ trong rừng".
Kha cười ngất, buông chén đũa, đứng lên làm điệu như một ông hoàng trên tivi, hỏi.
- Bây giờ cậu còn giống Hoàng Tử không?
Yến thành thật lắc đầu:
- Dạ, không! Không giống chút nào.
Kha băn khoăn:
- Vậy thì cậu giống ai?
- Dạ giống… thôi – Yến do dự – con không dám nói, sợ cậu giận lắm.
Kha tò mò quá đỗi:
- Cứ nói thiệt đi con! Cậu không giận đâu, cậu cháu mà!
Yến ngẩng nhìn kỹ Kha: mái tóc bù rối, khuôn mặt hốc hác, ánh mắt nửa buồn rầu nửa giễu cợt, chỉ có nụ cười là rộng mở vớt vát được phần nào cái vẻ tồi làn. Cô bé trả lời:
- Dạ, cậu có vẻ một tên quỉ đói hơn.
- Trời ơi! Cậu giống một tên quỉ đói? Ghê gớm đến vậy sao?
Giọng gã đàn ông hốt hoảng thật sự và gã gần như muốn ngã quị xuống, không đứng vững nữa, sau khi kêu lên bằng giọng thất thanh. Ba đứa cháu vội vàng trấn an ông cậu quí, giải thích rằng cậu chúng là một tên quỉ đói thật, nhưng tên quỉ đói rất đáng mến, rất dễ thương, ngang với thiên thần!
Gã đàn ông dần dần bình tâm lại, và cả bốn người đồng ý hát bài: "Con quỉ dễ thương" như sau:
Có một con quỉ dễ thương
Đi lạc vào nhà chúng ta
Nó lắc lư cái đầu
Nó đu đưa cái chân
Nó liệng cái bị sau lưng
Nó không phá phách gì
Nó hát với lũ trẻ con
Nó là con quỉ dễ thương
Nó mới hồi hương...
Bài hát chấm dứt trong lúc tiếng pháo tay vang dòn. Ông cậu tỏ ý ưng hát lại:
- Nào, bắt đầu: Một! Hai! Ba! Có một…
Lũ trẻ hát theo vui vẻ, đến đoạn "nó lắc lư cái đầu", Kha lắc lư đầu mình làm lũ trẻ thích chí hết sức. Rồi đến câu: "Nó đu đưa cái chân", Kha lại đu đưa chân, đu đưa thật sự cho đến nỗi cái ghế bành muốn gãy đi và đến câu "nó liệng cái bị sau lưng", Kha toan ném cái giỏ nhỏ bằng mây đang đựng bánh mì, làm lũ trẻ phải cố gắng ngăn lại... Ôi chao! Vui không thể tả hết!
Giỡn, hát đến mệt nhoài, chúng bèn nâng ly lên – lần này là ly chứa đầy nước lạnh – để mừng sức khỏe của "Con quỉ dễ thương".
Nhưng đột nhiên, Phan nhớ ra chai sâm banh ba mẹ mua ngày thứ năm, nó liền đề nghị lấy ra uống mừng cậu. Kha sáng rực mắt lên trong một giây rồi đổi ý:
- Không nên! Không nên!
Lũ trẻ khuyến dụ:
- Không sao đâu! Sâm banh ngon lắm mà, và cũng là phần cậu đó. Sợ gì!
Kha giận dữ bất ngờ:
- Mà cậu đã nói là cậu không muốn đụng đến trong khi vắng mặt ba mẹ các cháu, hiểu chưa? Vầy là đủ lắm rồi!
Ba đứa trẻ càng thêm thương cậu: cậu muốn dành đợi ba mẹ chúng về mới chung vui đó mà. Cậu tốt làm sao, biết nghĩ đến người vắng mặt! Lai đề nghị:
- Hay là cậu dùng một chai 33 nữa?
- Thôi! Thôi! Nhiều rồi, cảm ơn các cháu.
- Cháu có ý kiến là mở một chai bia lớn để bốn người cùng uống cho vui đi!
Kha ngần ngừ vài giây rồi gật đầu. Lần này bốn người cụng ly một cách vui vẻ như khi bữa ăn bắt đầu. Đột nhiên, gã đàn ông, bằng giong nghẹn ngào nói:
- Đây là ly cuối cùng!
Lũ trẻ phản đối:
- Cuối cùng sao được cậu?
- Vì cậu sắp phải đi.
- Cậu đi đâu?
- Cậu phải ra ngoài có việc cần, rất cần.
- Cậu đi lâu mau? Rồi chừng nào cậu về?
- Đi một lát thôi. Trong lúc đó, có ai kêu cửa cũng không mở nghe?
Phan sực nhớ:
- Khoan, cậu khoan đi! Cháu có quà tặng cậu. Một bài thơ do cháu làm.
- Ý cha! Vậy nữa?
Kha nói và khi thấy lũ trẻ có vẻ trịnh trọng, gã cũng bắt chước cho hợp tình, hợp cảnh. Yến và Lai cùng đặt ly xuống bàn, vuốt lại áo. Phan vuốt tóc, dặng hắng hai cái tiếp, run giọng đọc hài thơ.
Ban đầu, Kha không mấy chú ý. Thơ? Cái đó không giúp gì cho gã hết. Không làm gã no, không giúp gã lành, nhưng gã không nỡ làm tác giả buồn nên giả vờ lắng tai, song kỳ thật, gã nghe bằng tai này thì tai kia lại làm vuột ra hết. Nhưng rồi đến câu thứ năm, gã bắt đầu để ý chút chút, cho đến khi Phan đọc đến câu:
Có ích gì đâu?
Không ai trò chuyện đôi câu
Đi làm về một mình thui thủi...
Thì gã không sao dửng dưng được nữa. Gã chớp mắt liền mấy cái, giả vờ hỉ mũi để ngăn xúc động dâng trào làm nghẹn cổ. Gã vân vê một góc khăn bàn và nhè nhẹ nuốt ực nỗi xót xa...
Bài thơ chấm dứt. Kha lặp lại một câu, giọng buồn rầu:
- Một mình thui thủi, một mình thui thủi... thui thủi... thiệt mà!
- Dạ, cậu đó. Anh Phan ảnh tưởng tượng đến lúc cậu một mình...
- Hay! Hay thiệt! Đọc lại đi cháu Phan! Đọc chầm chậm cho cậu nghe!
Giọng gã đàn ông âu yếm lạ thường. Phan sung sướng đọc lại, từ từ theo lời Kha. Khi thằng bé đọc xong, Kha run run nói:
- Cảm ơn cháu Phan! Cảm ơn các cháu hết thảy! Đây là dịp long trọng nhứt trong đời cậu.
Ba đứa nhỏ cũng cảm động không kém. Chúng không ngờ chúng thành công dễ dàng vậy: chúng đã làm cho cậu chúng, một người sống bên Nam Mỹ và Mạc Xây nhiều năm, có thể khóc vì một bài thơ lời lẽ ngây ngô, mộc mạc.
Nhưng chúng vốn chu đáo. Vì vậy, Phan hiểu rằng khi một người bị đắm tàu không có áo quần thay, người đó không muốn làm phiền kẻ khác, dù là người đó rất muốn được đi tắm. Phải đích thân mời, may ra:
- Thưa cậu, cậu tắm chứ?
- Tắm? Hay! Ý kiến hay lắm! Mà tắm ở đâu? Các cháu không bắt cậu xuống biển giờ này chớ? Nên nhớ là cậu sắp phải đi...
- Thưa cậu không. Con muốn cậu được dễ chịu, cậu đừng ngại gì hết, nhà mình có phòng tắm. Tắm xong, cậu sẽ khỏe cho coi.
- Không cần lắm, hiện cậu rất khỏe.
- Con đã nói cậu đừng ngại mà. Cậu đã chịu bực bội từ khi chìm tàu. Với lại theo con nghĩ, sau một cuộc hành trình dài, người ta cần tắm, ai cũng vậy hết. Xin cậu đừng ngại...
- Không, cậu có ngại gì đâu. Cậu ưng tắm lắm chớ, ngặt vì áo quần chìm hết, tắm rồi lấy gì thay đây? Để thứ hai có tiền mua...
"Thiệt là tội cậu, nhưng mình có cách" – Phan nghĩ thầm và cất giọng sốt sắng:
- Cậu khỏi lo: để con lấy quần áo ba cho cậu mặc tạm, không sao. Và con sẽ lấy cho cậu bộ com lê nữa, đặng cậu đi ra phố, con muốn cậu đàng hoàng.
- Áo quần ba con? Và bộ com lê?
Kha tươi ngay nét mặt, hỏi và huýt sáo, gật đầu tỏ ý rất hài lòng. Nhưng đúng lúc đó, con Mi nô từ gầm bàn lại sủa lên:
- Gấu! Gấu! Gấu! Gấu!...
Kha nghe như nó mắng mình: "Xấu, xấu". Tức thì, Kha đổi ý liền:
- Thôi! Đừng, đừng lấy áo quần sạch của ba con, đừng lấy cả bộ com lê nữa.
Ba đứa cùng há hốc miệng ra như thể cậu chúng bị ma làm. Kha không để chúng gạn hỏi lôi thôi, vội trấn an:
- Nghe đây: cậu sẽ tắm, vì chìu ý các cháu, nhưng cậu sẽ bận lại áo quần này. Tiện hơn.
Sự dè dặt quá đáng của cậu chúng làm hai đứa lớn hơi bực bội, nhưng Yến thì càng thấy quí mến cậu hơn. Nó xáng lại gần Kha, vuốt má gã một cái:
- Con thương cậu lắm!
Kha giữ bàn tay nhỏ bé, thơm tho của đứa trẻ trong tay, dịu dàng nói:
- Cậu cũng thương cháu lắm, Yến ơi!
Lai toan lớn tiếng bảo cậu phải mặc quần áo ba, nhưng Phan liếc em một cái ngầm như nói: "Thôi, đừng ép cậu, để rồi liệu sau". Lai làm theo anh. Phan bèn giả vờ hỏi:
- Cậu thích tắm thứ xà phòng mùi gì?
- Sao? Con hỏi gì?
- Con muốn hỏi cậu ưng tắm với xà phòng mùi thơm gì? Có hai thứ: thứ mầu hồng thơm mùi hoa tươi, còn thứ mầu xanh thì thơm như mùi phấn cạo râu của ba.
Kha do dự, thuở giờ gã nào được tắm bằng xà phòng thơm đâu mà biết? Gã nói:
- Tùy ý các cháu, các cháu ưng thứ nào thì cậu ưng theo thứ nấy.
- Em ưng cậu tắm thứ mầu hồng, thứ đó giống mùi mẹ xài.
- Mùi đó đàn bà tắm. Con ưng cậu lắm thứ mầu xanh.
Phan hòa giải:
- Thôi đừng cãi cọ, Lai đưa cậu lại tủ, lấy ra cả hai thứ để cậu lựa, tốt hơn.
Ai nấy đồng ý. Trong lúc Lai, Yến dắt Kha đi lấy xà phòng, Phan nhanh nhẹn chạy vào phòng ngủ ba mẹ, lấy một áo sơ mi trắng lốp và một quần đùi mầu nâu, cả hai đều thẳng nếp, ngào ngạt mùi long não. Nó không quên bộ com lê xám thật đẹp, bộ mới nhất của ba. Cậu bé hài lòng thấy mình đã soạn xong, đem mắc vào phòng tắm mà ba người còn bàn cãi chưa quyết định xong. Nguyên do chậm trễ rất dễ hiểu: Lai phải vô phòng chúng lấy chìa khóa!
Bộ áo quần và bộ com lê Phan mắc phía sau cái móc khuất vào cánh cửa phòng tắm và chỉ khi đóng cửa lại, người ta mới thấy được. Kha không hay biết điều này.
Ba đứa trẻ cùng đi với gã đàn ông vào phòng tắm. Yến cầm viên xà phòng mầu hồng cho cậu. Kha cố gắng để khỏi kêu lên vì phòng tắm gia đình này quá sức tưởng tượng của hắn ta: bốn phía tường gắn gạch men mầu ngọc thạch, bồn tắm cũng mầu ngọc thạch, một tấm gương dày, thật to gắn ngay trước la-va-bô, mấy cái khăn bông trắng tinh, sạch sẽ. "Thiệt in như trong tuồng xi nê ma". Kha lẩm bẩm một mình.
Hắn ngồi lên thành bồn tắm, nhìn tia nước từ vòi chảy ra (do Phan mở sẵn cho cậu) bằng đôi mắt thích thú. Nhưng rồi hắn bỗng tỏ ý sốt ruột:
- Mấy giờ rồi, cháu?
- Sao cậu lật đật vậy? Cậu cứ tắm cái đã, nào! Tắm cho khỏe rồi đi. Mới có 8 giờ...
Kha lưỡng lự giây lâu. Hắn bị dằng co dữ dội: phòng tắm sang trọng, nước nóng bốc hơi đang chờ đợi, mùi xà bông thơm như hoa tươi cám dỗ... Còn khuôn mặt nhăn nhó của Ba Bụng thì đầy đe dọa. Sau cùng hắn tặc lưỡi một cái và bắt đầu tháo dây giày.
Ba đứa cháu không muốn rời cậu, chúng chia nhau ngồi đứng xung quanh, song Kha làm chúng cụt hứng:
- Thôi chớ! Đi ra cho cậu tắm chớ!
Vậy là ba đứa tiu nghỉu rút lui. Kha bèn gài cửa đàng hoàng trước khi cởi quần áo và – Trời ơi! – Tận lúc ấy hắn mới nhận thấy bộ com lê và bộ áo quần như mời mọc hắn. Thiệt đúng là chuột đói sa vô hủ gạo! Kha lẩm bẩm.
Bên ngoài, ba đứa nhỏ nghe một tiếng "ùm" thật to, rồi im lặng hoàn toàn.
- Cậu lông rông vô bồn tắm, vui quá hả?
- Tắm như vậy sướng thiệt chớ!
- Tao cá là lát nữa, cậu sẽ chịu bận bộ đồ ba cho coi. Không ai ưng bận đồ dơ sau khi tắm.
- Ủa, vậy anh đem vô rồi hả?
Phan vênh mặt lên, hãnh diện nói:
- Chớ sao!
Đội nhiên, có tiếng hát như kèn bể từ trong phòng tắm vọng ra, một khúc hát kỳ khôi, hay hay:
- ... Cô gái bên bờ suối,
Yêu tên tướng cướp núi.
Thật là đắm đuối,
Thật là dễ thương.
Cuộc đời lên hương…
- Không nên! Không nên! Chắc phải chờ ba mẹ các con về, và biết chừng còn có khách. Chúng ta đừng đụng đến mấy thứ này.
- Không sao! Mẹ có nói là con gà thuộc quyền cậu đó, cả mấy thứ này nữa, nếu không có cậu, tụi con đâu có dám đem ra?
- Khách nào đâu? Cậu nói như mơ ngủ. Chính cậu mới là khách, khách quý nhất đó.
- Biết chừng đâu? – Kha làm một cử chỉ mơ hồ – Biết chừng sẽ có khách...
- Con đã nói không có ai, trừ cậu mà. Nhưng cậu nói vậy thì chúng ta để lại cho ba má chút đỉnh...
- Đúng đó! Quên, chút đỉnh sao được? Phải để nhiều nhiều chớ.
- Ba mẹ có nói là hễ cậu về thì tụi con được ăn tha hồ. Bây giờ có cậu rồi, cậu lại...
- Các cháu không hiểu gì hết, ta phải phòng có người khác về cùng ba mẹ...
- Làm gì có ai? Tụi con cam đoan...
- Dù sao đi nữa, cậu không muốn chúng ta ăn quá nhiều, các con phải ngoan.
Trông thấy dạng bộ gã buồn buồn, lũ trẻ liền thôi bàn cãi, tuân lời ngay.
Phan lấy tạp dề mang trước bụng, lăng quăng dọn bàn. Yến rửa xà lách, đặt khăn ăn. Kha chặt gà ra, Lai sắp cá chiên vừa chín vàng lên dĩa v.v...
Bộ tư bận rộn, má đỏ hồng, lăng xăng lộn xộn cho đến khi mọi thứ được dọn lên đầy đủ. Thình lình, Yến la lên:
- Khoan! Chờ một chút đã!
Nó nói to đến nỗi Phan giật mình, đang bới cơm vô chén xuýt đánh rơi. Thằng anh định cự em, nhưng lại thôi, khi thấy nó khệ nê bưng ra cái chân đèn sáp bằng bạc. Phan buộc miệng khen:
- Con bé này chu đáo thiệt!
Kha ngạc nhiên kêu nho nhỏ:
- Mẹ ơi! Tụi này làm gì như thể là sắp làm lễ cầu hồn vậy kìa?
Lai giải thích:
- Mẹ con vẫn thắp đèn này trong những khi nhà có gì trọng thể, cậu Bích à!
- Thôi được! Nếu các cháu thích, cậu thì không thấy cần thiết lắm.
- Dạ không cần thiết, cháu cũng nghĩ như cậu, nhưng mà đẹp.
Thật là một bữa ăn thịnh soạn. Bộ tư thưởng thức rất thật tình, ngon lành và tự nhiên. Tám con mắt cùng sáng rực, vừa ăn họ vừa cười đùa, chúc tụng nhau, có nâng ly cẩn thận, nhưng nâng ly sữa vì cả bốn người cùng đồng ý khỏi cần nấu nước trà. Đầu tiên, ba đứa cùng giơ cao ly sữa lạnh của mình lên cụng vào ly cậu, đồng thanh:
- Mừng sức khỏe cậu Bích!
Kha cũng nâng ly lên, mừng trả các cháu. Phan vui vẻ nói trong khi miệng đầy thịt gà:
- Vui quá há? Thật là không khí gia đình, phải không cậu?
Nó tưởng nói vậy cậu nó sẽ vui, nào ngờ cậu xịu mặt xuống một cách khác thường. Song chỉ trong chớp mắt, gã đàn ông đổi buồn làm vui, tán thưởng lời Phan, giọng thấp xuống vì cảm động:
- Đúng lắm, thật là không khí gia đình.
Rồi gã đặt ly sữa xuống, xoa đầu cả ba đứa rất là âu yếm, nói tiếp:
- Ước gì cậu được như tụi cháu... nhỏ hoài...
Lai lắc đầu:
- Con lại ưng lớn bằng cậu mới sướng.
Phan đặt ly đã cạn của mình xuống, nghiêng đầu ngắm nghía cậu vài giây:
- Thật ra, cậu không giống như hình chụp mấy.
Kha bối rối, cúi nhìn chén cơm:
- Hình chụp ít khi giống người thiệt lắm.
- Anh nói kỳ không? Hình đó cũ mèm, chụp bảy tám năm rồi còn gì...
- Phần thì cậu bị tai nạn xuýt chết làm sao tươi tỉnh nổi...
Kha giấu một tiếng thở dài, và lẹ một miếng cơm với thịt gà. Yến nói thêm giọng mơ màng:
- Nói thật, hồi đó con thấy cậu như Hoàng Tử trong chuyện "Công chúa ngủ trong rừng".
Kha cười ngất, buông chén đũa, đứng lên làm điệu như một ông hoàng trên tivi, hỏi.
- Bây giờ cậu còn giống Hoàng Tử không?
Yến thành thật lắc đầu:
- Dạ, không! Không giống chút nào.
Kha băn khoăn:
- Vậy thì cậu giống ai?
- Dạ giống… thôi – Yến do dự – con không dám nói, sợ cậu giận lắm.
Kha tò mò quá đỗi:
- Cứ nói thiệt đi con! Cậu không giận đâu, cậu cháu mà!
Yến ngẩng nhìn kỹ Kha: mái tóc bù rối, khuôn mặt hốc hác, ánh mắt nửa buồn rầu nửa giễu cợt, chỉ có nụ cười là rộng mở vớt vát được phần nào cái vẻ tồi làn. Cô bé trả lời:
- Dạ, cậu có vẻ một tên quỉ đói hơn.
- Trời ơi! Cậu giống một tên quỉ đói? Ghê gớm đến vậy sao?
Giọng gã đàn ông hốt hoảng thật sự và gã gần như muốn ngã quị xuống, không đứng vững nữa, sau khi kêu lên bằng giọng thất thanh. Ba đứa cháu vội vàng trấn an ông cậu quí, giải thích rằng cậu chúng là một tên quỉ đói thật, nhưng tên quỉ đói rất đáng mến, rất dễ thương, ngang với thiên thần!
Gã đàn ông dần dần bình tâm lại, và cả bốn người đồng ý hát bài: "Con quỉ dễ thương" như sau:
Có một con quỉ dễ thương
Đi lạc vào nhà chúng ta
Nó lắc lư cái đầu
Nó đu đưa cái chân
Nó liệng cái bị sau lưng
Nó không phá phách gì
Nó hát với lũ trẻ con
Nó là con quỉ dễ thương
Nó mới hồi hương...
Bài hát chấm dứt trong lúc tiếng pháo tay vang dòn. Ông cậu tỏ ý ưng hát lại:
- Nào, bắt đầu: Một! Hai! Ba! Có một…
Lũ trẻ hát theo vui vẻ, đến đoạn "nó lắc lư cái đầu", Kha lắc lư đầu mình làm lũ trẻ thích chí hết sức. Rồi đến câu: "Nó đu đưa cái chân", Kha lại đu đưa chân, đu đưa thật sự cho đến nỗi cái ghế bành muốn gãy đi và đến câu "nó liệng cái bị sau lưng", Kha toan ném cái giỏ nhỏ bằng mây đang đựng bánh mì, làm lũ trẻ phải cố gắng ngăn lại... Ôi chao! Vui không thể tả hết!
Giỡn, hát đến mệt nhoài, chúng bèn nâng ly lên – lần này là ly chứa đầy nước lạnh – để mừng sức khỏe của "Con quỉ dễ thương".
Nhưng đột nhiên, Phan nhớ ra chai sâm banh ba mẹ mua ngày thứ năm, nó liền đề nghị lấy ra uống mừng cậu. Kha sáng rực mắt lên trong một giây rồi đổi ý:
- Không nên! Không nên!
Lũ trẻ khuyến dụ:
- Không sao đâu! Sâm banh ngon lắm mà, và cũng là phần cậu đó. Sợ gì!
Kha giận dữ bất ngờ:
- Mà cậu đã nói là cậu không muốn đụng đến trong khi vắng mặt ba mẹ các cháu, hiểu chưa? Vầy là đủ lắm rồi!
Ba đứa trẻ càng thêm thương cậu: cậu muốn dành đợi ba mẹ chúng về mới chung vui đó mà. Cậu tốt làm sao, biết nghĩ đến người vắng mặt! Lai đề nghị:
- Hay là cậu dùng một chai 33 nữa?
- Thôi! Thôi! Nhiều rồi, cảm ơn các cháu.
- Cháu có ý kiến là mở một chai bia lớn để bốn người cùng uống cho vui đi!
Kha ngần ngừ vài giây rồi gật đầu. Lần này bốn người cụng ly một cách vui vẻ như khi bữa ăn bắt đầu. Đột nhiên, gã đàn ông, bằng giong nghẹn ngào nói:
- Đây là ly cuối cùng!
Lũ trẻ phản đối:
- Cuối cùng sao được cậu?
- Vì cậu sắp phải đi.
- Cậu đi đâu?
- Cậu phải ra ngoài có việc cần, rất cần.
- Cậu đi lâu mau? Rồi chừng nào cậu về?
- Đi một lát thôi. Trong lúc đó, có ai kêu cửa cũng không mở nghe?
Phan sực nhớ:
- Khoan, cậu khoan đi! Cháu có quà tặng cậu. Một bài thơ do cháu làm.
- Ý cha! Vậy nữa?
Kha nói và khi thấy lũ trẻ có vẻ trịnh trọng, gã cũng bắt chước cho hợp tình, hợp cảnh. Yến và Lai cùng đặt ly xuống bàn, vuốt lại áo. Phan vuốt tóc, dặng hắng hai cái tiếp, run giọng đọc hài thơ.
Ban đầu, Kha không mấy chú ý. Thơ? Cái đó không giúp gì cho gã hết. Không làm gã no, không giúp gã lành, nhưng gã không nỡ làm tác giả buồn nên giả vờ lắng tai, song kỳ thật, gã nghe bằng tai này thì tai kia lại làm vuột ra hết. Nhưng rồi đến câu thứ năm, gã bắt đầu để ý chút chút, cho đến khi Phan đọc đến câu:
Có ích gì đâu?
Không ai trò chuyện đôi câu
Đi làm về một mình thui thủi...
Thì gã không sao dửng dưng được nữa. Gã chớp mắt liền mấy cái, giả vờ hỉ mũi để ngăn xúc động dâng trào làm nghẹn cổ. Gã vân vê một góc khăn bàn và nhè nhẹ nuốt ực nỗi xót xa...
Bài thơ chấm dứt. Kha lặp lại một câu, giọng buồn rầu:
- Một mình thui thủi, một mình thui thủi... thui thủi... thiệt mà!
- Dạ, cậu đó. Anh Phan ảnh tưởng tượng đến lúc cậu một mình...
- Hay! Hay thiệt! Đọc lại đi cháu Phan! Đọc chầm chậm cho cậu nghe!
Giọng gã đàn ông âu yếm lạ thường. Phan sung sướng đọc lại, từ từ theo lời Kha. Khi thằng bé đọc xong, Kha run run nói:
- Cảm ơn cháu Phan! Cảm ơn các cháu hết thảy! Đây là dịp long trọng nhứt trong đời cậu.
Ba đứa nhỏ cũng cảm động không kém. Chúng không ngờ chúng thành công dễ dàng vậy: chúng đã làm cho cậu chúng, một người sống bên Nam Mỹ và Mạc Xây nhiều năm, có thể khóc vì một bài thơ lời lẽ ngây ngô, mộc mạc.
Nhưng chúng vốn chu đáo. Vì vậy, Phan hiểu rằng khi một người bị đắm tàu không có áo quần thay, người đó không muốn làm phiền kẻ khác, dù là người đó rất muốn được đi tắm. Phải đích thân mời, may ra:
- Thưa cậu, cậu tắm chứ?
- Tắm? Hay! Ý kiến hay lắm! Mà tắm ở đâu? Các cháu không bắt cậu xuống biển giờ này chớ? Nên nhớ là cậu sắp phải đi...
- Thưa cậu không. Con muốn cậu được dễ chịu, cậu đừng ngại gì hết, nhà mình có phòng tắm. Tắm xong, cậu sẽ khỏe cho coi.
- Không cần lắm, hiện cậu rất khỏe.
- Con đã nói cậu đừng ngại mà. Cậu đã chịu bực bội từ khi chìm tàu. Với lại theo con nghĩ, sau một cuộc hành trình dài, người ta cần tắm, ai cũng vậy hết. Xin cậu đừng ngại...
- Không, cậu có ngại gì đâu. Cậu ưng tắm lắm chớ, ngặt vì áo quần chìm hết, tắm rồi lấy gì thay đây? Để thứ hai có tiền mua...
"Thiệt là tội cậu, nhưng mình có cách" – Phan nghĩ thầm và cất giọng sốt sắng:
- Cậu khỏi lo: để con lấy quần áo ba cho cậu mặc tạm, không sao. Và con sẽ lấy cho cậu bộ com lê nữa, đặng cậu đi ra phố, con muốn cậu đàng hoàng.
- Áo quần ba con? Và bộ com lê?
Kha tươi ngay nét mặt, hỏi và huýt sáo, gật đầu tỏ ý rất hài lòng. Nhưng đúng lúc đó, con Mi nô từ gầm bàn lại sủa lên:
- Gấu! Gấu! Gấu! Gấu!...
Kha nghe như nó mắng mình: "Xấu, xấu". Tức thì, Kha đổi ý liền:
- Thôi! Đừng, đừng lấy áo quần sạch của ba con, đừng lấy cả bộ com lê nữa.
Ba đứa cùng há hốc miệng ra như thể cậu chúng bị ma làm. Kha không để chúng gạn hỏi lôi thôi, vội trấn an:
- Nghe đây: cậu sẽ tắm, vì chìu ý các cháu, nhưng cậu sẽ bận lại áo quần này. Tiện hơn.
Sự dè dặt quá đáng của cậu chúng làm hai đứa lớn hơi bực bội, nhưng Yến thì càng thấy quí mến cậu hơn. Nó xáng lại gần Kha, vuốt má gã một cái:
- Con thương cậu lắm!
Kha giữ bàn tay nhỏ bé, thơm tho của đứa trẻ trong tay, dịu dàng nói:
- Cậu cũng thương cháu lắm, Yến ơi!
Lai toan lớn tiếng bảo cậu phải mặc quần áo ba, nhưng Phan liếc em một cái ngầm như nói: "Thôi, đừng ép cậu, để rồi liệu sau". Lai làm theo anh. Phan bèn giả vờ hỏi:
- Cậu thích tắm thứ xà phòng mùi gì?
- Sao? Con hỏi gì?
- Con muốn hỏi cậu ưng tắm với xà phòng mùi thơm gì? Có hai thứ: thứ mầu hồng thơm mùi hoa tươi, còn thứ mầu xanh thì thơm như mùi phấn cạo râu của ba.
Kha do dự, thuở giờ gã nào được tắm bằng xà phòng thơm đâu mà biết? Gã nói:
- Tùy ý các cháu, các cháu ưng thứ nào thì cậu ưng theo thứ nấy.
- Em ưng cậu tắm thứ mầu hồng, thứ đó giống mùi mẹ xài.
- Mùi đó đàn bà tắm. Con ưng cậu lắm thứ mầu xanh.
Phan hòa giải:
- Thôi đừng cãi cọ, Lai đưa cậu lại tủ, lấy ra cả hai thứ để cậu lựa, tốt hơn.
Ai nấy đồng ý. Trong lúc Lai, Yến dắt Kha đi lấy xà phòng, Phan nhanh nhẹn chạy vào phòng ngủ ba mẹ, lấy một áo sơ mi trắng lốp và một quần đùi mầu nâu, cả hai đều thẳng nếp, ngào ngạt mùi long não. Nó không quên bộ com lê xám thật đẹp, bộ mới nhất của ba. Cậu bé hài lòng thấy mình đã soạn xong, đem mắc vào phòng tắm mà ba người còn bàn cãi chưa quyết định xong. Nguyên do chậm trễ rất dễ hiểu: Lai phải vô phòng chúng lấy chìa khóa!
Bộ áo quần và bộ com lê Phan mắc phía sau cái móc khuất vào cánh cửa phòng tắm và chỉ khi đóng cửa lại, người ta mới thấy được. Kha không hay biết điều này.
Ba đứa trẻ cùng đi với gã đàn ông vào phòng tắm. Yến cầm viên xà phòng mầu hồng cho cậu. Kha cố gắng để khỏi kêu lên vì phòng tắm gia đình này quá sức tưởng tượng của hắn ta: bốn phía tường gắn gạch men mầu ngọc thạch, bồn tắm cũng mầu ngọc thạch, một tấm gương dày, thật to gắn ngay trước la-va-bô, mấy cái khăn bông trắng tinh, sạch sẽ. "Thiệt in như trong tuồng xi nê ma". Kha lẩm bẩm một mình.
Hắn ngồi lên thành bồn tắm, nhìn tia nước từ vòi chảy ra (do Phan mở sẵn cho cậu) bằng đôi mắt thích thú. Nhưng rồi hắn bỗng tỏ ý sốt ruột:
- Mấy giờ rồi, cháu?
- Sao cậu lật đật vậy? Cậu cứ tắm cái đã, nào! Tắm cho khỏe rồi đi. Mới có 8 giờ...
Kha lưỡng lự giây lâu. Hắn bị dằng co dữ dội: phòng tắm sang trọng, nước nóng bốc hơi đang chờ đợi, mùi xà bông thơm như hoa tươi cám dỗ... Còn khuôn mặt nhăn nhó của Ba Bụng thì đầy đe dọa. Sau cùng hắn tặc lưỡi một cái và bắt đầu tháo dây giày.
Ba đứa cháu không muốn rời cậu, chúng chia nhau ngồi đứng xung quanh, song Kha làm chúng cụt hứng:
- Thôi chớ! Đi ra cho cậu tắm chớ!
Vậy là ba đứa tiu nghỉu rút lui. Kha bèn gài cửa đàng hoàng trước khi cởi quần áo và – Trời ơi! – Tận lúc ấy hắn mới nhận thấy bộ com lê và bộ áo quần như mời mọc hắn. Thiệt đúng là chuột đói sa vô hủ gạo! Kha lẩm bẩm.
Bên ngoài, ba đứa nhỏ nghe một tiếng "ùm" thật to, rồi im lặng hoàn toàn.
- Cậu lông rông vô bồn tắm, vui quá hả?
- Tắm như vậy sướng thiệt chớ!
- Tao cá là lát nữa, cậu sẽ chịu bận bộ đồ ba cho coi. Không ai ưng bận đồ dơ sau khi tắm.
- Ủa, vậy anh đem vô rồi hả?
Phan vênh mặt lên, hãnh diện nói:
- Chớ sao!
Đội nhiên, có tiếng hát như kèn bể từ trong phòng tắm vọng ra, một khúc hát kỳ khôi, hay hay:
- ... Cô gái bên bờ suối,
Yêu tên tướng cướp núi.
Thật là đắm đuối,
Thật là dễ thương.
Cuộc đời lên hương…
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VII