CHƯƠNG I
MỘT THẰNG CHÁU
Bộ sa-lông lộng lẫy kiểu mới nhất và dĩ nhiên cũng
đắt giá nhất trưng bầy mấy tháng nay tại một nhà sản xuất đồ gỗ danh
tiếng ở Saigon, đường Hồng Thập Tự, vừa được trịnh trọng đưa về trang
trí ngôi nhà tỉnh lẻ của ông Trưởng ty Trương đức Thúc.
Căn phòng khách được kê dọn lại có một bộ mặt hớn hở tả đúng tâm trạng của vợ chồng vị chủ nhân đang hân hoan tột đô.
Căn phòng khách được kê dọn lại có một bộ mặt hớn hở tả đúng tâm trạng của vợ chồng vị chủ nhân đang hân hoan tột đô.
Không khí phẳng
lặng của một tỉnh nhỏ được dịp xao động. Và người dân xúc động trước
"biến cố".
Bạn bè thân thiết tới thăm không ngớt lời trầm trồ khen ngợi, thán phục. Họa hoằn mới có một đôi người mỉm miệng trầm ngâm, đứng lắng nghe tiếng cười thầm lặng của bốn bức tường vôi cũ như nhạo báng nét hợm hĩnh của những chiếc nệm gấm mới tinh.
Chúng kiêu căng là phải vì cả tỉnh, kể cả tư dinh của ông tỉnh trưởng, có bộ nào bén gót chúng đâu.
Khi phân tách từng điểm những cái đẹp, cái hay của bộ đồ gỗ mới sắm, cũng như khi khoe khoang giá cả, ông Thúc hân hoan như một vị công chức có lương tâm vừa hoàn thành xong một công tác lợi dân ích nước.
Bà Thúc hãnh diện tột bực tưởng chừng như do cuộc mua sắm này bà đã làm đẹp mặt cho bà con toàn tỉnh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của vợ chồng bà mà bà đã có công thu vén.
Bà vui và dễ dãi với tất cả mọi người.
Nhưng ngày vui thường ngắn, nhất là đối với những người ít có ngày vui. Như thằng Di, cháu gọi ông Thúc bằng chú chẳng hạn. Chú ruột. Nó không ngờ cái ngày phòng khách nhà chú nó được rạng rỡ hơn lại là ngày bắt đầu của quãng đời ấu thơ đen tối của nó.
Là vì bà Thúc, một con người luôn luôn biết lo xa, đã vội nghĩ đến ngày mai khi niềm vui ngày hôm nay vừa lắng xuống.
Trước khi đi ngủ, bà đã nghiêm khắc truyền lệnh :
- Tao giao bộ sa lông này cho thằng Di đó liệu mà giữ như giữ cái linh hồn nhỏ xíu của mày. Bất cứ lúc nào, tao không muốn trông thấy một hạt bụi trên mặt bàn, trên tay ghế. Tao không chịu nổi cái riềm đăng ten trên lưng ghế bị cong queo dăn dúm cũng như tao chúa ghét cái chân ghế bằng đồng nào không bóng lộn như vàng. Bình bông luôn luôn phải có hoa tươi. Cái gạt tàn bằng pha lê cũng phải luôn luôn trong suốt. Đó, liệu làm sao thì làm..
Quay nhìn hai người giúp việc nhà khoanh tay đứng gần đó, bà tiếp :
- Thằng Bộc, tao không khiến mày sớ rớ đến bộ sa lông quý giá này, nghe chưa ? Tay chân mày kệch cỡm quá, đụng vào đâu chỉ có làm hư, làm bẩn đồ đạc của người ta thôi. Còn vú già, công việc của vú là ở dưới sân, dưới bếp, tôi không mượn vú lên nhà trên táy ma táy máy...
Rồi bà hướng về thằng Di, kết luận :
- Nói tóm lại, trừ những khi nhà có khách, tao muốn mày lúc nào cũng có mặt bên cạnh bộ sa lông với một cái phất trần và một cái khăn lau thật sạch... Hiểu rõ chưa nào ?...
Thằng nhỏ ngập ngừng thưa :
- Thưa thím, cháu hiểu. Bắt đầu từ sáng mai, ở trường về cháu sẽ lo công việc lau chùi trước khi lo học bài, làm bài.
Người thím, giọng cong cớn, dè bỉu, dằn từng tiếng:
- Vậy mà mày la hiểu! Quân ngu có khác! Lúc nào cũng học, học ! Không có học gì hết! Từ giờ trở đi, không có bầy đặt đến trường làm gì cho tốn công, mất thì giờ. Biết đọc, biết viết, vậy đủ rồi. Học lắm chỉ tổ dở ông, dở thằng, chứ báu gì? Ở nhà mà học làm học lụng cho quen, nữa lớn chú mày kiếm việc nào tôn tốt cho mà làm, cũng đủ ấm cái thân...
Biết tính sắt đá của bà chủ nhà, cả hai người làm, cả thằng Di đều không dám hé răng cãi lại.
Bạn bè thân thiết tới thăm không ngớt lời trầm trồ khen ngợi, thán phục. Họa hoằn mới có một đôi người mỉm miệng trầm ngâm, đứng lắng nghe tiếng cười thầm lặng của bốn bức tường vôi cũ như nhạo báng nét hợm hĩnh của những chiếc nệm gấm mới tinh.
Chúng kiêu căng là phải vì cả tỉnh, kể cả tư dinh của ông tỉnh trưởng, có bộ nào bén gót chúng đâu.
Khi phân tách từng điểm những cái đẹp, cái hay của bộ đồ gỗ mới sắm, cũng như khi khoe khoang giá cả, ông Thúc hân hoan như một vị công chức có lương tâm vừa hoàn thành xong một công tác lợi dân ích nước.
Bà Thúc hãnh diện tột bực tưởng chừng như do cuộc mua sắm này bà đã làm đẹp mặt cho bà con toàn tỉnh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của vợ chồng bà mà bà đã có công thu vén.
Bà vui và dễ dãi với tất cả mọi người.
Nhưng ngày vui thường ngắn, nhất là đối với những người ít có ngày vui. Như thằng Di, cháu gọi ông Thúc bằng chú chẳng hạn. Chú ruột. Nó không ngờ cái ngày phòng khách nhà chú nó được rạng rỡ hơn lại là ngày bắt đầu của quãng đời ấu thơ đen tối của nó.
Là vì bà Thúc, một con người luôn luôn biết lo xa, đã vội nghĩ đến ngày mai khi niềm vui ngày hôm nay vừa lắng xuống.
Trước khi đi ngủ, bà đã nghiêm khắc truyền lệnh :
- Tao giao bộ sa lông này cho thằng Di đó liệu mà giữ như giữ cái linh hồn nhỏ xíu của mày. Bất cứ lúc nào, tao không muốn trông thấy một hạt bụi trên mặt bàn, trên tay ghế. Tao không chịu nổi cái riềm đăng ten trên lưng ghế bị cong queo dăn dúm cũng như tao chúa ghét cái chân ghế bằng đồng nào không bóng lộn như vàng. Bình bông luôn luôn phải có hoa tươi. Cái gạt tàn bằng pha lê cũng phải luôn luôn trong suốt. Đó, liệu làm sao thì làm..
Quay nhìn hai người giúp việc nhà khoanh tay đứng gần đó, bà tiếp :
- Thằng Bộc, tao không khiến mày sớ rớ đến bộ sa lông quý giá này, nghe chưa ? Tay chân mày kệch cỡm quá, đụng vào đâu chỉ có làm hư, làm bẩn đồ đạc của người ta thôi. Còn vú già, công việc của vú là ở dưới sân, dưới bếp, tôi không mượn vú lên nhà trên táy ma táy máy...
Rồi bà hướng về thằng Di, kết luận :
- Nói tóm lại, trừ những khi nhà có khách, tao muốn mày lúc nào cũng có mặt bên cạnh bộ sa lông với một cái phất trần và một cái khăn lau thật sạch... Hiểu rõ chưa nào ?...
Thằng nhỏ ngập ngừng thưa :
- Thưa thím, cháu hiểu. Bắt đầu từ sáng mai, ở trường về cháu sẽ lo công việc lau chùi trước khi lo học bài, làm bài.
Người thím, giọng cong cớn, dè bỉu, dằn từng tiếng:
- Vậy mà mày la hiểu! Quân ngu có khác! Lúc nào cũng học, học ! Không có học gì hết! Từ giờ trở đi, không có bầy đặt đến trường làm gì cho tốn công, mất thì giờ. Biết đọc, biết viết, vậy đủ rồi. Học lắm chỉ tổ dở ông, dở thằng, chứ báu gì? Ở nhà mà học làm học lụng cho quen, nữa lớn chú mày kiếm việc nào tôn tốt cho mà làm, cũng đủ ấm cái thân...
Biết tính sắt đá của bà chủ nhà, cả hai người làm, cả thằng Di đều không dám hé răng cãi lại.
*
Thằng Tề nó đùa ở ngoài đường với bạn đã đời rồi mới trở về mách mẹ:
- Má có bảo anh Di anh ấy ở nhà không chịu làm bài cho con đó. Bài ngày mai phải trả, con cũng chưa thuộc nữa.
Bà Thúc quát vang:
- Di! Sao mày bướng bỉnh và làm biếng vậy ? Bài của em, sao mày không lo làm cho nó?
- Thưa thím, cháu có được đi học đâu mà hiểu được bài thầy! Ở nhà, cháu cũng không được phép mở sách ra coi thì làm sao cháu giảng lại cho em được.
Bà Thúc cong cớn :
- Á à! Thằng này lý sự! Những đứa ngu bao giờ cũng hay lý sự cùn. Tao chúa ghét cái thói...
Ông Thúc đi chơi về, mặt đỏ gay vì rượu dừng chân ở cửa. Nghe hai thím cháu đối đáp, ông mạnh dạn bước vào và can đảm lên tiếng can thiệp :
- Thằng Di nói có lý đó, mình. Ngày mai, mình cho nó đi học lại đi. Rồi buộc nó phải lo cho thằng Tề hết mình. Hễ thằng Tề không thuộc bài, phải ăn hột vịt thì mình cứ đánh tuốt xác thằng Di ra cho tôi.
Bà Thúc lườm chồng không đáp. Bà là người bắc bực kiêu kỳ thích người ta quy lụy van xin chứ không ưa những lời can khéo.
Tuy nhiên, dù không nhượng bộ ông chồng, bà vẫn phải lùi một bước nhỏ đối với thằng cháu:
- Thôi được, bà nói, cho mày vào lấy sách ra coi rồi làm bài lẹ lẹ lên cho nó.
Thằng Di vội vào phòng học lôi sách vở của đứa em ra cắm cúi đọc trong khi thằng Tề đi tắm rửa một cách thật an nhàn. Tắm xong, nó nhẩn nha mở tủ lạnh lấy trái cây ăn. Nếu anh nó không lên tiếng gọi, nó dám đứng đó ăn cho thích khẩu rồi đi ngủ luôn.
- Vào đây anh giảng cho Tề! Lẹ lên, còn làm bài nữa chứ. Muộn rồi.
Nó giẫy nẩy lên, không chịu :
- Anh cứ làm bài giùm cho em thôi, khỏi giảng mất công. Còn bài học, cứ để đó từ từ em học, thuộc chừng nào hay chừng nấy.
Anh nó ôn tồn giải thích :
- Anh làm giùm em cũng được, nhưng như vậy chẳng ích lợi gì cho em hết. Em không hiểu bài, học sẽ lâu thuộc. Và nếu thầy bắt em lên bảng sửa, em làm sao sửa ?
- Mặc kệ !
Thằng Tề nói rồi vùng vằng chạy ra mách mẹ :
- Má có bảo anh Di không, anh ấy không chịu làm bài cho con đó. Cứ đòi giảng lại bài hoài. Ở trong lớp đã nghe thầy giảng đầy hai lỗ tai, về nhà lại còn hăm tống thêm vào một mớ nữa, ai mà chịu cho nổi !
Nuông con một cách mù quáng, bà Thúc quát thằng cháu:
- Sao, sao, thằng kia? Sao mày cứng đầu, cứng cổ vậy ?
Di lễ phép trình bầy :
- Thưa thím, em con ở trường không chịu nghe lời thầy giảng nên học bài khó thuộc, nhất là bài chép vào vở lại chép sai.
- Sao mày biết là sai ? Bà Thục hỏi vặn.
- Tại vì câu văn trúc trắc, không ra đầu ra đuôi gì hết.
- Thì mày phải dò cho ra rồi sửa lại cho nó chứ!
- Vâng, cháu đã dò ra và sửa lại cho em rồi. Nhưng cái quan trọng là em phải học. Học thuộc rồi, em phải tự mình làm lấy bài. Như vậy mới có ích cho bản thân em.
Bà Thúc chưa kịp quyết định thì ông Thúc đã một lần nữa lè nhè can thiệp :
- Nó nói phải đó, mình. Bây giờ bắt thẳng Di lấy sách của thằng Tề ra mà học. Thuộc rồi, phải giảng kỹ lại cho em. Còn thằng Tề phải cố hiểu, học cho thuộc rồi tự mình làm lấy bài tập. Chỗ nào không rành phải nói với anh để anh giảng lại cho.
Bà Thúc gắt:
- Thôi, ông im đi cho tôi nhờ. Đi chơi cho đã đời, về lại còn bày đặt lên giọng thầy đời !
Và bà quát hai đứa nhỏ :
- Thôi đã khuya rồi đó! Thẳng Tề vào học đi một lúc. Thuộc hay không thuộc, cũng chỉ học một lúc thôi, còn phải đi ngủ cho lại sức. Còn thằng Di thì xem có những bài tập nào phải làm thì làm ngay cho em đi...
- Má có bảo anh Di anh ấy ở nhà không chịu làm bài cho con đó. Bài ngày mai phải trả, con cũng chưa thuộc nữa.
Bà Thúc quát vang:
- Di! Sao mày bướng bỉnh và làm biếng vậy ? Bài của em, sao mày không lo làm cho nó?
- Thưa thím, cháu có được đi học đâu mà hiểu được bài thầy! Ở nhà, cháu cũng không được phép mở sách ra coi thì làm sao cháu giảng lại cho em được.
Bà Thúc cong cớn :
- Á à! Thằng này lý sự! Những đứa ngu bao giờ cũng hay lý sự cùn. Tao chúa ghét cái thói...
Ông Thúc đi chơi về, mặt đỏ gay vì rượu dừng chân ở cửa. Nghe hai thím cháu đối đáp, ông mạnh dạn bước vào và can đảm lên tiếng can thiệp :
- Thằng Di nói có lý đó, mình. Ngày mai, mình cho nó đi học lại đi. Rồi buộc nó phải lo cho thằng Tề hết mình. Hễ thằng Tề không thuộc bài, phải ăn hột vịt thì mình cứ đánh tuốt xác thằng Di ra cho tôi.
Bà Thúc lườm chồng không đáp. Bà là người bắc bực kiêu kỳ thích người ta quy lụy van xin chứ không ưa những lời can khéo.
Tuy nhiên, dù không nhượng bộ ông chồng, bà vẫn phải lùi một bước nhỏ đối với thằng cháu:
- Thôi được, bà nói, cho mày vào lấy sách ra coi rồi làm bài lẹ lẹ lên cho nó.
Thằng Di vội vào phòng học lôi sách vở của đứa em ra cắm cúi đọc trong khi thằng Tề đi tắm rửa một cách thật an nhàn. Tắm xong, nó nhẩn nha mở tủ lạnh lấy trái cây ăn. Nếu anh nó không lên tiếng gọi, nó dám đứng đó ăn cho thích khẩu rồi đi ngủ luôn.
- Vào đây anh giảng cho Tề! Lẹ lên, còn làm bài nữa chứ. Muộn rồi.
Nó giẫy nẩy lên, không chịu :
- Anh cứ làm bài giùm cho em thôi, khỏi giảng mất công. Còn bài học, cứ để đó từ từ em học, thuộc chừng nào hay chừng nấy.
Anh nó ôn tồn giải thích :
- Anh làm giùm em cũng được, nhưng như vậy chẳng ích lợi gì cho em hết. Em không hiểu bài, học sẽ lâu thuộc. Và nếu thầy bắt em lên bảng sửa, em làm sao sửa ?
- Mặc kệ !
Thằng Tề nói rồi vùng vằng chạy ra mách mẹ :
- Má có bảo anh Di không, anh ấy không chịu làm bài cho con đó. Cứ đòi giảng lại bài hoài. Ở trong lớp đã nghe thầy giảng đầy hai lỗ tai, về nhà lại còn hăm tống thêm vào một mớ nữa, ai mà chịu cho nổi !
Nuông con một cách mù quáng, bà Thúc quát thằng cháu:
- Sao, sao, thằng kia? Sao mày cứng đầu, cứng cổ vậy ?
Di lễ phép trình bầy :
- Thưa thím, em con ở trường không chịu nghe lời thầy giảng nên học bài khó thuộc, nhất là bài chép vào vở lại chép sai.
- Sao mày biết là sai ? Bà Thục hỏi vặn.
- Tại vì câu văn trúc trắc, không ra đầu ra đuôi gì hết.
- Thì mày phải dò cho ra rồi sửa lại cho nó chứ!
- Vâng, cháu đã dò ra và sửa lại cho em rồi. Nhưng cái quan trọng là em phải học. Học thuộc rồi, em phải tự mình làm lấy bài. Như vậy mới có ích cho bản thân em.
Bà Thúc chưa kịp quyết định thì ông Thúc đã một lần nữa lè nhè can thiệp :
- Nó nói phải đó, mình. Bây giờ bắt thẳng Di lấy sách của thằng Tề ra mà học. Thuộc rồi, phải giảng kỹ lại cho em. Còn thằng Tề phải cố hiểu, học cho thuộc rồi tự mình làm lấy bài tập. Chỗ nào không rành phải nói với anh để anh giảng lại cho.
Bà Thúc gắt:
- Thôi, ông im đi cho tôi nhờ. Đi chơi cho đã đời, về lại còn bày đặt lên giọng thầy đời !
Và bà quát hai đứa nhỏ :
- Thôi đã khuya rồi đó! Thẳng Tề vào học đi một lúc. Thuộc hay không thuộc, cũng chỉ học một lúc thôi, còn phải đi ngủ cho lại sức. Còn thằng Di thì xem có những bài tập nào phải làm thì làm ngay cho em đi...
*
Buổi chiều, bà Thúc thường đi đến các nhà tai mắt
quen trong tỉnh chơi. Đủ chân thì đánh bài. Không thì lê la nói ba điều
bốn chuyện. Nhà đã có hai đứa, thằng con và thằng cháu, vừa học vừa
trông chừng.
Hôm ấy, thằng Tề đang làm dở một bài toán thì hai thằng bạn cùng lớp thân nhất của nó sồng sộc chạy vào.
- Tề, đi đá banh, mày, thằng Lực rủ.
Thẳng Trí giục thêm :
- Mau lên mày ! Chúng nó đang đợi kia kia !
Liếc nhìn anh, thẳng Tề đáp ậm ờ :
- Đợi tao tí! Tao chưa làm xong bài toán.
Thằng Lực sốt ruột đến sát bàn học, nắm tay thằng Tề, lôi ra :
- Kệ ! Học làm gì! Hãy chơi cho sướng đã. Đi lẹ lên cho được việc, mày!
Thẳng Tề từ nãy đã nhấp nhổm muốn di, liền theo đà đứng phắt dậy. Nó nói:
- Anh trông nhà, em đi chơi. Sáu rưỡi em về.
Vẫn ngồi ở ghế, Di trả lời, giọng cứng rắn:
- Không! Ở nhà! Chú thím dặn phải học đến đúng sáu giờ mà !
Thẳng Lực buông tay bạn, quay phắt lại, quắc mắt, hỏi gay gắt :
- Mày là cái thá gì mà cấm cản chúng tao ?
Thằng Trí đứng cạnh, buông lời cay độc :
- Cái thứ thằng nhỏ ở không công mà cũng bày đặt...
Câu nói chưa dứt, hai đứa đã hoảng kinh thấy thằng Di đứng sừng sững trước mặt, hai tay túm chặt ngực áo hai thằng, mạnh đến nghẹt thở.
Mặt hầm hầm, thằng Di hất hàm hỏi:
- Chúng mày vừa nói gì ? Nhắc lại nghe coi!...
Sợ quá, thằng Tề năn nỉ:
- Thôi, anh Di, buông chúng nó ra. Thẳng Trí là con ông...
Điên tiết, thằng Di ngắt lời, tay soắn mạnh hơn cổ áo hai thằng :
- Con ông gì hỗn, tao cũng đánh !
Ngán sức lực của thẳng Di cao và to lớn hơn hai đứa, đồng thời sực nhớ lại để ngán luôn cái tài và cái gan đánh lộn của nó, hai đứa đành xuống nước :
- Thôi, cho xin lỗi đi bồ!
Khẽ đẩy hai đứa ra đàng sau làm cho chúng sửng vửng suýt té, Di mỉm cười khinh bỉ:
- Cút đi! Ai thèm bồ bịch với chúng mày. Từ giờ liệu hồn. Hỗn nữa là ăn đòn đó !
Bà Thúc vừa về tới, đã nghe thấy hết.
Bà vội quát thằng Di:
- Di! Không được hỗn !
Và bả lả với hai đứa kia :
- Dì xin lỗi hai cháu nghe! Hai cháu bỏ qua đi...
Được thể, hai đứa vừa rút lui chẳng thèm chào hỏi ai cả, vừa lầm bầm hăm he :
- Được rồi! Rồi cho biết tay !
Bà vợ sắp chu chéo lên thì ông chồng về tới. Kể khổ xong, bà than thở :
- Thế có chết không cơ chứ! Con ông tỉnh trưởng, nó cũng không tha. Tôi sợ phen này ông mệt lắm đa !
Ông Thúc cười, trấn an vợ :
- Khỏi lo. Chuyện này là chuyện trẻ con mà. Vía thằng Trí bảo, nó cũng không dám mách ba nó đâu, vì mách là ăn đòn. Ông tỉnh trưởng được cái không có nuông con làm bậy, nói bậy... Tôi biết ông ấy quá mà ! Nhưng có sợ là sợ vụ khác kìa :
Bà Thúc giật mình hỏi :
- Vụ gì ?
Ông Thúc thở dài đáp :
- Bộ sa-lông này này. Thiên hạ đồn ầm lên, thêm mắm dặm muối, đến tai ông tỉnh trưởng. Nghe như lão ta sắp sửa cho điều tra kín đáo lợi tức của vợ chồng mình. Và của nhiều người khác nữa...
Người vợ tái mặt, khẽ la lên :
- Chết! To chuyện đến thế cơ à ?
Người chồng vẫn bình tĩnh đáp :
- Chứ sao ! Vào lúc khác thì mệt lắm đó. Đối với công chức có đôi chút quyền hành thì một cái tóc là một cái tội. Đố ai có tài làm vừa lòng tất cả mọi người. Cho nên đã điều tra là dễ nẩy ra tội lắm... Nhưng đó là nói lúc khác, chứ bây giờ thì lại không sao.
- Chi lạ vậy ?
- Có gì là lạ đâu. Lão ta sắp sửa "bay" rồi! Anh Cảnh có tay ngai rất vững ở trung ương vừa cho biết như vậy đó.
Người vợ hớn hở hỏi dồn :
- Thế hả ? Có chắc không ? Bao giờ lão đi?
- Chắc chớ sao không chắc ! Họ khen lão ta giỏi, làm việc được. Phải có cái tội không biết ăn tiền và không biết nể nang ai. Mới về đây có mấy tháng mà đã đụng chạm lung tung. Gốc to, gốc nhỏ nào có sâu lão cũng định bứng đi hết. Vậy "bay" là cái chắc !
Bà Thúc hoàn hồn, cười tươi như hoa :
- Vậy là may hỉ ?
- May quá là may chứ còn gì nữa ! Lão mà vững ở đây lâu thì ngất ngư cả đám.
Hôm ấy, thằng Tề đang làm dở một bài toán thì hai thằng bạn cùng lớp thân nhất của nó sồng sộc chạy vào.
- Tề, đi đá banh, mày, thằng Lực rủ.
Thẳng Trí giục thêm :
- Mau lên mày ! Chúng nó đang đợi kia kia !
Liếc nhìn anh, thẳng Tề đáp ậm ờ :
- Đợi tao tí! Tao chưa làm xong bài toán.
Thằng Lực sốt ruột đến sát bàn học, nắm tay thằng Tề, lôi ra :
- Kệ ! Học làm gì! Hãy chơi cho sướng đã. Đi lẹ lên cho được việc, mày!
Thẳng Tề từ nãy đã nhấp nhổm muốn di, liền theo đà đứng phắt dậy. Nó nói:
- Anh trông nhà, em đi chơi. Sáu rưỡi em về.
Vẫn ngồi ở ghế, Di trả lời, giọng cứng rắn:
- Không! Ở nhà! Chú thím dặn phải học đến đúng sáu giờ mà !
Thẳng Lực buông tay bạn, quay phắt lại, quắc mắt, hỏi gay gắt :
- Mày là cái thá gì mà cấm cản chúng tao ?
Thằng Trí đứng cạnh, buông lời cay độc :
- Cái thứ thằng nhỏ ở không công mà cũng bày đặt...
Câu nói chưa dứt, hai đứa đã hoảng kinh thấy thằng Di đứng sừng sững trước mặt, hai tay túm chặt ngực áo hai thằng, mạnh đến nghẹt thở.
Mặt hầm hầm, thằng Di hất hàm hỏi:
- Chúng mày vừa nói gì ? Nhắc lại nghe coi!...
Sợ quá, thằng Tề năn nỉ:
- Thôi, anh Di, buông chúng nó ra. Thẳng Trí là con ông...
Điên tiết, thằng Di ngắt lời, tay soắn mạnh hơn cổ áo hai thằng :
- Con ông gì hỗn, tao cũng đánh !
Ngán sức lực của thẳng Di cao và to lớn hơn hai đứa, đồng thời sực nhớ lại để ngán luôn cái tài và cái gan đánh lộn của nó, hai đứa đành xuống nước :
- Thôi, cho xin lỗi đi bồ!
Khẽ đẩy hai đứa ra đàng sau làm cho chúng sửng vửng suýt té, Di mỉm cười khinh bỉ:
- Cút đi! Ai thèm bồ bịch với chúng mày. Từ giờ liệu hồn. Hỗn nữa là ăn đòn đó !
Bà Thúc vừa về tới, đã nghe thấy hết.
Bà vội quát thằng Di:
- Di! Không được hỗn !
Và bả lả với hai đứa kia :
- Dì xin lỗi hai cháu nghe! Hai cháu bỏ qua đi...
Được thể, hai đứa vừa rút lui chẳng thèm chào hỏi ai cả, vừa lầm bầm hăm he :
- Được rồi! Rồi cho biết tay !
Bà vợ sắp chu chéo lên thì ông chồng về tới. Kể khổ xong, bà than thở :
- Thế có chết không cơ chứ! Con ông tỉnh trưởng, nó cũng không tha. Tôi sợ phen này ông mệt lắm đa !
Ông Thúc cười, trấn an vợ :
- Khỏi lo. Chuyện này là chuyện trẻ con mà. Vía thằng Trí bảo, nó cũng không dám mách ba nó đâu, vì mách là ăn đòn. Ông tỉnh trưởng được cái không có nuông con làm bậy, nói bậy... Tôi biết ông ấy quá mà ! Nhưng có sợ là sợ vụ khác kìa :
Bà Thúc giật mình hỏi :
- Vụ gì ?
Ông Thúc thở dài đáp :
- Bộ sa-lông này này. Thiên hạ đồn ầm lên, thêm mắm dặm muối, đến tai ông tỉnh trưởng. Nghe như lão ta sắp sửa cho điều tra kín đáo lợi tức của vợ chồng mình. Và của nhiều người khác nữa...
Người vợ tái mặt, khẽ la lên :
- Chết! To chuyện đến thế cơ à ?
Người chồng vẫn bình tĩnh đáp :
- Chứ sao ! Vào lúc khác thì mệt lắm đó. Đối với công chức có đôi chút quyền hành thì một cái tóc là một cái tội. Đố ai có tài làm vừa lòng tất cả mọi người. Cho nên đã điều tra là dễ nẩy ra tội lắm... Nhưng đó là nói lúc khác, chứ bây giờ thì lại không sao.
- Chi lạ vậy ?
- Có gì là lạ đâu. Lão ta sắp sửa "bay" rồi! Anh Cảnh có tay ngai rất vững ở trung ương vừa cho biết như vậy đó.
Người vợ hớn hở hỏi dồn :
- Thế hả ? Có chắc không ? Bao giờ lão đi?
- Chắc chớ sao không chắc ! Họ khen lão ta giỏi, làm việc được. Phải có cái tội không biết ăn tiền và không biết nể nang ai. Mới về đây có mấy tháng mà đã đụng chạm lung tung. Gốc to, gốc nhỏ nào có sâu lão cũng định bứng đi hết. Vậy "bay" là cái chắc !
Bà Thúc hoàn hồn, cười tươi như hoa :
- Vậy là may hỉ ?
- May quá là may chứ còn gì nữa ! Lão mà vững ở đây lâu thì ngất ngư cả đám.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II