CHƯƠNG V
Với những niềm vui mỏng manh, những nỗi buồn bất chợt, em đã sống trong gia đình mới được hơn năm.
Má nuôi em vẫn với những săn sóc, thương yêu buổi đầu. Anh Phong luôn cho em những cảm nghĩ tốt.
Ba nuôi em, mái tóc hoa râm ngày một trắng hơn, vẫn sống trầm lặng, đôi lúc như lạnh lùng. Thật chẳng thể ngờ rằng chỉ cách nay vài năm, người còn là một mẫu người hoạt động trong những giao dịch bán buôn.
Chị Uyên và chị Hương dần xa cách em hơn. Những vô tình của em trở thành những cố ý đối với hai chị. Thật không sao em hiểu nổi chị Uyên. Em chỉ mơ hồ là em đã làm chị cảm thấy chị bị mất đi phần nào cảm tình của anh Ân. Trong một lá thư viết cho em, anh Ân có nhận xét về chị Uyên sau câu chuyện chị hờn giận với em hôm anh đến chơi. Rằng chị quả là vô lý, nếu chỉ vì em làm anh quên bẵng chị trong phút chốc mà chị giận, và chị quả là ích kỷ đến độ nhỏ nhen, nếu chị tị hiềm và ganh ghét với em về tình cảm của anh. Anh ngỏ ý rất buồn về chị, và anh thoáng có ý hối tiếc đã hỏi cưới chị. Em hoảng hốt viết lên anh một lá thư dài. Em lo sợ vì em mà chuyện của anh chị không thành. Em xin anh đừng quá quan tâm đến em nữa. Em cam đoan với anh rằng trong tận cùng ý nghĩ, em nghĩ rằng chị Uyên thương anh nhiều lắm. Em xin anh đừng nghĩ đến hai chữ hối tiếc. Anh đáp lại, bảo sẽ cố quên. Em cầu nguyện mong anh Ân quên được.
Với anh Duy, chưa một lần em có cảm tưởng rõ rệt về anh. Vì cả ngày, anh chỉ mải lo việc học. Cuộc sống của anh như một phản chiếu cuộc sống của ba anh. Trầm lặng.
Riêng nhỏ Thu Mai, mỗi lần nhắc đến nhỏ ấy là em lại muốn khóc.
Công trình học tập và cố gắng của em suốt một năm đã được đền bù. Em đậu vào đệ thất trường công. Còn nhỏ Thu Mai, nhỏ ấy bị đánh rớt. Mọi người chúc mừng và khen thưởng em. Nhưng em càng nhận nhiều những lời khen, những quà thưởng bao nhiêu, em càng nghe lòng buồn bã bấy nhiêu, vì hố ngăn cách giữa em và nhỏ Thu Mai vì những lời khen, những quà thưởng khiến thêm sâu rộng, thêm ngăn cách.
Chỉ những lời chúc mừng em của những người nơi cô nhi viện là làm em thấy sung sướng trọn vẹn.
Chủ nhật ấy, em theo đoàn anh Phong trở lại cô nhi viện. Thời gian đã xóa nhòa trong lòng nhỏ Thư Hương những nỗi nhớ quá sâu đậm về em. Nhỏ ấy đã hết còn đón em bằng những giọt nước mắt của "công chúa hay khóc" nữa.
Nhỏ Thư Hương chờ em từ ngoài cổng cô nhi viện với gương mặt tươi vui, rạng rỡ.
Anh Phong vừa dừng xe, nhỏ Thư Hương đã tiến đến kéo tay em xuống. Nhỏ ấy cười nói tíu tít:
- Tao đậu rồi. Mầy có kết quả chưa?
Em đặt tay lên ngực. Mấy tiếng vừa rồi của nhỏ Thư Hương như một liều thuốc thần giúp em quên hết mọi chuyện và cảm thấy sung sướng, vui mừng vô ngần. Em run giọng:
- Tao cũng đậu rồi.
Nhỏ Thư Hương ôm chầm lấy em mà khóc. Em cầm lệ không được, cũng khóc theo.
Hai đứa ôm nhau khóc không biết bao lâu, mãi đến khi có tiếng của chị Hằng Thu:
- Lêu lêu kìa! Đứng giữa đường mà khóc!
Chúng em mới rời nhau. Nhỏ Thư Hương cười – không phải nụ cười gượng của người vừa nín khóc, mà là nụ cười tươi điểm trên gương mặt còn đọng lệ quanh mi – Nhỏ ấy nói:
- Bộ chị cấm tụi em khóc sao? Xử ức tụi em. Tụi em mách anh Phong cho coi.
Chị Hằng Thu cười ròn rã, nắm tay hai đứa hướng về phía phòng khách. Em bước tung tăng, cười nói thật vui vẻ.
Cô Diệu Lý hỏi em:
- Đậu rồi hở Dung Chi?
Em khoanh tay chào và đáp phải, rồi đến đứng bên cô. Cô Lý nắm tay em thật lâu mà không nói gì. Em nhớ lại ngày em mới đến cô nhi viện. Hồi ấy, em học lớp ba, toán nhân còn chưa rành. Cô Lý đã phải bỏ hàng tháng để dạy em. Em nghe như tiếng cô Lý còn văng vẳng đâu đây: "Bốn lần năm là mấy? Hai mươi phải không? Viết số mấy? Đúng rồi, viết không giữ hai. Bốn lần tám là mấy? Ba mươi hai. Giữ hai là ba mươi bốn, viết mấy, giữ mấy?"
Ôi! Kỷ niệm xa xưa tìm về, không phải trong một hiện tại buồn thương, mà là một hiện tại sáng đẹp. Em sung sướng xiết bao.
Em trở về phòng cũ để báo tin mừng cho nhỏ Chung, nhỏ Lan... Bọn chúng cũng cho em biết, tất cả đều được lên lớp. Bên con trai, anh Thành cũng thi đậu. Rồi những kỷ niệm học ngày trước được chúng en đem ra kể lại cho nhau nghe. Đến gần mười rưỡi, cả bọn mới chịu kéo đi tìm các anh chị trong đoàn anh Phong.
Các anh chị đang kẻ liềm người cuốc, làm cỏ khu đất trước cô nhi viện. Anh Lương – người vui vẻ nhất đoàn – thấy chúng em kéo ra thì dừng tay lại, tì cằm lên cán cuốc, nói:
- Chao ơi! Hôm nay các hoàng tử, công chúa tâm sự với nhau lâu quá nhỉ?
Nhỏ Chung:
- Tại có hai công chúa và một hoàng tử thi đậu mà!
- Lạ nhỉ! Công chúa với hoàng tử mà cũng phải đi thi à? Anh tưởng đức vua có thể xin cho các hoàng tử, công chúa vào trường công miễn thi chứ!
- Nhưng vua cha đi vắng rồi.
- Đi vắng rồi à? Thế trong hoàng cung còn những ai là người lớn?
Nhỏ Thư Hương choàng vai em, một tay chỉ các anh chị khác nói:
- Còn những người này này, hoàng tử Phong, hoàng tử Đại, công chúa Hằng Thu, công chúa Phương...
- Thế thôi à? Còn anh nữa chi?
- Anh ấy hở? Anh đâu phải là hoàng tử.
-...
- Anh là ông làm vườn lười nhất hoàng cung!
Cả bọn phá ra cười. Anh Lương lắc đầu làm điệu, nhìn các anh chị khác rồi lững thững bỏ đi. Nhỏ Thư Hương bấm em:
- Sao anh ấy lại bỏ đi!? Không chừng anh ấy giận rồi...
Em gọi:
- Đi đâu thế anh Lương? Giận tụi em hở?
Anh Lương quay lại, cười hì hì:
- Giận các hoàng tử, công chúa nhỏ thế nào được mà giận.
- Thế anh đi đâu đấy?
- Ông làm vườn lười nhất hoàng cung đi tìm chỗ mát ngồi nghỉ để kể chuyện cổ tích cho... cho bươm bướm nghe...
- Bươm bướm đâu nào?
Anh Lương chỉ vào chúng em, vừa vỗ tay vừa hát:
Kìa con bướm vàng
Kìa con bướm vàng
Xoè đôi cánh
Xoè đôi cánh...
Chúng em vỗ tay hát theo anh, vừa ùa đến bên anh, chia nhau ngồi quây quần chung quanh.
Anh Lương bắt đầu kể chuyện, giọng kể hấp dẫn của anh lôi cuốn chúng em từ những câu đầu tiên:
- Ngày xưa, ở một nước kia, đức vua rất anh minh, nhân đức, người đã già mà vẫn chưa có con nối nghiệp...
Má nuôi em vẫn với những săn sóc, thương yêu buổi đầu. Anh Phong luôn cho em những cảm nghĩ tốt.
Ba nuôi em, mái tóc hoa râm ngày một trắng hơn, vẫn sống trầm lặng, đôi lúc như lạnh lùng. Thật chẳng thể ngờ rằng chỉ cách nay vài năm, người còn là một mẫu người hoạt động trong những giao dịch bán buôn.
Chị Uyên và chị Hương dần xa cách em hơn. Những vô tình của em trở thành những cố ý đối với hai chị. Thật không sao em hiểu nổi chị Uyên. Em chỉ mơ hồ là em đã làm chị cảm thấy chị bị mất đi phần nào cảm tình của anh Ân. Trong một lá thư viết cho em, anh Ân có nhận xét về chị Uyên sau câu chuyện chị hờn giận với em hôm anh đến chơi. Rằng chị quả là vô lý, nếu chỉ vì em làm anh quên bẵng chị trong phút chốc mà chị giận, và chị quả là ích kỷ đến độ nhỏ nhen, nếu chị tị hiềm và ganh ghét với em về tình cảm của anh. Anh ngỏ ý rất buồn về chị, và anh thoáng có ý hối tiếc đã hỏi cưới chị. Em hoảng hốt viết lên anh một lá thư dài. Em lo sợ vì em mà chuyện của anh chị không thành. Em xin anh đừng quá quan tâm đến em nữa. Em cam đoan với anh rằng trong tận cùng ý nghĩ, em nghĩ rằng chị Uyên thương anh nhiều lắm. Em xin anh đừng nghĩ đến hai chữ hối tiếc. Anh đáp lại, bảo sẽ cố quên. Em cầu nguyện mong anh Ân quên được.
Với anh Duy, chưa một lần em có cảm tưởng rõ rệt về anh. Vì cả ngày, anh chỉ mải lo việc học. Cuộc sống của anh như một phản chiếu cuộc sống của ba anh. Trầm lặng.
Riêng nhỏ Thu Mai, mỗi lần nhắc đến nhỏ ấy là em lại muốn khóc.
Công trình học tập và cố gắng của em suốt một năm đã được đền bù. Em đậu vào đệ thất trường công. Còn nhỏ Thu Mai, nhỏ ấy bị đánh rớt. Mọi người chúc mừng và khen thưởng em. Nhưng em càng nhận nhiều những lời khen, những quà thưởng bao nhiêu, em càng nghe lòng buồn bã bấy nhiêu, vì hố ngăn cách giữa em và nhỏ Thu Mai vì những lời khen, những quà thưởng khiến thêm sâu rộng, thêm ngăn cách.
Chỉ những lời chúc mừng em của những người nơi cô nhi viện là làm em thấy sung sướng trọn vẹn.
Chủ nhật ấy, em theo đoàn anh Phong trở lại cô nhi viện. Thời gian đã xóa nhòa trong lòng nhỏ Thư Hương những nỗi nhớ quá sâu đậm về em. Nhỏ ấy đã hết còn đón em bằng những giọt nước mắt của "công chúa hay khóc" nữa.
Nhỏ Thư Hương chờ em từ ngoài cổng cô nhi viện với gương mặt tươi vui, rạng rỡ.
Anh Phong vừa dừng xe, nhỏ Thư Hương đã tiến đến kéo tay em xuống. Nhỏ ấy cười nói tíu tít:
- Tao đậu rồi. Mầy có kết quả chưa?
Em đặt tay lên ngực. Mấy tiếng vừa rồi của nhỏ Thư Hương như một liều thuốc thần giúp em quên hết mọi chuyện và cảm thấy sung sướng, vui mừng vô ngần. Em run giọng:
- Tao cũng đậu rồi.
Nhỏ Thư Hương ôm chầm lấy em mà khóc. Em cầm lệ không được, cũng khóc theo.
Hai đứa ôm nhau khóc không biết bao lâu, mãi đến khi có tiếng của chị Hằng Thu:
- Lêu lêu kìa! Đứng giữa đường mà khóc!
Chúng em mới rời nhau. Nhỏ Thư Hương cười – không phải nụ cười gượng của người vừa nín khóc, mà là nụ cười tươi điểm trên gương mặt còn đọng lệ quanh mi – Nhỏ ấy nói:
- Bộ chị cấm tụi em khóc sao? Xử ức tụi em. Tụi em mách anh Phong cho coi.
Chị Hằng Thu cười ròn rã, nắm tay hai đứa hướng về phía phòng khách. Em bước tung tăng, cười nói thật vui vẻ.
Cô Diệu Lý hỏi em:
- Đậu rồi hở Dung Chi?
Em khoanh tay chào và đáp phải, rồi đến đứng bên cô. Cô Lý nắm tay em thật lâu mà không nói gì. Em nhớ lại ngày em mới đến cô nhi viện. Hồi ấy, em học lớp ba, toán nhân còn chưa rành. Cô Lý đã phải bỏ hàng tháng để dạy em. Em nghe như tiếng cô Lý còn văng vẳng đâu đây: "Bốn lần năm là mấy? Hai mươi phải không? Viết số mấy? Đúng rồi, viết không giữ hai. Bốn lần tám là mấy? Ba mươi hai. Giữ hai là ba mươi bốn, viết mấy, giữ mấy?"
Ôi! Kỷ niệm xa xưa tìm về, không phải trong một hiện tại buồn thương, mà là một hiện tại sáng đẹp. Em sung sướng xiết bao.
Em trở về phòng cũ để báo tin mừng cho nhỏ Chung, nhỏ Lan... Bọn chúng cũng cho em biết, tất cả đều được lên lớp. Bên con trai, anh Thành cũng thi đậu. Rồi những kỷ niệm học ngày trước được chúng en đem ra kể lại cho nhau nghe. Đến gần mười rưỡi, cả bọn mới chịu kéo đi tìm các anh chị trong đoàn anh Phong.
Các anh chị đang kẻ liềm người cuốc, làm cỏ khu đất trước cô nhi viện. Anh Lương – người vui vẻ nhất đoàn – thấy chúng em kéo ra thì dừng tay lại, tì cằm lên cán cuốc, nói:
- Chao ơi! Hôm nay các hoàng tử, công chúa tâm sự với nhau lâu quá nhỉ?
Nhỏ Chung:
- Tại có hai công chúa và một hoàng tử thi đậu mà!
- Lạ nhỉ! Công chúa với hoàng tử mà cũng phải đi thi à? Anh tưởng đức vua có thể xin cho các hoàng tử, công chúa vào trường công miễn thi chứ!
- Nhưng vua cha đi vắng rồi.
- Đi vắng rồi à? Thế trong hoàng cung còn những ai là người lớn?
Nhỏ Thư Hương choàng vai em, một tay chỉ các anh chị khác nói:
- Còn những người này này, hoàng tử Phong, hoàng tử Đại, công chúa Hằng Thu, công chúa Phương...
- Thế thôi à? Còn anh nữa chi?
- Anh ấy hở? Anh đâu phải là hoàng tử.
-...
- Anh là ông làm vườn lười nhất hoàng cung!
Cả bọn phá ra cười. Anh Lương lắc đầu làm điệu, nhìn các anh chị khác rồi lững thững bỏ đi. Nhỏ Thư Hương bấm em:
- Sao anh ấy lại bỏ đi!? Không chừng anh ấy giận rồi...
Em gọi:
- Đi đâu thế anh Lương? Giận tụi em hở?
Anh Lương quay lại, cười hì hì:
- Giận các hoàng tử, công chúa nhỏ thế nào được mà giận.
- Thế anh đi đâu đấy?
- Ông làm vườn lười nhất hoàng cung đi tìm chỗ mát ngồi nghỉ để kể chuyện cổ tích cho... cho bươm bướm nghe...
- Bươm bướm đâu nào?
Anh Lương chỉ vào chúng em, vừa vỗ tay vừa hát:
Kìa con bướm vàng
Kìa con bướm vàng
Xoè đôi cánh
Xoè đôi cánh...
Chúng em vỗ tay hát theo anh, vừa ùa đến bên anh, chia nhau ngồi quây quần chung quanh.
Anh Lương bắt đầu kể chuyện, giọng kể hấp dẫn của anh lôi cuốn chúng em từ những câu đầu tiên:
- Ngày xưa, ở một nước kia, đức vua rất anh minh, nhân đức, người đã già mà vẫn chưa có con nối nghiệp...
*
Một trận mưa to kéo dài suốt chiều hôm ấy, giữ em lại cô nhi viện đến gần tối mới về đến nhà. Niềm vui sướng như còn vướng vất quanh em. Dư âm những tiếng cười đùa réo rắt đâu đó.
Nhưng chừng như em chẳng thể có được niềm vui lâu dài. Anh Phong cho xe vào ga ra xong, em xuống xe bước nhanh vào nhà, định tìm má nuôi em để khoe cánh nơ màu tím thật đẹp của cô Diệu Hằng làm tặng. Má nuôi em không có ở phòng khách. Em đi vòng ra sau bếp, cũng không. Trong phòng của người, cũng không. Và đến phòng nhỏ Thu Mai, em ngạc nhiên thấy mọi người có mặt sẵn nơi đây.
Chị Uyên thấy em, hằn học vô cớ:
- Đi chơi về đấy à? Chắc vui lắm nhỉ? Chẳng có gì phải lo lắng hết.
Em đến bên má nuôi, nhìn nhỏ Thu Mai trùm chăn trên giường, em hỏi người:
- Thu Mai sao vậy má?
- Nó đi chơi nắng rồi lại gặp mưa, về nhà kêu khó chịu và nằm mê man từ chiều đến giờ.
Em đến bên giường, đặt tay lên trán nhỏ Thu Mai. Nóng hừng hực. Nhỏ Thu Mai nhắm nghiền hai mắt, thỉnh hoảng lăn qua, lộn lại:
Anh Phong vào tới, anh Duy kể bệnh của nhỏ Thu Mai cho anh biết, anh lo lắng hỏi:
- Đã gọi bác sĩ chưa?
Anh Duy:
- Chắc bác sĩ cũng gần tới rồi. Lúc em gọi điện thoại báo tin, ông ta trả lời còn bận vài người khách.
Có tiếng còi xe ngoài cổng. Anh Duy chạy vội ra mở cổng. Ít phút sau, vị bác sĩ bước vào. Ông nghe kể bệnh, khám, rồi chích cho nhỏ Thu Mai hai mũi thuốc.
Em thấy lo ngại cho nhỏ Thu Mai. Hằng ngày, nhỏ rất sợ chích ; lần nào trong trường có chích ngừa, nhỏ cũng tìm cách lẩn trốn. Vậy mà lúc này, nhỏ nằm im lìm không một phản ứng khi bác sĩ chích. Có lẽ nhỏ đã mê man đến không còn biết gì nữa.
Bỗng nhiên, những oán ghét nhỏ Thu Mai trong em dần tan biến. Trước mắt em, đâu còn nhỏ Thu Mai hợm hĩnh, với những lời nói xỏ xiên làm buồn lòng em nữa. Chỉ còn nhỏ Thu Mai trong cơn bệnh. Kìa! Đôi môi ấy, cong dài, hiền lành biết bao. Kìa! Bàn tay ấy, gầy gầy, nho nhỏ, dễ thương biết bao.
Em mỉm cười nhẹ khi tưởng tượng đến một lúc, nhỏ Thu Mai hết bệnh, em nói với nhỏ ấy rằng em đã săn sóc và lo lắng cho nhỏ ấy thật nhiều khi nhỏ ấy bệnh. Và nhỏ ấy tin là em nói thật. Nhỏ ấy sẽ vơi bớt những tự ái, thù hằn với em. Rồi khi em nhận hết lỗi lầm về phần mình – những lỗi lầm tự nhận – nhỏ ấy thấy được vuốt ve tự ái, sẽ bằng lòng hòa thuận với em.
Rồi sau đó; mới vui biết bao khi hai đứa nắm tay nhau nhẩy chân sáo đến trường, chụm đầu bên nhau làm toán, chơi đồ hàng. Con búp bê tóc đen của em sẽ có thêm nhỏ Thu Mai làm chị, con búp bê tóc vàng của nhỏ ấy sẽ có thêm "chị Dung Chi", và giữa hai con búp bê, em sẽ nhường cho búp bê của nhỏ Thu Mai làm búp bê chị. Những ngày chủ nhật, sẽ không còn một mình em xuống chơi dưới cô nhi viện nữa. Mà còn thêm nhỏ Thu Mai. Em sẽ dẫn nhỏ ấy đến phòng em, giường em trước kia, chỉ cho nhỏ ấy xem hàng chữ "Giường của Trần Nguyễn Dung Chi", em viết bằng bút nguyên tử dưới chân giường. Em sẽ dẫn nhỏ ấy cùng ra chơi cầu tuột với nhỏ Chung, để cười thật vui mỗi lần nhỏ Chung tuột hết cầu, xuýt xoa: "Úi cha, đau chân quá", hoặc "Cầu tuột gì ngắn ngủn".
Chị Hương sai em:
- Đi lấy ly nước lọc cho Thu Mai nó uống thuốc Dung Chi!
Em đi xuống bếp lấy nước. Trong trí em vẫn còn lưu lại những hình ảnh vừa qua. Ừ nhỉ, biết đâu hồi nhỏ Thu Mai chơi với mình rồi, chị Uyên và chị Hương cũng không còn ghét mình nữa. Mình sẽ viết cho anh Ân một lá thư kể rõ mọi chuyện. Chắc đọc đến đoạn mình kể chị Uyên đã biết thương mình, anh ấy phải mừng lắm?
Nhưng rồi một tuần lễ đi qua, bệnh của nhỏ Thu Mai không thuyên giảm chút nào. Suốt ngày, nhỏ lăn lộn mê man. Đôi lần, nhỏ lên cơn sốt, nói sảng, ném tung chăn đắp, giựt rách cả mùng.
Buổi sáng là thời gian nhỏ còn tỉnh đôi chút. Nhỏ đòi ăn nọ kia. Nhưng bác sĩ cấm, bảo rằng bệnh của nhỏ ấy không được ăn đồ ăn cứng, nhất là trái cây xanh.
Ba nuôi em lo lắng cho nhỏ Thu Mai đến bỏ ăn mất ngủ. Em nhớ lại những ngày bình thường, người rất ít khi săn sóc đến con cái, thế mới biết, chẳng cha mẹ nào không thương con. Có điều tình thương của người cha không bộc phát đậm đà bằng của người mẹ, tình thương này chỉ mãnh liệt mỗi khi có dịp.
Anh Ân được tin, viết thư hỏi thăm và hẹn nếu anh thu xếp công việc ngoài Đà Lạt xong xuôi, anh sẽ vào thăm nhỏ Thu Mai. Em kể cho nhỏ Thu Mai biết, nhỏ ấy tỏ vẻ vui mừng lắm. Nhỏ nhắn em viết thư lên nói với anh Ân là nếu có xuống, nhớ làm quà cho nhỏ ấy ít hoa pensée ép, để khi đi học, nhỏ ấy khoe bạn bè.
Em nghe nỗi vui mừng tràn ngập khi nhỏ Thu Mai đã không còn những lời nói, cử chỉ đối với em như trước kia. Một lần, em ngồi cạnh giường nhỏ ấy, nghĩ dại, nếu chẳng may nhỏ ấy mệnh hệ nào... Nước mắt em lăn dài. Vừa lúc nhỏ ấy tỉnh dậy, thấy em khóc, nhỏ ấy hỏi:
- Sao Dung Chi khóc vậy? Ai đánh Dung Chi?
Em lắc đầu không đáp. Nhỏ Thu Mai hỏi em chuyện khác:
- Bao giờ anh Ân xuống?
- Chắc tuần sau hay tuần sau nữa.
- Cầu trời cho Thu Mai khỏi bệnh trước khi anh Ân xuống.
- Mỗi đêm, Dung Chi đều cầu nguyện cho Thu Mai lành bệnh. Lành bệnh rồi, Thu Mai chịu đi cùng Dung Chi xuống cô nhi viện chơi không?
- Ở đấy có đông trẻ cỡ tuổi mình không?
- Đông. Dung Chi có con bạn dễ thương lắm. Nó tên là Thư Hương. Đáng lẽ tên nó là Thu Hương, nhưng lúc làm khai sanh, người ta viết sai, thành ra bây giờ nó đành mang tên Thư Hương... Kỳ quá Thu Mai há?
Nhỏ Thu Mai cười nhẹ:
- Thu Mai sẽ làm quen với nhỏ Thư Hương...
Em nghe lòng lâng lâng vui sướng.
*
Anh Ân đến thật bất ngờ. Nghe tiếng chuông gọi cổng,
em tưởng bạn của anh Phong hoặc chị Hương đến. Ngờ đâu, khi chạy ra mở
cổng, em phải một phen ngạc nhiên. Anh Ân đang đứng chờ ngoài ấy.
Nhỏ Thu Mai đã bớt bệnh. Đã thôi còn những cơn mê sảng làm lo lắng cả gia đình. Bác sĩ cho nhỏ ấy ăn cháo và hy vọng chừng một tuần lễ nữa, nhỏ ấy có thể ăn cơm được. Nhỏ ấy đang độ lành bệnh, thèm ăn ghê lắm. Thứ gì, nhỏ cũng đòi ăn cho bằng được. Cả nhà phải giấu biệt mọi thứ.
Anh Ân theo lời dặn, làm quà cho nhỏ Thu Mai những năm cánh pensée ép thật đẹp. Nhỏ ấy vui ghê lắm, cười hoài. Phần em, anh làm quà ít quả dâu tây, ít trái mận. Chị Uyên được riêng năm trái bơ, thứ trái chị ưa thích nhất. Dĩ nhiên, tất cả phải giấu nhỏ Thu Mai.
Anh Ân ở lại phòng Thu Mai chuyện trò suốt buổi sáng. Chị Uyên cũng có mặt ở đó. Em biết ý, lẳng lặng trở về phòng mình. Tháng ngày đã tập cho em sự chịu đựng, nhẫn nhịn. Và có lẽ, em không còn tự ái nữa. Vả, riêng với chị Uyên, em nghĩ, cũng chẳng còn bao lâu nữa, chị đã về nhà chồng. Thì em phải cố sao để chị khỏi phiền lòng vì em. May ra, còn giữ lại được chút cảm tình nào đó với chị về sau.
Chị đang sửa soạn thi chứng chỉ cuối cùng của bằng cử nhân. Em thấy chị tin tưởng lắm. Anh Ân nói, nếu không có gì trở ngại, qua giêng, anh chị sẽ làm đám cưới.
Em ao ước được ăn đám cưới sớm. Không hiểu vì muốn anh Ân được vui, chị Uyên được vui, hay vì muốn chị Uyên về với anh Ân, rồi vì thương yêu anh ấy, nghe lời anh ấy, chị trở nên thương em hơn.
Chị Uyên ơi! Chị đang ngồi ở phòng bên ấy, chị đang vui vì không có em ở đó, để chia bớt phần nào niềm vui, thương yêu của chị. Biết đến bao giờ, với một khung cảnh tương tự, chị vẫn vui khi có em bên cạnh?
Nhỏ Thu Mai đã bớt bệnh. Đã thôi còn những cơn mê sảng làm lo lắng cả gia đình. Bác sĩ cho nhỏ ấy ăn cháo và hy vọng chừng một tuần lễ nữa, nhỏ ấy có thể ăn cơm được. Nhỏ ấy đang độ lành bệnh, thèm ăn ghê lắm. Thứ gì, nhỏ cũng đòi ăn cho bằng được. Cả nhà phải giấu biệt mọi thứ.
Anh Ân theo lời dặn, làm quà cho nhỏ Thu Mai những năm cánh pensée ép thật đẹp. Nhỏ ấy vui ghê lắm, cười hoài. Phần em, anh làm quà ít quả dâu tây, ít trái mận. Chị Uyên được riêng năm trái bơ, thứ trái chị ưa thích nhất. Dĩ nhiên, tất cả phải giấu nhỏ Thu Mai.
Anh Ân ở lại phòng Thu Mai chuyện trò suốt buổi sáng. Chị Uyên cũng có mặt ở đó. Em biết ý, lẳng lặng trở về phòng mình. Tháng ngày đã tập cho em sự chịu đựng, nhẫn nhịn. Và có lẽ, em không còn tự ái nữa. Vả, riêng với chị Uyên, em nghĩ, cũng chẳng còn bao lâu nữa, chị đã về nhà chồng. Thì em phải cố sao để chị khỏi phiền lòng vì em. May ra, còn giữ lại được chút cảm tình nào đó với chị về sau.
Chị đang sửa soạn thi chứng chỉ cuối cùng của bằng cử nhân. Em thấy chị tin tưởng lắm. Anh Ân nói, nếu không có gì trở ngại, qua giêng, anh chị sẽ làm đám cưới.
Em ao ước được ăn đám cưới sớm. Không hiểu vì muốn anh Ân được vui, chị Uyên được vui, hay vì muốn chị Uyên về với anh Ân, rồi vì thương yêu anh ấy, nghe lời anh ấy, chị trở nên thương em hơn.
Chị Uyên ơi! Chị đang ngồi ở phòng bên ấy, chị đang vui vì không có em ở đó, để chia bớt phần nào niềm vui, thương yêu của chị. Biết đến bao giờ, với một khung cảnh tương tự, chị vẫn vui khi có em bên cạnh?
_____________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VI