CHƯƠNG VIII
Cuộc vây bắt ban đêm
sau khi trình bày mọi lẽ cho dượng Tư và dì Hạnh
nghe, Khôi, Việt khẩn khoản xin phép được ra chỗ hẹn. Đôi bạn phải nói
rõ kế hoạch của Lê Vinh, muốn rình bắt tên trộm với tang vật và khai
luôn cả lý lịch cùng thành tích của người chỉ huy trong cuộc vây bắt đêm
nay, dì Hạnh và dượng Tư mới tạm yên lòng.
Được phép rồi, Khôi, Việt vội đi ngay. Đêm hôm ấy trăng lên muộn. Trời tối như bưng. Khôi Việt vừa đi vừa chạy, nôn nả chỉ lo trễ hẹn. Tới chỗ đất trống có bụi rậm, chợt nghe có tiếng hỏi :
- Ai đó ?
Nhận ra tiếng Lê Vinh, Việt đáp :
- Chúng em đây, Khôi và Việt !
- Hay lắm. Các chú đến vừa kịp.
Đôi bạn theo Lê Vinh tới chỗ xe đậu. Dũng đã có mặt tại đó. Lê Vinh mở cửa xe lấy phích nước nóng sửa soạn pha cà phê. Việt chợt nhìn thấy trên mặt ghế ngồi có một khẩu súng lục, đựng trong bao da.
Lê Vinh vừa chuyển cà phê ra tách vừa nói :
- Các chú nên uống với anh một chút cà phê loãng cho tỉnh táo. Trong quân đội mỗi khi có cuộc hành quân về đêm, anh vẫn quen uống một tách thật nóng trước khi lên đường.
Việt trách :
- Thế mà hôm trước tụi em hỏi anh đâu có chịu nói !
- À, các chú hỏi anh ở không quân, thuỷ quân, hay lục quân ? Anh đáp không phải là đúng đấy chứ, vì anh là biệt động quân mà.
Khôi nói :
- Chắc chiến lắm anh nhỉ !
Việt luôn luôn liếc nhìn khẩu súng ngắn hỏi :
- Chốc nữa anh có mang theo khẩu súng kia đi không ?
- Có chứ, cũng nên đề phòng điều bất trắc.
Khôi khoe :
- Ở nhà ba em cũng có một khẩu, nhưng nhỏ hơn và không lắp đạn.
Lê Vinh cười :
- Khẩu của anh cũng thế, không lắp đạn vì chỉ cần dọa thôi. Trong đêm tối, giơ ra cũng đủ cho tên trộm khiếp vía rồi !
Trong khi mọi người nhấm nháp ly cà phê, Lê Vinh tiếp :
- Kế hoạch của anh như thế này, các chú nghe cho kỹ : Cuối vườn nhà Tuấn có một cái cổng gần chỗ nhà kho. Tên Chín tất phải do cửa ấy vào nhà kho để lấy chiếc bao bố. Bên trong đã có Mỹ Dung để ý rình, còn Dũng sẽ nấp phía bên ngoài.
Khôi hỏi :
- Thế còn thằng Chín hiện giờ nó ở đâu ?
- Không rõ, nhưng thế nào nó cũng phải tới để gặp tên kia. Chúng ta phải chờ bắt đúng lúc nó trao chiếc bao bố cho đồng loã. Dĩ nhiên chúng ta chưa biết rõ chúng gặp nhau ở chỗ nào, trong cổng hay bên ngoài. Điều cần nhất là chúng ta theo dõi mỗi hành động của tên Chín chờ khi nó trao hàng cho tên lạ mặt mới xông ra. Hiểu rồi chứ ?
Bọn trẻ gật đầu. Khôi hỏi :
- Nếu bắt được tên trộm chúng ta phải làm gì ?
- Chúng ta sẽ nhốt hắn lại, ở trong nhà Tuấn dĩ nhiên, và báo cho cảnh sát biết. Bây giờ, anh tính thế này : Chúng ta nấp cả bên ngoài hàng rào nhà Tuấn, cách từng khoảng đủ liên lạc với nhau : Dũng nấp ở gần cổng, cách đó hai mươi thước là Khôi, đến Việt rồi đến anh. Thấy tên Chín chúng ta cứ nấp nguyên một chỗ chờ cho hắn vào tới nhà kho. Khi ấy Mỹ Dung rình bên trong sẽ báo động ra ngoài bằng cách giả làm tiếng mèo kêu. Lập tức Dũng truyền đi bằng tiếng nhái kêu rồi đến Khôi và Việt. Như thế chúng ta đều được biết khi tên Chín vào tới nhà kho lấy chiếc bao bố. Hiểu chưa !
Bọn trẻ gật đầu.
- Sau đó chúng ta chờ xem tên Chín hành động ra sao. Có thể hắn nấp ở bên trong chờ tên kia tới hoặc sẽ lén đem chiếc bao mang tới chỗ nào đó mà tên kia đã hẹn. Trường hợp này chúng ta sẽ theo bén gót hắn, song phải cố gắng đừng để cho hắn nghi ngờ gì cả. Chừng hắn gặp tên kia rồi, chúng ta sẽ ra tay. Anh sẽ giơ súng ra bắt chúng đứng yên.
Còn như nếu hắn trao cái bao cho tên kia ngay ở cổng, thì Mỹ Dung sẽ giả tiếng mèo kêu lần nữa, và lập tức chúng ta ập ngay lại. Hiểu rõ cả rồi chứ ?
Thấy bọn trẻ gật đầu, Lê Vinh mỉm cười tiếp :
- Trong biệt động đội, khi có một cuộc hành quân, các anh thường ôn lại chỉ thị hai lần. Bởi vậy anh nhắc lại cho các em nghe lần nữa.
Lần này Lê Vinh nói rất thong thả, rành rẽ cho bọn trẻ thấu đáo phận sự của từng người, đoạn nhìn đồng hồ tay anh nói :
- Đã hơn mười một giờ khuya rồi, chúng ta đi thôi.
Việt thu mình ngồi nấp ở chỗ đã chỉ định. Anh có cảm tưởng như một người lính đang thi hành nhiệm vụ và có cả các bạn của mình gần đó sẵn sàng tiếp ứng.
Việt ngồi xổm trên hai gót chân, lắng nghe động tĩnh trong đêm tối, thỉnh thoảng xoay lại kiểu ngồi cho đỡ mỏi. Mặt trăng cuối tuần lúc ấy mới bắt đầu nhô lên, lan toả ánh sáng mập mờ trên cảnh vật. Việt nhìn rõ ánh trăng di động trên lùm cây. Anh không rõ đã ngồi nấp như thế bao lâu, nhưng rồi có tiếng bước chân từ phía xa vẳng lại, làm anh chú ý. Tiếng bước chậm chạp tới gần rồi ngưng hẳn. Từ chỗ nấp nhìn ra, Việt thấy có một bóng đen. Bóng đen quẹt lửa châm thuốc lá hút, và Việt nhận ra Chín Đầu Bò.
Châm thuốc xong, Chín bắt đầu tản bước đi đi lại lại trên con đường mòn ngoài bờ dậu. Hắn đang chờ người đàn ông lạ mặt.
Cuối cùng người đàn ông đến, hắn huýt một tiếng sáo, và Chín Đầu Bò, đứng trước chỗ Việt nấp, huýt trả lời lại.
Người đàn ông có dáng khoẻ mạnh, hơi thấp nhưng vai rộng, tiến đến gần Chín đầu Bò thì thầm:
- Mầy chờ tao lâu chưa ?
- Lâu rồi. Tôi đã hút gần hết điếu thuốc lá.
- Cái bao đó đâu ?
- Tôi cất gần đây. Chú đưa tiền tôi đem ra liền !
- Mầy cứ yên trí, rồi đâu có đó. Đi lấy ra đây rồi tao đưa tiền cho.
- Phải đúng hai trăm đồng như lời chú đã hứa đấy nhé.
- Được rồi, mà mầy có mở ra không đấy ?
- Không !
- Thôi lẹ lên !
Chín quay đi. Người đàn ông đứng chờ. Việt nấp trong bóng tối sẵn sàng hành động. Chỉ trong vài ba phút nữa sự việc sẽ xảy ra : Chín lọt vào nhà kho lấy chiếc bao bố và, lập tức Mỹ Dung kêu tiếng mèo báo động. Dũng, Khôi báo truyền đi, rồi tất cả chờ cho Chín trở ra trao chiếc bao cho người đàn ông là Lê Vinh nhảy tới cùng với bọn Khôi, Việt bắt gọn cả hai.
Kế hoạch phối hợp như thế không thể nào còn thất bại được. Thế mà đã có sự bất ngờ làm đảo lộn tất cả. Có tiếng dằn co phía vườn nhà Tuấn, và bỗng có tiếng quát :
- Cái gì thế ? Có chuyện gì thế này ?
Việt hiểu ngay đó là tiếng quát của cha nuôi Tuấn.
Cùng lúc ấy, người đàn ông đứng chờ phía ngoài vội co giò tẩu thoát.
Việt không kịp suy nghĩ, vùng khỏi chỗ nấp cắm cổ chạy theo. Người đàn ông chạy rất nhanh, Việt cố đuổi, và chỉ một phút sau, anh đã thấy Khôi chạy vượt lên. Ngang tầm Việt, Khôi nói :
- Gắng lên cậu, đừng để cho hắn chạy thoát.
Người đàn ông nghe tiếng nói, nhìn quanh, và biết bị đuổi nên càng chạy nhanh hơn nữa. Khôi Việt cũng tăng thêm tốc lực. Cuộc đuổi bắt thật khó khăn. Người đàn ông vượt khỏi con đường mòn, quẹo lên con đường liên quận. Việt hiểu ngay ý định của hắn vì thấy trên vệ đường có đậu sẵn một chiếc cyclo máy.
Khôi cũng thấy chiếc xe. Anh chỉ còn cách người đàn ông vài ba thước, và cố gắng nhoai người ra ôm lấy hắn, khi hắn nhảy lên yên xe toan rồ máy.
Cuộc xung đột xảy ra,Khôi bị hắn đạp bắn xuống vệ đường.
Người đàn ông tìm cách leo lên xe lại. Nhưng lần này thì Việt vừa tới. Anh phóng mình húc đầu vào bụng hắn. Lối tấn công bất ngờ và chớp nhoáng của Việt làm hắn kêu hự một tiếng và ngã gập người bên thành xe. Việt ngất ngư loạng choạng ngã theo.
Sau cơn choáng váng, Việt chợt thấy một tia đèn bấm sáng chói chiếu vào mặt người đàn ông, và một giọng đắc thắng nổi lên :
- Đây rồi. Chú mày có chạy đằng trời !
Đó là tiếng thầy Bách.
Việt không khỏi ngạc nhiên về sự có mặt đúng lúc của thầy. Hình như thầy Bách chờ tên trộm ở đây đã lâu, và nhanh nhẹn một cách nhà nghề thầy rút còng ra khoá cứng hai tay hắn lại.
Được phép rồi, Khôi, Việt vội đi ngay. Đêm hôm ấy trăng lên muộn. Trời tối như bưng. Khôi Việt vừa đi vừa chạy, nôn nả chỉ lo trễ hẹn. Tới chỗ đất trống có bụi rậm, chợt nghe có tiếng hỏi :
- Ai đó ?
Nhận ra tiếng Lê Vinh, Việt đáp :
- Chúng em đây, Khôi và Việt !
- Hay lắm. Các chú đến vừa kịp.
Đôi bạn theo Lê Vinh tới chỗ xe đậu. Dũng đã có mặt tại đó. Lê Vinh mở cửa xe lấy phích nước nóng sửa soạn pha cà phê. Việt chợt nhìn thấy trên mặt ghế ngồi có một khẩu súng lục, đựng trong bao da.
Lê Vinh vừa chuyển cà phê ra tách vừa nói :
- Các chú nên uống với anh một chút cà phê loãng cho tỉnh táo. Trong quân đội mỗi khi có cuộc hành quân về đêm, anh vẫn quen uống một tách thật nóng trước khi lên đường.
Việt trách :
- Thế mà hôm trước tụi em hỏi anh đâu có chịu nói !
- À, các chú hỏi anh ở không quân, thuỷ quân, hay lục quân ? Anh đáp không phải là đúng đấy chứ, vì anh là biệt động quân mà.
Khôi nói :
- Chắc chiến lắm anh nhỉ !
Việt luôn luôn liếc nhìn khẩu súng ngắn hỏi :
- Chốc nữa anh có mang theo khẩu súng kia đi không ?
- Có chứ, cũng nên đề phòng điều bất trắc.
Khôi khoe :
- Ở nhà ba em cũng có một khẩu, nhưng nhỏ hơn và không lắp đạn.
Lê Vinh cười :
- Khẩu của anh cũng thế, không lắp đạn vì chỉ cần dọa thôi. Trong đêm tối, giơ ra cũng đủ cho tên trộm khiếp vía rồi !
Trong khi mọi người nhấm nháp ly cà phê, Lê Vinh tiếp :
- Kế hoạch của anh như thế này, các chú nghe cho kỹ : Cuối vườn nhà Tuấn có một cái cổng gần chỗ nhà kho. Tên Chín tất phải do cửa ấy vào nhà kho để lấy chiếc bao bố. Bên trong đã có Mỹ Dung để ý rình, còn Dũng sẽ nấp phía bên ngoài.
Khôi hỏi :
- Thế còn thằng Chín hiện giờ nó ở đâu ?
- Không rõ, nhưng thế nào nó cũng phải tới để gặp tên kia. Chúng ta phải chờ bắt đúng lúc nó trao chiếc bao bố cho đồng loã. Dĩ nhiên chúng ta chưa biết rõ chúng gặp nhau ở chỗ nào, trong cổng hay bên ngoài. Điều cần nhất là chúng ta theo dõi mỗi hành động của tên Chín chờ khi nó trao hàng cho tên lạ mặt mới xông ra. Hiểu rồi chứ ?
Bọn trẻ gật đầu. Khôi hỏi :
- Nếu bắt được tên trộm chúng ta phải làm gì ?
- Chúng ta sẽ nhốt hắn lại, ở trong nhà Tuấn dĩ nhiên, và báo cho cảnh sát biết. Bây giờ, anh tính thế này : Chúng ta nấp cả bên ngoài hàng rào nhà Tuấn, cách từng khoảng đủ liên lạc với nhau : Dũng nấp ở gần cổng, cách đó hai mươi thước là Khôi, đến Việt rồi đến anh. Thấy tên Chín chúng ta cứ nấp nguyên một chỗ chờ cho hắn vào tới nhà kho. Khi ấy Mỹ Dung rình bên trong sẽ báo động ra ngoài bằng cách giả làm tiếng mèo kêu. Lập tức Dũng truyền đi bằng tiếng nhái kêu rồi đến Khôi và Việt. Như thế chúng ta đều được biết khi tên Chín vào tới nhà kho lấy chiếc bao bố. Hiểu chưa !
Bọn trẻ gật đầu.
- Sau đó chúng ta chờ xem tên Chín hành động ra sao. Có thể hắn nấp ở bên trong chờ tên kia tới hoặc sẽ lén đem chiếc bao mang tới chỗ nào đó mà tên kia đã hẹn. Trường hợp này chúng ta sẽ theo bén gót hắn, song phải cố gắng đừng để cho hắn nghi ngờ gì cả. Chừng hắn gặp tên kia rồi, chúng ta sẽ ra tay. Anh sẽ giơ súng ra bắt chúng đứng yên.
Còn như nếu hắn trao cái bao cho tên kia ngay ở cổng, thì Mỹ Dung sẽ giả tiếng mèo kêu lần nữa, và lập tức chúng ta ập ngay lại. Hiểu rõ cả rồi chứ ?
Thấy bọn trẻ gật đầu, Lê Vinh mỉm cười tiếp :
- Trong biệt động đội, khi có một cuộc hành quân, các anh thường ôn lại chỉ thị hai lần. Bởi vậy anh nhắc lại cho các em nghe lần nữa.
Lần này Lê Vinh nói rất thong thả, rành rẽ cho bọn trẻ thấu đáo phận sự của từng người, đoạn nhìn đồng hồ tay anh nói :
- Đã hơn mười một giờ khuya rồi, chúng ta đi thôi.
Việt thu mình ngồi nấp ở chỗ đã chỉ định. Anh có cảm tưởng như một người lính đang thi hành nhiệm vụ và có cả các bạn của mình gần đó sẵn sàng tiếp ứng.
Việt ngồi xổm trên hai gót chân, lắng nghe động tĩnh trong đêm tối, thỉnh thoảng xoay lại kiểu ngồi cho đỡ mỏi. Mặt trăng cuối tuần lúc ấy mới bắt đầu nhô lên, lan toả ánh sáng mập mờ trên cảnh vật. Việt nhìn rõ ánh trăng di động trên lùm cây. Anh không rõ đã ngồi nấp như thế bao lâu, nhưng rồi có tiếng bước chân từ phía xa vẳng lại, làm anh chú ý. Tiếng bước chậm chạp tới gần rồi ngưng hẳn. Từ chỗ nấp nhìn ra, Việt thấy có một bóng đen. Bóng đen quẹt lửa châm thuốc lá hút, và Việt nhận ra Chín Đầu Bò.
Châm thuốc xong, Chín bắt đầu tản bước đi đi lại lại trên con đường mòn ngoài bờ dậu. Hắn đang chờ người đàn ông lạ mặt.
Cuối cùng người đàn ông đến, hắn huýt một tiếng sáo, và Chín Đầu Bò, đứng trước chỗ Việt nấp, huýt trả lời lại.
Người đàn ông có dáng khoẻ mạnh, hơi thấp nhưng vai rộng, tiến đến gần Chín đầu Bò thì thầm:
- Mầy chờ tao lâu chưa ?
- Lâu rồi. Tôi đã hút gần hết điếu thuốc lá.
- Cái bao đó đâu ?
- Tôi cất gần đây. Chú đưa tiền tôi đem ra liền !
- Mầy cứ yên trí, rồi đâu có đó. Đi lấy ra đây rồi tao đưa tiền cho.
- Phải đúng hai trăm đồng như lời chú đã hứa đấy nhé.
- Được rồi, mà mầy có mở ra không đấy ?
- Không !
- Thôi lẹ lên !
Chín quay đi. Người đàn ông đứng chờ. Việt nấp trong bóng tối sẵn sàng hành động. Chỉ trong vài ba phút nữa sự việc sẽ xảy ra : Chín lọt vào nhà kho lấy chiếc bao bố và, lập tức Mỹ Dung kêu tiếng mèo báo động. Dũng, Khôi báo truyền đi, rồi tất cả chờ cho Chín trở ra trao chiếc bao cho người đàn ông là Lê Vinh nhảy tới cùng với bọn Khôi, Việt bắt gọn cả hai.
Kế hoạch phối hợp như thế không thể nào còn thất bại được. Thế mà đã có sự bất ngờ làm đảo lộn tất cả. Có tiếng dằn co phía vườn nhà Tuấn, và bỗng có tiếng quát :
- Cái gì thế ? Có chuyện gì thế này ?
Việt hiểu ngay đó là tiếng quát của cha nuôi Tuấn.
Cùng lúc ấy, người đàn ông đứng chờ phía ngoài vội co giò tẩu thoát.
Việt không kịp suy nghĩ, vùng khỏi chỗ nấp cắm cổ chạy theo. Người đàn ông chạy rất nhanh, Việt cố đuổi, và chỉ một phút sau, anh đã thấy Khôi chạy vượt lên. Ngang tầm Việt, Khôi nói :
- Gắng lên cậu, đừng để cho hắn chạy thoát.
Người đàn ông nghe tiếng nói, nhìn quanh, và biết bị đuổi nên càng chạy nhanh hơn nữa. Khôi Việt cũng tăng thêm tốc lực. Cuộc đuổi bắt thật khó khăn. Người đàn ông vượt khỏi con đường mòn, quẹo lên con đường liên quận. Việt hiểu ngay ý định của hắn vì thấy trên vệ đường có đậu sẵn một chiếc cyclo máy.
Khôi cũng thấy chiếc xe. Anh chỉ còn cách người đàn ông vài ba thước, và cố gắng nhoai người ra ôm lấy hắn, khi hắn nhảy lên yên xe toan rồ máy.
Cuộc xung đột xảy ra,Khôi bị hắn đạp bắn xuống vệ đường.
Người đàn ông tìm cách leo lên xe lại. Nhưng lần này thì Việt vừa tới. Anh phóng mình húc đầu vào bụng hắn. Lối tấn công bất ngờ và chớp nhoáng của Việt làm hắn kêu hự một tiếng và ngã gập người bên thành xe. Việt ngất ngư loạng choạng ngã theo.
Sau cơn choáng váng, Việt chợt thấy một tia đèn bấm sáng chói chiếu vào mặt người đàn ông, và một giọng đắc thắng nổi lên :
- Đây rồi. Chú mày có chạy đằng trời !
Đó là tiếng thầy Bách.
Việt không khỏi ngạc nhiên về sự có mặt đúng lúc của thầy. Hình như thầy Bách chờ tên trộm ở đây đã lâu, và nhanh nhẹn một cách nhà nghề thầy rút còng ra khoá cứng hai tay hắn lại.
Đoạn kết
Câu chuyện đến đây kể như kết thúc, vì tên trộm
nhà bà Hương Mỹ đã bị bắt. Nhưng có lẽ bạn đọc chưa thoả mãn lắm, người
thuật chuyện xin vắn tắt thêm :
Người đàn ông bị bắt chính là tên trộm đã giả làm nghề lái xe cyclo, nhưng hắn không chủ ý đi đón khách cho bằng dùng xe làm phương tiện dò la, chuyên chở, và tẩu tán những thứ hắn trộm được.
Thầy Bách, cảnh sát điều tra ở quận, ngay từ đầu thầy không hề nghi cho Khôi, Việt là thủ phạm vụ trộm, nhưng thầy ngờ Khôi, Việt có dấu thầy điều gì.
Lê Vinh sau khi gặp bọn trẻ, ngay trưa hôm ấy đã gặp thầy Bách. Anh giấu bọn trẻ vì không muốn làm giảm hứng thú của họ. Nhờ thế thầy Bách phối hợp cuộc điều tra riêng của thầy với Lê Vinh, và đã theo rõi ngay tên trộm từ khi hắn đậu xe sẵn trên vệ đường.
Chín Đầu Bò chỉ là đồng loã. Khi hắn vào lấy chiếc bao bố ra, cũng là lúc cha nuôi của Tuấn không thấy Tuấn ngủ trong phòng nên ra vườn tìm. Vì thế Mỹ Dung không kịp báo động, vội nắm lấy Chín, khiến ông già không rõ chuyện gì đã vội quát lên, làm tên trộm ngoài này bỏ chạy.
Đến khi hiểu rõ đầu đuôi, ông đã mỉm cười tha thứ cho Tuấn. Nhận thấy mình quá khắc nghiệt với tuổi trẻ nên không hiểu tuổi trẻ, ông cho Tuấn từ nay, ngoài giờ học tập được phép đón tiếp vui chơi với các bạn.
Đoạn chót thì khỏi nói chắc các bạn cũng tưởng tượng ra được, vì là cảnh vui vẻ nhất : Cảnh Bạch Liên dẫn đầu cả bọn, đem những chiếc cúp bạc lên trả cho bà Hương Mỹ, trước sự hiện diện của thầy Bách, và được bà thưởng cho rất nhiều kẹo bánh !
Nguyễn Trường Sơn
1963
Người đàn ông bị bắt chính là tên trộm đã giả làm nghề lái xe cyclo, nhưng hắn không chủ ý đi đón khách cho bằng dùng xe làm phương tiện dò la, chuyên chở, và tẩu tán những thứ hắn trộm được.
Thầy Bách, cảnh sát điều tra ở quận, ngay từ đầu thầy không hề nghi cho Khôi, Việt là thủ phạm vụ trộm, nhưng thầy ngờ Khôi, Việt có dấu thầy điều gì.
Lê Vinh sau khi gặp bọn trẻ, ngay trưa hôm ấy đã gặp thầy Bách. Anh giấu bọn trẻ vì không muốn làm giảm hứng thú của họ. Nhờ thế thầy Bách phối hợp cuộc điều tra riêng của thầy với Lê Vinh, và đã theo rõi ngay tên trộm từ khi hắn đậu xe sẵn trên vệ đường.
Chín Đầu Bò chỉ là đồng loã. Khi hắn vào lấy chiếc bao bố ra, cũng là lúc cha nuôi của Tuấn không thấy Tuấn ngủ trong phòng nên ra vườn tìm. Vì thế Mỹ Dung không kịp báo động, vội nắm lấy Chín, khiến ông già không rõ chuyện gì đã vội quát lên, làm tên trộm ngoài này bỏ chạy.
Đến khi hiểu rõ đầu đuôi, ông đã mỉm cười tha thứ cho Tuấn. Nhận thấy mình quá khắc nghiệt với tuổi trẻ nên không hiểu tuổi trẻ, ông cho Tuấn từ nay, ngoài giờ học tập được phép đón tiếp vui chơi với các bạn.
Đoạn chót thì khỏi nói chắc các bạn cũng tưởng tượng ra được, vì là cảnh vui vẻ nhất : Cảnh Bạch Liên dẫn đầu cả bọn, đem những chiếc cúp bạc lên trả cho bà Hương Mỹ, trước sự hiện diện của thầy Bách, và được bà thưởng cho rất nhiều kẹo bánh !
Nguyễn Trường Sơn
1963
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.