CHƯƠNG III
Tâm thao thức gần trọn đêm. Mãi đến gần sáng nó mới
chợp ngủ được. Tâm mơ thấy mình học ngu quá đỗi làm anh mặt mới nổi nóng
lên, đánh nó và sau cùng anh giận, bỏ về không thèm dạy nữa. Những
người bạn từng thoát ra khỏi cuốn vần của nó, lớn vụt lên như một phép
mầu, thân mật với nó ngày nào cũng trở thành lầm lỳ một cách quái ác,
khó chịu. Tâm bật lên, rưng rức khóc và… tỉnh lại.
Tuy còn sớm, nhưng Tâm không ngủ nán nữa. Nó muốn làm cho xong những công việc mẹ giao để lát nữa đây, khi anh mặt mới sang thì nó rảnh được mà ngồi học. Mẹ nó đã nói hồi đêm rồi :
- Muốn học hành gì đó thì học, tao không cấm. Miễn mày lo xong công chuyện đừng để em khóc thì thôi.
Tâm thường khó chịu vì những lời lẽ chua chát của mẹ, song nghe câu này Tâm thấy mát ruột lắm, không khó chịu chút nào. Tâm quá quen với mấy tiếng “mày, tao”. Từ lâu lắm mẹ Tâm bỏ quên mất tiếng “con” êm dịu, ngọt ngào. Nhiều lần Tâm ngạc nhiên, tự hỏi nếu kêu mình bằng “con”, xưng “mẹ” một cách âu yếm như hồi còn ở nhà quê thì mất mát, hao hụt gì mà mẹ tiếc ?
Ngừng lại một chút, nhìn con rồi mẹ Tâm tiếp ; giọng bà lần này trầm hẳn lại :
- Coi chừng ! Nói năng phải có phép tắc, nghe không ? Kẻo người ta chửi đó. Người ta thương…
- Dạ !
- Thôi, ngủ đi !
- Còn mẹ ?
- Tao phải dọn ba cái đồ cho gọn mắt một chút. Nhà cửa lộn xộn quá.
Đã lâu lắm, Tâm mới lại được bọc trong êm ái của tình thương, tuy mẹ nó vẫn giữ cái bề ngoài lạnh lùng, xa cách, không một chút êm nhẹ, dịu dàng. Mẹ vẫn thương mình ! Mẹ vẫn thương mình, chắc tại… Tâm xoay người vào trong, cười với bóng tối, nghĩ thầm.
Thật ra, người đàn bà vẫn thương con như nó nghĩ, song quá chật vật, khốn đốn vì sinh kế mà còn phải luôn luôn bị chồng chửi mắng, nhiếc nhóng một cách vô lý nên trở thành khó tính.
Ban đầu bà ta còn tự an ủi rằng : “thôi, gắng gỏi chịu ít lâu, tại ở đây bực bội tù túng ổng sanh tật. Hồi trước ổng đâu có kỳ cục như vậy. Chừng yên ổn trở về xứ sở thì ồng hết liền. Hơi đâu bận lòng cho mệt”.
Song trái với hy vọng của người đàn bà, càng ngày ông chồng càng say sưa nhiều, chửi bới tợn. Thỉnh thoảng ông ta hét toáng lên :
- Đồ ngu ! Ở đó mà chực yên ổn hòng trở về ! Còn lâu ! Tết Ma-rốc, tết Công-gô mới yên, con mọi ơi !
Thoạt tiên, mẹ Tâm ngơ ngác tưởng chồng nói ai, đến chừng hiểu ra, bà tức run lên. “Người đâu có người… bắt chước cái giọng côn đồ, nói nghe ứa máu lộn gan”. Bà lầm bầm vừa đủ mình nghe. Và, nếu chồng trút phiền, bực vào đầu bà thì bà lại trút vào đầu lũ con cho hả bớt, nhưng thằng sau quá bé, vậy hãy cứ trút vào đầu thằng lớn, không thương hại. Người mẹ lý luận thế này đây : “Vậy chớ thằng cha nó chửi bới mình hoài, có ai thương hại mình đâu ?”. Rồi bà yên tâm, tiếp tục…
Vả lại, ông ta còn mượn rượu giải khuây, chớ bà thì không, vì lẽ đó bà càng có cớ để cay cú với con hơn.
Một đôi lần, người mẹ cũng đau lòng vì xót thương, hối hận. Đôi khi bà lại rớm nước mắt. Song nguồn tình cảm đó vụt khô cạn ngay tức khắc khi bà nghĩ đến ngày mai.
Hừ ! Khóc làm cóc khô gì ? Khóc có đổ vô nồi được đâu mà khóc ? Vậy là mẹ Tâm lại rắn đanh như thường, như chưa từng biết xót thương và hối hận là gì.
Tuy còn sớm, nhưng Tâm không ngủ nán nữa. Nó muốn làm cho xong những công việc mẹ giao để lát nữa đây, khi anh mặt mới sang thì nó rảnh được mà ngồi học. Mẹ nó đã nói hồi đêm rồi :
- Muốn học hành gì đó thì học, tao không cấm. Miễn mày lo xong công chuyện đừng để em khóc thì thôi.
Tâm thường khó chịu vì những lời lẽ chua chát của mẹ, song nghe câu này Tâm thấy mát ruột lắm, không khó chịu chút nào. Tâm quá quen với mấy tiếng “mày, tao”. Từ lâu lắm mẹ Tâm bỏ quên mất tiếng “con” êm dịu, ngọt ngào. Nhiều lần Tâm ngạc nhiên, tự hỏi nếu kêu mình bằng “con”, xưng “mẹ” một cách âu yếm như hồi còn ở nhà quê thì mất mát, hao hụt gì mà mẹ tiếc ?
Ngừng lại một chút, nhìn con rồi mẹ Tâm tiếp ; giọng bà lần này trầm hẳn lại :
- Coi chừng ! Nói năng phải có phép tắc, nghe không ? Kẻo người ta chửi đó. Người ta thương…
- Dạ !
- Thôi, ngủ đi !
- Còn mẹ ?
- Tao phải dọn ba cái đồ cho gọn mắt một chút. Nhà cửa lộn xộn quá.
Đã lâu lắm, Tâm mới lại được bọc trong êm ái của tình thương, tuy mẹ nó vẫn giữ cái bề ngoài lạnh lùng, xa cách, không một chút êm nhẹ, dịu dàng. Mẹ vẫn thương mình ! Mẹ vẫn thương mình, chắc tại… Tâm xoay người vào trong, cười với bóng tối, nghĩ thầm.
Thật ra, người đàn bà vẫn thương con như nó nghĩ, song quá chật vật, khốn đốn vì sinh kế mà còn phải luôn luôn bị chồng chửi mắng, nhiếc nhóng một cách vô lý nên trở thành khó tính.
Ban đầu bà ta còn tự an ủi rằng : “thôi, gắng gỏi chịu ít lâu, tại ở đây bực bội tù túng ổng sanh tật. Hồi trước ổng đâu có kỳ cục như vậy. Chừng yên ổn trở về xứ sở thì ồng hết liền. Hơi đâu bận lòng cho mệt”.
Song trái với hy vọng của người đàn bà, càng ngày ông chồng càng say sưa nhiều, chửi bới tợn. Thỉnh thoảng ông ta hét toáng lên :
- Đồ ngu ! Ở đó mà chực yên ổn hòng trở về ! Còn lâu ! Tết Ma-rốc, tết Công-gô mới yên, con mọi ơi !
Thoạt tiên, mẹ Tâm ngơ ngác tưởng chồng nói ai, đến chừng hiểu ra, bà tức run lên. “Người đâu có người… bắt chước cái giọng côn đồ, nói nghe ứa máu lộn gan”. Bà lầm bầm vừa đủ mình nghe. Và, nếu chồng trút phiền, bực vào đầu bà thì bà lại trút vào đầu lũ con cho hả bớt, nhưng thằng sau quá bé, vậy hãy cứ trút vào đầu thằng lớn, không thương hại. Người mẹ lý luận thế này đây : “Vậy chớ thằng cha nó chửi bới mình hoài, có ai thương hại mình đâu ?”. Rồi bà yên tâm, tiếp tục…
Vả lại, ông ta còn mượn rượu giải khuây, chớ bà thì không, vì lẽ đó bà càng có cớ để cay cú với con hơn.
Một đôi lần, người mẹ cũng đau lòng vì xót thương, hối hận. Đôi khi bà lại rớm nước mắt. Song nguồn tình cảm đó vụt khô cạn ngay tức khắc khi bà nghĩ đến ngày mai.
Hừ ! Khóc làm cóc khô gì ? Khóc có đổ vô nồi được đâu mà khóc ? Vậy là mẹ Tâm lại rắn đanh như thường, như chưa từng biết xót thương và hối hận là gì.
*
Cha Tâm đã mặc áo đi chơi rồi. Ông kêu ở nhà nóng
quá, đi tầm phơ một lát. Ấy, một lát đối với ông có nghĩa là đến xế
trưa, có khi đến tối không chừng. Mẹ nó thì lo gánh nước như thường lệ.
Em bé đã biết đi chập chững mà cũng dễ chịu, không hay khóc, Tâm chịu
khó rửa mặt em cho sạch sẽ, kẻo lỡ anh mặt mới chê là mình ở dơ.
Nhưng Tâm đợi mãi mà không thấy anh ấy đến. Tâm bắt đầu nóng nảy… rồi thấy sốt ruột như cào. Có lý nào anh ấy phỉnh mình ? Nếu anh không ưng dạy thì thôi, ai ép mà phỉnh mình chớ ? Có lý nào ? Tâm bắt đầu nghi ngờ và tiếc công mình, nó nhớ ban nãy thấy cha không chịu đi sớm như thói quen, nó đâm bực, đâm lo… Lỡ anh ấy tới mà ông chửi lên thì khốn. Cho nên khi ông mặc áo, Tâm tươi hẳn mặt lên, nhẹ trong lòng như vừa trút được một thùng rác đầy nhóc vào xe rồi vậy.
Chưa bao giờ Tâm thấy tủi thân thấm thía đến như hôm nay. Nó không ngớt ngóng ra cửa, tim đập mạnh mỗi lần thấy bóng ai thấp thoáng trước nhà. Một lúc, Tâm thấy mỏi, tiêu tan hết hy vọng và biết đã khá trưa, vội vàng lo vo gạo nấu cơm kẻo mẹ về rầy.
Ngồi nhìn ngọn lửa cháy bùng, liếm quanh nồi, Tâm thấy lòng mình cũng bừng bừng lửa giận, nó nấc lên, nước mắt chan hoà.
Tâm như kẻ sắp chết đuối, chợt thấy có người đưa cho chiếc phao nhưng lại chơi ác, không đưa tận tay nó mà vứt đằng xa, làm nó hụt hơi không với tới. Tâm thù oán người đó, thù oán hơn bất cứ ai trên đời : con Cúc, mấy người bịt mũi khi thấy nó và mẹ nó đẩy xe rác đi ngang, lão gác què…
- Em đợi lâu quá phải không ? Đừng giận anh, tại sáng nay anh có hai giờ học mà quên nói cho em biết.
Anh mặt mới lừng lững bước vô nhà, tươi cười nói với Tâm. Tâm sững sờ – vì nó đã hết trông chờ – tròn miệng nhìn anh không nói được tiếng nào. Mấy vệt nước mắt còn loang loáng trên má thằng bé làm anh xúc động :
- Giận anh lắm phải không ?
Tâm nghẹn ngào, song cố nén, trả lời :
- Dạ, không, em đâu có giận.
- Thôi, đem vần ra đây, em !
Tâm dạ một tiếng to, chạy vụt vào và với tất cả phấn khởi, đem cuốn vần ra, anh mặt mới đón lấy cuốn vần, coi qua một loạt, trong lúc Tâm đứng yên, hồi hộp trong lòng. Thình lình, anh ngẩng lên ra hiệu cho Tâm ngồi xuống mép giường, bên cạnh anh và hỏi :
- Em biết mặt chữ hết rồi phải không ? (Không đợi Tâm trả lời, anh tiếp luôn) dầu vậy, cũng nên đọc lại anh dò coi thử em biết tới đâu cái đã… (chỉ tay vào một chữ ở trang đầu, hỏi) chữ gì đây ?
- Dạ… dạ… em biết mặt chữ chớ đâu có biết đọc ?
- Biết làm sao đâu, nói anh nghe, em đừng sợ.
Anh mặt mới ôn tồn phủ dụ, song Tâm hãi quá, đứng lặng thinh. Anh lại chỉ vào chữ khác :
- Em cứ nói đi ! Sai thì anh sửa, trúng thì anh chỉ chữ khác, sợ gì ? Mau coi nào !
Tâm vẫn đứng lặng, anh có vẻ phật ý :
- Thôi, em không muốn học thì anh về, nghe…
Tâm hốt hoảng :
- Dạ, để em nói… mà… anh đừng cười…
- Được. Sao lại cười ? (Anh đặt tay lên đầu Tâm) cứ nói, đâu ? Em biết mặt chữ ra sao ?
Tâm rụt rè trình bày sự hiểu biết của mình bằng cách lấy tay chỉ vào mấy chữ l, d, đ, k, x, s, r. Chỉ xong, nó nghếch mặt nhìn anh chờ đợi. Anh ngạc nhiên, hỏi :
- Em biết mấy chữ đó thôi sao ? Ai đã dạy em ? Em phải…
- Em biết mấy chữ đó khi nào cũng đi đầu…
- Giỏi lắm ! Cứ nói tiếp đi !
Được khuyến khích, Tâm vững bụng, tiếp :
- … Chớ không khi nào đi giữa hay đi sau, với lại không có đội nón, không có…
Anh mặt mới cố nén cười :
- Đúng, nhưng nó tên chữ gì ?
- Em biết có chừng đó thôi, em biết mặt nó mà không biết tên. Đâu có ai dạy em.
- Còn chữ nào đứng trước như vậy nữa không ?
Tâm cúi mặt dò chữ rồi chỉ thêm chữ b. Anh lại cười :
- Chắc không ?
- Dạ, chắc, em coi đi coi lại nhiều rồi, kỹ rồi.
- Em vậy là giỏi lắm. Còn mấy chữ kia ?
- Dạ, chữ nào em cũng nhớ hết.
- Tốt, bây giờ em nghe anh nói đây : học không khó khăn gì, có điều em phải chú ý… và phải tập viết nữa…
Tâm nhăn nhó :
- Em không biết viết.
- Không lo gì, rồi em sẽ biết. Bây giờ bắt đầu học, nghe không ? Học đàng hoàng có thứ tự, từ đầu chứ không như lối của em đâu.
Nói xong, anh chỉ vào chữ i đọc lên và bắt Tâm đọc theo. Thế là lớp học bắt đầu.
Nhưng Tâm đợi mãi mà không thấy anh ấy đến. Tâm bắt đầu nóng nảy… rồi thấy sốt ruột như cào. Có lý nào anh ấy phỉnh mình ? Nếu anh không ưng dạy thì thôi, ai ép mà phỉnh mình chớ ? Có lý nào ? Tâm bắt đầu nghi ngờ và tiếc công mình, nó nhớ ban nãy thấy cha không chịu đi sớm như thói quen, nó đâm bực, đâm lo… Lỡ anh ấy tới mà ông chửi lên thì khốn. Cho nên khi ông mặc áo, Tâm tươi hẳn mặt lên, nhẹ trong lòng như vừa trút được một thùng rác đầy nhóc vào xe rồi vậy.
Chưa bao giờ Tâm thấy tủi thân thấm thía đến như hôm nay. Nó không ngớt ngóng ra cửa, tim đập mạnh mỗi lần thấy bóng ai thấp thoáng trước nhà. Một lúc, Tâm thấy mỏi, tiêu tan hết hy vọng và biết đã khá trưa, vội vàng lo vo gạo nấu cơm kẻo mẹ về rầy.
Ngồi nhìn ngọn lửa cháy bùng, liếm quanh nồi, Tâm thấy lòng mình cũng bừng bừng lửa giận, nó nấc lên, nước mắt chan hoà.
Tâm như kẻ sắp chết đuối, chợt thấy có người đưa cho chiếc phao nhưng lại chơi ác, không đưa tận tay nó mà vứt đằng xa, làm nó hụt hơi không với tới. Tâm thù oán người đó, thù oán hơn bất cứ ai trên đời : con Cúc, mấy người bịt mũi khi thấy nó và mẹ nó đẩy xe rác đi ngang, lão gác què…
- Em đợi lâu quá phải không ? Đừng giận anh, tại sáng nay anh có hai giờ học mà quên nói cho em biết.
Anh mặt mới lừng lững bước vô nhà, tươi cười nói với Tâm. Tâm sững sờ – vì nó đã hết trông chờ – tròn miệng nhìn anh không nói được tiếng nào. Mấy vệt nước mắt còn loang loáng trên má thằng bé làm anh xúc động :
- Giận anh lắm phải không ?
Tâm nghẹn ngào, song cố nén, trả lời :
- Dạ, không, em đâu có giận.
- Thôi, đem vần ra đây, em !
Tâm dạ một tiếng to, chạy vụt vào và với tất cả phấn khởi, đem cuốn vần ra, anh mặt mới đón lấy cuốn vần, coi qua một loạt, trong lúc Tâm đứng yên, hồi hộp trong lòng. Thình lình, anh ngẩng lên ra hiệu cho Tâm ngồi xuống mép giường, bên cạnh anh và hỏi :
- Em biết mặt chữ hết rồi phải không ? (Không đợi Tâm trả lời, anh tiếp luôn) dầu vậy, cũng nên đọc lại anh dò coi thử em biết tới đâu cái đã… (chỉ tay vào một chữ ở trang đầu, hỏi) chữ gì đây ?
- Dạ… dạ… em biết mặt chữ chớ đâu có biết đọc ?
- Biết làm sao đâu, nói anh nghe, em đừng sợ.
Anh mặt mới ôn tồn phủ dụ, song Tâm hãi quá, đứng lặng thinh. Anh lại chỉ vào chữ khác :
- Em cứ nói đi ! Sai thì anh sửa, trúng thì anh chỉ chữ khác, sợ gì ? Mau coi nào !
Tâm vẫn đứng lặng, anh có vẻ phật ý :
- Thôi, em không muốn học thì anh về, nghe…
Tâm hốt hoảng :
- Dạ, để em nói… mà… anh đừng cười…
- Được. Sao lại cười ? (Anh đặt tay lên đầu Tâm) cứ nói, đâu ? Em biết mặt chữ ra sao ?
Tâm rụt rè trình bày sự hiểu biết của mình bằng cách lấy tay chỉ vào mấy chữ l, d, đ, k, x, s, r. Chỉ xong, nó nghếch mặt nhìn anh chờ đợi. Anh ngạc nhiên, hỏi :
- Em biết mấy chữ đó thôi sao ? Ai đã dạy em ? Em phải…
- Em biết mấy chữ đó khi nào cũng đi đầu…
- Giỏi lắm ! Cứ nói tiếp đi !
Được khuyến khích, Tâm vững bụng, tiếp :
- … Chớ không khi nào đi giữa hay đi sau, với lại không có đội nón, không có…
Anh mặt mới cố nén cười :
- Đúng, nhưng nó tên chữ gì ?
- Em biết có chừng đó thôi, em biết mặt nó mà không biết tên. Đâu có ai dạy em.
- Còn chữ nào đứng trước như vậy nữa không ?
Tâm cúi mặt dò chữ rồi chỉ thêm chữ b. Anh lại cười :
- Chắc không ?
- Dạ, chắc, em coi đi coi lại nhiều rồi, kỹ rồi.
- Em vậy là giỏi lắm. Còn mấy chữ kia ?
- Dạ, chữ nào em cũng nhớ hết.
- Tốt, bây giờ em nghe anh nói đây : học không khó khăn gì, có điều em phải chú ý… và phải tập viết nữa…
Tâm nhăn nhó :
- Em không biết viết.
- Không lo gì, rồi em sẽ biết. Bây giờ bắt đầu học, nghe không ? Học đàng hoàng có thứ tự, từ đầu chứ không như lối của em đâu.
Nói xong, anh chỉ vào chữ i đọc lên và bắt Tâm đọc theo. Thế là lớp học bắt đầu.
*
Một hôm, Tâm khoe với Tú – Tú là tên anh mặt mới – rằng nó vừa tìm được thêm một chữ lúc nào cũng đi đầu: chữ q. Tú cười,
xoa đầu nó, khen nó thông minh, song lại dặn :
- Từ nay em đừng có lò dò lối đó, phải học như anh chỉ, kẻo lại quên tên đó nghe chưa ?
Tâm cúi đầu coi bộ như buồn lắm, làm Tú phải thêm rằng :
- Không phải anh cấm em, nhưng tới chừng em biết đọc hết rồi thì không cần nhớ chữ theo lối đi đầu, đi cuối như vậy nữa, hiểu không ?
Tâm học rất mau, phần nhờ Tú khuyến khích nó, phần nữa, nó vốn biết mặt chữ từ lâu. Nó thường tỏ ra sốt ruột, hỏi Tú :
- Làm sao mà biết hết cả trăm ngàn chữ trong cuốn vần, hả anh ?
Tú giảng rằng :
- Em thuộc hết, biết hết các phụ âm, nguyên âm, các dấu rồi tập đánh vần ít lâu là biết tất, sách nào cũng đọc được, chứ không phải chỉ cuốn vần mỏng tanh đó mà thôi. Mà đâu có trăm ngàn chữ, chỉ có hai mươi mấy mẫu tự mà thôi, và chỉ với ngần ấy mẫu tự, người ta ghép lại…
Dần dần, Tâm thấy thú vị khi tự mình biết ghép một chữ này lại gần một chữ kia và đọc lên thành một cái tên mà nó yêu quí nhất : tên anh Tú ! Thứ đó là tên nó.
Nhìn tên mình nằm chễm chệ trên mặt giấy, Tâm cảm động, sung sướng đến ứa nước mắt, còn hơn cả khi nó được mặc áo mới, hơn nhiều. Vì áo thì ít lâu sau là hết mừng, còn chuyện mình biết chữ, viết lên được tên mình thì mỗi lần nghĩ tới là Tâm náo nức, thấy mình nhẹ tênh như mọc cánh, phơi phới trong lòng…
Tú rất ít khi rảnh, song anh cố ngồi rốn lại với Tâm làm cho tụi con bà Ngọc có ý ganh tị với Tâm. Tâm đã biết thân, nó rất sợ bà Ngọc giận, cấm Tú qua dạy nó, nên hễ thấy bóng lũ này qua kêu anh Tú, là Tâm giục :
- Thôi, anh về cho rồi, kẻo bà Ngọc la, em sợ lắm.
Tâm trở thành lễ phép, mềm mỏng và rộng lượng (!) Nó tưởng như bây giờ lão gác què có chửi nó nó cũng vui lòng tha thứ, nó không giận nữa. Vì ông ta bị què chân, ông ta khổ sở lắm, mình sướng hơn ông ta, mình phải thương ông. Mình lành lặn này, mình biết chữ này…
Một lần nó kể chuyện chửi lộn với lão gác què cho Tú nghe, Tú cười ngất. Đã không quở trách gì, Tú lại nói :
- Em không có lỗi (rồi vội chữa) em có lỗi sơ sơ, lão già đáng tội hơn.
Nếu lúc Tâm học chữ và tập đánh vần xuôi – cả vần ngược dê dễ nữa – suôn sẻ, mau chóng bao nhiêu thì đến chừng học những vần ngược dài ngoằng, tréo ngoèo, lộn xộn, Tâm càng thấy khó nhớ bấy nhiêu. Thật chẳng khác gì đang đi giữa con đường thẳng tắp mà vụt chốc đến những khúc ngoằng ngoèo, khúc khuỷu hay lên dốc vậy. Tâm đã uốn lưỡi, cong môi, túm miệng lại, gãi đầu, bứt tóc ; thậm chí có khi toát mồ hôi, chóng mặt vì những chữ tai ác đó.
Thế nhưng mà… rồi đoạn đường chông gai khúc khuỷu đó cũng qua, qua một cách chậm chạp và không mấy thích thú. Tâm coi như những chữ đó có gai xung quanh vậy.
Ý nghĩ này có lần Tâm nói ra cho anh Tú nghe và anh cười, nói :
- Đừng tưởng một mình em thấy thế, cái hồi anh đi học anh cũng như em; mà tất cả học trò hiện nay đều vất vả vì những cái gai nhọn ấy.
Tâm thì Tâm có cảm tưởng rằng mình khác hẳn đi, đặc biệt hơn lên, nghiêm trọng lên sau khi vượt qua vần ngược. Ấy thế mà, kỳ quái làm sao : cha mẹ nó không nhận thấy điều đó, cứ y như cũ, không biết rằng con mình đã cố gắng phi thường.
Ra đường, Tâm nhìn chăm chắm vào mặt bọn học trò trường T., động thấy đứa nào mặt mày cau có, đầu cúi xuống đất, không nô giỡn, đuổi bắt nhau là Tâm nói thầm :
- Đích thị là cu cậu bị gai của vần ngược chích rồi.
Và Tâm thở phào một cái, vừa tự hào rằng mình đã vượt qua… vừa thương hại đứa trẻ kia quá đỗi !
- Từ nay em đừng có lò dò lối đó, phải học như anh chỉ, kẻo lại quên tên đó nghe chưa ?
Tâm cúi đầu coi bộ như buồn lắm, làm Tú phải thêm rằng :
- Không phải anh cấm em, nhưng tới chừng em biết đọc hết rồi thì không cần nhớ chữ theo lối đi đầu, đi cuối như vậy nữa, hiểu không ?
Tâm học rất mau, phần nhờ Tú khuyến khích nó, phần nữa, nó vốn biết mặt chữ từ lâu. Nó thường tỏ ra sốt ruột, hỏi Tú :
- Làm sao mà biết hết cả trăm ngàn chữ trong cuốn vần, hả anh ?
Tú giảng rằng :
- Em thuộc hết, biết hết các phụ âm, nguyên âm, các dấu rồi tập đánh vần ít lâu là biết tất, sách nào cũng đọc được, chứ không phải chỉ cuốn vần mỏng tanh đó mà thôi. Mà đâu có trăm ngàn chữ, chỉ có hai mươi mấy mẫu tự mà thôi, và chỉ với ngần ấy mẫu tự, người ta ghép lại…
Dần dần, Tâm thấy thú vị khi tự mình biết ghép một chữ này lại gần một chữ kia và đọc lên thành một cái tên mà nó yêu quí nhất : tên anh Tú ! Thứ đó là tên nó.
Nhìn tên mình nằm chễm chệ trên mặt giấy, Tâm cảm động, sung sướng đến ứa nước mắt, còn hơn cả khi nó được mặc áo mới, hơn nhiều. Vì áo thì ít lâu sau là hết mừng, còn chuyện mình biết chữ, viết lên được tên mình thì mỗi lần nghĩ tới là Tâm náo nức, thấy mình nhẹ tênh như mọc cánh, phơi phới trong lòng…
Tú rất ít khi rảnh, song anh cố ngồi rốn lại với Tâm làm cho tụi con bà Ngọc có ý ganh tị với Tâm. Tâm đã biết thân, nó rất sợ bà Ngọc giận, cấm Tú qua dạy nó, nên hễ thấy bóng lũ này qua kêu anh Tú, là Tâm giục :
- Thôi, anh về cho rồi, kẻo bà Ngọc la, em sợ lắm.
Tâm trở thành lễ phép, mềm mỏng và rộng lượng (!) Nó tưởng như bây giờ lão gác què có chửi nó nó cũng vui lòng tha thứ, nó không giận nữa. Vì ông ta bị què chân, ông ta khổ sở lắm, mình sướng hơn ông ta, mình phải thương ông. Mình lành lặn này, mình biết chữ này…
Một lần nó kể chuyện chửi lộn với lão gác què cho Tú nghe, Tú cười ngất. Đã không quở trách gì, Tú lại nói :
- Em không có lỗi (rồi vội chữa) em có lỗi sơ sơ, lão già đáng tội hơn.
Nếu lúc Tâm học chữ và tập đánh vần xuôi – cả vần ngược dê dễ nữa – suôn sẻ, mau chóng bao nhiêu thì đến chừng học những vần ngược dài ngoằng, tréo ngoèo, lộn xộn, Tâm càng thấy khó nhớ bấy nhiêu. Thật chẳng khác gì đang đi giữa con đường thẳng tắp mà vụt chốc đến những khúc ngoằng ngoèo, khúc khuỷu hay lên dốc vậy. Tâm đã uốn lưỡi, cong môi, túm miệng lại, gãi đầu, bứt tóc ; thậm chí có khi toát mồ hôi, chóng mặt vì những chữ tai ác đó.
Thế nhưng mà… rồi đoạn đường chông gai khúc khuỷu đó cũng qua, qua một cách chậm chạp và không mấy thích thú. Tâm coi như những chữ đó có gai xung quanh vậy.
Ý nghĩ này có lần Tâm nói ra cho anh Tú nghe và anh cười, nói :
- Đừng tưởng một mình em thấy thế, cái hồi anh đi học anh cũng như em; mà tất cả học trò hiện nay đều vất vả vì những cái gai nhọn ấy.
Tâm thì Tâm có cảm tưởng rằng mình khác hẳn đi, đặc biệt hơn lên, nghiêm trọng lên sau khi vượt qua vần ngược. Ấy thế mà, kỳ quái làm sao : cha mẹ nó không nhận thấy điều đó, cứ y như cũ, không biết rằng con mình đã cố gắng phi thường.
Ra đường, Tâm nhìn chăm chắm vào mặt bọn học trò trường T., động thấy đứa nào mặt mày cau có, đầu cúi xuống đất, không nô giỡn, đuổi bắt nhau là Tâm nói thầm :
- Đích thị là cu cậu bị gai của vần ngược chích rồi.
Và Tâm thở phào một cái, vừa tự hào rằng mình đã vượt qua… vừa thương hại đứa trẻ kia quá đỗi !
*
Bây giờ nỗi khó nhọc đối với Tâm là viết, không !
Phải nói là mối bận tâm đúng hơn. Cả tháng nay Tâm không dám viết xuống
mặt đất nữa. Tâm thường phàn nàn một mình : sở dĩ chữ Tâm to quá, viết
mau chật trang giấy một phần lớn là do lỗi anh Tú ; anh cứ bảo Tâm nên
tập viết bất cứ ở đâu, lúc nào, không cần đợi có giấy bút.
Ấy, vậy là Tâm viết lên mặt đất, lên tro bếp, lên vách tôn, bệ cửa, bằng hòn than, cái que, bằng cả đầu ngón tay nhúng nước !
Tâm tròn mắt, há miệng thán phục anh Tú, đời thuở nhà ai một trang giấy nhỏ mà anh đặt viết xuống, chỉ một nhoáng là anh có thể nhốt trong cái khuôn nhỏ hẹp đó không biết cơ man nào là chữ đặc nghịt, chữ nào cũng nhỏ li ti, nhỏ hơn cả con muỗi đói. Còn Tâm ấy ư ? Tâm chỉ ao ước chữ nó bằng con ruồi thôi, không cần nhỏ hơn nữa, mà mất bao nhiêu là ngày giờ, vẫn chưa đạt được ý muốn.
Đôi khi, Tâm thấy mình quả có tham lam. Hồi nào không biết một chữ đó thì sao ? Kỳ diệu nhất đối với Tâm là điều này : chỉ với hai mươi mấy chữ cái mà ghép lại được không biết bao nhiêu là lời, là ý !
Dạo này Tâm theo lời Tú, tập viết những bài dài dài. Tuy chữ nó vẫn còn lớn hơn con ruồi và e còn lâu lắm mới bắt kịp những con muỗi đói của anh Tú, nhưng Tú vẫn tỏ vẻ hài lòng vì sự tiến bộ của học trò mình. Anh vẫn nói :
- Em mà được đi học đàng hoàng thì em giỏi hơn tụi con bà Ngọc nhiều lắm.
Tâm nghe mát rợi cả lồng ngực. Khi nào có gì buồn – bị mẹ la, cha mắng hay gặp chữ khó – chỉ một cái nhìn của anh là nó cảm thấy đủ nguôi quên và sáng suốt ra.
Tốt bụng và khéo léo, Tú chọn cho Tâm những bài tập đọc, tập viết khác hẳn các bài ở nhà trường. Tú luôn luôn tránh những bài có những đề tựa như : tình mẫu tử, buổi chiều trong nhà, gia đình sum họp v.v… Bởi thấy thằng bé dễ cảm, Tú sợ nó tủi thân khi đọc những đoạn tả cảnh êm ấm, tình yêu thương mà nó không hề được hưởng. Dĩ nhiên, sớm muộn gì rồi nó cũng biết, nhưng Tú nghĩ rằng cứ để chầm chậm, tốt hơn.
Quả thế, chữ nghĩa vừa làm Tâm sung sướng, vừa làm Tâm thêm khổ nhục : mỗi lần xách chai đi mua rượu cho cha, Tâm mỗi lần khóc thầm vì thái độ khinh bạc, mỉa mai của người bán quán.
Biết chữ, Tâm phải chống chọi lại với những thói xấu mà vô tình nó nhiễm từ khi trôi dạt về đây. Nó rửa rau sạch chứ không rửa cho có lệ như hồi trước, khi nào không rửa sạch, Tâm hối hận thầm rất lâu. Nó phải cố gắng để bỏ thói ganh tị – như đối với con Cúc – và cố nhiều hơn để đừng hả hê khi thấy kẻ đã xử ác với mình khổ sở hơn mình. Trường hợp lão gác què chẳng hạn.
Duy chỉ có một điều làm Tâm khổ sở nhất là nó đã trở nên khác, cố trở nên tốt hơn trong lúc cha mẹ nó vẫn chẳng khác gì. Tuy vậy, Tâm cũng đủ khôn ngoan để biết rằng mẹ nó vẫn như xưa, hay nói cho đúng, chỉ khác có bề ngoài thôi, cha nó mới là đáng ngại.
Từ một nông dân cần cù vui tính ông trở thành một lão thị dân say sưa, biếng nhác, cau có và hung tợn. Càng ngày nết xấu càng tăng : hễ trong mâm không có món nhắm là sinh sự chửi liền ; mắng vợ, đánh con… ngay cả Thánh Thần, Trời Đất ông ta chẳng nể một ai, ông ta nguyền rủa tuốt !
Mỗi lần ông khoác áo đi đâu, Tâm thầm mong cho ông đi biệt luôn, đừng trở về nữa, rồi Tâm thoáng gờn gợn sợ, sợ chứ không phải là hối hận, về cái ý muốn của mình, Tâm cho rằng ước muốn đó là một tội lỗi. Và thằng bé cố xua đuổi ý muốn đó đi, nhưng nó vẫn vương vấn không thôi.
Ấy, vậy là Tâm viết lên mặt đất, lên tro bếp, lên vách tôn, bệ cửa, bằng hòn than, cái que, bằng cả đầu ngón tay nhúng nước !
Tâm tròn mắt, há miệng thán phục anh Tú, đời thuở nhà ai một trang giấy nhỏ mà anh đặt viết xuống, chỉ một nhoáng là anh có thể nhốt trong cái khuôn nhỏ hẹp đó không biết cơ man nào là chữ đặc nghịt, chữ nào cũng nhỏ li ti, nhỏ hơn cả con muỗi đói. Còn Tâm ấy ư ? Tâm chỉ ao ước chữ nó bằng con ruồi thôi, không cần nhỏ hơn nữa, mà mất bao nhiêu là ngày giờ, vẫn chưa đạt được ý muốn.
Đôi khi, Tâm thấy mình quả có tham lam. Hồi nào không biết một chữ đó thì sao ? Kỳ diệu nhất đối với Tâm là điều này : chỉ với hai mươi mấy chữ cái mà ghép lại được không biết bao nhiêu là lời, là ý !
Dạo này Tâm theo lời Tú, tập viết những bài dài dài. Tuy chữ nó vẫn còn lớn hơn con ruồi và e còn lâu lắm mới bắt kịp những con muỗi đói của anh Tú, nhưng Tú vẫn tỏ vẻ hài lòng vì sự tiến bộ của học trò mình. Anh vẫn nói :
- Em mà được đi học đàng hoàng thì em giỏi hơn tụi con bà Ngọc nhiều lắm.
Tâm nghe mát rợi cả lồng ngực. Khi nào có gì buồn – bị mẹ la, cha mắng hay gặp chữ khó – chỉ một cái nhìn của anh là nó cảm thấy đủ nguôi quên và sáng suốt ra.
Tốt bụng và khéo léo, Tú chọn cho Tâm những bài tập đọc, tập viết khác hẳn các bài ở nhà trường. Tú luôn luôn tránh những bài có những đề tựa như : tình mẫu tử, buổi chiều trong nhà, gia đình sum họp v.v… Bởi thấy thằng bé dễ cảm, Tú sợ nó tủi thân khi đọc những đoạn tả cảnh êm ấm, tình yêu thương mà nó không hề được hưởng. Dĩ nhiên, sớm muộn gì rồi nó cũng biết, nhưng Tú nghĩ rằng cứ để chầm chậm, tốt hơn.
Quả thế, chữ nghĩa vừa làm Tâm sung sướng, vừa làm Tâm thêm khổ nhục : mỗi lần xách chai đi mua rượu cho cha, Tâm mỗi lần khóc thầm vì thái độ khinh bạc, mỉa mai của người bán quán.
Biết chữ, Tâm phải chống chọi lại với những thói xấu mà vô tình nó nhiễm từ khi trôi dạt về đây. Nó rửa rau sạch chứ không rửa cho có lệ như hồi trước, khi nào không rửa sạch, Tâm hối hận thầm rất lâu. Nó phải cố gắng để bỏ thói ganh tị – như đối với con Cúc – và cố nhiều hơn để đừng hả hê khi thấy kẻ đã xử ác với mình khổ sở hơn mình. Trường hợp lão gác què chẳng hạn.
Duy chỉ có một điều làm Tâm khổ sở nhất là nó đã trở nên khác, cố trở nên tốt hơn trong lúc cha mẹ nó vẫn chẳng khác gì. Tuy vậy, Tâm cũng đủ khôn ngoan để biết rằng mẹ nó vẫn như xưa, hay nói cho đúng, chỉ khác có bề ngoài thôi, cha nó mới là đáng ngại.
Từ một nông dân cần cù vui tính ông trở thành một lão thị dân say sưa, biếng nhác, cau có và hung tợn. Càng ngày nết xấu càng tăng : hễ trong mâm không có món nhắm là sinh sự chửi liền ; mắng vợ, đánh con… ngay cả Thánh Thần, Trời Đất ông ta chẳng nể một ai, ông ta nguyền rủa tuốt !
Mỗi lần ông khoác áo đi đâu, Tâm thầm mong cho ông đi biệt luôn, đừng trở về nữa, rồi Tâm thoáng gờn gợn sợ, sợ chứ không phải là hối hận, về cái ý muốn của mình, Tâm cho rằng ước muốn đó là một tội lỗi. Và thằng bé cố xua đuổi ý muốn đó đi, nhưng nó vẫn vương vấn không thôi.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IV