7
Lần lượt tụi nhỏ kể hết truyện Tề Thiên Đại Thánh,
rồi đến truyện Nữ Kiếm Khách Đoạt Hồn, truyện Hoàng Tử Tí Hon viếng thăm
vương quốc khổng lồ. Và đến lượt Thành Cồ, nó được anh em đề nghị kể
truyện Tintin và chó Milou mạo hiểm hòn đảo đen.
Câu chuyện đang tới hồi gây cấn. Bọn trẻ ngồi không nhúc nhích. Bỗng dưng rầm một tiếng thật lớn. Rồi lại một tiếng nữa tiếp theo. Bọn trẻ lúc này đã hiểu ra đại dương bắt đầu nổi giận và đang chồm vào như muốn nuốt chửng hết tất cả. Chúng dớn dác sợ hãi kêu la như những kẻ đang cầu cứu trước giờ phút cuối cùng của cuộc sống. Chúng đâu có ngờ giờ phút này nước biển còn đang lên cao nữa và gầm thét hãi hùng. Kinh hoàng, hoảng sợ, chúng chạy lui chạy tới mong tìm lối thoát.
Trong giờ phút này chỉ có một mình thuyền trưởng còn tạm đủ bình tĩnh và sáng suốt. Dưới ánh sáng tàn lụi lu mờ của đống than tàn, nó nhìn thấy ở trên cao có một khoảng đá bằng phẳng tạm để trốn chạy sóng thần gào thét. Nó nhặt vội lấy mấy cuộn dây lúc nãy tìm thấy trên thuyền, buộc lại thành một cái thang leo. Giữa cảnh hãi hùng hỗn độn đó, tiếng nó vang lên lanh lảnh như chiếc kèn đồng chỗi dậy giữa đại dương.
- Tụi bay hãy bình tĩnh, nếu không, chết hết cả lũ ở đây luôn. Noi gương thằng Tintin chiến đấu một thân một mình giữa hòn đảo đen, tụi bay hãy tỏ ra can trường, tự tin và bình thản. Mình gắng lên rồi Trời sẽ phù trợ.
Sau mấy lời trấn an mau chóng, Thành Cồ chỉ cách cho cả bọn thoát nạn. Giảng giải xong xuôi, nó ra lệnh cho cả bọn thi hành.
- Nào hăng hái lên tụi bay kẻo ngỏm hết bây giờ !
Theo đúng kế hoạch, thằng Dũng và thằng Hoà sún khoẻ hơn đứng cuối cùng, rồi bọn trẻ lần lượt đứng lên hai vai xếp thành hình kim tự tháp. Bé Hùng đứng trên đỉnh. Thuyền trưởng điều động kế hoạch leo núi :
- Nhỏ Hùng, mày leo tới chưa ?
Rồi không trì hoãn, nhanh như cắt, nó lao mình lên khoảng đá bằng phẳng, buộc đầu dây thang vào mô đá chắc và ném đầu dây thang kia xuống cho tụi nhỏ lần lượt leo lên. Mặc dầu ngọn sóng đã ngoạm tới gót chân, chúng vẫn theo lệnh thuyền trưởng leo lên một cách trật tự. Nhỏ Dũng vừa đặt chân lên bậc thang thứ nhất của cầu thang dây, nó còn giương cổ ra nói :
- Nếu nghe lời tao thì giờ đây cả bọn đang nằm ngáy khò khò rồi !
Trong lúc cả bọn đang thở hơi hổn hển, thuyền trưởng lúc này tỏ ra phòng xa, đứng quan sát địa thế trên cao và tìm phương tiện leo lên, nếu xẩy ra trường hợp nước biển dâng lên cao nữa.
Nhìn từ xa, ghềnh đá này giống như một chỏm núi trơn tru, nhỏ bé. Nhưng đến gần, ghềnh đá đã bị bao sóng biển soi mói đủ kiểu, đủ hướng, do đó, nó mang nhiều hình thù : chỗ nhẵn thín, chỗ răng cưa, chỗ lòi ra, chỗ lõm vào, chỗ vòng cung, chỗ ngòng ngoèo, chỗ bằng phẳng mịn màng. Nó là bức tranh muôn hình vạn trạng do tạo hoá và đại dương tác tạo.
Thành Cồ đã khám phá thấy một hành lang hẹp xoáy theo hình tam giác chạy phía ngoài ghềnh đá. Đúng theo trực giác của nhà lãnh đạo tài ba Thành Cồ, mực nước vẫn dâng lên cao mãi. Không thể đứng lì lợm với sóng biển được nữa, Thành Cồ lại giục đoàn quân tiếp tục lên đường :
- Tụi bay chuẩn bị đi theo tao, không có sóng biển hốt hết cả lũ, không bỏ sót một thằng nào cả.
Cả bọn tăm tắp theo lệnh Thành Cồ, kể cả nhỏ Dũng bướng bỉnh. Thỉnh thoảng vang tiếng Thành Cồ dặn dò cách thức bò và báo hiệu những chỗ nguy hiểm. Dưới chân chúng nó, sóng thần vẫn cuồn cuộn nhô lên dữ dội.
Bọn trẻ vừa leo vừa kêu nhoai nhoái. Tay chân sây sứt rướm máu. Quần áo rách ướt. Leo được một lúc, chúng gặp một đường rãnh nằm giữa hai tảng đá cao. Bây giờ Thành Cồ đem sử dụng chiếc cầu thang dây. Không mấy chốc cả bọn mệt lả. Đứa nào đứa nấy cứ đứng lì tại chỗ. Nhưng khi nghe tiếng sóng cứ ào ào chồm lên, chúng lại gắng công chạy trốn lưỡi hái tử thần, trong lúc thuyền trưởng mỗi lúc mỗi hối thúc :
- Can đảm lên, đồ khùng, đứng đó mà ngáp chết à ! Bây giờ không còn phải là giờ phút lưỡng lự mềm yếu nữa. Một là chốc lát nữa tụi bay sẽ chết chìm, hai là ngày mai sẽ trở về trong danh dự. Kìa, thằng Toàn, mày hãy nắm lấy thằng Dũng mà leo lên mau. Thằng Sún, đừng ngó xuống biển nữa kẻo buông tay ra rớt bây giờ, hãy cầm lấy đầu dây để tao kéo lên. Còn nhỏ Hùng, mày khá lắm, cố lên đi !
Thành Cồ quả thực xứng đáng làm thuyền trưởng. Nó bình tĩnh, gan dạ, liều lĩnh. Nó là hy vọng, là soi sáng của cả bọn nhỏ. Nó còn như bà mẹ tỏ ra luôn luôn lo lắng cho cả bọn.. Chiếc cầu thang dây luôn nằm trong tay nó. Có lúc nó cầm tay bọn trẻ kéo lên, có lúc nó làm thang cho tụi chúng leo lên vai để vượt qua những chỗ cheo leo. Thỉnh thoảng nó lại kêu tên từng đứa như điểm danh xem có đứa nào đã lăn chìm xuống biển chưa ?
Tới một khúc quanh, một tảng đá chắn ngang lối leo lên, lũ trẻ dừng lại. Dưới chân chúng, sóng biển vẫn không ngừng đuổi theo, hung dữ.
- Anh Thành ơi, em sợ quá rồi !
Không một tiếng trả lời. Thành Cồ đã biến đâu mất !
- Anh Thành đâu rồi, anh Thành !
Vô ích, những tiếng hò hét của lũ trẻ cứ thi nhau gọi Thành Cồ như mất hút vào không trung.
- Hay là anh ấy rớt xuống biển rồi ?
- Chưa chừng con gấu đen chộp anh ấy rồi đó !
- Anh Thành ơi, anh đang ở đâu ?
Biển động vẫn không ngừng như những đoàn quân ma ào ào tiến lên xung phong. Chẳng bao lâu nữa biển cả sẽ quét sạch lũ nhỏ như một tràng đại liên càn quét địch quân.
- Coi chừng, tụi bây, gắng lên, sắp thoát nạn rồi !
Tiếng Thành Cồ oai hùng vang dậy. Nó xuất hiện lúc nào tụi nhỏ không ngờ. Nó là giải thoát của cả bọn. Nó đang đu đưa trên dây thang, có lúc nó nhảy như con nhái, có lúc lại bò lết như chú thằn lằn. Lúc này nó đã buộc chặt cái thang vào một móc đá chắc chắn. Và thế là lần lượt bọn trẻ leo lên từng bậc một cách vất vả, khó nhọc. Cuối cùng cả bọn cùng bước chân tới tảng đá phẳng. Phải chăng đây là chỗ giải thoát cho bọn chúng ?
Xoay sở tới đây, Thành Cồ không thể làm gì hơn được nữa. Trên đầu chúng nó là một cột đá, mọc cao chơi vơi. Đỉnh cột đá là nơi bầy chim ẩn náu qua đêm. Dưới chân chúng nó biển cả vẫn tàn ác đuổi theo sát gót. Tất cả quây quần bên thuyền trưởng như bầy gà con núp dưới cánh mẹ. Thành Cồ ôm chặt cả bọn, khóc nức nở :
- Tụi em tha cho anh nhé. Ba má các em giao các em cho anh coi sóc, thế mà anh đã làm mất các em. Hu, hu, hu…
- Không, thằng Minh cảm động, đâu có phải tại anh, chính anh có công cứu vớt tụi em mà.
Có đứa mệt quá lăn ra ngủ. Có đứa sợ hãi, lo âu, hối hận quay sang nói với bé Hùng :
- Hùng ơi, mày sướng thế, sao mày lại đi với tụi tao để phải khổ sở như thế này ?
- Nó đâu có muốn, Toàn lém đệm theo, tụi mày khích nó đi mà, nó sợ thấy mồ kìa !
- Không phải, bé Hùng run run, chính là lỗi tại tao đã cởi dây buộc thuyền đấy.
Trước sóng vỗ tung tóe mịt mờ, lũ nhỏ vừa lau mặt, vừa khóc lớn hơn, vừa kêu gào ba má và Thành Cồ.
- Anh Thành ơi, làm sao đây ? Tụi em chết mất !
- Ba má ơi, ba má bỏ con sao ?
Bọn trẻ càng bám chặt lấy Thành Cồ. Thành Cồ gồng thêm một lần nữa :
- Đừng gọi anh và ba má tụi em làm gì nữa ! Vô ích. Tốt hơn là tất cả chúng ta quỳ xuống cầu xin Thượng Đế cứu vớt.
Cả bọn vội vàng quỳ xuống khấn vái với những giọng điệu thật cảm động thống thiết, dù cho bụi sóng vẫn đang thi nhau mịt mùng thấm ướt quần áo của chúng.
Câu chuyện đang tới hồi gây cấn. Bọn trẻ ngồi không nhúc nhích. Bỗng dưng rầm một tiếng thật lớn. Rồi lại một tiếng nữa tiếp theo. Bọn trẻ lúc này đã hiểu ra đại dương bắt đầu nổi giận và đang chồm vào như muốn nuốt chửng hết tất cả. Chúng dớn dác sợ hãi kêu la như những kẻ đang cầu cứu trước giờ phút cuối cùng của cuộc sống. Chúng đâu có ngờ giờ phút này nước biển còn đang lên cao nữa và gầm thét hãi hùng. Kinh hoàng, hoảng sợ, chúng chạy lui chạy tới mong tìm lối thoát.
Trong giờ phút này chỉ có một mình thuyền trưởng còn tạm đủ bình tĩnh và sáng suốt. Dưới ánh sáng tàn lụi lu mờ của đống than tàn, nó nhìn thấy ở trên cao có một khoảng đá bằng phẳng tạm để trốn chạy sóng thần gào thét. Nó nhặt vội lấy mấy cuộn dây lúc nãy tìm thấy trên thuyền, buộc lại thành một cái thang leo. Giữa cảnh hãi hùng hỗn độn đó, tiếng nó vang lên lanh lảnh như chiếc kèn đồng chỗi dậy giữa đại dương.
- Tụi bay hãy bình tĩnh, nếu không, chết hết cả lũ ở đây luôn. Noi gương thằng Tintin chiến đấu một thân một mình giữa hòn đảo đen, tụi bay hãy tỏ ra can trường, tự tin và bình thản. Mình gắng lên rồi Trời sẽ phù trợ.
Sau mấy lời trấn an mau chóng, Thành Cồ chỉ cách cho cả bọn thoát nạn. Giảng giải xong xuôi, nó ra lệnh cho cả bọn thi hành.
- Nào hăng hái lên tụi bay kẻo ngỏm hết bây giờ !
Theo đúng kế hoạch, thằng Dũng và thằng Hoà sún khoẻ hơn đứng cuối cùng, rồi bọn trẻ lần lượt đứng lên hai vai xếp thành hình kim tự tháp. Bé Hùng đứng trên đỉnh. Thuyền trưởng điều động kế hoạch leo núi :
- Nhỏ Hùng, mày leo tới chưa ?
Rồi không trì hoãn, nhanh như cắt, nó lao mình lên khoảng đá bằng phẳng, buộc đầu dây thang vào mô đá chắc và ném đầu dây thang kia xuống cho tụi nhỏ lần lượt leo lên. Mặc dầu ngọn sóng đã ngoạm tới gót chân, chúng vẫn theo lệnh thuyền trưởng leo lên một cách trật tự. Nhỏ Dũng vừa đặt chân lên bậc thang thứ nhất của cầu thang dây, nó còn giương cổ ra nói :
- Nếu nghe lời tao thì giờ đây cả bọn đang nằm ngáy khò khò rồi !
Trong lúc cả bọn đang thở hơi hổn hển, thuyền trưởng lúc này tỏ ra phòng xa, đứng quan sát địa thế trên cao và tìm phương tiện leo lên, nếu xẩy ra trường hợp nước biển dâng lên cao nữa.
Nhìn từ xa, ghềnh đá này giống như một chỏm núi trơn tru, nhỏ bé. Nhưng đến gần, ghềnh đá đã bị bao sóng biển soi mói đủ kiểu, đủ hướng, do đó, nó mang nhiều hình thù : chỗ nhẵn thín, chỗ răng cưa, chỗ lòi ra, chỗ lõm vào, chỗ vòng cung, chỗ ngòng ngoèo, chỗ bằng phẳng mịn màng. Nó là bức tranh muôn hình vạn trạng do tạo hoá và đại dương tác tạo.
Thành Cồ đã khám phá thấy một hành lang hẹp xoáy theo hình tam giác chạy phía ngoài ghềnh đá. Đúng theo trực giác của nhà lãnh đạo tài ba Thành Cồ, mực nước vẫn dâng lên cao mãi. Không thể đứng lì lợm với sóng biển được nữa, Thành Cồ lại giục đoàn quân tiếp tục lên đường :
- Tụi bay chuẩn bị đi theo tao, không có sóng biển hốt hết cả lũ, không bỏ sót một thằng nào cả.
Cả bọn tăm tắp theo lệnh Thành Cồ, kể cả nhỏ Dũng bướng bỉnh. Thỉnh thoảng vang tiếng Thành Cồ dặn dò cách thức bò và báo hiệu những chỗ nguy hiểm. Dưới chân chúng nó, sóng thần vẫn cuồn cuộn nhô lên dữ dội.
Bọn trẻ vừa leo vừa kêu nhoai nhoái. Tay chân sây sứt rướm máu. Quần áo rách ướt. Leo được một lúc, chúng gặp một đường rãnh nằm giữa hai tảng đá cao. Bây giờ Thành Cồ đem sử dụng chiếc cầu thang dây. Không mấy chốc cả bọn mệt lả. Đứa nào đứa nấy cứ đứng lì tại chỗ. Nhưng khi nghe tiếng sóng cứ ào ào chồm lên, chúng lại gắng công chạy trốn lưỡi hái tử thần, trong lúc thuyền trưởng mỗi lúc mỗi hối thúc :
- Can đảm lên, đồ khùng, đứng đó mà ngáp chết à ! Bây giờ không còn phải là giờ phút lưỡng lự mềm yếu nữa. Một là chốc lát nữa tụi bay sẽ chết chìm, hai là ngày mai sẽ trở về trong danh dự. Kìa, thằng Toàn, mày hãy nắm lấy thằng Dũng mà leo lên mau. Thằng Sún, đừng ngó xuống biển nữa kẻo buông tay ra rớt bây giờ, hãy cầm lấy đầu dây để tao kéo lên. Còn nhỏ Hùng, mày khá lắm, cố lên đi !
Thành Cồ quả thực xứng đáng làm thuyền trưởng. Nó bình tĩnh, gan dạ, liều lĩnh. Nó là hy vọng, là soi sáng của cả bọn nhỏ. Nó còn như bà mẹ tỏ ra luôn luôn lo lắng cho cả bọn.. Chiếc cầu thang dây luôn nằm trong tay nó. Có lúc nó cầm tay bọn trẻ kéo lên, có lúc nó làm thang cho tụi chúng leo lên vai để vượt qua những chỗ cheo leo. Thỉnh thoảng nó lại kêu tên từng đứa như điểm danh xem có đứa nào đã lăn chìm xuống biển chưa ?
Tới một khúc quanh, một tảng đá chắn ngang lối leo lên, lũ trẻ dừng lại. Dưới chân chúng, sóng biển vẫn không ngừng đuổi theo, hung dữ.
- Anh Thành ơi, em sợ quá rồi !
Không một tiếng trả lời. Thành Cồ đã biến đâu mất !
- Anh Thành đâu rồi, anh Thành !
Vô ích, những tiếng hò hét của lũ trẻ cứ thi nhau gọi Thành Cồ như mất hút vào không trung.
- Hay là anh ấy rớt xuống biển rồi ?
- Chưa chừng con gấu đen chộp anh ấy rồi đó !
- Anh Thành ơi, anh đang ở đâu ?
Biển động vẫn không ngừng như những đoàn quân ma ào ào tiến lên xung phong. Chẳng bao lâu nữa biển cả sẽ quét sạch lũ nhỏ như một tràng đại liên càn quét địch quân.
- Coi chừng, tụi bây, gắng lên, sắp thoát nạn rồi !
Tiếng Thành Cồ oai hùng vang dậy. Nó xuất hiện lúc nào tụi nhỏ không ngờ. Nó là giải thoát của cả bọn. Nó đang đu đưa trên dây thang, có lúc nó nhảy như con nhái, có lúc lại bò lết như chú thằn lằn. Lúc này nó đã buộc chặt cái thang vào một móc đá chắc chắn. Và thế là lần lượt bọn trẻ leo lên từng bậc một cách vất vả, khó nhọc. Cuối cùng cả bọn cùng bước chân tới tảng đá phẳng. Phải chăng đây là chỗ giải thoát cho bọn chúng ?
Xoay sở tới đây, Thành Cồ không thể làm gì hơn được nữa. Trên đầu chúng nó là một cột đá, mọc cao chơi vơi. Đỉnh cột đá là nơi bầy chim ẩn náu qua đêm. Dưới chân chúng nó biển cả vẫn tàn ác đuổi theo sát gót. Tất cả quây quần bên thuyền trưởng như bầy gà con núp dưới cánh mẹ. Thành Cồ ôm chặt cả bọn, khóc nức nở :
- Tụi em tha cho anh nhé. Ba má các em giao các em cho anh coi sóc, thế mà anh đã làm mất các em. Hu, hu, hu…
- Không, thằng Minh cảm động, đâu có phải tại anh, chính anh có công cứu vớt tụi em mà.
Có đứa mệt quá lăn ra ngủ. Có đứa sợ hãi, lo âu, hối hận quay sang nói với bé Hùng :
- Hùng ơi, mày sướng thế, sao mày lại đi với tụi tao để phải khổ sở như thế này ?
- Nó đâu có muốn, Toàn lém đệm theo, tụi mày khích nó đi mà, nó sợ thấy mồ kìa !
- Không phải, bé Hùng run run, chính là lỗi tại tao đã cởi dây buộc thuyền đấy.
Trước sóng vỗ tung tóe mịt mờ, lũ nhỏ vừa lau mặt, vừa khóc lớn hơn, vừa kêu gào ba má và Thành Cồ.
- Anh Thành ơi, làm sao đây ? Tụi em chết mất !
- Ba má ơi, ba má bỏ con sao ?
Bọn trẻ càng bám chặt lấy Thành Cồ. Thành Cồ gồng thêm một lần nữa :
- Đừng gọi anh và ba má tụi em làm gì nữa ! Vô ích. Tốt hơn là tất cả chúng ta quỳ xuống cầu xin Thượng Đế cứu vớt.
Cả bọn vội vàng quỳ xuống khấn vái với những giọng điệu thật cảm động thống thiết, dù cho bụi sóng vẫn đang thi nhau mịt mùng thấm ướt quần áo của chúng.
8
Cảnh thê lương đang bao trùm trên ghềnh đá cheo leo cũng như khắp xóm làng Thanh Hải.
Vào lúc con thuyền rời bến dưới quyền điều khiển của thuyền trưởng Thành Cồ, Thanh Hải bắt đầu trở thành yên tĩnh hoang vu. Giật mình tỉnh giấc, Ngọc Hạnh hoảng hốt khi không thấy bé Hùng nằm bên cạnh. Nàng ngồi nhỏm dậy, rồi vội vã đứng lên, rảo mắt khắp nơi tìm hình bóng đứa con cưng. Không thấy tăm hơi, nàng cho rằng “thằng giặc” đó chắc theo bạn bè ra chơi ngoài bãi xa rồi. Thực tự nhiên vì hàng ngày bé Hùng vẫn thường đi chơi như thế.
Rồi buổi chiều đến, dân làng đã trở về, trừ ra những người đi biển. Xóm làng trở lại bầu không khí rộn ràng, hoạt động, tuy nhiên còn thiếu những tiếng nô đùa của lũ trẻ. Chưa ai lưu tâm tới chúng cả. Khi các mái tranh lan toả khói lam chiều và mùi thơm của các món ăn thoảng hơi bay xa, bọn nhãi sẽ tự động có mặt tại nhà.
Giờ ăn đã đến, tất cả đều nóng hổi xông mùi thơm phức. Mọi người đều tề tựu, tuy nhiên không một bóng dáng tụi nhỏ. Niềm lo ngại, sợ hãi đang hiện dần thắm nét trên vẻ mặt của mọi người, nhất là của các bà mẹ. Ngoài bãi, Ngọc Hạnh tất tưởi vang giọng gọi con :
- Hùng ơi, bớ Hùng, về ăn cơm ! Má không đánh đòn đâu !
Mọi người đổ xô tới, hỏi han, rồi trấn tĩnh :
- Không sao cả, thằng Hùng nhà chị ngoan lắm, nó không dám đi chơi liều lĩnh đâu !
- Chị yên tâm, thằng Thành coi tụi nhỏ chắc ăn lắm mà, vả lại biển cả hôm nay chẳng có gì đáng ngại hết !
- Chưa chừng tụi nó ra phố coi hội chợ !
- Đúng rồi, hôm nay có đoàn xiệc Minh Đức ở Saigon ra trình diễn.
Mọi người gật gù yên tâm trước những giả sử vừa đưa ra. Họ trở về nhà ăn cơm, bàn tán truyện gẫu.
Màn đêm mỗi lúc buông thêm dầy đặc. Tụi nhỏ vẫn chưa trở về. Các tâm trí người lớn bắt đầu lên men. Ngọc Hạnh không yên tâm được nữa. Lòng nàng nôn nao, bồn chồn. Từ nãy tới giờ nàng nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống mấy lần rồi. Sau cùng nàng mạnh bạo nói lên niềm thao thức :
- Không biết các bác thấy sao, tôi lo ngại tụi nhỏ quá, chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi chờ thế này hoài sao ? Tôi đề nghị chúng ta nên đi kiếm tụi nó.
- Phải đấy, bác Năm đi ra phố coi xem !
- Tôi cũng đi theo với.
- Còn tôi, Ngọc Hạnh nói, tôi cũng ra bãi tìm nữa.
- Tôi tình nguyện sang làng Cát Hưng tìm tụi nó vậy, chưa chừng tụi nó đánh lộn với lũ ranh làng đó…
Thế là không ai bảo ai, mỗi người đổ xô đi khắp hướng tìm kiếm.
Rồi họ lần lượt trở về thảm não, lo sợ và tụ họp trên bến thuyền.
- Tôi đi mỏi nhừ cả chân khắp bãi mà chẳng thấy dấu chân của chúng nó.
- Tôi sang làng Cát Hưng, đường vắng tanh, sợ thấy mồ, cũng chẳng tăm hơi đứa nào..
- Hu, hu hu…, Hùng ơi, con làm má khổ thế này sao ?
- Thôi đừng khóc nữa má Hùng. Chỉ tại cái thằng Thành khốn kiếp nhà tôi làm đầu têu rủ rê tụi nó đi chơi xa. Nó về đây sẽ biết tay tôi mà.
Giữa những tiếng bàn tán xôn xao, những tiếng than khóc nức nở, một tiếng kêu hãi hùng, rùng rợn buột vào vùng đêm hoang lạnh :
- Ú, ú, ú…
Mọi người nhìn nhau kinh hãi, rởn tóc gáy, nổi da gà, chạy dớn dác :
- Trời ơi, nguy to rồi, đúng tiếng thằng Tèo điên rú lên kìa !
Vào lúc con thuyền rời bến dưới quyền điều khiển của thuyền trưởng Thành Cồ, Thanh Hải bắt đầu trở thành yên tĩnh hoang vu. Giật mình tỉnh giấc, Ngọc Hạnh hoảng hốt khi không thấy bé Hùng nằm bên cạnh. Nàng ngồi nhỏm dậy, rồi vội vã đứng lên, rảo mắt khắp nơi tìm hình bóng đứa con cưng. Không thấy tăm hơi, nàng cho rằng “thằng giặc” đó chắc theo bạn bè ra chơi ngoài bãi xa rồi. Thực tự nhiên vì hàng ngày bé Hùng vẫn thường đi chơi như thế.
Rồi buổi chiều đến, dân làng đã trở về, trừ ra những người đi biển. Xóm làng trở lại bầu không khí rộn ràng, hoạt động, tuy nhiên còn thiếu những tiếng nô đùa của lũ trẻ. Chưa ai lưu tâm tới chúng cả. Khi các mái tranh lan toả khói lam chiều và mùi thơm của các món ăn thoảng hơi bay xa, bọn nhãi sẽ tự động có mặt tại nhà.
Giờ ăn đã đến, tất cả đều nóng hổi xông mùi thơm phức. Mọi người đều tề tựu, tuy nhiên không một bóng dáng tụi nhỏ. Niềm lo ngại, sợ hãi đang hiện dần thắm nét trên vẻ mặt của mọi người, nhất là của các bà mẹ. Ngoài bãi, Ngọc Hạnh tất tưởi vang giọng gọi con :
- Hùng ơi, bớ Hùng, về ăn cơm ! Má không đánh đòn đâu !
Mọi người đổ xô tới, hỏi han, rồi trấn tĩnh :
- Không sao cả, thằng Hùng nhà chị ngoan lắm, nó không dám đi chơi liều lĩnh đâu !
- Chị yên tâm, thằng Thành coi tụi nhỏ chắc ăn lắm mà, vả lại biển cả hôm nay chẳng có gì đáng ngại hết !
- Chưa chừng tụi nó ra phố coi hội chợ !
- Đúng rồi, hôm nay có đoàn xiệc Minh Đức ở Saigon ra trình diễn.
Mọi người gật gù yên tâm trước những giả sử vừa đưa ra. Họ trở về nhà ăn cơm, bàn tán truyện gẫu.
Màn đêm mỗi lúc buông thêm dầy đặc. Tụi nhỏ vẫn chưa trở về. Các tâm trí người lớn bắt đầu lên men. Ngọc Hạnh không yên tâm được nữa. Lòng nàng nôn nao, bồn chồn. Từ nãy tới giờ nàng nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống mấy lần rồi. Sau cùng nàng mạnh bạo nói lên niềm thao thức :
- Không biết các bác thấy sao, tôi lo ngại tụi nhỏ quá, chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi chờ thế này hoài sao ? Tôi đề nghị chúng ta nên đi kiếm tụi nó.
- Phải đấy, bác Năm đi ra phố coi xem !
- Tôi cũng đi theo với.
- Còn tôi, Ngọc Hạnh nói, tôi cũng ra bãi tìm nữa.
- Tôi tình nguyện sang làng Cát Hưng tìm tụi nó vậy, chưa chừng tụi nó đánh lộn với lũ ranh làng đó…
Thế là không ai bảo ai, mỗi người đổ xô đi khắp hướng tìm kiếm.
Rồi họ lần lượt trở về thảm não, lo sợ và tụ họp trên bến thuyền.
- Tôi đi mỏi nhừ cả chân khắp bãi mà chẳng thấy dấu chân của chúng nó.
- Tôi sang làng Cát Hưng, đường vắng tanh, sợ thấy mồ, cũng chẳng tăm hơi đứa nào..
- Hu, hu hu…, Hùng ơi, con làm má khổ thế này sao ?
- Thôi đừng khóc nữa má Hùng. Chỉ tại cái thằng Thành khốn kiếp nhà tôi làm đầu têu rủ rê tụi nó đi chơi xa. Nó về đây sẽ biết tay tôi mà.
Giữa những tiếng bàn tán xôn xao, những tiếng than khóc nức nở, một tiếng kêu hãi hùng, rùng rợn buột vào vùng đêm hoang lạnh :
- Ú, ú, ú…
Mọi người nhìn nhau kinh hãi, rởn tóc gáy, nổi da gà, chạy dớn dác :
- Trời ơi, nguy to rồi, đúng tiếng thằng Tèo điên rú lên kìa !
*
Thằng Tèo điên là ai mà gieo kinh hoàng vào lòng người nhiều thế ?
Không ai biết rõ tông tích của nó. Nó từ đâu tới ? Sinh trưởng ở nơi nào ? Đến đây tự bao giờ ? Tại sao dân làng này lại đặt tên cho nó là Tèo điên ?
Bao câu hỏi. Không một giải đáp.
Vừa câm vừa điếc lại vừa đần độn, Tèo điên quả thực là nơi chứa đựng những gì vô duyên nhất của thiên nhiên. Quấn chung quanh con người đó là những áo quần rách rưới trăm mảnh. Bên hông là một túi đựng đủ thứ đồ ăn nhặt nhạnh khắp nơi. Đôi môi dầy thô kệch, bộ râu xơ xác dính dấp mọi thứ nhơ bẩn, những gì dơ dáy và đáng thương đều về họp mặt nơi con người bị đầy đọa này.
Lêu bêu, lang bạt là kiếp sống của thằng Tèo điên. Nơi đây, những người chài lưới chất phác không nỡ xua đuổi kẻ xấu số đó. Mùa hè nó đóng đô tại hốc đá ngoài xa. Mùa mưa và gió lạnh, nó trú đóng tại chuồng heo hoặc chuồng bò. Ban ngày nó quanh quẩn ngoài bãi nhặt tôm cá, cua, ốc về nấu nướng ăn. Buổi chiều, nó tiếp tay với các bác ngư phủ kéo lưới lên bờ. Nó là tay sai vặt đắc lực nhất của mọi người. Khi nào được người ta cho nhiều tiền, thế nào nó cũng biệt tích một vài ngày cho tới lúc không còn một đồng xu dính túi, nó lại lên đường trở về Thanh Hải.
Tất cả bọn trẻ thơ, vừa trông thấy bóng dáng nó từ xa, đã chạy vội lại ôm chầm lấy má. Mỗi khi khóc lóc kêu la, các bà mẹ chỉ cần nhắc tới tên Tèo điên là con nít im bặt. Từ già tới trẻ, gặp thấy nó đâu là trêu chọc nhạo báng nó. Như thế làm sao nó không trở thành dữ tợn ? Tuy nhiên, nó không làm hại ai cả. Hình như nó dồn tất cả những căm tức, trả thù một cách âm ỉ, dữ tợn dưới đáy lòng. Nó trả đũa loài người bằng cách cười rống lên mỗi khi dân làng bị đắm thuyền, cháy nhà, chết chóc, đau ốm nặng. Tiếng cười của nó lanh lảnh, chói chang, hằn học gào rống gieo rắc đầy ám khí, hãi hùng chạy khắp làng này sang làng khác. Đó là lối trả thù độc nhất của nó trước những tàn ác của thiên nhiên và của loài người. Người ta cười nhạo những tật xấu của nó, còn nó, nó cười nhạo các bất hạnh của loài người.
Từ ngày hai má con Ngọc Hạnh đến đây, tâm tính nó đã đổi thay chút ít. Thực vậy, Ngọc Hạnh nhìn thấy nó lần đầu, nàng đã thật tình cảm thương số phận tủi nhục của nó. Khi gặp nó, thay vì tò mò, khinh bỉ, chế diễu, nàng đã ân cần nhìn nó, mỉm cười và dúi vào túi nó mấy xu. Đôi lần nàng để bé Hùng đưa tiền, hoặc gói bánh vào tay nó.
Có lần hai má con đang chơi trên bãi, nghe tiếng kêu của Tèo điên, chạy lại, thấy Tèo điên vấp đá ngã, máu chảy đỏ cả bàn chân, nàng giục bé Hùng :
- Hùng con, con chạy về nhà mau, lấy chai thuốc tím và bông gòn để má chữa cho người xấu số bị mọi người bạc đãi nầy nhé !
Lúc đầu mặt bé Hùng nhăn lại, nhưng rồi trước những lời nói thương tâm của má, nó cúi đầu chạy và không quên quay lại nhắc má nó :
- Má cho chú ấy chiếc bánh tráng của con đi nhé !
Đôi khi bé Hùng thực căm tức khi thấy người ta hành hạ sỉ nhục Tèo điên. Người ta đưa bánh đưa tiền ra dụ nó, bắt nó quỳ xuống chân, giơ tay vái lia lịa một hồi, giữa những tiếng cười nham nhở của bao người khác vây quanh, rồi mới bố thí cho nó. Những lần như thế, nó chạy về nũng nịu má :
- Má ơi, người ta tệ quá, hành hạ Tèo điên đủ kiểu. Má cho con đồng xu để con ra cho chú ấy đi !
Ngọc Hạnh cảm động, hãnh diện trao cho con đồng xu nhỏ.
Trước những cử chỉ cao đẹp này, thằng Tèo ra vẻ xúc động. Nó không ngờ loài người còn có những tâm hồn đẹp đẽ ấy. Khi nào hai má con nàng có việc gì nhờ vả tới nó, nó làm tận lực.
Thằng Tèo điên là thế đó. Những căm thù ghen ghét chứa đầy nhóc tim óc nó. Mỗi lần nhìn thấy những bất hạnh của người khác, nó khoái trá và hình như tâm tư nó nhẹ bớt được một chút. Nó ghét loài người, nhất là tụi nhỏ đã đối xử với nó như một trò chơi, một con vật để hành hạ. Ngay buổi sáng hôm nay, tụi nhỏ, trong đó không có bé Hùng, đã chọc ghẹo, xua đuổi thằng Tèo điên. Để chạy trốn những hành nhục đó, nó tìm tới trú ẩn nơi hốc đá ngoài xa. Cả ngày hôm đó, nó ngồi đó, thản nhiên nhìn ngắm biển rộng bao la, theo dõi con thuyền tụi nhỏ đang cuốn theo chiều nước lạc vào lòng biển cả.
Và bây giờ người ta hiểu được tại sao dân làng kinh hoàng lúc nghe thấy tiếng cười hú của thằng Tèo điên. Những tiếng cười hãi hùng đó báo tin cho họ như tiếng chim cú vang lên giữa lòng đêm tịch mịch : một tai hoạ đang giáng xuống trên xóm làng này. Mọi người xôn xao :
- Tại sao trời biển không giông tố mà thằng khùng này lại cười rống thế kia ?
- Có ai đau ốm nặng, chết chóc trong làng này không ?
- Hay là tụi trẻ lâm nạn gì rồi ?
Thỉnh thoảng lại có người chạy ra bến thuyền đưa tin :
- Tôi sang mãi tận làng Trà Phát, cũng chẳng thấy chúng đâu cả !
- Tôi chạy tới tuốt chân núi gào thét, vẫn không một tiếng động !...
Có người lại trở về hớn hở, khoái chí được nhìn thấy con voi khổng lồ, chú vượn nham nhở, thằng lùn nhào lộn, con khỉ đỏ đít leo dây ở hội chợ và họ thản nhiên lắc đầu không nhìn thấy lũ trẻ đâu hết.
Sau cùng, không thèm bàn tán nữa, họ về nhà đốt đuốc sáng rực một góc trời, rồi tiếp tục đi tìm kiếm. Dưới ánh sáng bập bùng, họ tìm thấy thằng Tèo điên đang đứng trên mỏm đá, hai tay nó chỉ về phía biển như nói lên rằng đó là hướng tụi nhỏ đã ra đi và họ hãy đi về phía đó mà tìm kiếm.
Thế là mọi người đổ xô về bến thuyền :
- Thôi, tụi nhỏ trôi ra ngoài biển rồi bà con ơi !
- Ối làng nước ơi, con chết mất ngoài biển rồi !
- Sao con bỏ má con ơi, hu, hu hu…
- Đúng rồi, chiếc thuyền của tôi buộc dây hồi sáng, bây giờ đâu mất rồi ?
- Chắc tụi nhỏ đã lên chiếc thuyền đó ra khơi !
Không ai biết rõ tông tích của nó. Nó từ đâu tới ? Sinh trưởng ở nơi nào ? Đến đây tự bao giờ ? Tại sao dân làng này lại đặt tên cho nó là Tèo điên ?
Bao câu hỏi. Không một giải đáp.
Vừa câm vừa điếc lại vừa đần độn, Tèo điên quả thực là nơi chứa đựng những gì vô duyên nhất của thiên nhiên. Quấn chung quanh con người đó là những áo quần rách rưới trăm mảnh. Bên hông là một túi đựng đủ thứ đồ ăn nhặt nhạnh khắp nơi. Đôi môi dầy thô kệch, bộ râu xơ xác dính dấp mọi thứ nhơ bẩn, những gì dơ dáy và đáng thương đều về họp mặt nơi con người bị đầy đọa này.
Lêu bêu, lang bạt là kiếp sống của thằng Tèo điên. Nơi đây, những người chài lưới chất phác không nỡ xua đuổi kẻ xấu số đó. Mùa hè nó đóng đô tại hốc đá ngoài xa. Mùa mưa và gió lạnh, nó trú đóng tại chuồng heo hoặc chuồng bò. Ban ngày nó quanh quẩn ngoài bãi nhặt tôm cá, cua, ốc về nấu nướng ăn. Buổi chiều, nó tiếp tay với các bác ngư phủ kéo lưới lên bờ. Nó là tay sai vặt đắc lực nhất của mọi người. Khi nào được người ta cho nhiều tiền, thế nào nó cũng biệt tích một vài ngày cho tới lúc không còn một đồng xu dính túi, nó lại lên đường trở về Thanh Hải.
Tất cả bọn trẻ thơ, vừa trông thấy bóng dáng nó từ xa, đã chạy vội lại ôm chầm lấy má. Mỗi khi khóc lóc kêu la, các bà mẹ chỉ cần nhắc tới tên Tèo điên là con nít im bặt. Từ già tới trẻ, gặp thấy nó đâu là trêu chọc nhạo báng nó. Như thế làm sao nó không trở thành dữ tợn ? Tuy nhiên, nó không làm hại ai cả. Hình như nó dồn tất cả những căm tức, trả thù một cách âm ỉ, dữ tợn dưới đáy lòng. Nó trả đũa loài người bằng cách cười rống lên mỗi khi dân làng bị đắm thuyền, cháy nhà, chết chóc, đau ốm nặng. Tiếng cười của nó lanh lảnh, chói chang, hằn học gào rống gieo rắc đầy ám khí, hãi hùng chạy khắp làng này sang làng khác. Đó là lối trả thù độc nhất của nó trước những tàn ác của thiên nhiên và của loài người. Người ta cười nhạo những tật xấu của nó, còn nó, nó cười nhạo các bất hạnh của loài người.
Từ ngày hai má con Ngọc Hạnh đến đây, tâm tính nó đã đổi thay chút ít. Thực vậy, Ngọc Hạnh nhìn thấy nó lần đầu, nàng đã thật tình cảm thương số phận tủi nhục của nó. Khi gặp nó, thay vì tò mò, khinh bỉ, chế diễu, nàng đã ân cần nhìn nó, mỉm cười và dúi vào túi nó mấy xu. Đôi lần nàng để bé Hùng đưa tiền, hoặc gói bánh vào tay nó.
Có lần hai má con đang chơi trên bãi, nghe tiếng kêu của Tèo điên, chạy lại, thấy Tèo điên vấp đá ngã, máu chảy đỏ cả bàn chân, nàng giục bé Hùng :
- Hùng con, con chạy về nhà mau, lấy chai thuốc tím và bông gòn để má chữa cho người xấu số bị mọi người bạc đãi nầy nhé !
Lúc đầu mặt bé Hùng nhăn lại, nhưng rồi trước những lời nói thương tâm của má, nó cúi đầu chạy và không quên quay lại nhắc má nó :
- Má cho chú ấy chiếc bánh tráng của con đi nhé !
Đôi khi bé Hùng thực căm tức khi thấy người ta hành hạ sỉ nhục Tèo điên. Người ta đưa bánh đưa tiền ra dụ nó, bắt nó quỳ xuống chân, giơ tay vái lia lịa một hồi, giữa những tiếng cười nham nhở của bao người khác vây quanh, rồi mới bố thí cho nó. Những lần như thế, nó chạy về nũng nịu má :
- Má ơi, người ta tệ quá, hành hạ Tèo điên đủ kiểu. Má cho con đồng xu để con ra cho chú ấy đi !
Ngọc Hạnh cảm động, hãnh diện trao cho con đồng xu nhỏ.
Trước những cử chỉ cao đẹp này, thằng Tèo ra vẻ xúc động. Nó không ngờ loài người còn có những tâm hồn đẹp đẽ ấy. Khi nào hai má con nàng có việc gì nhờ vả tới nó, nó làm tận lực.
Thằng Tèo điên là thế đó. Những căm thù ghen ghét chứa đầy nhóc tim óc nó. Mỗi lần nhìn thấy những bất hạnh của người khác, nó khoái trá và hình như tâm tư nó nhẹ bớt được một chút. Nó ghét loài người, nhất là tụi nhỏ đã đối xử với nó như một trò chơi, một con vật để hành hạ. Ngay buổi sáng hôm nay, tụi nhỏ, trong đó không có bé Hùng, đã chọc ghẹo, xua đuổi thằng Tèo điên. Để chạy trốn những hành nhục đó, nó tìm tới trú ẩn nơi hốc đá ngoài xa. Cả ngày hôm đó, nó ngồi đó, thản nhiên nhìn ngắm biển rộng bao la, theo dõi con thuyền tụi nhỏ đang cuốn theo chiều nước lạc vào lòng biển cả.
Và bây giờ người ta hiểu được tại sao dân làng kinh hoàng lúc nghe thấy tiếng cười hú của thằng Tèo điên. Những tiếng cười hãi hùng đó báo tin cho họ như tiếng chim cú vang lên giữa lòng đêm tịch mịch : một tai hoạ đang giáng xuống trên xóm làng này. Mọi người xôn xao :
- Tại sao trời biển không giông tố mà thằng khùng này lại cười rống thế kia ?
- Có ai đau ốm nặng, chết chóc trong làng này không ?
- Hay là tụi trẻ lâm nạn gì rồi ?
Thỉnh thoảng lại có người chạy ra bến thuyền đưa tin :
- Tôi sang mãi tận làng Trà Phát, cũng chẳng thấy chúng đâu cả !
- Tôi chạy tới tuốt chân núi gào thét, vẫn không một tiếng động !...
Có người lại trở về hớn hở, khoái chí được nhìn thấy con voi khổng lồ, chú vượn nham nhở, thằng lùn nhào lộn, con khỉ đỏ đít leo dây ở hội chợ và họ thản nhiên lắc đầu không nhìn thấy lũ trẻ đâu hết.
Sau cùng, không thèm bàn tán nữa, họ về nhà đốt đuốc sáng rực một góc trời, rồi tiếp tục đi tìm kiếm. Dưới ánh sáng bập bùng, họ tìm thấy thằng Tèo điên đang đứng trên mỏm đá, hai tay nó chỉ về phía biển như nói lên rằng đó là hướng tụi nhỏ đã ra đi và họ hãy đi về phía đó mà tìm kiếm.
Thế là mọi người đổ xô về bến thuyền :
- Thôi, tụi nhỏ trôi ra ngoài biển rồi bà con ơi !
- Ối làng nước ơi, con chết mất ngoài biển rồi !
- Sao con bỏ má con ơi, hu, hu hu…
- Đúng rồi, chiếc thuyền của tôi buộc dây hồi sáng, bây giờ đâu mất rồi ?
- Chắc tụi nhỏ đã lên chiếc thuyền đó ra khơi !
*
Mỗi lúc, bến thuyền thêm ồn ào huyên náo. Những tiếng
than khóc chỗi dậy, những tuyệt vọng oán hờn, những lời chửi thề oai
oải. Như những con chó sói, các bà mẹ vùng vẫy, giẫy giụa, xổ ra muôn
lời chửi bới đại dương. Những tiếng nguyền rủa hoà lẫn tiếng sóng ngàn
khơi. Những bà goá còn thách thức biển cả đã chưa đủ tàn ác khi cướp mất
chồng họ, ngày nay còn giành giật con cái họ nữa.
Tiếng báo động lan truyền sâu rộng và mau chóng giữa thôn làng. Các bác ngư phủ bị đánh thức dậy, hốt hoảng thắp đèn đuốc chạy ra thuyền. Các con thuyền thi nhau rời bến. Người chèo chống vào sâu đại dương, kẻ men thuyền dọc bờ vịnh nước. Khắp nơi đầy tiếng gọi, tiếng nói hoà lẫn với tiếng sóng gầm lúc này trở nên dữ dội, với tiếng cười thật rùng rợn của thằng Tèo điên.
Giữa cảnh xáo trộn bấn loạn, Ngọc Hạnh chỉ còn biết ôm mặt khóc :
- Trời ơi, trời đã cướp mất đứa con cuối cùng của tôi rồi, trời ơi. Hai đứa con của tôi đã chết rồi, chưa đủ sao ? ! Con ơi, sao con không nghe lời má mà lại ra đi lúc má đang ngủ ? Bây giờ con ở đâu ? Còn sống hay chết ? Con có lạnh không ? Có đói không ? Lậy trời, đừng cướp mất con tôi ! Tôi chết mất ! Trời ơi là trời… Hu, hu hu !...
Các bà vừa cảm kích, vừa thương con, nước mắt chảy dàn dụa theo Ngọc Hạnh, vật mình vật mẩy, kêu la vang trời. Và lúc này thằng Tèo điên đã tiến đến gần họ. Nó cười vui trước cảnh đại họa của dân làng. Thấy bóng nó, Ngọc Hạnh chạy tới như điên như khùng :
- Tèo ơi, mày biết không, mày còn nhớ bé Hùng không, nó đang ở ngoài biển kia với cả bọn trẻ. Bé Hùng vẫn cho mày kẹo bánh, tiền bạc đó. Nó nhịn ăn để cho mày đó. Bây giờ nó lâm nạn rồi, Tèo ơi. Tao mất con rồi. Tao không còn con nữa, Tèo ơi. Mày cố gắng đi tìm nó cho tao đi. Hãy mang nó về. Trời, nó chết lạnh, chết khát mất. Này Tèo ơi, mày hãy cầm lấy chiếc khăn này đi kiếm nó và choàng cho nó. Mày hãy đi đi ! Tao thương mày nhiều. Tao sẽ săn sóc thêm cho mày.
Ngọc Hạnh chắp tay van lơn thằng Tèo điên. Nó nhìn biển rồi lại cười. Còn nàng, mỗi lúc mỗi thêm điên khùng:
- Mày không hiểu tao nói sao, Tèo ơi ? Bé Hùng hôm nọ nó chạy về lấy thuốc băng chân cho mày đó. Nó tốt với mày mà ? Nó đang ở ngoài khơi đấy. Mày hãy đi tìm nó đi ! Tại sao mày cười ? Sao mày ác thế ? Đi tìm nó mau lên, Tèo ơi, tao van mày !
Nàng khóc không thành tiếng nữa. Lúc này thằng Tèo cũng không cười nữa. Nó đứng ngơ ngác bất động đưa mắt hết nhìn nàng lại nhìn ra biển, hết nhìn ra biển lại quay nhìn nàng, trong lúc nó cuốn chiếc khăn quàng quanh tay áo nó.
Tiếng báo động lan truyền sâu rộng và mau chóng giữa thôn làng. Các bác ngư phủ bị đánh thức dậy, hốt hoảng thắp đèn đuốc chạy ra thuyền. Các con thuyền thi nhau rời bến. Người chèo chống vào sâu đại dương, kẻ men thuyền dọc bờ vịnh nước. Khắp nơi đầy tiếng gọi, tiếng nói hoà lẫn với tiếng sóng gầm lúc này trở nên dữ dội, với tiếng cười thật rùng rợn của thằng Tèo điên.
Giữa cảnh xáo trộn bấn loạn, Ngọc Hạnh chỉ còn biết ôm mặt khóc :
- Trời ơi, trời đã cướp mất đứa con cuối cùng của tôi rồi, trời ơi. Hai đứa con của tôi đã chết rồi, chưa đủ sao ? ! Con ơi, sao con không nghe lời má mà lại ra đi lúc má đang ngủ ? Bây giờ con ở đâu ? Còn sống hay chết ? Con có lạnh không ? Có đói không ? Lậy trời, đừng cướp mất con tôi ! Tôi chết mất ! Trời ơi là trời… Hu, hu hu !...
Các bà vừa cảm kích, vừa thương con, nước mắt chảy dàn dụa theo Ngọc Hạnh, vật mình vật mẩy, kêu la vang trời. Và lúc này thằng Tèo điên đã tiến đến gần họ. Nó cười vui trước cảnh đại họa của dân làng. Thấy bóng nó, Ngọc Hạnh chạy tới như điên như khùng :
- Tèo ơi, mày biết không, mày còn nhớ bé Hùng không, nó đang ở ngoài biển kia với cả bọn trẻ. Bé Hùng vẫn cho mày kẹo bánh, tiền bạc đó. Nó nhịn ăn để cho mày đó. Bây giờ nó lâm nạn rồi, Tèo ơi. Tao mất con rồi. Tao không còn con nữa, Tèo ơi. Mày cố gắng đi tìm nó cho tao đi. Hãy mang nó về. Trời, nó chết lạnh, chết khát mất. Này Tèo ơi, mày hãy cầm lấy chiếc khăn này đi kiếm nó và choàng cho nó. Mày hãy đi đi ! Tao thương mày nhiều. Tao sẽ săn sóc thêm cho mày.
Ngọc Hạnh chắp tay van lơn thằng Tèo điên. Nó nhìn biển rồi lại cười. Còn nàng, mỗi lúc mỗi thêm điên khùng:
- Mày không hiểu tao nói sao, Tèo ơi ? Bé Hùng hôm nọ nó chạy về lấy thuốc băng chân cho mày đó. Nó tốt với mày mà ? Nó đang ở ngoài khơi đấy. Mày hãy đi tìm nó đi ! Tại sao mày cười ? Sao mày ác thế ? Đi tìm nó mau lên, Tèo ơi, tao van mày !
Nàng khóc không thành tiếng nữa. Lúc này thằng Tèo cũng không cười nữa. Nó đứng ngơ ngác bất động đưa mắt hết nhìn nàng lại nhìn ra biển, hết nhìn ra biển lại quay nhìn nàng, trong lúc nó cuốn chiếc khăn quàng quanh tay áo nó.
9
Từng giờ phút thấp thỏm, khiếp nhược kế tiếp nhau uy
hiếp Thanh Hải. Không một bóng người còn lại trong làng. Nhà cửa mở
toang. Gia đình bỏ ngỏ. Tất cả đã ở ngoài bãi hoặc trên biển nước mênh
mông. Các con thuyền lướt sóng mau lẹ, giao nhau chạy về mọi hướng. Các
bà mẹ rũ rượi mệt nhoài vẫn rền vang tiếng khóc bi ai.
Tất cả đều xúc động và thương tâm trước niềm đau tê tái của Ngọc Hạnh. Các bà thay đổi nhau an ủi nàng :
- Thôi khóc làm gì nhiều. Chúng tôi cùng chung số phận bất hạnh như chị, nhưng chắc chắn chị khổ đau hơn chúng tôi. Những tai họa ấy thường xuyên đe doạ dân chài lưới này. Nếu biển cả đem lại cơm cháo cho chúng tôi thì cũng chính biển cả là kẻ thù của chúng tôi. Trước đây và sau này, biển cả còn tiếp tục bắt chộp con cái chúng tôi. Chúng tôi vẫn dạy để con cái chúng tôi một ngày kia sẽ vượt thắng biển cả. Chúng tôi đã quen nhìn con chúng tôi tung mình vào sóng gió. Chúng tôi chào đời, sinh sống và chết đi trong cuộc chiến đấu với đại dương. Nhưng còn chị, chúng tôi hiểu chị, chúng tôi thương chị chưa quen với thử thách của đại dương. Chị khổ đau hơn ai hết trong lúc này. Tại sao chị lại đến ở đây ? Tại sao gió biển lại thổi chị phiêu bạt đến nơi này giữa chúng tôi ?
Còn các ông, các ông không ưa than van khóc lóc. Các ông tìm cách trấn an nàng :
- Chị cứ bình tĩnh, hoàn cảnh như thế này, dầu kinh hãi mấy cũng chưa phải là tuyệt vọng đâu. Sóng biển không đến nỗi hung bạo tàn nhẫn quá mức như mọi người tưởng. Không lẽ bao nhiêu thuyền bè, tầu buồm lại không nhìn thấy chiếc thuyền chúng nó ra mãi tít ngoài khơi. Có thể tụi nó trôi dạt vào chỗ nào đây. Tụi nhỏ nó đâu có tài giỏi chèo chống gì đâu !
Niềm hy vọng cuối cùng vẫn còn leo loét chập chờn.
Tất cả đều xúc động và thương tâm trước niềm đau tê tái của Ngọc Hạnh. Các bà thay đổi nhau an ủi nàng :
- Thôi khóc làm gì nhiều. Chúng tôi cùng chung số phận bất hạnh như chị, nhưng chắc chắn chị khổ đau hơn chúng tôi. Những tai họa ấy thường xuyên đe doạ dân chài lưới này. Nếu biển cả đem lại cơm cháo cho chúng tôi thì cũng chính biển cả là kẻ thù của chúng tôi. Trước đây và sau này, biển cả còn tiếp tục bắt chộp con cái chúng tôi. Chúng tôi vẫn dạy để con cái chúng tôi một ngày kia sẽ vượt thắng biển cả. Chúng tôi đã quen nhìn con chúng tôi tung mình vào sóng gió. Chúng tôi chào đời, sinh sống và chết đi trong cuộc chiến đấu với đại dương. Nhưng còn chị, chúng tôi hiểu chị, chúng tôi thương chị chưa quen với thử thách của đại dương. Chị khổ đau hơn ai hết trong lúc này. Tại sao chị lại đến ở đây ? Tại sao gió biển lại thổi chị phiêu bạt đến nơi này giữa chúng tôi ?
Còn các ông, các ông không ưa than van khóc lóc. Các ông tìm cách trấn an nàng :
- Chị cứ bình tĩnh, hoàn cảnh như thế này, dầu kinh hãi mấy cũng chưa phải là tuyệt vọng đâu. Sóng biển không đến nỗi hung bạo tàn nhẫn quá mức như mọi người tưởng. Không lẽ bao nhiêu thuyền bè, tầu buồm lại không nhìn thấy chiếc thuyền chúng nó ra mãi tít ngoài khơi. Có thể tụi nó trôi dạt vào chỗ nào đây. Tụi nhỏ nó đâu có tài giỏi chèo chống gì đâu !
Niềm hy vọng cuối cùng vẫn còn leo loét chập chờn.
*
Từng con thuyền trở về, chở theo niềm thất vọng mới.
Không một tin tức gieo vui. Tất cả vẫn trong một tình trạng não nề lúc
trước. Họ căm tức nguyền rủa như những lần ra đi suốt ngày để rồi lúc
tối trở về với con thuyền trống rỗng. Mọi người vẫn chờ đợi, chờ đợi cho
tới chiếc thuyền cuối cùng của ông Trọng, ba của thằng Thành Cồ. Ông là
một tay ngư phủ lão thành, gan dạ, tài khéo dám đương đầu với mọi sóng
biển. Ông là niềm hy vọng cuối cùng của dân làng. Vừa thấy chiếc thuyền
ông trở về, mọi người xô tới :
- Bác Trọng ơi, có thấy gì không ?
- Chúng nó đâu cả rồi ?
Mặt mũi thảm não, ông lắc đầu lia lịa. Cha của thằng Toàn, thằng Minh, thằng Hoà… chạy tới. Họ quây quần với nhau tìm kiếm kế hoạch. Cha thằng Thắng mở đầu :
- Tôi đi khắp cả phía bờ bên kia, thế mà vẫn không thấy bóng dáng đứa nào cả.
- Tôi cũng thế, chèo tuốt ra giữa dòng cũng chẳng hơn gì.
- Theo tôi, cha thằng Toàn lập nghiêm, chúng ta phải tính lại kỹ hơn. Hồi xẩm tối, tôi có thấy lửa cháy ở tận ngoài xa, có lẽ là chỗ ghềnh đá, chỗ mà thỉnh thoảng chúng ta lại ăn trưa ở đó.
- Nếu vậy, có thể lũ nhỏ khi ra khỏi vịnh nước đã bị gió thổi về phía ấy. Và khi chiếc thuyền trôi tới đó, đập vào ghềnh đá vỡ toang ra, và chúng nó đã nổi lửa đốt các mảnh thuyền đó để ra dấu hiệu cầu cứu.
- Có thể, cha thằng Thành chen vào, lũ nhỏ đang trú ẩn ở đó chờ đợi chúng ta. Không rõ chúng có biết leo lên mấy thềm đá ở trên không ? Nếu không, nước dâng lên cao sẽ quét sạch bọn chúng. Thằng Thành nhà tôi trèo leo giỏi lắm, tôi không ngại, tôi chỉ sợ cho mấy đứa kia thôi.
Và lúc này Ngọc Hạnh thảm thiết níu áo ông Trọng :
- Bác ơi, xin bác làm ơn cứu vớt tụi nó mau lên. Tội nghiệp thằng Hùng, người nó vừa yếu lại vừa nhỏ, làm sao thoát nạn đây ? Xin bác mau mau tới cứu con tôi. Gia đình tôi chỉ còn mình nó là lẽ sống. Bác không giúp, tôi chết mất, bác ơi !
- Chị đừng hối thúc quá, tôi coi bé Hùng như con tôi. Con tôi sống thì thằng Hùng nhà chị sống, con tôi chết , nó cũng chết như vậy.
- Xin bác làm ơn lưu tâm đặc biệt tới cháu. Nó không có cha nó ở đây, bác ạ. Tôi nghe người ta ca tụng bác đã mấy lần can đảm cứu vớt những người đắm đuối xưa nay, xin bác tận tình giúp cho.
Các ông tiếp tục bàn thảo kế hoạch. Ông Trọng tỏ vẻ lo âu :
- Các ông có nghe thấy sóng gió mỗi ngày mỗi lớn dần không ? Mực nước dâng lên cao thêm. Chúng ta phải ra tay lẹ lên trước khi sóng biếc nuốt trửng tụi nó.
Ngừng lại một lát, ông gọi các bà tới :
- Này bà Minh, bà Hoà, má thằng Thành đâu, các bà chạy về nhà đưa đồ ăn, đưa nước và quần áo thêm cho tụi nó chứ. Mau lên các bà. Chậm trễ là nguy to đó.
Các bà chạy rào rào về nhà vơ vét bánh trái, áo quần đưa ra thuyền. Ngọc Hạnh cũng vội vã chạy về gói cho con bộ đồ bằng nỉ và hai chiếc bánh nếp. Bà tất tưởi chạy tới gặp ông Trọng :
- Bác ơi, bác làm ơn trao cho bé Hùng dùm tôi với. Chắc lúc này nó đang lạnh run và đói khát lắm ! Vạn sự nhờ bác cả. Ơn này tôi chẳng dám quên đâu.
Vừa vác buồm đặt xuống thuyền, cha thằng Toàn đã chửi bới :
- Khốn nạn, tụi bay làm khổ các ông. Đánh cá mệt đừ cả người suốt ngày rồi, đêm đến tụi bay cũng chẳng để cho các ông ngủ yên. Tụi bay sẽ thác với các ông.
- Các bác có thấy không, ông Trọng ấm ức hùa theo, tôi mới khổ chứ, chiếc thuyền tôi vừa đóng mới toanh thế mà cái thằng khốn kiếp rủ tụi nhỏ đi chơi. Thế là tiêu tan công lao của tôi mấy năm trời nay. Thằng chết trôi đó lát nữa về biết tay tôi. Tôi sẽ cho nó mềm đòn ! Nó là thằng phá gia chi tử.
Bà Thành thương con, vừa đặt đồ ăn uống xuống thuyền vừa can ngăn chồng :
- Thôi mà, con nó trót dại. Oán hận đâu có ăn thua gì. Ông mau mau đi đi, kẻo tụi nó chết mất.
Má thằng Toàn nói theo :
- Bác ơi, mai mốt rồi hãy tính tội tụi nó, bây giờ xin bác hãy cứu vớt tụi nó đã. Tiền của ăn thua gì. Mạng sống tụi nó mới đáng quý chớ. Chúng tôi trao phó con cho bác đấy.
Hành trang và lương thực đã sẵn sàng. Đoàn người xuống thuyền, căng buồm. Ngọc Hạnh kêu gào theo :
- Các bác ơi, cho tôi đi với để lo cho bé Hùng !
Ông Trọng gạt đi :
- Chị cứ ở nhà, chúng tôi sẽ lo cho cháu. Chúng tôi coi nó như con cháu trong nhà mà. Thôi các bà ở nhà lo cầu nguyện và chuẩn bị đón rước chúng nó.
Ông Thanh đứng trên mũi thuyền và ra lệnh cho con thuyền nhổ cọc. Họ đẩy thuyền ra khơi. Cánh buồm gặp gió, phồng lên rẽ sóng, dìu con thuyền nhảy chập chờn trên sóng nước mênh mông.
- Bác Trọng ơi, có thấy gì không ?
- Chúng nó đâu cả rồi ?
Mặt mũi thảm não, ông lắc đầu lia lịa. Cha của thằng Toàn, thằng Minh, thằng Hoà… chạy tới. Họ quây quần với nhau tìm kiếm kế hoạch. Cha thằng Thắng mở đầu :
- Tôi đi khắp cả phía bờ bên kia, thế mà vẫn không thấy bóng dáng đứa nào cả.
- Tôi cũng thế, chèo tuốt ra giữa dòng cũng chẳng hơn gì.
- Theo tôi, cha thằng Toàn lập nghiêm, chúng ta phải tính lại kỹ hơn. Hồi xẩm tối, tôi có thấy lửa cháy ở tận ngoài xa, có lẽ là chỗ ghềnh đá, chỗ mà thỉnh thoảng chúng ta lại ăn trưa ở đó.
- Nếu vậy, có thể lũ nhỏ khi ra khỏi vịnh nước đã bị gió thổi về phía ấy. Và khi chiếc thuyền trôi tới đó, đập vào ghềnh đá vỡ toang ra, và chúng nó đã nổi lửa đốt các mảnh thuyền đó để ra dấu hiệu cầu cứu.
- Có thể, cha thằng Thành chen vào, lũ nhỏ đang trú ẩn ở đó chờ đợi chúng ta. Không rõ chúng có biết leo lên mấy thềm đá ở trên không ? Nếu không, nước dâng lên cao sẽ quét sạch bọn chúng. Thằng Thành nhà tôi trèo leo giỏi lắm, tôi không ngại, tôi chỉ sợ cho mấy đứa kia thôi.
Và lúc này Ngọc Hạnh thảm thiết níu áo ông Trọng :
- Bác ơi, xin bác làm ơn cứu vớt tụi nó mau lên. Tội nghiệp thằng Hùng, người nó vừa yếu lại vừa nhỏ, làm sao thoát nạn đây ? Xin bác mau mau tới cứu con tôi. Gia đình tôi chỉ còn mình nó là lẽ sống. Bác không giúp, tôi chết mất, bác ơi !
- Chị đừng hối thúc quá, tôi coi bé Hùng như con tôi. Con tôi sống thì thằng Hùng nhà chị sống, con tôi chết , nó cũng chết như vậy.
- Xin bác làm ơn lưu tâm đặc biệt tới cháu. Nó không có cha nó ở đây, bác ạ. Tôi nghe người ta ca tụng bác đã mấy lần can đảm cứu vớt những người đắm đuối xưa nay, xin bác tận tình giúp cho.
Các ông tiếp tục bàn thảo kế hoạch. Ông Trọng tỏ vẻ lo âu :
- Các ông có nghe thấy sóng gió mỗi ngày mỗi lớn dần không ? Mực nước dâng lên cao thêm. Chúng ta phải ra tay lẹ lên trước khi sóng biếc nuốt trửng tụi nó.
Ngừng lại một lát, ông gọi các bà tới :
- Này bà Minh, bà Hoà, má thằng Thành đâu, các bà chạy về nhà đưa đồ ăn, đưa nước và quần áo thêm cho tụi nó chứ. Mau lên các bà. Chậm trễ là nguy to đó.
Các bà chạy rào rào về nhà vơ vét bánh trái, áo quần đưa ra thuyền. Ngọc Hạnh cũng vội vã chạy về gói cho con bộ đồ bằng nỉ và hai chiếc bánh nếp. Bà tất tưởi chạy tới gặp ông Trọng :
- Bác ơi, bác làm ơn trao cho bé Hùng dùm tôi với. Chắc lúc này nó đang lạnh run và đói khát lắm ! Vạn sự nhờ bác cả. Ơn này tôi chẳng dám quên đâu.
Vừa vác buồm đặt xuống thuyền, cha thằng Toàn đã chửi bới :
- Khốn nạn, tụi bay làm khổ các ông. Đánh cá mệt đừ cả người suốt ngày rồi, đêm đến tụi bay cũng chẳng để cho các ông ngủ yên. Tụi bay sẽ thác với các ông.
- Các bác có thấy không, ông Trọng ấm ức hùa theo, tôi mới khổ chứ, chiếc thuyền tôi vừa đóng mới toanh thế mà cái thằng khốn kiếp rủ tụi nhỏ đi chơi. Thế là tiêu tan công lao của tôi mấy năm trời nay. Thằng chết trôi đó lát nữa về biết tay tôi. Tôi sẽ cho nó mềm đòn ! Nó là thằng phá gia chi tử.
Bà Thành thương con, vừa đặt đồ ăn uống xuống thuyền vừa can ngăn chồng :
- Thôi mà, con nó trót dại. Oán hận đâu có ăn thua gì. Ông mau mau đi đi, kẻo tụi nó chết mất.
Má thằng Toàn nói theo :
- Bác ơi, mai mốt rồi hãy tính tội tụi nó, bây giờ xin bác hãy cứu vớt tụi nó đã. Tiền của ăn thua gì. Mạng sống tụi nó mới đáng quý chớ. Chúng tôi trao phó con cho bác đấy.
Hành trang và lương thực đã sẵn sàng. Đoàn người xuống thuyền, căng buồm. Ngọc Hạnh kêu gào theo :
- Các bác ơi, cho tôi đi với để lo cho bé Hùng !
Ông Trọng gạt đi :
- Chị cứ ở nhà, chúng tôi sẽ lo cho cháu. Chúng tôi coi nó như con cháu trong nhà mà. Thôi các bà ở nhà lo cầu nguyện và chuẩn bị đón rước chúng nó.
Ông Thanh đứng trên mũi thuyền và ra lệnh cho con thuyền nhổ cọc. Họ đẩy thuyền ra khơi. Cánh buồm gặp gió, phồng lên rẽ sóng, dìu con thuyền nhảy chập chờn trên sóng nước mênh mông.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 10, 11, 12