XXIII
AI
LÀ CHỦ TÒA NHÀ?
Câu
chuyện mà Đức vừa kể cho nhà phóng viên có vẻ khó tin, nhưng chàng cũng cho là
chuyện thật vì chàng đã quen tính không ngạc nhiên trước bất cứ một sự gì.
Chàng
liền kêu dây nói cho Ty Cảnh sát. May thay, ông trưởng Ty lại là chỗ quen biết
cũ nên ông ta chấp nhận rất dễ dàng đề nghị của Hùng để đi tới một tòa biệt thự
ở vùng ngoại ô, là nơi mà Thu Cúc bị giam giữ theo tài liệu đã thu lượm được.
Hùng
đề nghị ông đi bằng xe riêng của chàng và chừng 15 phút sau ông trưởng Ty đã
tới cùng với hai cảnh sát viên.
Hùng
mời mọi người lên xe. Ngồi ngả người trên ghế, ông trưởng Ty vừa hút thuốc vừa
suy nghĩ, còn hai cảnh sát viên thì ngồi thẳng đơ trong yên lặng. Thằng Đức
ngồi cạnh ông Hùng, với con Lu nằm ngoan ngoãn dưới chân nó.
-
Bây giờ chúng ta đi bộ vào thì hơn.
Mọi
người lẳng lặng xuống xe. Con Lu đi tiên phong và khi tới cổng sắt, nó lách qua
chấn song vào vườn rồi chạy tới nằm dưới cái cửa sổ thứ ba, đuôi ve vẩy.
-
Kìa, ông coi – Đức nói với nhà phóng viên. Hùng gật đầu và chỉ con chó cho ông
trưởng Ty Cảnh sát.
-
Tôi thấy rồi – ông này đáp có vẻ không tin tưởng lắm.
Do
Đức dẫn lối, mọi người đi vòng ra phía trước để tới cửa vào. Lúc đó trời đã xế
chiều, trong nhà đén thắp sáng choang. Một người trông như quản gia bước ra
đứng trên thềm một lát rồi quay trở vào. Trông thấy người này rất nghiêm trang,
ông Trưởng Ty thấy ngài ngại và nói với nhà phóng viên:
-
Ông Hùng này! Ông phải cho tôi biết ông có ý định làm gì bây giờ chứ? Ông muốn
khám nhà chăng?
-
Vâng, nếu xét cần.
-
Nhưng như thế là đột nhập gia cư bất hợp pháp. Tôi thấy việc này phiền lắm, ông
ạ.
-
Thôi được – Hùng đáp – xin ông cứ đứng ngoài này với nhân viên. Tôi sẽ vào nhà
như một người khách đến chơi và tôi sẽ xin cầu cứu đến ông khi nào thấy thật
cần thiết.
Nói
xong Hùng lôi tay thằng Đức cùng vào.
Người
quản gia cúi chào rất trịnh trọng:
-
Thưa ngài muốn hỏi ai ạ?
-
Tôi muốn gặp ông chủ nhà – Hùng vừa đáp vừa đảo mắt nhìn quanh.
-
Thưa ngài, chúng tôi không rõ chủ nhân tôi có thể tiếp kiến ngài vào giờ này
hay không.
-
Ông thưa với chủ nhân rằng tôi có việc rất cần – Hùng vừa nói vừa đưa thẻ phóng
viên ra.
Người
quản gia tiếp lấy tấm thẻ, đặt trên một chiếc khay bạc và đưa cho một gia nhân
đứng gần đó:
-
Anh lên trình với chủ nhân.
Rồi
quay ra nói với Hùng:
-
Xin kính mời ngài vào.
Một
gia nhân khác mở rộng tấm cửa kính. Hùng và Đức bước vào một phòng rất nguy nga
và tráng lệ.
-
Có thể nào Thu Cúc lại ở đây được? – thằng nhỏ kêu khe khẽ.
Hùng
suỵt bảo nó im.
Tại
cuối phòng, một tấm cửa nữa mở ra và người gia nhân ban nãy đã trở xuống thưa:
-
Xin mời ngài đi theo tôi.
Hai
người bước vào một phòng thư viện, xung quanh tường bày la liệt những pho sách
gáy mạ vàng, xếp thứ tự trên các giá bằng gỗ quý.
Chủ
nhân đang ngồi sau một chiếc bàn giấy lớn. Hùng sửng sốt nhận ra là nhà nghiệp
chủ Lê Trọng Phú, người đồng quận với cô Mai ở Bạc Liêu.
Chàng
chưa hết ngạc nhiên thì ông Phú đã đứng dậy ra bắt tay chàng.
-
A, chỗ quen biết cả đây mà, ông Hùng! Có việc gì vậy, thưa ông? – chủ nhân hỏi
với một nụ cười rất niềm nở.
-
Thưa ông, rất cảm ơn lòng tử tế của ông – Hùng đáp – Tôi xin thưa rằng đây là
một câu chuyện bí mật và rất tế nhị.
-
Vâng, xin ông cho biết! – Chủ nhân vừa nói vừa mời an tọa.
Hùng
ngồi xuống với vẻ mặt nghĩ ngợi. Lúc bấy giờ, trong phòng thư viện, bầu không
khí yên lặng đến nghẹt thở. Hùng vào đề:
-
Thưa ông, như ông vừa nói, chúng ta là chỗ quen biết. Nhưng có lẽ ông cũng rõ
là trước khi làm phóng viên nhà báo, hồi xưa tôi đã có làm thám tử một thời
gian?
Ông
Phú gật đầu. Hùng nói tiếp:
-
Hiện bây giờ tôi vẫn rất ham thích cái nghề đó, và tôi lại trở thành thám tử
mỗi khi người bạn nào cần đến sự giúp đỡ của tôi. Và mới đây một bé gái rất
thân của tôi đã bị mất tích mà tôi tìm mãi chưa ra, thưa ông.
Hùng
ngưng lại và hỏi:
-
Thưa ông cho phép tôi được hút thuốc?
-
Ấy, xin mời ông cứ tự nhiên – chủ nhân vừa đáp vừa cầm hộp thuốc lá lên mời.
Hùng
rút một điếu, châm lửa, hút vài hơi rồi nói tiếp với vẻ lơ đãng:
-
Nhà chức trách đã bủa lưới, nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả gì!
-
Vậy hả?
-
Như ông đã rõ, một cuộc điều tra là công việc khó khăn, phức tạp. Ban đầu thì
mọi nỗ lực hình như vô hiệu. Người thám tử cố phá tan màn bí mật, nhưng nó vẫn
cứ đứng trơ trơ như một bức tường kiên cố. Nhưng dầu sao thì bức tường ấy cũng
phải hạ xuống nếu muốn khám phá ra chiếc chìa khóa đưa tới sự thật.
-
Vâng, tôi hiểu – chủ nhân đáp.
-
Và một ngày kia, nhà thám tử đã tìm ra một kẽ nứt của bức tường, chàng vội bám
chặt vào đó và dần dần chàng đã nom thấy…
-
Đã nom thấy? – Chủ nhân hỏi.
Hùng
cả cười trả lời:
-
Thưa ông, ông có tin lời tôi không, khi tôi nói đã nom thấy gì bên kia bức
tường?
Hùng
ngừng lại và nhìn nhà nghiệp chủ. Ông này quay mặt đi và cúi xuống rút một điếu
thuốc châm hút. Hùng nói tiếp:
-
Vâng, có lẽ ông không tin tôi, nhưng tôi xin phép nói rõ : tôi đã nom thấy sự
thật, đứa bé gái đó hiện đang ở trong nhà ông!
Thằng
Đức thốt ra một tiếng kêu nho nhỏ, nhưng chủ nhân đã ngả người ra ghế, cả cười
đáp:
-
Hà, hà, hà! Ông Hùng giàu óc tưởng tượng quá xá! Nhưng, như ông đã nói tôi
không thể nào tin ông được đâu.
-
Thế ông có chịu tin tôi khi tôi nói rằng một ông trưởng Ty Cảnh sát và hai cảnh
sát viên đang đứng chờ tôi ngoài vườn kia không?
-
Không, tôi cũng không thể tin được.
Thằng
Đức vẫn theo dõi cuộc đối thoại của hai người. Nó thấy vẻ mặt của ông Phú bình
tĩnh và thoải mái, trong Khi Hùng thì tỏ ra cứng cỏi, gần như hung dữ.
-
Thưa ông – chàng vừa nói vừa đứng dậy – thiết tưởng là không nên đóng kịch thêm
làm gì nữa. Tôi biết rằng con nhỏ hiện đang ở trong nhà ông ; tôi có bằng cớ
hẳn hoi. Mà còn hơn thế nữa : một nhân chứng đã nom thấy con nhỏ sau tấm cửa
kính thư ba ở mặt sau nhà ; con nhỏ đã giao cho nhân chứng một nắm tóc gói
trong chiếc khăn tay. Đây, ông coi.
Và
Hùng đưa chiếc khăn tay ra. Vẻ mặt ông Phú hơi cau lại, nhưng ông tự chủ được
ngay và hỏi:
-
Thế ông muốn nói con nhỏ nào?
-
Con nhỏ hiện ở đây mang tên là Hoàng thị Thu Cúc, nhưng đó là một tên mượn,
thưa ông ; và tên thật của nó thì chính ông biết rõ, có phải không ạ?
-
Tôi chẳng hiểu ông nói cái gì cả.
-
Điều đó không quan trọng, lát nữa ông sẽ hiểu.
Nhà
nghiệp chủ ngồi rũ xuống ghế, và hình như tấm mặt nạ của ông đã bắt đầu rớt
xuống.
-
Nhưng ông có quyền gì buộc tội tôi như vậy? Ông không hiểu rằng tôi có thể cho
gia nhân tống ông ra khỏi nhà này ngay tức thì sao?
Ông
Phú nói một cách nặng nhọc. Hùng vội chặn ngay:
-
Ông nói phải, tôi không có quyền gì cả. Bởi vậy bây giờ tôi xin nhường chỗ cho
những người có toàn quyền hành động.
Nói
xong chàng bước vội ra khỏi phòng và chạy một mạch đến chỗ nhân viên Cảnh sát
đang đứng đợi.
-
Xin ông Trưởng Ty cho lục soát tất cả nhà, tôi xin chịu hết trách nhiệm – Hùng
vừa nói vừa thở.
Cuộc
lục soát bắt đầu, hết phòng này qua phòng khác mà chưa thấy gì cả. Cuối cùng,
khi tới một tấm cửa đóng kín, mụ Tám vô ý để lộ ra một cử chỉ làm ông Trưởng Ty
phải nghi ngờ. Ông ta vội hỏi:
-
Thế cái cửa này thì sao?
-
Thưa cửa này khóa – mụ Tám trả lời – nhưng đây chỉ là một cái cửa tủ xây trong
tường mà thôi.
-
Mở ra coi nào?
Khi
mụ Tám mở ra, ông Trưởng Ty cúi nhìn bên trong thì thấy đúng là một ngăn tủ xây
vào tường, bên trong chứa đầy quần áo phụ nữ chất chung quanh vách tủ hoặc máng
trên những chiếc mắc. Ra vẻ thất vọng, ông Trưởng Ty đã định ra về, nhưng đến
lượt Hùng quan sát trong tủ.
-
Nhiều quần áo dữ! – Chàng nói với vẻ lơ đãng. Rồi chàng gạt vài cái sang bên,
lấy một đôi mắc áo xuống.
-
Ông làm chi vậy? – Ông Trưởng Ty ngạc nhiên hỏi.
Hùng
không đáp. Chàng tiếp tục gỡ hết quần áo ra, dưới đôi mắt kinh hoàng của mụ
Tám. Khi tủ đã trống rỗng thì một cái cửa nữa hiện ra ở phía sau.
-
Mở ra ngay! – Ông Trưởng Ty ra lệnh.
-
Thưa, tôi không có chìa khóa, vả lại chẳng ai mở cái cửa này ra bao giờ cả! –
Mụ Tám đáp.
-
Mở ra đi – Hùng giục thêm.
Lúc
đó, ông Phú mới nói một cách khinh bỉ:
-
Sao không mở ra, chị Tám? Các ông đây sẽ phá cửa đó ra bây giờ! Vậy chị lấy
chìa khóa mở ra đàng hoàng có hơn không?
Ngạc
nhiên, mụ Tám nhìn chủ nhân, môi mấp máy mà không nói ra lời.
-
Thôi, mở ra đi! – Ông Phú giục lần nữa – chị sợ cái gì kia chứ?
Trong
sự im lặng nghẹt thở của mọi người, mụ Tám run rẩy lần chùm chìa khóa treo ở
thắt lưng. Khi tìm ra chiếc chìa khóa, mụ quay lại nhìn ông Phú lần nữa, với hy
vọng ông sẽ thay đổi ý kiến.
Nhưng
ông hối thúc với vẻ điên ruột:
-
Trời ơi, mở ra đi! Chị thấy là mình đã thất bại rồi!
Đoạn
ông quay lại nói với Hùng:
-
Còn ông, tôi xin nói cho ông biết là không bao giờ ông có thể buộc tội cho tôi
là giam cầm người sái phép, vì con nhỏ giấu ở đây nó mang giòng họ Lê như tôi.
Nó chính là cháu ruột tôi đó!
XXIV
LỜI
TỰ THÚ CỦA ÔNG PHÚ
Trong
một góc phòng thư viện, Thu Cúc và thằng Đức ngồi nghe với vẻ lơ đãng câu
chuyện mà ông Lê Trọng Phú kể cho ông Hùng và ông Trưởng Ty cảnh sát nghe.
-
“Chúng tôi có ba anh em – ông Phú nói với một giọng ngượng ngập – : ông Phát,
ông Phong và tôi. Gia đình chúng tôi nguyên gốc ở Bạc Liêu, đã lên Sàigòn ở từ
vài chục năm nay. Ông Phát là con trưởng, đã được hưởng một gia tài kếch xù của
một ông chú, còn phần của ông Phong và tôi thì chẳng được bao nhiêu.
Ông
ngừng để lau mồ hôi trên trán rồi kể tiếp:
-
“Trước vấn đề đó, tôi thấy dửng dưng vì hồi ấy tôi còn nhỏ tuổi nên chẳng thiết
gì tiền bạc. Nhưng ông Phong thì lại khác, ông ham tiền lắm và sau này tôi mới
hiểu sự ham mê đó khi tôi bị đồng tiền chi phối. Ông Phát cũng nhận thấy lòng
ghen ghét của em mình nên ông thường nói rằng:
-
“Rồi sau đây mày cũng giàu có như tao, lo gì! Tao có linh cảm là tao sẽ không
thọ được bao năm nữa… Vậy khi tao chết, tao sẽ để lại cho mày thừa hưởng tất cả
của cải của tao”.
Ông
Phú nghỉ một lát rồi kể tiếp:
-
“Và lời nói trên đây đã thành sự thật. Trong một chuyến đi từ Bạc Liêu lên
Sàigòn, ông Phát lái xe trong đêm tối với tốc độ quá nhanh nên xe đâm vào cột
đèn, ông bị chết liền tại chỗ”.
-
“Một bữa kia, trong khi vấn đề thừa hưởng gia tài của ông Phát đang được giải
quyết thì một gã nhà quê ở đâu bước vào tìm gặp hai anh em tôi. Người ấy xưng
tên là Chu văn Kỷ đã phát giác với chúng tôi
một chuyện động trời : ông Phát đã lấy vợ từ một năm trước mà hai anh em tôi
đều không ai biết cả. Ông ta làm bạn với một cô gái nghèo, cô ta chết đi sau
khi hạ sanh một bé gái. Con nhỏ này mang tên là Lê thị Hoàng Yến, lúc đó là
thừa kế hữu quyền và duy nhất của ông Phát, vì ông chết đi không để lại chúc
thư. Tôi không thể nào quên được tấn kịch đã diễn ra hôm đó.
-
“Tại sao anh biết? – Ông Phong quát hỏi – anh có gì làm bằng chứng không?
Nhưng
tên Kỷ đã điềm nhiên móc ví lấy ra một tờ giá thú của ông Phát và một tờ khai
sinh của con nhỏ Lê thị Hoàng Yến. Kỷ cho biết thêm rằng hắn là chồng của chị
vú đã nuôi con nhỏ nên, vì lẽ đó, hắn phải bênh vực quyền lợi cho nó.
Sau
khi thảo luận rất gay go, chúng tôi đã đi tới một thỏa hiệp : với một số tiền
lớn do anh tôi cấp cho, Kỷ chịu nhận rời khỏi Saigon
để qua Nam Vang làm ăn cùng
với vợ hắn và con nhỏ. Với một số tiền nữa, hắn sẽ cho con nhỏ mang họ Hoàng
như hắn. Chính tôi đã đề nghị giải pháp đó. Còn ông Phong thì lại muốn thanh
toán con nhỏ một cách dứt khoát, nhưng tội ác đó làm tôi kinh tởm vì tôi cảm
thấy giọt máu vô tội của con nhỏ sẽ đòi hỏi một sự trả thù đến kỳ cùng.
Do
đó, tôi đã thuyết phục được anh tôi, để con nhỏ qua Nam Vang với cha mẹ nuôi của nó.
Rồi hai anh em tôi đã được thừa hưởng tất cả gia tài của ông Phát để lại. Nhưng
anh tôi vẫn không được yên lòng, vì ông ấy sợ rằng một ngày kia cha mẹ nuôi con
nhỏ sẽ lại yêu sách nọ kia. Bởi vậy, anh tôi bèn mướn một bọn thủ hạ để canh
chừng vợ chồng tên Kỷ. Ít lâu sau, anh tôi được tin hắn đã tiêu xài hết số tiền
và đang tìm cách liên lạc với anh em tôi để đòi thêm… Ông Phong bèn nghĩ ra một
mưu kế rất hữu hiệu : ông ta cho thủ hạ bắt cóc con nhỏ, rồi bảo một người
trong bọn đó tên Xuân mang giao con nhỏ cho một mụ đàn bà quê quán ở Sàigòn.
-
Mụ Tảo phải không? – ông Trưởng Ty hỏi.
-
Vâng, chính là mụ Tảo. Thủ hạ của anh em tôi đã bịa ra một câu chuyện nói cho
mụ này tin và dặn mụ rằng con nhỏ tên là Hoàng thị Thu Cúc. Cái tên giả này chỉ
cốt đánh lạc hướng tên Kỷ. Theo chỉ thị của chúng tôi, mụ tảo đã bỏ Nam Vang
về Sàigòn, gần ông Phong để ông có thể cho canh chừng một cách dễ dàng hơn. Tuy
nhiên, để vợ chồng chị vú phải hoảng hồn và mất đường làm tiền thêm, anh tôi đã
gởi thư cho họ để hỏi tin tức con nhỏ. Dĩ nhiên, tên Kỷ không dám trả lời rằng
con nhỏ đã bị mất tích, vợ chồng hắn bèn vội vã rời bỏ Nam Vang đi nơi khác làm ăn. Anh
tôi vẫn tiếp tục cho theo dõi hắn và được tin người vợ đã chết còn hắn đi làm
thợ mỏ ở Nông Sơn. Ít năm sau, anh Phong tôi cũng qua đời và chỉ còn một mình
tôi là thừa kế duy nhất cái gia tài để lại. Hồi đó, tôi đã biết ham muốn tiền
bạc, nên tôi rất lo bị mất gia tài đó. Theo gương của anh tôi, tôi bèn cho
người đi Nông Sơn để tìm kiếm tên Kỷ là người duy nhất biết rõ sự thật về con
nhỏ. Khi kiếm được ra hắn thì hắn đang sửa soạn để chuyển về Sàigòn. Người của
tôi theo dõi hắn từng bước và biết rằng hắn muốn phát giác sự thật cho con nhỏ
rõ. Nhưng hắn vẫn dè dặt đề phòng, vì hắn tự biết mình có tội nên rất sợ rắc
rối với nhà chức trách. Cũng vì lẽ đó mà hắn không dám tố giác tôi”.
Nói
nhiều đã mệt, ông Phú ngưng để thở và mồ hôi tuôn lã chã trên trán. Rồi ông kể
tiếp:
-
“Tên Kỷ đã dùng mọi mưu chước, kể cả việc cải
trang làm mụ bán hàng rong để thông tin cho con nhỏ. Nhưng vô ích, vì người của
tôi bao giờ cũng đến kịp thời để phá vỡ mưu toan của hắn. Cho tới ngày… tới
ngày mà ông Hùng nhập cuộc. Từ ít lâu nay, tôi biết rằng ông đã tới gần sự
thật. Nhưng tôi vẫn cố cứu vãn cái gia tài, nó đã đầu độc và làm hại tôi. Do
đó, tôi đã cho bắt cóc con nhỏ. Trước mối nguy cơ lớn lao, nếu ở địa vị anh tôi
thì đã hành động thế khác. Một lần nữa, tôi đã lùi bước trước tội ác. Vì vậy,
con nhỏ đã được mang về biệt thự này và nó có thể cho ông biết nó đã được săn
sóc chu đáo đến mực nào.”
Lúc
này, Thu Cúc và Đức đang chăm chú chờ đợi đoạn kết của câu chuyện. Đồng hồ vừa
điểm 12 giờ đêm.
Và
lần đầu tiên, Hùng đặt câu hỏi:
-
Khoan đã, thưa ông. Thế bây giờ tên Kỷ đâu?
-
Ông tưởng tôi đã thủ tiêu hắn rồi hay sao? Không, ông yên chí, hắn hãy còn mạnh
khỏe hẳn hoi. Người cai ngựa của tôi đã cho hắn một công việc giữ ngựa, vì đang
túng thiếu, hắn đã nhận ngay. Chuồng ngựa đua của tôi ở cách đây lối sáu cây
số, khá xa thành phố. Dĩ nhiên hắn không biết của tôi vì người làm đã được lệnh
giữ kín. Tôi cho rằng ở xa thành phố và bị canh chừng ngày đêm, hắn không thể
nào làm hại tôi được.
Nói
tới đây, mặt ông Phú bỗng nhăn nhó. Hùng cúi xuống hỏi với vẻ lo lắng:
-
Tôi muốn hỏi ông điều này nữa.
-
Ông muốn hỏi gì? – Ông Phú vừa nói vừa lấy khăn tay lau mồ hôi trên trán.
-
Tôi muốn biết vì sao lá thư do tên Kỷ viết và giấu dưới mái tóc con búp bê lại
mang địa chỉ cô Mai.
-
Để tôi nói ông nghe – ông Phú thều thào đáp – Tên
Kỷ đã khuyên con nhỏ đến cầu cứu với cô Mai vì hắn biết rằng tôi không thể từ
chối lời cầu khẩn của cô được.
Rồi
ông lấy hai tay ôm đầu, nói nho nhỏ:
-
Cô Mai. Đối với cô thì tôi muốn xóa hết dĩ vãng. Tôi chỉ ước mong rằng cô sẽ
không biết tí gì về chuyện này, vì cô là một mẫu người rất thực thà, từ tâm,
không thể nghĩ đến điều ác được. Tôi thương cô như con đẻ. Có vấn đề gì, cô vẫn
thổ lộ với tôi, với tất cả lòng tin cây như đối với một người cha! Mấy bữa
trước đây, cô có đến thăm tôi. Vì tôi không ra tiếp nên cô ngỡ là tôi bị đau ;
đáng lẽ ra tôi muốn nói với cô như thế này : “Con ơi! Con chớ nên lo sợ : đứa
nhỏ bị mất tích mà con đang đau khổ vì nó, hiện thời ở đây, ngay bên cạnh ta.”
Nhưng nếu tôi tự thú thì tất nhiên tôi phải từ bỏ hết. Điều đó không thể được
vì tiền, tiền, ông coi, là lẽ sống của tôi.
Như
bị nghẹt thở, ông Phú đưa hai tay run rẩy lên ôm ngực.
-
Ông Phú! – Ông Trưởng Ty và ông Hùng đều kêu lên thất thanh và chạy ngay tới
bên ông ta. Nghe tiếng kêu, Thu Cúc vội đứng lên và tiến lại gần ông. Như có
một mãnh lực gì huyền bí thúc đẩy, nó cầm lấy tay ông. Ông Phú mở choàng mắt ra
và nhìn con bé trừng trừng. Không ai biết lúc đó trong đầu ông nghĩ những gì.
Môi ông mấp máy, có lẽ ông muốn bảo con nhỏ nói với ông vài lời giúp ông siêu
thoát.
Rồi
ông thều thào vài câu nữa mà không ai nghe rõ, và cơn đau tim bộc phát đã làm
ông trút hơi thở cuối cùng.
XXV
XÂY
DỰNG TƯƠNG LAI
Những
cành mai và khóm trúc đua nhau nở khắp trong vườn, dưới bầu trời trong trẻo,
báo hiệu mùa Xuân vui tươi đang trở lại. Một ngày rất đẹp trời, người ta thấy
cô Mai và ông Hùng từ trong Tòa Đô Sảnh bước ra, sau khi làm phép cưới.
Một
số nhỏ bạn hữu được mời tới dự tiệc thân mật tại nhà cô Mai.
Đức
và Thu Cúc mặt mày hớn hở, chạy lăng xăng để giúp đỡ cô dâu mới. Con nhỏ đi
khắp các phòng để kiếm một chiếc bình hoa.
Khi
nó vừa mở cửa định vào phòng vẽ của cô Mai thì nó giật mình choáng váng trước
một bức họa đồ sộ, choán gần hết cả bức tường. Đó là bức tranh “Đứa trẻ buồn”
mà cô Mai đã mang tất cả tâm cơ và tài nghệ ra để sáng tác.
Người
ta vẫn khuyên Thu Cúc nên lãng quên dĩ vãng để đỡ phần buồn tủi cho cuộc đời
của nó. Nhưng bây giờ, đứng trước tác phẩm kia, vẽ nó đang ngồi chắp tay, nét
mặt đượm vẻ u buồn xa xôi, nó không thể nào ngăn nổi những kỷ niệm xa xưa đang
rào rạt hiện về trong trí nhớ.
Nó
hồi tưởng lại trước đây nó là một con bé khổ cực, thường bị người cô đánh mắng
những khi nó không bán được nhiều hình ảnh, một con bé luôn luôn bị đói khát,
vất vả. Rồi nó nhớ đến chuyện con búp bê bí mật, đến tình thương vô biên của cô
Mai và của ông Hùng đã dành cho nó và sau cùng, đến căn phòng nọ mà trong sáu
tháng trường nó bị giam cầm và nó thấy dài như cả một kiếp sống. Thật đúng với
câu : “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.
Nó
đang suy nghĩ liên miên thì chợt tiếng cô Mai làm nó trở về với thực tại.
-
Em nghĩ gì vậy Thu Cúc?
Con
nhỏ quay lại, mỉm cười và đỏ mặt nhìn xuống đất : nó vừa nhớ lại cái ngày nào
nó đã nghi ngờ cho cô Mai, khi nó thấy cô vào vườn nhà ông Phú. Mới đầu, nó đã
tưởng cô vào giải cứu cho nó, nên nó thấy cuống cuồng lên vì vui sướng. Nhưng
đợi mãi vẫn chẳng thấy cô vào với nó, nên nó ngờ rằng cô đã đóng vai chủ mưu
hoặc đồng lõa trong vụ bắt cóc này. Và hôm ấy, nó cảm thấy chán ngán vô cùng,
chỉ muốn chết đi cho xong.
Bây
giờ, nó định thú tội với cô Mai về sự ngộ nhận đó, nhưng cô Mai không để cho nó
nói, cô quàng vai nó và bảo:
-
Chị chỉ xin em một điều : là em phải thương chị mãi mãi.
Rồi
cô bước đi, nhẹ nhàng uyển chuyển trong bộ áo cưới, trong khi Thu Cúc cũng bước
ra ngồi bên cạnh thằng Đức.
*
Bây
giờ, cuộc điều tra đã kết thúc. Theo lời khuyến khích của cô Mai, thằng Đức đã
đăng vào Không quân và nó hy vọng sau này nó sẽ đạt được bằng cấp hoa tiêu và
thực hiện một điều mà nó hằng mơ ước từ lúc nhỏ.
Còn
Thu Cúc thì vài ngày nữa cũng sẽ vào nội trú một trường nữ trung học danh tiếng
nhất Thủ Đô. Nó rất buồn lòng khi phải xa thằng Đức và cô Mai, nhưng ông Hùng,
nay là cha đỡ đầu cho nó, đã khuyên nó chẳng nên quá nặng về tình cảm vì còn
phải lo xây dựng tương lai. Mai đây, nó sẽ được thừa hưởng một gia tài rất lớn
nhưng nó nhận thấy vấn đề học vấn là quan trọng hơn hết.
Được
cô Mai đưa đi, Thu Cúc đã vào thăm ngôi trường của nó. Khi nom thấy phòng ngủ
xếp đặt sạch sẽ ngăn nắp, bộ đồng phục màu xanh dương, những sách vở bút mực và
phấn màu trong hộc tủ dành cho nó, nó còn tưởng chừng như đang sống trong một
giấc mơ, và không rõ các thứ đó có thật là dành cho nó không? Từ buổi ấy, tuy
buồn vì cảnh chia ly sắp tới, nó vẫn đếm từng ngày để bước vào cuộc đời mới
đang chờ đón nó. Vả chăng, bây giờ nó cũng rất sung sướng được vâng lời ông
Hùng, vì bao lâu nay nó vẫn thiếu thốn một người cha. Nay nó cảm thấy êm đềm
biết bao khi nó được hưởng sự hướng dẫn và che chở của người cha nuôi đại
lượng.
Thu
Cúc vừa nghĩ ngợi đến đây thì đúng vào lúc ông Hùng tiến vào phòng vẽ trong khi
nó đang ngồi trên chiếc ghế đẩu để chập chững những bước đi vụng về trong cái
thú vẽ sơn dầu. Ông Hùng cúi xuống thì thầm với nó về một công chuyện bí mật.
Nó đã nhờ ông Hùng tìm kiếm ông Kỷ để nó tặng một số tiền lớn và nó cũng ước ao
được gặp ông để hỏi han về dĩ vãng và cha mẹ ruột của nó.
Thu
Cúc cũng gởi cho bà Tảo một số tiền lớn, vì nó nghĩ rằng bà ta phải được đền bù
về những chi phí, tuy nhỏ bé, mà bà ta đã phải xuất ra cho nó trong hơn mười
năm trời.
Ông
Hùng đã thực hiện đúng các điều ước muốn của con nhỏ và nay thì ông về thuật
lại cho nó nghe cuộc tiếp xúc với bà Tảo, cùng sự ăn năn và vô cùng cảm kích
của bà ta trước tấm lòng vàng của Thu Cúc.
Câu
chuyện của hai người tới đây thì bị gián đoạn, vì chị Năm đã khệ nệ bưng vào
một khay đầy đồ giải khát, có thằng Đức và cô Mai theo sau. Thằng Đức mỉm cười
rất khoái chí khi nó nhìn chiếc khay, và nó vội chạy đi một loáng rồi trở lại
với con Lu theo nó bén gót.
-
Thưa cô – nó nói với cô Mai – con Lu cũng thích ăn kem lắm ạ.
Cô
Mai cả cười đáp:
-
Đúng rồi, tất nhiên nó phải có phần chứ… Chị Năm ơi! Mang một chén kem cho con
Lu đi!
Chị
Năm cười ngặt nghẽo vừa chạy đi lấy kem.
Nhưng
con Lu đã được thưởng ngay một khoanh bánh đồ sộ và nó vội chui vào gầm bàn để
ngồi thưởng thức một cách rất ngoan ngoãn.
THÙY HƯƠNG