CHƯƠNG I
– Mai chủ nhật rồi nè Dung Chi!
Nhỏ Thư Hương lại đằng phòng khách coi lịch rồi về nói cho em biết. Dịp này, vì nghỉ hè, chúng em như quên hẳn ngày tháng. Vả, ở đây, công việc ngày nào cũng như ngày ấy, dù thứ hai, dù thứ ba …, dù chủ nhật. Cứ sáu giờ sáng, khi nghe một hồi chuông đổ dài, tất cả phải thức dậy. Bọn chúng em, những đứa lớn đã đi học đằng trường, không bao nhiêu, chỉ có mười tám đứa, lớn nhất là anh Bảy, nhỏ nhất là nhỏ Lan. Mười tám đứa như có một mối liên lạc vô hình, mật thiết với hồi chuông sáu giờ sáng, không bao giờ dậy trễ.
Bọn trẻ nhỏ, nhiều, có đến mấy chục đứa, phải đợi được đánh thức mới chịu dậy. Chúng em đánh răng, rửa mặt xong xuôi, kéo đến phòng tắm thì bọn trẻ nhỏ cũng lục tục kéo đến. Dì Năm, dì Tiễn, ngày nào cũng vậy, không biết thức tự lúc nào, vào giờ đó, đã đun xong ba nồi nước lớn để pha tắm cho bọn trẻ nhỏ. Dì Năm, tính hay la lối nhưng rất tốt bụng, không ngày nào không hò hét bọn em, lúc hối thúc nhỏ Chung tắm em nhỏ lè lẹ lên một chút – nhỏ này vốn chậm chạp – lúc rầy nhỏ Lộc tắm mạnh tay làm em nhỏ khóc; anh Thành thì bị la hoài, rằng kỳ cọ em nhỏ không kỹ. Riêng em, thỉnh thoảng lại bị dì Năm cú đầu vì tội vừa tắm cho em nhỏ, vừa trò chuyện, đùa giỡn với nó.
Dì Tiễn vừa lo coi chừng bọn em tắm cho các em nhỏ, vừa lo xịt nước rửa phòng. Ngoài hiên, dì rửa thật kỹ, nền gạch men lúc nào cũng bóng láng.
Chú Mộng, quanh năm ngày tháng chỉ mặc thay đổi mấy bộ đầu nâu, lo quét dọn rác rưởi ngoài sân, bắt sâu, tưới nước, chăm nom mấy chậu kiểng bầy dưới chân tượng Đức Quan Âm giữa sân và mấy khóm hoa mười giờ ngoài hiên, trước phòng khách.
Em hỏi:
– Mầy ra ngoài phòng khách, chú Mộng có biết không?
Nhỏ Thư Hương le lưỡi, nhún vai, chừng như còn sợ sệt:
– Trời ơi, tao tưởng chú đang làm ngoài sân, ai ngờ đâu mới lén lên hiên nhà để dòm tấm lịch trong phòng khách, thì chú ấy từ trong đó bước ra. Chú chỉ tao mà la: “Làm gì mà lên đây? Coi chân mầy đó, làm dơ hết nền gạch rồi”. Tao hoảng hồn co giò chạy thẳng về đây.
Em mỉm cười, hình dung ra cảnh chú Mộng đứng la nhỏ Thư Hương.
Nhỏ Thư Hương bảo em:
– Tao nghe cô Lý nói ngày mai đoàn anh Phong tới…
Em ngắt lời:
– Thì cũng như những chủ nhật khác, đoàn anh Phong tới dạy hát và chơi đùa với tụi mình…
Nhỏ Thư Hương lắc đầu:
– Lần nầy khác với những lần trước.
– Khác gì?
– Cô Lý nói có cả ba má các anh chị trong đoàn cùng tới với các anh chị ấy.
Em reo lên, hỏi:
– Cô Lý nói với mầy như thế thật hả?
Nhỏ Thư Hương chắp hai tay để vào giữa hai đùi, nói với bờ môi cười:
– Thế nào tụi mình cũng được nhiều quà bánh.
Em nghe tiếng nuốt nước bọt của nhỏ ấy. Nhỏ ấy vẫn giữ tính ham ăn, và có lẽ, khó có thể chừa được, cho dù sau này, nhỏ ấy lớn lên. Cũng như em, chắc em khó chừa được cái tật ăn chậm, thật chậm, mà nhiều lần dì Năm phải nổi giận hối: “Ăn lè lẹ một chút coi, con quỷ nhỏ”. Những lần như vậy, em nhìn dì cười: “Đợi con chút xíu nữa thôi dì”.
Nhưng sáng nay, em có quyền ăn chậm, chậm cách mấy cũng được. Cô Lý thưởng em, thưởng công em chiều hôm qua đã tìm được bé Mạnh, chẳng hiểu tại sao lại đi lang thang lạc vào trong xóm. Sáng nay, em khỏi phải tắm cho các em nhỏ, lại được ăn miếng bánh mì dài hơn, uống ly sữa lớn, đầy, chứ không phải ăn bánh mì với đường hoặc với cá mòi như mọi ngày.
Nhỏ Thư Hương:
– Ngày mai, tao với mầy phải hát cho thật hay đó nghe. Hát có hay, mình mới được thưởng nhiều quà.
– Mình hát bài gì?
Nhỏ Thư Hương im lặng suy nghĩ một chút rồi nói:
– Bài… “Con sáo sang sông”?
– Bài ấy ngắn quá.
– Thế bài… “Một đàn chim yến”?
– Tao chưa thuộc hết.
– Mình còn thì giờ để tập mà.
– ...
– Anh Phong có vẻ thích bài này lắm đấy. Nhất là cái đoạn “Giờ là giờ em khóc, em ngồi khóc, em khóc to này. Giờ là giờ em khóc, em ngồi khóc, em buồn ghê. Hu hu hu hu hu, híc híc híc hu hu” (nhỏ cười), chẳng bao giờ tụi mình lại không khúc khích cười. Ngộ ghê Dung Chi há, hu hu mà lại cười...
Nhỏ dừng lại một chút rồi lại hỏi em:
– Hát chung với tao nghe, Dung Chi!
Em gật đầu. Em nhớ đến anh Phong, đến mái tóc không chải của anh. Em cũng nhớ đến chị Hằng Thu với cái răng khểnh thật dễ thương, với nụ cười của đôi môi nhỏ, đỏ, với tiếng hát thanh thanh.
Trong bọn chúng em ở đây, anh Phong và chị Hằng Thu dành cho em nhiều cảm tình hơn cả. Nhờ thế, em biết được nhiều chuyện về anh chị mà các bạn khác của em không biết. Chẳng hạn như em biết gia đình hai anh chị đã ước hẹn với nhau về chuyện mai sau của hai anh chị. Cho nên, đôi lúc, em gọi đùa chị Hằng Thu là “chị Phong”. Những lần như thế, chị Hằng Thu đỏ bừng mặt, kéo em vào lòng, đưa tay bụm miệng em, bảo: “Dung Chi nói bậy đi nào, chị giận cho xem”. Em còn cố trêu thêm: “Chị giận, em mách anh Phong”. Có khi, chị xuống nước năn nỉ, nói nhỏ để em đừng kể lại với anh Phong. Nhưng cũng có lần, chị làm mặt giận khiến em phải xin lỗi mãi chị mới chịu làm lành trở lại.
Nhỏ Thư Hương hối em:
– Ăn bánh mau đi chứ, ngồi nghĩ gì thế?
Em gật đầu, xé một miếng bánh nhỏ, chấm vào ly sữa, đưa lên miệng. Nhỏ Thư Hương vẫn ngồi trong thế cũ, hai tay chắp lại để trong hai đùi, hỏi em:
– Mầy thử đoán em má anh Phong như thế nào?
Em vừa nhai bánh, vừa hỏi lại nhỏ ấy:
– Mầy đoán thế nào?
– Tao đoán nhé… Tao đoán má anh Phong cũng… gầy gầy như anh ấy… đeo sợi chuyền vàng mặt hình trái tim… và… và nụ cười, nụ cười thì hệt như của anh Phong… ngồ ngộ...
– Tao lại đoán má anh Phong là một người có dáng hao hao chị Hằng Thu, xem vừa phải, má anh ấy mặc cái áo dài mầu nâu này… cổ đeo… xem nào… a… tao nhớ ra rồi…, má anh ấy đeo một chuỗi tràng hạt bằng gỗ trầm. Mầy không nhớ anh Phong hay kể má anh ấy có cỗ tràng hạt bằng gỗ trầm quý lắm đó sao?
Nhỏ Thư Hương gật đầu:
– Ừ nhỉ. Mà không biết má anh ấy có hiền như anh ấy không nữa?
– Mầy hỏi để làm gì?
– Để nếu má anh ấy hiền, tao sẽ khoe tao vẫn được anh ấy khen là vũ giỏi nhất… (nhỏ Thư Hương cười mỉm)… Chắc má anh ấy sẽ cho tao nhiều bánh kẹo lắm…
Em vỡ lẽ, cười to:
– Mầy lúc nào cũng chỉ ăn…
Nhỏ Thư Hương khúc khích cười, biện hộ:
– Không ăn làm sao sống?
Nắng đã trải dài ngoài sân. Cô Trí Tâm dẫn một đám trẻ nhỏ ra phía cầu tuột. Bọn trẻ cô Trí Tâm trông nom đã bắt đầu đi học. Mười mấy đứa, đi làm hai hàng, vừa vỗ tay, vừa hát bài “Con voi”. Tiếng hát vang vang:
Trông kìa con voi
Nó đứng rung rinh
Nghiêng mình trong đám
Nhện chăng vò tơ
Anh chàng voi ta
Thích chí mê tơi
Bèn mời anh khác
Đằng xa vào chơi.
Nhỏ Chung, Nhỏ Lan, rất thích chơi cầu tuột, nhưng cũng rất sợ cô Trí Tâm, thấy cô dẫn bọn trẻ nhỏ tới, vội vàng rời khỏi cầu tuột. Nhỏ Chung dáng mập map, chạy chậm hơn nhỏ Lan, nhìn thật ngộ.
Nhỏ Thư Hương bước ra sân, vẫy tay gọi:
– Chung!
Nhỏ Chung cười trả, đang định chạy về phía chúng em thì đổi hướng, khoát tay ra dấu bảo chúng em chờ. Nhỏ Thư Hương bảo em:
– Cô Lý gọi nó!
Rồi nhỏ trở vào phòng, ngồi cạnh em. Nhỏ kêu lên:
– Trời ơi! Ăn gì mà lâu dữ vậy Dung Chi? Vẫn chưa hết ly sữa với miếng bánh.
Em cười không đáp, nói sang chuyện khác:
– Không biết nhỏ Chung bị cô Lý gọi làm gì vậy?
– Không chừng nó bị cô la về tội bỏ đi chơi vào giờ đút cháo em nhỏ hồi chiều hôm qua.
Nhỏ Thư Hương đoán sai, vì liền sau đó, nhỏ Chung đã trở lại. Nhỏ nhìn em nói:
– Cô Lý nói mầy sửa soạn lên gặp sư cô Trí Huệ!
Em kêu lên sửng sốt:
– Gặp sư cô Trí Huệ?
Nhỏ Chung:
– Ừ!
Em nghe nỗi sợ man mác trong lòng. Xưa nay, chúng em vẫn sợ nhất sư cô Trí Huệ. Sư cô là Giám đốc viện, đứng tuổi, hiền, nhưng cũng rất nghiêm. Đứa nào bị sư cô phạt thì nhất định lần sau, có cho kẹo, cũng không dám tái phạm lỗi lầm. Em bâng khuâng không hiểu có phải sư cô gọi em lên để phạt hay không?
Nhỏ Thư Hương lo lắng cho em:
– Mầy có làm gì bậy không?
Em lắc đầu. Nhỏ Chung hối em:
– Lên mau đi, sư cô đợi mầy ở phòng khách đó.
Em nghe tiếng trống ngực đập thình thịch. Lo sợ, hồi hộp quá chừng đi. Ly sữa trong tay em run run. Em nói với nhỏ Thư Hương:
– Tao lo quá…
Nhỏ Thư Hương trấn an em:
– Chắc sư cô gọi mầy vì chuyện gì khác chứ không phải gọi mầy lên để phạt đâu. Mầy mới được cô Lý thưởng mà.
Em bước những bước thật chậm về phía phòng khách. Nơi này, chúng em ít đến, cho nên dù sống ở đây, phòng khách vẫn là một chỗ xa lạ với chúng em. Thật ra, sư cô Trí Huệ không cấm cản, nhưng chúng em cùng sợ chú Mộng. Chú ngăn không cho chúng em đến gần phòng khách chơi vì sợ chúng em làm dơ bẩn nền gạch hoặc phá rầy khi có khách đến thăm viện và đang được các sư cô tiếp trong đó.
Cô Diệu Lý, mà chúng em quen gọi là cô Lý, là người trông nom mười tám đứa chúng em về việc học, đứng đợi em ở cửa phòng khách. Cô nhìn em mỉm cười. Nụ cười của cô làm em thấy bình tĩnh lại phần nào. Em chắp tay thưa:
– Thưa cô gọi em.
Cô Lý dẫn em vào phòng khách, nơi đó, sư cô Trí Huệ đã ngồi đợi sẵn. Em chắp tay làm lễ chào sư cô rồi đứng cạnh nghe dạy. Gương mặt của sư cô thật hiền, mà lúc này lại làm em thấy sợ, tay em hơi run.
Sư cô hỏi em:
– Con là Dung Chi phải không?
Em run giọng:
– Vâng.
– Có phải sư cô gặp con trong một trại tạm cư ở Mỹ Tho không?
– Vâng.
– Dường như trại tạm cư chiến tranh? Ba má con mất vì bị đạn lạc trong lúc hai bên đang đánh nhau?
Em cúi đầu, nghe nồng nơi mắt. Những hình ảnh ghê rợn, những tiếng đạn vèo inh tai, tiếng kêu thất thanh của má em, cái xác nằm úp sấp của ba em…
Có lẽ sư cô biết em buồn khi nghe sư cô nhắc lại chuyện cũ. Sư cô im lặng theo.
Ngoài sân, bọn trẻ nhỏ đã được phép chơi cầu tuột. Tiếng hát lanh lảnh của chúng thôi còn vang vang, trả lại bầu không khí tươi mát, êm đềm của buổi sáng. Trong im lặng, thỉnh thoảng lại vang lên một tiếng cười ròn.
Sư cô Trí Huệ hỏi em:
– Con buồn phải không?
Em không đáp. Sư cô tiếp:
– Sở dĩ hôm nay sư cô nhắc lại chuyện cũ vì lâu lắm rồi, kể từ ngày sư cô nhận con về nuôi, sư cô giao con cho cô Diệu Lý trông nom thay, ít có dịp săn sóc con. Mà mới đây, có một chuyện khá quan trọng xảy đến cho con…
Em nghe nhẹ nhõm hẳn. Đến lúc này, em đã biết chắc không phải sư cô gọi em lên để rầy phạt điều gì, mà là để cho em biết một chuyện nào đó liên quan đến em. Một chuyện khá quan trọng. Chuyện gì kìa? Từ ngày ba má em mất đi, và em được đem về đây, chung quanh em, gắn liền với cuộc sống của em, chỉ có các sư cô, những dì Năm, dì Tiễn, chú Mộng, những đứa bạn đồng trang lứa, các em nhỏ cô nhi khác. Thì chuyện gì xảy đến với em? Lại là chuyện quan trọng nữa chứ!
Em nóng lòng muốn biết ngay mà sư cô Trí Huệ lại như không để ý đến điều đó, người hỏi em:
– Sư cô nghe cô Diệu Lý bảo con ngoan lắm. Sư cô mừng cho con được ơn trên ban cho tính tốt. Mà con... có bao giờ con nghĩ rằng con sẽ được hưởng một phép lành không?
Trước câu hỏi bất ngờ này, em lúng túng:
– Thưa sư cô… con…
– Sư cô muốn hỏi là con có mơ tưởng được sống trong một mái nhà có cha, có mẹ, có chị, có anh, có em không?
– Thưa sư cô, đó là điều con hằng mong muốn...
Sư cô nhìn em với ánh mắt thật trìu mến. Cái nhìn của sư cô kéo dài, thật lâu. Em cúi đầu, thỉnh thoảng lại liếc nhìn sư cô. Sư cô nói:
– Có một gia đình muốn xin con về nuôi.
Em ngẩng đầu lên nhìn sững sư cô. Em không nghe lầm đó chứ? Sư cô tiếp:
– Được người tốt bụng xin về nuôi là một diễm phúc cho con. Nhưng sư cô vẫn lo, biết người ta có giữ mãi lòng tốt đó hay không? Nếu lòng tốt chỉ là một thứ tình cảm bộc phát một cách dễ dàng trong một lúc nào đó, thì nó cũng chóng tàn. Trong trường hợp đó, không phải con gặp một diễm phúc nữa, mà là đã gặp một điều vô phúc…
Sư cô nói có vẻ cao hơn tầm hiểu biết của em. Nhưng em lờ mờ hiểu được ý câu nói. Em hiểu là sư cô lo lắng cho em, nếu chẳng may em làm con nuôi một gia đình mà tình thương không phải là thứ tình cảm chân thật, thì lâu ngày, tình thương chỉ còn là lòng thương hại.
Mà về lòng thương hại thì em hiểu nhiều. Hiểu qua những người đến đây thăm chúng em. Tình thương của họ được biểu lộ bằng những gói quà, những tặng phẩm, những câu nói đầu môi, xúc cảm nhất thời. Những ông mặc đồ lớn sang trọng, những bà quần là, áo lụa, vòng vàng, môi son, má phấn, đến với chúng em, hỏi han vài câu, chép miệng nói “tội nghiệp” khi nghe chúng em kể hoàn cảnh của mình. Để rồi sau đó, hai tiếng tội nghiệp được thay bằng những chuỗi cười ròn rã khi chiếc xe hơi bóng lộn đưa họ ra khỏi cô nhi viện. Có lẽ, đó là những nụ cười tự thưởng, sau khi đã làm được một việc “từ thiện” – việc ban phát quà bánh, những tiếng tội nghiệp, ít câu hỏi han, để đổi lấy những tấm ảnh chụp chung với chúng em, đem khoe với mọi người.
Thứ tình thương quà bánh ấy, những lòng thương hại ấy, làm sao thay thế được những lo lắng, chăm sóc của các sư cô; những lời la mắng đượm thương yêu của dì Năm, dì Tiễn, chú Mộng; những bàn tay thân ái kết thành vòng tròn, những bờ môi điểm nụ, tiếng hát vui xen lẫn tiếng đàn bập bùng, giọng hát, lời kể chuyện của các anh chị trong đoàn anh Phong, nhóm người trẻ tuổi đến với chúng em bằng hai bàn tay trắng, không bánh quà, mà là những chia xẻ, dạy dỗ, khuyên bảo, hòa đồng; nhất là tấm lòng, tấm lòng của những người đến đây không phải vì muốn được ghi tên lên bảng ân nhân của cô nhi viện.
Sư cô Trí Huệ:
– Ngày mai, khách sẽ đến đây. Con nên tìm hiểu về họ rồi cho sư cô biết ý. Bây giờ, con trở về phòng được rồi.
Em chắp tay chào sư cô rồi lui ra khỏi phòng khách. Cô Diệu Lý đứng gần cửa hướng mắt về phía cầu tuột, nghe tiếng chân em, cô quay lại hỏi:
– Sư cô cho em về rồi à?
Em nhìn sững cô Lý. Em nhớ ngày em mới vào đây, em xưng “con” với cô, cô dặn đi dặn lại, bắt em phải xưng “em” và gọi cô là “Cô Lý”, cô nói, cô chỉ đáng tuổi chị em. Em nhớ đến những lần cô khen thưởng, quở phạt, những lần cô giới thiệu em với khách đến thăm, rằng “Em Dung Chi ngoan lắm”. Nếu em nhận lời với người khách ngày mai, đâu còn những tháng ngày kế tiếp sống bên cô Lý nữa, một người chị, một người mẹ.
Thấy em không nói, cô Lý hỏi:
– Sư cô Trí Huệ đã cho em biết chuyện rồi phải không? Em biết không, lúc nào các sư cô và mọi người lớn trong này đều muốn cho các em được sung sướng, nhất là em. Theo chỗ cô được biết, gia đình muốn xin em về nuôi vốn là một gia đình tốt...
– Thưa cô, thế ra cô đã biết họ rồi?
– Ừ, cô biết khá nhiều về họ, và chính cả em nữa… à nhưng thôi… chút nữa cô lại quên mất lời họ dặn rồi…
– Thưa cô, ai?
Cô Lý lắc đầu:
– Cô đã hứa với họ là sẽ không cho em biết trước. Vội gì, sáng mai họ đến, em tha hồ mà tìm hiểu...
Em im lặng. Cô Lý thêm:
– Cô tin là em sẽ bằng lòng. Rồi em sẽ được sung sướng.
Em nghe giọng nói của cô Lý thoáng nghẹn ngào. Dường như cô đang cố dằn cảm xúc để em khỏi vương nhiều quyến luyến. Em bỗng ôm chầm lấy cô, khóc òa.
Cô Lý đưa tay vuốt mái tóc xõa của em như muốn xoa dịu lòng em. Cô nói:
– Cô biết, phải xa nơi này, em sẽ buồn lắm. Nhưng nếu so cái buồn bây giờ và cuộc sống của em mai hậu, thì cái buồn này chẳng đáng kể gì. Em biết đấy, các sư cô ở đây dù có nhiều thiện chí cũng không đủ phương tiện để lo lắng đầy đủ cho các em được. Chỉ có một gia đình với lòng thương sẵn có, với phương tiện đầy đủ, mới đem lại cho các em một đời sống tương lai bảo đảm...
Em nín khóc nhưng vẫn gục mặt vào ngực cô Lý. Cô gỡ tay em ra và nói:
– Em về phòng chơi đi. Cô có chuyện phải bàn với sư cô Trí Huệ.
Cô Lý đi rồi, em đưa tay quệt những giọt nước mắt còn sót lại trên mi. Em cảm thấy mình đang ở một cõi xa lạ nào đó, không hiểu nổi mình đang vui hay buồn?
Nhỏ Thư Hương lại đằng phòng khách coi lịch rồi về nói cho em biết. Dịp này, vì nghỉ hè, chúng em như quên hẳn ngày tháng. Vả, ở đây, công việc ngày nào cũng như ngày ấy, dù thứ hai, dù thứ ba …, dù chủ nhật. Cứ sáu giờ sáng, khi nghe một hồi chuông đổ dài, tất cả phải thức dậy. Bọn chúng em, những đứa lớn đã đi học đằng trường, không bao nhiêu, chỉ có mười tám đứa, lớn nhất là anh Bảy, nhỏ nhất là nhỏ Lan. Mười tám đứa như có một mối liên lạc vô hình, mật thiết với hồi chuông sáu giờ sáng, không bao giờ dậy trễ.
Bọn trẻ nhỏ, nhiều, có đến mấy chục đứa, phải đợi được đánh thức mới chịu dậy. Chúng em đánh răng, rửa mặt xong xuôi, kéo đến phòng tắm thì bọn trẻ nhỏ cũng lục tục kéo đến. Dì Năm, dì Tiễn, ngày nào cũng vậy, không biết thức tự lúc nào, vào giờ đó, đã đun xong ba nồi nước lớn để pha tắm cho bọn trẻ nhỏ. Dì Năm, tính hay la lối nhưng rất tốt bụng, không ngày nào không hò hét bọn em, lúc hối thúc nhỏ Chung tắm em nhỏ lè lẹ lên một chút – nhỏ này vốn chậm chạp – lúc rầy nhỏ Lộc tắm mạnh tay làm em nhỏ khóc; anh Thành thì bị la hoài, rằng kỳ cọ em nhỏ không kỹ. Riêng em, thỉnh thoảng lại bị dì Năm cú đầu vì tội vừa tắm cho em nhỏ, vừa trò chuyện, đùa giỡn với nó.
Dì Tiễn vừa lo coi chừng bọn em tắm cho các em nhỏ, vừa lo xịt nước rửa phòng. Ngoài hiên, dì rửa thật kỹ, nền gạch men lúc nào cũng bóng láng.
Chú Mộng, quanh năm ngày tháng chỉ mặc thay đổi mấy bộ đầu nâu, lo quét dọn rác rưởi ngoài sân, bắt sâu, tưới nước, chăm nom mấy chậu kiểng bầy dưới chân tượng Đức Quan Âm giữa sân và mấy khóm hoa mười giờ ngoài hiên, trước phòng khách.
Em hỏi:
– Mầy ra ngoài phòng khách, chú Mộng có biết không?
Nhỏ Thư Hương le lưỡi, nhún vai, chừng như còn sợ sệt:
– Trời ơi, tao tưởng chú đang làm ngoài sân, ai ngờ đâu mới lén lên hiên nhà để dòm tấm lịch trong phòng khách, thì chú ấy từ trong đó bước ra. Chú chỉ tao mà la: “Làm gì mà lên đây? Coi chân mầy đó, làm dơ hết nền gạch rồi”. Tao hoảng hồn co giò chạy thẳng về đây.
Em mỉm cười, hình dung ra cảnh chú Mộng đứng la nhỏ Thư Hương.
Nhỏ Thư Hương bảo em:
– Tao nghe cô Lý nói ngày mai đoàn anh Phong tới…
Em ngắt lời:
– Thì cũng như những chủ nhật khác, đoàn anh Phong tới dạy hát và chơi đùa với tụi mình…
Nhỏ Thư Hương lắc đầu:
– Lần nầy khác với những lần trước.
– Khác gì?
– Cô Lý nói có cả ba má các anh chị trong đoàn cùng tới với các anh chị ấy.
Em reo lên, hỏi:
– Cô Lý nói với mầy như thế thật hả?
Nhỏ Thư Hương chắp hai tay để vào giữa hai đùi, nói với bờ môi cười:
– Thế nào tụi mình cũng được nhiều quà bánh.
Em nghe tiếng nuốt nước bọt của nhỏ ấy. Nhỏ ấy vẫn giữ tính ham ăn, và có lẽ, khó có thể chừa được, cho dù sau này, nhỏ ấy lớn lên. Cũng như em, chắc em khó chừa được cái tật ăn chậm, thật chậm, mà nhiều lần dì Năm phải nổi giận hối: “Ăn lè lẹ một chút coi, con quỷ nhỏ”. Những lần như vậy, em nhìn dì cười: “Đợi con chút xíu nữa thôi dì”.
Nhưng sáng nay, em có quyền ăn chậm, chậm cách mấy cũng được. Cô Lý thưởng em, thưởng công em chiều hôm qua đã tìm được bé Mạnh, chẳng hiểu tại sao lại đi lang thang lạc vào trong xóm. Sáng nay, em khỏi phải tắm cho các em nhỏ, lại được ăn miếng bánh mì dài hơn, uống ly sữa lớn, đầy, chứ không phải ăn bánh mì với đường hoặc với cá mòi như mọi ngày.
Nhỏ Thư Hương:
– Ngày mai, tao với mầy phải hát cho thật hay đó nghe. Hát có hay, mình mới được thưởng nhiều quà.
– Mình hát bài gì?
Nhỏ Thư Hương im lặng suy nghĩ một chút rồi nói:
– Bài… “Con sáo sang sông”?
– Bài ấy ngắn quá.
– Thế bài… “Một đàn chim yến”?
– Tao chưa thuộc hết.
– Mình còn thì giờ để tập mà.
– ...
– Anh Phong có vẻ thích bài này lắm đấy. Nhất là cái đoạn “Giờ là giờ em khóc, em ngồi khóc, em khóc to này. Giờ là giờ em khóc, em ngồi khóc, em buồn ghê. Hu hu hu hu hu, híc híc híc hu hu” (nhỏ cười), chẳng bao giờ tụi mình lại không khúc khích cười. Ngộ ghê Dung Chi há, hu hu mà lại cười...
Nhỏ dừng lại một chút rồi lại hỏi em:
– Hát chung với tao nghe, Dung Chi!
Em gật đầu. Em nhớ đến anh Phong, đến mái tóc không chải của anh. Em cũng nhớ đến chị Hằng Thu với cái răng khểnh thật dễ thương, với nụ cười của đôi môi nhỏ, đỏ, với tiếng hát thanh thanh.
Trong bọn chúng em ở đây, anh Phong và chị Hằng Thu dành cho em nhiều cảm tình hơn cả. Nhờ thế, em biết được nhiều chuyện về anh chị mà các bạn khác của em không biết. Chẳng hạn như em biết gia đình hai anh chị đã ước hẹn với nhau về chuyện mai sau của hai anh chị. Cho nên, đôi lúc, em gọi đùa chị Hằng Thu là “chị Phong”. Những lần như thế, chị Hằng Thu đỏ bừng mặt, kéo em vào lòng, đưa tay bụm miệng em, bảo: “Dung Chi nói bậy đi nào, chị giận cho xem”. Em còn cố trêu thêm: “Chị giận, em mách anh Phong”. Có khi, chị xuống nước năn nỉ, nói nhỏ để em đừng kể lại với anh Phong. Nhưng cũng có lần, chị làm mặt giận khiến em phải xin lỗi mãi chị mới chịu làm lành trở lại.
Nhỏ Thư Hương hối em:
– Ăn bánh mau đi chứ, ngồi nghĩ gì thế?
Em gật đầu, xé một miếng bánh nhỏ, chấm vào ly sữa, đưa lên miệng. Nhỏ Thư Hương vẫn ngồi trong thế cũ, hai tay chắp lại để trong hai đùi, hỏi em:
– Mầy thử đoán em má anh Phong như thế nào?
Em vừa nhai bánh, vừa hỏi lại nhỏ ấy:
– Mầy đoán thế nào?
– Tao đoán nhé… Tao đoán má anh Phong cũng… gầy gầy như anh ấy… đeo sợi chuyền vàng mặt hình trái tim… và… và nụ cười, nụ cười thì hệt như của anh Phong… ngồ ngộ...
– Tao lại đoán má anh Phong là một người có dáng hao hao chị Hằng Thu, xem vừa phải, má anh ấy mặc cái áo dài mầu nâu này… cổ đeo… xem nào… a… tao nhớ ra rồi…, má anh ấy đeo một chuỗi tràng hạt bằng gỗ trầm. Mầy không nhớ anh Phong hay kể má anh ấy có cỗ tràng hạt bằng gỗ trầm quý lắm đó sao?
Nhỏ Thư Hương gật đầu:
– Ừ nhỉ. Mà không biết má anh ấy có hiền như anh ấy không nữa?
– Mầy hỏi để làm gì?
– Để nếu má anh ấy hiền, tao sẽ khoe tao vẫn được anh ấy khen là vũ giỏi nhất… (nhỏ Thư Hương cười mỉm)… Chắc má anh ấy sẽ cho tao nhiều bánh kẹo lắm…
Em vỡ lẽ, cười to:
– Mầy lúc nào cũng chỉ ăn…
Nhỏ Thư Hương khúc khích cười, biện hộ:
– Không ăn làm sao sống?
Nắng đã trải dài ngoài sân. Cô Trí Tâm dẫn một đám trẻ nhỏ ra phía cầu tuột. Bọn trẻ cô Trí Tâm trông nom đã bắt đầu đi học. Mười mấy đứa, đi làm hai hàng, vừa vỗ tay, vừa hát bài “Con voi”. Tiếng hát vang vang:
Trông kìa con voi
Nó đứng rung rinh
Nghiêng mình trong đám
Nhện chăng vò tơ
Anh chàng voi ta
Thích chí mê tơi
Bèn mời anh khác
Đằng xa vào chơi.
Nhỏ Chung, Nhỏ Lan, rất thích chơi cầu tuột, nhưng cũng rất sợ cô Trí Tâm, thấy cô dẫn bọn trẻ nhỏ tới, vội vàng rời khỏi cầu tuột. Nhỏ Chung dáng mập map, chạy chậm hơn nhỏ Lan, nhìn thật ngộ.
Nhỏ Thư Hương bước ra sân, vẫy tay gọi:
– Chung!
Nhỏ Chung cười trả, đang định chạy về phía chúng em thì đổi hướng, khoát tay ra dấu bảo chúng em chờ. Nhỏ Thư Hương bảo em:
– Cô Lý gọi nó!
Rồi nhỏ trở vào phòng, ngồi cạnh em. Nhỏ kêu lên:
– Trời ơi! Ăn gì mà lâu dữ vậy Dung Chi? Vẫn chưa hết ly sữa với miếng bánh.
Em cười không đáp, nói sang chuyện khác:
– Không biết nhỏ Chung bị cô Lý gọi làm gì vậy?
– Không chừng nó bị cô la về tội bỏ đi chơi vào giờ đút cháo em nhỏ hồi chiều hôm qua.
Nhỏ Thư Hương đoán sai, vì liền sau đó, nhỏ Chung đã trở lại. Nhỏ nhìn em nói:
– Cô Lý nói mầy sửa soạn lên gặp sư cô Trí Huệ!
Em kêu lên sửng sốt:
– Gặp sư cô Trí Huệ?
Nhỏ Chung:
– Ừ!
Em nghe nỗi sợ man mác trong lòng. Xưa nay, chúng em vẫn sợ nhất sư cô Trí Huệ. Sư cô là Giám đốc viện, đứng tuổi, hiền, nhưng cũng rất nghiêm. Đứa nào bị sư cô phạt thì nhất định lần sau, có cho kẹo, cũng không dám tái phạm lỗi lầm. Em bâng khuâng không hiểu có phải sư cô gọi em lên để phạt hay không?
Nhỏ Thư Hương lo lắng cho em:
– Mầy có làm gì bậy không?
Em lắc đầu. Nhỏ Chung hối em:
– Lên mau đi, sư cô đợi mầy ở phòng khách đó.
Em nghe tiếng trống ngực đập thình thịch. Lo sợ, hồi hộp quá chừng đi. Ly sữa trong tay em run run. Em nói với nhỏ Thư Hương:
– Tao lo quá…
Nhỏ Thư Hương trấn an em:
– Chắc sư cô gọi mầy vì chuyện gì khác chứ không phải gọi mầy lên để phạt đâu. Mầy mới được cô Lý thưởng mà.
Em bước những bước thật chậm về phía phòng khách. Nơi này, chúng em ít đến, cho nên dù sống ở đây, phòng khách vẫn là một chỗ xa lạ với chúng em. Thật ra, sư cô Trí Huệ không cấm cản, nhưng chúng em cùng sợ chú Mộng. Chú ngăn không cho chúng em đến gần phòng khách chơi vì sợ chúng em làm dơ bẩn nền gạch hoặc phá rầy khi có khách đến thăm viện và đang được các sư cô tiếp trong đó.
Cô Diệu Lý, mà chúng em quen gọi là cô Lý, là người trông nom mười tám đứa chúng em về việc học, đứng đợi em ở cửa phòng khách. Cô nhìn em mỉm cười. Nụ cười của cô làm em thấy bình tĩnh lại phần nào. Em chắp tay thưa:
– Thưa cô gọi em.
Cô Lý dẫn em vào phòng khách, nơi đó, sư cô Trí Huệ đã ngồi đợi sẵn. Em chắp tay làm lễ chào sư cô rồi đứng cạnh nghe dạy. Gương mặt của sư cô thật hiền, mà lúc này lại làm em thấy sợ, tay em hơi run.
Sư cô hỏi em:
– Con là Dung Chi phải không?
Em run giọng:
– Vâng.
– Có phải sư cô gặp con trong một trại tạm cư ở Mỹ Tho không?
– Vâng.
– Dường như trại tạm cư chiến tranh? Ba má con mất vì bị đạn lạc trong lúc hai bên đang đánh nhau?
Em cúi đầu, nghe nồng nơi mắt. Những hình ảnh ghê rợn, những tiếng đạn vèo inh tai, tiếng kêu thất thanh của má em, cái xác nằm úp sấp của ba em…
Có lẽ sư cô biết em buồn khi nghe sư cô nhắc lại chuyện cũ. Sư cô im lặng theo.
Ngoài sân, bọn trẻ nhỏ đã được phép chơi cầu tuột. Tiếng hát lanh lảnh của chúng thôi còn vang vang, trả lại bầu không khí tươi mát, êm đềm của buổi sáng. Trong im lặng, thỉnh thoảng lại vang lên một tiếng cười ròn.
Sư cô Trí Huệ hỏi em:
– Con buồn phải không?
Em không đáp. Sư cô tiếp:
– Sở dĩ hôm nay sư cô nhắc lại chuyện cũ vì lâu lắm rồi, kể từ ngày sư cô nhận con về nuôi, sư cô giao con cho cô Diệu Lý trông nom thay, ít có dịp săn sóc con. Mà mới đây, có một chuyện khá quan trọng xảy đến cho con…
Em nghe nhẹ nhõm hẳn. Đến lúc này, em đã biết chắc không phải sư cô gọi em lên để rầy phạt điều gì, mà là để cho em biết một chuyện nào đó liên quan đến em. Một chuyện khá quan trọng. Chuyện gì kìa? Từ ngày ba má em mất đi, và em được đem về đây, chung quanh em, gắn liền với cuộc sống của em, chỉ có các sư cô, những dì Năm, dì Tiễn, chú Mộng, những đứa bạn đồng trang lứa, các em nhỏ cô nhi khác. Thì chuyện gì xảy đến với em? Lại là chuyện quan trọng nữa chứ!
Em nóng lòng muốn biết ngay mà sư cô Trí Huệ lại như không để ý đến điều đó, người hỏi em:
– Sư cô nghe cô Diệu Lý bảo con ngoan lắm. Sư cô mừng cho con được ơn trên ban cho tính tốt. Mà con... có bao giờ con nghĩ rằng con sẽ được hưởng một phép lành không?
Trước câu hỏi bất ngờ này, em lúng túng:
– Thưa sư cô… con…
– Sư cô muốn hỏi là con có mơ tưởng được sống trong một mái nhà có cha, có mẹ, có chị, có anh, có em không?
– Thưa sư cô, đó là điều con hằng mong muốn...
Sư cô nhìn em với ánh mắt thật trìu mến. Cái nhìn của sư cô kéo dài, thật lâu. Em cúi đầu, thỉnh thoảng lại liếc nhìn sư cô. Sư cô nói:
– Có một gia đình muốn xin con về nuôi.
Em ngẩng đầu lên nhìn sững sư cô. Em không nghe lầm đó chứ? Sư cô tiếp:
– Được người tốt bụng xin về nuôi là một diễm phúc cho con. Nhưng sư cô vẫn lo, biết người ta có giữ mãi lòng tốt đó hay không? Nếu lòng tốt chỉ là một thứ tình cảm bộc phát một cách dễ dàng trong một lúc nào đó, thì nó cũng chóng tàn. Trong trường hợp đó, không phải con gặp một diễm phúc nữa, mà là đã gặp một điều vô phúc…
Sư cô nói có vẻ cao hơn tầm hiểu biết của em. Nhưng em lờ mờ hiểu được ý câu nói. Em hiểu là sư cô lo lắng cho em, nếu chẳng may em làm con nuôi một gia đình mà tình thương không phải là thứ tình cảm chân thật, thì lâu ngày, tình thương chỉ còn là lòng thương hại.
Mà về lòng thương hại thì em hiểu nhiều. Hiểu qua những người đến đây thăm chúng em. Tình thương của họ được biểu lộ bằng những gói quà, những tặng phẩm, những câu nói đầu môi, xúc cảm nhất thời. Những ông mặc đồ lớn sang trọng, những bà quần là, áo lụa, vòng vàng, môi son, má phấn, đến với chúng em, hỏi han vài câu, chép miệng nói “tội nghiệp” khi nghe chúng em kể hoàn cảnh của mình. Để rồi sau đó, hai tiếng tội nghiệp được thay bằng những chuỗi cười ròn rã khi chiếc xe hơi bóng lộn đưa họ ra khỏi cô nhi viện. Có lẽ, đó là những nụ cười tự thưởng, sau khi đã làm được một việc “từ thiện” – việc ban phát quà bánh, những tiếng tội nghiệp, ít câu hỏi han, để đổi lấy những tấm ảnh chụp chung với chúng em, đem khoe với mọi người.
Thứ tình thương quà bánh ấy, những lòng thương hại ấy, làm sao thay thế được những lo lắng, chăm sóc của các sư cô; những lời la mắng đượm thương yêu của dì Năm, dì Tiễn, chú Mộng; những bàn tay thân ái kết thành vòng tròn, những bờ môi điểm nụ, tiếng hát vui xen lẫn tiếng đàn bập bùng, giọng hát, lời kể chuyện của các anh chị trong đoàn anh Phong, nhóm người trẻ tuổi đến với chúng em bằng hai bàn tay trắng, không bánh quà, mà là những chia xẻ, dạy dỗ, khuyên bảo, hòa đồng; nhất là tấm lòng, tấm lòng của những người đến đây không phải vì muốn được ghi tên lên bảng ân nhân của cô nhi viện.
Sư cô Trí Huệ:
– Ngày mai, khách sẽ đến đây. Con nên tìm hiểu về họ rồi cho sư cô biết ý. Bây giờ, con trở về phòng được rồi.
Em chắp tay chào sư cô rồi lui ra khỏi phòng khách. Cô Diệu Lý đứng gần cửa hướng mắt về phía cầu tuột, nghe tiếng chân em, cô quay lại hỏi:
– Sư cô cho em về rồi à?
Em nhìn sững cô Lý. Em nhớ ngày em mới vào đây, em xưng “con” với cô, cô dặn đi dặn lại, bắt em phải xưng “em” và gọi cô là “Cô Lý”, cô nói, cô chỉ đáng tuổi chị em. Em nhớ đến những lần cô khen thưởng, quở phạt, những lần cô giới thiệu em với khách đến thăm, rằng “Em Dung Chi ngoan lắm”. Nếu em nhận lời với người khách ngày mai, đâu còn những tháng ngày kế tiếp sống bên cô Lý nữa, một người chị, một người mẹ.
Thấy em không nói, cô Lý hỏi:
– Sư cô Trí Huệ đã cho em biết chuyện rồi phải không? Em biết không, lúc nào các sư cô và mọi người lớn trong này đều muốn cho các em được sung sướng, nhất là em. Theo chỗ cô được biết, gia đình muốn xin em về nuôi vốn là một gia đình tốt...
– Thưa cô, thế ra cô đã biết họ rồi?
– Ừ, cô biết khá nhiều về họ, và chính cả em nữa… à nhưng thôi… chút nữa cô lại quên mất lời họ dặn rồi…
– Thưa cô, ai?
Cô Lý lắc đầu:
– Cô đã hứa với họ là sẽ không cho em biết trước. Vội gì, sáng mai họ đến, em tha hồ mà tìm hiểu...
Em im lặng. Cô Lý thêm:
– Cô tin là em sẽ bằng lòng. Rồi em sẽ được sung sướng.
Em nghe giọng nói của cô Lý thoáng nghẹn ngào. Dường như cô đang cố dằn cảm xúc để em khỏi vương nhiều quyến luyến. Em bỗng ôm chầm lấy cô, khóc òa.
Cô Lý đưa tay vuốt mái tóc xõa của em như muốn xoa dịu lòng em. Cô nói:
– Cô biết, phải xa nơi này, em sẽ buồn lắm. Nhưng nếu so cái buồn bây giờ và cuộc sống của em mai hậu, thì cái buồn này chẳng đáng kể gì. Em biết đấy, các sư cô ở đây dù có nhiều thiện chí cũng không đủ phương tiện để lo lắng đầy đủ cho các em được. Chỉ có một gia đình với lòng thương sẵn có, với phương tiện đầy đủ, mới đem lại cho các em một đời sống tương lai bảo đảm...
Em nín khóc nhưng vẫn gục mặt vào ngực cô Lý. Cô gỡ tay em ra và nói:
– Em về phòng chơi đi. Cô có chuyện phải bàn với sư cô Trí Huệ.
Cô Lý đi rồi, em đưa tay quệt những giọt nước mắt còn sót lại trên mi. Em cảm thấy mình đang ở một cõi xa lạ nào đó, không hiểu nổi mình đang vui hay buồn?
*
Về đến phòng, nhỏ Thư Hương và nhỏ Chung hỏi thăm em rối rít:
– Mầy có bị sư cô phạt không?
– Sư cô nói với mầy chuyện gì vậy?
Em ngồi xuống, nhìn nhỏ Thư Hương, nhìn nhỏ Chung, mắt em lại rướm lệ. Nhỏ Thư Hương ngồi sát bên em, hỏi:
– Sư cô phạt mầy hả?
Em lắc đầu. Nhỏ lại hỏi:
– Có chuyện gì vậy?
Mãi một lúc lâu, em mới nói được:
– Tao sắp phải xa tụi mầy rồi.
Nhỏ Thư Hương và nhỏ Chung ngạc nhiên khi nghe em nói câu này. Hai đứa hỏi thêm và em kể cho bạn nghe mọi chuyện xảy ra đằng phòng khách.
Nhỏ Thư Hương rất dễ khóc, nghe em kể xong, nước mắt đã nhòa tràn trên mi, lăn dài trên má. Nhỏ ấy nói với em:
– Mầy đi, tao buồn lắm.
Nhỏ Chung nắm tay em:
– Tao cũng nhớ mầy nữa.
Nhỏ Thư Hương:
– Chắc ba má nuôi của mầy giàu lắm? Lâu lâu mầy nhớ xin phép xuống chơi với tụi tao nghe.. Tao không cần mầy đem bánh kẹo theo đâu…
Nhỏ Chung:
– Chắc mầy sẽ có nhiều đồ chơi, mầy cho tao xin một con búp bê nghe. Con cũ cũng được, để tao nhận nó làm em, ru nó ngủ mỗi đêm cho đỡ nhớ em Hiền của tao ngày xưa…
Em nghe những lời của nhỏ Thư Hương và nhỏ Chung mà càng thấy buồn hơn. Hay là…? Em từ chối? Em sẽ được ở lại với các sư cô, với bạn bè, với các em nhỏ. Những kỷ niệm êm đềm từ sau ngày em trở thành đứa trẻ mồ côi ở nơi đây sẽ không xa rời em nữa. Nhưng còn người khách muốn xin em? Họ sẽ buồn biết bao. Và sư cô Trí Huệ, dường như người muốn em nhận lời, người sẽ giận em biết bao nếu em từ chối, từ chối một cơ hội có thể đem sung sướng cho đời em, điều mà mọi người ở đây, như lời cô Lý nói, đều mong muốn, chẳng những cho riêng em, mà còn cho cả các bạn em, các em nhỏ cô nhi khác.
Em thấy như mình không còn gì để suy nghĩ nữa. Có lẽ em phải nhận lời. Cô Lý nói cô biết về gia đình này, và cả em, hình như lúc nãy cô định nói là cả em, em cũng biết? Và họ là người tốt.
Em chỉ còn biết cầu nguyện và chờ mong ngày mai. Cầu xin có được nhiều cảm tình với người mẹ, người cha nuôi trong lần đầu tiên gặp gỡ.
Em nói với nhỏ Thư Hương:
– Mình tập hát đi.
Nhỏ Thư Hương lắc đầu:
– Thôi. Mầy đang buồn, tao cũng không được vui, chắc ngày mai tao chẳng còn lòng dạ nào ca hát nữa…
Em nắm chặt tay nhỏ Thư Hương lắc mạnh:
– Tao có buồn gì đâu. Còn mầy nữa, có gì để mầy không vui? Nếu tao theo ba má nuôi rời nơi đây ngay ngày mai, thì còn dịp nào để tụi mình hát chung với nhau nữa? Mầy không muốn cùng tao tập hát để ngày mai mình hát bên nhau, lần hát kỷ niệm khi hai đứa còn ở đây sao?
Nhỏ Thư Hương nhìn em. Mắt nhỏ ấy vẫn còn long lanh ngấn lệ. Nhỏ ấy bỗng cười, nụ cười gượng:
– Ừ, thì mình sẽ tập hát… Nhưng mà… Mầy nói với tao là mầy không buồn, sao mắt mầy lại ướt?
Em cười theo bạn, đưa tay lau nước mắt.
Cô Diệu Hằng đã bắt đầu lên khóa lễ buổi sáng. Tiếng chuông trầm buồn ngân dài, lan rộng.
– Mầy có bị sư cô phạt không?
– Sư cô nói với mầy chuyện gì vậy?
Em ngồi xuống, nhìn nhỏ Thư Hương, nhìn nhỏ Chung, mắt em lại rướm lệ. Nhỏ Thư Hương ngồi sát bên em, hỏi:
– Sư cô phạt mầy hả?
Em lắc đầu. Nhỏ lại hỏi:
– Có chuyện gì vậy?
Mãi một lúc lâu, em mới nói được:
– Tao sắp phải xa tụi mầy rồi.
Nhỏ Thư Hương và nhỏ Chung ngạc nhiên khi nghe em nói câu này. Hai đứa hỏi thêm và em kể cho bạn nghe mọi chuyện xảy ra đằng phòng khách.
Nhỏ Thư Hương rất dễ khóc, nghe em kể xong, nước mắt đã nhòa tràn trên mi, lăn dài trên má. Nhỏ ấy nói với em:
– Mầy đi, tao buồn lắm.
Nhỏ Chung nắm tay em:
– Tao cũng nhớ mầy nữa.
Nhỏ Thư Hương:
– Chắc ba má nuôi của mầy giàu lắm? Lâu lâu mầy nhớ xin phép xuống chơi với tụi tao nghe.. Tao không cần mầy đem bánh kẹo theo đâu…
Nhỏ Chung:
– Chắc mầy sẽ có nhiều đồ chơi, mầy cho tao xin một con búp bê nghe. Con cũ cũng được, để tao nhận nó làm em, ru nó ngủ mỗi đêm cho đỡ nhớ em Hiền của tao ngày xưa…
Em nghe những lời của nhỏ Thư Hương và nhỏ Chung mà càng thấy buồn hơn. Hay là…? Em từ chối? Em sẽ được ở lại với các sư cô, với bạn bè, với các em nhỏ. Những kỷ niệm êm đềm từ sau ngày em trở thành đứa trẻ mồ côi ở nơi đây sẽ không xa rời em nữa. Nhưng còn người khách muốn xin em? Họ sẽ buồn biết bao. Và sư cô Trí Huệ, dường như người muốn em nhận lời, người sẽ giận em biết bao nếu em từ chối, từ chối một cơ hội có thể đem sung sướng cho đời em, điều mà mọi người ở đây, như lời cô Lý nói, đều mong muốn, chẳng những cho riêng em, mà còn cho cả các bạn em, các em nhỏ cô nhi khác.
Em thấy như mình không còn gì để suy nghĩ nữa. Có lẽ em phải nhận lời. Cô Lý nói cô biết về gia đình này, và cả em, hình như lúc nãy cô định nói là cả em, em cũng biết? Và họ là người tốt.
Em chỉ còn biết cầu nguyện và chờ mong ngày mai. Cầu xin có được nhiều cảm tình với người mẹ, người cha nuôi trong lần đầu tiên gặp gỡ.
Em nói với nhỏ Thư Hương:
– Mình tập hát đi.
Nhỏ Thư Hương lắc đầu:
– Thôi. Mầy đang buồn, tao cũng không được vui, chắc ngày mai tao chẳng còn lòng dạ nào ca hát nữa…
Em nắm chặt tay nhỏ Thư Hương lắc mạnh:
– Tao có buồn gì đâu. Còn mầy nữa, có gì để mầy không vui? Nếu tao theo ba má nuôi rời nơi đây ngay ngày mai, thì còn dịp nào để tụi mình hát chung với nhau nữa? Mầy không muốn cùng tao tập hát để ngày mai mình hát bên nhau, lần hát kỷ niệm khi hai đứa còn ở đây sao?
Nhỏ Thư Hương nhìn em. Mắt nhỏ ấy vẫn còn long lanh ngấn lệ. Nhỏ ấy bỗng cười, nụ cười gượng:
– Ừ, thì mình sẽ tập hát… Nhưng mà… Mầy nói với tao là mầy không buồn, sao mắt mầy lại ướt?
Em cười theo bạn, đưa tay lau nước mắt.
Cô Diệu Hằng đã bắt đầu lên khóa lễ buổi sáng. Tiếng chuông trầm buồn ngân dài, lan rộng.
______________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II