CHƯƠNG V
Tôi tỉnh dậy trong căn nhà đầy ắp người nằm la liệt trên những giường bố
nhà binh kê sít nhau, nhưng người đầu tiên tôi nhìn thấy là cô y tá
đang cúi xuống, hỏi tôi :
- Cậu nghe trong người thế nào ?
- Dạ… dạ… Tôi luống cuống không biết trả lời ra làm sao nữa, chỉ cảm thấy bần thần như vừa trải qua một cơn ác mộng và bỗng sực nhớ chuyện chìm ghe, tôi hoảng hốt :
- Mẹ tôi đâu ? Mẹ tôi đâu ?
Cô y tá cười :
- Mẹ cậu nằm bên cạnh đấy chớ đâu.
Tôi lật đật quay mặt về phía giường bên cạnh, cùng lúc ấy mẹ tôi cũng nhìn lại.
- Trời ơi ! Mẹ ! Mẹ ! Tôi mừng quá tung chăn, đến ôm chầm lấy bà. Còn anh Giác… Anh Giác đâu mẹ ?
- Nó kìa ! Mẹ tôi đưa đôi mắt mệt nhọc về phía giường gần đó.
- Anh Giác ! Anh Giác ! Tôi định chạy lại anh ấy, nhưng cô y tá đã nhẹ nhàng kéo tôi trở về giường.
- Hãy nằm nghỉ cho thật khỏe đã…
Mà thật, tôi đã mừng quá quên cả đang nhức đầu, tay chân mỏi rã rời và giọng nói khan khan như vịt đực…
Sau này, mỗi lần mẹ tôi nhắc lại chuyện này bà thường khen tôi : Cái thằng thế mà có sức. Và từ đó, tôi cũng tự thấy là đã lớn, đã có thể giúp ích được cho bà nên khi mọi tai biến đã qua, mẹ tôi quyết định về ở chợ Bù Chét để buôn bán thì tôi đã trở thành một tay phụ tá rất đắc lực cho bà : Tôi nấu ăn như một người nội trợ. Còn anh Giác thì mở lớp vỡ lòng dạy trẻ con trong xóm.
Mẹ tôi mót máy những món đồ quí giá còn sót lại để sắm một gánh hàng xén và mua một căn nhà lá ở làng Thái Đông cách chợ Bù Chét chừng ba cây số.
Làng Thái Đông là một làng rất thưa thớt dân cư, phần đông là nông dân quanh năm chỉ biết vui với ruộng đồng vì ngoài ra không còn cuộc vui nào khác. Ở đó, có lẽ ngàn năm vẫn không có một gánh hát nào đến dù là hát bộ.
Thỉnh thoảng có vài cuộc cúng kiếng ở đình chùa thì cũng chỉ họp nhau lại để cúng rồi ăn chứ chẳng tổ chức thêm đám rước thần, rước đèn gì.
Tôi ở đó được bốn năm với rất nhiều kỷ niệm.
Trong đám trẻ con ở đó, chỉ có tôi là học khá chút đỉnh, còn thì chỉ toàn những đứa trẻ biết đọc, biết viết lom lem hoặc dốt đặc, nhưng óc tưởng tượng rất phong phú. Chúng tôi thường tổ chức nhiều trò chơi rất đặc biệt mà chắc chắn trẻ con thành phố không bao giờ nghĩ tới. Chúng tôi chia hai phe để đánh giặc giả, lấy cây. lấy tre đẽo gọt thành những khí giới và lấy đất nặn những trái mìn, lựu đạn. Trò chơi này, chúng tôi bắt chước ở những lần tập trận của anh em dân vệ. Ngoài ra, chúng tôi còn cái thú đá banh, kiếm thửa ruộng mới gặt làm sân và lấy lá chuối khô cuộn tròn làm quả bóng. Nhưng đừng tưởng chúng tôi không biết luật lệ vì chính tôi phổ biến luật lệ đá banh mà. Những lần có một đứa sút banh quá cao làm gạt-gôn không chụp được thì gôn phải kêu là “hô” và nếu banh nhảy sang bờ ruộng khác thì phải “nu”. Những danh từ ấy, lẽ dĩ nhiên là bọn trẻ không biết nghĩa mô tê gì cả và cũng lẽ dĩ nhiên là luật lệ chỉ được thi hành một cách tương đối mà thôi. Bởi vì sân thì thường hẹp mà cua-rơ thì đông nên để đứa nào cũng có thể dự cuộc đành phải chia đều làm hai ! Thế rồi mạnh ai nấy đá, xô đẩy nhau té sấp, té ngửa đến nỗi có đứa ngán quá cứ đứng chờ banh tận dưới gôn của đối phương mà chẳng sợ ọt-rơ vì chúng tôi coi lỗi ấy không ra gì cũng như banh trúng là sự thường xảy ra, nếu phạt thì hết mất thì giờ. Và đó là trò chơi được chúng tôi thực hiện thường xuyên, thường là vào lúc trưa đứng bóng, lúc ấy chúng tôi đều rảnh việc nhà, nhưng cũng dễ bị bệnh. Tôi đã bị cảm mất mấy ngày cũng chỉ vì thế và mỗi lần đi đá banh về là y như mỗi lần tôi bị khan cổ vì vừa đá vừa gào thét, kình cãi vào những lúc banh đá vào gôn mà đối phương không chịu cho ghi bàn thắng. Kỳ thực những lần như thế cũng khó mà phân định ai phải, ai quấy vì gôn là hai cục đất cày đặt hai bên hông đứa gạt-gôn để làm giới hạn, rồi có thể vì trời nắng không ai còn thấy rõ gôn ở đâu, hoặc đứa gạt-gôn đã kéo hai cục đất gần nhau lại cho gôn hẹp đi để banh khó lọt vào. Có điều, chuyện có thế mà chúng tôi cũng không giải quyết nổi dù đã cử trọng tài vì khổ nỗi trọng tài là một đứa nhỏ nhất bọn không đá banh được mới chịu giữ chức ấy.
Anh Giác thấy tôi đá banh cũng muốn tham dự lắm, nhưng đã lỡ làm ông giáo nên đành phải tỏ ra người lớn dù lớp anh dạy sĩ số chưa đến hai mươi và toàn là những trẻ mới biết mặc quần. Người trong lối xóm đều gọi anh bằng thầy. Tiếng thầy nghe trịnh trọng nhưng tôi lại thấy khôi hài vì nghĩ đến cái bệnh mau nước mắt của anh. Ngược lại, mẹ tôi lại hãnh diện. Vả nữa, việc làm của anh ấy đã giúp thêm vào nền tài chánh gia đình đỡ chật vật. Người ta đã trả học phí tương đối hậu hĩ, nhưng không phải trả bằng tiền mà trả bằng thổ sản của từng người, hoặc gạo, hoặc khoai, sắn, bắp, đậu và tuỳ nghèo, giàu mà hoặc ít hoặc nhiều. Do đó mỗi tháng, như một nhà nông chính cống, anh Giác thu hoạch một số hoa màu đặc biệt mà khỏi cần cày bừa, gieo vãi và nhờ vậy, trong nhà chẳng bao giờ thiếu cái ăn. Ngoài ra, anh còn được phụ huynh cho quà cáp và thỉnh thoảng mời đi ăn giỗ. Nghĩa là dân làng đối với anh lúc nào cũng quí trọng như một thượng khách. Riêng tôi, tôi cho anh Giác có cái số sướng, lù khù mà sướng.
Còn mẹ tôi thì mỗi buổi mai lo gánh gồng đồ xuống chợ để bày biện trong lều lợp lá đủ thứ lặt vặt y như là một tiệm chạp phô được thu gọn. Buổi mai nào bà cũng phải lo đi thật sớm. Tội nghiệp, bà không quen gánh gồng nên chỉ gánh được có mỗi một bên vai mặt rồi cong lưng chạy một mạch đến chợ. Bà thường khoe chỉ có lều của bà là đông khách nhất, nhưng tôi không tin đông khách vì may mắn, chắc là nhờ bà hiền hậu và không kiểm soát được những người ăn cắp vặt thành thử họ đến đó với lòng tham mua một lấy mười. Thêm vào đấy bà thường tính nhầm, cộng trừ bằng miệng ít khi trúng. Ấy vậy mà tôi đã lầm vì nếu không lầm thì thử hỏi tại sao gánh hàng mỗi ngày thêm phong phú chứ không kiệt quệ ? Đúng là bà có cái số đỏ. Bà thường nói hết cơn bĩ cực thì phải tới tuần thái lai chớ ? Tôi biết khi bà nói vậy chắc là để tự an ủi thật dù đôi khi cảnh sống huy hoàng ngày xưa cũng thường gây tiếc nhớ. Và trong nỗi tiếc nhớ ấy, hình ảnh cha tôi vẫn là đầu đề làm mọi người lo lắng, băn khoăn không nguôi. Lâu quá rồi, chúng tôi không được tin tức gì về ông cả nên mặc nhiên phải sống cái cảnh mẹ góa, con côi từ ngày này qua ngày khác như những kẻ bất hạnh. Tôi cũng biết là lúc bấy giờ, tuy không nói ra, nhưng ai cũng nghĩ rằng có thể cha tôi đã chết nên mẹ tôi bắt đầu lo kiếm cách cho tôi tiếp tục việc học.
- Phải học thêm mới được, con ạ ! Bà nói với tôi. Thời đại này mà học hành không ra gì là đừng hòng kiếm được việc làm đủ sống, trừ khi mình có một sức vóc để làm lao công. Bà nhìn tôi mỉm cười. Cái tướng như cây tăm của mày ấy đi ở đợ chưa chắc đã được…
Thế rồi, bà quyết gởi tôi về Sàigòn vì bà được tin chú ba Tiết đã lập nghiệp trên ấy.
- Con không ưa chú ấy đâu. Tôi nói với bà.
- Tại sao vậy ? Giọng bà dịu dàng. Chú cũng như cha chứ, đừng nghĩ dại con. Chú có hay rầy cũng vì muốn con nên người…
- Nhưng mà… cha cũng không ưa chú ấy kia mà.
- Tại cha con khó tính đấy. Vả lại, con lên trên ấy cũng chỉ ở trọ ăn nhờ ngày hai bữa cơm chứ đâu phải nhờ vả hoàn toàn ở chú ấy mà sợ.
- Thế còn anh Giác thì sao ?
- Anh Giác con hả ? Ừ, mẹ cũng đang nghĩ làm thế nào cho nó tiếp tục học chớ đời bây giờ có cái bằng Tiểu học như nó cũng như không. Mẹ tôi có vẻ đau khổ khi nói như vậy. Tôi cũng biết chuyện lo cho chúng tôi ăn học thành tài là cả một vấn đề quá sức mẹ tôi. Đêm đêm tôi thường nghe mẹ tôi thở dài và hằng ngày trông bà lúc nào cũng trầm tư mặc tưởng. Tội nghiệp, dù sao bà cũng chỉ là một người đàn bà nghèo nàn và yếu đuối.
Hôm tôi đi Sàigòn, bà dúi vào tay tôi năm trăm bạc :
- Hãy giữ lấy mà tiêu – bà nói – Con nhớ là đừng xin tiền chú ba Tiết. Mình đã làm phiền chuyện ăn, ở nhờ rồi…
- Mẹ tin đi, con chẳng bao giờ làm thế. Tôi nói để bà yên tâm. Vả nữa tôi cũng không mấy phục chú ấy. Chú ấy là đàn ông mà lắm lời như đàn bà. Tôi định bụng là sẽ cố nhịn nhục tất cả và chỉ lo chăm học để mẹ tôi vui lòng. Nhưng đúng là trên đời có nhiều cái bất ngờ kỳ lạ, tôi ở học Sàigòn chưa đầy một tháng thì một hôm đang cắp sách đến trường bỗng gặp cha tôi đang đạp xích lô. Nới đầu, nhìn ông, tôi không dám gọi ngay vì sợ lầm, sau nhìn kỹ, tôi đánh bạo :
- Cha ! Cha ! Nhưng ông vẫn không nghe. Tôi chắc là ông không thấy tôi đi trong đám học trò loi choi này và nghĩ gọi “cha” thì làm sao ông biết là gọi ông.
Cuối cùng, tôi đâm liều, vừa chạy vừa gọi :
- Ông Xếp ! Ông Xếp !
Cha tôi giựt mình, thắng xe, ngoái cổ lại rồi nhảy xuống đường, chạy đến ôm cứng tôi vào lòng :
- Trời ơi ! Con ! Ha… Ha ! Con của tôi đây rồi ! Con của tôi đây rồi !
Và hôm đó, tôi bỏ học. Ông bảo tôi lên xe để ông đạp về nhà nhưng không phải nhà của ông mà là nhà của một người đánh xe ngựa cho ông ở trọ.
Ông cười sặc sụa :
- Con thấy chưa, đây không khác một lâu đài cổ kính !
Tôi hỏi :
- Sao cha phải khổ thế này ?
Ông lắc đầu :
- Chớ biết làm sao ? Nhưng đâu có khổ ? Con quên là sản nghiệp mình tiêu tan hết rồi sao ? Và ba đâu phải là dân thầy. Ông cũng nói là đã kiếm mẹ con chúng tôi suốt mấy tháng trời vẫn không ra tung tích. Người ta nói chết trôi cả rồi. Tụi mày chết thì tao sống với ai ? Ông cũng nghe nói là chú ba Tiết đã lên Sàigòn mở tiệm giặt đồ lính ngoại quốc. Lạ nhỉ, nghề ấy mà cũng giàu to. Ông nội con còn sống chắc là ngạc nhiên thấy chú ấy trở thành người giặt quần, giặt áo và nếu ngờ vậy ông đã không cho chú ấy đi học làm gì. Nhưng hiện cha cũng chưa biết chú ấy ở đâu. Sàigòn này kiếm nhà mà không có địa chỉ thì làm sao kiếm được… Ông nói lung tung. Ông nói như một người điên, nhớ đâu nói đấy và kết luận làm tôi ngơ ngác :
- Chiến tranh vô lý như thế đấy, con ạ ! Được rồi, cha sẽ đem mẹ con lên Sàigòn, sẽ tính chuyện làm ăn lại… Có thể cả nhà mình đi hốt rác, lượm ve chai, đi ở đợ, đi đánh giày. Rồi ông khóc, lần đầu tiên ông khóc dễ dàng như thế và tiếng khóc hu hu như trẻ con.
Tôi nghĩ bụng : Không khéo cha tôi điên mất… Mà thật, ông đã điên thật.
Người đánh xe ngựa hỏi tôi :
- Cậu là con của lão khùng ấy hả ?
Và tôi cũng khóc.
- Ơ kìa, tại sao cậu lại khóc ? Người đánh xe ngựa lại hỏi. Tôi nói thật đấy mà, có gì đâu mà buồn. Người đánh xe ngựa muốn an ủi tôi. Trông cha cậu ai cũng thương cả. Chắc cậu chưa hiểu vì sao tôi cho cha cậu ở trọ ? Kể ra thì cái gì cũng có số trời định đoạt cả, may là cha cậu gặp tôi, không thì đã chết cái hôm ông ấy say bí tỉ, nằm gục bên lề đường. Hôm đó, chừng chín, mười giờ tối gì đó. Đánh xe về đến quãng đường vắng Lê Văn Duyệt – Lăng Ông tôi xuống xe đi tiểu thì bỗng nghe có tiếng rên hừ hừ vô đảo mắt tìm kiếm thì thấy ông ấy úp mặt dưới gốc cây, đến đỡ dậy tôi nghe mùi rượu nồng nực, nhưng hỏi không trả lời. Kiểu này mà bị trúng gió là chết, tôi nghĩ vậy. Thế rồi, tôi dìu ông lên xe đưa về quán nước ở chợ Bà chiểu xin dầu thoa bóp, cho uống nước chanh để giải say và khi đã tỉnh, tôi hỏi nhà ông ở đâu, để kêu xe đưa về giùm. Ông lắc đầu : Tôi không có nhà. Tôi bị giặc bắt cả năm nay, bây giờ mới được thả nhưng thả mà làm gì, trong lúc tôi bị giặc bắt thì ở nhà vợ con tôi chết trôi trong trận lụt Châu Đốc… Ông vừa nói vừa sụt sùi. Thấy tình cảnh ông, tôi động lòng. Vợ tôi cũng chết vì giặc trong một đêm chúng nó pháo kích vào ấp. Tôi khuyên ông đừng buồn và rủ về ở chung với tôi, nhưng ông vẫn buồn. Ông đi lang thang suốt ngày và miệng lúc nào cũng làu nhàu những câu vô nghĩa. Trong xóm cho ông là lão khùng. Tuy vậy, một đôi khi tỉnh táo ông nói chuyện đàng hoàng lắm. Ông nói là ông còn một đứa con cùng đi với ông hôm ông bị giặc bắt, không biết bây giờ ở đâu. Ông hy vọng sẽ gặp lại nó. Ông đi mướn xích lô đạp kiếm tiền sống qua ngày. Tôi có bảo ông nên kiếm việc khác làm sướng hơn, nhưng nhất định ông chỉ đạp xích lô. Người đánh xe ngựa thở dài. Thật tôi cũng không hiểu ông ấy ra sao nữa…
Nghe người đánh xe ngựa nói, nhìn lại cha tôi, chạy đến bên ông, tôi lay gọi : Cha ! Cha ! Cha hết bệnh rồi chớ? Mẹ con con còn sống cả mà… Nhưng ông vẫn gục đầu và vẫn khóc hu hu như một đứa trẻ.
- Cậu nghe trong người thế nào ?
- Dạ… dạ… Tôi luống cuống không biết trả lời ra làm sao nữa, chỉ cảm thấy bần thần như vừa trải qua một cơn ác mộng và bỗng sực nhớ chuyện chìm ghe, tôi hoảng hốt :
- Mẹ tôi đâu ? Mẹ tôi đâu ?
Cô y tá cười :
- Mẹ cậu nằm bên cạnh đấy chớ đâu.
Tôi lật đật quay mặt về phía giường bên cạnh, cùng lúc ấy mẹ tôi cũng nhìn lại.
- Trời ơi ! Mẹ ! Mẹ ! Tôi mừng quá tung chăn, đến ôm chầm lấy bà. Còn anh Giác… Anh Giác đâu mẹ ?
- Nó kìa ! Mẹ tôi đưa đôi mắt mệt nhọc về phía giường gần đó.
- Anh Giác ! Anh Giác ! Tôi định chạy lại anh ấy, nhưng cô y tá đã nhẹ nhàng kéo tôi trở về giường.
- Hãy nằm nghỉ cho thật khỏe đã…
Mà thật, tôi đã mừng quá quên cả đang nhức đầu, tay chân mỏi rã rời và giọng nói khan khan như vịt đực…
Sau này, mỗi lần mẹ tôi nhắc lại chuyện này bà thường khen tôi : Cái thằng thế mà có sức. Và từ đó, tôi cũng tự thấy là đã lớn, đã có thể giúp ích được cho bà nên khi mọi tai biến đã qua, mẹ tôi quyết định về ở chợ Bù Chét để buôn bán thì tôi đã trở thành một tay phụ tá rất đắc lực cho bà : Tôi nấu ăn như một người nội trợ. Còn anh Giác thì mở lớp vỡ lòng dạy trẻ con trong xóm.
Mẹ tôi mót máy những món đồ quí giá còn sót lại để sắm một gánh hàng xén và mua một căn nhà lá ở làng Thái Đông cách chợ Bù Chét chừng ba cây số.
Làng Thái Đông là một làng rất thưa thớt dân cư, phần đông là nông dân quanh năm chỉ biết vui với ruộng đồng vì ngoài ra không còn cuộc vui nào khác. Ở đó, có lẽ ngàn năm vẫn không có một gánh hát nào đến dù là hát bộ.
Thỉnh thoảng có vài cuộc cúng kiếng ở đình chùa thì cũng chỉ họp nhau lại để cúng rồi ăn chứ chẳng tổ chức thêm đám rước thần, rước đèn gì.
Tôi ở đó được bốn năm với rất nhiều kỷ niệm.
Trong đám trẻ con ở đó, chỉ có tôi là học khá chút đỉnh, còn thì chỉ toàn những đứa trẻ biết đọc, biết viết lom lem hoặc dốt đặc, nhưng óc tưởng tượng rất phong phú. Chúng tôi thường tổ chức nhiều trò chơi rất đặc biệt mà chắc chắn trẻ con thành phố không bao giờ nghĩ tới. Chúng tôi chia hai phe để đánh giặc giả, lấy cây. lấy tre đẽo gọt thành những khí giới và lấy đất nặn những trái mìn, lựu đạn. Trò chơi này, chúng tôi bắt chước ở những lần tập trận của anh em dân vệ. Ngoài ra, chúng tôi còn cái thú đá banh, kiếm thửa ruộng mới gặt làm sân và lấy lá chuối khô cuộn tròn làm quả bóng. Nhưng đừng tưởng chúng tôi không biết luật lệ vì chính tôi phổ biến luật lệ đá banh mà. Những lần có một đứa sút banh quá cao làm gạt-gôn không chụp được thì gôn phải kêu là “hô” và nếu banh nhảy sang bờ ruộng khác thì phải “nu”. Những danh từ ấy, lẽ dĩ nhiên là bọn trẻ không biết nghĩa mô tê gì cả và cũng lẽ dĩ nhiên là luật lệ chỉ được thi hành một cách tương đối mà thôi. Bởi vì sân thì thường hẹp mà cua-rơ thì đông nên để đứa nào cũng có thể dự cuộc đành phải chia đều làm hai ! Thế rồi mạnh ai nấy đá, xô đẩy nhau té sấp, té ngửa đến nỗi có đứa ngán quá cứ đứng chờ banh tận dưới gôn của đối phương mà chẳng sợ ọt-rơ vì chúng tôi coi lỗi ấy không ra gì cũng như banh trúng là sự thường xảy ra, nếu phạt thì hết mất thì giờ. Và đó là trò chơi được chúng tôi thực hiện thường xuyên, thường là vào lúc trưa đứng bóng, lúc ấy chúng tôi đều rảnh việc nhà, nhưng cũng dễ bị bệnh. Tôi đã bị cảm mất mấy ngày cũng chỉ vì thế và mỗi lần đi đá banh về là y như mỗi lần tôi bị khan cổ vì vừa đá vừa gào thét, kình cãi vào những lúc banh đá vào gôn mà đối phương không chịu cho ghi bàn thắng. Kỳ thực những lần như thế cũng khó mà phân định ai phải, ai quấy vì gôn là hai cục đất cày đặt hai bên hông đứa gạt-gôn để làm giới hạn, rồi có thể vì trời nắng không ai còn thấy rõ gôn ở đâu, hoặc đứa gạt-gôn đã kéo hai cục đất gần nhau lại cho gôn hẹp đi để banh khó lọt vào. Có điều, chuyện có thế mà chúng tôi cũng không giải quyết nổi dù đã cử trọng tài vì khổ nỗi trọng tài là một đứa nhỏ nhất bọn không đá banh được mới chịu giữ chức ấy.
Anh Giác thấy tôi đá banh cũng muốn tham dự lắm, nhưng đã lỡ làm ông giáo nên đành phải tỏ ra người lớn dù lớp anh dạy sĩ số chưa đến hai mươi và toàn là những trẻ mới biết mặc quần. Người trong lối xóm đều gọi anh bằng thầy. Tiếng thầy nghe trịnh trọng nhưng tôi lại thấy khôi hài vì nghĩ đến cái bệnh mau nước mắt của anh. Ngược lại, mẹ tôi lại hãnh diện. Vả nữa, việc làm của anh ấy đã giúp thêm vào nền tài chánh gia đình đỡ chật vật. Người ta đã trả học phí tương đối hậu hĩ, nhưng không phải trả bằng tiền mà trả bằng thổ sản của từng người, hoặc gạo, hoặc khoai, sắn, bắp, đậu và tuỳ nghèo, giàu mà hoặc ít hoặc nhiều. Do đó mỗi tháng, như một nhà nông chính cống, anh Giác thu hoạch một số hoa màu đặc biệt mà khỏi cần cày bừa, gieo vãi và nhờ vậy, trong nhà chẳng bao giờ thiếu cái ăn. Ngoài ra, anh còn được phụ huynh cho quà cáp và thỉnh thoảng mời đi ăn giỗ. Nghĩa là dân làng đối với anh lúc nào cũng quí trọng như một thượng khách. Riêng tôi, tôi cho anh Giác có cái số sướng, lù khù mà sướng.
Còn mẹ tôi thì mỗi buổi mai lo gánh gồng đồ xuống chợ để bày biện trong lều lợp lá đủ thứ lặt vặt y như là một tiệm chạp phô được thu gọn. Buổi mai nào bà cũng phải lo đi thật sớm. Tội nghiệp, bà không quen gánh gồng nên chỉ gánh được có mỗi một bên vai mặt rồi cong lưng chạy một mạch đến chợ. Bà thường khoe chỉ có lều của bà là đông khách nhất, nhưng tôi không tin đông khách vì may mắn, chắc là nhờ bà hiền hậu và không kiểm soát được những người ăn cắp vặt thành thử họ đến đó với lòng tham mua một lấy mười. Thêm vào đấy bà thường tính nhầm, cộng trừ bằng miệng ít khi trúng. Ấy vậy mà tôi đã lầm vì nếu không lầm thì thử hỏi tại sao gánh hàng mỗi ngày thêm phong phú chứ không kiệt quệ ? Đúng là bà có cái số đỏ. Bà thường nói hết cơn bĩ cực thì phải tới tuần thái lai chớ ? Tôi biết khi bà nói vậy chắc là để tự an ủi thật dù đôi khi cảnh sống huy hoàng ngày xưa cũng thường gây tiếc nhớ. Và trong nỗi tiếc nhớ ấy, hình ảnh cha tôi vẫn là đầu đề làm mọi người lo lắng, băn khoăn không nguôi. Lâu quá rồi, chúng tôi không được tin tức gì về ông cả nên mặc nhiên phải sống cái cảnh mẹ góa, con côi từ ngày này qua ngày khác như những kẻ bất hạnh. Tôi cũng biết là lúc bấy giờ, tuy không nói ra, nhưng ai cũng nghĩ rằng có thể cha tôi đã chết nên mẹ tôi bắt đầu lo kiếm cách cho tôi tiếp tục việc học.
- Phải học thêm mới được, con ạ ! Bà nói với tôi. Thời đại này mà học hành không ra gì là đừng hòng kiếm được việc làm đủ sống, trừ khi mình có một sức vóc để làm lao công. Bà nhìn tôi mỉm cười. Cái tướng như cây tăm của mày ấy đi ở đợ chưa chắc đã được…
Thế rồi, bà quyết gởi tôi về Sàigòn vì bà được tin chú ba Tiết đã lập nghiệp trên ấy.
- Con không ưa chú ấy đâu. Tôi nói với bà.
- Tại sao vậy ? Giọng bà dịu dàng. Chú cũng như cha chứ, đừng nghĩ dại con. Chú có hay rầy cũng vì muốn con nên người…
- Nhưng mà… cha cũng không ưa chú ấy kia mà.
- Tại cha con khó tính đấy. Vả lại, con lên trên ấy cũng chỉ ở trọ ăn nhờ ngày hai bữa cơm chứ đâu phải nhờ vả hoàn toàn ở chú ấy mà sợ.
- Thế còn anh Giác thì sao ?
- Anh Giác con hả ? Ừ, mẹ cũng đang nghĩ làm thế nào cho nó tiếp tục học chớ đời bây giờ có cái bằng Tiểu học như nó cũng như không. Mẹ tôi có vẻ đau khổ khi nói như vậy. Tôi cũng biết chuyện lo cho chúng tôi ăn học thành tài là cả một vấn đề quá sức mẹ tôi. Đêm đêm tôi thường nghe mẹ tôi thở dài và hằng ngày trông bà lúc nào cũng trầm tư mặc tưởng. Tội nghiệp, dù sao bà cũng chỉ là một người đàn bà nghèo nàn và yếu đuối.
Hôm tôi đi Sàigòn, bà dúi vào tay tôi năm trăm bạc :
- Hãy giữ lấy mà tiêu – bà nói – Con nhớ là đừng xin tiền chú ba Tiết. Mình đã làm phiền chuyện ăn, ở nhờ rồi…
- Mẹ tin đi, con chẳng bao giờ làm thế. Tôi nói để bà yên tâm. Vả nữa tôi cũng không mấy phục chú ấy. Chú ấy là đàn ông mà lắm lời như đàn bà. Tôi định bụng là sẽ cố nhịn nhục tất cả và chỉ lo chăm học để mẹ tôi vui lòng. Nhưng đúng là trên đời có nhiều cái bất ngờ kỳ lạ, tôi ở học Sàigòn chưa đầy một tháng thì một hôm đang cắp sách đến trường bỗng gặp cha tôi đang đạp xích lô. Nới đầu, nhìn ông, tôi không dám gọi ngay vì sợ lầm, sau nhìn kỹ, tôi đánh bạo :
- Cha ! Cha ! Nhưng ông vẫn không nghe. Tôi chắc là ông không thấy tôi đi trong đám học trò loi choi này và nghĩ gọi “cha” thì làm sao ông biết là gọi ông.
Cuối cùng, tôi đâm liều, vừa chạy vừa gọi :
- Ông Xếp ! Ông Xếp !
Cha tôi giựt mình, thắng xe, ngoái cổ lại rồi nhảy xuống đường, chạy đến ôm cứng tôi vào lòng :
- Trời ơi ! Con ! Ha… Ha ! Con của tôi đây rồi ! Con của tôi đây rồi !
Và hôm đó, tôi bỏ học. Ông bảo tôi lên xe để ông đạp về nhà nhưng không phải nhà của ông mà là nhà của một người đánh xe ngựa cho ông ở trọ.
Ông cười sặc sụa :
- Con thấy chưa, đây không khác một lâu đài cổ kính !
Tôi hỏi :
- Sao cha phải khổ thế này ?
Ông lắc đầu :
- Chớ biết làm sao ? Nhưng đâu có khổ ? Con quên là sản nghiệp mình tiêu tan hết rồi sao ? Và ba đâu phải là dân thầy. Ông cũng nói là đã kiếm mẹ con chúng tôi suốt mấy tháng trời vẫn không ra tung tích. Người ta nói chết trôi cả rồi. Tụi mày chết thì tao sống với ai ? Ông cũng nghe nói là chú ba Tiết đã lên Sàigòn mở tiệm giặt đồ lính ngoại quốc. Lạ nhỉ, nghề ấy mà cũng giàu to. Ông nội con còn sống chắc là ngạc nhiên thấy chú ấy trở thành người giặt quần, giặt áo và nếu ngờ vậy ông đã không cho chú ấy đi học làm gì. Nhưng hiện cha cũng chưa biết chú ấy ở đâu. Sàigòn này kiếm nhà mà không có địa chỉ thì làm sao kiếm được… Ông nói lung tung. Ông nói như một người điên, nhớ đâu nói đấy và kết luận làm tôi ngơ ngác :
- Chiến tranh vô lý như thế đấy, con ạ ! Được rồi, cha sẽ đem mẹ con lên Sàigòn, sẽ tính chuyện làm ăn lại… Có thể cả nhà mình đi hốt rác, lượm ve chai, đi ở đợ, đi đánh giày. Rồi ông khóc, lần đầu tiên ông khóc dễ dàng như thế và tiếng khóc hu hu như trẻ con.
Tôi nghĩ bụng : Không khéo cha tôi điên mất… Mà thật, ông đã điên thật.
Người đánh xe ngựa hỏi tôi :
- Cậu là con của lão khùng ấy hả ?
Và tôi cũng khóc.
- Ơ kìa, tại sao cậu lại khóc ? Người đánh xe ngựa lại hỏi. Tôi nói thật đấy mà, có gì đâu mà buồn. Người đánh xe ngựa muốn an ủi tôi. Trông cha cậu ai cũng thương cả. Chắc cậu chưa hiểu vì sao tôi cho cha cậu ở trọ ? Kể ra thì cái gì cũng có số trời định đoạt cả, may là cha cậu gặp tôi, không thì đã chết cái hôm ông ấy say bí tỉ, nằm gục bên lề đường. Hôm đó, chừng chín, mười giờ tối gì đó. Đánh xe về đến quãng đường vắng Lê Văn Duyệt – Lăng Ông tôi xuống xe đi tiểu thì bỗng nghe có tiếng rên hừ hừ vô đảo mắt tìm kiếm thì thấy ông ấy úp mặt dưới gốc cây, đến đỡ dậy tôi nghe mùi rượu nồng nực, nhưng hỏi không trả lời. Kiểu này mà bị trúng gió là chết, tôi nghĩ vậy. Thế rồi, tôi dìu ông lên xe đưa về quán nước ở chợ Bà chiểu xin dầu thoa bóp, cho uống nước chanh để giải say và khi đã tỉnh, tôi hỏi nhà ông ở đâu, để kêu xe đưa về giùm. Ông lắc đầu : Tôi không có nhà. Tôi bị giặc bắt cả năm nay, bây giờ mới được thả nhưng thả mà làm gì, trong lúc tôi bị giặc bắt thì ở nhà vợ con tôi chết trôi trong trận lụt Châu Đốc… Ông vừa nói vừa sụt sùi. Thấy tình cảnh ông, tôi động lòng. Vợ tôi cũng chết vì giặc trong một đêm chúng nó pháo kích vào ấp. Tôi khuyên ông đừng buồn và rủ về ở chung với tôi, nhưng ông vẫn buồn. Ông đi lang thang suốt ngày và miệng lúc nào cũng làu nhàu những câu vô nghĩa. Trong xóm cho ông là lão khùng. Tuy vậy, một đôi khi tỉnh táo ông nói chuyện đàng hoàng lắm. Ông nói là ông còn một đứa con cùng đi với ông hôm ông bị giặc bắt, không biết bây giờ ở đâu. Ông hy vọng sẽ gặp lại nó. Ông đi mướn xích lô đạp kiếm tiền sống qua ngày. Tôi có bảo ông nên kiếm việc khác làm sướng hơn, nhưng nhất định ông chỉ đạp xích lô. Người đánh xe ngựa thở dài. Thật tôi cũng không hiểu ông ấy ra sao nữa…
Nghe người đánh xe ngựa nói, nhìn lại cha tôi, chạy đến bên ông, tôi lay gọi : Cha ! Cha ! Cha hết bệnh rồi chớ? Mẹ con con còn sống cả mà… Nhưng ông vẫn gục đầu và vẫn khóc hu hu như một đứa trẻ.
Sàigòn 1967
VŨ DUY
VŨ DUY
_____________________________________________________________________________________________